
Văn hóa “nhận
trách nhiệm và xin từ chức”
Ngô Khôn Trí (Exryu
Canada)
Văn hóa “nhận trách nhiệm và xin từ chức” là
một văn hóa dựa trên phẩm giá, ḷng tự trọng và bản lĩnh của người
lănh đạo khi nhận thấy khuyết điểm, lỗi lầm của ḿnh và khi nhận
thấy ḿnh không c̣n xứng đáng đảm nhận nhiệm vụ được giao phó.
Trường hợp xử phạt vụ tài xế lái xe ngủ gật gây
tai nạn, xử phạt tài xế lái xe về tội không tôn trọng luật lệ giao
thông là chuyện đương nhiên. Nhưng nếu như ban quản lư không thu
dụng nhân viên loại này, có chương tŕnh đào tạo tốt, có phương cách
pḥng ngừa trường hợp tài xế buồn ngủ trong lúc lái xe th́ đă không
để xảy ra tai nan. Do đó, ban quản lư cũng phải nhận lấy trách nhiệm
về phần ḿnh. Đó là “ trách nhiệm của hệ thống” trong một xă hội
hiện đại mà ai cũng biết đến. Việc xử phạt không chỉ dựa vào luật
pháp mà đôi khi c̣n dựa vào t́nh và lư của tập quán và thường thức
xă hội.
Một văn hóa đáng noi gương, cần được tiếp thu,
phát huy và truyền lại cho thế hệ sau.
Văn hóa này được xuất hiện ở nhiều nơi trên thế
giới, ví dụ như :
Tại Nga, ngày 21/6/2016, Huấn luyện Viên Leonid
Slutski của đội tuyển bóng đá Nga đă xin từ chức sau thất bại 0-3
trước xứ Wales trong giải bóng đá Euro 2016.
Tại Tây Ban Nha, ngày 15/4/2016, Bộ trưởng Công
nghiệp Jose Manuel Soria đă tuyên bố từ chức sau khi đưa ra những
lời giải thích đầy mâu thuẫn về mối quan hệ của ông với 1 cty b́nh
phong trong vụ ṛ rỉ tài liệu Panama Papers ( là 11,5 triệu tài liệu
cho thấy số tiền nhiều tỷ USD được giấu tại các thiên đường trốn
thuế của các nhân vất giàu có và quyền lực trên thế giới).
Tại Pháp, vào ngày 18/ 8/ 2003, Tổng Vụ trưởng
Tổng vụ Y tế Pháp, ông Lucien Abenhaim đă nộp đơn xin từ chức, nhận
trách nhiệm về việc không trở tay kịp trong hệ thống y tế để thời
tiết nóng bất thường liên tục trong 16 ngày làm 5000 chết. ( Trong
khi đó các nhà lănh đạo từ tổng thống cho đến thủ tướng và các bô
trưởng đi nghỉ hè phó mặc cho các bệnh viện đối phó với các làn sóng
bệnh nhân).
Cũng tại Pháp, vào ngày 28/7/2016 tại buổi lễ
tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công tại thành phố Nice, người
dân Pháp đă liên tục bày tỏ thái độ bất măn với chính sách chống
khủng bố của chính phủ nên đă hô hào “từ chức, từ chức” nhắm vào thủ
tướng và tổng thống.
Tại Bỉ, ngày 22/3/2016 tại sân bay ở Brussels, Bỉ
đă xảy ra một vụ đánh bom liều chết làm 16 người thiệt mạng. v́ phát
hiện những thiếu sót nghiêm trọng trong các khâu giám sát, soi chiếu
hành lư và nhiều khâu kiểm soát an ninh khác trên toàn nước Bỉ nên
bà Jacqueline Galant, Bộ trưởng giao thông Bỉ, đă nhận lấy trách
nhiệm và xin từ chức v́ bị cáo buộc là tắc trách trước các nguy cơ
an ninh quốc gia.2 bộ trưởng, Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp cũng đă đệ
đơn xin từ chức.
Tại Brazil, ngày 16/6/2016, Bộ trưởng Du lịch, ông
Henrique Alves đă phải đệ đơn xin từ chức do bị cáo buộc dính líu
tới bê bối tham nhũng tại Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras.
Tại Nhật Bản, mới đây nhất là ngày 28/1/2016, Ông
Akira Amari, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản đă từ chức để nhận trách
nhiệm cho những việc do phụ tá của ông đă làm. Ông nói với thư kư
rằng phong b́ từ giám đốc điều hành công ty xây dựng là “quyên góp
chính trị”. Tuy nhiên, tạp chí Shukan Bunshun cáo buộc ông và trợ lư
nhận 12 triệu yên từ 1 cty xây dựng là để đổi lại việc sẽ giúp đỡ
cty này nhận lại tiền bồi thường từ chính phủ liên quan đến các
tranh chấp về quyền sở hữu đất và tiêu hủy chất thải tại 1 công
tŕnh công cộng. Trong nội các chính phủ của Thủ tướng Abe đă xảy ra
vụ từ chức của 2 bộ trưởng : một nữ bộ trưởng bị cáo buộc chi tiền
để mua phiếu bầu và một nam bộ trưởng nông nghiệp bị cáo buộc sử
dụng công quỹ bất hợp pháp.
Không phải chỉ v́ tham những, sử dụng công quỹ bất
hợp pháp, làm việc thiếu trách nhiệm, mà ngay cả “lỡ miệng”, phát
ngôn thiếu thận trọng cũng đưa đến nhận trách nhiệm và từ chức. Đó
là trường hợp của ông Yoshio Hachiro, sau 8 ngày nhận chức, trong
chuyến đi thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 cùng với thủ
tướng Noda vào ngày 11/9/2011, ông đă gọi đây là một “thị trấn ma”
và những lời nói đùa về nguy cơ nhiễm phóng xạ tại khu vực này. Lập
tức, ông bị nhiều làn sóng chỉ trích là phát ngôn “không phù hợp”.
Bởi v́ trước đó, cựu Thủ tướng Naoto Kan đă phải từ chức v́ bị chỉ
trích xử lư kém những vấn đề phát sinh sau khi xảy ra tai nạn hạt
nhân Fukushima.
Một trường hợp khác nói lên tinh thần nhận trách
nhiệm rất cao của người Nhật là việc Bộ trưởng Giáo dục và Thể thao
Hakubun Shimomura xin từ chức v́ việc chậm xây sân vận động cho
Olympic Tokyo 2020, mà nguyên nhân chính là do thay đổi thiết kế mới,
chi phí xây dựng quá cao hơn dự định.
Tại Hàn Quốc, ngày 9/4/2012, Cảnh sát trưởng Nam
Hàn Cho Hyun-oh đă từ chức trước sự phẫn nộ của dư luận xung quanh
một vụ án kinh hoàng. một cô gái đă bị cưỡng bức, sát hại và chặt
xác dù đă gọi điện cầu cứu cảnh sát 7 ngày trước đó. Sau khi nộp đơn
xin từ chức, Ông Cho đă phát biểu như sau :”Tôi xin được chia buồn
cùng gia đ́nh nạn nhân và cầu xin sự tha thứ. Tôi xin chịu trách
nhiệm v́ sự bất cẩn không thể bỏ qua của cảnh sát đă dẫn đền hậu quả
quá kinh hoàng. Tôi cũng xin lỗi v́ đă khiến người dân Hàn Quốc thất
vọng trước lực lượng cảnh sát “. Ngay sau đó , cảnh sát trưởng của
tỉnh Gyeonggi, ông Seo Cheo-ho cũng nộp đơn xin từ chức.
Mặc dù những tai nạn, sự cố xảy ra là do lỗi của
những nhân viên cấp dưới nhưng người lănh đạo nhận trách nhiệm và
xin từ chức v́ có ḷng tự trọng. Trường hợp từ chức của Thủ tướng
Hàn Quốc Chung Hong-won là 1 ví dụ điển h́nh được người dân khâm
phục và uy tín của chính phủ, của đảng cầm quyền được nâng cao. Ông
cúi đầu nói : “Tôi xin lỗi v́ đă không thể ngăn vụ tai nạn này (ch́m
phà Sewol) và đă không thể xử lư vụ việc được tốt sau khi nó xảy ra.
Tôi cho rằng, với tư cách là Thủ tường, rơ ràng là phải chịu trách
nhiệm và phải từ chức”.
Ngoài ra, chúng ta cũng nghe rất nhiều về vụ từ
chức của các quan chức Hàn Quốc này như vụ: Bộ trưởng Năng lượng từ
chức v́ điện cúp, Bộ trưởng Giáo dục từ chức về tội đạo văn trong
công tŕnh nghiên cứu của ḿnh. v.v….
C̣n ở Việt Nam ḿnh th́ sao ? Có thể nói “Văn hóa
nhận trách nhiệm và xin từ chức của lănh đạo” là một điều hiếm thấy.
Người dân Việt Nam ḿnh đă quen với chuyện “ b́nh chân như vại ”của
các quan chức trước những sai phạm trầm trọng trong phạm vị trách
nhiệm của họ. Điển h́nh nhất là vụ “ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ” vào
ngày 26/9/2007, gây 55 người thiệt mạng, 80 người bị thương.
Ngày 4/10/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát
biểu rất hùng hồn :”Đây là sự cố tai nạn lớn nhất từ trước đến nay
trong xây dựng. Để xảy ra sự cố dù bất cứ nguyên nhân nào th́ trách
nhiệm yếu kém trong quản lư nhà nước về xây dựng cơ bản trước hết
thuộc về chính phủ, trong đó Thủ tướng là người chịu trách nhiệm
trước nhân dân”.
Sau đó, Bô Giao thông Vận tải và Bộ Công an đă
thành lập 1 ủy ban điều tra nguyên nhân, măi đến ngày 2/7/2008 (sau
gần 10 tháng sau) Bộ trưởng Xây dựng, Nguyễn Hồng Quân đă báo cáo
Chính phủ là sự cố sập nhịp cầu là do lún lệch đài móng trụ tạm. Bộ
trưởng Giao thông Vận tải, Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận Bộ có trách nhiệm
về mặt quản lư nhà nước và khẳng định trách nhiệm chính thuộc về nhà
thầu. Cho đến nay, chưa có một cá nhân hoặc tập thể nào bị truy cứu
trách nhiệm h́nh sự trong vụ án này và không một ai đứng ra nhận
trách nhiệm và xin từ chức.
7 năm sau, vào ngày 5/11/2014 Ông Nakajima
Satoshi, Tổng lănh sự quán Nhật Bản tại T/P HCM đă đến xă Mỹ Ḥa,
tỉnh Vĩnh Long thắp hương tưởng niệm 55 công nhân tử vong, ông nói :
”Một lần nữa tôi xin chia buồn, chia sẻ cùng các gia đ́nh nạn nhân
trong vụ tai nạn đáng tiếc năm xưa”. Một hành động nhân văn này được
nhiều người dân Việt Nam ngưỡng mộ
Ngoài ra c̣n có nhiều sự cố khác mà không có ai
đứng ra nhận trách nhiệm như sự cố chiếc sà lan chạy trên sông Đồng
Nai va vào móng cầu Ghềnh khiến 2 nhịp cầu găy sập, nhiều người đang
chạy xe máy bị rơi xuống sông; Vụ sập cầu treo ở xă Sơn B́nh, Lai
Châu làm đoàn người và chiếc quan tài rơi xuống suối, 7 người chết,
33 người bị thương; Kho đạn của sư đoàn 2, quân khu V tại TP Pleiku,
Gia Lai cháy nổ, xe chở hành khách lật trên quốc lộ, v.v,….
Gần đây nhất là vụ nhà máy Formosa xả thải chất
độc ra biển làm cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền trung ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống của 3,8 triệu dân của 4 tỉnh và đă kư hợp
đồng với công ty không có chức năng xử lư chất thải công nghiệp để
chôn giấu 30 tấn chất thải ở 1 nông trại ở phường Kỳ Long, 100 chất
thải trong băi rác khu du lịch Thiên Cầm, Hà Tĩnh,v.v….
Cho tới thời điểm hiện nay, Formosa chỉ thừa nhận
lỗi trong việc thải chất độc ra biển , chấp nhận bồi thường 500
triệu đô la (con số quá nhỏ so với tội trạng) nhưng chưa thấy ai
đứng ra nhận trách nhiệm và từ chức trước một sự cố quan trọng này.
Truy t́m trên mạng, người viết chỉ t́m thấy 2
trường hợp : Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Huy
Ngọ đệ đơn xin từ chức v́ vụ tham ô của cấp dưới là bà Lă thị Kim
Oanh, (nguyên giám đốc công ty đầu tư nông nghiệp và phát triển nông
thôn) và Bí thư huyện Ủa Sơn Hà Tĩnh Quảng Ngăi từ chức v́ những vụ
phá rừng xảy ra tại Sơn Hà.
Để t́m hiểu thêm về văn hóa nhận trách nhiệm và
xin từ chức của lănh đạo Việt Nam ḿnh. Xin được ghi lại một cuộc
phỏng vấn tại Quốc hội vào ngày 14/11/2012 như sau :
Đang lúc Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời
chất vấn đă xảy ra một sự cố mất điện khiến cho buổi truyền h́nh
trực tiếp bị gián đoạn. Ngay sau đó hội trường Bộ Quốc pḥng đă sử
dụng nguồn điện dự pḥng. Tuy nhiên, báo chí có ghi lại như sau :
Đại biểu Dương Trung Quốc đặt vấn đề:
“Phải chăng Thủ tướng nhân dịp này thể hiện quyết
tâm sửa chữa của ḿnh bằng cách khởi động một cuộc phấn đấu của
Chính phủ, đoạn tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng một tập quán
phù hợp với xă hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ tŕnh, để
các quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên
tiến vẫn làm?”.
Thủ tướng, sau vài giải thích, đă trả lời ngắn gọn
rằng: “Đảng lănh đạo quản lư trực tiếp tôi, hiểu rất rơ về tôi và
Đảng ta cũng là Đảng cầm quyền, Đảng lănh đạo Nhà nước và toàn xă
hội. Đảng đă quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng
Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ. Trung ương
phân công, Quốc hội đă bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính
phủ, tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết
định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Quốc Hội ”.
Một dân tộc muốn được trường tồn và hưng thịnh
cần tiếp thu nhiều văn hóa tốt, văn hóa đó phải hợp với xă hội hiện
đại và phải hợp với ḷng dân ?
Montreal, ngày 19/7/2016
Ngô Khôn Trí
|