|
Nitobe
Inazo
và
việc chọn ngành học phục vụ chiến lược
công nghiệp hóa
Trần Văn Thọ
Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo
Đồng tiền Nhật lưu hành hiện nay
có 3 tờ giấy bạc (1.000, 5.000 và 10.000 yên).
Nhật Bản dùng h́nh của 3 nhà văn hóa lớn
của họ để in lên 3 tờ giấy bạc
nầy: Nhà giáo dục, nhà tư tưởng Fukuzawa
Yukichi (1835-1901), Nhà gíáo dục, nhà ngoại giao Nitobe
Inazo (1862-1933) và văn hào Natsume Soseiki (1867-1916).
Trong cuộc sống ở Tokyo, hầu như
ngày nào cũng cầm đến ít nhất
một trong 3 tờ giấy bạc nầy nhưng
hiếm khi có dịp ngắm h́nh của 3 nhà văn hóa
đă có công lớn trong việc canh tân nước
Nhật từ cuối thế kỷ 19.
Tuy nhiên mấy tuần nay đọc báo Tuổi
Trẻ và Tuổi Trẻ Chủ Nhật, theo dơi
việc thi vào (hoặc tuyển thẳng vào) đại
học và việc chọn ngành của lớp trẻ
VN, tự nhiên tôi nghĩ đến câu chuyện đi
học và chọn ngành của Nitobe Inazo thời
nhỏ.
Chuyện kể rằng khi Nitobe lên
14 tuổi thi đỗ vào Trường ngoại
ngữ Tokyo (tiền thân của Đại học Tokyo
ngày nay), và định theo học luật để
trong tương lai vào chính trường thi thố tài
năng. Nhưng t́nh cờ tham dự buổi thuyết
tŕnh của Nishimura Sada, một quan chức cao cấp
của Bộ Giáo dục đương thời,
Niitobe đă quyết định chuyển ngành
học. Trong bài thuyết tŕnh, Nishimura nhấn mạnh
là để làm cho nước Nhật giàu mạnh,
phải công nghiệp hóa, mà điều kiện để
công nghiệp hóa thành công là những người
trẻ tuổi có tài năng phải cố tâm theo
học và đóng góp vào việc phát triển các ngành
khoa học kỹ thuật như cơ khí, hóa
học,..
Thế là Nitobe bỏ ư định học
luật, lên tận Hokkaido (miền cực bắc nước
Nhật) thi vào Trường nông nghiệp Sapporo
(tiền thân của Đại học Hokkaido ngày nay) và
theo học ngành cơ khí nông học. Ông đă thành công
trong sự nghiệp học tập, trở thành giáo sư
nông học, góp phần đào tạo thế hệ
kế cận. Nhưng Nitobe là người đa tài,
xuất chúng trong nhiều lănh vực khác nhau, nên
về sau đă mở rộng phạm vi hoạt động
và nghiên cứu sang nhiều hướng khác và ở
lănh vực nào ông cũng dẫn đầu. Nitobe là người
Nhật đầu tiên viết nhiều cuốn sách
bằng tiếng Anh có giá trị giới thiệu văn
hóa Nhật Bản với phương Tây, được
lịch sử ghi nhận là người bắt
cầu cho hai nền văn hóa. Trong những sách
của ông, nổi tiếng nhất là cuốn
Vơ sĩ đạo: linh hồn của Nhật Bản
(BUSHIDO: The Soul of Japan) xuất bản tại Mỹ năm
1900. Ông c̣n là nhà ngoại giao lỗi lạc, sau khi
chiến tranh thế giới lần thứ nhất
kết thúc, ông được
bầu làm Phó Tổng thư kư Hội Quốc Liên.
Tài năng và cuộc đời của Nitobe
rất đặc biệt, ông đă đóng góp vào
việc phát triển Nhật Bản ở nhiều lănh
vực khác nhau. Nhưng điểm đáng nói ở
đây là Nhật Bản đă thành công trong công
cuộc công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất
nước nhờ những người nh́n xa thấy
rộng như Nishimura và sự hưởng ứng tích
cực của lớp trẻ như Nitobe trong việc
chọn ngành học đúng với nhu cầu của
đất nước. Đă
có hàng hàng lớp lớp người trẻ Nhật
Bản hăng say học tập các ngành khoa học
kỹ thuật ở trong nước và nước ngoài
và khi ra trường đổ về các công trường,
nhà máy gắn bó với cơ sở sản xuất. H́nh
ảnh quen thuộc thường được nói
đến của những kỹ sư Nhật là
sống ḥa ḿnh với công nhân ở hiện trường,
tận tụy chỉ dẫn họ sử dụng máy
móc, quản lư thiết bị, tay chân cũng thường
lấm đầy bụi than như công nhân. Ngược
lại, dĩ nhiên họ được đăi
ngộ xứng đáng, được xă hội tôn
trọng và nhất là có được niềm vui khi
thấy đất nước họ ngày càng phát
triển mà trong đó có phần đóng góp của
họ.
Việt Nam muốn thành công trong chiến lược
công nghiệp hóa, phải chú trọng nhiều hơn
đến việc giáo dục khoa học kỹ
thuật, phải tạo cơ chế khuyến khích
lớp trẻ học các ngành nầy nhiều hơn.
Theo báo Tuổi Trẻ (phát hành mấy tuần trước
đây), những học sinh có thành tích học
xuất sắc ở trung học phổ thông được
tuyển thẳng vào đại học
có khuynh hướng đổ xô vào một
số ngành trong khoa học xă hội và nhân văn và
ít chọn các ngành khoa học kỹ thuật, phản
ảnh tâm lư chung của giới trẻ hiện nay.
Dĩ nhiên các ngành khoa học xă hội và nhân văn
cũng rất cần thiết, nhu cầu nhân tài trong
những ngành nầy cũng sẽ tăng trong quá tŕnh
công nghiệp hóa. Tuy nhiên t́nh h́nh hiện nay là cung vượt
cầu và khuynh hướng nầy có vẻ ngày càng
mạnh do đó số người thất nghiệp có
học thức (educated unemployment) sẽ tăng. Mặt
khác, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật trong các ngành
điện, cơ khí, hóa học v.v.
đương thiếu nhiều. Các xí nghiệp
liên doanh hoặc 100% vốn nước ng̣ai phải
trả lương cao gần bằng mức lương
các nước Đống Nam Á khác mà vẫn không có
đủ số chuyên viên, kỹ sư cần
thiết. Quá tŕnh công nghiệp hóa của ta mới
ở giai đoạn khởi đầu mà đă xảy
ra t́nh trạng thiếu kỹ sư, chuyên viên kỹ
thuật như vậy, nếu không có kế họach
đào tạo quy củ và nhất là không có cơ
chế khuyến khích, kêu gọi giới trẻ yêu thích các ngành khoa học
kỹ thuật th́ làm sao bảo đảm cho
chiến lược công nghiệp hóa tiến triển
nhanh trong đầu thế kỷ tới?
Đó là vấn đề số lượng. C̣n
vấn đề chất lượng và nhiều
mặt khác nữa. Cơ sở vật chất, tŕnh
độ giáo viên ở các đại học
quyết định một phần khá lớn chất
lượng của kỹ sư ra trường. Hệ
thống thu tập và phổ biến những tiến
bộ của khoa học trên thế giới, khả năng
tiếp cận của chuyên viên, kỹ sư với
những thông tin khoa học ấy cũng không kém quan
trọng. Ngoài ra, nếu
kỹ sư, chuyên viên ra trường chỉ thích làm
quản lư, không về nhà máy trực tiếp tham gia
sản xuất th́ t́nh trạng thiếu hụt ở
mặt cung cấp không được cải
thiện. Những người có học hàm học
vị cao nhưng không tiếp tục nghiên cứu và
tham gia đào tạo mà chuyển sang làm quản lư cũng
là yếu tố không thuận lợi đối
với chiến lược công nghiệp hóa.
Ở nước ta hiện nay, công nghiệp hóa
hiện đại hóa được xem là chiến lược
cơ bản để phát triển đất nước.
Nhưng để thực hiện thành công chiến lược
nầy c̣n có quá nhiều vấn đề phải giải
quyết trong đó then chốt nhất là việc nuôi
dưỡng những con người có khả năng
và có lư tưởng phục vụ thời đại
công nghiệp.
Tokyo,
những ngày hè 1999
*
Bài đă đăng
ở Tuổi trẻ
chủ nhật số
ra ngày 1/8/1999
- Phụ bản của Exryu Cuối Tuần *
Xem thêm sơ lược tiểu sử
Nitobe Inazo
®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com
|
|