|
Khúc cây Nguyên tác : Bo - tác giả Abe Kobo Đinh văn Phước dịch Một ngày chủ nhật trong tháng sáu, thật oi bức. Tôi đứng trông chừng hai đứa con trên sân thượng đông nghẹt người của một trung tâm bách hóa tổng hợp nằm ngay trước nhà ga, vừa nh́n xuống phố c̣n ngột ngạt sau cơn mưa mới tạnh, trông không rơ nét. Ngay lúc ở giữa khoảng đầu cầu thang và ống thông gió có người mới bỏ ra, chừa một chỗ trống vừa vặn cho một người đứng, tôi liền sấn tới chen vào, lần lượt bồng hết đứa lớn đến đứa bé lên cho tụi nó xem nhưng cả hai đứa đều không thấy thích. Đến lượt tôi, tuy không có ǵ đặc biệt thế mà tôi lại thấy mê. Đám đông đang bám riết vào lan can thật ra không phải bọn con nít mà toàn là người lớn. Hầu hết tụi nhỏ thấy chán ngay đ̣i về, nhưng đám người lớn bị hối, nổi giận la lối, làm như thể đang bận công việc mà bị bọn nhóc phá rầy. Họ đứng chống cằm lên lan can mải mê nh́n xuống dưới. Dĩ nhiên có lẽ tôi nên hối hận một tí về cách giải trí này, nhưng dù cứ cho là như thế đi chăng nữa, chuyện đó có đáng để bị nói lên nói xuống hay sao. Lúc đó tôi chỉ như người mất hồn, hay ít ra trong đầu đă không nghĩ ngợi chuyện ǵ để cần phải nhớ lại về sau. Duy có lẽ khí trời quá ẩm ướt làm tôi thấy bực bội một cách lạ lùng và trong bụng tôi hết sức bực hai đứa con. Thằng lớn như giận chuyện ǵ, gọi giật giọng “Ba”, tôi bất giác chồm người tới trước như để trốn tiếng nó gọi. Nói vậy chứ đó chỉ là một cái ư mơ hồ, tôi không hề thấy nguy hiểm ǵ, thế mà thân tôi nhấc bổng, tôi té, tai vẫn nghe tiếng gắt “Ba” của thằng con. Khi tĩnh lại, tôi đă biến thành một khúc cây. Nhưng không biết rớt xuống trước rồi thành khúc cây, hay biến thành khúc cây trước nên mới bị rớt xuống. To không to, nhỏ cũng không nhỏ, chỉ vừa vừa, một khúc cây thẳng boong, khoảng một thước. Có tiếng gọi tiếp “Ba”. Trên vỉa hè đám đông dạt ra để lộ một khoảng trống, tôi quay ṿng ṿng, nhắm chỗ trống đó rớt xuống, trúng mặt đường, bắn lên một tiếng khô khan, văng nhằm vô thân cây bên vệ đường rồi rớt cắm vào chỗ trũng giáp với đường xe chạy. Đám đông giận dữ trừng mắt nh́n lên. Hai đứa con tôi nghiêm chỉnh đứng sát lan can, mặt mày tụi nó tái mét như bị cắt hết máu, trông nhỏ chút xíu. Người gác dan năy giờ kiên nhẫn đứng gác trước cửa ra vào, léo nhéo nói với đám đông hứa sẽ ra tay trừng trị mấy thằng nhỏ nghịch ngợm rồi hắn nhanh chân chạy lên từng thượng. Đám đông bị kích động, vung nắm tay lên đe dọa. C̣n tôi th́ không có ai chú ư, cứ cắm yên chỗ đó. Măi một lúc sau mới có một cậu học tṛ t́m thấy tôi, cậu này là một trong đám ba người cùng đi, cậu bạn cũng mặc y chang đồng phục, c̣n người thứ ba có lẽ là thầy của hai cậu này. Hai cậu học tṛ, từ tướng tá, mặt mũi đến cả cách đội nón đều giống nhau như đúc, không khác ǵ hai anh em sinh đôi. Ông thầy có hàm râu mép bạc phơ mọc rậm, đeo kiếng cận khá nặng, tướng người cao ráo trông thật điềm đạm. Cậu học tṛ đầu tiên t́m thấy tôi, rút tôi lên, cậu ta như tiếc rẻ điều chi, nói: “Thế này chứ trúng nhằm chỗ th́ bị toi mạng đó nghen” “Đưa đây cho thầy xem” Ông thầy tủm tỉm cười, đón lấy khúc cây từ tay cậu học tṛ, quơ qua quơ lại hai ba cái rồi bảo: “Coi bộ nó nhẹ quá hả, nhưng cũng không nên tham lam. Coi vầy chứ cũng có thể lấy làm đối tượng nghiên cứu khá tốt cho hai cậu đây. Nếu lấy đây làm bài thực tập đầu tiên cho hai cậu th́ không biết chừng nó sẽ là đề tài khá lư tưởng đấy. Đối với khúc cây này liệu ta có thể lư giải được điều ǵ nào? Hăy cùng nhau phân tích thử xem sao” Ông thầy chống tôi đi, hai cậu học tṛ nối gót theo sau. Ba người tránh đám đông tiến về phiá quảng trường trước nhà ga t́m ghế ngồi nhưng không có chỗ nào trống, cả ba đành ra ngồi xếp hàng bên ŕa băi cỏ. Ông thầy dùng cả hai tay nắm và để thơng tôi xuống, nheo mắt soi tôi ngoài nắng. Bỗng tôi phát giác một điều kỳ quặc, ngay lúc đó h́nh như hai cậu học tṛ cũng nhận ra điều ấy, cùng buột miệng la: “Thầy ơi, râu thầy…”. Th́ ra ông thầy giáo, râu mép bên trái là râu mép giả, bị tróc, rung rung trong gió. Ông thầy chỉ yên lặng gật gù, lấy ngón tay chấm nước miếng dán lại, rồi làm như không có chuyện ǵ, xoay qua xoay lại nói với hai cậu học tṛ ở hai bên: “Nào, đối với khúc cây này, hai cậu có thể nghĩ được chuyện ǵ? Trước hết phải phân tích, phán đoán, sau đó phải phạt nó”. Trước tiên cậu học tṛ bên phải đưa tay đón lấy tôi, quan sát tôi qua nhiều góc cạnh rồi nói: “Trước hềt con thấy, khúc cây này trên dưới khác nhau hẳn hoi”. Cậu ta đút tôi vô nắm tay, kéo lên kéo xuống, nói tiếp: “Trên th́ dơ quá c̣n dưới th́ bị tróc nhiều chỗ. Chắc chắn không phải khi không nó bị vất ra ngoài đường. Con thấy ít ra nó đă được người ta để xài vào một mục đích nhất định nào đó rất lâu rồi mới bị vất đi. Và có vẻ khúc cây này bị người ta xài xể dữ lắm. Thương tích cùng ḿnh mà vẫn cứ bị xài xể, điều đó đủ để cho con đoán, trước đây khi c̣n sống chắc khúc cây này là người có tính t́nh ngay thẳng. Không biết con nghĩ như vậy có được không thầy?” Tiếng ông thầy nói lẫn trong tiếng cười: “Những điều cậu nói đúng đó, nhưng cậu có vẻ thương hại nó quá”. Nghe thầy nói vậy, như để hùa theo thầy, cậu học tṛ bên trái phát biểu nghiêm khắc hơn: “Theo con, khúc cây này hoàn toàn là thứ đồ vô dụng. Nó chẳng qua chỉ là thứ đồ quá đơn sơ. Một khúc cây, nói là để làm dụng cụ cho người ta th́ nó là thứ đồ dùng quá hạ cấp. Nếu chỉ là khúc cây th́ ngay cả khỉ cũng biết xài mà”. Cậu học tṛ bên phải căi: ”Nhưng mà, nghĩ ngược lại mới được chớ, có thể ṇi khúc cây là thứ cơ bản nhất trong mọi thứ dụng cụ, không phải vậy sao? Thêm vào đó nhờ không có ǵ đặc biệt, nên dùng nó sao cũng được, nó có thể dùng làm gậy dắt đường cho người mù, làm roi để huấn luyện chó hay làm đ̣n bẩy để bật đồ vật nặng, mà cũng có thể dùng làm cây gậy để chống cự địch”. “Cây gậy dắt đường cho người mù? Mầy nói, tao nghe không được. Cây gậy có đời nào dắt đường cho người mù đâu, chính người mù mới dùng cây gậy để tự lần lấy đường mà đi đó thôi”. “Th́ như thế cũng đă nói lên được tính chất đơn thuần của khúc cây chớ! Không phải vậy sao?” “Có thể là như vậy, nhưng đây này, cũng với khúc cây này thầy có thể đánh tao, mà tao cũng có thể dùng để đánh lại thầy”. Đến đây ông thầy bật cười: “Hai đứa mầy giống nhau như đúc mà lại căi nhau, tao thấy thật tức cười. Tụi bây chỉ nói có một điều mà dùng hai cách diễn tả khác nhau thôi. Tóm tắt lại, tụi bây muốn nói tên đàn ông này rốt cuộc chỉ là một khúc cây. Đó là lời giải cần và đủ về tên đàn ông này. Khúc cây th́ chỉ là một khúc cây thôi” “Nhưng mà,” Cậu học tṛ phía bên phải h́nh như vẫn c̣n ấm ức: “Thành được một khúc cây th́ cũng phải công nhận cái đặc sắc đó cho người ta chớ. Trong pḥng chứa mẫu người, có chưng không biết bao nhiêu là loại mẫu, nhưng đâu có loại mẫu người nào biến thành khúc cây như vầy đâu. Đơn giản đến mức này th́ thật là hiếm…” “Không đâu, không phải thứ ǵ không có trong pḥng mẫu là quư đâu.” Ông thầy cắt lời. “Ngược lại đó chỉ biểu hiện sự quá tầm thường thôi, đâu cũng có nên không đáng được chọn làm đối tượng nghiên cứu”. Hai cậu học tṛ như đă kháo trước với nhau, bất giác đảo mắt nh́n đám đông xung quanh. Ông thầy nhếch miệng cười: “Không đâu, không phải tất cả đám đông này ai cũng biến thành khúc cây hết đâu. Không phải thầy muốn nói về số lượng những khúc cây thấy đầy dẫy ở ngoài đời như vầy đâu, mà thầy muốn đề cập đến tính chất tầm thường của hiện tượng đó, giống như trường hợp ngày nay không c̣n thấy nhà toán học nào muốn bàn đến đặc tính của h́nh tam giác. Tại v́ không c̣n ai phát hiện ở h́nh tam giác được điều ǵ mới nào nữa”. Ngừng lại một lát, ông thầy nói tiếp: “Nhưng mà, hai cậu định xử tội khúc cây này như thế nào đây?”. Cậu học tṛ bên phải tỏ vẻ bối rối hỏi lại thầy: “Một khúc cây như vầy mà cũng bắt phải xử tội nó sao? Ông thầy xoay sang hỏi cậu học tṛ bên trái: “C̣n cậu?” “Nhất định phải xử chớ. Chính qua việc xử tội kẻ chết mà ta tím thấy lư do hiện hữu của ta. Chừng nào c̣n có chúng ta, chúng ta phải xử tội bọn nó chớ”. “Vậy bây giờ, chọn h́nh phạt nào cho thích đáng đây” Cả hai cậu học tṛ bỗng im bặt trầm ngâm. Ông thầy chấm tôi xuống đất vẽ lung tung ǵ đó, h́nh vẽ trừu tượng không có ư nghĩa, nhưng một lúc sau, nó tự nhiên mọc thêm cả tay lẫn chân, rồi bỗng chốc biến thành một h́nh quái dị. Ông thầy bắt đầu xoá h́nh vẽ này đi, xóa xong ông ta đứng lên, đăm chiêu nh́n ra xa lầm bầm: “Hai cậu, thế nào, hai cậu đă nghĩ chín chưa? lời giải quá dễ hoá ra lại khó. Chắc hai cậu c̣n nhớ bài giảng trong lớp… có những bọn bỏ không cần xử cũng là cách đă xử bọn nó…” “Dạ nhớ”. Hai cậu học tṛ nói một lượt. “Toà án trên trần gian này chỉ cần xử khoảng vài phần trăm dân số trên thế giới là được rồi. Nhưng c̣n ta, đến chừng nào con người chưa trở thành trường sinh bất tử th́ ta c̣n phải xử án tất cả người chết. Muốn xử hết mọi người chết trong khi chúng ta chỉ là thiểu số th́ chắc chúng ta sẽ chết mất v́ kiệt sức. May mà trên đời có bọn này nên không cần đem hết bọn chúng ra xử mà cũng thành ra đă xử hết bọn chúng…” “Khúc cây này là một thí dụ điển h́nh”. Ông thầy cười mỉm, buông tay thả tôi ra, tôi ngă lăn xuống, ông thầy đưa mũi giày đạp đè tôi lại. “Cứ bỏ xó nó ở đây là một cách phạt hay nhất. Nếu có ai lượm, th́ có lẽ người ta lại sử dụng nó thế này thế nọ y hệt lúc nó c̣n sống, giống như sử dụng một khúc cây”. Một trong hai cậu học tṛ như sực nhớ ra điều ǵ bất giác nói: “Nếu khúc cây này nghe được những lời chúng ta nói về nó th́ nó sẽ nghĩ sao?” Ông thầy tỏ vẻ thương hại đưa mắt nh́n hai cậu học tṛ, nhưng không thốt ra lời nào. Hai cậu học tṛ hối hả bỏ đi, nhưng như c̣n có chút t́nh, ngoái lại nh́n tôi vài lần. Không bao lâu sau họ mất hút trong làn sóng người. Có ai đạp tôi. Ướt sũng, tôi lún một phân nửa ḿnh vào ḷng đất nhăo nhoẹt. “Ba ơi, ba ơi, ba ơi…” tôi nghe mấy tiếng gọi thê thiết. Nghe như tiếng mấy đứa con tôi, mà như thể không phải tiếng tụi nó. Trong cái đám dông xô bồ với muôn ngàn đứa trẻ, nếu có một vài đứa khác phải thét lên tiếng gọi cha chúng nó như thế th́ đó cũng không có ǵ đáng phải ngạc nhiên.
Tạp chí Bungei (Văn nghệ) số tháng 7 Showa năm thứ 30 (1955).
Hino, tháng 4 - 2014
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của dịch giả
|