
MẸ TÔI
Ngô Khôn Trí (Exryu
Canada)
Mỗi lần đi thăm Mẹ, trong lúc chỉ có 2 mẹ con ngồi
ăn sáng hoặc ăn trưa chung, tôi được bà kể cho nghe những câu chuyện
ngày xưa lúc bà c̣n ở quê nhà, những đau khổ mà bà đă trải qua trong
thời kỳ Pháp thuộc, chuyện t́nh của bà với cha tôi, chuyện lập
nghiệp ở Ban Mê Thuột, chuyện chị chồng nàng dâu, chuyện con cái .
Bà năm nay đă 92 tuổi , nếu so với tuổi thọ trung
b́nh của người phu nữ Việt Nam là 76,2 tuổi th́ bà sống thọ, tôi rất
vui v́ bà con nhớ nhiều câu chuyện ngày xưa , bà kể lại cho tôi nghe
rất chi tiết về những chuyện ngày xưa nhất là câu chuyện t́nh giữa
bà và cha tôi. Bà nhắc những kỷ niệm xưa lúc bà và cha tôi qua
Canada thăm vợ chồng tôi mà tôi đă quên làm tôi cảm kích bà vô cùng.

Hôm nay, tôi muốn ghi lại một vài câu chuyện mà bà
kể cho tôi nghe v́ sợ sau này khi trí nhớ giảm dần sẽ quên mất.
Bà được sinh ra và lớn lên ở làng cỗ nằm bên vịnh
Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân, tên gọi là làng Nam Ô , là một làng
nghề chài lưới đánh bắt hải sản, làm nước mắm và làm pháo. Được biết
Làng cổ Nam Ô đă được giới thiệu trong bộ phim ngắn với dung lượng
gần 1 phút đầu tiên tại Việt Nam có tiêu đề "Le Village de Namo” của
tác giả Gabriel Veyre của hăng Lumière (Pháp) thực hiện năm 1896,
được chiếu ở Pháp vào năm 1900, nơi diễn ra trận chiến giải cứu công
chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành của nhà Trần.

Làng Nam Ô
Ở tuổi thơ, bà đă chứng kiến nhiều chuyện đau
thương tủi nhục. Quân Pháp tới chiếm , lập 2 đồn trú tại 2 đầu của
làng , chúng bắt phụ nữ cởi trần truồng, lùa xuống sông tắm rồi sau
đó bắt những cô trẻ đẹp hăm hiếp. Nghe tới đây tôi nóng mặt hỏi Bà :
"Có thật không Má". Bà nói : " Thật đó con. V́ vậy ông bà Ngoại bắt
phải ăn mặt xấu xí , ăn trầu để lính Tây nó không bắt ḿnh". Tôi lắc
đầu kêu "Trời ! Khốn nạn thật". Mẹ tôi nói c̣n rất nhiều chuyện đau
ḷng nữa. Có lần Ba tôi kể một cặp trai gái trẻ đang hẹn ḥ trên
chiếc cầu bị lính Pháp ngồi trong đồn bắn chết chàng trai rồi bắt cô
gái vô hăm hiếp.
Bà nói bà có 1 kỷ niệm lớn với ông anh cả (cậu Túc)
là lúc bà khoảng 9 tuổi, một buổi hừng sáng bà đă thức dậy sớm lặng
lẽ xách vali phụ cậu Túc ra bến xe lửa để ra Bắc tập kết. Không cho
ông bà Ngoại biết. Bà nói lúc đó sống cực lắm, cậu Túc v́ đi thi
trượt ở Huế, về nhà bị ông Ngoại la suốt ngày , không kiếm ra việc
làm nên buồn và quyết định đi theo tiếng gọi thanh niên yêu nước lúc
bấy giờ.
Lúc bà khoảng 14 tuổi , khoảng năm 1941 , lúc có
phong trào Việt Minh chống Pháp , người dân sống rất cơ cực, Pháp
mạnh tay cai trị và bắt bớ bất kỳ ai mà họ nghi ngờ có tiếp tay với
Việt Minh. Mỗi lần quân Pháp bị phục kích, nếu có lính Pháp bị giết
th́ ngày hôm sau Pháp đem máy bay lên dội bom vô tội vạ. Việt Minh
biết tin lính Pháp sẽ tấn công, dội bom nên yêu cầu người dân bỏ
làng đi lên núi để lánh bom đạn , nhiều người đi theo nhưng v́ thiếu
lương thực , thiếu áo quần mặc chống lạnh và không có thuốc uống
chống bệnh sốt rét , uống nhầm nước ô nhiễm nên nhiều người đă chết.
Bà nói : "Người ta chết nhiều lắm , hơn 1 nửa số người đi lên núi ".
(Ngọn núi Hoa Ổ (tên Nam Ô trước đây) nằm ở hướng bắc của làng ? ).
Bà kể có lần Việt Minh bắt bà và 1 số người phải
lội sông vào rừng để nghe tuyên giáo. Họ nói khi nào lật ḷng bàn
tay ra mà thấy tối thui th́ bắt đầu khởi hành , Bà nói phải lội qua
sông sâu tới cổ (một nhánh của sông Cu Đê?) , trời lạnh run , bên
kia cầu lính Tây thỉnh thoảng bắn tỉa vào nơi có mặt nước lung linh,
v́ họ nghi có người , vài phát đạn xuyên qua đùi của Bà . Lúc đó Bà
chỉ có cách nhắm mắt cầu trời khấn phật và đă nghĩ rằng ḿnh sẽ chết
thôi.
Khi kể đến cuộc t́nh với cha tôi , bà thích thú và
cười hoài. Bà nói : "Lúc 19 tuổi, đi xe đ̣ xuống Đà Nẵng mua hàng ,
gặp cha tôi là tài xế chính có 2 thợ phụ , người rất lanh lợi " .
Bà vừa cười to vừa nói : "Có hôm ổng lập kế dời
giờ xe khởi hành là 7 giờ thay v́ là 6 giờ để có thời gian tỏ t́nh.
Ổng kể thật hoàn cảnh mồ côi cha mẹ lúc c̣n nhỏ, chị th́ ở xa , yêu
em thật ḷng , nếu không bằng ḷng th́ trả lời cho biết "
Bà nói thêm :" Ba mày lúc đó đẹp trai lắm nên có
mấy cô gái ở Đà Nẵng thích ổng"
Bà nói : "Lúc đó ở nhà quê nên trả lời mộc mạc là
để tôi tŕnh bày lại với cha mẹ tôi. Hoàn cảnh Ba Má tôi khó quá ,
nếu mà bằng ḷng th́ tôi bằng ḷng , c̣n nếu không bằng ḷng th́
thôi hỉ , thông cảm cho tôi và đừng buồn nhe ". Nói xong bà cười to.
Tối hôm đó bà về nhà , trằn trọc không ngủ, đợi
trời hừng sáng khi ông Ngoại thức dậy , bà pha trà bưng ra cho ông
và tŕnh bày tấm chân thành của Ba muốn xin cưới bà, thật ḷng yêu
thương bà. Cuối cùng ông Ngoại bằng ḷng. Bà kết hôn với cha tôi lúc
21 tuổi. Cha tôi 22.
Bà kể : " Mới cưới xong được vài ngày , Ba bị Việt
Minh bắt dẫn ra biển ban đêm. Họ chĩa súng vào đầu Ba và hỏi ông có
phải là mật thám của Pháp hay không? V́ Ba làm tài xế xe đ̣. Ba mày
nhờ đối đáp khôn khéo và nói là có công chớ không có tội, cho nên họ
mới tha về đó".
Sau một thời gian sống ở Đà Nẵng, Cha mẹ tôi dọn
lên Ban Mê Thuột v́ nơi đó có 3 bà chị và họ hàng của ḿnh . Ban đầu
cha tôi làm thợ sửa xe cho ông anh rễ chồng của bà chị cả (cô Ba),
mẹ tôi ở kế bên nhà bà chị thứ ba (cô Sáu), mở cửa hàng bán tạp hóa
nhỏ để sinh sống. Cô Sáu cũng mở cửa hàng tạp hóa và bán cùng 1 mặt
hàng. Do đó, Mẹ tôi quyết định thuê 1 gian hàng ở ngoài chợ để mở
rộng việc buôn bán.
Khi mẹ tôi sinh đứa con thứ hai, thấy mẹ tôi cực,
bà Ngoài từ Nam Ô vô phụ . Ba tôi v́ quá bận với công việc ở nhà cô
Ba nên ít về nhà , mẹ tôi buồn v́ có mẹ ruột vô thăm mà Ba ít quan
tâm. Lời qua tiếng lại , cô Sáu ở kế bên nghe thấy bèn méc lại cho
cô Ba. Cô Ba qua la mắng mẹ tôi trước mặt bà Ngoại làm bà Ngoại buồn
, tự ái, bỏ về quê. Điều này làm mẹ tôi đau buồn , ấm ức cho tới
ngày hôm nay. Mỗi khi kể chuyện này bà vẫn c̣n rơm rớm nước mắt ,
mặc dù lúc c̣n sinh thời ba tôi đă nói lời xin lỗi với má tôi rồi và
cô Ba cũng đă nói với mẹ tôi khi qua Mỹ : "Thôi mợ hăy bỏ qua chuyện
cũ nhe ".
Mẹ tôi sinh ra 12 người con, con cái đông không
sao tránh khỏi đứa nghịch đứa ngoan. Suốt ngày bà chỉ chăm lo cho
cửa tiệm và chăm lo con cái, bạn bè nói bà coi chừng mất chồng đó
nhe. Bà cười nhưng thật ra bà rất thương lo cho chồng tuy cách thể
hiện rất mộc mạc , không giống như Tây phương. Khi cha tôi nằm nhà
thương gần hơn 2 tuần , bà nhất định đ̣i anh em chúng tôi chở bà vào
nhà thương để gặp ba tôi, lúc vào nhà thương tôi bắt gặp cách cầm
tay ba tôi và ánh mắt tŕu mến. Tôi biết bà thương ông rất nhiều.
Mỗi lần con cái tụ họp đông đủ , bà rất vui, nghe
tin có đứa con từ xa về thăm , bà vội đi mua vài bó hoa cắm cho nhà
thấy vui , bà đi uốn tóc lại cho đẹp đẻ . Bà c̣n ưu tiên để con cái
chọn thức ăn.
Câu nói của bà làm tôi kính nể và thương bà nhiều
hơn là mỗi người có 1 số mệnh , khi nào ông bà gọi bà sẵn sàng ra đi.
Bà nói bà không bao giờ muốn làm phiền con cái, bà tự ḿnh làm lấy
những việc mà bà có thể làm. Bà rất khoan dung độ lượng, tha thứ
những lỗi lầm của con cái và luôn mở rộng bàn tay đón nhận những đứa
con cho dù nó lỡ làm cho bà buồn rầu trước đó .
Thương mẹ vô cùng.
Montreal, ngày 30/08/2019
Ngô Khôn Trí
|