|
BỨC TƯỜNG -
TỘI CỦA S.KARUMA TÁC GIẢ:
ABE KOBO DỊCH GIẢ:
LÊ NGỌC THẢO Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4
Cặp mắt cá vàng
ở ŕa ghế đầu cánh phải, đứng
lên nói. -Xin mọi ngườI giữ im lặng. Tôi xin đảm
nhận nhiệm vụ điều hành và ghi chép. Từ phía bàn đối
diện đốc tờ la lên. -Ghi lại tất cả mọi việc. Nghe không? Nhưng
không cần phải ghi những chuyện thiếu
khoa học. Cặp mắt cá vàng
nghiêm nghị, nghiêng ḿnh nói. -Ở đây xin hăy tôn trọng tôi với tư cách
là người điều hành. Tiếng vỗ tay vang
vội cả pḥng. Đốc tờ im miệng, cúi
đầu. Tôi cũng nghĩ vậy, có thể
tin những thái độ không là c̣ mồi, nên
cảm thấy có đôi chút hy vọng về
tiến triển của sự kiện. Kế đó cặp
mắt cá vàng nh́n về hướng ghế
giữa nói. -Xin giới thiệu chủ tịch và các ủy viên.
Năm người
mặc đồng phục màu lục cùng đứng
dậy cúi đầu, nên không biết ai là
chủ tịch. -Xin chọn chủ tịch. Cả hội trường
x́ xào bất măn, nhiều miệng cùng la lên -Phiền phức quá. Vô đề nhanh đi. Cặp mắt cá vàng
lật đật nói lại. -Xin xét xử ngay sự kiện. Rồi cô sửa giọng. -Bị cáo … Cô chỉ tôi, bảo. -Bị bắt quả tang. Không cần phải nói
nhiều, chỉ cần quyết định
bị cáo có tội hay không có tội. Năm ủy viên
mặc đồng phục màu lục cùng nói. -Gọi nhân chứng ra.
-Nhân chứng thứ nhất … Cặp mắt cá vàng
nghiêng đầu bảo. -Người trợ lư đốc tờ. Nếu có
mặt hăy đứng lên trả lời chất
vấn. Rồi đột nhiên
cô ta hốt hoảng lên. -À. Trợ lư của đốc tờ là tôi. Tôi là
nhân chứng số một. Để làm yên
tiếng cười sặc sụa của
những người bàng quan, một luật gia
trong đám ủy viên lên tiếng. -Xin hỏi. Bị cáo có tội hay không có tội. Cặp mắt cá vàng
trả lời. -Có tội. Luật gia bảo. -Hăy giải thích sự t́nh cho rơ rệt. -Vậy th́ tôi xin nói. Bị cáo, chỉ trong ṿng 3
tiếng đồng hồ, chỗ tôi thấy , cũng
đă 2 lần phạm tội. Lần thứ
nhất, hắn trộm mất h́nh tạp chí
để ở pḥng đợi . -Vậy hắn phạm tội trộm à ?
-Đúng.
-Có điều ǵ phải nói về mánh khóe
của hắn không ?
-Có. Bị cáo lợi dụng áp lực âm
của ngực ḿnh hút mất đồ vật.
-Mánh khóe hi hữu thật. Nhưng về
điều nầy có nhân chứng nào khác không ?
-Là nhân chứng thứ hai, xin đốc
tờ đứng lên.
-Đốc tờ. Sự thật mà người
trợ lư của ông kể, ông có thừa
nhận không? Đốc tờ không
từ chối được nên phải đứng
lên. -Tôi không muốn phát ngôn về những vấn
đề thiếu tính cách khoa học.
-Với lư do ǵ ông không chịu phát ngôn.
-V́ chủ nghĩa.
-Được rồi. Nhân chứng thứ
hai, v́ chủ nghĩa đă không chịu phát ngôn.
-Không được. Miệng của
cặp mắt cá vàng bỗng nhiên bắt đầu
nhọn ra. -Với bất cứ chủ nghĩa nào đi
nữa, sự thật là sự thật, không
thể phủ định được. Không
thể bóp méo sự thật v́ lư luận nhị
nguyên dễ dăi của những người theo
chủ nghĩa khoa học.
-Nhưng mà, Một trong hai
triết gia ra miệng. -Thật ra, đứng trên lư luận nhận
thức mà nói th́ … Ông ta đưa tay
phải lên đút vô mũi trái, rùng ḿnh nhổ
lông mũi, rồi phủi nhẹ ở đầu
gối quần nói tiếp. -Những chuyện gọi là sự thật thường
không có.
-Nhưng … Một triết gia khác
nhắm mắt lại, mơ màng nói. -Nói theo kiểu biện chứng pháp th́ sự
thật có thể có được tùy theo
giả thuyết của công lư. Đột nhiên toán
học gia vỗ tay gào lên. -Công lư. Công lư. Vạn tuế công lư. Nhưng bị luật
gia c̣n lại thọc cùi chỏ nên ông ta yên
lặng ngay. -Nhưng sự thật dẫu sao cũng là sự
thật …, Cặp mắt cá vàng
vừa mới nói, th́ luật gia đầu tiên
chận ngay lại. -Quyết định của ủy viên là nghiêm túc.
-Rồi, người chứng thứ
nhất, hăy giải thích tội tiếp theo
của bị cáo.
-Nghĩa là giải thích cái tội bị
bắt quả tang phải không. Bị cáo đang
ăn trộm lạc đà. -Tính trộm hay là đă trộm ?
-Đang trộm.
-Có nhân chứng nào khác về chuyện
nầy không ?
-Hai người cảnh sát tư với lăo
quét vườn.
-Vậy th́, nhân chứng thứ ba, hai
cảnh sát tư. Hai tên đàn ông to
lớn ở hai bên tôi, giậm gót giày, bước
từng bước một ra phía trước. -Nhân chứng nh́n nhận bị cáo có tội hay không
có tội. Cả hai cùng nói. -Có tội.
-Hăy nói rơ sự t́nh .
-Bị cáo đang ăn trộm lạc đà.
-Được rồi. Kế đó, nhân
chứng thứ tư, lăo quét vườn.
-Dạ. Lăo cầm chổi
đứng lên bên cạnh cửa. -Lại đây. Nhân chứng có công nhận lời
chứng của hai người trước không ?
-Dạ. Cái thằng bị cáo. Nó đă
đứng gần một tiếng đồng
hồ trước chuồng, chính mắt tôi
thấy.
-Xin hỏi cả ba. Mánh khóe của hắn
như thế nào ? Cả ba như kinh hoàng,
cùng nh́n lẫn nhau, không nói ǵ. Luật gia hơi
lớn tiếng ra. -Những nhân chứng đă từ chối phát ngôn.
Lư do ǵ ? Cả ba lại cũng
im ĺm, lần lần gục đầu xuống.
Việc nầy làm cặp mắt cá vàng nhọn
miệng ra, cuối cùng không chịu được
nữa, lớn tiếng lên. -Đương nhiên không cần phải nói. Hút
bằng áp lực âm.
-Đương nhiên ? Tại sao lại
đương nhiên … hăy nói lư do của nó.
-Chuyện dễ quá. Lần phạm tội
đầu tiên, như lời bị cáo đă cung
khai với tôi và đốc tờ, là nếu
bị cáo chăm chú nh́n vào một đối tượng
nào đó, tự nhiên mắt bị cáo sẽ hút
mất vật đó. Toán học gia la lên. -Thật sự bị cáo đă cung khai như vậy
hả ? Một triết gia nh́n
về hướng tôi la lên. -Đừng có nh́n đây! Triết gia khác
lại la lên. -Tôi cũng chưa muốn bị hút. Luật gia từ trước đến
giờ chưa nói một câu nào, tái mặt ra.
Bỗng chốc, cả pḥng trở nên dao động
mănh liệt. Ai cũng muốn núp sau lưng người
khác cho nên những người yếu đuối
bị đẩy ra phía trước, có nhiều
người bị xỉu v́ quá sợ. Thật là
một cảnh hết sức buồn cười,
nhưng không biết sao tôi không thể cười
được. Dẫu trong t́nh cảnh hỗn
loạn như vậy, luật gia đầu tiên
vẫn kiềm chế ḿnh được đôi
chút, liền ra lệnh cho hai tên đàn ông to
lớn ở bên tôi. -Nguy hiểm lắm! Bịt mắt bị cáo nhanh lên. Tôi bị bịt
mắt và pḥng họp lại im lặng ra.
Thời gian trôi qua, tôi nghe có tiếng hổn
hển và tiếng thở dài khắp nơi. Tiếng nói của
luật gia có vẻ run run. -Vậy th́, tôi xin hỏi nhân chứng thứ
nhất …, bị cáo âm mưu phạm tội
với mục đích ǵ ?
-Lạc đà là gia súc có ích. Tiếng nói của
cặp mắt cá vàng, có lẽ nghĩ rằng
mọi chuyện đều đă quyết định,
nên có vẻ b́nh tĩnh hănh diện như đă
chiến thắng. -Nhưng tấm h́nh trong tạp chí th́ sao ?
-Đương nhiên là để nuôi con
lạc đà đó.
-Nghĩa là sao ?
-Đó là tấm h́nh một đồng
cỏ rộng lớn.
-Ừ. Đúng là hành vi phạm tội có
kế hoạch.
-Đúng ạ. Hoàn toàn có kế hoạch. V́ bị bịt
mắt nên tôi không thấy được nhưng
chắc có lẽ nhiều người đă
trầm ngâm suy nghĩ. Trong khoảnh khắc, im
lặng chi phốI cả pḥng. Có tiếng ho.
Tiếng của luật gia. -Đến đây, hết nhân chứng rồi à ?
-C̣n chứ. Nhân chứng thứ năm.
-Dạ.
-Ai đó.
-Tôi là thư kư đánh máy Y.ko.
-Có lời chứng nào ? Y.ko bực bội,
hấp tấp trả lời. -Anh nầy là anh Karuma. Cả pḥng láo nháo lên. Nhưng người
bị dao động mănh liệt hơn tất
cả mọi người, là tôi. Bằng trực
giác tôi cảm thấy vấn đề sắp
đến cốt lơi của nó. Nhưng vấn
đề đó là vấn đề ǵ,
đương nhiên tôi không biết. -Vậy th́, bị cáo có tội hay không có tội? Y.ko có vẻ giận,
trả lời. -Đương nhiên là không có tội. Cả pḥng lại càng
nhốn nháo hơn. -Kỳ dị quá. Tại sao lại không có tội. -Chẳng có ǵ kỳ dị cả. Nếu kỳ
dị, tạo sao lại gọi tôi ra. Nếu không
có căn cứ th́ không có luật nào cho phép ṭa
án phủ định lời chứng của nhân
chứng. -À. Phải rồi. Nhưng có kẻ bảo là có
tội, có kẻ bảo là không có tội.
Chỉ làm cho sự kiện phức tạp ra.
Đằng nào cũng phải quyết một bên
… Đúng đây là một sự kiện to
hả.
-Chuyện đương nhiên không cần
phải nói. Nếu không, không cần phải có
một toà án như thế nầy. Tôi cảm động
v́ nghĩ rằng thái độ trả lời
của Y.ko thật là can đảm. Xong ṭa,
nếu được b́nh yên ra khỏi nơi
đây, nhất định tôi sẽ kể
lại cái cảm động nầy cho Y.ko nghe. -Nhưng theo ư kiến tôi … Một trong hai
triết gia với vẻ buồn ngủ lên
tiếng. -Không nhất thiết phải như vậy. Tại
sao? V́ nếu không có ṭa án th́ cũng không có
bị cáo. Không có bị cáo th́ không thể
phạm tội. Không thể phạm tội có nghĩa
là dẫu có muốn trộm một cái ǵ đó
cũng không trộm được. Từ đó,
chính v́ kẻ muốn ăn trộm đồ có
thể tự do ăn trộm được, nên
người ta cần phải có ṭa án. Tiếng vỗ tay
nổi lên khắp nơi. Đương nhiên là
lẻ tẻ nhưng cũng đủ làm cho
triết gia khoái chí. Lần nầy ông ta mở
mắt ra. -Cho nên, cần phải nghĩ rằng ṭa án
được dựng ra là một bằng
chứng cho thấy bị cáo muốn có tội. Y.ko hầm hầm
tức giận nói. -Một lư luận điên cuồng như thế
nầy không thể nào có được.
-Lư luận là điên cuồng. Đó là
chuyện từ xưa đến giờ. Bây
giờ đứng lên mà nói cái lư tự nó đă
rơ như thế nầy th́ chỉ là tiêu phí
thời giờ một cách vô ích. Lời chứng
là những câu nói thần thánh. Triết gia c̣n lại
vừa hít mũi, vừa có vẻ băn khoăn
nói. -Nhưng dẫu bị cáo có muốn có tội đi
nữa, không nhất thiết là bị cáo sẽ
được có tội. Nếu chuyện nầy
có, nó sẽ có nghĩa là cái lư được công
nhận th́ đạo lư sẻ rụt vô. Cùng nghĩa
đó, nếu nguyện vọng của bị cáo
được công nhận th́ nhân chứng
phải rụt vô. Trong một ṭa án mà lời
chứng được tôn trọng th́ không
nhất thiết là nguyện vọng có tội
của bị cáo sẽ được công
nhận. Không thể chịu
đựng được nữa, tôi giận
dữ lớn tiếng lên. -Tôi không hề muốn có tội bao giờ. Tiếng của ai
đó, mới nghe, phát âm không rơ giống như
không có răng, đến tai tôi. -Không nên nói những ǵ ḿnh không nghĩ trong ḷng. Nói
chuyện gian dối cố làm ḿnh bất lợi,
để mong lấy án có tội, nhưng chúng tôi
không dễ bị ảo thuật lường
gạt đâu. Tôi kinh ngạc v́
những chuyện thêu dệt ngoài tưởng tượng
nầy, lúng túng chẳng biết nói sao th́
một luật gia khác bắt đầu nói làm tôi
mất cơ hội phát ngôn. -Theo như vừa quyết định, nhân chứng
hăy tiếp tục.
-Tiếp tục cái ǵ ? Tôi nghĩ là ṭa án
nầy hết sức điên cuồng. Cặp mắt cá vàng
không biết sao lại im ĺm từ năy giờ,
vỗ bàn la lên. -Thái độ của nhân chứng có tính phỉ báng
ṭa án. Cần phản vấn.
-Ừ. Phản vấn. Phản vấn. Luật gia nói.
-Không cần phải giải thích lư do. Anh
nầy là anh Karuma kia mà.
-Thật là kỳ dị. Bị cáo là Karuma có
quan hệ ǵ với chuyện không có tội đâu?
Xin lỗi, ai đâu dở tự điển xem
sao.
-Ừ. Karuma là tên, tên riêng làm ǵ có trong
tự điển.
-Ồn. Tôi không có hỏi cô. Tiếng lạch
xạch lật tự điển, những giây phút
đầy hi vọng trôi qua. Thực ra, tôi
nửa tin nửa nghi không biết Karuma có phải
là một cái tên không, nên sốt ruột chờ
đợi. Một trong hai
triết gia trả lời. -Đây nè. Karuma chữ Sancrit (chữ Phạn: Karma) có
nghĩa là cái nghiệp (hành vi gây tội).
-Thế th́ lời của nhân chứng mâu
thuẫn. Lời chứng phạm tội dối trá. Tôi muốn nói một
điều ǵ đó nhưng xây xẩm đầu
óc nên không nói được ǵ cả. Y.ko phản lại. -Lời tôi nói là sự thật. Luật gia ra vẻ thương
hại nói. -Nhưng trong tự điển có viết.
-Tự điển đó không đúng !
-Cách nói của cô có vẻ thiên nhiều
về t́nh cảm, nhưng là phụ nữ nên chúng
tôi cũng rộng lượng. Có tiếng vỗ tay
bằng ba lần trước. Luật gia gạt
tiếng ho nói tiếp. -Nếu nói là có sự thật đúng hơn tự
điển, cũng nên nghe thử xem sao. Nói ra
đi.
-Thật đáng tức. Y.ko nói với vẻ
tức tối. -Tôi nói v́ không nói lại càng tức thêm. Tôi là thư
kư đánh máy ở pḥng tài liệu, hăng bảo
hiểm hỏa hoạn N. Anh Karuma làm cùng chỗ
với tôi. Từ sáng anh Karuma đă kể báo cáo
về kiến trúc khó cháy bằng cách dùng ngói xi
măng cho tôi đánh máy. Buổi trưa, anh ăn
cơm trưa ở bàn cạnh tôi. Xong anh đi
đánh cờ với chủ nhiệm.
-À, đợi một chút. Việc nầy
cần xác nhận qua lời chứng của
chủ nhiệm. Cặp mắt cá vàng
vội xen vô. -Không. Chủ nhiệm là người chứng
thứ bảy. Theo thứ tự từ trên
xuống th́ không đúng.
-Vậy người chứng thứ sáu là ai
?
-Họa sĩ và thằng bé bụi đời.
-Họa sĩ và thằng bé bụi đời
đâu. Hăy đến ghế nhân chứng. Từ phía sau có
tiếng than phiền của họa sĩ. -Đâu ? Đâu có ghế nhân chứng ở đâu
đâu?
-Ghế nhân chứng chỉ là cách nói
cầu kỳ. Coi như có trong tinh thần là
được.
-Vậy th́ đứng ở đây cũng
được phải không ?
-Nghĩ như thế đó cũng được.
Nhưng đó là chuyện sao cũng được.
Không nên làm cho bản quan lúng túng. Đưa
lời chứng mau lên.
-Đưa lời chứng về cái ǵ ?
-Hả? Nhân chứng thật có trí nhớ kém
quá. Quên hết tất cả những chuyện
nghị luận từ năy đến giờ
thật là điều đáng ngạc nhiên. Đối
với những nhân chứng như thế nầy
cần có chứng nhận thần kinh th́ mới
được, bằng không th́ nguy hiểm
lắm.
-Kệ bố tụi bây.
-Kệ bố tụi bây ? Không thể nói
vậy được. Nhiệm vụ là nhiệm
vụ đó nhen. Nhân chứng không nên tức
giận, mà cần phải đưa lời
chứng ra.
-Cho nên tôi hỏi là chứng cái ǵ ?
-Chứng cái ǵ ? … Luật gia gạt giọng ho ba lần, im
miệng luôn. -Chứng cái ǵ … Ừ … Chuyện …, Rồi ông ta nổi
giận ra nói. -Mầy nói chuyện tầm phào cho nên tao quên
mất rồi. Cặp mắt cá vàng
vội vă nói với giọng thâm thấp. -Chuyện bị cáo sau khi ăn cơm trưa xong có
đánh cờ với chủ nhiệm hay không? Luật học gia bàng
hoàng nói. -Ờ. Dĩ nhiên là chuyện đó. Họa sĩ nói. -Chuyện đó làm sao tôi biết được. Thằng bé bụi
đời cũng hùa theo. -Đ. mẹ. Tao có biết ǵ đâu.
-Không nên dùng những tiếng hạ cấp
như vậy. Hăy giải thích tại sao lại
không biết.
-Tôi ngồi dưới hàng cây platanus
chờ đợi.
-Chờ cái ǵ chớ?
-Ồn thật. Hồi năy tôi đă giải
thích cho người nào đó nghe rồi. Nếu
biết được chuyện đó th́ cần
ǵ phải chờ.
-Kế đó ra sao?
-Chỉ có vậy.
-Lạ thật. Tại sao chỉ có vậy?
-Chỉ có như vậy th́ biết làm sao bây
giờ.
-Ừ. Chỉ có vậy à. Thế th́
phải nghĩ rằng lời chứng đă
chấm dứt ở đây. Người điều
hành. Sao? Cần gọi nhân chứng thứ
bảy ra phải không? -Vâng, nhân chứng thứ bảy đâu. Ra đây
đi. Chủ nhiệm đáp
với giọng rụt rè. -Dạ. Luật gia bảo. -Đưa ra lời chứng liền đi. Bị cáo
có tội hay không có tội.
-Chuyện đó tôi không biết. Tôi chỉ
biết chính xác là lúc nghỉ trưa tôi đă
đánh cờ với anh Karuma.
-Được rồi. Lời chứng
của nhân chứng thứ năm đă được
xác nhận. Nhân chứng thứ năm tiếp
tục đi.
-Tôi thật t́nh cảm thấy hổ
thẹn nếu ai đó nghĩ rằng tôi đă
nói hết ḷng ở một chỗ như thế
nầy. Nhưng như đă nói hồi năy
rằng tôi nói v́ nếu không nói th́ chỉ càng
tức giận mà thôi. Giọng của Y.ko như
không chịu đựng được nữa. -Sau khi đánh cờ xong với chủ nhiệm, anh
Karuma lấy thuốc lá ra hút, rồi nói
chuyện với tôi khoảng mười phút.
-Nội dung ra sao?
-Chuyện phim. -Phim ǵ?
-Thằng thẩm phán điên rồ.
-Hả!
-Tên của phim đó.
-Ừ. Thật là cái tên điên rồ. Nhưng
tiếc thay, tôi chưa xem phim đó. Kể
chuyện phim đi. Cặp mắt cá vàng
vội bảo -Tôi nghĩ nó không có liên quan ǵ đến lời
chứng. Luật gia nói. -Nếu vậy th́ thôi. Tiếp tục đi.
-Nói chuyện xong, anh Karuma kể tiếp công
việc hồi sáng. Tôi tiếp tục đánh máy.
Đến 3 giờ, có cuộc hợp của
hợp tác xă. Tôi cùng đi hợp với anh
Ka-ru-ma. Trong cuộc hợp, lúc nào anh Karuma cũng
ngồi kế bên tôi. Đến 4 giờ, đột
nhiên có cáo trạng gọi đi. Tôi cũng
bị gọi.
-Rồi sao?
-Đến đây là hết. Cho nên anh Karuma
không thể nào có tội được.
-Tại sao?
-Tại v́ trong khoảng thời gian đó
anh Karuma không thể nào làm ăn trộm
được. Ông thẩm phán nầy có vẻ hơi
ngu hả. Luật gia bất
ngờ đứng lên, la lối. -Vô lễ thật. Tống cổ cô ta ra ngoài. Tiếng ghế di
động lạch cạch cùng với tiếng giày
rộn ràng. Tôi thấy như trong pḥng có xô
đẩy lộn xộn, đầy cộc
cằn. Y.ko la lên. -Làm ǵ vậy. Buông người ta ra. Để
tự tôi đi. Tiếng ồn ào
đột nhiên ngưng bặt. -Tống cổ nó nhanh lên! Nhưng hầu như
không có ai trả lời. Thật là khoái chí.
Đáng cảm phục thay, Y.ko. Bằng một cách
nào đó, tôi muốn truyền những điều
tôi nghĩ đến Y.ko, nên mặc dầu
bị bịt mắt không thấy, tôi cũng quay
về hướng tiếng nói của Y.ko. Tôi nghe thấy
tiếng rên của luật gia. -À, ngực khó chịu quá. Đứt thở.
Chết cũng chẳng biết chừng. Ông luật gia ít
tiếng, nói. -Không sao. Không sao. Tôi sẽ thay thế cho, nên có
chết cũng không sao. Tiếng ghế ngă “đùng”.
Luật gia ban đầu sau đó không c̣n nói
được một tiếng nào. -Trở lại chuyện. Luật gia ít tiếng
với giọng phát âm nghọng nghịu, nói. -Chúng ta nên tiếp tục tiến hành ṭa án “thiên
chính” nầy” . Cặp mắt cá vàng
nói. -Đúng ra là “nghiêm chính” phải không? Một triết gia
bảo. -Có lẽ là đoan chính chẳng biết chừng. Ông triết gia khác
tiếp. -Không phải. Không phải. Ông ta nói là chuyên chính cơ
mà. Toán học gia chèn vô. -Nhưng tôi muốn theo cách phát âm của ông ta,
biến chính kia mà. Luật gia trả
lời. -Tôi nói tất cả trong một lần đó. Đây đó có
nhiều tiếng th́ thầm ngậm ngùi qua
lại với nhau. Luật gia có vẻ
đắc ư nói đi nói lại. -Tôi cùng nói tất cả một lần. Nhưng những
tiếng th́ thầm ngậm ngùi không c̣n nữa,
nên ông ta có vẻ thất vọng, sau đó
tiếp tục nói. -Tiếp tục làm ṭa án ngay bây giờ. Cô giữ
nhiệm vụ điều hành. Tuyên án bị cáo
có tội nhanh lên.
-Dĩ nhiên là có tội. Một ông triết gia
hoảng hốt chận lại. -Người tuyên án không thể là cô giữ
nhiệm vụ điều hành được. Người
có quyền tuyên án là chúng tôi đây. Nhưng chưa
đến giai đoạn phải tuyên án. Y.ko vội nói. -Anh Karuma không thể có tội. Có chứng cớ rơ
ràng. Cặp mắt cá vàng
nói lớn lên như để phủ mất
lời của Y.ko. -Làm ǵ có chuyện đó. Bị cáo bị bắt
quả tang kia mà. Cô ta sửa giọng nói
lại. Không nhầm vào ai, chỉ hướng
về phía quần chúng, nhưng giọng nói có
vẻ tranh giành quyết liệt. -Là nhân chứng thứ nhất, là người có
nhiệm vụ điều hành, là người ghi
chép, tôi xin được phát ngôn chính thức. Các ủy viên cùng nói. -Ừ, cho phép phát ngôn.
-Cho đến bây giờ, qua phát ngôn của
nhiều nhân chứng cùng các vị ủy viên,
đại khái sự thật sau đây đă
được xác nhận. Điều thứ
nhất là nhân chứng thứ năm, thư kư
đánh máy Y.ko có thể là đồng phạm
với bị cáo, điều thứ hai là trường
hợp tên của bị cáo không phải là Karuma,
bị cáo chỉ ngẫu nhiên giống ông Karuma, có
nghĩa là dẫu sao đi nữa bị cáo có
tội là điều không tránh khỏi. Ở
đây tôi xin nói thêm một sự thật
nữa, chứng minh rằng bị cáo hợp
với điều thứ hai, và cũng muốn
đưa ra chứng cớ cho thấy rằng nhân
chứng thứ năm không có tội.
-Không cần cô phải chứng minh.
-Nghe trước cái đă chứ. Ừ. Khi
bị cáo đến bịnh viện để gây
ra tội đầu tiên, tôi đă hỏi tên
của bị cáo ở quầy tiếp nhận.
Mục đích là để ghi thẻ bịnh, cho
nên đây không phải là hành động đáng
nghi. Nhưng đối lại, bị cáo đă
đưa ra tới bốn cái tên. Karute, Arute, Aruma
rồi sau cùng là Akuma. Nhất định đă
không nói là Karuma. Hơn nữa, bị cáo đă nói
những tên nầy với một thái độ
hết sức lờ mờ, như chẳng có
một chút tự tín … Th́nh ĺnh những
chữ cuối câu nói trở nên không rơ, lại
ngưng nữa chừng nên luật gia ra giọng
hối thúc. -Rồi sao nữa.
-Rồi … Cặp mắt cá vàng
bỗng nhiên đổi thái độ, không c̣n
tự tin để nói. -Có lẽ những tên nầy đều là tên
giả dùng vớI mục đích gây ra tội …
-Nếu vậy, đó cũng không phải là
chứng cớ, rằng tên thật của bị
cáo không phải là Karuma. Toán học gia lần
đầu tiên đưa ra một phán đoán có
lư. Cặp mắt cá vàng
tỏ ra hoàn toàn thất vọng. -Hừ. Tiếng của
luật gia nghe như trùng với tiếng thất
vọng đó. -Sự kiện càng trở nên huyền bí. Ừ,
Karute, Arute, Aruma, Akuma, tất cả đều có
chung ấn tượng với Karuma. Hoặc là
bị cáo đă xưng danh là Karuma, nhưng nhân
chứng thứ nhất đă nghe lộn cũng
chẳng biết chừng. -Không.
Nhất định không có chuyện đó. Trong lúc
chiến tranh, tôi đă ở trong đội canh
pḥng không. Tôi có tự tin tuyệt đối
với 2 lỗ tai tôi.
-Dẫu vậy, cũng không thể nói là
đă biết được tên của bị cáo
là Karuma hay là không phải. À, như thế
nầy, chúng ta có nên gọi nhân chứng thứ
tám không.
-Nhưng mà, Cặp mắt cá vàng
ra vẻ sượng sùng nói. -Đến nhân chứng thứ bảy là hết
rồi.
-Nhưng sự thể có vẻ cấp bách nên
không thể nói chuyện tiêu cực như
vậy được. -Nhưng mà , cái không có …
-Hả, người ta thường nói là nghĩ
th́ khó, sinh ra là dễ, phải đụng th́
mới đập được. Làm thử xem. Rồi ông ta la lên
với một giọng thật lớn đến
độ đáng thương. -Nhân chứng thứ tám đâu. Tiếng nuốt
“ực” nước miếng nghe như lớn hơn
tiếng la vừa rồi. -Hả, có tiếng ai trả lời đấy
hả?
-Có. Một trong hai
triết gia ra miệng. Ông triết gia khác căi
lại. -Đâu có ai đâu.
-Như vậy th́ có hay là không có, làm sao ai
biết được. Hỏi thẳng nhân
chứng thứ tám là hay nhất. Nhân chứng
thứ tám đâu rồi, nếu đă trả
lờI th́ nói là có, c̣n không có trả lời th́
nói là không. Lần nầy xin trả lờI rơ
rệt một chút nhen.
-Có. Đúng là có tiếng
trả lời nhỏ, chú ư lắm mới nghe
được. Đó là tiếng của một
thiếu nữ có vẻ yếu đuối. Không
ai khác, đó là thiếu nữ ở quầy trong
pḥng ăn. Có tiếng lầm
bầm “Hừ” nổi lên đây đó. Luật gia vui vẻ nói. -Gọi thử vậy mà trúng liền. Cho tôi xin
hỏi, nhân chứng có gặp bị cáo lần nào
không?
-Dạ có.
-Vậy à. Đúng là ḿnh cần phải làm
những ǵ mà ḿnh thấy cần.
-Dạ.
-Đây không phải là chất vấn nhen.
Nhân chứng chỉ cần đưa ra lời
chứng là được. Bị cáo tên ǵ?
- …
-Không biết hả? Thay v́ trả lời,
có tiếng khóc tức tưởi yên lặng. Luật gia lấy làm
lạ lùng bảo. -Khóc hoài như vậy, sẽ bị đuổi ra
khỏi ṭa nghe không! Là nhân chứng mà lại không
biết tên bị cáo hay sao?
-À hực. Thiếu nữ ra
tiếng nấc cụt, không khóc nữa. Rồi nói
bằng một giọng run run. -V́ bị cáo … Rồi lại khóc
tức tưởi ra. Tôi thấy tức v́ nghĩ
rằng tại v́ cô ta dùng chữ bị cáo,
một chữ không quen dùng hằng ngày, nên
mới ra nông nỗi nầy. Toán học gia lại
lớn tiếng ra. -Đă bảo là không được khóc kia mà ! Sau
đó, bị cáo làm chuyện ǵ?
-Hồi sáng nầy, bị cáo đến
tiệm tôi ăn bánh ḿ.
-Rồi sao nữa?
-Bị cáo đă ăn bánh ḿ. Luật gia lớn
tiếng lên -Ăn trộm phải không? Thiếu nữ
ngạc nhiên nói. -Không. Trả tiền đàng hoàng mà. Luật gia có vẻ
thất vọng nói. -Hà. Vậy à.
-Nhưng trước khi đó …
-Hả. Trước khi đó có cái ǵ
tại sao lại không nói sớm ra. Ăn trộm
phải không?
-Bị cáo đến quầy định kư
tên vô sổ.
-Hắn muốn gạt cô phải không?
-Không, khách mỗi ngày đều ghi sổ,
kư tên.
-Hừ, rồi sao đó ra sao?
-Nhưng bị cáo ngừng lại không kí tên,
chỉ nh́n vào danh thiếp.
-Hắn muốn làm ǵ vậy hả?
-Bị cáo t́m kiếm cái ǵ đó ở
trong túi.
-Súng hả?
-Nhưng h́nh như là t́m không được,
nên hỏi tôi.
-Hỏi cái ǵ?
-Hỏi tên của ḿnh.
-Hả, tên của ḿnh?
-Dạ , nhưng tôi không biết.
-Tôi cũng không biết. Thật là một
chuyện ḱ dị. Tại sao vậy?
-Tôi nghĩ là … Tiếng nói của
thiếu nữ có vẻ do dự, run run. -Chắc có lẽ là bị cáo đă đánh rơi
tên ḿnh ở đâu đó. Tiếng cười
rầm lên làm rung động cả pḥng.
Tiếng khóc lớn lên ầm ỉ như
tiếng dây điện rú trong bảo táp.
Tiếng cười đă chẳng bao giờ
chấm dứt, mà lại lần lần trở nên
lớn ra,cuối cùng phủ mất tiếng khóc
của thiếu nữ. Tiếng cười như
lớn dần đến vô tận. Những tiếng cười
đó không c̣n là tiếng cười nữa, mà
chỉ là những tiếng lùng bùng lỗ tai sau
bửa thức trắng đêm. Mặt mày hốc
hác, máu như từ chân lông sắp chảy ra. Sàn
nhà như đẩy đưa rung động. À
a, thật là một chuyện xấu hổ không
thể tả được. Luật gia đầu
tiên, tưởng là đă chết lúc năy, la lên. -Không có được cười. Chuyện
nầy, nó trọng đại đến nỗi tôi
đă phải sống lại như mọi người
thấy đây. Tiếng cười to
lớn như thế kia đă biến mất trong
khoảnh khắc giống như thẻ đường
vuông tan trong ly trà hồng nóng bỏng. Rồi
chỉ c̣n nghe được tiếng khóc tức
tưởi của thiếu nữ ở quầy
ăn, nhỏ như hạt bụi c̣n sót lại
trong ly trà hồng. Trong bầu không khí yên
lặng đó, tiếng của luật gia thứ
nhất vang dội dị thường. -Bị cáo đă đánh rơi, hay là làm mất tên
ḿnh, đó cũng là một chuyện có thể có
được. Cặp mắt cá vàng
nói có vẻ sợ sệt. -Phải rồi, có một cái ǵ giống giống như
vậy trong thái độ của bị cáo khi nói
từ tên nầy đến tên khác, khác nhau. Luật học gia
thứ hai nói. -Tôi cũng nghĩ như vậy. Một trong hai
triết gia với một giọng buồn
ngủ. -Ờ, đúng, ờ, người chứng thứ
nhất bảo rằng đă bắt quả tang,
người thứ năm lại nói rằng
bị cáo là Karuma, nên không có dính líu ǵ với
tội phạm, ngườI thứ tám chủ trương
rằng bị cáo đă đánh mất tên ḿnh.
Những chuyện nầy coi như là mâu thuẫn
với nhau, nhưng thực ra cả ba lời
chứng khác nhau nầy không có ǵ mâu thuẫn
hết, tất cả đều cùng có lư. Ngược
lại nó c̣n có vẻ luận lư nữa. Theo
biện chứng pháp mà nói th́ lời chứng
thứ tám đă ngăn chận được
sự mâu thuẫn giữa lời chứng thứ
nhất và lời chứng thứ năm. Có tiếng vỗ tay
nhiều lần của ai đó. Nhưng chỉ có
một ḿnh. Triết gia khác nói
lại. -Việc đó, … có nghĩa là bị cáo có
tội, không, không có tội, hay cùng một lúc cũng
không phải là có tội, mà cũng không phải
là không có tội, nhen. Cứ theo nhận thức
luận mà nói th́ đây chỉ là một vấn
đề có tính cách chủ quan phải không? Nhà toán học nói rít
lên như tiếng sắt cọ. -Không, đây là một bài toán. Một bài toán. Hăy
lập ra công lư để kéo vấn đề
trở về hiện thực. Luật gia thứ hai
vội đưa miệng chận lại. -Cho nên, để cho nó trở nên hiện thực hơn,
tôi thấy nên nghĩ theo cách pháp luật. Có nghĩa
là, bị cáo đă đánh mất tên ḿnh, cho nên
bây giờ không có tên nữa, mà đối
với một người không có tên th́ không
thể áp dụng pháp luật được.
Rốt cuộc, kết luận là ḿnh không
thể xử bị cáo được. Hai chỗ trong pḥng có
tiếng xôn xao khác thường kéo dài không
dứt. Một đằng có vẻ vui mừng,
một đằng có vẻ không phục.
Những tiếng xôn xao hai phía lần lần lan
rộng ra, gần lại với nhau, rồi dính
liền với nhau, sau cùng lan ra khắp pḥng.
Tự nhiên tôi cảm thấy yên dạ. Nhưng cái vui nầy
bỗng nhiên biến mất từ một lời
nói của luật gia thứ nhất, giống như
giấy thí nghiệm đổi đỏ sang xanh. -Nhưng không phải v́ vậy mà phải ngừng ṭa
án ở đây. Tại sao vậy. Đúng là pháp
luật không thể xử được bị cáo,
nhưng đồng thờI bị cáo cũng không
thể chủ trương quyền lợi của
ḿnh trước pháp luật. Pháp luật và
quyền lợi chỉ liên quan đến tên
tuổi. Cho nên không có cách nào ngoài việc duy tŕ
hiện trạng, ṭa phải được
tiếp tục. Ṭa sẽ được tiếp
tục vĩnh viễn cho đến khi nào bị
cáo t́m được tên ḿnh, để có
thể được tuyên án. Có tiếng ai nhọn
như dao, la lớn. -Thật là không thể nhẫn nhục được. Đúng là tiếng
của Y.ko -Không thể nào nghĩ ra được một ṭa
án điên rồ như thế nầy. Nếu
thật t́nh đối chọi với nó, ḿnh cũng
thành điên ra luôn. Anh Karuma, mặc kệ bọn
quan ṭa chết hụt, điên điên đó,
về nhà cho rồi. Ừ, đối
với trái tim tràn đầy thất vọng
nầy, lời kêu gọi đó đă là một
an ủi hết sức lớn lao. Nếu tôi có
một tự tin hoàn toàn ở tên Karuma, th́
chắc chắn không cần phải nói nhiều,
tôi đă theo lời của Y.ko. Nhưng hai tay tôi
chỉ tự nhiên đưa ra ở cái hướng
không thấy đó, và tôi như muốn ngất
xỉu trong khổ sở. -Hả ! Con mụ đó c̣n ở đây hả? Luật gia thứ
nhất vừa cố hồi tĩnh đă
đưa ra giọng hết sức kinh ngạc.
Rồi một vật nặng lại ngă đùng
trên sàn nhà. Có lẽ hắn đă chết
lại một lần nữa rồi. Nhưng chung
quanh im ĺm, không một ai động đậy. Y.ko b́nh thản như
không có chuyện ǵ, nói. -Nè, anh Karuma, mau đi cho rồi. Tôi không biết
phải trả lời ra sao. Tôi vừa mới
bắt đầu yêu Y.ko, nên trong ḷng tôi không
thể có can đảm phản bội lại ḷng
tin của Y.ko có đối với tôi, để
nói rằng tôi trong sạch đến độ có
thể coi thường ṭa án nầy. Vă lại, lúc
đó tôi chợt nghĩ rằng quan hệ
của tôi với danh thiếp có thể bị
kẻ quan tâm đến đời tư của tôi
lật tẩy như danh thiếp đă nói
với tôi ở văn pḥng, và chính người
đó là Y.ko. Tôi nói như xin lỗi. -Bị bịt mắt, nên không thấy đường.
-Hả, cái đồ đó, gỡ liệng
nó đi cho rồi. Y.ko nói không một chút
do dự. Đúng lúc đó, lúc
tôi thật t́nh muốn gỡ bịt mắt,
đột nhiên trong pḥng đầy những
tiếng kêu la khủng khiếp. Có tiếng la “Nhanh lên
!”. Có tiếng la “Đau quá” . Có tiếng la
“Trời ơi, nghẹt thở” . Những
tiếng cầu cứu khổ ải lẫn
lộn với tiếng chân giậm khi dài khi
ngắn, có khi c̣n như méo mó. Có tiếng bàn ngă,
tiếng ghế đụng nhau găy ra. -Ô..i, mở cửa ra. Mở cửa ra. Những tiếng kêu
la dồn dập. Có tiếng đập cửa,
lại có tiếng đá chân vô cửa. Rồi có
tiếng răn rắc găy cửa. Tiếng giày
đổ xô như một gịng nước mănh
liệt đầy tràn ra ngoài. Tiếng giày như
dính với nhau thành cục, tung tóe ra mọi nơi
những tiếng kêu la than khóc, lần lần xa
đi, rồi biến mất. Một tiếng
“oong” vọng lại tới tai tôi khá lâu,
cuối cùng cũng biến mất, như chỉ
để lại một ḿnh tôi với lặng
lẽ im ĺm. Tôi đứng xuôi
tay, không nghĩ ngợi. Chợt có tiếng nói bên
tai. -Thật là một bọn người quái gỡ
đáng sợ. Nhưng đi hết rồi. Anh
Karuma. Tụi ḿnh đi đi. Hả. Sao vậy ?
Mệt hả. Trong cái bọn toàn là những người
quái gở đó th́ làm ǵ mà không mệt. Khăn
bịt mắt hả. Để em gỡ cho. Tôi lật đật
lắc đầu v́ không muốn bị thấy nước
mắt đầy tràn dưới khăn bịt
mắt. Tôi đưa tay lên, cố t́nh chậm răy
gỡ khăn bịt mắt ra. -Trời ơi, sao mà đỏ quá vậy.
-Ừ, chắc v́ bị buộc chặt quá. Thật ra cũng v́
lẽ đó nên trong khoảng lâu, tôi chỉ
thấy chung quanh lờ mờ không rơ rệt. Khi
quen th́ thấy mặt của Y.ko đang chăm chú
nh́n tôi thật là đẹp. Trong pḥng trống
trải lặng yên, chỉ c̣n lại hai đứa
tôi. Y.ko chu miệng nói
với tôi. -Thôi tụi ḿnh đi đi. Tôi nắm lấy bàn
tay đang để lên cánh tay tôi, rồi nh́n
thẳng vô mặt Y.ko. Bỗng tôi nhớ ra
cảnh danh thiếp tôi vừa nói để đánh
máy, vừa vuốt nhẹ đùi Y.ko. Tôi cảm
thấy mặt tôi nóng ra. Mặt của Y.ko cũng
hừng đỏ. Nếu tôi có yêu một người
nào đó, th́ người đó chắc chắn
là Y.ko, ngoài ra không thể nào nghĩ được. Y.ko vẫn níu lấy
vai tôi, nói đi nói lại. -Đi cho rồI anh ơi. Tiếng nói có vẻ
run run như đă quyết định trong ḷng. Tôi
nuốt nước miếng, nhẹ gật đầu.
Rồi chúng tôi choàng vai, cùng bước chân
về phía cửa đă bị đập vỡ. -Ṭa án phải được tiếp tục. Tôi hoảng hốt
quay lại. Đúng là tiếng của luật gia
ban đầu. Nhưng không thấy h́nh dáng
hắn ở đâu. -Bị cáo chạy trốn! Đó là tiếng
của luật gia thứ hai. Cũng chẳng
thấy h́nh dáng ở đâu. -Không. Bị cáo không thể nào trốn được.
Từ cái cửa bị vỡ, ṭa án sẽ dài
rộng ra cho đến bất cứ chỗ nào. Vừa rồi là
tiếng của một trong hai triết gia. Dẫu
không thấy được h́nh dáng, nhưng các
ủy viên không có ai trốn, h́nh như là
vẫn c̣n ở trong pḥng nầy. Một triết gia
nữa nói với giọng buồn ngủ. -Nếu bị cáo
c̣n ở trong thế giới nầy, th́ ṭa án
sẽ tiếp tục đuổi theo cho đến
cùng. Những tiếng nói
nầy h́nh như là từ dưới bàn
vọng ra. -Chúng ta lập được một công lư. Nếu
bị cáo đương ở một không gian nào
đó, th́ cùng lúc, ṭa án cũng có ở không
gian đó. Không cần phải nói,
đó là tiếng của nhà toán học. -Bỏ mặc kệ chúng nó. Chắc chắn là chúng
nó cũng chẳng biết chúng nó đang nói cái
ǵ. Bị Y.ko hối thúc,
tôi cảm thấy lo lắng không chịu
được, nhưng v́ Y.ko tôi phải ráng
chịu, ngược lại tôi đă tự thúc
ḿnh kéo Y.ko, rồi chúng tôi luồn nhanh qua
cửa. Luật học gia
thứ nhất la lớn như rượt theo chúng
tôi. -Anh gác đâu. Sao không coi chừng bị cáo. Từ dưới bàn,
hai cảnh sát tư mặc đồng phục màu
lục như đă nói trước, đưa
mặt ra nh́n, nhưng vừa gặp ánh mắt
của tôi, chúng hoảng hốt rút đi mất. Chúng tôi như đă
hẹn với nhau, cùng nhau chạy trong đường
hầm tối tăm. Tôi cũng không rơ là
làm thế nào mà chúng tôi đă ra khỏi
được đường hầm. Đột
nhiên, hoàn toàn ngoài dự đoán, chúng tôi đang
hổn hển chạy ở một góc của
sở thú. Tôi dừng lại v́ kinh ngạc, quay
nh́n phía sau. Trước mắt tôi có cây keo có
lỗ lớn, có hai con ong ṿ vẻ bay quanh. Đúng vào lúc chuông
reo đóng cửa sở thú. Chiều tối
rồi. Bọn trẻ đă về nhà hết,
trong yên lặng không thể tưởng tượng
được nầy, giấy kẹo và lá rơi
đuổi giởn nhau nghe sành sạch. Tôi đă đến
trước chuồng hươu cao cổ. Tôi
lật đật cố đi nhanh qua, nhưng Y.ko
đă đứng lại rồi. Tôi ngoảnh
mặt sang hướng khác, cố núp sau Y.ko, ḷng
hết sức lo lắng. Hươu cao cổ
đă t́m ra tôi. Nó đưa cái cổ to của
nó ra lội trong không khí, lúc lắc đến
cận bên tôi. Tôi hoảng lên, kéo tay áo của
Y.ko nói. -Nhanh lên em. Sắp đóng cửa rồi. Nhưng Y.ko lại
bảo. -Cửa sau c̣n mở nên không sao đâu. Y.ko ĺ ở đó không
chịu đi. -Con hươu nầy quen người ta quá hả. Nh́n
động vật, ừ, điều đó hay
chứ. Tôi lập cập
bảo. -Anh, sợ, sợ hươu lắm. -Hả. Anh nầy kỳ thật. Y.ko cười nhưng
cũng ĺ ở đó.Tôi t́m cách kéo Y.ko đi
dẫu ḿnh phải nói láo cũng được. -Đằng kia, người ta phất cờ ra
dấu đóng cửa cho chúng ḿnh biết đó. Nhưng Y.ko vẫn b́nh
thản. -Ờ, h́nh như là họ muốn cho mướn
thuyền. Rồi Y.ko bứt
cỏ liệng vô chuồng, như bắt đầu
đùa với hươu, với vẻ hết
sức vui tươi. Tôi hoàn toàn bị xao động. -À, chủ nhật tới, đi pic-nic đây đi. Không biết sao Y.ko
bỗng nhiên rời khỏi chuồng hươu. -Chủ nhật tới hả. Ngày mai đi đi. Em
đồng ư đó. Y.ko vừa cười
vừa bước nhanh ra đi. Tôi ngạc nhiên,
nhưng rồi lại hối tiếc. Nếu
biết rời dứt nhanh như vậy th́
tội ǵ ḿnh lại phải nói … Ra khỏi sở thú, tôi
thấy con đường tráng nhựa như
trắng bóc giữa hai lằn sơn quẹt hai bên. Tôi đi chậm
dần ra. Y.ko nói với tôi. -Anh mệt à. Tôi gật đầu,
nhưng trong ḷng đă lắc đầu nói “Không,
đâu có mệt. Nếu đến ngày mai mà không
giàn xếp được chuyện với danh
thiếp của tôi, th́ đúng là khoảnh
khắc nầy, đối với tôi, là bước
tản bộ cuối cùng của kẻ tử tù.
Để giải thích lư do tại sao tôi không
thể vô sở thú, chắc tôi phải kể
tất cả mọi chuyện cho em biết”. Y.ko nói. -Có sư tử ở đó hả? Thích quá. Sở
thú, ờ, từ hồi c̣n ở tiểu học
đến nay mới được đi. Hẹn
mấy giờ đây? Ở trước cửa
sở thú, mười giờ được không? Tôi gật đầu
thật sâu, nhưng trong ḷng lại nghĩ đến
chuyện khác. “Mười giờ … nhưng
nếu mà em biết được chuyện
thật, chắc chắn là em sẽ cười câu
chuyện của tôi”. Bỗng nhiên tôi
cảm thấy thương cái hiện tại
nầy. Tôi nghĩ cả đến chuyện
muốn đánh dấu từng bước đi
một, không để chúng chôn vùi trong những
bước chân khác. Nh́n con ruồi đậu trên
vai Y.ko, tôi nghĩ con ruồi nầy chắc
sẽ đọng lại trong kư ức của tôi
vĩnh cữu. Nh́n một cửa sổ đâu
đó sáng chói trong ánh sáng chiều, tôi nghĩ
rằng dẫu mười năm có qua đi
nữa, có lẽ tôi cũng không quên được
ánh sáng đó đâu. Nh́n con sâu treo ḿnh dưới
sợi chỉ kéo từ cành cây platanus, tôi nghĩ
chắc con sâu nầy sẽ thành dấu hiệu
khiến tôi gợi lại kư ức của tôi măi
măi. Họa sĩ dưới
cây platanus ôm khung họa, nhanh chân vượt qua
chúng tôi. Phía sau, thằng bé bụi đời
chống nạnh, ra vẻ oai hùng đi qua. Tôi
lật đật nghiêng đầu chào, họa sĩ
và thằng bé bụi đời làm lơ như
không biết. Đến trước
nhà trọ của tôi, chúng tôi đứng
lại, nh́n mặt nhau một lúc lâu. Tôi ra
tiếng hỏi. -Em nghĩ sao về ṭa án hôm nay? Y.ko trả lời. -B́nh thường thôi. Tôi chợt thở dài
rồi nói. -Em thật can đảm, cao cả, lại đẹp
nữa. Y.ko đứng
thẳng người lên, cười. Tôi lật đật
đưa mắt về hướng khác. Đột
nhiên, cảm giác trống không của lồng
ngực bắt đầu t́m kiếm mănh liệt
một cái ǵ đó. Ờ, trong hướng
mắt tôi, hai tên đàn ông to lớn mặc
đồng phục màu lục lúc năy đang đứng
ở đó nh́n về đây. Gặp ánh mắt
tôi, những tên đàn ông to lớn nầy nhanh
nhẹn núp ḿnh trong bóng nhà. Tôi vẫn giữ
mắt ở hướng cũ, nhẹ hỏi. -Có thấy không? Y.ko bàng hoàng la lớn
lên. -Ừ, thấy rồi chứ! Rồi nói lại
với giọng b́nh thường. -Nhưng, tốt hơn không nên để ư. Để
ư làm ǵ tụi chẳng ra ǵ đó. Có tụi nó
hay không cũng không thành vấn đề. Nhưng
không biết sao, em nghĩ ḿnh biết được
đó. Ṭa án cái ǵ, chắc chắn là do tụi
nó bịa đặt. Sau hết, Y.ko nói
với tôi với giọng nhỏ nhẹ của
người yêu. -Mai nhen anh. Mười giờ nhen. Tôi cố gắng
hết ḿnh, quyết không tiễn dáng lưng
của Y.ko. Với độ đ̣i hỏi
bằng ba lần so với lúc ở trước
chuồng lạc đà, cảm giác trống không
trong lồng ngực tôi thúc tôi không biết bao
nhiêu lần. Nhưng lương tâm của tôi
đă tuyệt đối từ chối. Trong cái
đồng hoang đó, một ḿnh Y.ko làm sao mà
sống được. Tỉ dụ như
dẫu tôi có thu hút được thực
phẩm mỗi ngày đi nữa, nhưng con người
ta không thể sống chỉ với thực
phẩm. Tù khổ sai ở Siberia7
đi nữa cũng không có cảnh thảm thê như
vậy. Như đang lội trong dầu, lâu
lắm tôi mới về được đến
nhà. Danh thiếp của tôi
chưa về. Trong căn pḥng mờ
tối, tôi im lặng chờ danh thiếp trở
về mà quên cả bật đèn lên. Nhưng
những chuyện xảy ra trong ngày hôm nay đă
làm tôi trở nên yếu đuối ra, tôi không c̣n
nghĩ phải phàn nàn danh thiếp nghiêm ngặt
nữa. Ngược lại tôi muốn giải ḥa.
Tôi muốn nghĩ lư do tại sao tôi phải
gặp cảnh ngộ nầy. Nhưng làm cách nào
cũng không hiểu được cho nên tôi
chỉ tự an ủi ḿnh chắc v́ danh thiếp
muốn đùa với ḿnh một chút thôi.
Cuối cùng trong đầu tôi nẩy ra nhiều
tưởng tượng. Chắc danh thiếp
sẽ trở về, cười nói “Chỉ
giỡn một chút thôi” . Rồi tôi cũng
sẽ cười, trả lời “Mầy làm tao
phải hoảng”. Và, tên tuổi tất cả
trở lại chỗ cũ, cái cảm giác
trống rỗng trong ḷng ngực cũng mất
đi, tất cả sẽ trở lại b́nh thường.
Tôi thở phào, bật đèn lên. Nhưng danh thiếp có
trở về đâu. Đợi măi không
được, tôi nh́n ra đường phố
qua cửa sổ. Ánh đèn đường
chiếu với vẻ chán chường lên khung
cửa, ở đó, bọn đàn ông mặc
đồng phục màu lục đang đứng
yên theo dơi động tĩnh ở bên nầy,
lật đật lẻn nhanh vô bóng. Tôi cũng
lật đật đóng cửa sổ, kéo màn
lại, dẫu không muốn cũng thấy
hết sức bất an. Danh thiếp không
về được chắc v́ bị bọn nó
canh chừng. Nhưng hầu như không có cách nào
để đuổi bọn nó đi, tôi cứ
đi ḷng ṿng trong pḥng, ḷng phập phồng không
biết làm ǵ. Cậu học sinh ở pḥng bên
cạnh đập tay “cục cục” vô tường,
nói với giọng buồn bă. -Anh ơi! Xin anh giữ yên lặng. Em đương
học thi đây. Tôi ngă ḿnh vô giường
với áo quần vẫn c̣n mặc nguyên trên ḿnh. Tôi lim dim khá lâu, khi
mở mắt nh́n đồng hồ th́ đă mười
một giờ rưỡi. Danh thiếp cũng chưa
về. Tôi vơ tay lấy
một nắm đậu muối, ăn xong,
uống nước, chợt thấy buồn
ngủ ra. Thay quần áo xong, lần nầy tôi
thật sự lên giường ngủ. Đêm tối yên
lặng. Tiếng kèn xe lửa cách đó
khoảng một dặm nghe như từ dưới
giường thổi ra. Tiếng chó như từ
bên trong b́nh bông sủa ra. Nhưng, hơn hết
là hai tiếng giày nặng nề, đi đi
lại lại ở dưới cửa sổ, tương
hỗ với nhau theo đúng qui tắc, nghe liên
tục như tiếng tim đập. Chẳng bao lâu,
một trong hai tiếng giày biến mất, có
tiếng chân bước nhẹ chèm chẹp lên hành
lang, đến trước cửa rồi dừng
lại. Tôi hoảng hốt, ngồi dậy.
Tiếng chân lẹ làng rời khỏi cửa,
đi trở về nhanh theo hướng đă
đến. Tiếng giày dưới cửa sổ
thành hai trở lại. Trận buồn
ngủ thế là hết, đến mấy
giờ, tôi cũng không ngủ được, tôi
khổ sở v́ những bất an nọ kia không
biết bao giờ hết. Tôi đảo điên,
thật ḷng hận danh thiếp tôi. Rồi tôi
nhớ đến việc mọi ngườI
biết mặt trong ṭa án đă đùng đùng
chạy trốn v́ sợ bị tôi nh́n. Nếu tôi
không bịt mắt, chắc không ai dám đến
gần tôi, cho đến khi danh thiếp tôi
trở về và mọi chuyện trở lại như
cũ. Cô độc v́ bị lấy mất
tự do, đó là cô độc trong pḥng giam
cấm cố. Nhưng tôi nghĩ tôi có Y.ko. Tuy
vậy điều nầy chẳng an ủi tôi chút
nào. Ngược lại nó chỉ khuấy lên ḷng
hổ thẹn của tôi. Chẳng bao lâu,
mặc dầu không ngủ, nhưng tri giác mất
dần từ chân lên, rồi toàn thân như
bị tê liệt, không động đậy
được. Nhưng kỳ lạ thay, thị
giác, thính giác, ư thức vẫn c̣n, và được
tự do. Nhiều giờ đă
qua rồi nhỉ. Cánh tay không động đậy
được nên tôi không nh́n được
đồng hồ. Chẳng bao lâu, tiếng đồng
hồ treo ở pḥng ông quản lư đánh
một giờ, rồi lại đánh bốn
giờ. Vừa mới kinh hoàng th́ lần nầy
lại đánh hai giờ, một lát sau lại
bắt đầu đánh nữa, đánh măi không
ngừng, đánh đến tiếng ba mươi
mốt mới
ngừng lại. Tôi thấy nôn nao trong ngực,
muốn ói. Tiếng cửa
kẹt mở. Danh thiếp lách vào từ kẽ
hở trên cửa. Bất ngờ tôi muốn lên
tiếng, nhưng v́ họng và môi đều
bị tê liệt nên thực sự không ra
tiếng. Danh thiếp đứng kẹt trong
kẽ hở một lúc lâu như để nh́n
mọi việc chung quanh, cuối cùng lảo đảo
xuống sàn nhà, lớn tiếng lên. -Thức dậy, thức dậy, tất cả hăy
thức dậy. Làm cách mạng! Đáp ứng với
lời kêu gọi đó, một chuyện đáng
kinh ngạc đă xảy ra. Áo choàng tôi cởi ra
để ở đó, đứng lêu nghêu lên như
một sinh vật. Rồi quần ống cũng
đứng dậy. Đôi giày ở kệ cũng
nhảy phịch xuống, giống như có người
“trong suốt” đang mang giày, một ḿnh nó
bắt đầu bước đi. Từ trên bàn,
kính mắt lượn lên giống như bướm.
Cà vạt từ trên vách ḅ xuống như
rắn. Nón chóp cũng từ vách, lăn rớt
thật đúng theo kiểu của nón chóp. Bút máy
từ túi áo choàng bay lên như chuồn chuồn.
Sổ tay bay ra như bướm đêm, đụng
phải bóng đèn, lật đật bay xuống
sàn nhà. Danh thiếp ra
tiếng. -Anh em tất cả họp ở đây. Tất cả đều
ngoan ngoản đứng ṿng xung quanh danh thiếp.
May thay, tôi ở sát bên cạnh nên thấy
tất cả mọi việc rất rơ ràng. -Trước hết dán lên tường tờ
biểu ngữ nầy. Danh thiếp vừa nói
ra th́ trên tường đă có một biểu
ngữ hiện ra. Đúng là tờ rơi bay đến
chân tôi trong lúc tôi bị bắt dẫn đi
trong sở thú “Mời
đi lăng du! Diễn thuyết về chuyện ngoài
ŕa thế giới, và buổi chiếu phim tối”.
Danh thiếp lật đật la lên. -Trật rồi. Lật ngược lại! Biểu ngữ tự
một ḿnh nó lật ngược ra.
TỪ
VẬT HỮU CƠ ĐĂ CHẾT
ĐỔI SANG VẬT VÔ CƠ ĐANG
SỐNG ! Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4
|