Truyện số 88

NGƯỜI XƯA CÓ THẬT SỰ TÀI GIỎI

ĐỂ CHÚNG TA SÙNG BÁI KHÔNG?

FUKUZAWA Yukichi (*)

Dịch: Nguyễn Sơn Hùng

***

V́ thấy có nhiều người đă trên 60 hay 70 tuổi mà vẫn c̣n khỏe mạnh sinh hoạt b́nh thường nên người ngày nay thường hay ngưỡng mộ và cho rằng người xưa là đặc biệt là kỳ lạ, và không thể sánh bằng. Nhưng thật ra chẳng có ǵ đặc biệt hay kỳ lạ. Họ được vậy là do bẩm sinh, do di truyền từ tổ tiên, hơn nữa họ c̣n biết sinh hoạt, ăn uống thích hợp (dưỡng sinh) nên sống thọ. Không phải họ cao tuổi mà khỏe mạnh nhưng có khỏe mạnh mới sống lâu. 

Trong tháng này ở đất nước chúng ta có khoảng vài chục ngàn trẻ em mới chào đời. Nếu 60 hay 70 năm sau xem xét đời sống của chúng, chúng ta sẽ phải rất ngạc nhiên v́ con số c̣n khỏe mạnh ở mức độ rất cao.  

Có phải chăng chúng ta cần phải thận trọng suy ngẫm suy xét kỹ trước khi đánh giá hay b́nh phẩm, v́ ở đời có rất nhiều chuyện, tưởng là lạ là hiếm nhưng khi xem xét kỹ lại th́ thấy không có ǵ lạ là hiếm cả?  

So sánh hiện tại với quá khứ xa xưa, và ngưỡng mộ cái quá khứ đă qua là thói quen và t́nh cảm thường có của chúng ta. Thí dụ, thường cho vơ sĩ ngày xưa quá mạnh, quá giỏi vơ sĩ ngày nay ít ai b́ kịp; nghệ sĩ ngày xưa có nhiều người lăo luyện, ngày nay ấu trĩ không bằng; thơ ca ngày xưa vừa nhiều vừa tuyệt, c̣n ngày nay không bài bản, không thành câu, không theo luật v.v…Nhưng than ôi tất cả đánh giá, b́nh phẩm này chẳng có ǵ làm chứng cứ! 

Thí dụ các lực sĩ như Onokawa Kisaburô (1) hay Tanikawa (2) của 100 năm về trước chắc chắn là mạnh nhưng so với các lực sĩ hàng trưởng lăo (3) hay Umegatani Totarô (4) của ngày nay liệu có mạnh hơn không, điều này rất khó đánh giá chính xác v́ không có chứng cứ khách quan để so sánh. 

Về kabuki (ca vũ kịch truyền thống của Nhật Bản) th́ Ichikawa Danjyurô (5), Onoe Kikugorô (6) chắc chắn là danh tài nhưng so với Danjyurô hay Kikugorô của ngày nay th́ không thể nói rơ ràng là ai giỏi hơn ai. Trong giới kabuki ngày nay, Danjyurô, Kikugorô và Ichikawa Sadanji (7) quả là danh tài nhưng nếu 3 người này già yếu và mất đi th́ việc xuất hiện danh tài thay thế từ thế hệ thứ hai không phải là khó. Hiện nay họ đă có mặt nhưng v́ các nghệ sĩ lăo thành che khuất, cản trở nên chưa có dịp phát huy tài năng mà thôi. 

Lư do thơ ca ngày xưa có nhiều tuyệt tác là từ hàng trăm, hàng ngàn năm trước đă có hàng ngàn, hàng vạn thi sĩ, nhạc sĩ sáng tác vô số thi ca. Nhưng là vàng thau lẫn lộn, thật ra số dở nhiều hơn số hay. Tuy nhiên, theo thời gian các tác phẩm đă được chọn lọc nên đến ngày nay tất cả c̣n lại đều là tuyệt tác cũng là lẽ đương nhiên dễ hiểu. Tóm lại, ngày xưa có nhiều thơ ca dở nhưng đă bị quên lăng và chỉ c̣n lại số ít được lưu lại là hay. Nếu tính trung b́nh chưa hẳn người xưa sáng tác hay hơn hoặc giỏi hơn ngày nay. 

Tôi tin rằng nếu có tác phẩm thời Minh Trị ngày nay nào c̣n được lưu truyền đến ngàn năm sau th́ chắc chắn sẽ là tuyệt tác và cảm phục được người đời sau. Tuy nhiên, đấu vật, ca vũ kịch truyền thống hay thơ ca vốn là những cái truyền đạt t́nh cảm, tâm hồn của con người nên được đánh giá như thế nào c̣n phụ thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người. Do đó, so sánh xưa với nay, già với trẻ, giỏi với dở trong các lĩnh vực này th́ chỉ là phán đoán chủ quan vô ích nên hăy gác lại. Hăy so sánh kỹ thuật hay lực lượng (khả năng) của xưa và nay trong lĩnh vực nào mà chúng ta có thể dùng các chứng cứ vững chắc để đánh giá b́nh phẩm. Một trong những lĩnh vực này là đạo (cách, phép) đánh cờ tướng của Nhật Bản (shyogi, dưới đây gọi là cờ tướng Nhật). 

Tổ sáng lập cờ tướng Nhật là Ôhashi Sôkei (8), danh tài cờ tướng trác tuyệt đương thời, phục vụ dưới trướng lănh chúa Oda Nobunaga (9). Nhưng sau khi Sôkei mất, đạo đánh cờ vẫn càng ngày càng tiến bộ. Sôkei đời thứ 5 giỏi hơn Sôkei đời đầu tiên. Sôkei đời thứ 10 lại mạnh hơn đời thứ 5.  

Trong chi nhánh của hệ tộc Ôhashi có nhân vật tên Ôhashi Sôei (10) được người đời cho là cờ thánh, ông tự đặt ra cách đánh cờ mẫu mực (11) và chỉ dạy cho người đời cực ư của đạo đánh cờ. Nhưng Sôei đời thứ hai (12) lại không kém Sôei đời thứ nhất, nhờ vậy đạo đánh cờ càng ngày càng tiến bộ thêm. Tưởng rằng đạo đánh cờ đă đạt tới đỉnh cao cuối cùng nhưng đến đời Quảng Hóa (1845~1848) và đời Gia Vĩnh (1848~1855) của cuối thời kỳ Edo lại xuất hiện một nhân vật tên là Amano Sôho (13). Người này lại khai mở một thời kỳ mới cho đạo đánh cờ. Sôho học đánh cờ từ Sôei đời thứ hai. Nhưng tṛ giỏi hơn thầy, không những ông vô địch vào thời đó mà c̣n phế bỏ cách đánh cờ mẫu mực của người đi trước và tự đặt ra cách đánh cờ mẫu mực mới cho đời sau. Cách đánh cờ tuyệt diệu, thần kỳ này phần lớn là rất bất ngờ, bất ư, nên đối với người mới chơi cờ rất khó học. 

Do đó trong giới cờ tướng Nhật, Sôei, Yanagiyuki, Sôho là tam kiệt và Sôho là người sau cùng nhưng là người giỏi nhất. Cho nên giả sử dù giới cờ tướng Nhật có bắt người chơi cờ đời sau phải tôn sùng tổ Sôkei như các nhà Nho sùng bái các học giả xa xưa hay tăng lữ đời nay phải tôn sùng các tổ khai tông các phái nhưng nếu để Sôho đấu cờ với tổ Sôkei, chắc chắn Sôho sẽ thắng và tổ Sôkei phải vừa xanh mặt vừa ngạc nhiên. 

Từ kết quả trên chúng ta có thể suy luận ra rằng nếu như để học giả ngày nay thảo luận với học giả ngày xưa hoặc để tăng lữ hậu bối ngày nay vấn đáp luận bàn với các tổ khai tông ngày xưa th́ sự sùng bái hay tín ngưỡng được kế tục hàng ngàn năm nay ắt sẽ bị đảo lộn, không khác ǵ với đạo chơi cờ nói trên. Nhưng trong thực tế chuyện này không xảy ra. Tại sao vậy?  

Trong giới cờ tướng Nhật, chi tiết của từng nước cờ trong trận đấu được ghi chép lại dưới h́nh thức kỳ phổ. Qua kỳ phổ người đời sau có thể biết nước cờ nào dở nước cờ nào hay mà học tập. Phán đoán hay dở bằng thành tích không cần biết người đánh cờ là tổ sáng lập, là thuộc hệ chính thống hay hệ chi nhánh. Điều này tránh được thói xấu sùng bái người xưa như trong Nho giáo hay Phật giáo.  

Dĩ nhiên đạo chơi cờ chỉ là việc nhỏ nhưng chúng ta có thể lấy cái nhỏ để đo cái lớn. Trong đời này bất cứ sự việc ǵ, nếu chúng ta thấy cần thiết và cố chí theo đuổi trau dồi th́ không có cái ǵ là không thể tăng tiến hay tiến bộ thêm lên. 

Tôi tin rằng trong bất kỳ lĩnh vực nào dù tôn giáo, đạo đức, học thuật, vơ học hay chính trị, kinh tế, công thương, mỹ thuật v.v...hiện nay đă có nhiều Amano Sôho và trong tương lai vẫn xuất hiện nhiều Sôho khác, và Sôho đời đầu tiên không b́ kịp Sôho đời thứ hai, đời thứ 3 không bằng đời thứ 4, tiến bộ sẽ không ngừng và không giới hạn. 

Nguyễn Sơn Hùng

Tháng 6/2017 

(*) Nguồn: Truyện số 88 trong quyển “Phúc Ông Trăm Truyện” của Fukuzawa Yukichi, 1897, Thời Sự Tân Báo Xă phát hành. 

Chú thích

(1)  Tiểu Dă Xuyên Hỹ Tam Lang: Yokozuna đời thứ 5. Yokozuna (hoành cương) là cấp lực sĩ mạnh nhất của sumo (đấu vật Nhật Bản).

(2)  Cốc Xuyên: được tương truyền là yokozuna đầu tiên nhưng không có căn cứ rơ ràng.

(3)  Một cấp bậc cao của lực sĩ gọi là jinmaku (trận mạc)

(4)  Mai Cốc Đằng Thái Lang (1845~1928): Yokozuna đời thứ 15.

(5)  Thị Xuyên Đoàn Thập Lang: Đời đầu tiên tên thật là Thị Xuyên Hải Lăo Tàng (1660~1704). Đời thứ 12 tên thật là Thị Xuyên Hạ Hùng (1946~2013).

(6)  Vĩ Thượng Cúc Ngũ (1942~)

(7)  Thị Xuyên Tả Đoàn Thứ (1940~)

(8)  Đại Kiều Tông Quế (1555~1634)

(9)  Chức Điền Tín Trường (1534~1582), một trong những lănh chúa tài giỏi của Nhật Bản.

(10) Đại Kiều Tông Anh (1756~1809)

(11) Tiếng Nhật: jyoseki (định thạch/tích)

(12)  C̣n gọi là Yanagiyuki (Liễu Tuyết)

(13)  Thiên Dă Tông Bộ (1816~1859)