|
Vài
vị thầy học trong đời tôi Lưu An (Exryu Thụy Sĩ)
Đại học Nông Nghiệp:Ban Thú-Y Thầy Đặng Quang Điện ( thấm thía, Tuổi vào đời ) Đây là vị thầy với một dáng dấp rất b́nh dân, hơi thô. Nhưng trong dáng dấp đó tiềm tàng một khối óc thông thái với những kiến thức rất xâu xa, thực tế. Một con người tượng trưng cho sự thẳng thắn, chấp nhận moị hoàn cảnh, không than van, không phản kháng ! Nhưng không mang sắc thái của một kẻ dại khờ thiếu tính suy hay hèn nhát, luồn cúi của một kẻ tiểu nhân. Một con người biểu tượng cho sự trong sạch và ngay thẳng trong đời sống riêng tư cũng như trong vị trí làm việc. Nhiều năm tôi theo học với thầy ở đại học thú -y và chăn nuôi . Tôi có khá nhiều dịp tâm sự với thầy trong lớp học, trong lúc giải lao cũng như những lần đi thực tập ở các vùng thôn quê hay các trại chăn nuôi... Tôi đă thâu nhận khá nhiều ư kiến cũng như những sự dậy dỗ của thầy. Không phải chỉ trong những lănh vực chuyên môn về thú -y , mà c̣n học hỏi được từ thầy những kiến thức rất hữu ́ch cho sự làm việc của tôi sau này. Đối với nhân viên, với các bạn đồng nghiệp tôi ḥan toàn không biết sự giao t́nh giữa thầy với họ ra sao. Đối với sinh viên, có lẽ trừ số sinh viên thuộc trường Thú - y và chăn nuôi đều kính phục thầy. Nhưng với trường Nông Nghi ệp và Thủy Lâm. Có thể v́ môn thầy dậy là những môn phụ hay v́ họ ít có dịp tiếp xúc với thầy cho nên một vài sinh viên nh́n dáng dấp bề ngoài b́nh dân của thầy đôi khi có những ư kiến coi thường ! Tôi nhớ trong một lần thầy dẫn tất cả sinh viên cuả ba trường đi thực tập về nông trại trên Thủ Đức. Gặp buổi trời mưa lâm râm thầy dùng một cái dù Nhật bản rất cũ sơn mầu xanh lá mạ, thầy mang theo hộp cơm và chiếc phíc nhỏ đựng nước chè... Tất cả biểu lộ một con người đơn giản và tiết kiệm ! Nhưng thầy lại được đưa đón bởi một chiếc xe Hoa kỳ ( Chevrolet ? ) mầu đen, có tài xế. Một vài sinh viên (không thuộc trường Thú -Y ) tỏ lộ sự nhạo mạn sự b́nh dân, sự dè sẻn và vẻ nghèo túng trong cái vị trí quyền thế của vị giám đốc nha học vụ Nông Lâm Súc của thầy ! Tôi đă cho họ biết trong cái vỏ nghèo túng, b́nh dân đó, chứa đựng tất cả những danh từ của trong sạch, liêm khiết và tận tâm với đất nước. Tôi cũng nói thêm, nếu mỗi năm thầy chỉ cần cho vài người sinh viên (trong số hàng trăm người thi tuyển ) vào ban Kiểm sự, huấn sự . Dành vài chỗ dậy học, chức hiệu trưởng, giám học cuả hàng chục trường trung học Nông Lâm Súc trên toàn quốc có lẽ cái món lợi tức đó dư đủ cho thầy làm một ông giầu có như bao nhiêu người khác ! ... Kỳ trí khả cập giả, kỳ ngu bất khả cập giả ! ( Cái mà người ta gọi là khôn đó bất cứ ai cũng có thể làm được. Nhưng cái mà người ta cho là dại đó, có lẽ không ai bắt chước được ). Khoảng năm 1986 tôi có dịp gặp một vị thầy khác của tôi ở Thụy Sĩ. Người mà tôi cũng rất kính trọng v́ sự ngay ngắn, trong sạch không thua kém ǵ thầy Điện ( mà có phần hơn nữa ! Nhưng thầy Điện với bản tánh im lặng, chịu đựng, không phản kháng ! C̣n vị thầy này lại coi sự thối nát, lạm quyền là một kẻ thù không thể tha thứ được ! Con người của vị thầy này h́nh như được sinh ra để phản đối bất công! Để rửa sạch những đút lót !) . Nhờ cuộc gặp mặt đó tôi biết được. Với chính phủ mới Thầy Điện bị khá nhiều khó khăn về vật chất và cả về tinh thần ! Trong thời gian đó đời sống của tôi đă tạm gọi là yên ổn về sự ăn ở và việc làm. Hàng năm tôi đă cố gắng dành ra một ít tài chánh gửi về giúp đơ các bè bạn cùng làm công tác giảng dậy và khảo cứu. Cũng như vài vị thầy học ngày xưa của tôi c̣n sống, làm việc ở trong nước. Khi biết tin đó tôi đă điền ngay tên thầy vào danh sách những người mà tôi đang giúp đỡ. Mặc dầu sự giúp đỡ của tôi cũng chỉ rất khiêm nhượng. Tuy nhiên vào thời điểm đói khổ của thập niên 1980 nó có một giá trị khá tốt. Tôi đă cảm thấy sung sướng v́ ít ra tôi đă làm được một điều rất đúng ! H́nh như tôi gửi về giúp thầy được khoảng 3 lần th́ phải ? Có lẽ thầy cũng chẳng biết người học tṛ nào đă giúp đỡ thầy ! Đă thế tôi có cảm tưởng thầy có ít nhiều nghi ngờ với sự giúp đỡ cuả một người mà thầy hoàn toàn không c̣n c̣n nhớ rơ ! Măi đến năm 1996 ( hay 1997 ) tôi có dịp trở về VN thăm gia đ́nh. Tôi cùng với cô em gái đến thăm thầy tại tư gia. Đây là lần đầu tiên tôi đến nhà của thầy, ở một ngơ hẻm rất khang trang trên đường Công Lư ngày xưa. Căn nhà thầy lụp xụp, bao quanh là những building sang trọng của các người chủ mới ! trong nhà chỉ có duy nhất một chiếc ghế sa-lông bằng gổ cũ kỹ, không đệm. Một cái bàn, không một cái ly uống nước. Không một cái tủ đựng đồ! Căn pḥng hoàn toàn trống rỗng... Tất cả biẻu lộ một sự nghẹ đói cùng cực của vị giáo sư đại học. Một ông cựu giám đốc nha sở, ngướ đă đào tạo ra bao nhiêu các tiến sĩ, kỹ sư . Học tṛ cũa thầy đă rất nhiều vị làm thứ trưởng, tổng giám đốc, trưởng ty... Cá nhân thầy một người học giỏi nổi tiếng ở Pháp vào thập niên 1950.. Nói chuyện với tôi. Thầy không mời tôi uống nước ( có ly tách đâu mà mời ! ). Tôi đă hiểu thế nào mức độ nghẹ túng của thầy. Tôi đă lịm người khi cô em gái tôi nói nhỏ bên tai tôi . '' Có lẽ Ông thầy của anh đă bán dần vật dụng, giường tủ trong nhà để sống rồi ! '' . Thành thật tôi không muốn nghe câu nói qúa bi đát của em tôi, nhưng tôi biết đó là sự thật ! Lần đó khi tôi đưa tặng thầy một tí chút, không biết nghĩ sao thầy nhất định không lấy và cho tôi biết dạo này thầy đă làm thêm và đủ sống rồi... Măi sau khi tôi nói đây là món qùa chứ không phải là sự giúp đỡ của con nữa ! lúc đó thầy mới miễn cưỡng nhận số tiền bé nhỏ của tôi ! Một kỷ niệm nữa với thầy, đă làm tôi suy nghĩ, càng kính phục sự thông thái , sự nh́n xa thấy rộng của thầy. Vạ khoảng năm 1970, trong một giờ giải lao tôi có đề cập đến vấn đề cơ giới hoá Nông Nghiệp ở VN. Tôi cho vấn đề này là cần thiết v́ với sức làm việc của một chiếc máy cầy nó bằng cả trăm lần nhiều hơn con trâu ! Thầy nh́n tôi cười và nói : '' Tôi không nói anh sai, nhưng tôi đưa cho anh một vài vấn đề để anh suy nghĩ nhé. Với cái máy cầy anh cần món tiền to, cần chuyên viên sửa chưă, bảo tŕ, cần tổ chức quản trị nếu nó là tài sản của tập thể... chúng ḿnh đă có những cái đó chưa? Với cái máy cầy nó chỉ cần làm một ngày trong khi với con trâu nông dân cần cả trăm ngày ! Nhưng anh có biết người nông dân VN với con trâu chậm chạp mà họ vẫn bị thất nghiệp trá h́nh ( khoảng 40 % thời gian ) vậy nếu thất nghiệp 80 hay 90 % thời gian điều đó có lợi hay không ?... Rồi c̣n nhiều cái rắc rối khác nữa, chẳng hạn con trâu ít bệnh hơn cái máy cầy hư hỏng...có lẽ anh đủ thông minh để nghĩ đến nó ! '' Lời nói của thầy ngay lúc đó chỉ làm cho tôi suy nghĩ và tưởng tượng mà thôi. Nhưng khi tôi đi làm việc cho đại học Nông nghiệp Cần Thơ. Tôi có dịp đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nông dân, với các ty sở tôi mới thấy thấm thiá một sự thật ! Một sự suy nghĩ quá thông thái, một cái nh́n rất thực tế ! Tôi đă rút ra một bài học mọi sự phát triển, sự canh tân phải có sự đồng bộ nếu muốn có kết quả tốt ! Nhất là có lần tôi nh́n thấy những máy móc, xe cộ cuả các hợp tác xă đă bị chính xă viên t́m cách phá hủy ! chỉ v́ nó đụng đến quyền lợi của họ mà thôi !.. Cũng trong một lần khác nói chuyện với thầy, tôi có than phiền về sự kém hiệu qủa của các trường trung học Nông Lâm Súc trong toàn quốc mà chính thầy đă tạo lập ra ! Thầy nh́n tôi một lúc rồi nói : '' Anh nghĩ rằng tôi không biết điều đó hay sao ? Nhưng tôi vẫn làm bởi v́ tôi biết rơ các giáo viên của trường chưa giỏi nhưng chắc chắn họ biết hơn người nông dân, họ là người truyền đạt tin tức khoa học ( dù đơn sơ) đến nông dân. Hơn nưă có cái ǵ ngay lúc khởi đầu hoàn toàn đâu ? Quan trọng là tôi tạo ra được một cái sườn, một hệ thống để thời gian nó sẽ được cải tiến. Những người sau tôi, như anh chẳng hạn có dịp đễ nâng cấp nó lên...'' Đúng như vậy nhờ thầy mà hàng chục trường trung học Nông Lâm Súc đă được mở ra ở toàn miền Nam. Có lẽ sau khi thầy rời xa chức giám đốc nha học vụ Nông Lâm Súc cho đến nay ( cả sau năm 1975 ) chẵng có một sự cải tiến nào đáng kể ( chứ chưa nói đến tạo lập trường sở mới ! ) . Khi tôi sang Nhât bản tu nghiệp. Tôi có dịp thăm viếng khá nhiều các cơ sở giáo dục, khảo cưú, thông tin Nông Nghiệp cuả Nhật bản. Tôi đă ngỡ ngàng khi được biết phần lớn ( nếu không muốn nói là hầu hết ) các cơ quan đó đêù đi một con đường duy nhất từ thô sơ ( rất thô sơ) đến vĩ đại ! Từ cái khung đơn giản đến một viện đại học, viện khảo cứu tầm cỡ quốc tế ! Đại học của tôi học cũng khởi đầu là một trường trung học ! Hiện nay người nông dân Nhật bản chẳng c̣n lạ lùng ǵ với các phát triển mới mẻ nhất ở thế giới . Nhờ mỗi làng xă, mỗi khu vực đều có một tờ báo nông nghiệp cung cấp tin tức chuyên biệt cho nông dân trong vùng... Đó là lư do năng xuất cuả Nông dân Nhật thâu hoạch luá gấp 5 lần nhiều hơn VN trong khi ruộng của họ chỉ cấy 1 hay 2 lần trong môt năm, c̣n ở VN 2 hay 3 lần ! Tôi có thể nói chắc chắn, không sai lầm rằng tất cả những sự suy nghĩ, sự thực hành của thầy Điện giống y hệt với Nhật bản trong thời kỳ nước Nhật c̣n đói và nghèo ! Nó không sai ! Nó đúng hoàn toàn ! Cái khác cuả Nhật bản vớI VN chúng ta là họ có những người đi sau thực sự yêu nước, phục vụ quê hương họ mà thôi ! Họ có những con người làm việc với đày đũ thiên lương mà thôi ! Với thời gian sống và học ở Nhật tôi đă thấm thiá sự buồn tủi của một đất nước mà những con người thông thái, nh́n rộng biết xa, nhiệt ḷng với công việc bị đói khổ và trù đập ! Với tài năng và đức độ, họ là những người thiệt tḥi, vô dụng nhất ! ( có ai dùng họ đâu mà không gọi là vô dụng ! Đắng cay thay ! Để rồi tuổi đời họ chồng chất, già nua chôn vùi họ với đất đá ! Nhưng cuối cùng là đất nước thiệt tḥi ! là một quê hương èo ọt dân tộc đói nghèo, lầm than ! ) Kính thưa thầy, Con rất hy vọng thầy sẽ đọc đưọc bài viết này của con ! Con viết nó cho con, cho thế hệ hẩm hiu của ḿnh nhưng con cũng viết nó cho thầy. Cho thế hệ đắng cay của những ǵ mà người ta đă gạt bỏ ! Người ta đă không phải không biết, nhưng người ta nghĩ đến chính họ quá nhiều ( hay tất cả ) ! Thôi thầy ạ ! Với những con người đó c̣n ǵ để thảo luận thầy nhỉ ? Đất nưóc ư ? Dân tộc ư ? Có đáng ǵ hơn một thỏi vàng không to hơn một đốt ngón tay ! Tuổi thầy nếu con không lầm th́ đă trên dưới 80 rồi, c̣n ǵ để ước mơ, để chờ đợi nữa ngoài những tiếng thở dài trong nước mắt ! Trong buồn đau ! Con đây cũng thế mà thôi ! Đành cố quên đi để an phận một kiếp người ! ( hay để nhục nhă của một kẻ đánh mất một lư tưởng, một ước mơ ! ) . Đành vậy thôi thầy ạ, có lẽ điều thực tế nhất để kết thúc đoạn văn con viết về thầy, con gửi đến thầy lời chúc chân thành của đứa học tṛ luôn luôn biết ơn sự dậy dỗ của thầy. Con hy vọng mỗi lần về nước con lại gặp thầy để nói chuyện ( cho vui hay cho đỡ buồn ! ) .
Đại học Kagoshima, Nhật bản Thầy Fuyuo Ohta ( Mộng ước và hoàn cảnh đă lỗi điệu rồi ! ) Đây là vị thầy học cuối cùng của hơn hai mươi năm đi học của đời tôi. Vị thâỳ khác tổ quốc, khác giống ṇi nhưng gắn bó với tôi sâu đậm nhất, thương yêu, lo lắng cho tôi nhiều nhất . Sự gắn bó đó không chỉ giớí hạn giưă cá nhân thầy và tôi, mà c̣n thắt buộc tôi với người vợ khuôn mẫu, tài đức vẹn ṭan cùng với hai người con trai của thầy nưă. Với thầy ngoài việc học hỏi về chuyên môn trong giảng đường đại học tôi c̣n biết rất nhiều về lịch sử, những khó khăn của Nhật bản sau sự tàn phá của chiến tranh thế giới thứ 2. Với người vợ của thầy, giáo sư về Trà đạo ( Sadoo ) và nghệ thuật cắm hoa ( Ikebana ) đă dẫn tôi vào sự say mê nền văn hóa cổ truyền Nhật bản Vị thầy học mà tôi có rất nhiều kỷ niệm trong 6 năm tôi sống và học cũng như lúc đi làm việc tại Nhật. Thầy là hậu duệ của một gịng vơ sĩ đạo ( Samurai ) ở Saporo, thành phố miền Bắc Nhật, v́ vậy bản chất cũng như những quan niệm của thầy rất cổ điển, có phần nào cố chấp và đôi khi ngoan cố, nhất là trong những vấn đề liên quan đến ḷng yêu nước. Đến nay dù đă xa thầy gần 22 năm nhưng hàng năm tôi vẫn nhận được một vài lá thư đơn giản của thầy, ngược lại tôi cũng chưa bao giờ quên gửi những món qùa nho nhỏ, những tấm carte chúc mừng ngày sinh nhật của thầy vào tháng 11 và ngày tết cuối năm. Nhờ thầy Hà Mai Anh (1) tôi đă có một hướng đi, con đường dẫn tôi vào sự say mê Nông Nghiệp, nhưng sự mê say, cố gắng của tôi trong lănh vực đó nếu nó được chín mùi về khả năng lại là công lao dậy dỗ, vun đắp bởi thầy Fuyo Ohta. Dĩ nhiên sự hữu dụng của khả năng đó có trọn vẹn như ước mơ, sự chờ đợI của chính tôi, cũng như của thầy tôi hay không, đó lại là việc khác. Nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của đất nước, số mạng may rủi của tôi ! Vị thầy sau cùng nhiều kính mến này đă đi bên cạnh cuộc đời tôi dưới ba vai tṛ khác nhau. Ở môi trường học hành thầy là một vị giáo sự rất nghiêm khắc, nghiêm khắc đến nỗi vài lần tôi có cảm tưởng muốn bỏ ngang việc học v́ sự qúa khắt khe của thầy ! Ở một vị trí khác thầy lại dành cho tôi những cảm t́nh, sự lo lắng cuả một ngườI cha. Thầy hỏi thăm sức khoẻ, lo lắng an ủi tôi , xin việc làm và ngay cả đến việc t́nh cảm trăm năm của tôi thầy cũng t́m cách giúp đỡ tôi nhiều lần, nhưng cũng chẳng đến đâu ,chỉ là những lần lỡ làng của tôi và thất vọng của thầy ! Bên cạnh hai vai tṛ trưởng thượng đó thầy cũng đến với tôi như một người bạn tâm giao, thầy thông cảm sự buồn chán của tôi với những lỡ làng t́nh cảm, với những bàng hoàng trước những đổi dờI cuả đất nước và gia đ́nh tôi ở VN sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Thầy nâng đỡ tinh thần, an ủi tôi khi tôi bị thất bại, xuống tinh thần . Một người thầy nghiêm khắc: Đầu năm 1974 tôi đến Nhật bản tu nghiệp, sau vài ngày ở Tokyo tôi xuống Osaka theo học khoá Nhật ngữ căn bản kéo dài 6 tháng, trước khi xuống Kagoshima, tỉnh cực Nam Nhật để theo học nghành biến chế và tồn trữ thực phẩm tại đại học Kagoshima. Sau khi tŕnh diện giaó sư trưởng ban, cũng là vị thầy đỡ đầu cho việc học trong tương lai cuả tôi. Ông dẫn tôi đi giớI thiệu vớI các pḥng thí nghiệm của phân khoa, gíup đỡ tôi trong việc t́m chỗ ăn ở xong xuôi . Hai ngày sau, ông gọi tôi vào pḥng làm việc, trong đó có cả vị giáo sư phó ban ( thầy Junichi Nishimoto ) . Ông cho tôi biết đă coi kỹ hồ sơ của tôi do bộ giáo dục Nhât bản gửI cho ông rồi, tuy nhiên ông muốn biết rơ hơn về hệ thống giáo dục và những môn học của VN . Nhất là ông muốn xét tŕnh độ của tôi trước khi để tôi tham dự cuộc thi tuyển vào chương tŕnh đại học viện trong tháng 3 năm tớI. Ông cũng cho biết chỉ khi nào tôi qua được kỳ thi tuyển đó, tôi mới chính thức là sinh viên cuả phân khoa thực phẩm của ông mà thôi. Cuối cùng ông cho tôi một ngày để sắp xếp bài nói chuyện của tôi về 2 đề tài : - Hệ thống tổ chức giáo dục của VN cùng với các môn học. - Các môn học và khảo cứu cũng như thực tập mà tôi đă theo học ở đại học Thú Y Sài gon. Ngày hôm sau, buổi sáng, đúng 9 giờ khi tôi vào một pḥng học nhỏ đă thấy thầy tôi, thầy Nishimoto cùng với 2 vị thầy khác. Một người chủ nhiệm ban biến chế nông sản, ngườI thứ hại chủ nhiệm phân khoa thú y của đại học, cả 4 ngườI đă ngồi đợI tôi ở đó từ trước. Tôi tŕnh bầy rất rơ ràng hệ thống giáo dục VN từ tiểu học đến cấp đại học, họ hỏi tôi khá nhiều về các môn học căn bản như Toán, Vật lư, Hoá học, Vạn vật ( sinh học )... Tôi có cảm tưởng họ sát hạch tôi giống như các kỳ thi vấn đáp ( Oral ) mà ngày xưa tôi đă trải qua trong những kỳ thi Tú Tài. Điều may mắn là ngày xưa tôi đă học rất căn bản, nhất là tôi đă từng đi dậy kèm, kiếm tiền ăn học. Tôi tŕnh bầy rất có thứ tự và nhiều tự tin ! Ngoài những môn kỹ thuật như h́nh học không gian, Số học, Vật lư, động lực học, máy nổ, con lắc... Tôi cũng dẫn họ vào cả nhưng môn văn chương, triết học và xă hôi, kinh tế học v..v.. Cả buổi sáng ngày hôm đó tôi bị cả 4 ngườI ''quay'' rất kỹ về các môn học trong ban trung học mà tôi đă học hơn 10 năm về trước ! Tôi có cảm nghĩ họ hỏi tôi v́ ṭ ṃ, muốn biết kỹ lưỡng một hệ thống giáo dục của một quốc gia mà hàng ngày trên báo chí, trên TV toàn là những tin tức về chiến tranh và chết chóc ! Có lẽ họ tưởng rằng trong sự loạn ly đó nền giáo dục của VN cũng phải èo ọt theo ! Nhưng đến cuối giờ thầy tôi cũng như các vị khác tỏ ra rất thoả măn, họ cho tôi biết họ rất ngạc nhiên với tŕnh độ rất cao của nền giáo dục căn bản của VN ! nhất là khi tôi nói đến tỷ lệ chọn lựa và điểm số của nhửng kỳ thi trung học, tú tài bán và toàn phần cuả chính cá nhân tôi vào những năm của thập niên 1960 ! ( trong khi đó ở Nhật bản với khoảng 95 % học tṛ đều có tú tài ! ). Một vị thầy, nh́n tôi mỉm cườI khi ông hỏi tôi với chương tŕnh học đáng nể đó, tôi thuộc thành phần nào trong lớp ? Tôi trả lời ông ta không một tí ngại ngần, tôi chỉ thuộc loại trung b́nh mà thôi ! Cả bốn vị giáo sư nh́n tôi cườI thích thú ! Có lẽ họ đă nghĩ rằng câu trả lời của tôi rất khép léo khi tôi nh́n thấy sự ngạc nhiên cuả họ đối vớI nền giáo dục trung học của VN ( Tôi không nói với họ cái vị trí tuyệt hảo cuả ngôi trường trung học Chu Văn An mà tôi đă theo học cũng như tôi luôn luôn tự hào là một học sinh của nó !) BuổI chiều và buổi sáng ngày kế tiếp tôi dẫn họ vào nền giáo dục đại học của VN, dĩ nhiên tôi chỉ nói đến cái khung của hệ thống đại học mà thôi. Nhưng tôi nói rất kỹ về nghành nông nghiệp và nhất là nghành thú y mà tôi đă theo học. Lần này tôi bị quay rất kỹ lưỡng, Không phải v́ ṭ ṃ nữa mà v́ muốn xác định khả năng cuả tôi. Cả bốn vị hỏi tôi rất chi tiết liên quan đến thờI gian học, lư thuyết ,thực tập... Nhất là về các môn Biến chế Nông sản, biến chế súc sản, hoá học thực phẩm, sinh hoá học cũng như các môn bệnh lư thú y và vệ sinh thực phẩm ( mấy môn chuyên biệt này do vị bên trường Thú - y khảo sát ! ) . Buổi chiều,tôi vừa vào trong pḥng,thầy tôi cho biết tôi có đủ căn bản về thú y, nếu tôi muốn ông ta sẽ chuyển tôi sang nghành thú y để theo học. Về nghành biến chế của ông, tôi quá yêú kém ! Nhất là môn hoá học thực phẩm và môn sinh hoá ! C̣n các môn dinh dưỡng và kỹ thuật biến chế tôi cũng chĩ ở mức trung b́nh ! Tôi nghe thầy tôi nói vớI nỗi buồn khó tả! đó là sự thật mà tôi không thể chối căi được ! VớI cái lối học từ chương, nhồi sọ, viết công thức, rỗng tếch về thực hành của những năm tôi học ở Saig̣n th́ làm sao tôi che dấu được trước những vị giáo sư nghề nghiệp được ! Cả bốn vị giáo sư nh́n sự im lặng, buồn rầu của tôi, họ trao đổi vài ư kiến với nhau. Cuối cùng thầy tôi cho biết nếu tôi muốn theo học nghành của ông, tôi phải đậu kỳ thi tuyển vào tháng 3 năm tới. Trong khoảng 5 tháng sắp tới tôi phải sửa soạn cho kỳ thi tuyển dướI sự kiểm soát, giứp đỡ trực tiếp của ông ta về 3 môn : Hoá học thực phẩm, Sinh hoá học và môn biến chế, tồn trữ thực phẩm. Mổi buổi sáng thứ bẩy tôi có một cuộc thi, hàng ngày tôi phải vào pḥng thí nghiệm hay khu biến chế cuả phân khoa để làm các thí nghiệm hay thực tập căn bản. Mỗi tuần phải viết cho ông một bản report về các thí nghiệm và thực tập mà tôi đă làm ! Nghe sự giải quyết khắt khe đó mồ hôi toát ra ! Biết làm sao hơn khi nh́n thấy ḿnh kém cỏi thật sự và mong uớc trở lên một chuyên viên đúng nghĩa ! Suy nghĩ một lúc rồi tôi đă chấp nhận ! Năm tháng trời sau đó, với cái vốn tiếng Anh nghèo nàn của tôi, cuốn tự đ́ền Anh Việt, Việt Anh của Nguyễn văn khôn là người bạn gắn bó đêm ngày cuả tôi . Thời gian đầu tiên những trang sách tiếng Anh, tôi đă tra tự điển gần như từng chữ ! Hàng ngày tôi ngụp lặn với hai cuốn sách chuyên môn về phân tích hoá học : AOAC ( Association oc Official Anaticaly Chemistry ) và cuốn CAFFP ( the Chemical Analysis of Foods and Food Products ) trong pḥng thí nghiệm. Tôi tự xây lắp lấy các dụng cụ phân tích ( mà tôi chưa bao giờ trông thấy ở VN ! ) ! Ban đêm chông đèn dùi mài lư thuyết ! Ngày thứ bẩy với tôi là ngày đen tối nhất! Buổi sáng khoản 7 giờ 30 tôi đến pḥng thí nghiệm gục đầu xuống bàn ôn lại bài vở ! Vài phút trước 9 giờ tôi im lặng, ră rời đứng dậy dưới những con mắt ái ngại của các bè bạn người Nhật trong pḥng thí nghiệm, họ gửI cho tôi những câu chúc tốt lành, may mắn trong cái cảm gíac mệt mỏi và lo lắng của tôi ! Vào trong căn pḥng làm việc của thầy, trên cái bàn khá lớn, dành cho khách đặt trước bàn làm việc của ông đă để sẵn một tờ giấy với khoảng 10 câu hỏi mà tôi phải trả lời trong buổi sáng ! Tôi im lặng viết lách, ông im lặng làm việc! Cái không khí nặng nề, quen thuộc đó theo tôi gần 5 tháng trời cực nhọc ! Khi tôi nộp bài thi hay reports, ông bỏ vào cặp mang về nhà đọc, sáng thứ hai gửi lại cho tôi với toàn là chổ sửa be bét bằng bút đỏ! Cuối mỗi trang giấy ông yêu cầu tôi viết lại nhửng đề mục hay những câu trả lời cuả tôi mà ông chưa vừa ư ! Tuy thế với thời gian, việc học của tôi đă dễ dàng hơn, nhờ các danh từ chuyên môn đă thông suốt, nhất là căn bản về chuyên môn đă khá cho nên đọc, hiểu dễ dàng hơn, thâu nhận nhanh hơn . Đầu óc kém cỏi của tôi đă dần dần được khai sáng. An uỉ hơn khi tôi qua kỳ thi nhập học một cách dễ dàng! Sự bực ghét, sợ hăi ban đầu cuả tôi đối với thầy đôi lúc đă làm cho tôi có ư định bỏ ngang việc học đă giảm sút và biến mất dần theo thời gian cùng với sự gia tăng tự tin cuả tôi. Những ngày cự nhọc đă qua, khả năng chuyên môn của tôi tăng tiến thấy rơ,t́nh thầy tṛ đằm thắm, thân t́nh hơn, cùng với sự gia tăng kính mến, biết ơn cuả tôi dành cho thầy. Có một lần trong buổi nói chuyện, thầy đă nhận xét,tôi thuộc loại hơi kém thông minh nhưng chịu khó học ! Tuy nhiên có một điều làm ông buồn ḷng, đôi lúc làm ông bực nhất đó là tôi quá dốt tiếng Nhật ! Tôi cho thầy biết, môn ngoại ngữ là môn tôi đă khổ v́ cái dốt của ḿnh, lại thêm khối óc hơi dưới trung b́nh đă gây khó khăn cho suốt đời đi học của tôi ! Hơn nưă tôi không thể dành thời gian cho việc học tiếng Nhật được v́ phần lớn sách báo, tạp chí khảo cứu mà tôi xử dụng đều viết bằng tiếng Anh Một người cha thân ái : Có lẽ mỗi người sinh ra đều bị một số phận chi phối ít hay nhiều, ngay cả thời ất thơ, lúc cắp sách đến trường học. Với tôi số phận đă chi phối hơi nặng nề ! tôi đă quá khổ ải với việc đi học v́ loạn ly, v́ nghèo khó của gia đ́nh ! Lớn lên, ở cấp trung học, tú tài và đại học tôi đă phải học quá cực, thời gian tôi dành cho sách vở gấp 2, 3 lần bạn bè của tôi nhưng cố lắm mới ngang được với họ mà thôi ! Khi sang Nhật tu nghiệp, những người VN đi cùng lúc với tôi, họ thong dong và an nhàn quá ! Họ được nghỉ hè, họ đi thăm nhau thường xuyên . C̣n tôi gần như chẳng có ngày nghỉ và cũng chẳng có thời gian gặp bè bạn, trong suốt nhiều năm tôi học và sống ở Nhật bản ! Có lẽ số phận không may cũng chỉ có một phần nhỏ, nhưng phần lớn vẫn là sự thông minh dưới mức trung b́nh cuả tôi ( mà thầy tôi đă thấy rơ ) ! chính v́ thế tôi đă phải lấy sự chăm chỉ của ḿnh bù đắp lại sự yếu kém đó Tuy vậy số phận lại đem cho tôi vài điều tốt đẹp, đó là thầy của tôi rất thương yêu, giúp đỡ tôi. Rất nhiều lần, vào buổi chiều tối thứ bẩy ( nhất là thời gian sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 ) khi tôi đang làm thí nghiệm,thầy im lạng đến bên tôi hỏi nhỏ tôi có rảnh không, ông mời tôi đi ăn cơm tối hay đi uống cà phê... Trong những lần đi với nhau đó thầy tôi thường hỏi tôi rất nhiều về đời sống cuả gia đ́nh bố mẹ tôi ở VN. Ư định tương lai của tôi và cả đến đời sống t́nh cảm riêng tư của tôi nửa ! Dĩ nhiên tôi chẳng dấu ông điều ǵ, tôi cho ông biết tất cả tiền bạc dành dụm được trong mấy năm dè sẻn vừa qua, tôi gửi về cho bố mẹ tôi đă bị lường đảo hết ! Bố tôi đă dại khờ lấy hết vốn liếng cuả gia đ́nh và của tôi, chuyển ngân cho em trai tôi đang du học ở Ư vào giữa tháng 4/ 1975 , được coi như tặng tiền cho các ông lớn của miền Nam VN làm vốn đào ngũ trước ngày 30 /4 ! Sau ngày 30/4 tôi lại phải cầy lưng ra gửi về để trả nợ với những lỗi lầm của hai đứa em của tôi ở VN Tôi cũng cho ông biết tôi có ư định học xong rồi trở về nước làm việc v́ tôi nghĩ rằng đất nước đă hết chiến tranh, hận thù rồi ! Tôi cũng không nỡ bỏ cha mẹ, người đă cả đời hy sinh. đă từng nhịn ăn, chịu nhục nhă v́ tôi ! Tôi cũng không quên được những đứa em dại mà tôi đă thay thế ba mẹ tôi nuôi dưỡng, cưu mang nhiều năm vừa qua. Thầy tôi đồng ư với ư định đó , ông nói với tôi tài năng của ḿnh sẽ có ư nghĩa hơn nếu được dùng để phục vụ tổ quốc của chính ḿnh ! Điều ước vọng của ông là một ngày nào đó ông sẽ thấy tôi có một vị trí ở VN, nơi ông mong muốn được đi du lịch và khi đó sẽ được tôi đón tiếp, hướng dẫn đi thăm viếng các phong cảnh ở VN Về vấn đề t́nh cảm riêng tư, tôi cho thầy tôi biết về người bạn gái của tôi hiện đang sống ở VN, chúng tôi vẫn c̣n liên lạc thân ái với nhau qua thư từ qua ngă Hà Nội và Paris ( khoảng vài tháng đầu tiên năm 1975 ). Qua những lần nói chuyện đó, tôi chỉ nghĩ là những lời tâm sự để bớt đi một phần lo buồn trong tâm hồn ḿnh v́ những đổi dời của đất nước mà thôi. Nhưng không ngờ đă đưa đến cho tôi hai sự kiện sau đây : Sự kiện thứ nhất : Khoảng đầu năm 1976 thầy tôi gọi tôi vào văn pḥng làm việc, ông hỏi tôi rất nhiều về t́nh cảm,ư định tương lai của tôi với cô bạn gái ở VN, cuối cùng ông cho biết có thể can thiệp cho cô bạn gái sang Nhật với tôi nếu có sự yêu cầu và đồng ư của tôi:. Tôi ngỡ ngàng, sung sướng với sự giúp đỡ của thầy. Lúc đó tôi mới biết, qua những lần nói chuyện, ông đă điện thoại trực tiếp lên bộ giáo dục, bộ ngoại giao Nhật yêu cầu sự giúp đỡ, can thiệp cho cô bạn của tôi sang Nhật đ̣an tụ với tôi, họ cần một lá thư xin giúp đỡ từ cô bạn gái cuả tôi gửi cho họ bằng tiếng Anh vàtôi phải làm đơn đồng ư làm đám cưới ngay khi cô ta sang Nhật . Khoảng vài tháng sau mọi giấy tờ và thủ tục được coi là hoàn tất, vé máy bay do chính phủ Nhật đài thọ... Tôi sung sướng với sự trôi suốt tốt đẹp và nghĩ rằng ít ra những ngày tháng sắp tới những lo lắng cho tương lai của ḿnh sẽ có thêm một người chia xẻ. Nhưng đến phút cuối cùng, khi đang đặt chương tŕnh lên Tokyo đón người bạn gái mà hơn hai năm chúng tôi chưa gặp nhau. Tôi đă nhận được một lá thư từ chối ra đi của cô bạn gái ! trong sự thất vọng và khó hiểu của tôi cùng với sự đáng tiếc của thầy tôi ! Măi sau này khi tôi đă sang Thuy Sĩ, năm 1986 có dịp trở về VN với vợ và con, tôi được biết cô bạn gái của tôi đă từ chối vào phút chót chỉ v́ cơ quan địa phương khuyên nhủ. Theo họ sự chấm dứt liên hệ với tôi sẽ giúp sự trở về của bố và người anh đang học tập cải tạo sớm hơn ! Nhưng sự chọn lựa đó chẳng mang đến một kết quả tốt đẹp nào ngoài hai chữ lỡ làng của mối t́nh mà chúng tôi đă nuôi dưỡng gần 4 năm trời ! Người bố cô bạn gái chưa kịp trở về th́ đă bị bệnh và mất trong thời gian cải tạo! C̣n người anh sau khi măn hạn học tập đă vượt biên đường bộ và mất tích ! Tất cả là một thảm cảnh của một gia đ́nh gặp qúa nhiều bất hạnh ! Thêm một lần nữa, vào năm 1978 tôi cũng tâm sự với thầy tôi về một nhan sắc khác từ Mỹ, tôi cũng tưởng mọi v́ệc đă chắc chắn ! Tôi muốn thầy tôi có ít nhiều sự chia vui với tôi, đứa học tṛ mà ông luôn luôn lo lắng. Nhưng cũng lại dở dang vào phút cuối ! Từ đó tôi không bao giờ tâm sự với thầy tôi về vấn đề t́nh cảm nữa dù ông có hỏi tôi ! Tôi cũng cảm thấy người phụ nữ VN có khá nhiều điều khó hiểu ( lúc đó tôi vẫn c̣n nghĩ oan cho nhan sắc đầu tiên của tôi ở VN đă từ chối sang Nhật với tôi chỉ v́ nàng đă t́m được duyên mới ! ) . Sau những lỡ làng không vui đó, tôi quen với vài người phụ nữ Nhật bản nhưng chẳng bao giờ hứa hẹn và tuyệt đối dấu thầy tôi ! Chính v́ vậy người bạn gái Nhật mà sau này là vợ của tôi, tôi đă quen nàng cả năm trời khi tôi c̣n sống ở Nhật mà thầy tôi không biết, cho măi đến khi chúng tôi cuới nhau ở Thụy Sĩ Sự kiện thứ hai : Mang đến cho tôi nhận định rơ ràng về tương lại, về suy nghĩ của ḿnh và cũng là động lực làm cho tôi rời bỏ Nhật bản để định cư tại Thụy Sĩ. Đối với thầy tôi sự kiện này làm cho ông hiểu ít nhiều sự khác biệt giữa hoàn cảnh cuả VN sau năm 1975 và của Nhật sau thế chiến 1945 ! Ông thương cho hoàn cảnh của tôi hơn, và sau khi tốt nghiệp ông t́m việc làm cho tôi, cấp cho tôi những lá thư giới thiệu với những đại học, viện khảo cứu ở vài quốc gia Âu châu và Bắc Mỹ . Nhờ những giúp đơ đó tôi đă rời Nhật đi Thụy Sĩ vào giữa năm 1979 Sự kiện đó xẩy ra vào khoảng tháng 2 năm 1977 khi tôi sửa sọan tốt nghiệp, thầy tôi khuyên tôi liên lạc với toà đại sứ VN mới ở Tokyo. ( Tôi nhớ rơ lúc đó ông Nguyễn Giáp là đại sứ, ông Nguyễn văn Sự làm lănh sự ,hay phụ tá ) để xin về nước làm việc sau khi tốt nghiiệp vào tháng 4 sắp tới . Qua lần liên lạc, tôi có một cuộc hẹn với toà đại sứ. Tôi đă phải khổ sở ngồi chuyến xe hỏa chạy chậm nhất, loại rẻ tiền nhất, với hơn một ngày từ Kagoshima tôi mới đến được Tokyo. ( lúc đó tôi nghèo qúa, tiền bạc dành dụm mấy năm trời tôi đă gửi về VN trả nợ cho sự dại khờ của gia đ́nh và lũ em tôi hết rồi ! ). Lên Tokyo tôi tạm trú ở cư xá Đông Du với một người quen để khỏi trả tiền khách sạn Trời tháng 2 buốt lạnh, tuyết phủ trắng Đông Kinh tôi đến Toà Đại sứ đúng như giờ hẹn. Cũng vẫn là cái village sang trọng của toà Đại sứ VNCH ngày xưa mà đă một lần trước năm 1975 tôi đă có dịp viếng thăm ! Nhưng bây đă đổi chủ rồi, lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ trong qúa khứ tôi đă từng đứng nghiêm trang, kính cẩn chào nó từ lúc ấu thơ, tôi cũng đă từng mang những xúc động nồng nàn của tuổi thanh xuân với những lời quốc ca hào hùng chẳng bao giờ tôi quên ''...... V́ tương lai quốc dân,cùng xông pha khói tên, Làm sao cho núi sông, từ nay luôn vững bền. Dù cho phơi thây trên gươm dáo, Thù nước lấy máu đào đem báo, Ṇi giống lúc biến phải giải nguy. ...... Công dân ơi ! mau hiến thân dưới cờ ! Công dân ơi ! mau làm cho cơi bờ. Thoát cơn tàn phá, vẻ vang ṇi giống. Xứng danh ngh́n năm ḍng giống Lạc Hồng. ' Nhưng bây giờ nó đă được thay bằng một lá cờ khác, nền đỏ sao vàng với bài quốc ca khác ! Lá cờ, lời hát của những người cùng ḍng giống với tôi nhưng bên kia chiến tuyến ! Chỉ có thế mà thôi ! Đau xót cho một cuộc đổi dời ! Tủi nhục, vinh quang cho hai chữ thất bại và thành công Tôi đến đúng hẹn, dưới cái lạnh gía buốt, tuyết rơi buồn tẻ của Tokyo ! Tôi đứng chờ bên ngoài cái cổng đóng kín ! Một vị của ṭa đại sứ ra cho biết v́ bận rộn họ không thể tiếp tôi được hôm đó, họ cho tôi cái hẹn khác vào sáng ngày mai ! Biết làm sao hơn khi ḿnh đang là kẻ dưới thế Ngày mai, vẫn đúng hẹn,tuyết vẫn c̣n rơi ! trờI Đông Kinh vẫn cái lạnh buốt tháng 2 ! Tôi lại đến trong dáng dấp co ro, lạnh gía dưới những hạt tuyết lăn tăn bay trong gío ! Nhưng tôi lại trở về v́ ông lănh sự vẫn c̣n bận ! Lại thêm một lần buồn da diết, biết sao hơn ! Tôi cố nở một nụ cười cay đắng, tủi nhục cho những trớ trêu của định mệnh Lần thứ ba ! Tuyết đă ngừng rơi, trời Đông Kinh, hôm đó nắng ban mai chói lọi ! Nhưng cái lạnh của tháng 2 vẫn c̣n ! Cái lạnh cuả khí trờI hay cuả tâm can một ngườI chợt cảm thấy ḷng ḿnh thấm thía một nỗi buồn vu vơ ! Tôi đă được ông phụ tá Nguyễn văn Sự tiếp chuyện, sau vài câu chào hỏi xă giao. Thân phận của tôi đă được điểm hoá bởi một câu nói mà tôi chẳng bao giờ quên, v́ nó cay đắng qúa '' Chúng tôi biết những ngườI lên tŕnh diện qúa chậm trễ (gần 2 năm sau ngày lịch sử 30.4.75 ) như anh, họ đều có những lư do để biện hộ. V́ bận việc,v́ đường xa, v́ tốn kém, không có thờI gian, v́ tất cả những lư do khác mà đằng sau nó có rất nhiều sự tính tóan ! Chúng tôi đă biết anh là một sĩ quan ngụy quân, một công chức khá lớn ngụy quyền ! Tôi cũng biết anh đă từ chối không tham dự khoá học chính trị mà hội sinh viên, việt kiều yêu nước gửi giấy đến mờI anh ! ...' Tôi im lặng, biện hộ ǵ hơn là im lặng ! Đó là sự thật ! Tôi biết chính vài ngườI bạn đồng nghiệp vớI tôi, họ đang là thành viên tích cực của chính phủ mớI, họ đă biết và nói rất nhiều về tôi cho toà đại sứ vớI một mục đich nào đó! Tôi hơi buồn khi nghĩ đến những ngườI bạn cùng học trong đại học Nông Nghiệp, cùng làm việc giảng dậy với tôi xa xưa,tại sao phải lấy sự bớI móc một người bạn để làm lợI cho ḿnh ! Tại sao phải nói, chỉ có ḿnh tôi trong số giáo chức Đaị học Cần Thơ đi tu nghiệp là sĩ quan VNCH ! Tại sao tố cáo tôi từ chối giấy mờI tham dự khoá học chính trị ! ... Rồi ông phụ tá nói chuyện vớI tôi chỉ bao quanh nghề dệt vải cuả tỉnh Nam Định là sinh quán của tôi ( mà tôi chẳng biết tí ǵ về nó, tôi rờI xa nó từ thủa c̣n ấu thơ ! ) Cuối cùng tôi đề cập đến vấn đề xin về nước làm việc và tôi đă nhận được một câu trả lờI : '' Đất nước chưa cần đến tài năng của anh, anh nên học hành thêm để có dịp phục vụ tốt hơn ! '' Chỉ có thế ! một câu trả lờI ngắn gọn và đơn giản qúa! Nhưng xót xa qúa, tôi đă phải bỏ mấy ngày trời làm việc, ngồi chiếc xe điện rẻ tiền chậm chạp nhất, hơn 2 ngày trờI cho lần đi và về để rồi chỉ nhận lấy một câu điểm hoá thân phận ḿnh cay đắng và một câu trả lời đơn giản đến thế sao ? ! Tôi đến đây xin về nước làm việc với tư thế của kẻ muốn đóng góp cho quê hương sau cuộc chiến (như ḷng tôi ước mơ, cũng như mong đợi của thầy tôi ), tôi đâu có đến để tŕnh diện với toà đại sứ dưới thân phận của một người chiến bại Nhưng dù với cái tư thế, cái thân phận nào, cũng mang đến cho tôi nỗi buồn xé nát tâm can ! Tôi chợt cảm thấy quê hương ḿnh dù đă im tiếng súng và máu lửa chiến tranh,nhưng vẫn c̣n lại rất nhiều ngăn cách giữa người chiến thắng và kẻ chiến bại Khi ra khỏi toà đại sứ nh́n bầu trời Đông kinh nắng vàng buổi gần trưa. Tôi lủi thủi đi một ḿnh như một kẻ không hồn, tôi đến nhà ga xe điện nh́n cái đông đảo, ồn ào,xầm uất cố hữu của Tokyo ! Tôi cảm thấy ḷng ḿnh bị tràn ngập một nỗi cô đơn, trống vắng ! Thành phố Tokyo rộng lớn qúa ! Đất nước Nhật giầu có, thịnh vượng qúa ! Quê hương tôi cũng rộng lớn, đă từng hào hùng của những thờI Lư, Lê, Trần... với những chiến công phạt Tống, b́nh Chiêm, với những lần ngạo nghễ sát đuổi Minh, Thanh ... chả nhẽ những nơi đó không dành cho tôi một chỗ đứng rất nhỏ để sống và làm việc hay sao?! Tâm hồn tôi quặn đau, nước mắt tôi trào ra ! Tôi khóc ! h́nh như tôi cũng vừa nhận chân được cảm giác của một người đang bước vào một không gian mà toàn là dấu tích của vô định ! Lúc ngồi trên chiếc xe điện để trở lại Kagoshima, tôi nh́n bâng quơ các nhà trọc trời, các xưởng kỹ nghệ đồ sộ và những căn nhà dân cư mái ngói mầu xanh, mầu đỏ. Tôi nghe những tiếng c̣i tầu, những tiếng nhạc của máy phóng thanh ở các sân ga mà con tầu chạy qua... Tất cả h́nh ảnh và âm thanh đó hoà trộn với những suy tưởng và tâm trạng buồn đau vu vơ của tôi cũng như với những ước mơ trong trí năo và trong tâm hồn tôi để tạo ra một bức tranh phức tạp, sống động nhưng rất buồn bă cuả đời tôi Bức tranh hiện ra trong ảo giác, trong sự tưởng tượng của tôi nhưng rất kỳ lạ tôi không thể t́m ra được chủ đề của bức tranh đó được. Nó mù mờ, mông lung qúa, h́nh như có một vài sắc thái của buồn tủi, của đớn đau. Nó ẩn hiện cái dáng dấp của một kẻ lang thang t́m sống ở một xă hội giầu có, bên những bữa cơm sang trọng, rượu ngon, thịt béo... Mà trong ánh mắt của kiếp lăng du vẫn c̣n cái ǵ trống vắng, băn khoăn của kẻ mất quê hương ! Vâng, nó cũng có vài h́nh ảnh của một ngườI tha phương kiếm sống trong lúc chán chường đang t́m phương cách quyên sinh ! Chiếc xe điện loại rẻ tiền, chậm chạp nhất mang tôi xuống miền Nam cùng hướng với quê hương tôi, nhưng tôi phải xuống ở cái ga cuối cùng Kagoshima, cực Nam của Nhật bản. Tôi nh́n về hướng Nam xa xa, tôi nghe thấy tiếng đập của những làn sóng biển vỗ vào bờ, tôi nghe thấy âm thanh của ḷng tôi đang đau xót ... H́nh như tôi cũng vừa thấy quê hương VN qúi yêu của tôi, nơi đó có mẹ cha, mấy đứa em dại của tôi , nhửng ngườI bạn thân xa xưa và cả bóng dáng người t́nh đẹp xinh, mến yêu của tôi nữa... Tất cả những người thân thương đó đang đùa vui trong hạnh phúc vớI quê hương oai hùng thịnh vượng xa xưa của tôi, họ đang nh́n tôi mỉm cười, vẫy gọi ... VớI ảo tưởng đó, tôi quên đi cái cực nhọc, cái buồn bă của lần lên Tokyo vừa qua. Trở về đây tôi mang theo một giấc mơ, một ảo giác và một nỗI buồn sâu kín trong tâm ! Rồi khi chợt tỉnh nhớ đến quê hương vẫn lầm than, đói khổ, vẫn ngăn chia, thù hận ! Tôi tự hỏi bao giờ những giấc mơ và ảo giác đẹp đẽ của tôi thành sự thật ! ? Khi tôi trở lại Kagoshima, ngay buổi sáng hôm sau thầy tôi gọi tôi vào pḥng làm việc để hỏi tôi về kết qủa cuộc đi ! Tôi buồn rầu nói rất rơ sự việc cho thầy tôi nghe, nhưng tôi có cảm giác ông không tin nhiều lắm vào những điều tôi nói ! ( Có ai tin được một quốc gia vừa thoát khỏi chiến tranh, với biết bao nhiêu đổ vỡ, nhân lực bị tiêu hao, nhất là tài năng đă đổ dồn cung ứng cho chiến trường... lại từ chối một chuyên viên xin về để đóng góp, để xây dựng lại những tàn phá cơ chứ ? ) . Qua vài câu nói , tôi biết rằng thầy tôi tưởng tôi đă thấm bả bơ sữa, dollar cuả thế giới giầu có mà Nhật bản, quê hương của ông là một thí dụ điển h́nh ! Biết làm sao hơn là im lặng cùng với nỗI buồn c̣n sót lại trong ḷng sau cuộc đi Tokyo vưà qua Khoảng vài ngày sau thầy tôi lại gọi tôi vào văn pḥng, ông nh́n tôi với ánh mắt đầy thương hại ! Im lặng một lúc rồi ông hỏi tôi về đời sống bố mẹ, anh em tôi ở VN ! Cuối cùng ông cho tôi biết ông đă điện thoại lên toà đại sứ Việt Nam và đă được một câu trả lời : '' Hiện nay đất nước chúng tôi chưa cần tài năng của anh ấy, nếu giáo sư thương anh ta xin giáo sư giúp đỡ anh ấy học thêm ! '' Từ đó thầy tôi thương và cảm thông hoàn cảnh của tôi hơn và đó chính là lư do thầy tôi đă nhờ vả xin việc làm cho tôi tại một hăng biến chế thực phẩm lớn nhất của tỉnh Kagoshima. T́nh thầy tṛ thắm thiết hơn, đôi lúc thầy tôi gọI điện thoại mời tôi đến nhà ăn cơm, tâm sự. Ông biết tôi thích nền văn hoá cổ cuả Nhật bản cho nên mỗI lần tôi đến thăm, tôi lại được vợ của thầy làm lễ dâng trà (trà đạo ) cho tôi. Bà dậy tôi những thủ tục khá phức tạp để tiếp nhận khi bà dâng trà cho tôi thưởng thức. Tôi cũng được tham dự hay được bà giải thích những lư thuyết về sự cân đói, sự hoà hợp của mầu sắc, của loại hoa, cuả mùa hoa, ư nghiă, mục đích của các chậu hoa... Trong những lớp dậy cắm hoa Nhật cuả bà. Mỗi khi có những buổi tŕnh diễn nhạc cổ truyền như kịch Kabuki, kịch Nô... tôi lại nhận được giấy mời hay cùng đi vớI vợ chồng thầy tôi, nhờ vậy tôi đă được thưởng thức và được hướng dẫn, giải thích khá nhiều về nền âm nhạc cổ truyền Nhật bản, dù tiếng Nhật tôi rất dở so với bất cứ một người sinh viên VN nạ sống và học nhiều năm ở Nhật như tôi Một người bạn tâm giao : Từ khi tôi đi làm việc và nhất là từ khi thầy tôi nh́n thấy con đường về nước của tôi không đơn giản như ông nghĩ, nó hoàn toàn khác biệt với vài người bạn của ông đă từ Mỹ trở về Nhật bản sau khi thế chiến thứ 2 chấm dứt ! Ông biết tôi qúa buồn và xuống tinh thần v́ tương lai, v́ mẹ tôi bịnh hoạn hoài , gia đ́nh tôi luôn luôn bị gặp khó khăn ! Thỉnh thoảng vào buổi chiều, ông điện thoại vào hăng, hẹn với tôi đi uống rượu hay ăn nhậu ban đêm . Vào những dịp lănh tiền thưởng ( bonus ) ông dẫn tôi đi tham dự vào các bữa ăn, gọi các cô geisha tiếp rượu, múa hát giúp vui, những lần đó ông thường rất hứng thú, ông uống rượu nhiều hơn, kéo tôi đứng dậy múa hát, cợt nhả cùng với các cô geisha !
Có
lẽ khoảng thời gian lúc đi làm việc
sau khi tốt nghiệp là thời gian tôi buồn bă
nhất ! Buồn v́ thấy rơ đường
về quê hương đă bị ngắt đọan
bởi qúa nhiều sự ngăn cách ! Buồn v́
công việc làm của tôi chỉ dành cho
một kẻ học nghề mà thôi ! Thêm vào
đó gia đ́nh tôi ở VN lại găp
biết bao nhiêu vấn đề khổ ải.
Những đồng tiền tôi dè sẻn gửi
về với hy vọng mua được sự
anh nhàn cho bố mẹ, lũ em của tôi, như
những nắm muối bỏ
bể !
Hàng ngày tôi đến hăng, đi dọc theo
bờ biển, qua những cửa cuả vài con sông
dẫn nứớc ra biển... Tôi đếm
thời gian, những ngày buồn chán của đời
tôi bằng cách ghi nhớ mức độ
của thủy triều lên xuống ! Những ngày
mực thủy triều lên cao nhất tôi biết
đó là ngày 15 hay 30 âm
lịch mỗi tháng ... cứ như thế, tôi kéo
dài đời ḿnh trong chán chường buồn
tẻ. Đă rất nhiêu lần với
nỗi chán chường cho tương lai đen
tối , ư định quyên sinh đă đến
với tôi, v́ chẳng c̣n ǵ để mong đợi
, ước mơ, khi tất cả cuộc đời
toàn là tạm bợ, không có lối thoát ! Cứ
3 hay 6 tháng lại phải chạy điên đảo
với giấy tờ bảo lănh cuả thầy
học, của hăng xưởng đem đến
toà hành chánh tỉnh để xin giấy phép làm
việc ! C̣n tương lai chẳng biết đi về đâu, việc
làm th́ tạm bợ !
Các công việc nặng nhọc, thấp hèn,
dơ bẩn đang đợi chờ t́m đến
với tôi không xa lắm khi tôi hết hợp
đồng với hăng mà tôi đang làm việc !
H́nh như đoán được cái ư tưởng
không vui, buồn chán cuả tôi, vài người
bạn trai và gái cũng như gia đ́nh thầy
tôi đă khuyên nhủ, nâng đở tinh thần
tôi, nhờ họ tôi đă thoát khỏi cái
thời đ́ểm bi đát nhất cho măi đến
khi tôi rời Nhật bản đi Thụy Sĩ Kết luận : Thầy ạ, con viết biết thế nào cho đủ, cho trọn vẹn những ǵ con muốn nói, muốn tâm sự về thầy, người thầy mà con biết ơn với ḷng kính mến chân thành. Về chính con, người học tṛ mà thầy đă đặt quá nhiều mong đợi, ước mơ, để rồi cuối cùng chỉ c̣n là thở dài, thất vọng ! Con c̣n nhớ cách đây 5 năm khi thầy và vợ, người vợ toàn vẹn tài và đức đă đến Thụy sĩ thăm gia đ́nh con. Con dẫn thầy đi thăm các thắng cảnh cuả Thụy Sĩ, Zurich thành phố của ngân hàng, tiền bạc. Genève nơi hội họp thế giới quanh năm... Jungfrau đinh núi quanh năm tuyết phủ, rồi Davos, biệt danh của những cuộc họp kinh tế toàn cầu. Con giới thiệu thầy những món ăn đặc sản của Thụy Sĩ, Âu châu, con cùng với thầy thăm đỉnh Monte Blanc trắng xóa, nóc nhà cao nhất của Âu châu... Đâu đâu thầy cũng khen đẹp, chụp rất nhiều ảnh lưu niệm ! Nhưng thầy có biết không, khi nghe những lời khen của thầy, con có cảm tưởng như một mũi kim nhọn, cấu xé tim con với những nhói đau, buốt lạnh ! Có lẽ thầy không quên, ngày con sống và học ở Nhật bản, thầy đă nói với con về sự ước muốn, sẽ có một lần thầy sang thăm VN quê hương con, quê hương của đứa học tṛ mà thầy gửi gấm qúa nhiều ước mơ. Con cũng thủ thỉ với thầy con sẽ sống, sẽ làm việc cho quê hương con như thầy chỉ dậy, con sẽ đón thầy, dẩn thầy đi thăm quê hương đẹp đẽ của con. Nhưng thầy ơi, bây giờ chỉ c̣n là aỏ vọng ! Đời sống và ước mơ của con đă lỡ điệu rồi ! Quê hương con đă xa xôi ! thân phận con chỉ c̣n là kiếp một tha phương ! Những lời thầy khen, những tấm ảnh lưu niệm thầy chụp ở Thụy Sĩ, Chính ra nó phải dành cho quê hương con thầy ạ. Con dự tính khi học xong trở về với đất nước, con sẽ đón thầy, dẫn thầy đi thăm cái bát ngát, trái ngọt, cây lành... của đồng ruộng miền Nam với hai nhánh sông Cửu Long vĩ đại quanh năm đục ngầu phù sa mầu mỡ. Con sẽ đi với thầy ra miền Trung, ngắm nh́n bờ biển xanh ngắt, với những dốc đá cheo leo của dẫy Trường sơn chạy dài theo đất nước của con.
Rồi miền Bắc, Hà Nội nhỏ bé
dễ thương, Đó Thăng long thành với bao
nhiêu dấu tích oai hùng Đại việt ngàn năm
! Rồi Vịnh Hạ long dáng đẹp thiên
đàng mộng mị ! và nếu được
con sẽ chỉ cho thầy xem aỉ Nam Quan
nặc mùi tử khí ,nơi đó, thủa xa xưa
Nguyễn Trăi '' Qùi
lậy cha, lên đường ảm đạm !
Rồi Nam Quan theo gío con bay về ... '' ông trở
về để viết lên bản văn đày
hùng khí '' B́nh Ngô
Đại Cáo '' âm thanh lưu truyền muôn thủa
! Cũng cái aỉ Nam quan oai hùng, thấm máu
kẻ xâm lăng đó Thoát Hoan chui vào ống
đồng nhưng bên tai vẫn c̣n vang vọng
mấy câu thơ của vua tôi nhà
Trần : Xă tắc lưỡng hồi lao thạch mă ( Xă tắc hai phen bon ngựa đá ) Sơn hà thiên cổ điện kim âu ( Non sông thiên cổ vững âu vàng ) Trần trong Kim dịch
Rồi Vương Thông tên thái thú nhà Minh
chở xác Liễu Thăng, Lương Minh
về Tầu giận ḿnh đă quên lời
nguyền cuả anh hùng họ Lư xa xưa : Nam quốc sơn hà Nam đế cư ( đất Nam của người Nam ở ) Tiệt nhiên định phận tại thiên thư ( sách trời đă viết như vậy rồi ) Nhưng đành thôi thầy ạ
! Con có được
về quê hương con đâu mà nói những
ước mơ thầy nhỉ ?
Những
lá thư thầy viết cho con hàng năm, nh́n nét
chữ quen thuộc của thầy con cảm
nhận được sự già nua, qua những
cuộc đ́ện thoại, nghe giọng nói con
biết tuồi già cuả thầy đang
chồng chất. Nhưng đó là lẽ tuần
hoàn cũa tạo hóa thầy ạ.
Điều quan trọng là con vẩn c̣n
thấy thầy khoẻ mạnh dù với cái
tuổi 84. Con mừng lắm ! với cái tuổi
đó thầy đă có được biết bao
nhiêu tự hào của một người đă có
quá nhiêù trọn vẹn trong đời . Trọn
vẹn với chính cá nhân, trọn vẹn với
nước non dân tộc của thầy. Thầy
xứng đáng để tự hào lắm,
tự hào với chính ḿnh, tư hào với quê hương
tổ quốc hào hùng cuả thầy nữa.
C̣n con làm ǵ
hơn được với một nỗi
buồn khó nói ! nh́n về thân phận, tài năng
của chính ḿnh, con đă có quá nhiều sự
yếu kém, bất tài !
C̣n với quê hương, đến bây
giờ con chưa có một hành động nào
gọi là phản quốc, hại dân nhưng cũng
chi là một kẻ vô dụng, vẫn c̣n trốn
một món nợ nần với đất nước
của con mà thôi ! (
December, 1999 ) Phần Kết Luận: Lá thư gửi đọc giả ( Buông xuôi nhưng vẫn
Nguyện cầu ) Kính thưa qúi vị đọc
gỉa,
Có lẽ bài kư sự này của tôi mang
đến cho qúi vị một vài cảm nghĩ
nào đó. Một sự đồng ư ḥan ṭan.
Một sự phản kháng quyết liệt hay
những tiếng thở dài cho một kẻ
lấy ng̣i bút để than van cho một giấc
mơ, một ước mộng không thành ! Nhưng
cũng có thể có một vài người nào
đó sẽ rớt nước mắt cùng
với tôi khi nghĩ đến cái đau xót
của riêng tôi. Nó là h́nh ảnh cho sự
ngỡ ngàng, đau khổ cuả một thế
hệ mà chúng tôi vưà mở mắt chào đời
đă nghe thấy tiếng bom đạn của
chiến tranh. Lớn thêm một tí nữa, ở
cái tuổi 18, 20
thay v́ chúng tôi được cắp sách đến
trường, mơ mộng với yêu
đương, thoải mái trong thanh b́nh ! Nhưng
chúng tôi phải dẹp bỏ tất cả. Đổ
dồn thời gian với sách vở và đêm
tối ! Nếu không muốn chỉ v́ trượt
một cuộc thi, gặp một mất may
mắn nhỏ nhoi trong đời. Chúng tôi
phải khoác áo chiến binh để nhập
cuộc vào một cuộc chiến tranh mà chúng tôi
không hiểu ư nghĩa của nó ! Cuối cùng nếu chúng tôi may mắn sống sót qua những cơn gío băo cuả đất nước vừa qua. Chúng tôi được hưởng cái ǵ sau khi ngừng tiếng súng ? Thịnh vượng, sung túc ư ? cũng chẳng có ! Đoàn tụ , quây quần dưới mái gia đ́nh có cha mẹ, anh em để hát những bài ca thanh b́nh ư ? cũng thấy đâu ! Tất cả chẳng có ǵ cả ! Chúng tôi lại khởi sự với một khó khăn mới, khó khăn của những kẻ đă luống tuổi đời sống tha phương, đầy rẫy những cản ngăn của phong tục và văn hoá khác nhau ! Đă thế biết bao nhiêu người chúng tôi đă phải trả giá bằng sinh mạng, bằng tủi nhục, bằng tan vỡ gia đ́nh với biẻn cả và hải tặc.
C̣n những người khác cùng thế
hệ chúng tôi đang sống trong nước ( dù
Nam hay Bắc, dù chiến thắng hay chiến
bại ) cũng được ǵ sau cuộc
chiến ? Sự
no ấm, sự an ninh ư ? vẫn chỉ
là những đợi chờ ! Một xă
hội nhân bản, với nền gíao dục
tối thiểu, luật lệ ngay ngắn, có
những con người trong sạch, gương
mẫu lèo lái quốc gia ư ? Vẫn c̣n mù
mờ và h́nh như chỉ là những ảo
vọng !
Thưa qúi vị, dù với một cảm
nghĩ theo một định hướng nào
của qúi vị đối với bài viết
của tôi , vẫn là những điều mà tôi
đành phải chấp nhận. Có cái ǵ mà không
có sự chống đối và đồng t́nh
đâu ? Quan trọng là sự chống đối,
đồng t́nh đó nó phát nguồn tự
sự trung thực,khách quan, từ sự xây
dựng, sữa sai . Nếu có như vậy nó
đúng là những điều mà tôi chờ đợi
nơi qúi vị đó. Đọc đến đây có lẽ một vài qúi vị tự hỏi tôi đang viết về các vị thầy cuả tôi hay về cuộc đời, ước mơ của chính tôi ? Tôi xin thưa với qúi vị không một tí ngại ngần. Tôi viết cho cả hai qúi vị ạ. Với thầy học tôi viết để cám ơn, để tôn vinh những sự dậy dỗ của các vị thầy tôi đă tạo tôi thành một con người có ít nhiều khả năng và liêm sỉ ! Với cá nhân ḿnh, tôi viết để than van cho một thế hệ ( mà h́nh ảnh là tôi ) đă sinh ra, lớn lên trong muà tao loạn ! Chính v́ thế tôi đă mở đầu với một lá thư gửi thầy và kết luận với lá thư gửi qúi vị . Cũng trong phần kết luận của bài viết này tôi muốn gửi đến hai thành phần ( cũng là đọc giả, nếu họ đọc nó ) đang có nhiều quyền lực hay đang ôm nhiều tham vọng nhất đối với quê hương.
Thành phần thứ nhất, là những người
đang lèo lái con thuyền quốc gia ở trong nước.
Qúi vị có một lần nào ngồi trong bóng
tối, trong im lặng để nh́n rỏ, nghĩ
rơ về minh chưa ? Quí vị có thật sự
là người phục vụ cho dân tộc,
tổ quốc chúng ta chưa ( Đừng nói đến
những tháng năm xa xôi , nó mù mờ, phức
tập qúa. Hăy nói đến thời gian của
những năm sau ngày 30/4/ 1975 ) ? Đă 25 năm rồi chưa đủ để qúi vị xóa bỏ hận thù hay sao ? Qúi vị c̣n nghĩ đến kẻ chiến bại, người chiến thắng, vẫn c̣n dùng chữ '' Ngụy '' đến bao giờ nữa ? C̣n những tấm phiếu lư lịch nữa ư ? Qúi vị chưa tha thứ cho một đứa bé nó được sinh ra vào năm 1975. Nó có tội t́nh ǵ để đến nay vẫn phải vác cái chữ '' Ngụy '' trong đời sống ! cái chữ kỳ lạ mà nó hoàn toàn không biết ư nghĩa và nguyên nhân dù đă 25 năm ! 25 năm tội lỗi oan uổng ! 25 năm của ngơ ngác buồn đau !
Tôi mong mỏi qui vị hăy nghĩ đến
tổ quốc, dân tộc ḿnh một tí để
làm gương trong vai tṛ một người lănh
đạo. Qúi vị hăy trong sạch hơn, công
b́nh hơn,tha thứ hơn, xử dụng người
hiền tài hơn dù họ là người khác chính
kiến với qúi vị. Qúi vị hăy thật thà
để nh́n vào thực tế, 25 năm rồi,
sau ngày hết chiến tranh. Một khoảng
thời gian không phải ngắn nhưng quốc
gia ḿnh vẫn c̣n là quốc gia nghèo khổ và
chậm tiến. Vẫn mang tiếng là một nơi
của ḷn cúi, tham ô ! Vẫn là nơi bất công,
nhiều khổ ải trên trái đất ! Đừng
qúa chủ quan, đừng qúa ngụy biện
để chỉ nh́n thấy vài thành công nhỏ
bé rồi biện hộ cho những cái thất
bại lớn lao, tôi lỗi với quê hương
của ḿnh ! Hăy hy sinh ḿnh thêm một tí, hăy quên
ḿnh thêm một tí cho dân tộc , quê hương
qúi vị ạ !
Thành phần thứ hai, những người
đă ra đi từ miền Nam sau năm 1975.
Những người đă một thời vùng
vẫy trên nửa miền đất nước.
Qúi vị là tổng thống, thủ tướng,
là tổng trưởng, dân biểu là các vị
thượng tọa, linh mục, là những chính
trị gia tai mắt...
Tất cả những vị đă có
lần nào ngồi nhớ lại một qúa
khứ của qúi vị chưa ?
Qúi vị tự hào đă v́ dân, v́ nước
hay qúi vị xấu hổ với lương tâm
của một người lănh đạo v́ tranh
dành quyền lợi, chức vụ ,v́ cờ
bạc thâu đêm suốt sáng ? Tôi chẳng
muốn đề cập đến qúa nhiều v́
nó nhàm chán qúa rồi hăy để cho qúi vị
suy nghĩ là hơn ! Nhưng tôi vẫn c̣n
một thắc mắc qúi vị ạ ! Qua các
tờ báo ( mà qúi vị dùng nó để phân chia
phe đảng, chống đối, chửi nhau,
chụp mũ nhau ! ) qúi vị hô hào chống CS
hay qúi vị đang tranh dành một tiếng tăm
? Qúi vị chống CS với bất cứ phương
tiện và đường lối nào kể
cả việc quậy cho đất nước
trở nên loạn ly !
Có vị c̣n mong mỏi tạo ra một Nam
Kỳ Quốc ...
Qúi vị đă suy nghĩ kỹ lưỡng
cái con đường chống CS của qúi
vị chưa ? Một lần Trịnh Nguyễn phân
tranh lấy sông Gianh làm chiến địa ,
Một lần Quốc Cộng tranh hùng hai bên sông
Bến hải chưa đủ tang tóc cho dân
tộc, quê hương ḿnh hay sao ? Qúi vị có
bao giờ tưởng ra cái cảnh trong nước
lộn xộn. Kẻ thù phương Bắc
lại sang. Nếu nó biến quê hương ḿnh
như Tây Tạng, hay ít hơn nữa nó chiếm
lấy miền Bắc hay vài hải đảo, nơi
đó là bao nhiêu dấu tích của xương máu
tiền nhân ... Qúi vị có mang miệng lưỡi
Tô Tần đễ thuyết phục cho Mỹ,
cho Tây Âu mang máy bay, hoả tiễn tấn công
Bắc Kinh được không ( như Nam Tư,
Irak ) ? Hay quê hương, dân tộc lại
phải khổ sở với việc xua đuổi
quân thù ! Lại tang tóc, lầm than ! Qúi vị được ǵ khi đất nước loạn ly ? Quê hương, dân tộc được ǵ với súng bom, máu lửa ? Chỉ v́ vội vă để thoả măn một chữ trả thù mà chúng ta phải đánh đổi với một giá qúa mắc thế sao ? Hăy nghĩ lại qúi vị ạ ! Hăy chống cộng với một phương pháp nào an toàn cho đất nước hơn ! Hăy nh́n CS Đông Âu tàn tạ không cần súng đạn, máu xương để học hỏi ! Thế kỷ 21 đă bắt đầu, thế kỷ của nhân quyền, của kinh tế cạnh tranh, của khoa học trí thức... Hăy ôm lấy những cái đó để làm khí giới chống CS, nó an toàn cho dân tộc và đất nước hơn. Để kết luận bài viết, tôi xin xác minh tôi chẳng phải là nhà chính trị, cũng chẳng có tài chỉ huy... Chỉ là một người dân b́nh thường có ăn học ! Đọc lịch sử đưa ra vài suy nghĩ mà thôi ! T́m ra một giải pháp, một con đường để cứu nước giúp dân. Tôi đúng là một kẻ dốt nát, bất tài, tôi không dám mạn đàm với qúi vị. Nhưng tôi nghĩ rằng qúi vị ( trong cũng như ngaài nước, CS hay QG ) thông minh có thừa. Qúi vị biết, qúi vị hiểu tất cả. Nhưng điều quan trọng là qúi vị có muốn làm hay không mà thôi ! Qúi vị có thật sự yêu nước mến dân hay không mà thôi ! Tôi cầu xin ( tôi có vẻ hèn nhát quá khi dùng chữ cầu xin !) qúi vị đừng lấy những cái mũ : Chống CS, theo CS, tên nằm vùng... để chụp lên đầu tôi , nó đau xót, oan uổng cho tôi quá ! Tôi viết bài này không theo mà cũng chẳng chống đối qúi vị ! Tôi than van, tôi cầu khẩn qúi vị thương dân yêu nước mà thôi ! Dân tộc và đất nước ngàn năm của chúng ta đă quá thiệt tḥi rồi, đang trông ngóng nơi qúi vị đó. Cuối bài tôi viết ra đây một đoản văn của Trần Trọng Kim, nhà sử học, nhà văn học, nhà mô phạm, ái quốc... để qúi vị suy ngẫm :
'' Nước nào cũng có lúc bỉ lúc thái,
đó là công lệ tuần hoàn của tạo hóa
trong thế gian. Từ xưa chưa thấy có nước
nào cứ thịnh măi hay cứ suy măi. Khi lâm vào
cảnh bỉ mà người trong nước
cứ vững ḷng giữ được cái
nghị lực để sinh tồn và tiến hoá,
th́ rồi thế nào cũng có ngày chấn
khởi lên được. Vậy chúng ta đây
đều là một ḍng dơi nhà Hồng Lạc,
nếu ta biết kiên tâm bền chí, th́ há
lại không có một ngày ta có cái đîa vị
vẻ vang với thiên hạ hay sao? Sự ước
ao, mong mỏi như thế là cái nghĩa vụ
chung cả chủng loại Việt Nam ta vậy.
'' ( Việt
Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim )
Thụy Sĩ , cuối năm 1999 ( Lưu An)
|