Bài 16 ĐỐI VỚI BỆNH TẬT (Điều 16 Bệnh tật sẽ tự bỏ đi, nếu bạn tích cực thân thiện đến gần nó) (1) MATSUSHITA Kônosuke (*) Dịch: Nguyễn Sơn Hùng
*** Đối với bệnh tật, nếu bạn sợ và tránh xa, nó sẽ đuổi theo sau bạn. Nhưng nếu bạn tích cực thân thiện đến gần, bệnh tật sẽ tự bỏ đi.(2) Sức khỏe quan trọng hơn tất cả mọi thứ để làm việc hoặc thực hiện bất kỳ việc ǵ khác. Có thể nói sức khỏe là bảo vật ai cũng muốn có được và không có ǵ có thể thay thế. Tuy nhiên, trong cuộc đời không phải lúc nào cũng được như ḿnh nghĩ. Trong thực tế số người không khỏe mạnh phải sống trên giường bệnh không phải ít. Đối với quư vị này tôi muốn thưa với quư vị điều sau đây từ thể nghiệm (trải nghiệm) (3) của bản thân tôi. “Dù cho quư vị có bất an nhưng cũng chớ nên chạy trốn với bệnh tật. Nếu quư vị sợ bệnh tật và bỏ trốn, bệnh tật sẽ đuổi rượt theo quư vị. Ngược lại nếu quư vị thưởng thức bệnh tật và thân thiện với bệnh tật, cuối cùng bệnh tật sẽ cấp cho quư vị chứng chỉ (bằng cấp) tốt nghiệp.” Tại sao tôi nói vậy? Bởi v́ tôi may mắn sống được 90 tuổi của ngày hôm nay cũng là nhờ tôi đă nhắn nhủ với ḷng tôi như thế. Lúc tôi khoảng 20 tuổi, tôi đang làm việc cho công ty Đèn Điện. Một ngày vào hè, trên đường về từ băi tắm biển, trong đàm tôi có trộn lẫn ít máu. Tôi vội đi khám bác sĩ. Bác sĩ bảo tôi “Cậu đă bị viêm áp xe phổi, hăy nghỉ việc về quê tĩnh dưỡng 6 tháng”. Nhưng cha mẹ tôi đă qua đời, tôi không c̣n nhà ở quê để về. Hơn nữa khi đó tôi làm việc với lương ngày. Bởi v́ lúc đó chưa có chế độ bảo hiểm thất nghiệp như ngày nay nên nếu nghỉ việc th́ tôi không có tiền để sinh sống. Tôi lâm vào cảnh ngộ khó khăn như thế. Đă như vậy th́ không c̣n cách nào khác. Tôi dứt khoát bảo với ḷng: việc mắc bệnh cũng là vận mệnh trời dành cho ḿnh nên quyết định dưỡng sinh trong phạm vi có thể làm. Rồi tôi làm việc 3 ngày nghỉ 1 ngày, đi làm 1 tuần nghỉ 2 ngày ở nhà tịnh dưỡng. Tôi tiếp tục cuộc sống như vậy. Nghĩ là bệnh t́nh sẽ trầm trọng thêm nhưng không phải, bệnh đă không xấu hơn. Căn bệnh mà bác sĩ bảo nếu không tịnh dưỡng đàng hoàng có thể mất mạng. Nhưng thật lạ lùng căn bệnh đă ngừng tiến triển xấu hơn. Và sau đó, căn bệnh có lúc tiến, lúc thoái. Sau khi chiến tranh kết thúc (nghĩa là sau khi tác giả 51 tuổi), không hiểu tại sao cơ thể của tôi trở nên khỏe mạnh hơn thời c̣n trẻ và có thể sống khỏe mạnh đến ngày hôm nay. Tại sao việc đă trở thành như thế? Tôi có cảm tưởng rằng bởi v́ khi mắc bệnh tôi đă sẵn sàng chấp nhận đây là vận mệnh của ḿnh và tiếp nhận nó, phải chăng điều này đă đem lại kết quả tốt cho tôi? Nghĩa là nếu đă là vận mệnh th́ đừng chống lại, ngược lại hăy nghĩ rằng đây là cơ hội trời cho ḿnh để ḿnh tu luyện và tích cực làm bạn và thân thiện với bệnh tật. Tôi nghĩ rằng việc cố gắng nỗ lực suy nghĩ như vậy là một trong những yếu tố chính đưa đến kết quả tốt. Không ǵ tốt hơn là được khỏe mạnh nhưng không hẳn mắc bệnh th́ nhất định phải bất hạnh. Trong thế gian này có người nhờ mắc bệnh mà trở nên hiểu rơ hơn tâm t́nh của con người và trở nên hạnh phúc. Ngược lại cũng có trường hợp v́ quá tự tin vào sức khỏe của ḿnh mà trở nên bất hạnh. Do đó điều quan trọng là khi có bệnh tật chúng ta không nên rối loạn tinh thần cho rằng đó là bất hạnh, đó là đau buồn mà trái lại chúng ta nên nghĩ rằng đó là cơ hội tu luyện tốt mà trời ban cho ḿnh, hăy b́nh thản nghĩ rằng thật may mắn đă mắc bệnh, cảm ơn bệnh tật và tích cực làm bạn thân thiện với bệnh tật. Tôi nghĩ đó cũng là con đường để chữa bệnh nhanh. Đây chỉ là cách sống của tôi, có thể không phải là phương pháp đúng với bất kỳ ai nhưng tôi mong rằng đây là một cách ứng xử với bệnh tật để quư vị có thể tham khảo. Nguyễn Sơn Hùng 2/9/2022 (*) Nguồn: MATSUSHITA Kônosuke: NHÂN SINH TÂM ĐẮC THIỆP (人生心得帖), Viện Nghiên Cứu PHP xuất bản 1984 khổ A5, xuất bản 2001 khổ A6. Nhận xét của người dịch Người dịch không rơ y học giải thích kinh nghiệm của tác giả như thế nào nhưng có một điều chắc chắn là sự căng thẳng tinh thần (stress) không tốt cho sức khỏe và cũng là nguyên nhân của bệnh tật. Do đó, người dịch nghĩ rằng lời khuyên của tác giả rất đáng tham khảo. Tuy nhiên nên lưu ư rằng không nên lo lắng hoặc buồn đau không có nghĩa là bỏ mặc bệnh tật không t́m hiểu nguyên nhân và t́m bác sĩ y học chuyên môn chữa trị trong khả năng có thể hoặc hoàn cảnh cho phép làm của ḿnh. Việc không lo lắng, buồn đau chỉ giúp chúng ta không làm cho bệnh t́nh trầm trọng hơn hoặc sinh ra thêm bệnh khác. Tuyệt đối không nên cho rằng do số mệnh rồi bỏ mặc không làm ǵ cả. Nên nhớ rằng chính tác giả cũng vừa làm việc vừa tĩnh dưỡng bớt làm việc v́ không làm việc th́ trước khi chết v́ bệnh đă phải chết đói. Trong sách “Nhân Sinh Đàm Nghĩa” (Nói về ư nghĩa của đời người) do Viện Nghiên Cứu PHP biên soạn từ các tác phẩm của Matsushita Kônosuke và được xuất bản năm 1990, sau khi ông qua đời 1 năm. Trong sách này có bài tựa “Bệnh Tật và Sức Khỏe” gồm có 5 đoạn: 1) Cái này cũng là vận mệnh, 2) Sống hết tuổi thọ của ḿnh, 3) Cách kinh doanh của người không được khỏe mạnh, 4) Làm bạn với bệnh tật, 5) Trung thực tự nhiên, có sao sống vậy. Dưới đây, xin được giới thiệu đoạn cuối: “Vạn vật đều sinh thành phát triển mỗi ngày. Tôi nghĩ đó là dạng thức chân thật. Do đó, bệnh tật, già đi và ngay cả ĺa đời cũng là dạng thức (h́nh ảnh) của sinh thành phát triển. Một khi có cách nh́n như vậy th́ điều ḿnh chán ghét cũng không c̣n chán ghét. Cái ḿnh nghĩ là đối địch cũng trở thành bạn của ḿnh”. Phải chăng cách suy nghĩ trên rất đáng cho chúng ta thử nghiệm trong cuộc sống thực tế của đời người chúng ta? (Viết xong ngày 10/2/2023) Ghi chú (1) Tựa bài dịch theo nguyên bản. Tựa phụ trong ( ) do người dịch đặt thêm để quư độc giả dễ nhớ và tổng kết các điều trọng yếu mà tác giả đề xuất để chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn. (2) Đại ư của bài viết. Trong nguyên tác, đại ư được viết ở đầu của mỗi bài. (3) Chữ nhỏ viết trong ( ) để giải thích nghĩa hoặc từ đồng nghĩa.
|