I
Cách đây hơn 15 năm, trong thời gian làm “giáo sư thỉnh giảng” tại trường Đại học Keio-gijyuku Daigaku (Tokyo), tôi có điều kiện đọc một số tác phẩm của Fukuzawa Yukichi, được hiểu biết thêm về nhà tư tưởng khải mông kiệt xuất này của Nhật Bản, cũng là một trong số những nhà có công kiến tạo nền văn hóa cận đại của đất nước Phù Tang. Ông là người suốt đời hoạt động cho sự nghiệp giáo dục và trước thuật, nhằm truyền bá lư luận khoa học xă hội và khoa học kĩ thuật của phương tây cho Nhật Bản, góp phần nâng cao tŕnh độ văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển tư bản chủ nghĩa ở Nhật Bản. Bị hấp dẫn bởi “ánh sáng trí tuệ” của ông, ngày đó tôi cũng tranh thủ thời gian để dịch sang tiếng Việt cuốn Khuyến học (Gakumon no susume), một tác phẩm nổi tiếng của ông viết từ năm 1872-1876, ấn hành năm 1995. Tôi dự định sẽ dịch tiếp một số tác phẩm khác nữa của Fukuzawa để cống hiến cho bạn đọc, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.
May thay, hôm vừa rồi, cô bạn trẻ Phạm Thu Giang hiện lưu học tại Nhật Bản đă chuyển cho tôi đọc bản dịch tiếng Việt tập Tự truyện của Phúc-Trạch Dụ-Cát và nhờ viết Lời dẫn. Tôi rất đỗi vui mừng. Điều mà tôi mong ước bấy lâu, nay đă có được “một dịch giả có thẩm quyền” thông thạo tiếng Nhật, lại là một nghiên cứu sinh sử học, có hứng thú thực hiện bản dịch một các khá hoàn hảo.
Tập sách với tiêu đề “Phúc ông tự truyện” do chính Fukuzawa Yukichi cho “tốc kí” lại đầu đuôi lời tự thuật “cuộc đời và sự nghiệp” của ông, được ông chỉnh sửa lại và cho đăng tải nhiều ḱ (67 số) của tờ Jiji Shimpo (Thời sự tân báo) từ ngày 1-7-1898 đến ngày 16-2-1899, sau đó xuất bản thành sách. Từ đó đến nay, tập tự truyện có giá trị này đă được tái bản nhiều lần, phát hành đến mấy chục vạn bản, đồng thời cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, đây là lần đầu bạn đọc nước ta được đọc nó bằng tiếng mẹ đẻ.
Ở Nhật Bản, sách có tựa đề Phúc ông tự truyện (Hồi kí của Fukuzawa Yukichi). Phúc ông có nghĩa là ông Voltaire của Nhật Bản. (Voltaire phiên âm chữ Hán là Phúc Lộc Nhĩ, nói gọn là “Ông Phúc”). Bởi v́ họ nghĩ rằng: ông Phúc (-Trạch Dụ-Cát), nhà cách tân thời cách mạng Minh Trị (1868) của Nhật Bản cũng vĩ đại như ông Phúc (Lộc Nhĩ) tức ông Joan Francois Marie Aruet (1694-1778), nhà văn, nhà triết học trứ danh của nước Pháp, từng tiên phong trong phong trào ánh sáng (phong trào khai sáng: enlightenment movement - H) ở thế kỉ XVIII, có ảnh hưởng to lớn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789), đến văn hóa và triết học Châu Âu.
II
Fukuzawa Yukichi đă làm được nhiều việc lớn lao cho đất nước Nhật Bản thời cận đại và ông cũng đă có ảnh hưởng không nhỏ trong các trào lưu tư tưởng của các nước phương đông thời cận đại, nhất là giai đoạn từ đầu thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như đối với các nước Triều Tiên, Trung Quốc… và cả với Việt Nam ta nữa.
Về những ảnh hưởng của Fukuzawa Yukichi đến Phan Bội Châu cũng như những chí khí của Hội Duy Tân tôi đă có dịp tŕnh bày trong Thay lời giới thiệu của bản dịch cuốn Khuyến học. Cho đến nay những suy nghĩ này của tôi vẫn không hề thay đổi, nên cũng xin bạn đọc cho phép tôi được tŕnh bày lại những hiểu biết đó ở đây.
Lịch sử từng ghi nhận: Ông Phan Bội Châu (1867-1940) là nhà chí sĩ yêu nước, nhân vật trung tâm của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong 25 năm đầu thế kỉ XX. Trong quá tŕnh t́m đường cứu nước, ông đă sang lập ra Hội Duy Tân (1904) và trực tiếp lănh đạo phong trào Đông Du (1905-1909) nhằm học tập công cuộc Duy Tân của đất nước “đồng chủng, đồng văn” với ḿnh. Ông cho rằng:
« Nhật là họ, Pháp là thù,
Mưu cao phải học, thù sâu phải đền.» (1)
Bấy giờ, Phan Bội Châu đă vượt biển, dẫn đoàn thanh niên ưu tú của Việt Nam sang Nhật Bản học tập. Đến Tokyo, th́ Fukuzawa Yukichi đă mất trước đó 4 năm (1901). Nhưng sự nghiệp, trước tác và phương châm giáo dục của ông vẫn được nước Nhật nghiên cứu thực hiện một cách có hiệu quả. Qua t́m hiểu, Phan Bội Châu biết rơ thêm về Fukuzawa Yukichi như chính Phúc ông tự truyện đă chép. Rằng: Ông xuất thân từ một gia đ́nh vơ sĩ cấp dưới theo quy định về đẳng cấp của Mạc phủ Tokugawa (Đức Xuyên). Bản thân ông cũng tận mắt nh́n thấy sự lăm le xâm chiếm Nhật Bản của các liệt cường phương tây. Trong t́nh h́nh nội ưu ngoại hoạn như thế, Fukuzawa lập chí đấu tranh với chế độ phong kiến và mưu cầu độc lập phú cường cho quốc gia.
Từ thời trẻ, ông đă có dịp qua các nước Âu Mĩ, tiếp thu sâu sắc ảnh hưởng của nền khoa học kĩ thuật hiện đại và tư tưởng tự do dân chủ của giai cấp tư sản phương tây. Sau khi trở về nước, Fukuzawa Yukichi đă ra sức giới thiệu t́nh h́nh các nước phương tây, truyền bá tư tưởng tự do b́nh đẳng, đề xướng dân quyền, xúc tiến «văn minh khai hóa», khuyến khích người Nhật học tập khoa học, chấn hưng xí nghiệp, phát huy tinh thần tự chủ, giữ vững nền độc lập. Về phương diện giáo dục, chính Fukuzawa là người đi đầu trong sự nghiệp xây dựng một chế độ học tập, đào tạo nhân tài, mở mang trí và đức cho nhân dân.
Ông nói rơ trong tập Tự truyện này : « Phương châm của tôi không phải chỉ hướng đến mục đích mộ tập học tṛ lại và bắt chúng đọc sách nguyên bản. Tôi muốn làm sao để mở cửa đất nước Nhật Bản đang bị đóng kín này, đưa lên con đường văn minh kiểu phương tây, tiến tới phú cường binh để khỏi lạc hậu với thế giới. Thế nhưng, không phải chỉ nói miệng, mà trước hết phải bắt đầu từ bản thân ḿnh, hành động và lời nói mà lệch nhau là không được. » (2)
Tư tưởng học đi đôi với hành của Fukuzawa Yukichi rất có sức thuyết phục đối với mọi người. Trong cuốn Văn minh luận khái lược (1875), Fukuzawa cũng từng viết : « Để bảo vệ độc lập (của Nhật Bản – Chương Thâu) không c̣n cách nào ngoài con đường tiến đến văn minh. Lư do duy nhất để người dân nước ta tiến đến văn minh là để bảo vệ độc lập quốc gia.» (3)
Ư chí và công lao của Fukuzawa Yukichi thật lớn lao. Và Phan Bội Châu của chúng ta hào hứng, say sưa t́m hiểu của Fukuzawa Yukichi biết chừng nào!
Mùa thu năm 1905, Phan Bội Châu đă kịp gửi về nước bức thư tâm huyết đầu tiên đề là Khuyến quốc dân tự trợ du học văn (Thư khuyên đồng bào trong nước giúp tiền cho thanh niên đi du học), trong đó in đậm ảnh hưởng tư tưởng của Fukuzawa từng viết trong tự truyện. Đoạn cuối bức thư này, Phan Bội Châu nêu gương Fukuzawa Yukichi và nhấn mạnh :«Sự nghiệp duy tân thứ nhất của Cát-Điền Tùng-Âm (Yoshida Shoin 1830-1859), Phúc-Trạch Dụ-Cát (Fukuzawa Yukichi 1835-1901)… anh em đồng bào ta há lẽ chịu nhường bước? Nếu không thế th́, hoặc cam tâm làm tôi tớ cho quân thù, hoặc nghển cổ để chờ người ngoại quốc hay sao? Nếu ḿnh không lo tự lập, th́ ai cũng là kẻ thù của ḿnh, chứ nếu nói như người bảo hộ, th́ ta đă biết rồi đấy!... Đồng bào ta ơi ! Hăy nghĩ kĩ! Hăy lo xa! » (4) Ư Phan Bội Châu muốn nói là :«Hăy lo mà tự lực, tự cường, lo cố gắng động viên giúp đỡ nhau học tập để tăng tiến mọi miến thức mới và lo trau dồi đạo đức, dũng khí để rồi đây đủ sức giành lại độc lập, tư do, hạnh phúc cho nhân dân đất nước.
Tiếp đến, trong một bức «huyết thư » (Hải ngoại huyết thư) gửi về từ Nhật Bản, Phan Bội Châu lại cũng có lời khuyên thắm thiết :
«Nào người Dụ Cát, Lư Thoa
Nay vừa gặp hội xin ta gắng ḷng» (5)
Dụ Cát tức Phúc-Trạch Dụ-Cát (Fukuzawa Yukichi). Lư-Thoa tức J.J. Rousseau (1712-1778), nhà văn và là nhà Triết học đại diện cho khác nhà khai sáng Pháp thế kỉ XVIII.
Cho đến những năm 1925 trở đi, Ông Phan đă bị «an trí» tại Bến Ngự (Huế). Trong một buổi diễn thuyết trước đông đảo thanh niên, học sinh trường Quốc học, khi nói đến mục đích của việc học là để hiểu thấu hơn nghĩa vụ người dân cứu nước, ông đă nhất mạnh thêm :«Y như vị đại Nho của Nhật Bản là ông Fukuzawa Yukichi đă nói «Cái hồn của một nước nào th́ y phụ vào dân của nước ấy. Cái hồn của dân tộc nước ấy th́ lại y phụ vào thanh niên học sinh, thanh niên học sinh, ấy là linh hồn của nước dân vậy.» (6)
Và khi đề cập đến các môn học, ông lại nêu gương Fukuzawa Yukichi đă sớm lập ra trường Khánh ứng nghĩa thục ở Tokyo, có đủ các ngành Khoa học nhân văn, kinh tế, thực nghiệp… chứ không như «ở nước ta, vài ngh́n năm lại giờ quen nghe nết dă man, theo đường gian lận, chính trị đă không ra ǵ c̣n nói ǵ đến giáo dục nữa. Gọi rằng giáo dục chẳng qua là một đường khoa cử văn từ đó thôi. Không có thương học nên thương nghiệp suy, không có công học nên công nghiệp hỏng, không có nông học nên nhân dân không biết đường khai khẩn, không có pháp luật nên nhân dân không biết giữ lấy quyền lợi, đến nỗi v́ ngu nên yếu, v́ nhác nên nghèo, đă yếu lại nghèo, nước mới không nên nước, học đến lịch sử hai ngh́n năm, mới biết là cái lịch sử không chính trị, không giáo dục vậy!» (7)
Fukuzawa Yukichi không những chỉ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhà yêu nước Phan Bội Châu và phong trào yêu nước do ông lănh đạo mà c̣n ảnh hưởng đến cả phong trào yêu nước hoạt động «Công khai hợp pháp» của Đông kinh nghĩa thục và Phong trào Duy Tân ở miền Trung cũng như Nam Ḱ. Đông kinh nghĩa thục do các nhà nho yêu nước thành lập tại Hà Nội năm 1907 và phong trào Duy Tân ở Trung Nam Ḱ khởi phát từ Quảng Nam năm 1903, sau đó lan tỏa ra nhiều tỉnh đều có «nguồn gốc tư tưởng » từ cuộc Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản. «Gió Duy Tân từ Đông Hải thổi vào» đất nước Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đă tiếp sức cho phong trào đấu tranh chống thực dân phong kiến của nhân dân ta, đă khiến cho thực dân Pháp và bè lũ tay sai phải ra tay trấn áp, dập tắt.
Sự thành lập và hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục, «một trường v́ nghĩa (public school) ở Đông Kinh (tức thủ đô của Việt Nam) có mối liên hệ với các danh xưng «Đông Kinh» (Tokyo), thủ đô của Nhật Bản và cũng có hơi hướng của Khánh ứng để sáng lập trường Đông Kinh nghĩa thục qua sự bàn thảo với các ông Phan Châu Trinh, nhất là với ông Phan Bội Châu, những người đă sống ở Tokyo hoặc đă tham quan trường mẫu Khánh ứng nghĩa thục. Các ông đă mô phỏng theo mô thức Khánh ứng nghĩa thục để lập ra Đông Kinh nghĩa thục. Đông Kinh nghĩa thục nhằm mục đích:
Bồi dưỡng và nâng cao ḷng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng
Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ.
Phối hợp hành động và hỗ trợ cho các phong trào dân tộc, dân chủ của Việt Nam trong và ngoài nước.
Song song với phong trào Đông Du và Nghĩa thục trên, vào những năm 1903-1908, ở Trung Ḱ và Nam Ḱ cũng nổi lên một phong trào Duy Tân hoạt động không kém phần rầm rộ. Phong trào này do các nhà nho «cách tân» chủ tŕ nhờ tiếp thu ảnh hưởng của «gió Duy Tân từ Đông Kinh thổi vào», đồng thời cũng có các nhà chí sĩ yêu nước như Phan Châu Trinh, Trần Chánh Chiểu từng có dịp qua Nhật Bản, tham quan thực tế công cuộc duy tân, tiếp thu tư tưởng của Yoshida Shoin, Fukuzawa Yukichi… Khi trở về đă xúc tiến và mở rộng phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục và Đông Du đều đă bị bọn thực dân Pháp trấn áp, giải tỏa và các nhà lănh đạo đều bị bắt bớ tù dày. Tuy thế, những tư tưởng tiến bộ cách mạng, dân tộc dân chủ mà họ tiếp thu được th́ không dễ ǵ mà bị tiêu diệt. Ngược lại, nó vẫn âm ỉ phát triển để rồi trở thành một trong những ḍng tư tưởng dân chủ tiến bộ góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam ở những thập niên tiếp theo, từ những năm 20 của thế kỉ XX.
III
Như vậy là ở đầu thế kỉ XX, những tư tưởng trác việt của nhà cách tân vĩ đại Fukuzawa Yukichi đă đến với Việt Nam, nhưng lúc bấy giờ, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan chi phối, cho nên nước ta chưa có được mộc cuộc «duy tân» như thời Minh Trị ở Nhật Bản. Nhưng tư tưởng và nhân cách cao đẹp của Fukuzawa Yukichi vẫn trường tồn, vẫn được hậu thế học tập và phát huy nhờ điểm sáng giá ở nhân vật lịch sử, nhà văn hóa khả kính này. Tập Tự truyện của Fukuzawa Yukichi đă phản ánh đầy đủ những tư tưởng lớn lao của ông. Những sự kiện lịch sử nhờ ư nghĩa việc làm của ông đă trải qua từ thuở thiếu thời đến lúc tuổi già đă được kể lại một cách cụ thể và sinh động ở trong tập Tự truyện.
Bạn đọc sẽ bị cuốn hút bởi «người dẫn truyện» chính là tác giả qua những trang viết đầy ắp những t́nh tiết của những sự kiện lịch sử, những tâm sự riêng tư và cả những câu chuyện kể thú vị… ở trong tập Tự truyện này. Tập sách này tuy được viết ra đă hơn 100 năm (1899), đến nay vẫn thấy mới lạ, vừa mang tính lịch sử, vừa có ư nghĩa thời sự. Có thể nói, Fukuzawa Yukichi xứng đáng là một gương mặt vô cùng sáng giá của một nhà thiết kế cận đại hóa tư bản chủ nghĩa của Nhật Bản, từ lư luận, ông đă phát triển thành cấu trúc hoàn chỉnh và từ thực tiễn, ông đă đưa ra được phương án thực thi có hiệu quả. Những tư tưởng và hành động của ông được phản ánh đầy đủ trong tập Tự truyện sẽ giúp chúng ta tiếp tục t́m hiểu nghiên cứu kĩ hơn chân dung đích thực của Fukuzawa Yukichi.
Như đă nói ở trên, Fukuzawa Yukichi được biết đến và có ảnh hưởng ở nước ta từ hồi đầu thế kỉ XX, nhưng số trước tác chứa đựng đầy đủ «con người và tư tưởng» của ông th́ đến gần đây chúng ta mới được đọc ở một vài bản dịch tiếng Việt hiếm hoi, nay được đọc thêm bản dịch Phúc ông tự truyện của Phạm Thu Giang, hẳn chúng ta sẽ lấy làm hài ḷng hơn.
Cảm ơn dịch giả và xin giới thiệu với bạn đọc.
Hà Nội ngày 04-04-2005
Giáo sư Chương Thâu
Chú thích:
(1) Bài Á Tế Á Ca, Tác giả khuyết danh.
(2) Phúc ông tự truyện, Fukuzawa Yukichi, Phạm
Thu Giang dịch, NXB Thế giới và Sách Alpha,
Tr.330.
(3) Nhật Bản cận đại, Vĩnh Sính,
Văn hóa tùng thư, Edmonton, Canada, 1990, Tr.127.
(4) & (5) Phan Bội Châu, NXB Thuận Hóa và Trung
tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội
2000, Toàn tập, Tập 2, Tr.257-258 và Tr.167.
(6) & (7) SĐD, Tập 7, Tr.141.
®
"Khi phát hành lại thông tin từ
trang này cần phải có sự đồng ư của
dịch giả Phạm Thu Giang
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com
"