|
Mộng mị Akutagawa, Ryunosuke
Lời người dịch: Tác phẩm này được đăng lần đầu tiên trên Tạp chí Phụ Nữ Fujin Koron, vào tháng 11 năm 1926, tám tháng trước khi Akutagawa uống thuốc ngủ tự kết liễu cuộc đời ḿnh. Nguyên nhân của cái chết là những nỗi bất an triền miên ám ảnh ông, hay đó chỉ là kết quả tất yếu của căn bệnh thần kinh di truyền từ người mẹ điên? Trong tác phẩm này ông đă viết những chữ “chết cũng được” và “thuốc ngủ”. Có thể xem đây là dấu tích báo hiệu sự lựa chọn cái chết của chính ông trong năm sau. Người hoạ sĩ bệnh hoạn trong câu chuyện này, từ lúc c̣n bé đă không phân biệt được đâu là mộng đâu là thực, có phải là h́nh bóng của chính ông không? Người hoạ sĩ đam mê hội hoạ nhưng tự đáy ḷng lại thiếu tự tin về tài năng của ḿnh có phải là tâm trạng của ông không? Nếu người hoạ sĩ là hiện thân của tác giả, th́ cô người mẫu là biểu tượng của ǵ đây? Có phải ông muốn dùng cô người mẫu để ám chỉ cái xă hội hiện thực đầy cám dỗ, thô lỗ?.. Một đề tài bất tận mà ông muốn bóc trần nhưng cảm thấy ḿnh bất lực. Nếu đó là sự tự thú nhận th́ điều đó không nhất thiết ăn khớp với thực tế. Bằng cớ là ông cũng có một cụm tác phẩm nổi tiếng xây dựng trên cuộc sống hiện thực như: Chiếc mùi-soa, Mấy trái quưt, Tiệc khiêu vũ, Mùa thu, Chiếc xe gọng, Trinh tiết, Cục đất, Ảo ảnh cuộc đời, v.v. Người hoạ sĩ ngồi xem tập tranh của Gauguin, lầm bầm: "Phải như vầy mới được". Có phải ông muốn diễn tả cái thèm thuồng trong tiềm thức về sự chọn lựa của Gauguin không? Gauguin đă ly khai đời sống văn minh vật chất bằng cách đi t́m cái đẹp mộc mạc, man dại nơi những nàng con gái thổ dân trên đảo Tahiti. Akutagawa ly khai cuộc đời bằng cái chết. Theo chỗ chúng tôi biết, truyện này chưa từng được dịch ra tiếng Anh hay tiếng Pháp, và nếu tôi không lầm, th́ bản dịch của tôi là bản dịch đầu tiên của truyện này ra tiếng nước ngoài.
Tôi mệt đừ người. Không những vai và cổ cứ mỏi cứng ra, tôi c̣n bị chứng mất ngủ hành rất dữ. Vậy mà lúc nào chợp mắt được tôi lại hay mộng mị. Tôi nhớ có lần nghe ai đó nói, nằm mơ mà thấy màu sắc th́ đó là triệu chứng trong người không khoẻ. Nhưng có lẽ v́ cái nghề họa sĩ của tôi, nên không lúc nào nằm mơ mà tôi không thấy có màu. Tôi cùng với người bạn vô trong một cái quán ở cuối phố, vách kính giống như quán cà phê. Bên ngoài vách kính đầy bụi bặm, một cây liễu mới ra lá non, mọc ngay bên cạnh cổng xe lửa. Chúng tôi ngồi ở bàn trong góc, ăn một món ǵ đó đựng trong bát. Ăn xong th́ thấy dưới đáy bát c̣n lại cái đầu rắn dài khoảng ba phân - trong một giấc mơ như thế tôi cũng thấy màu sắc rất rơ ràng. Nhà tôi trọ nằm ở ngoại ô Tokyo, mùa đông rất rét. Khi nào ḷng thấy u sầu, tôi thường ra đứng trên con đê phía sau nhà, nh́n xuống dưới. Trên nền đá, sỏi lấm lết dầu mỡ và sét rỉ, mấy con đường sắt sáng loé. Phía bên kia đê, một cây cổ thụ giương cành nghiêng nghiêng. Nói là cảnh buồn thiu th́ thật không sai nhưng nó hợp với ḷng tôi hơn cảnh phố xá nhộn nhịp ở Ginza hay ở Asakusa. “Dĩ độc trị độc”, một ḿnh trên con đê, tôi ngồi xổm ph́ phà điếu thuốc lá và đôi lúc tôi bâng quơ nghĩ như thế. Không phải tôi không có bạn. Bạn tôi là một hoạ sĩ trẻ, con nhà giàu, chuyên vẽ tranh theo kiểu tây phương. Thấy tôi không khoẻ, anh khuyến khích tôi nên đi du lịch. “Chuyện tiền nong, lo th́ cũng xong thôi”, anh tử tế đề nghị với tôi như thế. Nhưng dù có đi du lịch, cái bệnh u sầu này cũng không thể lành được. Hơn ai hết chỉ ḿnh tôi mới biết rơ điều này. Thực ra ba bốn năm về trước tôi cũng đă rơi vào t́nh trạng như vầy và để khuây khoả tôi đă đi du lịch xuống tận Nagasaki. Đến Nagasaki, t́m khách sạn nhưng không thấy chỗ nào vừa ư. Sau khi bỏ công kiếm được một nơi th́ tối đến, mấy con thiêu thân lọt vào trong pḥng quấy rầy tôi cả đêm. Chưa đầy một tuần th́ tôi quyết định quay trở về Tokyo. Một hôm vào khoảng xế trưa trời lạnh, đất hăy c̣n sương đóng băng, tôi đi lănh tiền về th́ bỗng thấy hứng muốn vẽ. Chắc đó là v́ có tiền trong tay, tôi có thể mướn người mẫu, nhưng quả thật cái hứng sáng tác cũng đột nhiên dâng lên trong ḷng tôi. Tôi không về ngay mà tạt qua hăng M hỏi mướn người mẫu để vẽ một bức chân dung cỡ lớn, khung cỡ số 10. Trong cơn u sầu, quyết ư này làm tôi thấy sảng khoái hẳn ra, điều mà lâu nay tôi không có. "Vẽ xong bức tranh này th́ chết cũng được", tôi thật t́nh nghĩ như vậy. Người mẫu bên hăng M gửi sang không đẹp nhưng thân thể cô nàng - nhất là bộ ngực th́ thật là đầy đặn. Tóc cô rậm, chải tóm hết về phía sau. Tôi rất hài ḷng, để cô ta ngồi trên ghế mây rồi lo sửa soạn đồ vẽ ngay. Người mẫu đă loă thể. Thay v́ để cô nàng cầm một bó hoa, tôi ṿ nhàu một tờ báo tiếng Anh cho cô ta cầm, bắt cô ta ngồi hai chân khép lại và đầu để nghiêng sang một bên. Nhưng khi tôi bắt đầu đối diện với cái giá vẽ, cái mệt mỏi chán nản v́ cứ phải vẽ hoài, lại xâm chiếm tôi. Căn pḥng này ở bên phía bắc, nhưng trong pḥng chỉ để một cái bồn than làm ḷ sưởi. Tôi đă đốt thật nhiều than cháy đỏ hực trong đó, nhưng vẫn không sưởi ấm nổi căn pḥng. Cô người mẫu ngồi trên ghế mây, lúc lúc mấy bắp thịt trên đùi cứ run lên một cách phản xạ. Tôi đưa cọ lên vẽ và cứ mỗi lần cô ta run là mỗi lần tôi thấy bực. Không phải tôi bực cô ta, nhưng tôi bực với chính tôi. Tôi đă không mua nổi một cái ḷ sưởi đốt bằng dầu, đồng thời tôi bực v́ ngay cả một chuyện như thế này cũng bắt tôi phải khổ tâm lo nghĩ. - Nhà cô ở đâu? - Nhà tui hả? Tui ở dưới xóm Yanaka Sansaki. 1 - Cô ở một ḿnh? - Đâu có, tui ở với con bạn, hai đứa mướn chung. Tôi vừa nói vừa đưa cọ phết màu dần lên khung vải, vẽ cô ta như vẽ một tĩnh vật. Cô nàng ngồi, đầu vẫn để nghiêng, mặt trơ trơ không biểu lộ một t́nh cảm nào. Không những lời cô ta mà cách cô ta nói cũng thẳng trơn một giọng. Đối với tôi, có lẽ từ lúc sinh ra tính cô ta đă như vậy. Nhưng tôi thấy ở đó như có cái ǵ thoải mái, nên ngay cả sau khi vẽ xong tôi thường bắt cô ta cứ ngồi nguyên như vậy. Tuy mắt cô ta nh́n yên một chỗ không hề lay động, thế mà tôi không khỏi không cảm thấy một sự khiêu khích kỳ lạ toát ra từ thân thể của cô nàng. Việc sáng tác không tiến triển như ư muốn của tôi. Mỗi ngày sau khi vẽ xong, tôi thường nằm lăn ra trên tấm thảm trải trên sàn, nắn bóp sau ót, trên đầu và lơ đăng nh́n quanh căn pḥng trọ. Căn pḥng này vỏn vẹn chỉ có cái giá vẽ và chiếc ghế mây. Chiếc ghế mây mặc dù không có ai ngồi, thế mà đôi khi nó bật ra tiếng nghiến. Có lẽ đó là do sự thay đổi của độ ẩm trong pḥng. Những lúc như thế tôi thấy rờn rợn, bỏ ra ngoài đi dạo. Nói là đi dạo nhưng thật ra tôi chỉ quanh quẩn trong cái xóm nhà quê nhiều chùa chiền nằm dọc theo con đê đàng sau nhà trọ. Tuy vậy tôi không hề nghỉ làm việc, ngày nào tôi cũng ngồi trước giá vẽ. Ngày nào cô người mẫu cũng đến đây. Tôi cảm thấy càng về sau này, thân thể cô nàng càng khêu gợi tôi hơn. Chắc chắn trong tôi có xen chút t́nh cảm thèm thuồng với vóc dáng khỏe mạnh của cô ta. Cô nàng vẫn giữ thái độ lạnh lùng, ngả ḿnh nằm dài trên tấm thảm màu đỏ nhạt, mắt nh́n yên về một góc pḥng. "Đứa con gái này không phải là giống người, nó không khác ǵ một con vật ", tôi vừa vẽ vừa nghĩ thế. Một hôm vào buổi chiều, gió ấm thổi về, tôi h́ hụi cầm cọ vẽ. Hôm nay cô người mẫu trông càng đẫy đà hơn mọi khi. Tôi chợt nhận ra tôi bị sức khêu gợi man rợ của thể xác người con gái lôi cuốn. Và tôi ngửi thấy một mùi hăng nồng toát ra từ dưới nách cô nàng hay từ đâu đó, giống như cái mùi hôi hăng hắc nơi da người da đen. - Cô quê quán ở đâu? - Quê tui ở... tỉnh Gunma. - Làng... hả? Làng này nghề dệt thịnh lắm mà. - Dạ phải. - Cô không làm thợ dệt sao? - Hồi nhỏ có làm chớ. Trong khi tṛ chuyện như thế, không biết từ hồi nào tôi đă chú ư đến cái núm vú mỗi lúc một căng to của cô ta. Cái núm vú to lên như một nụ cải sắp nở. Dĩ nhiên cũng như mọi khi, tôi cố dồn hết chú ư vào việc vẽ mà thôi. Nhưng cái núm vú - cái núm vú đẹp đến dễ sợ của cô nàng cứ ám ảnh tôi một cách kỳ dị. Đêm hôm ấy, trời vẫn không ngừng gió. Tôi bỗng thức giấc muốn đi tiêu. Nhưng khi tỉnh táo ra th́ rơ ràng tôi thấy cửa pḥng đă mở, thế mà tôi chỉ đi ṿng quanh trong pḥng. Tôi chợt dừng lại, ngơ ngác đứng yên giữa pḥng. Tôi nh́n xuống tấm thảm màu đỏ nhạt ngay dưới chân, rồi đưa mấy ngón chân trần mơn trớn mặt tấm thảm. Nó cho tôi cái cảm giác gần giống như tấm da một con thú có lông. “Mặt trái tấm thảm này màu ǵ nhỉ?” - tôi tự hỏi và áy náy về câu hỏi đó, nhưng không biết v́ sao tôi lại sợ không dám lật tấm thảm lên xem là màu ǵ. Sau khi làm xong việc bài tiết, tôi chui vào chăn ngủ trở lại. Ngày hôm sau tôi tiếp tục vẽ, nhưng càng thấy nản. Bây giờ ở lâu trong pḥng phút nào, tôi thấy bồn chồn thêm phút ấy. V́ vậy tôi bỏ ra ngoài con đê đàng sau nhà. Cả vùng, trời sắp tối. Những hàng cây, những trụ điện không c̣n hứng chút ánh nắng nào, thế mà chúng hiện lên rất rơ trước mắt tôi. Tôi đi dọc theo con đê, muốn hét thật to lên. Dĩ nhiên tôi đă nén lại được. Tôi cảm thấy như chỉ có cái đầu của tôi đi tới phía trước và tôi rảo bước xuống khu xóm tồi tàn nằm dọc theo con đê. Xóm nhà quê này bao giờ cũng ít thấy người qua lại. Một con trâu bị cột nơi góc trụ điện bên lề đường. Con trâu vẫn giữ tư thế ch́a cổ tới trước, chằm chằm nh́n tôi, mắt nó ưon ướt mơ màng giống hệt như mắt một đứa con gái. Nó như đang trông chờ tôi đến với nó. Và trong ánh mắt con trâu, tôi cảm thấy như có cả sự khiêu khích âm thầm. “Khi nó đâu mặt với tên đồ tể, chắc nó cũng có cái nh́n như thế này”. Cảm giác ấy làm tôi thấy khó chịu, rốt cuộc tôi quành sang ngơ khác, không đi qua chỗ con trâu đứng. Rồi đến một buổi chiều hai ba hôm sau, tôi ngồi trước giá vẽ, hị hụi cầm cọ vẽ. Cô người mẫu nằm yên trên tấm thảm màu đỏ nhạt, ngay cả lông mày cô ta cũng không hề động đậy. Tôi vẽ cô người mẫu trước mặt đă được nửa tháng mà vẫn chưa xong. Và trong khi tṛ chuyện, hai đứa cũng không thấy thông cảm nhau. Hơn thế nữa, tôi cảm thấy càng ngày thân xác cô ta càng khiêu khích tôi mạnh hơn. Ngay cả vào giờ nghỉ, dù chỉ một chiếc áo sơ-mi, cô ta cũng không chịu khoác. Nói chuyện th́ cô ta chỉ trả lời qua loa các câu hỏi của tôi. Nhưng hôm nay, trong khi vẫn nằm duỗi chân trên tấm thảm màu đỏ nhạt, xoay lưng về phía tôi (tôi chợt khám phá ra cô ta có một nốt ruồi đen trên vai bên mặt), không biết v́ cớ ǵ mà cô ta mở miệng bắt chuyện với tôi. - Nè thầy, con đường vô nhà trọ này có dựng mấy cột đá, phải không thầy? - Ừ... - Đó là mấy cái cột làm dấu mả chôn nhau của đàn bà đẻ. - Mả chôn nhau? - Thiệt đó a, mấy cột đá là dấu hiệu đó nghen. - Sao cô biết? - Tại tui thấy rơ ràng mấy chữ viết trên cột đá đó a. Cô nàng vẫn nằm yên, ngoái cổ nh́n tôi qua bờ vai, miệng cười mĩm. - Khi đẻ, ai chui ra mà lại không đội một bọc nhau. - Cô cứ ăn nói nhảm nhí. - Thầy nói vậy chớ cứ nghĩ ai cũng chui ra theo cái nhau... - ?.. - Th́ người ta cũng giống như mấy con chó con thôi à. Tôi vẫn ngồi trước cô người mẫu, đưa cọ vẽ một cách miễn cưỡng? - nhưng điều đó không có nghĩa là tôi chán không muốn vẽ. Lúc nào tôi cũng muốn lột trần cái thô lỗ từ trong cơ thể của cô nàng ra. Nhưng để bốc trần được cái thô lỗ ấy tôi lại không đủ tài năng. Hơn thế, chính tôi cũng muốn tránh. Có lẽ v́ tôi không muốn dùng cọ vẽ và sơn dầu để biểu hiện những cái thô lỗ ấy. C̣n nếu nói lấy phương tiện ǵ th́ có thể diễn tả được nó...vừa giơ cọ lên vẽ, đôi lúc tôi liên tưởng đến cái gậy đá hay cây gươm đá trưng bày trong một bảo tàng viện nào đó. Sau khi cô nàng đă ra về, tôi ngồi dưới ánh sáng mù mờ của bóng đèn điện, giở tập tranh lớn của Gauguin vẽ thời ở Tahiti ra xem từng tấm một. Một lúc sau, tôi mới sực ư thức được là chính ḿnh đang lầm bầm trong miệng: “Phải như vầy mới được”. Tại sao tôi lại lập đi lập lại một câu như vậy. Chính tôi cũng không hiểu lư do. Nhưng tôi bỗng thấy rờn rợn, bèn bảo bà giúp việc về đi, rồi tôi uống mấy viên thuốc ngủ, xong tôi đi ngủ. Khi thức dậy th́ đă gần mười giờ. Đêm hôm qua nhờ trời ấm, tôi đă nằm lăn ra ngủ ngay trên tấm thảm. Nhưng, hơn cả chuyện ấy, giấc mơ tôi thấy trước lúc thức giấc mới là điều làm tôi lo. Tôi thấy tôi đứng ngay giữa gian pḥng này một tay bóp cổ muốn giết cô người mẫu (mà tôi biết chắc, rơ ràng đây là chuyện nằm mơ). Mặt cô nàng hơi ngước lên, vẫn không lộ một chút t́nh cảm nào, mắt dần dần khép lại. Đồng thời cặp vú cô ta vẫn căng phồng tṛn trịa thật đẹp. Cặp vú trắng nơn nổi những lằn gân máu nhợt nhạt. Tôi đă không ngần ngại bóp cổ giết cô ta. Hơn thế, tôi thấy có khoái cảm sau khi làm xong cái việc đương nhiên ấy là đàng khác. Cô ta nhắm mắt như đă chết đi trong yên lặng - tôi thức dậy sau một giấc mơ như thế, nốc cạn hai ba cốc nước trà thật đậm, nhưng càng thấy u sầu hơn. Tự đáy ḷng, tôi không hề muốn giết nàng, nhưng bên ngoài cái ư thức của tôi th́ sao? - tôi rít một hơi thuốc lá dài, sống trong những giây phút nôn nao lạ lùng, trông ngóng cô nàng. Nhưng đă một giờ trưa rồi mà vẫn chưa thấy cô ta đến . Tôi muốn bỏ đi dạo, không đợi nữa, nhưng ngay cả việc đi dạo này cũng làm tôi thấy lo sợ. Nội cái việc bước ra khỏi ngưỡng cửa căn pḥng này - một chuyện chẳng có ǵ cả như thế, mà tôi cũng thấy không chịu nổi. Ngày sắp hết, bóng tối dần dần ập xuống. Tôi sống trong chờ đợi, đi đi lại lại trong pḥng. Cô người mẫu chắc không bao giờ trở lại. Một lúc sau tôi nhớ lại kư ức của mười hai, mười ba năm về trước - hồi tôi c̣n bé. Cũng một buổi chiều như hôm nay, tôi ngồi ngoài hiên, đốt mấy cây nhang pháo bông. Dĩ nhiên lúc ấy không phải tôi ở Tokyo mà tôi đang sống với cha mẹ ở nhà quê. Bỗng tôi nghe có tiếng la to “Ê, sao vậy mày!”, hơn thế nữa tôi cảm thấy như có ai đó lay vai tôi. Trong đầu, tôi chỉ nghĩ là tôi đang ngồi ngoài hiên nhưng khi mơ hồ lấy lại được ư thức th́ mới biết tôi đang ngồi ở ngoài cánh đồng trồng hành ở sau nhà. Đốt hết cây hành này đến cây hành khác, sạch bách cả hộp diêm tự lúc nào mà tôi không hay - tôi rít một hơi thuốc dài và suy nghĩ, chắc tôi phải để ư đến những giờ khắc tôi sống hoàn toàn bên ngoài ư thức của tôi. Đó không phải chỉ là nỗi lo âu nhưng chính là nỗi lo sợ trong ḷng tôi. Đêm hôm qua, tôi nằm mơ thấy tôi bóp cổ giết cô nàng, nhưng nếu đó không phải ở trong mộng th́ sao... Cô người mẫu ngày hôm sau vẫn không thấy tới. Tôi buộc ḷng phải đến hăng M để hỏi âm tín của cô nàng. Nhưng ông chủ hăng M cũng không có tin tức ǵ cả. Tôi càng thấy lo, nên xin họ chỉ chỗ cô ta ở. Chính cô ta nói cô ta ở dưới xóm Yanaka Sansaki. Nhưng theo lời ông chủ hăng M th́ cô ta ở trên xóm Hongo Higashikata. Khi tôi đến đấy th́ đèn đường đă sáng. Nhà cô ta thuê là một căn tiệm giặt ủi trong ngơ hẻm, vách sơn màu đỏ nhạt. Mặt tiền lộng kiếng, bên trong có hai người thợ chỉ mặc áo thun đang đứng chăm chú ủi đồ. Tôi định thủng thẳng đẩy cửa bước vào, thế nhưng không biết làm sao, tôi lại cụng đầu vào cửa kiếng. Tiếng động làm cho cả hai người thợ lẫn chính tôi giật ḿnh. Tôi lúng túng bước vào, hỏi một trong hai người thợ: - Có cô ... ở nhà không? - Cô... đi từ hôm kia chưa thấy về. Mấy tiếng trả lời ấy làm tôi lo. Nhưng tôi nghĩ không nên hỏi thêm, phải cẩn thận, v́ nếu có ǵ th́ họ sẽ nghi tôi. - Cái cô ấy khi nào bỏ nhà đi th́ đi mất biệt có khi cả tuần không thấy về. Người thợ nước da mặt mét mét, tay vẫn không ngừng ủi, thêm thắt vào. Trong lời nói của anh ta, rơ ràng có giọng khinh miệt, tôi thấy giận vội bỏ ra ngay. Nhưng điều đó c̣n đỡ, bởi v́ trong khi tôi đang đi trong xóm Higashikata đông đúc nhà cửa, tôi lại sực nhớ ra, có lần tôi đă nằm mơ thấy cái xóm này trong mộng. Cũng tiệm giặt ủi vách sơn đỏ, kiến trúc kiểu tây phương. Cũng mấy người thợ nước da mặt mét mét. Cũng bàn ủi cháy hực than. Việc đến đây t́m cô nàng th́ mấy tháng trước (hay mấy năm trước đây), tôi cũng đă thấy y hệt như vậy trong mộng. Và dĩ nhiên cũng ở trong mộng, sau khi bỏ căn tiệm ra, tôi cũng một ḿnh đi trên con đường vắng vẻ của khu xóm này. Thế rồi - thế rồi... sao các kư ức mộng mị ấy biến đi đâu mất cả, chẳng c̣n lại một chút nào trong trí năo tôi. Và bây giờ, dù có chuyện ǵ xảy ra cho tôi chăng nữa, th́ tôi cũng nghĩ chẳng qua đó chỉ là chuyện trong mộng mà thôi... 11/1926 Đinh Văn Phước dịch từ nguyên tác tiếng Nhật Yume Nguồn: Mạng Aozora Bunko (www.aozora.gr.jp) Bản dịch này đă
đăng lần đầu trên mạng Chim
Việt Cành Nam; bản đăng trên eVăn
có một số sửa chữa của
dịch giả. Chú thích của eVăn: 1 Theo chúng tôi, dịch giả chủ ư dùng ngôn ngữ địa phương để lột tả việc cô gái này nói năng bằng ngôn ngữ b́nh dân, "quê kệch". ®
"Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư
của dịch giả .......... |