Tạp bút Lưu An

 

Những bát cơm phiếu mẫu

 
 
Phần hai

Những bữa cơm ân t́nh

(Giai đoạn tuổi thanh xuân )

Để tưởng nhớ Dũng, bác By, bác Quang,

mẹ của Đắc, anh chị Tư và Sáu.  

 

        Ngồi trong nhà một ḿnh, đưa mắt nh́n qua khung cửa sổ, bâng quơ dơi theo những lọn tuyết lất phất bay bay trong gió lạnh. Trí nhớ kéo tôi về với những năm tháng xa xưa, thời gian tôi c̣n sống và học ở Việt Nam. Ngày đó dù đă chuẩn bị rời bỏ cấp trung học để bước vào ngưỡng cửa đại học, nhưng tôi vẫn nghèo quá! Chẳng bao giờ có đủ tiền để chi dụng cho chính ḿnh một bữa ăn thịnh soạn, mắc tiền tại các nhà hàng sang trọng mà tôi vẫn từng ước mơ. Nhưng rồi người bạn “ THỜI GIAN “ rất thân thiết nhưng rất tàn ác và lạnh lùng đó đă đẩy tôi đứng lên.  Bắt tôi phải t́m cách thoát nghèo bằng những cố gắng, kiên tŕ của ḿnh.  Rồi cũng chính nhờ người bạn thời gian chân t́nh dễ mến đó cũng mang cho tôi những dịp may để tôi đă có được những điều kiện làm đầy nhưng ước mơ của ḿnh. 

         Đúng như vậy, đă bao lần trong nhiều chục năm qua, sau khi vượt được những nghịch cảnh trong cuộc đời. Nhờ thời thế đổi thay cùng với những may mắn đă đưa tôi ra hải ngoại định cư, làm việc sinh nhai. Trong những tháng năm tha phương kiếm sống đó, tôi đă nhiều lần được ngồi cùng bàn ăn với những người có chức vị, giàu sang trong xă hội nơi tôi định cư. Hưởng thụ những bữa tiệc sang trọng đầy ắp những món ăn mắc tiền. Những món ăn đó được cung ứng bởi những người phục vụ và đầu bếp chuyên nghiệp của các nhà hàng nổi tiếng tại những nơi tôi sinh sống, làm việc. Nhưng lạ kỳ thay, ngồi trước những mâm cơm, bữa tiệc đắt tiền như vậy, tôi vẫn không quên được mùi vị đê mê của những bữa cơm xa xưa, thời gian mà tôi c̣n nghèo túng. Những bữa cơm rất đơn sơ, rất tầm thường khi tôi c̣n ở tuổi cắp sách đến trường tại Việt Nam. Ngày nay khi hồi nhớ lại, tôi có cảm tưởng những bữa cơm nghèo khó đó đă được tôi thưởng thức không phải chỉ bằng khẩu vị, bằng ánh mắt nh́n thèm muốn từ món ăn mà c̣n cả bằng những ước mơ trong ḷng tôi lúc ăn món ăn đó th́ phải? 

        Đúng như vậy, hôm nay ngồi ngắm tuyết rơi, trong tâm trạng hoài nhớ quá khứ, tôi muốn dành tí chút khả năng viết lách của ḿnh để viết về vài món ăn hay những bữa cơm tuyệt vời, quá ngon không bao giờ tôi quên đó. Viết ra đây cho chính cá nhân tôi thêm một lần nữa được sống lại với những vị ngon ngọt của những món ăn đơn sơ, đáng nhớ đó.  Nhưng cũng để kỷ niệm, tưởng nhớ đến những người đă có công nấu những món ăn đó cho tôi và để tôi nhớ măi mùi vị những món ăn đó suốt trong đời.   

1.- Những đĩa cơm trong phi trường Tân Sơn Nhất.       

        Tôi và Dũng cùng học với nhau từ lớp đệ thất 7P tại trường Chu Văn An Sàigon. Nhưng măi đến năm đệ tam khi gia đ́nh Dũng dọn nhà đến đường Tô Hiến Thành, rất gần nhà tôi trong xóm 521 Lê Văn Duyệt, chúng tôi mới thật sự thân thiết với nhau. T́nh thân của chúng tôi đạt đến mức mà ít người tưởng tượng ra được. T́nh thân thiết đó, anh chị, bố mẹ của Dũng cũng như các em và bố mẹ tôi mọi người đều chứng kiến và biết rất rơ. Chúng tôi cùng đi học với nhau, cùng chia xẻ tiền bạc cho nhau ăn quà, nước uống... ( dĩ nhiên phần rất lớn từ Dũng v́ tôi nghèo hơn ). Ngay cả việc hai đứa chúng tôi, nhiều năm trời đă thay nhau chở một cô bạn gái đi du lịch bụi đó đây, lê la quán cóc vào những ngày nghỉ cuối tuần, úc chúng tôi c̣n là học sinh đệ nhị cấp tại trường CVA. Thời gian đó, mỗi buổi tối chúng tôi mang sách vở đến thư viện Đắc Lộ học hành, đúng 10 giờ khuya khi thư việc đóng cửa, chúng tôi lại rủ nhau lên trung tâm Sàigon t́m mối chở các cô gái bán bar Mỹ kiếm tiền cho cà phê, quán nhậu… 

        Tôi và Dũng bản tính có rất nhiều điều khác nhau. Dũng rộng răi, dễ tha thứ, cảm thông với lỗi lầm của người khác khi thấy họ thua kém ḿnh, cá tính của một người phóng khoáng, anh hùng. Về vóc dáng, Dũng đúng nghĩa là một thanh niên rất đẹp trai cao lớn… C̣n tôi th́ ngược lại, cá tính có phần tính suy hơn thiệt, cố chấp, dáng h́nh xấu trai, lại thêm con nhà nghèo, thua thiệt về mọi lănh vực trong xă hội. Tuy nhiên không biết v́ lư do nào mà chúng tôi rất gần gũi, cảm thông nhau, chơi đùa với nhau rất hoà thuận. Chúng tôi tâm sự, kể lể cho nhau nghe tất cả những vui buồn, xấu đẹp của chính cá nhân, gia đ́nh và cả họ hàng của ḿnh cho nhau nghe. Chúng tôi cũng không ngại ngần, tỏ bầy sự tự hào về t́nh thân của hai chúng tôi với nhiều bạn bè, người thân trong gia đ́nh của nhau. 

        Mẹ của Dũng, bác Bẩy gái, một người phụ nữ dưới mắt tôi là một bà mẹ tuyệt vời về mọi mặt. Dáng dấp phúc hậu, sang trọng, trí thức, tánh t́nh hoà nhă, lời nói êm nhẹ với mọi người kể cả các con và bạn bè của các con. Tóm lại bà không có một điểm nào, dù nhỏ nhặt để gọi là khiếm khuyết. Riêng đối với cá nhân tôi, bác Bẩy luôn luôn dành cho tôi những t́nh cảm rất đặc biệt. Bác coi tôi như Dũng, người con trai thứ hai của bác, đứa con trai bác rất thương yêu nhưng yểu mệnh. Người bạn thân thiết nhất, không bao giờ tôi quên được đă vĩnh viễn ra đi khi tuổi đời c̣n rất trẻ đă để lại trong kư ức của tôi với rất nhiều kỷ niệm đẹp mà tôi sẽ nhớ suốt đời. Cho đến ngày nay, với tuổi đời xấp xỉ 80, cuộc sống của tôi đă có chút từng trải trong xă hội. Tôi đă tham dự biết bao nhiêu tiệc tùng, họp bạn ăn uống lớn nhỏ, thân sơ nhưng tôi chưa bao giờ say rượu dù chỉ một lần. Tôi chưa bao giờ  say  đến mức chân đi không vững, la hét, nói cười như kẻ khùng điên. Nhưng chỉ có một lần, một lần duy nhất trong đời tôi, tôi đă say rượu! Một tên say rượu đúng nghĩa khi được tin người bạn thân thiết nhất của tôi đă ra đi vĩnh viễn vào năm 1969 tại chiến trường tỉnh Chương Thiện. Khi đó tôi chuẩn bị xong đại học.   

        Tôi c̣n nhớ khi Dũng chưa nhập ngũ, lúc đó tôi đang học năm thứ 2 đại học. Thời gian học của tôi tại giảng đường rất vi vu. Lúc có lúc không, khi giáo sư bận họp hay v́ lư do nào đó mà các thầy không đến được, sinh viên lại phải nghỉ học. Trong trường hợp đó, tôi thường bê sách vở đến thư viện Đắc Lộ tại đường Yên Đổ để học bài, ôn thi cho đến tối khuya, khi thư viện đóng cửa mới về nhà. Ngày thường th́ như thế, cuối tuần, tôi luôn luôn đến thư viện ngay từ sáng sớm, khi thư viện mới mở cửa v́ nhà tôi quá chật chội, không có chỗ để học. Thư viện lại là nơi có không khí học hành tốt hơn. Dũng cũng theo tôi đến đó, chính v́ vậy gần như hàng ngày chúng tôi đều gặp nhau. Thời gian đó bác Bẩy, mẹ của Dũng và bác Quang em dâu của bác Bẩy ( anh chị em Dũng gọi là mợ Quang ) cùng kinh doanh một nhà hàng ăn ở trong khu vực cổng sau của phi trường Tân Sơn Nhất, nơi phi trường thông ra quận G̣ Vấp. 

        Rất nhiều lần thấy tôi đến thư viện miệt mài học, Dũng biết vào buổi trưa hay chiều tối, v́ nghèo túng nên tôi thường chỉ ăn qua loa một khúc bánh ḿ hay đĩa cơm tấm nhỏ bé rẻ tiền cho qua bữa… Nên cứ vào khoảng sau 2 , 3 giờ chiều, hay 7 ,  8 giờ tối, Dũng thường rủ tôi đến quán ăn của mẹ Dũng v́ thời khắc đó, quán ăn thường ít khách v́ đă quá giờ cơm trưa hay tối. Có lẽ hai bà bác tốt bụng dư hiểu tâm ư của Dũng và cũng hiểu hoàn cảnh đói nghèo của tôi, nên hai bà thường cung ứng cho tôi những bữa cơm rất thịnh soạn. Hai bà bác thường chẳng để cho tôi chọn món ăn v́ biết rất rơ, với tôi th́ món ăn nào cũng ngon.  Các bà thường mang cho tôi những món ăn rất đặc biệt, mắc giá trong lồng thức ăn của quán. Những miếng sườn nướng thơm tho, bóng ngậy to như bàn tay. Những con cá, đĩa tôm kho nước tương chỉ nh́n thấy đă đủ làm tôi chảy nước miếng. Những đĩa rau cải xào thịt ḅ, tô canh thịt bằm đủ loại, dĩ nhiên cũng có chai nước ngọt cùng với ly kem lạnh hay một vài trái chuối, miếng đu đủ tráng miệng.... 

        Với những bữa cơm thịnh soạn như vậy, đối với tôi ngày đó, nó vẫn là một bữa cơm trong mơ, ngoài khả năng tài chánh của tôi và của gia đ́nh tôi . Dù lúc đó  gia đ́nh tôi đă tàm tạm khá hơn xưa, anh em chúng tôi không c̣n phải nhai đi, nhai lại những món ăn mà mẹ tôi biến chế từ rau muống, đọt rau lang. Hàng ngày tôi cũng không c̣n phải mang bát đi mua từng muỗng nước mắm như trước nữa.   

        Dù tôi biết t́nh bạn với Dũng rất thân thiết, cũng như hai bà bác đều thông hiểu cho hoàn cảnh thiếu thốn của tôi, mọi người không bao giờ tính toán mà c̣n rất vui mùng mỗi khi thấy tôi và Dũng đến quán ăn cơm. Nhưng ngày đó tôi đă bước vào tuổi hai mươi, lứa tuổi chưa được coi là già dặn, nhưng ít ra tôi cũng biết ư nghĩa của hai chữ tự trọng để hiểu là ḿnh không nên bước qua giới hạn của t́nh thân. Chính v́ vậy, tôi đă khéo léo trải bầy cảm giác ngượng ngùng của tôi cho người bạn thân thiết tốt bụng đó hiểu. Mong người bạn giúp tôi không phải ngượng ngập khi đến nhà của bạn trong cảm giác tự ti của một người ăn chực. H́nh như Dũng cảm thông với suy nghĩ của tôi nên sau đó Dũng đă không dẫn tôi đến quán nhiều như trước nữa. Chỉ những khi ngoại lệ nào đó, chúng tôi mới đến quán ăn cơm hay đến nhà Dũng hay nhà bác Quang ăn cơm khi có lời mời trước mà thôi. Đến quán th́ đủ những món ăn trong lồng tủ của quán. Đến nhà th́ món ăn lại khác, khi th́ chả gị, khi th́ bún thịt nướng ..v..v… Cũng lại toàn là những món ăn trong tưởng tượng của tôi trong xă hội ngày đó. Những món ăn tại gia đ́nh, lại được hai bác chuẩn bị tỉ mỉ hơn không những ngon mà c̣n tràn đầy t́nh nghĩa thân thương của những người mà tôi măi măi không bao giờ quên! 

        Hôm nay trong cái không gian lạnh lẽo giữa đông của Thuỵ Sĩ, ngoái nh́n lại chính ḿnh, tôi thực sự đă là một ông già chớm tuổi 80. Người bạn cùng lớp thân thiết nhất đời tôi và cả hai bà bác kính yêu, bác Bẩy, bác Quang, tất cả họ đă vĩnh biệt nhân gian lâu lắm rồi. C̣n tôi th́ vẫn phải đối diện với phong trần gió băo để sống cho trọn kiếp nhân sinh của ḿnh. Nếu có những phút giây thư thả mà hoài nhớ đến những kỷ niệm về người bạn thân, về hai bà bác tốt bụng xa xưa th́  cũng như tôi lại có thêm một lần để nói lời cám ơn và tưởng nhớ của tôi đến họ mà thôi. Trong cái không gian lạnh lẽo giữ đông hôm nay, tôi gọt dũa ngôn từ mà viết ra đoạn tạp bút này. Tôi muốn kể lể với mọi người đọc, với các anh chị, họ hàng của Dũng rằng dù thời gian đă qua đi trên 50 năm rồi. Nhưng tôi vẫn c̣n nhớ rất kỹ mùi vị của những món ăn và cả t́nh thân thương mà tôi đă được Dũng và hai bác, bác Bẩy, bác Quang cho tôi ăn ngày xưa.   

2.- Căn cứ Mỹ, Long B́nh và những thức ăn dư thừa 

        Vào những năm cuối đại học, chúng tôi rất thường phải đến các trại chăn nuôi gia súc, pḥng thí nghiệm, cơ sở khảo cứu thú y, viện vi trùng ..v..v  trong thành phố Sàigon hay các tỉnh lỵ trong nước để thực tập về chuyên môn. Một trong các trại chăn nuôi to lớn nhất VN thời đó là trại chăn nuôi heo Phước Long, gần căn cứ Mỹ Long B́nh. Chủ cơ sở này là bà thứ thiếp của cựu trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ, trực tiếp điều hành bởi cô Hai ( con gái lớn của bà cả Lễ ? ).  Chúng tôi thường đến đó thực tập là v́ bác sĩ thú y Nguyễn văn Tư, cựu viện trưởng viện vi trùng học VN,  là giáo sư của môn chăn nuôi heo của chúng tôi và cũng là chuyên viên kỹ thuật, bệnh lư cho trại.    

        Trại chăn nuôi khá xa Sàigon cho nên chúng tôi thường đến đó học hỏi và làm việc từ  buổi sáng cho đến chiều tối mới trở về. Gặp những ngày v́ công việc nhiều hay v́ lư do nào đó vài ba người chúng tôi thỉnh thoảng cũng ở lại qua đêm. Trong trường hợp ở lại th́ chúng tôi có một căn pḥng nhỏ khá gọn ghẽ trong dẫy nhà chính để ngủ nghỉ. Một lần v́ chiếc xe Suzuki bạc rạc của tôi làm reo vả lại hôm sau cũng phải lên trại làm việc nên tôi đă xin ngủ lại trại. Trong trại có một thanh niên tên Sáu, khoảng 20 tuổi, là một thanh niên rất dễ mến, dễ thân cận và cởi mở. Anh ta là người theo bác sĩ Tư để xách dụng cụ, thuốc men hay phụ giúp bác sĩ Tư trong công việc chữa bệnh cho heo. Bác sĩ Tư và tất cả chúng tôi, những sinh viên đến trại thực tập cũng như mọi nhân viên của trại đều rất mến anh ta.   

        Ngày hôm đó, ở lại trại chăn nuôi nhưng tôi đă không ngủ đêm tại căn pḥng trong khu nhà chính của trại. V́ mến tánh cởi mở cũng như lời mời của Sáu, tôi đến ngủ với anh ta tại một ngăn chuồng nuôi heo để không, diện tích khoảng 9 mét vuông. Chuồng được che khá kín bởi vài tấm ván ép và giấy các tông. Giường ngủ là những tấm ván ghép sát vào nhau được trải chiếu đơn sơ, kê trên những viên gạch xi măng… có thể  nói nơi ngủ của chúng tôi như một căn pḥng nhỏ ở khu cuối của trại. Cũng ở sát với ô chuồng ngủ của Sáu là một ô chuồng ngủ khác rộng hơn gấp 3 lần ô chuồng của Sáu. Ô này cũng có kiểu giường chiếu như vậy nhưng to rộng hơn. Sát góc ô chuồng này có một cái tủ nhỏ đựng bát đĩa, đũa muỗng… và một cái bếp nấu ăn bằng dầu hôi. Nh́n thoáng qua , ô chuồng này như một căn nhà nhỏ. 

        Sau một lúc nói chuyện, tôi mới biết ô chuồng ngủ rộng răi này là của vợ chồng anh Tư và đứa con trai 3 tuổi. Anh Tư là anh ruột của Sáu,  họ đều là nông dân từ miền Trung v́ hoàn cảnh mà phải trôi dạt vào Saigon kiếm sống. Vợ chồng anh Tư đă làm việc cho trại chăn nuôi từ 10 năm trước, nhờ anh Tư giới thiệu với cô Hai nên Sáu mới có dịp vào làm việc cho trại khoảng 4, 5 năm trước. Sáu cũng cho tôi biết, trong trại chăn nuôi có khoảng 40 người công nhân nam nữ. Trong đó trên một nửa là đàn ông kể cả anh em của Sáu đều là những người trốn quân dịch dưới mọi dạng thức khác nhau.   

        Buổi chiều tối hôm đó, nhờ sự giới thiệu rất thân t́nh của Sáu, tôi đă được vợ chồng anh Tư mời bữa cơm tối. Dĩ nhiên tôi rất vui mừng v́ nếu không, tôi sẽ phải cuốc bộ khá xa từ trại chăn nuôi đến khu vực dân cư bên ngoài trại chăn nuôi để kiếm quán ăn. Trong bữa cơm tối hôm đó với gia đ́nh anh chị Tư và Sáu đă làm tôi ngạc nhiên đến mức ngẩn ngơ khó tin vào thị giác của ḿnh. Đó không phải là một bữa cơm nghèo hèn, đơn sơ của người tha phương kiếm sống như tôi tưởng tượng khi nhận lời mời của họ. Một bữa cơm có những miếng thịt nạc to như cán dao trộn với những miếng cá thu cỡ quân cờ tướng được nấu với sốt cà chua đỏ ngậy. Một bát canh khổ hoa nấu thịt thái nhỏ, thêm một đĩa rau muống xào tỏi với thịt hộp, kèm theo đủ loại rau gia vị !  Đó đúng nghĩa là một bữa ăn thịnh soạn. 

        H́nh như thấy vẻ ngạc nhiên của tôi, anh chị Tư nh́n tôi cười vui cho tôi biết. Cà chua, khổ hoa, rau củ và mọi thứ gia vị... do nhân viên trong trại tự trồng, bất cứ ai muốn, cứ thoải mái ra khu vườn sau trại heo mà hái. Nơi đây được bón bởi phân heo nên rau cỏ mọc như rừng, nhiều khi c̣n phải nhổ bỏ v́ quá nhiều, ăn không hết. C̣n thịt, cá, tôm, xúc xích… th́ cứ khoảng  3 hay 4  ngày một lần có xe thùng chở những đồ ăn dư thừa, thu gom từ các nhà ăn của quân đội Mỹ tại căn cứ Long B́nh thải ra. Những món ăn dư thừa đó được nhà thầu thu gom lại rồi chở đến đây làm thức ăn nuôi heo. Nhân viên lao động của trại chăn nuôi, chỉ việc bới móc, thu lấy những miếng thịt, miếng cá, khúc dồi thịt … mà người ta không ăn hay chỉ ăn tí chút rồi liệng bỏ. Mọi người thu gom, mang về rửa sạch rồi biến chế, nấu nướng lại thành những món ăn ngon, bổ dưỡng mà chẳng tốn kém ǵ ngoài việc bỏ tí tiền ra mua gạo nấu cơm mà thôi. 

        Ngày hôm sau, vào khoảng gần giữ trưa khi tôi đang làm việc tại một trại heo, Sáu chạy đến báo tin cho tôi biết, chuyến xe chở cơm dư thừa đă đến, đang chuẩn bị đổ phẩm vật vào bể, nếu tôi thích th́ đến xem cho biết. Chẳng có chút ngần ngại tôi bỏ công việc ra xem. Một chiếc xe camion dân sự không mui, trên thùng xe có khoảng 15, 16 thùng khối vuông bằng plastic, thể tích mỗi thùng khoảng 500 lít, có nắp đậy. Khi tôi đến, chiếc xe đang lùi dần đến sát một cái bể bẳng xi măng rộng khoảng gần 2m, dài khoảng 4m, cao khoang 1m50 . Khi chiếc xe lùi sát bể xi măng th́ 4 nhân viên  đàn ông của trại leo lên thùng xe.  Cứ 2 người vần một thùng đựng thức ăn dư thừa đến sát miệng bể xi măng rồi họ lấy sức đổ thùng thức ăn thừa vào bể . Dưới bể có 5 người đàn bà và 2 người đàn ông trong đó có vợ chồng anh Tư . Mỗi người cầm một cái sô bằng plastic có quai và một khúc cây bằng gỗ to như cán xẻng. Mỗi khi thùng thức ăn dư thừa được đổ xuống bể xi măng. Họ dùng cây gỗ cào cào, xới xới t́m những miếng thịt hay cá lẫn trong thùng thực phẩm bỏ vào thùng sô của họ, kèm theo những câu nói vui mừng mỗi khi t́m được món hàng tốt. Những thùng thức ăn đổ xuống bể làm tung toé lên quần áo, đầu tóc họ, đứng ngoài nh́n như họ đang bơi, đang đùa giỡn với nhau trong bể thức ăn nhầy nhụa mỡ .   

        Tôi đứng xa, đưa mắt nh́n họ, những người thuộc giới thua thiệt trong xă hội với nhiều cảm giác, suy tư. Trí nhớ kéo tôi về với những năm tháng xa xưa, mấy mươi năm trong quá khứ. Cũng  v́ hoàn cảnh khốn cùng của chiến tranh mà bố mẹ tôi với đàn con nheo nhóc phải lên Hà Nội kiếm sống. Thời gian đầu tiên chúng tôi cũng đă phải sống chui nhủi trong băi rác của Hà nội tại phố Hàng Bột. Đó là một khu vực nghèo, nhếch nhác nhất của Hà Nội thời đó. Nơi chúng tôi tạm cư, chi là một căn nhà lợp lá, kèm vài tấm tôn hoen rỉ,  không cầu tiêu, không giếng nước, không nhà tắm… Có lẽ so với hoàn cảnh của những người nhân viên, những người đang bơi trong bể thức ăn thừa th́ chúng tôi ngày xưa cũng sống nhơ nhuốc như vậy hay nhiều hơn nữa mà thôi. 

        Hôm đó, tôi đứng nh́n họ, những người nghèo túng đang nhầy nhụa với thức ăn thừa cho tôi cảm giác với chút thẩn thờ, đăm chiêu! Cuộc sống tại các nơi bất hạnh, đói nghèo trong thế gian, mọi nơi đều tương tự như thế. Nếu có khác nhau th́ chỉ khác về tiểu tiết và không gian mà thôi. Với những người chưa từng trải với đói nghèo, khổ đau th́ đó là những điều kỳ lạ khó tin v́ nó là những hiện tượng ra ngoài tưởng tượng, tính suy của họ. Nhưng họ không bao giờ biết rằng cũng chính trong những cái kỳ lạ khó tin đó có vẫn những người kiên cường, vượt khó vươn lên. Những người đó, không chịu buông xuôi với thân phận hẩm hiu mà họ đang phải chịu. Họ âm thầm chịu đựng, hy sinh cho con cháu họ để mong thoát khỏi nghịch cảnh một cách nhanh nhất. Với những người kiên cường đó, thông thường sớm hay muộn họ cũng thoát khỏi những thua thiệt. Xin đừng bao giờ nói họ may mắn hay nhờ phúc đức tổ tiên mà thoát được nghịch cảnh. Không, không có chuyện thần thoại đó trong thực tế! 

        Những người vượt khó đi lên đó, đôi khi họ c̣n cao ngạo hơn khi họ nh́n những phấn đấu là những điều thú vị làm cho người ta nh́n thấy cuộc sống có ư nghĩa của đấu tranh hơn. Những người đó khi đứng dậy, họ thường có ánh mắt, thái độ rộng răi, cảm thông với nhân quần, xă hội hơn. Họ nh́n thấy những thua thiệt đói nghèo đó trong tinh thần cảm thông. 

        C̣n với những cậu ấm, cô chiêu hay những cặp vợ chồng sống trong nhung lụa, giàu sang, nếu họ nh́n thấy những miếng thịt, miếng cá dư thừa nhếch nhác bỏ đi trong thùng rác dành cho heo ăn. Rồi v́ một hoàn cảnh nào đó, có người đem những thứ nhem nhuốc đó về nấu nướng biến chế cho họ ăn. Dù có ngon và hấp dẫn thế nào th́ họ cũng bịt miệng v́ sợ hăi, ói mửa v́ cho đó là dơ bẩn. Đơn giản là v́ họ chưa bao giờ nếm trải khổ đau, đói nghèo. Những cái ghê sợ đó đă in sâu vào thị giác và cảm xúc của cuộc sống dư thừa sang trọng của họ. Nhưng cuộc sống của con người, nhất là tại các quốc gia c̣n thấp kém, xă hội bấp bênh th́ luôn luôn có những điều bất chợt xẩy ra. Khi đó những con người hào hoa, phong nhă giàu sang đó không may mà bị rơi vào nghịch cảnh th́ đúng là hoả ngục cho họ ! Họ chỉ biết la hét than van, khóc lóc hay quay lại trách mắng thượng đế là bất công đă chiếm mất cái huy hoàng, oai danh của họ đang có. Họ cho rằng sự giàu sang, quyền lực của họ phải là bất biến. Bất cứ ai làm nó thay đổi dù đó là thượng đế th́ với họ vẫn là sai lầm, bất công !     

3.- Mẹ của Đắc, những món ăn miền Bắc 

        Tôi và Đắc cùng học với nhau từ lớp đệ thất ( lớp 7 ) tại trường Chu Văn An Sàigon , nhưng chúng tôi chỉ thực sự thân thiết nhau từ khi lên đại học và đi làm. Tôi vào ngành Nông Nghiệp, Đắc vào ngành Bưu Điện. Trong những năm học chuyên môn đó chúng tôi rất thường gặp nhau, Đắc đă là ông giáo dậy kèm cho em trai tôi thi đậu vào Chu Văn An. Sau khi tốt nghiệp ngành Bưu Điện, Đắc làm việc mấy năm tại Sàigon , thời gian đó tôi vẫn c̣n đi học nên chúng tôi lại càng thân thiết hơn, thường gặp nhau hơn. Khi tôi tốt nghiệp đại học rồi đi làm việc tại Cần Thơ, cũng là lúc Đắc được chuyển xuống đó làm trưởng đài phát tuyến của tỉnh. T́nh thân của chúng tôi lại càng gắn bó hơn nữa, nhiều đêm buồn cô đơn v́ xa nhà hay gặp những ngày nắng nóng, tôi lại đến cơ quan của Đắc ngủ qua đêm v́ nơi đó có máy lạnh và tâm sự lung tung. 

        T́nh thân của hai chúng tôi đă là cầu nối cho sự quen biết, thân t́nh của gia đ́nh tôi với gia đ́nh Đắc. Nhất là khoảng thời gian sau năm 1975, khi đó tôi đang tu học tại Nhất bản,  Đắc và người anh trai đă vượt biên đến Mỹ ngay những ngày đầu tiên, nhưng gia đ́nh c̣n kẹt lại . Qua bố tôi kể th́ gia đ́nh Đắc đă mấy lần vượt biên nhưng thất bại, mất nhà cửa nên đă phải phiêu bạt xuống tỉnh Mỹ Tho, để tiếp tục ra đi trong phong trào Hoa kiều rời bỏ Việt Nam. Cũng theo bố tôi kể, ông có vài ba lần kín đáo xuống dưới Mỹ tho gặp bố của Đắc để thăm hỏi và cũng có ư ḍ la, cách thức ra đi cho gia đ́nh tôi. Cuối cùng v́ giá cả quá cao, không trong tầm tay với của gia đ́nh tôi nên đành băi bỏ !   

        Gia đ́nh Đắc là một gia đ́nh trí thức, giàu có, cao danh phận tại tỉnh Thái B́nh. Bố của Đắc là một thầy giáo và cũng là một nghệ sĩ đàn vĩ cầm ( Violine ). Mọi người trong con xóm khá rộng răi tại Bàn Cờ khi hỏi gia đ́nh Đắc gần như mọi người đều biết. Anh em của Đắc ngoài việc học hành thành danh trong các chuyên khoa kỹ thuật, c̣n được ông bố truyền dậy về vilone. Một người em trai của Đắc học y khoa c̣n có thêm nghề tay trái, chuyên môn trong lănh vực âm nhạc. Mẹ của Đắc một người mẹ tuyệt vời, bà rất nhanh nhẹn, tháo vát trong mọi lănh vực, coi sóc gia đ́nh chăm dậy các con ..v..v.. Dù tiếp xúc, tâm t́nh với bà nhiều lần nhưng tôi cũng không biết ǵ về nghề nghiệp, tŕnh độ văn hoá của bà ra sao. Nhưng qua những cuộc nói chuyện với bà đă cho tôi đoan chắc bà là người rất linh hoạt và có nhiều kiến thức rất cấp tiến trong xă hội. Sau này khi toàn thể gia đ́nh Đắc đă được đoàn tụ tại Mỹ, qua thư từ trao đổi, tôi được biết, khi sang Mỹ ở tuổi trên dưới 60 mà bà hoà nhập với xă hội rất ngoạn mục.  Bà thuê xe bus, tổ chức những cuộc hành hương, du lịch thăm viếng phong cảnh cho đồng hương tại Mỹ rất bài bản. 

        Ngày c̣n ở VN, thời gian tôi và Đắc c̣n là sinh viên hay những năm đầu tiên khi Đắc mới ra trường, làm việc tại Sàigon. Rất nhiều lần tôi đến nhà t́m Đắc, cùng nhau đi chơi, tôi lại được gia đ́nh Đắc nhất là mẹ của Đắc giữ lại, cho tôi ăn những món ăn thuần mùi vị miền Bắc, như bún riêu, bún mọc, bún thang, bún thịt nướng, phở , chả gị .v..v.. Ngày đó dù cuộc sống của gia đ́nh tôi đă tàm tạm khá, nhưng với những món ăn độc đáo, hương vị đúng chuẩn của miền Bắc mà bà cho tôi ăn vẫn là điều không đơn giản để có. Dĩ nhiên với những người gốc Bắc chuẩn sống tại Sàigon thời gian trước 1975, có tài chánh dư thừa, biết nhiều về âm thực, chắc không khó lắm khi muốn t́m những món ăn đó tại Saigon. Nhưng với gia đ́nh tôi ngày đó, kiếm đủ thức ăn ở mức trung b́nh, lo được việc học hành cho 7 đứa con đă đủ lụt mồ hôi rồi. Đă thế lại thêm vào cái gốc cổ thụ nông dân gia truyền, cả đời chân lấp tay bùn của một vùng quê nghèo túng như gia đ́nh tôi. Chuyện móc túi ra để t́m kiếm những thức ăn trong mơ đó, đúng là một chuyện không tưởng! Mà giả dụ có tiền mua phẩm vật cho món ăn nhưng vấn đề biết nấu nướng sao cho đúng gốc của món ăn. Nó cũng đúng như một chuyện thần thoại với “bà mẹ quê “ như mẹ tôi. Người mẹ mà tôi muôn đời kính yêu, quá nghèo nên chỉ biết cúi đầu, đủ khả năng nấu cho chồng con những món ăn dân giă, đơn sơ!   

        Đúng như vậy những món ăn thuần Bắc của mẹ Đắc đă cho tôi ăn, phải nói là một điều rất sung sướng với tôi thời đó . Ngày nay dủ đă trên 50 năm qua đi trong dĩ văng, nhưng h́nh ảnh và cả mùi vị những món ăn của bà dành cho tôi vẫn c̣n i nguyên trong kư ức. Những tô bún thang, bún mọc. Những đĩa chả gị, bún thịt nướng … kèm theo những đĩa gia vị đúng chuẩn xuất xứ của món ăn, bà đă cho tôi những khoảng khắc ngất ngây trong ẩm thực ! Làm sao tôi quên được ! ? 

        Suốt nhiều năm qua, tôi vẫn về VN rong chơi. Nhiều lần tôi ra Bắc, đến Hà nội, Thái b́nh, Nam định… la cà vào những quán ăn, nhà hàng mong t́m lại những khẩu vị tuyệt vời xa xưa của mẹ người bạn đă cho tôi ăn. Nhưng h́nh như chưa bao giờ tôi t́m thấy cảm giác ngon đến mức đê mê của những món ăn ngày xưa đó.  Rất có thể khẩu vị của tôi đă có chút phần méo mó, chủ quan chăng ? Nhưng cũng có thể thời điểm mà mẹ của Đắc đă cho tôi ăn, lúc đó tôi đang ở tuổi thèm ăn và tôi không có điều kiện để ăn… Đă làm cho tôi nhớ măi, một hoài niệm chủ quan chăng?  Nhưng những lần về VN, đến Hà nội, tôi đă phải xếp hàng cả nửa tiếng đồng hồ để vào quán bún chả Obama ( tôi quên tên quán, nhưng người ta gọi tên quán như để kỷ niệm lần ông TT Obama đă đến đó ăn món bún chả ). Tôi cũng đă đến quán Bánh tôm Hồ Tây, một quán lừng danh Hà nội tại đầu đường Cổ Ngư đối diện Đền Quan Thánh và nhiều nơi ẩm thực nổi danh khác nữa của Hà Nội.  Nhưng kỳ lạ làm sao, tất cả những món ăn “ lừng danh “ đó cũng vẫn không nơi nào đánh bạt được cái khẩu vị xa xưa mà mẹ của Đắc đă cho tôi ăn. H́nh như mùi vị của nó vẫn c̣n trong hoài niệm của tôi vậy . 

        Mỗi khi nhớ về những món ăn của kư ức đó, lại làm tôi nhớ đến thi sĩ Tản Đà, một tín đồ của ẩm thực, trong một bài khảo luận về cái NGON của món ăn, ông đă viết như sau : 

        “ Đồ ăn không ngon, thời không ngon. Giờ ăn không ngon, thời không ngon. Chỗ ngồi ăn không ngon, thời không ngon. Không được người cùng ăn cho ngon, thời không ngon.“ 

        Người thi sĩ tuyệt tài đó cho rằng muốn đạt được cái NGON trong ẩm thực người ta phải có được 4 yếu tố: Đồ ăn ngon ; giờ ăn đúng lúc ; Chỗ ngồi ăn và Người cùng ăn. C̣n cá nhân tôi, tôi đă có được những món ăn ngon nhớ đời, không bao giờ quên từ bà mẹ của người bạn thân bởi v́ tôi quá nghèo, những món ăn đó là những món ăn trong mơ ! Mà khi đă là mơ trong ước muốn th́ làm sao mà quên nó cho được!? Đơn giản chỉ thế mà thôi! Ngày nay, tôi về thăm đất Bắc, cội nguồn của những món ăn xa xưa đó. Trong túi tôi đầy tiền, bao tử tôi dù có đói nhưng cũng không quá cồn cào trống không… th́ món ăn đó, dù có dành cho vị tổng thống Cờ Hoa nhưng làm sao mà so sánh được cái khẩu vị ngày xưa, ngày mà tôi c̣n đói bụng, nghèo tiền nhưng lại đầy ước mơ và tưởng tượng ? ./.

Thụy Sĩ, tháng 2 năm 2023

Lưu An Vũ Ngọc Ruẩn

 

 Xem : Phần một Những món ăn đơn sơ, nhớ đời

( Giai đoạn tuổi thiếu niên ) 

 


Vài hàng về tác giả :

Lưu An là bút hiệu của anh Vũ Ngọc Ruẩn. Anh Ruẩn  sinh năm 1946 tại Xuân Trường, Nam Định, Việt Nam. Bút hiệu Lưu An & Thượng Xuyên Lộ, cựu học sinh Chu Văn An 59-66, tốt nghiệp Master về Food Sciences đại học Kagoshima, Japan 1977. Anh Ruẫn hiện đang sinh sống tại Thụy Sĩ. Cảm tưởng về thơ văn của Lưu An xin gởi về  kamikawajiluan@yahoo.com

........

® "Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ http://www.erct.com/"