
T́m
Hiểu Giải Nobel Vật Lư 2022
Giải Nobel Vật Lư năm 2022 được trao cho 3
người : John Clauser (Mỹ), Alain Aspect (Pháp) và Anton
Zeilinger (Áo). Chuyện này không có ǵ lạ với
các nhà Vật Lư v́ thí nghiệm của họ xảy ra cách đây hơn 40 năm.
Nhưng đối với tôi giải thưởng này gợi ra một câu
chuyện thú vị. Nó cho thấy sự tương phản
giữa suy luận dựa trên kinh nghiệm, trực quan, kiến thức tổng quát
(Einstein) và suy luận tôn trọng sự đặc thù của Cơ Học Lượng Tử (Neils
Bohr và Werner Heisenberg). Quan điểm của Bohr và Heisenberg
thường được gọi chung là lối “giải thích Copenhagen” (Copenhagen
interpretation, CI)a).
Bối cảnh khoa học :
Trước khi bàn về giải Nobel, chúng ta cần t́m hiểu những khái niệm
liên quan trong Cơ Học Lượng Tử qua thí nghiệm sau đây.
Năm 1935 nhà Vật Lư người Áo, Erwin Schrödinger,
đă đưa ra một thí nghiệm tưởng tượng. Sau trở thành nổi tiếng
với cái tên “Con mèo của Schrödinger” (Schrödinger’s cat). Trong một
cái hộp đặt một nguyên tử phóng xạ, một máy đo Geiger, một cái búa,
một chai thuốc độc và một con mèo. Lúc hạt nguyên tử bắt đầu băng
hoại và phóng xạ, máy đo Geiger sẽ kích hoạt cái búa đập bể chai
thuốc độc và con mèo sẽ chết. Dĩ nhiên chuyện
này xảy ra khi hộp đóng kín. Câu hỏi là “sau một thời gian
lúc mở hộp ra, con mèo sống hay chết ?”.
Ở đây câu hỏi chỉ tập trung vào “sống
hay chết”, loại trừ những t́nh trạng khác như hấp hối …

Thí nghiệm tưởng tượng của Erwin Schrödinger –
Nguồn : internet.
Dựa trên kinh nghiệm, kiến thức tổng quát và trực quan, chúng ta có
thể suy luận rằng
“cho tới lúc mở hộp, quá tŕnh
băng hoại của nguyên tử có thể xảy ra hay không xảy ra (random).
Tùy thuộc vào điều này, con mèo có thể sống hay
chết”.
Suy luận này b́nh thường, có lẽ không làm ai ngạc nhiên.
Nhưng … đây là cách giải thích trên tinh thần
của CI.
“Lúc mở hộp ra con mèo hoặc c̣n sống hoặc chết. Nhưng trước khi
mở hộp, nó ở trong t́nh trạng vừa sống vừa
chết !. Hành
động mở hộp ảnh hưởng đến trạng thái cuối cùng của con mèo (sống
hoặc chết)”.
Một lối giải thích kỳ cục, không thể hiểu được với kiến thức tổng
quát.
Tại sao ?
Một video clip bằng tiếng Việt (quên địa chỉ) lúc bàn về
superposition (sự chồng chập) đă đưa ra một thí dụ thật hay.
Những chữ trong ngoặc là thuật ngữ Vật Lư tương
ứng.
Trong một lớp học lúc thầy giáo chưa tới, t́nh trạng trong lớp như
thế nào (quantum state) ? Có thể yên tĩnh
hay ồn ào hay “một góc yên tĩnh, một góc ồn ào” (nghĩa là “vừa yên
tĩnh vừa ồn ào, superposition”) .
Mỗi lớp học có một t́nh trạng khác nhau, nên chỉ
có thể phỏng đoán bằng một mô h́nh xác suất (Schrödinger wave
equation). Lúc thầy giáo bước vào (measurement / experiment),
lớp học sẽ có một t́nh trạng duy nhất :
yên tĩnh hoặc ồn ào … (the collapse of wave equation).
Thí dụ này làm rơ cách giải thích CI.
Schrödinger tuy đưa ra thí nghiệm tưởng tượng
này, nhưng lập trường của ông khác với CI.
Phân tích thí nghiệm của
Schrödinger :
Superposition có nguồn gốc sâu xa từ lư thuyết “vật chất vừa là hạt
vừa là sóng” của nhà Vật Lư trẻ tuổi người Pháp, Louis De Broglie.
Vật chất ở đây cụ thể là photon, electron, atom … De Broglie lấy ư
tưởng từ lư luận của Einstein, “ánh sáng vừa là sóng vừa là hạt”
b) .
Max Planck và Einstein được coi là những người đặt nền tảng cho Cơ
Học Lượng Tử. Nhưng … ngay từ đầu Einstein tỏ ra không có cảm t́nh
với ngành này.
Electron có thuộc tính của sóng đă được chứng minh bằng thí nghiệm
double-slit experiment.
Electron đi qua vách có 2 khe và h́nh trên màn
ảnh cho thấy hiện tượng giao thoa (interference).
Hiện tượng này chỉ có thể giải thích nếu
electron là sóng. Giao thoa là sự chồng
chập (superposition) của nhiều sóng. Từ đây mới có kết luận
“con mèo vừa sống vừa chết (superposition)”.
Qua thí nghiệm trên, sau đây là quan điểm của CI.
1)
Sự chồng chập của những trạng thái lượng tử (superposition of
quantum states) chỉ là một trạng thái lư thuyết, không quan sát được.
Lúc chúng ta quan sát hay đo lường, trạng thái chồng chập này suy
sụp thành hiện thực (the collapse of wave equation).
2)
Sự đo lường ảnh hưởng tới trạng thái của lượng tử (measurement
affects the final outcome of quantum states) .
Trong thí dụ trên, t́nh trạng của lớp học đă thay đổi lúc thầy giáo
bước vào.
3)
Trạng thái lượng tử chỉ tồn tại bằng đo lường. Trong thí nghiệm về
con mèo, nếu không mở hộp, chúng ta không biết cũng như không thể
biết t́nh trạng của con mèo. Chỉ có thể đoán bằng xác suất. Einstein
tỏ ra bực bội về điểm này và đă nói :
“Bạn có thực sự tin rằng mặt trăng chỉ tồn tại khi bạn nh́n
nó ?”
Nói cách khác Einstein cho rằng đo lường hay quan sát không ảnh
hưởng tới t́nh trạng của lượng tử. Einstein cũng
không thích dùng xác suất để tiên đoán vị trí của một hạt lượng tử.
Einstein phần nào có lư. Thí dụ chúng ta
không bao giờ nói
“Buổi sáng mặt trời mọc ở hướng đông với xác suất 100%”
mặc dù câu này không sai. Trong một cuộc tranh luận với Bohr,
Einstein từng nói
“God does not play dice” (Thượng đế không chơi xúc xắc)
Bohr đă đáp lại
“Einstein, stop telling God what to do !” (Einstein, đừng dặn ḍ
Thượng Đế phải làm ǵ).
4)
Trong thí dụ về con mèo, chúng ta thấy có sự liên quan giữa nguyên
tử phóng xạ và t́nh trạng của con mèo. Những hạt lượng tử cũng có
mối liên quan tương tự, được gọi là quantum entanglement. Theo cách
giải thích CI, hai hạt lượng tử này cùng được mô tả bằng một phương
tŕnh sóng (Schrödinger
wave equation), có thuộc tính (spin) trái ngược, bất chấp khoảng
cách của chúng ! Đây là điều kỳ lạ khó
hiểu, không thể giải thích được, chỉ có thể xác nhận bằng thí nghiệm.
Có người đưa ra thí dụ sau đây để giải thích.
Có một đôi trai gái quen nhau tại một thành phố. T́nh trạng của hai
người là “bạn”. Sau đó hai người xuất cảnh đi 2 nước khác nhau. Một
thời gian sau gia đ́nh hai bên tổ chức đám hỏi mà không thông báo
cho họ biết. Ngay tại thời điểm đó, t́nh trạng của họ từ “bạn” tự
động trở thành “hôn phu / hôn thê”, mặc dù họ không hay biết và bất
chấp khoảng cách nơi họ ở. Nói theo cơ học lượng tử, t́nh trạng của
họ cùng được diễn tả bằng một phương tŕnh sóng !
Qua những phân tích trên bạn đọc thấy rằng Cơ Học Lượng Tử kỳ cục,
phản trực quan, không đoán trước được, không xác định được (weird,
counter-intuitive, unpredictable, non-deterministic, non-locality).
Nghịch Lư EPR (EPR paradox) :
Schrödinger đưa ra thí nghiệm về con mèo sau khi Einstein và hai
đồng nghiệp của ông đăng bài nghiên cứu “Can Quantum-Mechanical
Description of Physical Reality Be Considered
Complete ?” năm 1935. EPR là viết tắt tên của ba
người : Albert Einstein, Boris Podolsky
và Nathan Rosen. Bài này là nhận xét của ba tác
giả về quantum entanglement. Báo New York
Times thời đó có đăng tin này.


Bài này được nhiều người phân tích.
Để hiểu được lập luận về entanglement, chúng ta
cần biết những đặc tính của nó.
Hai hạt lượng tử ở trạng thái entangled,
nếu chúng có thuộc tính trái ngược nhau. Thông thường thuộc tính này
là angular momentum, được thể hiện bằng spin, tức là chiều quay của
hạt lượng tử theo một trục. Nếu một hạt
quay theo chiều đi lên trên trục z, th́
hạt kia chắc chắn sẽ quay theo chiều đi xuống. Kết quả là tổng cộng
spin của 2 hạt là 0, nếu 2 hạt được tạo ra từ một hạt nguyên thủy có
spin 0. Đây là định luật bảo tồn xung lượng
(conservation of angular momentum). Điều
này đă được kiểm chứng bằng thực nghiệm và đúng bất chấp khoảng cách
giữa 2 hạt.

Thí dụ về hai hạt lượng tử trong trạng thái “entangled”.
Nguồn : internet.
Theo Nguyên Lư Bất Xác Định của Heisenberg (Heisenberg’s Principle
of Uncertainty), nếu chúng ta đo spin của một hạt
theo trục z, chúng ta sẽ không thể đo
spin của hạt thứ hai theo trục x hay y. Nhóm Einstein thấy vấn đề
nằm ở đây. Làm sao hạt thứ 2 biết hạt thứ nhất được đo theo trục
z ? Nên nhớ 2 hạt có
thể ở khoảng cách rất xa. Đây là những
điểm nhóm Einstein đưa ra.
1)
1) Hiểu biết hiện tại về Cơ Học Lượng Tử là không đầy đủ.
2)
2) Nếu hai hạt lượng tử ở trạng thái entangled và ở hai nơi thật xa
(thí dụ 100,000km), bằng cách nào hạt này biết được trạng thái của
hạt kia ? Nếu hai hạt này có cách nào đó
để truyền đạt thông tin, tốc độ truyền đạt phải nhanh hơn ánh sáng
(300,000 km/s). Điều này vi phạm Thuyết
Tương Đối (Special Relativity) của chính Einstein. Lối truyền đạt
khó hiểu này, nếu có, được Einstein gọi là “spooky action at a
distance (tác động kỳ quái từ xa)”. Hạt lượng tử có kích thước thật
nhỏ, không thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường. Thật khó tưởng
tượng một hạt nhỏ như vậy lại chứa một cơ cấu truyền tin siêu nhanh.
3)
3) Để giải thích quatum entanglement, Einstein cho rằng có yếu tố
nội tại (locality) trong mỗi hạt lượng tử lúc nó được tạo ra mà
chúng ta chưa biết. Yếu tố này được gọi là ẩn số (hidden variables).
Nhiều nhà Vật Lư gọi ẩn số này là DNA của một hạt lượng tử. Tôi lại
thích dịch là “yếu tố bẩm sinh” của hạt lượng tử.
Với giả thuyết về ẩn số, nhóm Einstein đă gián tiếp phủ nhận lối
giải thích CI. Nói cách khác nếu một hạt lượng tử được đo là spin
up, th́ tại nó bẩm sinh là spin up. Không có chuyện superposition và
ngẫu nhiên trở thành spin up (collapse of wave function).
Nhưng làm sao để chứng minh sự tồn tại của ẩn số
? Thí nghiệm về Cơ Học Lượng Tử rất khó
thực hiện. Do đó cuộc tranh căi này không được chú ư nhiều.
Các nhà Vật Lư không ngă hẳn về phía nào, người
ta chỉ đoán rằng đa số ngă về phía Bohr.
Einstein qua đời năm 1955, Bohr qua đời năm 1962.
Cho tới lúc nhắm mắt, họ không có câu trả lời
bên nào đúng.
Bất đẳng thức Bell :
Năm 1964 nhà Vật Lư người Ireland, John Stewart Bell, nghĩ ra một
cách để chứng minh sự tồn tại của ẩn số của nhóm Einstein.
Thay v́ đo spin của 2 hạt entangled theo
cùng một trục, mỗi hạt có thể đo theo một trục khác nhau. V́ chiều
của spin là bẩm sinh, nên đo khác chiều không vi phạm Nguyên Lư Bất
Xác Định của Heisenberg.

Hai hạt entangled được phát ra theo 2 hướng và đo bằng 2 trục khác
nhau – Nguồn : internet

John Stewart Bell
Giả thử chúng ta có 2 hạt entangled A và B. Spin của cả 2 được đo
theo 3 trục có góc α, β và ɣ với trục z. Chúng ta có tất cả 23
= 8 trường hợp như bảng dưới đây. Dấu + / - tượng trương cho 2 chiều
ngược nhau của 1 trục.

Xác suất để spin của hạt A quay theo
chiều dương của trục α và spin của hạt B quay theo chiều dương của
trục β là

Phân tích liên hệ của những xác suất này, chúng ta có được Bất Đẳng
Thức Bell sau đây.

Đây là trường hợp đo spin theo 3 trục
4). Công thức cho trường hợp tổng
quát khó và phức tạp hơn nhiều.
Thí nghiệm của Clauser, Aspect và
Zeilinger :
Nếu kết quả thực nghiệm cho thấy bất đẳng thức Bell đúng, nhóm
Einstein thắng (locality).
Nghĩa là có sự tồn tại của ẩn số.
Trường hợp ngược lại Bohr đúng (non-locality).
Năm 1972 John Clauser cùng với Stuart Freedman, sinh viên Univ. of
California at Berkeley, đă làm thí nghiệm đầu tiên.
Kết quả cho thấy nhóm Einstein sai.
Clauser cho biết ông buồn và thất vọng v́ lúc
đầu tin tưởng Einstein đúng. Năm 1976 ông
lập lại thí nghiệm vài lần nữa, kết quả không thay đổi. Năm
1982 Alain Aspect làm thí nghiệm tương tự, nhưng tinh
vi và chính xác hơn, có cùng kết quả.
Anton Zeilinger cũng vậy.
Zeilinger c̣n nghiên cứu về teleportation, một
ứng dụng của quantum entanglement.

Phải đợi tới năm 2022 ba người mới được trao giải Nobel.
Nếu John S. Bell c̣n sống, người ta tin rằng ông cũng được giải
Nobel 2022. Qua câu chuyện này, theo tôi
Einstein sai v́ cố áp đặt suy luận của Vật Lư Học cổ điển hay khoa
học nói chung vào thế giới lượng tử. Bohr không thông minh hay giỏi
hơn Einstein, nhưng thực tế hơn, chịu chấp nhận những đặc tính kỳ
cục của Vật Lư Lượng Tử.
Ngày nay khoa học gia vẫn chưa thực sự hiểu được entanglement.
Nhưng superposition, entanglement và interference (giao thoa) đang
làm một cuộc cách mạng !
Superposition có ứng dụng quan trọng trong thực
tế. Máy tính lượng tử (quantum computer)
không dùng bit (binary digit), mà dùng qubit (quantum bit).
Qubit vừa là 0 vừa là 1.
Nó là yếu tố khiến máy tính lượng tử có tốc độ
xử lư cực nhanh. Cho tới cuối năm 2021, IBM đă có máy tính
lượng tử đặt tại 4 nước : Mỹ, Đức, Nhật
và Ấn Độ. Nhưng h́nh như máy tính này chưa phải là full scale, all
purpose quantum computer. Hiện nay IBM và Google
là hai hăng hàng đầu trong việc nghiên cứu máy tính lượng tử.
IBM có dự định chi tiêu US $100 triệu để tài trợ cho nhiều đại học
khắp thế giới, trong dự án xây dựng
quantum-centric supercomputer trong ṿng 10 năm.
Entanglement được ứng dụng trong teleportation, quantum cryptography
… Hokkaido Univ. ứng dụng entanglement để cải thiện kính hiển
vi.
Mới đây nhà Lư Luận Vật Lư nổi tiếng người Mỹ gốc Nhật, Michio Kaku
(加來
道雄),đă
xuất bản cuốn “Quantum Supremacy – How The Quantum Computer
Revolution Will Change Everything” (nxb Doubleday, 2023).
Ông cũng có nhiều video clip trên Youtube nói về
đề tài này. Trong ṿng 10 năm hay ngắn hơn, tôi đoán chúng ta
sẽ chứng kiến cuộc cách mạng này.
New Jersey, tháng 7, 2023
Đoàn Tất Trung
Ghi Chú :
a)
Werner Heisenberg là người Đức, được Neils Bohr mời qua Đan Mạch làm
việc chung. Lúc đầu họ là thầy tṛ, sau
thành đồng nghiệp. Cả hai đều lănh giải Nobel. Cả hai thành “trường
phái Copenhagen”. Không có một tuyên bố chính thức nào về
“Copenhagen interpretation”. Các nhà Vật Lư dùng từ này để chỉ quan
điểm của Bohr và Heisenberg.
b)
Ngày nay chúng ta thấy lư luận “ánh sáng vừa là sóng vừa là hạt” có
tính táo bạo, đột phá. Tuy sáng tạo cần thiết trong nghiên cứu khoa
học, nó không dễ được chấp nhận. Kể từ lúc ra đời, hơn 10 năm chẳng
có khoa học gia nào tin vào lư luận này.
Giáo sư nổi tiếng Max Planck đă viết thư
tiến cử Einstein vào Hàn Lâm Viện Khoa Học Đức. Tuy thấy tài năng
của Einstein, nhưng lúc đầu ông vẫn không chấp nhận ư tưởng “ánh
sáng vừa là sóng vừa là hạt (wave-particle duality of light)”
3).
Tài liệu tham khảo :
1)
1) Albert Einstein, Boris Podolsky, Nathan Rosen, “Can
Quantum-Mechanical Description of Physical Reality Be Considered
Complete ?”, Physical Review, May 1935.
2)
2) Dennis Morris, “Quantum Mechanics – An Introduction”, Mercury
Learning and Information LLC, 2017.
3)
3 ) Carlos I. Calle, “Einstein for Dummies”, 2005, Wiley Publishing.
4)
4) Silvia Arroyo Camejo, “Lư Thuyết Lượng Tử Kỳ Bí”, 2006, nxb Trẻ.
Nguyên tác : “Skurrile Quantenwelt”
Dịch giả : Phạm Văn Thiều, Nguyễn Văn Liễn, Vũ Công Lập
Tác giả là người Đức sinh năm 1986. Cô bắt đầu viết sách này năm 17
tuổi và hoàn thành lúc 19 tuổi, trước ngày tốt nghiệp Trung Học. Với
tŕnh độ Trung Học mà có thể bàn về phương tŕnh
Schrödinger, dùng kư hiệu Dirac (Dirac notation) th́ ngoài sức tưởng
tượng ! Cô ta tốt nghiệp PhD Vật Lư. Hiện tại là Data Scientist,
chuyên về AI sau một thời gian nghiên cứu Vật Lư.
5)
5) Một số tài liệu từ YouTube, Google.
|