|
LỜI
NGƯỜI DỊCH
Nhật Bản là một quốc gia phát
triển, giàu mạnh hiện đại. Sản
phẩm công nghiệp của Nhật nổi
tiếng về chất lượng và được
nhiều người trên thế giới yêu
chuộng. Nhưng trước thời kỳ Minh
trị duy tân, Nhật cũng chỉ là một
quốc gia phong kiến nghèo khổ hơn cả
Việt nam chúng ta thời đó.
Trước sự bành trướng của các
thế lực Âu châu hùng mạnh, các nước
Á châu chỉ có thể nghĩ ra được cách
“bế quan tỏa cảng” để chống
lại liệt cường Âu châu, nhưng
cuối cùng đă bị liệt cường Âu
châu xâu xé như Trung Quốc hoặc bị thành
thuộc địa như Việt nam. Tại sao
ở Á châu chỉ có Nhật bản đă
lợi dụng được sức mạnh
của người khác để cận đại
hóa quốc gia, tạo ra một nước
Nhật hùng cường như ngày nay.
Người ta thường bảo một dân
tộc, một quốc gia có thể phát triển
được hay không, điều nầy tùy
thuộc lớn lao và cách suy nghĩ, sinh hoạt xă
hội, nói một cách vắn tắt là văn hóa
của dân tộc đó, quốc gia đó.
Ở đây tôi xin dịch và chú thích
quyển “Văn hóa sử Nhật bản” do giáo
sư Ienaga Saburou (giáo sư trường “Đại
học sư phạm Toukyou”, nay là trường
đại học Tsukuba) viết xuất bản vào
năm 1982 (bản 2) để giới thiệu cùng
bạn đọc vài nét đại cương
về văn hóa của Nhật bản.
Đối với những người nghiên
cứu về Nhật Bản, đầu đề
“tại sao Nhật bản đă nghĩ ra và
đă thực hành được 2 chữ “duy tân”
vào khoảng 140 năm về trước, trong lúc
không có nước nào nghĩ ra được”,
là một đầu đề hết sức khó
khăn.
Với ư nghĩa đó, quyển sách nầy
được dịch ra với mục đích giúp
bạn đọc có một kiến thức thường
thức về văn hóa Nhật bản, và
nếu nó là một kích thích khiến bạn
đọc muốn biết sâu hơn về
Nhật bản, để rồi một ngày nào
đó có người đưa ra lời giải
cho đầu đề nói trên để tham
khảo trong việc kiến thiết đất nước,
th́ đó chính là điều hạnh phúc của
tôi.
Sau cùng tôi xin cảm ơn tất cả anh
em, gia đ́nh và những ngườI thân yêu
của tôi đă hết ḷng giúp tôi trong việc
hoàn thành quyển sách nầy.
Tháng 3 năm 2003
Lê ngọc Thảo
|
[ Trở về ] - [ Xem tiếp chương X : YY ]