|

Một vài chia
sẻ từ bệnh hen suyễn của cha tôi
Ngô Khôn Trí (Exryu
Canada)
Trong 3 tháng vừa qua, tôi đă phải đi máy bay qua thăm cha tôi 3
lần v́ ông bị đưa vào nhà thương cấp cứu liên tục 3 lần do căn bệnh
quái ác, bệnh hen suyễn tái phát làm ông bị tức ngực, nghẹt thở.
Ngồi trên máy bay, đầu óc tôi luôn nghĩ về việc ḿnh có thể làm
được ǵ để giúp đỡ cho cha tôi, thay v́ đơn thuần qua thăm ḥi, động
viên tinh thần như những lần trước đây .
Bác sĩ nói cha tôi mắc bệnh hen suyễn (Asthma), một căn bệnh viêm
mạn tính đường hô hấp, tức là đường thở bị sưng phù làm cho người
bệnh ho, nặng ngực và khó thở. Viêm là triệu chứng sưng đỏ và đau,
v́ là viêm mà không có thuốc chữa trị dứt điểm nên người ta gọi là
viêm mạn tính.
V́ là căn bệnh có những triệu chứng khó kiểm soát khi tiếp xúc
với môi trường có nhiều bụi, phấn cho nên các em tôi luôn cố gắng
duy tŕ nhà cửa, pḥng ngủ luôn được sạch sẽ, thay áo quần cho cha
tôi thường xuyên và yêu cầu ông nên tránh xa những nơi có khói bụi,
mùi thuốc lá.
Tuy nhiên, lần nhập viện khẩn cấp đầu tiên do hen suyễn của cha
tôi, có thể là do hít thở không khí lạnh vào những ngày thời tiết
thay đổi khi có nhiều mưa. Lần thứ hai là do uống thuốc không đúng
cách, uống thuốc Prednisone (thuốc kháng viêm) trong lúc bụng đang
đói , đúng ra phải uống chung với thức ăn và nên uống liền thuốc
Dexilant (ngừa viêm bao tử) sau đó. Lần thứ ba là do dùng thuốc xịt
và phun không đều độ nên khi bị tấn công (co thắt phế quản) bất chợt,
hơi thở dồn dập làm cha tôi bị ngộp thở, hốt hoảng nên dùng thuốc
quá liều chỉ định. Từ đó, phát sinh những phản ứng phụ như : tim đập
loạn, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn ở dạ dày, ăn không
ngon, mất ngủ,…
Qua t́m hiểu trên mạng, được biết không khí ra vào phổi bị cản
trở, không được thay đổi thường xuyên nên nồng độ oxy trong máu bị
giảm, tích đọng nhiều carbonic. T́nh trạng thiếu oxy thường xuyên sẽ
ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan đặc biệt là tim. Hơn nữa
trước đây, mỗi lần lên cơn suyễn, cha tôi mất b́nh tĩnh, lo sợ nên
tim đập loạn và lạm dụng thuốc. Do đó, bác sĩ có cho cha tôi uống
thêm thuốc Diltiazem (giúp điều ḥa nhịp tim), thuốc Clopidogrel (chống
nghẽn mạch máu), thuốc Crestor (tăng cholesterol máu, pḥng bệnh tim
mạch, giảm nguy cơ đột quỵ) và thuốc Tamsulosin (điều trị các triệu
chứng của bệnh ph́ đại tiền liệt tuyến, giúp giảm tiểu tiện khó khăn).
Thêm một điều quan trọng nhất mà tôi muốn chia sẽ với mọi người
là cần chú tâm đến việc sử dụng các thuốc xịt và phun sương đúng
cách để ngăn ngừa những biến chứng khi cơn suyễn tấn công. Có 2 loại
thuốc điều trị hen suyễn : thuốc kháng viêm và thuốc giăn phế quản.
Trong trường hợp của cha tôi, Ngoài thuốc uống ra, bác sĩ cho mỗi
ngày dùng 2 loại thuốc xịt (Aerosol): Ventolin (giảm co thắt phế
quản, ngăn ngừa nghẹt thở) , Symbicort (chống viêm) và 2 loại thuốc
phun (solution) : Budesonide (chống viêm) và Brovana (giăn phế quản).
Khi hơi thở kḥ khè có thể dùng thêm thuốc phun Ipratropium Bromide
and Albuterol Sulfate để làm giăn khí quản.
Trước đây, ít ai quan tâm nhiều đến 2 loại thuốc xịt và phun này,
thường chỉ quan tâm nhiều đến thuốc uống, cha tôi không sử dụng
thường xuyên, mà chỉ sử dụng nó khi cảm thấy khó thở. Thật ra, chúng
là những loại thuốc pḥng ngừa bệnh hen suyển rất hiệu quả nếu được
sử dụng đúng cách (đúng giờ và đúng lượng).
Được biết hiện nay người ta vẫn chưa rơ nguyên do nào gây ra bệnh
hen suyễn nhưng nhiều nghiên cứu nhận thấy một vài loại gen trong cơ
thể người có khả năng làm cho người đó có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Người mắc bệnh hen suyễn khi có những dấu hiệu như thở kḥ khè tái
đi tái lại, ho nhiều vào ban đêm hay khi gần sáng, ho sau khi tập
thể dục hay gắng sức, khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó, hay
khi thay đổi thời tiết, kéo dài hơn 10 ngày, các triệu chứng này cải
thiện khi dùng thuốc giăn phế quản. Cần đi gặp bác sĩ sớm để được
xác định chẩn đoán.
V́ là căn bệnh mạn tính, tức là không có thuốc chữa trị dứt điểm,
do đó việc pḥng ngừa, ngăn chặn tấn công là cách điều trị duy nhất
của căn bệnh này. Việc kiểm soát tốt sẽ đem cho người bệnh và gia
đ́nh họ một cuộc sống tốt đẹp hơn.
(Lưu ư : Bác sĩ chọn các loại thuốc tùy theo bệnh trạng của từng
bệnh nhân, không thể tùy tiện dùng thuốc nếu không có sự đồng ư của
bác sĩ. Muốn biết thêm chi tiết về công dụng, tác dụng của các loại
thuốc, bạn cần tham khảo ở các website như www.dieutri.vn,
www.thuoctot.net, www.thuocbietduoc.com.vn, www.suckhoedoisong.vn ….
)
Montreal, ngày 21/4/2017
Ngô Khôn Trí
|
|