Tân liễu trai Bảo Chấn Khanh Lưu An & Nguyễn thị Thu
Tân liễu trai Bảo Chấn Khanh Lưu An & Nguyễn thị Thu Bảo Chấn Khanh được người quen biết gọi là Khanh tú tài, không rơ cha là ai và chính quán ở đâu, chỉ biết hai mẹ con của Khanh tránh nạn binh đao mà đến thôn Hà Kiều một địa phương lao động nghèo ở ngoại ô kinh thành sinh sống. Lúc đến Hà Kiều, Khanh mới là đứa trẻ lên 5, mẹ con Khanh sống lây lất trên đường phố, làm đủ mọi việc để sinh nhai. Được vài năm th́ mẹ bị bệnh mà chết, hàng xóm thương t́nh trẻ mồ côi không nơi nương tựa, cùng nhau người ít kẻ nhiều gom góp tiền bạc dựng cho Khanh một cḥi lá ở gần sông. Khanh ngày ngày bắt tôm cá, rau cỏ ở ven sông đem ra chợ bán lấy tiền độ nhật. Mặc dầu nghèo đói liên miên, Khanh vẫn mong mỏi có dịp cắp sách đến trường như những đứa trẻ khác để t́m dịp đổi đời. Nhờ giúp đỡ của vài người tốt trong thôn, nhất là có ư chí tiến thủ mạnh mẽ nên Khanh cũng lấy được bằng tú tài dù muộn màng khi đă trên 20 tuổi. Nhờ có tí văn hóa, lại chăm chỉ, biết giữ tín nghĩa, chân thật cho nên Khanh được dân địa phương quư mến. Sinh ra, lớn lên trong khổ cực nhưng Khanh có dung mao rất bảnh, ăn nói có duyên lại thêm nhiều năng khiếu bẩm sinh. Ngoài tài xuất khẩu thành thi, c̣n có tài thổi tiêu và hội họa không mấy ai b́. Biết khả năng của Khanh, thương gia họ Đàm, buôn bán đồ cổ nổi tiếng trong kinh thành mướn Khanh làm quản lư cho cơ sở kinh doanh . Công việc là giúp chủ xác định giá trị của cổ vật trước khi mua vào hay bán ra. Tiền lương cùng bổng lộc phụ trội đến từ công việc, chẳng mấy lúc mà Khanh đă có tiền dư, tiền để. Đời sống đă có phần phong lưu, quần là áo lượt trông ra mẽ công tử làm cho nhiều nữ nhân trong vùng yêu thầm nhớ trộm. Nhiều người mối mai,gá nghĩa vợ chồng cho Khanh với nhiều nơi giầu có cao sang, nhưng Khanh vẫn t́m đủ lư do mà chối từ. Lấy làm lạ có người cho rằng Khanh không b́nh thường trong vấn đề gối chăn. Khanh mỉm cười không nói ǵ. Vợ thương gia họ Đàm có đứa cháu trai ở cùng nhà, tánh t́nh lêu lổng chơi bời, đi tối về khuya, thường lấy trộm tiền của chú thím để đánh bạc, chơi bời. Sau bị lộ ra lại phao ngôn đổ thừa cho Khanh xúi dục để chia chác. Ban đầu vợ chồng họ Đàm không tin nhưng thằng cháu nói măi cũng sinh nghi ngờ, vài lần dùng lời bóng gió chê trách Khanh. Khanh nghĩ nếu c̣n làm việc ở đây không chóng th́ chầy cũng xẩy ra rắc rối, oan ức chưa biết ra sao, nhưng nếu không may lại c̣n bị vướng vào ṿng tù tội nữa là khác. Nghĩ như vậy, Khanh gặp hai vợ chồng họ Đàm phân trần rơ ràng sự ngay ngắn của ḿnh rồi xin nghỉ việc. Họ Đàm tỏ vẻ ân hận, xin bỏ qua mà ở lại, nhưng Khanh không vui mà trả lời: -Chủ nhân đă tin tưởng văn sinh mà gọi đến, nhưng rồi không tin mà nghĩ xấu cho ta. Trong xóm, ngoài làng ai ai cũng đă v́ sự nghi ngờ của chủ nhân mà cho ta là kẻ ăn trộm, thử hỏi ta c̣n mặt mũi nào ở lại đây được nữa ? Mấy ngày sau, Khanh đem cḥi lá trả lại cho thôn xă rồi mang lương khô, khăn gói rời bỏ Hà kiều mà đi. Từ nhỏ chưa một lần đi xa, lại chẳng có thân thích nên cũng không biết đi đâu. Nghe đồn miền Nam khí trời ấm áp, phong cảnh hữu t́nh cho nên cứ nhắm hướng nam mà đi. Gặp đâu ăn đấy, chẳng màng đến sang hèn, ngon dở, miễn no bụng là được, đúng là kẻ lăng du. Khi nào túi tiền sắp cạn, gặp khu thị tứ, đông người, Khanh mang giá vẽ ra phố vẽ truyền thần cho khách văng lai, kiếm đủ tiêu dùng trong một thời gian rồi lại đi nơi khác. Thấm thoát đă hơn một năm sống kiếp giang hồ. Một hôm v́ quá ham mê với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà chẳng biết trời đă tối. Lại gặp ngày mưa dầm, gió lạnh đường xá lầy lội, vắng tanh, t́m măi chẳng gặp quán ăn, nhà trọ nào để nghỉ chân. Bụng đói meo giữa chốn hoang liêu, cô tịch càng làm cho Khanh lo sợ. Cố đi thêm một lúc nữa nhưng càng lúc càng mệt, đôi chân muốn xụi không c̣n đủ sức kéo lên khỏi bùn lầy, mong t́m một g̣ đất khô ráo ở b́a rừng để nghỉ ngơi qua đêm. Đang lúc tuyệt vọng, nh́n thấy một tấm gỗ, coi vẻ vẫn c̣n khá mới dựng sát lề đường ,với hàng chữ : “Tri Kỷ quán “ dưới tên quán viết hai câu thơ: Nào ai duyện nợ tái sinh Khanh chẳng c̣n hơi sức đâu mà suy nghĩ ư tứ hai câu thơ, nhưng vẫn nhận thấy nét chữ thảo rất đẹp lại uyển chuyển cho biết người viết phải là nữ nhân trong giới khoa bảng hay ít ra có khiếu về thư họa. Mừng như sắp chết đuối vớ được phao, Khanh chẳng ngại ngần mà bước theo mũi tên chỉ dẫn rẽ vào con đường nhỏ bên cạnh b́a rừng. Đi được vài trăm mét đă thấy ánh đèn lấp lánh từ đàng xa chiếu lại. Đến gần hơn, hiện ra một thôn xóm nhỏ ở vùng quê nằm sát chân núi, có khoảng năm ba chục nóc nhà, to lớn xen kẽ nhau. Vài nhà c̣n lập lè ánh đèn, c̣n phần lớn im ĺm trong bóng đêm. Vừa bước qua chiếc cổng bằng tre của thôn, thấy đằng trước một căn nhà có vẻ c̣n mới, cắm một tấm gỗ “ Tri Kỷ quán “ giống như tấm gỗ ngoài b́a rừng nhưng không có 2 câu thơ. Khanh bước lên thềm nhà, giũ quần áo, giầy dép cho sạch đất cát, nước mưa rồi đập vào tấm cửa ra vào. Gọi chủ quán nhiều lần nhưng chẳng có ai trả lời hay ra đón khách. Khanh lấy làm lạ, cho rằng v́ trời mưa gió, chủ quán nghĩ không có khách mà đóng cửa sớm chăng? Nhưng không lẽ, cũng không có ai nghe tiếng đập cửa sao ? Khanh ghé mắt nh́n vào nhà thấy chiếc đèn dầu lạc treo giữa nhà vẫn bập bùng cháy, nhưng chẳng có ai trong nhà, đánh bạo đẩy cửa bước vào. Căn nhà có hai pḥng khá khang trang và rất sạch sẽ. Pḥng ngoài kê vài chiếc bàn, loe que vài chiếc ghế gỗ cũ kỹ nhưng cũng rất sạch. Trên bàn để một mâm cơm, không biết có ǵ v́ được đậy kín bởi cái lồng bàn đan bằng tre. Bước vào nhà, ngồi ngay vào chiếc bàn có mâm cơm, Khanh đập tay lên bàn gọi chủ quán vài tiếng nữa, nhưng cũng vẫn im lặng! Khanh lấy làm lạ đứng dậy bước đến cửa ăn thông với căn pḥng đàng sau nh́n vào. Dù không có ánh sáng nhưng Khanh cũng thấy một cái giường ngủ chăn màn đầy đủ nhưng cũng chẳng có ai. Cuối pḥng có một cái cửa nhỏ cài then, chắc nối với nhà bếp. Đoán là chẳng có ai ở nhà, bụng th́ quá đói. Khanh chẳng biết làm sao, đành bước lại chỗ cũ, mở chiếc lồng bàn ra, thấy một mâm cơm không lấy ǵ làm thịnh soạn lắm, nhưng rất tinh khiết sạch sẽ. Có đủ 3 món canh, xào, mặn, một tô cơm trắng lại kèm theo một chai rượu nhỏ. Nh́n mâm cơm mà cồn cào ruột gan v́ đói, không thể kiềm chế được. Khanh móc hầu bao lấy ra một lạng bạc, để lên góc bàn coi như trả tiền cho cho mâm cơm rồi xúc cơm ăn ngon lành. Chẳng mấy chốc Khanh đă làm sạch sẽ mâm cơm và chai rượu. Bên ngoài trời vẫn mưa rả rích. Nghĩ tới con đường lầy lội, lại vào lúc đêm hôm khuya vắng vẻ ở chốn khỉ ho, c̣ gáy này, không ở đây th́ biết đi đâu cho qua đêm. Khanh làm liều cởi khăn gói trải xuống nền nhà mà nằm ngủ. Có lẽ lúc mới vào quán v́ quá đói, quá mệt Khanh không để ư đến sự trang hoàng trong nhà, nhưng khi sửa soạn nằm xuống ngủ. Khanh đưa mắt nh́n lên vách nhà thấy treo một chiếc đàn tam nước sơn bóng nhoáng. Bên vách đối diện treo một bức vẽ truyền thần, vẽ một nữ lang hết sức phong nhă, trang phục quư phái, diễm tuyệt về mọi mặt. Đúng là trang quốc sắc, thiên hương. Nh́n kỹ nét vẽ, pha trộn mầu sắc cũng như kỹ thuật vẽ của họa sĩ không thể nào chê trách được. Nhưng khi nh́n vào đôi mắt người con gái trong tranh, h́nh như có thoáng nét buồn buồn! Khanh tự hỏi người đẹp như vậy, giầu có, sang trọng như vậy, tại sao lại buồn được? Không lẽ họa sĩ không có tài điểm chấm ánh mắt khi vẽ hay sao? Nghĩ như thế nhưng nh́n kỹ những đường nét điêu luyện của tác giả th́ không thể nào tin được một họa sĩ tài năng đến mức này mà lại không đủ tài điểm chấm cho ánh mắt hợp với phong độ, h́nh dáng của giai nhân được. Khanh cho rằng chắc có lư do nào đây ? Khanh ngồi dậy, đứng gần, đứng xa, quay phải, quay trái để nh́n kỹ bức tranh, mong khám phá ra cái ngụ ư của tác giả . Măi một lúc sau mới nhận thấy đôi chân của cô gái, dù được che phủ bởi tà áo dài quá gót, nhưng để ư thấy chân trái của mỹ nhân hơi ngắn hơn chân phải tí chút. Với sự dài ngắn đó chắc chắn giai nhân phải có tật đi khập khiễng, có lẽ đó là lư do làm cho giai nhân buồn, không vui v́ cái tật ách đó chăng ? T́m ra nguyên nhân rồi, Khanh cảm thấy thương hại cô gái, muốn mang tài hội họa của ḿnh để sửa đổi tật đi cà nhắc cho cô ta cũng như điểm lại ánh mắt buồn thành vui sướng hạnh phúc. Nghĩ là làm, Khanh giở đồ nghề, bút vẽ, pha mực rồi hết sức thận trọng sửa lại đôi chân của nữ lang cho cân bằng, đồng thời dùng mầu sắc chuyển đổi ánh mắt u buồn thành ánh mắt hoan lạc, lăng mạn của một giai nhân nghiêng núi đổ thành! Sau khi sửa bức tranh xong, Khanh như bị hút vào vẻ đẹp của giai nhân đến độ ngẩn ngơ ngắm nh́n măi mà không chán. Mê si mà nói với người đẹp trong tranh rằng : -Ta chẳng biết thực tế nàng ra sao, nhưng ta không thể không đau ḷng khi nh́n thấy nét buồn trong ánh mắt nàng được. Bây giờ nàng đă là một giai nhân hoàn mỹ, người ta yêu trong mộng rồi. Nếu nàng có thật trong trần gian xin hăy cảm thương mà đoái hoài đến kẻ si t́nh này nhé. Đúng lúc Khanh đang đờ đẫn ngắm nghía dung mạo người đẹp trong tranh, không biết từ đâu một thiếu phụ ước chừng khoảng 50 tuổi, quần áo sạch sẽ. Nh́n bề ngoài không có vẻ đài các nhưng phong thái không phải là giới lao động, quê mùa. Bà ta đứng ngay ngưỡng cửa quán, đưa mắt nh́n chăm chăm vào bức họa mà Khanh vừa sửa đổi, rồi nói với Khanh rằng : -Thật là không ngờ, bức họa đă được chính tay công tử sửa đổi đó ư ? Khanh giật ḿnh, quay lại nh́n thiếu phụ, cho rằng thiếu phụ là mẹ của giai nhân trong tranh, nên rụt rè trả lời : -Xin phu nhân thứ lỗi nếu v́ tài mọn mà tiểu sinh làm hỏng dung nhan của tiểu thư. Thiếu phụ, không nóng giận mà c̣n tỏ ra hoan hỉ ca ngợi tài năng hội hoạ của Khanh, rồi nói rằng : -Lăo tên là Chu Nương, là người hầu hạ tiểu thư mà thôi, xin công tử đừng hiểu lầm. Việc công tử sửa đổi bức họa là điều mà tiểu thư mong đợi đó. Bây giờ xin công tử quá bộ theo lăo gia sang dinh thự cách đây không xa để tiểu thư của lăo được hầu tiếp. Khanh nghĩ rằng v́ lỗi lầm mà phải sang gặp chủ nhân để đối chất, ra vẻ ân hận mà nói: -Tiểu thư của Lăo bà là ai ? Đây chẳng phải là quán ăn hay sao? Tiểu sinh v́ quá đói đă ăn hết mâm cơm, lại c̣n hứng tài hội họa mà gây ra rắc rối. Tiểu sinh đă để một nén bạc trên bàn trả cho mâm cơm rồi. C̣n việc sửa đổi bức họa, xin lăo bà nói với tiểu thư tha lỗi cho tiểu sinh v́ quá mê vẻ đẹp toàn vẹn của giai nhân mà ngứa ngoáy chân tay! Lăo bà đáp : -Công tử hiểu sai ư của lăo rồi. Tiểu thư đang hoan hỉ đợi chờ công tử đó. Xin công tử đừng quá nghi ngờ mà chậm trễ mất duyên may gặp gỡ. Khanh theo Lăo Nương đi khoảng vài trăm mét đến một căn nhà khá lớn, đă cũ nhưng vẫn có dáng vẻ một dinh thự sang trọng đủ cả non bộ, vườn cây bao quanh. Bước vào nhà Khanh tưởng như lạc vào hoàng cung, ghế bành, tủ trà, thư kệ, bàn ghế... đều làm bằng gỗ quư mầu nâu đen, bóng loáng sạch sẽ không có một hạt bụi. Tất cả các vật dụng, bàn ghế được xếp đặt rất hài hoà đầy nghệ thuật. Trên tường treo đây đó vài loại nhạc cụ, đàn tranh, tỳ bà, ống tiêu, quản sáo xen kẽ vài họa phẩm cùng với bức thư họa, nét viết tung phá như phượng múa, rồng bay. Chỉ nh́n vào vật thể và cách tŕnh bầy của chủ nhân, kẻ phàm phu cũng biết chủ nhân phải là phú gia, đa tài về nghệ thuật. Lăo Nương mời Khanh ngồi rồi đi vào báo với chủ nhân. Lát sau một nữ lang, dung tư diễm tuyệt, đẹp chẳng khác ǵ tiên nữ từ trong nhà chậm răi đi ra, nh́n Khanh với ánh mắt thân thiện, miệng hoa mỉm cười, với giọng nói êm nhẹ như rót vào tai : -Thiếp hân hạnh biết bao khi được công tử hạ cố đến thăm c̣n là tri kỷ ân nhân, người mà thiếp đă bao tháng chờ đợi đó. Khanh như bị sắc đẹp diễm lệ của nữ lang thu mất hồn phách, nhưng vẫn c̣n nhận thấy cô gái trước mặt giống y hệt nữ lang trong bức họa mà minh vừa sửa đổi ở quán ăn. Ngoài ra Khanh cũng thấy cô gái dù cố gắng kín đáo di chuyển đôi chân thật chậm răi nhưng cũng không dấu được vẻ đi cà nhắc. Điều này cho biết bức họa truyền thần trong quán cơm chính là cô ta. Khanh làm ra vẻ không biết ǵ đến khiếm khuyết của nữ nhân mà đáp rằng : -Tại hạ đă ăn ở quán cơm rồi, xin nàng đừng bận ḷng. Nhân tiện cũng xin nàng tha lỗi cho tại hạ v́ ngứa tài năng thô thiển mà đụng chạm đến bức họa chân dung của nàng. Nữ nhân mỉm cười đáp : -Sao chàng lại tự khắt khe với ḿnh đến như vậy? Chàng đă ban ơn tái sinh mà c̣n sửa chữa khiếm khuyết dung nhan cho thiếp, chàng không biết đó là điều thiếp hằng ước nguyện, chờ mong. Thấy Khanh ngơ ngẩn ra chiều không hiểu người cô gái thân thiện kéo Khanh đến ngồi chung với nhau trên chiếc tràng kỷ, và nói : -Thiếp thật khiếm nhă, v́ sung sướng được tao ngộ mà chưa kịp hỏi quư danh của chàng. Thiếp họ Biên tên Tố Vân, người phủ Kiên An cách đây khoảng vài trăm dặm đường. V́ kẻ nô tỳ gia hại mà thiếp phải lưu ngụ nơi đây đến nay đă gần nửa năm nay rồi. Khanh đáp: -Ta họ Bảo, tên gọi Chấn Khanh,v́ mẹ chết sớm ta cũng không biết nguyên quán của ḿnh nơi đâu, nhưng sống từ bé ở chốn đế kinh. Gần một năm trước, v́ bị người đời nghi kỵ là kẻ ăn trộm mà thành kẻ không nhà. Hôm nay ngẫu nhiên mà ta gặp được nàng nơi đây, chẳng biết có phải là một nhân duyên hy hữu để được nàng hạ mắt đoái thương cho kẻ t́nh si này không ? Nói xong Khanh làm bừa, khoác tay lên vai Vân, kéo sát vào người hít lấy hít để mùi thơm từ thân thể người đẹp. Vân đẩy tay cho có lệ, liếc mắt đưa t́nh mà đáp: -Coi bề ngoài chàng có vẻ một anh đồ nho chỉ biết ngâm thơ, vịnh phú, vào thưa, ra gửi, đâu ngờ chàng cũng là người từng trải thế ư? Nhưng làm như vậy không quá vội vàng mà sai ư nghĩa chữ tri kỷ sao ? Khanh thấy người đẹp có phần dễ dăi, ôm cứng hơn, hôn nhẹ vào má người đẹp mà trả lời: -Nàng không biết sao “ hữu duyên thiên lư năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng “ huống chi ta đă phải nhịn đói, đội mưa, dẫm bùn gần một ngày trời rồi may mắn gặp được nàng hôm nay. Đó không phải là cái duyên tiền định sao ? Tố Vân đẩy Khanh ra xa, làm ra vẻ quan trọng: -Chàng nói cũng có lư, nhưng thiếp có điều nhờ chàng đây!.... Chẳng để cho Vân nói xong, Khanh mau mắn trả lời : -Chẳng có ǵ để ta từ chối cả, v́ yêu nàng mà ta làm tất cả, dù phải xuống dưới chín tầng địa ngục. Xin nàng cứ nói, chớ ngại ngần. Tố Vân ra chiều cảm động với nhiệt t́nh của Khanh, chậm răi cho biết. Phụ thân của Vân tên là Biên Viễn Khoa là quan đầu phủ Kiên An. Gia đ́nh Tố Vân thuộc hàng danh giá , khoa bảng, nổi tiếng liêm chính, lấy đức trị dân, được dân địa phương rất mến mộ. Cha mẹ Vân hiếm hoi chỉ sinh được một ḿnh Vân, cho nên rất cưng chiều. Dù là con gái nhưng vẫn cho học đủ nghề thi hoạ, văn chương, âm nhạc. Bản chất Vân thông minh lại thêm sự dậy bảo của phụ mẫu nên ngành nghề nào Vân cũng suất sắc hơn người. Tuy thế, tạo hoá thường đố kỵ với kẻ đa tài. Ngay từ khi sinh ra Vân có tật đi cà nhắc v́ đôi chân không cân xứng. Ngoài tật ách này, sắc đẹp của Vân được coi là chim sa cá lặn không dễ ai b́. Cha mẹ Vân cũng buồn phiền nhưng khi nh́n dung nhan yểu điệu như tiên, tài năng quán chúng của con gái nên cũng có phần nào an ủi. Một hôm cha mẹ Vân sai lăo Chu Nương cùng với hai vợ chồng người nam bộc tên là Đàm Vụ cùng với Tố Vân về quê ngoại ăn giỗ. Vợ chồng Đàm Vụ thấy Tố Vân mang theo nhiều tiền bạc, động ḷng tham, sinh ḷng bất nhân. Lập mưu cho độc dược vào thức ăn giết chết Vân và Lăo Nương, lấy tài vật, vứt xác hai người xuống sông rồi bỏ trốn đến địa phương khác làm ăn. Cha mẹ Vân lâu không thấy con gái và ba người tùy tùng trở về, cho người đi t́m kiếm nhiều tháng trời không có dấu tích, nghĩ rằng tất cả đă bị cướp giết chết, dấu xác phi tang. Sau khi chết, linh hồn Tố Vân không siêu thoát được, nghĩ ḿnh chết oan. Ḍng họ không có ai làm việc bất nhân, cha mẹ làm nhiều việc phúc đức mà ḿnh lại bị chết thê thảm, không người khói nhang. Vân làm đơn kiện lên thiên đ́nh, xin thẩm xét lại nỗi bất công. Thiên đ́nh đ̣i Diêm vương tra hỏi, mới biết trên dương thế có hai người con gái cùng tuổi tác, cùng h́nh dung y hệt như Tố Vân. Chỉ khác nhau một điểm duy nhất là Vân bị tật đi cà nhắc, c̣n người kia b́nh thường. Phán Quan đă lầm lẫn, thay v́ bắt người con gái lành lặn lại bắt lầm Vân. Khi biết sự lầm lẫn, Diêm Vương muốn cho Vân trở lại dương thế, nhưng v́ thời gian qua đă lâu, thân xác Vân đă thối rữa không thể nhập hồn vào được nữa. Diêm Vương đành nghĩ ra cách cho hồn Vân tái sinh vào xác người con gái lành lặn, c̣n hồn người con gái lành lặn sẽ phải về diêm cung để đi đầu thai kiếp khác. Nhưng có sự khác biệt đôi chân giữa Vân và cô gái lành lặn nên cũng không được. Diêm vương biết Vân có tài hội họa, cho Vân tự vẽ chân dung ḿnh rồi tự tạo duyên cơ để gặp được một người đàn ông nào trên trần thế, xem bức truyền thần, t́m ra được khuyến khuyết đôi chân của Vân rồi sửa chữa lại. Khi bức họa được sửa lại, Vân sẽ hợp cách để tái sinh vào xác người con gái lành lặn kia mà trở lại dương gian. Riêng Chu Nương đúng là hết số, không có ǵ để kiện cáo, nhưng v́ thương t́nh cho hoàn cảnh oan ức của Vân, Chu Nương xin Diêm Vương được ở lại hầu hạ Vân cho đến khi Vân được tái sinh sẽ đi đầu thai kiếp khác. Khi vợ chồng Đàm Vụ giết hai người rồi liệng xác xuống sông, xác của Vân và Chu Lăo Nương trôi dạt vào một làng nhỏ bên bờ sông. Dân làng thương t́nh kẻ bạc mệnh, thu nhặt tử thi đem táng ở nghĩa trang của làng. Thổ thần coi nghĩa trang cảm thương tài sắc của Vân cho đến cư ngụ trong cơ dinh sang trọng của một phú hào, người đă chết và đă đi đầu thai từ lâu. Mong cho mau được tái sinh, Tố Vân sai Lăo Nương mở “Tri Kỷ quán “ mục đích để dẫn dắt khách qua đường vào quán, coi tranh mong t́m được người tri kỷ, có tài hội họa mà sửa chữa bức tranh để được trở về dương gian. Suốt gần nửa năm, biết bao nhiêu khách qua đường đă đến quán Tri Kỷ quán , nhưng phần đông là phường phàm phu, tục tử chẳng biết ǵ về nghệ thuật. Đôi khi cũng gặp kẻ nho gia, nghệ sĩ phong lưu nhưng lại không trong ngành hội hoạ, nên cũng chẳng ai nh́n ra khuyết tật đôi chân của Vân mà sửa chữa. Hôm nay, gặp được Khanh, không những nh́n được khiếm khuyết đôi chân mà c̣n nh́n thấy ánh mắt buồn kín đáo của Vân mà sửa chữa. Vân sung sướng vô ngần, nghĩ rằng giữa ḿnh và Khanh có một duyên kỳ ngộ hơn mức ḿnh mong ước. Tố Vân kể xong, quư lạy Khanh, chảy nước mắt mà nói rằng : -Giờ th́ chàng đă hiểu tất cả rồi, thiếp chẳng phải là người mà là ma, nhờ chàng mà thiếp được trở lại nhân gian. Thiếp nguyện yêu thương chàng hết mực, xin chàng v́ t́nh duyên của hai ta mà không nỡ chối từ. Nói xong Vân rưng rức khóc, làm Khanh không cầm nổi ḷng, đưa tay nâng Vân đứng dậy, ôm vào ḷng, nhỏ nhẹ mà nói rằng : -Ta hiểu nỗi khổ sở của nàng rồi, nàng là người hay ma cũng vậy mà thôi, miễn là chúng ta có được niềm hạnh phúc. Ta nguyện sẽ v́ nàng mà làm tất cả để thành nghĩa phu thê, xin cho ta biết những ǵ ta phải làm. Nghe Khanh nói thế, Vân cảm kích lộ ra mặt : -Lang quân, xin chàng v́ t́nh của chúng ta mà cố gắng. Ngay sáng mai, thiếp và chàng đă phải chia tay rồi. Thiếp sẽ tái hồi dương gian trong h́nh hài của cô gái mà thiếp không biết ǵ về gia đ́nh, nơi chốn, tài năng, phúc phận của cô ta trên dương thế. Chỉ biết cô ta có h́nh hài giống y hệt thiếp nhưng đôi chân lành lặn. C̣n chàng sáng mai cũng phải trở về thực trạng, xin chàng làm cho thiếp ba việc sau đây: Việc thứ nhất, đến phủ Kiến An t́m gặp cha mẹ thiếp, nói rơ tội bất nhân, giết người của vợ chồng Đàm Vụ đ̣i thường mạng cho thiếp. Hiện vợ chồng kẻ sát nhân đang kinh doanh kỹ viện ở tỉnh Hạ Giang, cách phủ Kiến An khoảng 200 dặm đường về phía bắc. Vợ Đàm Vụ vẫn c̣n đeo chiếc ṿng vàng có khắc tên thiếp, đó là chứng cớ để buộc tội kẻ sát nhân. Việc thứ hai, xin chàng t́m cách nói khéo với cha mẹ thiếp cải táng mộ của thiếp và Lăo Nương đến nghĩa trang của ḍng họ để thờ cúng cho tươm tất. Thật ra từ nay thể xác là của thiếp nhưng hồn lại là của cô gái mà thiếp sẽ tái sinh. Nhưng nghĩ cho cùng th́ cô ta cũng là kẻ đáng thương, tài sắc vẹn toàn, mệnh yểu mà xây cho cô ta ngôi mồ đẹp đẽ. Việc thứ ba, sau khi chia tay, chàng trở lại với trần thế, xin chàng hăy mau đi t́m cô gái có h́nh dung giống như thiếp. Đó chính là thiếp tái sinh để chúng ta được tái ngộ, nên nghĩa phu thê. Xin chàng đừng lơ là mà phụ ḷng yêu thương của thiếp. Nếu không gặp được nhau hay gặp nhau quá muộn, khi tuổi đă già th́ uống phí xuân xanh. Xin chàng lấy làm trọng mà cố gắng. Nghe Tố vân căn dặn xong, Khanh thắc mắc : -Hai việc đầu tiên th́ ta chắc chắn chẳng có ǵ khó khăn, xin ái thê đừng lo. Nhưng việc thứ ba, ta có vài điều chưa rơ. Thế gian bao la ta biết đi đâu mà t́m được ái khanh, vậy nàng có thể cho ta biết địa phương, tên họ của cô gái để ta t́m gặp. Khi gặp nhau, nếu ta không nhận biết, xin ái khanh đừng quên nhắc nhở cho ta biết. Tố Vân lắc đầu: -Sao chàng ngờ nghệch như thế ? Nếu nhân gian khi tái sinh, chuyển kiếp mà c̣n nhớ được việc tiền kiếp th́ dương gian đâu c̣n sự chết sống nữa. Thiếp cũng không biết cô gái đó ở đâu, gia cảnh ra sao, phần số của cô ta trên dương trần hiện nay ra sao. Khi nhập hồn vào cô ta thiếp sẽ mang theo tất cả thể chất, cá tính của cô ta. Tuy nhiên, theo thiếp suy nghĩ th́ cô gái có sắc đẹp diễm lệ như vậy, có lẽ cũng là một tiểu thư thuộc gia đ́nh trâm anh, phú quư nào đó. Cô ta chắc cũng có tài năng về nghệ thuật như âm nhạc, thi phú, hội họa. Ví dù cô ta không là nghệ sĩ, nhưng ít ra cô ta cũng tiềm tàng tâm hồn nghệ thuật trong người, nhờ thế khi tái sinh thiếp cũng sở hữu được cái cảm ứng nghệ thuật của cô ta .Thiếp nghĩ rằng những con người có tâm hồn lăng mạn, giàu cảm xúc với nghệ thuật như chàng, như thiếp, như cô gái chắc chắn giữa chúng ta phải có ít nhiều đồng cảm. Nhờ những đồng cảm nghệ sĩ đó chúng ta sẽ có những cảm nhận siêu linh để nhận ra nhau bằng những rung cảm trong tiềm thức. Nghĩ như vậy, ngay đêm nay, c̣n ít thời gian nữa trước khi trời sáng chàng và thiếp sẽ cùng nhau làm ra một tiêu khúc của riêng chúng ta. Khi gặp cô gái đó chàng thổi lại tiêu khúc, biết đâu thiếp sẽ nhận ra chàng để chúng ta không bị ngỡ ngàng khi tái ngô. Đó không phải là điểm thích thú, lăng mạn trong t́nh yêu của chàng và thiếp sao !? Sau đó Tố Vân và Khanh cùng nhau để hết tâm sức để làm ra một bản tiêu phổ mô tả mối t́nh ngẫu hợp kỳ lạ, để lại ḷng họ những nhớ thương khi xa nhau, mong chờ kỳ tích để gặp lại nhau. Rồi Khanh lấy tiêu thổi lại lần cuối cùng bản nhạc của hai người trước khi phải xa nhau. Ngồi nghe Khanh tŕnh tấu bản tiêu phổ, dù đă hiểu trọn âm vận của từng đoản khúc nhưng Vân cũng dàn dụa nước mắt v́ cảm động . Mặt trời đă thoáng hiện phương đông, tiếng hót níu lo của vài con chim t́m mồi trên cành cây báo hiệu b́nh minh gần đến. Tố Vân buồn bă ôm lấy Khanh vào ḷng mà nói: -Đă đến lúc lang quân và thiếp giă biệt nhau rồi. Chỉ vài khắc thời gian nữa thiếp sẽ phải đi tái hồi dương thế! Chẳng biết số phận ra sao, nhưng t́nh thiếp thế nào chàng đă biết. Một đêm bên chàng tưởng như hạnh phúc thiên thu. Xin chàng nhớ kỹ lời thiếp để chúng ta c̣n được bên nhau . Nói xong Vân đưa tận tay Khanh một cái túi khá lớn và một cây sáo mà nói : -Trong bịch này thiếp để sẵn một số kim hoàn và vài tập ngân phiếu cho chàng để cần khi hữu dụng trên chốn dương gian. Khanh có ư không muốn nhận, từ chối : -Tại sao nàng làm thế? Tiền bạc chẳng có nghĩa ǵ khi ta không có nàng ... Vân nhấn tận tay Khanh, ngắt lời: -Nào thiếp có dám coi thường lang quân mà làm như thế đâu. Tiền bạc đó cũng chẳng phải của thiếp, đó là do gia đ́nh phú hào chôn trong nghĩa trang, họ đă đi đầu thai chẳng mang theo được. Chàng cứ cầm lấy tiêu dùng khi cần thiết. Sau này khi đă thuận thông mọi việc, chúng ta dùng vào việc phúc đức không phải là việc tốt ư ? Xin chàng đừng ngại. Nói xong, Vân ôm lấy Khanh mà nói : -Thôi thiếp đi đây, xin chàng đừng quên lời thề ước mà gắng t́m gặp thiếp. Nói xong lấy tay đẩy Khanh ngă xuống đất mà chạy đi. Đầu Khanh đập vào chân ghế, hét lên tiếng nhỏ mà tỉnh dậy, thấy ḿnh không phải nằm trong căn nhà cổ sang trọng mà đang nằm trên nền gạch một nhà mồ xây cất rất hoàng tráng. Đưa tay sờ lên đầu thấy một nốt u do đập vào thành ngôi mộ. Nhưng trong không gian h́nh như mùi thơm của da thịt, quần áo từ cơ thể Vân vẫn c̣n phảng phất, chưa mất. Bên cạnh chỗ nằm có một bao nhỏ chứa toàn vàng ngọc và xấp ngân phiếu c̣n dính cuống. Ngay chỗ nằm một ống tiêu bằng trúc sáng bóng đè lên tấm giấy hoa tiên ghi bản tiêu phổ kèm theo ḍng chữ :“ Thiếp mong đợi lang quân từng ngày, xin chàng đừng quên lời thề ước!“ nét thảo đúng như nét chữ viết hai câu thơ trên tấm bảng tri kỷ quán. Khanh đứng dậy ṭ ṃ đến trước ngôi mộ hoàng tráng mà ḿnh vừa nằm ngủ qua đêm thấy trên tấm bia bằng đá khắc rất rơ tên tuổi, ngày chết người phú hộ. Bên cạnh ngôi mộ này, ngay gần cổng nghĩa trang có hai ngôi mộ đất, cỏ hoang đă phủ xanh. Trước mỗi ngôi mộ có một miếng tre, viết sơ sài. Một miếng viết:“ Vô danh phu nhân chi mộ “, miếng thứ hai viết : “Vô danh tiểu thư chi mộ “ Khanh đoán rằng người trong thôn , tưởng lầm Lăo Nương và Tố Vân là hai mẹ con mà viết như vậy. Thấm thoát đă gần nửa năm trôi qua, hai việc đầu tiên chẳng có ǵ khó khăn, đă được Khanh hoàn tất dễ dàng. Mộ của Tố Vân và Lăo Nương đă được gia đ́nh cải táng đem về nghĩa trang của ḍng họ ở phủ Kiến An để tiện việc cúng tế. Vợ chồng tên nam bộc Đàm Vụ với chứng cớ rành rành đă bị đền tội. Khanh đi khắp mọi nơi, từ thành thị sầm uất, chốn ăn chơi đến vùng thôn dă, nghèo hèn để t́m Vân dưới h́nh dạng cô gái giống y hệt nàng nhưng đôi chân nguyên vẹn. Tốn kém cũng nhiều nhưng cũng may nhờ túi vàng bạc, xấp ngân phiếu mà không gặp ǵ khó khăn. Đến đâu Khanh cũng mang tiêu phổ ra tŕnh tấu, kèm theo họa h́nh của Tố Vân để hỏi han đủ dạng khách qua đường. Vài lần cũng có những chỉ dẫn, nhưng khi t́m đến lại thất vọng v́ sai lầm. Có khi vài kẻ muốn xin tiền ăn nhậu mà t́m cách chỉ dẫn vu vơ. Một hôm, trời đă hơi xế chiều, sau một ngày mệt nhọc du hành, Khanh ngồi nghỉ chân dưới tàng cây cổ thụ, gần một ngôi chùa nữ ở một vùng thôn dă. Ngước mắt nh́n vài con chim lạc lơng giữa trời xanh, buồn nhớ đến người đẹp rồi tự hỏi chẳng biết bao giờ mới gặp được nhau. Khanh đem tiêu ra thổi, tiếng tiêu buồn bă của Khanh lan rộng trong không gian tịch mịch của buổi hoàng hôn nơi thôn dă như cảm thán cho nỗi cô đơn, nhớ thương cố nhân mà bi thương. Đúng lúc Khanh đang đổ hết nỗi buồn của ḿnh vào tiếng tiêu, một tiểu ni cô từ ngôi chùa nữ Pháp Minh ngay đằng sau chỗ Khanh đang ngồi, mở cổng đi ra đến chỗ Khanh ngồi, tiểu ni cô cúi đầu lễ pháp chào Khanh mà thưa rằng : -Kính thư chú, Sư bà của con cho mời chú vào chùa có chút việc. Khanh ngưng thổi tiêu, nh́n tiểu ni cô với tí ngạc nhiên nhưng cũng theo chân vào trong chùa. Một vị sư bà phong thái đạo đức hiền từ trong bộ áo mầu trắng đục bước ra đón Khanh ngay thềm chánh điện, rồi cùng với Khanh đến ngồi trên tấm chiếu trải trên nền bên góc trái chánh điện, nhỏ nhẹ nói với Khanh: -Xin thí chủ tha lỗi cho bần ni đă làm đứt quăng cảm hứng âm nhạc của thí chủ. Chẳng chờ Khanh nói vài lời giao tế, sư bà nói tiếp: -Sở dĩ bần ni muốn gặp thí chủ v́ có sự lạ lùng liên hệ đến bản tiêu phổ mà thí chủ vừa thổi. Nếu không có ǵ khó nói, xin thí chủ vui ḷng cho bần ni biết tí chút về tiêu khúc đó được không ? Nghe vị ni sư già nói, Khanh linh cảm có ǵ khác lạ, mà thưa rằng: -Đây là tiêu khúc do chính tiểu sinh và một nữ lang hợp sức mà soạn ra, chẳng hay nó có ǵ khác lạ với ni sư ? Sư bà nh́n rất kỹ Khanh, thấy dáng dấp phong nhă, chính nhân không phải là kẻ gian trá, ngần ngừ tí chút rồi trả lời : -Không biết lư do tại sao, một nữ đệ tử của bần ni khi nghe thấy tiếng tiêu của thí chủ như bị kích thích lạ thường, tỏ vẻ dớn giác đến nỗi không thể tụng kinh, gơ mơ được. Bần ni thấy kỳ lạ, ḍ hỏi, nó cho biết khi nghe thấy tiếng tiêu, có cảm tưởng như quen thuộc với tiêu khúc. Nó có thể đoán biết âm điệu và kư âm của từng đoản khúc mà thí chủ chưa thổi đến. Nếu không có ǵ khó khăn, xin thí chủ vui ḷng nói rơ hơn về tiêu phổ đó cho bần ni hiểu được không ? Khanh cũng chẳng dấu diếm, kể rơ tất cả những ǵ đă xẩy ra trong lần tao ngộ với Tố Vân vừa qua. Nghe xong vị sư bà trầm lặng một hồi lâu ra chiều suy nghĩ, buông tiếng thở dài mà nói với Khanh: -Âu cũng là một t́nh nghiệp đă có giữa thí chủ và đệ tử của bần ni. Bần ni cũng xin kể thí chủ nghe những dữ kiện liên quan đến câu chuyện của thí chủ vừa qua. Sư bà cho biết, hơn 18 năm về trước, gặp lúc loạn lạc, dân t́nh đói khổ, chết chóc đầy đường. Lúc đó Sư bà c̣n ở tuổi trung niên, một lần đi hành đạo lên phía bắc. Trên đường sư bà bắt gặp một đứa bé gái khoảng 2 tuổi, ốm giơ xương chỉ c̣n thoi thóp thở nằm bên cạnh bà mẹ đă chết từ lâu. Thương t́nh đứa trẻ côi cút, sư bà đem về chùa nuôi dưỡng sau khi chôn cất người mẹ.V́ không biết gốc gác đứa bé, sư bà nhận nó làm con nuôi và đặt tên là Hà Thục Quyên, theo họ Hà của ḿnh. Sau đó sư bà cho đứa bé qui y với pháp hiệu là Diệu Hạnh cho đến ngày nay. Diệu Hạnh càng lớn càng xinh đẹp và rất thông minh, học đạo cũng như hành đạo đều vượt xa các đệ tử khác của sư bà. Cách đây khoảng nửa năm, không biết v́ sao Diệu Hạnh th́nh ĺnh bị một trận ốm rất nặng, rồi mê man không c̣n hơi thở nữa! Sư bà đă nghĩ đến việc ma chay, nhưng không hiểu sao chỉ vài khắc đồng hồ sau, Diệu Hạnh tự nhiên sống lại, dần dần hồi tỉnh và khỏe mạnh như thường. Sau lần ốm chết đó, bản chất của Diệu Hạnh chẳng có ǵ thay đổi, việc tu đạo vẫn như b́nh thường. Nhưng khả năng về âm thanh có phần sắc bén hơn, phân biệt rất chính xác âm độ của từng tiếng chim hót. Khi gơ mơ cũng tạo được nhịp điệu, âm vang rất hoà hợp với tiếng tụng kinh làm cho người nghe như bị trầm lắng hoà quyện vào tiếng mơ, tâm hồn như được lâng lâng, thanh thản. Bất th́nh ĺnh hôm nay, khi nghe tiếng tiêu của Khanh, Diệu Hạnh không thể nào tập trung được nữa, tiếng gơ mơ và cầu kinh không c̣n ăn khớp với nhau, sự hoà nhập bị xáo trộn. Sư bà thấy kỳ lạ hỏi han và hiểu nguyên do bởi tiếng tiêu mới sai tiểu ni cô ra mời Khanh vào để biết nguyên nhân. Kể cho Khanh nghe xong, sư bà sai cô tiểu ni gọi Diệu Hạnh ra. Khanh thẩn thờ khi nh́n thấy Diệu Hạnh, mặc dù trong bộ áo nữ tu mầu xám tro đơn giản nhưng cũng không dấu được nét đẹp kinh hồn của một nữ lang. H́nh dung giống y hệt Tố Vân từ khóe mắt hiền hậu, đến đôi môi mọng đỏ trên khuôn mặt trắng h́nh trái xoan ... Diệu Hạnh cũng nh́n Khanh trong vẻ ngơ ngác như t́m thấy nét quen biết nào đó trong kư ức! Sư bà im lặng quan sát sắc diện khác thường của người nữ đệ tử và người khách thổi tiêu. Bà đă cảm nhận được câu truyện của Khanh là sự thật, sự thật liên quan đến nghiệp duyên của người đệ tử của ḿnh. Sư bà điềm đạm hỏi nhỏ Diệu Hạnh: -Con có nhận ra thí chủ này không ? Người quen của con đó. Diệu Hạnh hơi chau mày ra vẻ không chắc mà trả lời : -Thưa thầy, con cảm thấy ngờ ngợ như đă quen biết thí chú này ở đâu đó th́ phải? Nhưng điều này hoàn toàn không thể có được v́ ngoài việc tu đạo ở chùa, con chưa bao giờ du hành đâu xa hay quen biết ai mà thầy không biết. Nghe Diệu Hạnh nói, sư bà ngẫm nghĩ tí chút rồi ra dấu cho Diệu Hạnh ngồi xuống bên cạnh: -Ta tin con, nhưng tất cả không thoát ra khỏi chữ duyên được. Ta vừa nghe thí chủ đây nói về chữ duyên đó, liên hệ đến chữ nghiệp của đời con. Nói xong sư bà lần lượt kể tất cả những ǵ mà Khanh vừa kể cho bà ta nghe. Sau đó bà kết luận: -Diệu Hạnh con, từ nay con sẽ trở về với cái tên gọi của trần thế Hà Thục Quyên mà ta đă đặt cho con hơn 18 năm về trước. Cũng từ hôm nay con phải trở về đường đời cùng thí chủ đây để cho trọn chữ duyên t́nh mà cái nghiệp của đời con đă xếp đặt. Nghe sư phụ nói thế, Diệu Hạnh khóc mà thưa rằng : -Thưa sư phụ hăy nghĩ lại cho con, đă hơn 18 năm qua với sự chỉ dậy của sư phụ trong đường tu đạo, con đă t́m thấy niềm vui trong Phật pháp. Thêm vào đó chính sự sống của con cũng do sự phụ mà có được. Con không muốn rời xa sư phụ, làm dang dở con đường mà con từng tâm niệm nó đă được thành h́nh từ những kỳ duyên may mắn trong đời con… Sư bà nở nụ cười hoà ái, ngắt lời: -Diệu Hạnh, con là người đệ tử thông minh nhất mà ta đă dậy dỗ, thương yêu. Con lại là đứa con nuôi mà ta dưỡng dục từ ngày con c̣n ẵm bế. Ta măi măi là người mẹ nuôi yêu quư con, Phật cũng măi măi mở cửa nhận con là Phật tử, nhưng từ nay chỉ đổi thay h́nh thức mà thôi. Phật duyên của con với Phật pháp, nhân duyên giữa con và ta trong đường tu đạo đă được biến đổi sang một cái duyên khác, đưa con trở lại với cuộc sống b́nh thường của nhân gian. Con không thể miễn cưỡng mà đi ngược lại được v́ nó là cái duyên tiền nghiệp của con. Dừng lại tí chút, sư bà nói tiếp: -Con hăy nghe ta mà chấp nhận, bất cứ lúc nào con cũng có thể đến đây thăm viếng chùa như là một Phật tử, thăm viếng ta như đứa con mà ta yêu thương. Không lâu sau đó người ta thấy một cặp vợ chồng trẻ đem bán túi vàng bạc cùng với xấp ngân phiếu lấy tiền giúp trùng tu chùa Pháp Minh. Xây dựng cho chùa mấy dẫy nhà dưỡng tế để nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già đơn độc không nơi nương tựa. Ngoài ra c̣n mua nhiều ruộng vườn từ những người dân chung quanh tặng cho chùa để làm cơ sở sinh lợi dành cho việc điều hành cứu tế. Ở phủ Kiến An, vị quan đầu phủ họ Biên vui mừng t́m được một cặp vợ chồng làm dưỡng tử để nương tựa khi về già. Đặc biệt người vợ có h́nh dung giống y hệt cô con gái vắn số của họ Biên xưa kia, chỉ khác là người con gái nuôi này không đi cà nhắc và cặp mắt rất hoan lạc không buồn như cô con gái vắn số ngày xưa. -/- Hết
Vài hàng về tác giả : Lưu An là bút hiệu của anh Vũ Ngọc Ruẩn. Anh Ruẩn sinh năm 1946 tại Xuân Trường, Nam Định, Việt Nam. Bút hiệu Lưu An & Thượng Xuyên Lộ, cựu học sinh Chu Văn An 59-66, tốt nghiệp Master về Food Sciences đại học Kagoshima, Japan 1977. Anh Ruẫn hiện đang sinh sống tại Thụy Sĩ. Cảm tưởng về thơ văn của Lưu An xin gởi về luuan@erct.com ........ ® "Khi phát hành lại thông
tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả |
|