|
Tổng quan Quyển Thượng : Từ Thượng Cổ đến Cận Đại
Trường Giang (Trung Quốc) Chương 15 : Ảnh hưởng Trung Quốc đối với văn học Nhật Bản. Người Nhật đă tiếp thu sáng tạo thơ văn chữ Hán như thế nào? Nguyễn Nam Trân (*) Ngày nay, chỉ cần nh́n qua các mộc giản và văn thư c̣n tàng trữ tại Shôsôin (Chính Thương Viện), bảo tàng viện tối cổ của Nhật ở Nara, ta đủ biết vai tṛ của chữ Hán và văn minh Trung Quốc quan trọng đối với sự h́nh thành của nhà nước và văn hóa Nhật Bản đến chừng nào. Hai quyển sử thư của Nhật Bản, Kojiki (Cổ sự kư, 712) và Nihon shoki (Nhật Bản thư kỷ, 720), cũng phải thông qua ngôn ngữ Trung Quốc. Mục đích của chương nầy tŕnh bày diễn tiến của ảnh hưởng đó nhưng cũng không quên theo dơi vai tṛ tích cực trong sự tiếp thu có sáng tạo từ phía Nhật Bản. Tuy nhiên, trước khi bàn đến Trung Quốc, ta cần phải nhắc qua vai tṛ của Triều Tiên cổ đại đối với Nhật Bản bởi v́ mọi thông thương với Trung Quốc đều bắt đầu từ ngả Triều Tiên, một quốc gia đại lục có vị trí địa lư gần gũi với Nhật Bản hơn cả, chưa kể việc lịch sử của hai quốc gia Nhật Bản và Triều Tiên có những điểm hỗn đồng, đến nay vẫn c̣n là đề tài cho những cuộc tranh căi giữa các sử gia. TIẾT I: VAI TR̉ CỦA TRIỀU TIÊN CỔ ĐẠI ĐỐI VÓI NHẬT BẢN : Khoảng thế kỷ thứ 4 và thứ 5 tức tiền bán thời đại Kofun (Cổ Phần, 300-700) tức “Mộ Cũ”, đă có rất nhiều h́nh thức văn hóa từ đại lục đến Nhật Bản.Vào thế kỷ thứ 4, t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên mất an ninh nên người ở đó đă chạy qua tị nạn ở Nhật và mang theo nhiều kỹ thuật. Các tay hào tộc Yamato (tên cũ của Nhật Bản) đă tích cực thâu nhận họ. Một ví dụ của chuyện đó là ngày nay ở vùng Kyôto c̣n có ḍng họ Hata-uji (Tần thị) mà tổ tiên mang tên Yuzuki no Kimi (Cung Nguyệt Quân), đă từ Triều Tiên đem nghề nuôi tằm truyền vào đất Nhật từ đời thiên hoàng (thứ 15) Ôjin (Ứng Thần, niên đại không rơ). Các người di trú (toraijin = độ lai nhân) này đă đem nghề nông, nghề rèn, nghề xây cất đến đây…và tụ tập thành những nhóm cùng nghề (shinabe = phẩm bộ). Người chuyên dệt cữi th́ vào hataoribe (cơ chức bộ), người làm gấm vóc vào nishigoribe (cẩm chức bộ), người làm đồ gốm thuộc về suetsukuribe (đào tác bộ), người biết ghi chép văn thư th́ thuộc về fuhitobe (sử bộ). Trước kia, Nhật không có văn tự riêng, phải dùng chữ Hán truyền từ đại lục để ghi chép lời nói. Chỉ măi về sau họ mới bắt đầu có văn tự biểu âm riêng nhưng những kư hiệu ấy cũng thoát thai từ chữ Hán.Tương truyền giữa thế kỷ thứ 4, thứ 5, quan bác sĩ người Kudara (Bách Tế, một trong ba nước Hàn)[1] tên Wani (âm Hán là Vương Nhân) đă đến Nhật cư trú, đem theo bộ sách Nho Giáo Luận Ngữ (Rongo) và tập thơ bốn chữ Thiên Tự Văn (Senjimon)[2]. Di tích tối cổ của văn tự thời ấy nay c̣n ghi lại 6 chữ Hán khắc 5 âm Wa-ka-ta-ke-ru, tục truyền là tên thiên hoàng (thứ 21) Yuuryaku (Hùng Lược, giữa thế kỷ thứ 5, niên đại không rơ) trên một thanh kiếm gọi là Shichishitô (Thất Chi Đao) hay cây kiếm bảy nhánh, dài khoảng 75 cm, tương truyền do vua nước Kudara và thế tử của họ làm ra để tặng “vua nước Yamato” vào năm 369. Thanh kiếm ấy c̣n được ǵn giữ ở đền Ishinokami Jinguu (Thạch Thượng Thần Cung) ở Nara. Đến khoảng thế kỷ thứ 6, thứ 7 th́ số lượng văn hóa phẩm đă thêm nhiều. Năm 513, có viên ngũ kinh bác sĩ cũng gốc Kudara tên Dan-yôni (âm Hán là Đoàn Dương Nhĩ) tinh thông kinh điển (Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu) đến Nhật và truyền bá đạo Nho. Năm 554, các bác sĩ thông hiểu Dịch học, Lịch học, Y học cũng lần hồi đến Nhật. Ngoài ra, người nước Kôkuri (Cao Cú Lệ) tên Donchô (Đàm Trưng) cũng đem mực, giấy, họa cụ đến Nhật truyền bá hội họa. Trong tập Shinsen Shôji-roku (Tân tuyển tính thị tộc) làm ra thời Heian, trong số trên 1300 họ th́ đă có đến 30% xuất thân từ nước ngoài.Ban đầu những người này sống gần Kyôto-Ôsaka bây giờ nhưng sau tản ra cả nước. Địa danh mang âm sắc Triều Tiên như Kôrai (Cao Lệ) Shiragi (Tân La), Koma (Cao Lệ) hăy c̣n thấy ở vùng gần Tôkyô. Như thế, ta đă thấy, thời thượng cổ, ảnh hưởng của đại lục đến Nhật Bản qua ngă Triều Tiên rất quan trọng. Văn hóa và văn học đại lục dù là Trung Quốc, Ấn Độ hay Ba Tư, do điều kiện địa lư, trao đổi thương mại và liên minh quân sự, hầu như được truyền đến bằng con đường gián tiếp nầy. TIẾT II : ẢNH HƯỞNG TRUNG QUỐC ĐỜI HÁN ĐẾN SINH HOẠT TRIỀU Đ̀NH YAMATO: Ngoài thuyết cho rằng Thiên Hoàng Jinmu (Thần Vũ), thiên hoàng mở nước trong thần thoại Nhật Bản không ai khác hơn là đạo sĩ Từ Phúc, người được Tần Thủy Hoàng sai đem mấy ngh́n đồng nam đồng nữ ra “ Tam Thần Sơn ” ngoài biển Đông t́m thuốc trường sinh bất tử (mà nay ở Nhật có nơi vẫn c̣n tế tự) th́ khoảng trước công nguyên, sự giao dịch với Trung Quốc không thấy nhắc tới trong lịch sử cổ đại Nhật Bản. Lần đầu tiên người Nhật Bản tiếp xúc trực tiếp được với Trung Quốc lại là nhờ thuyền buôn của Triều Tiên. Lư do là đường biển đi thẳng từ Nhật đến Trung Quốc với phương tiện thuở ấy được coi là xa xôi và đầy sóng gió nguy hiểm. Đối với Trung Quốc, vào năm thứ 1 sau công nguyên, Hán Thư có nhắc đến một vùng đất gọi là Wa bao gồm cả trăm tiểu quốc. Đến khoảng năm 57, Hậu Hán Thư, Đông Di Truyện, có chép đến sự kiện vua nước Na (Nụy Vương) tiến cống Quang Vũ Đế ở Lạc Dương và nhận ấn thụ Hán Nụy[4] Nô Quốc Vương (Vua nước Na đất Wa thuộc Hán). Cũng theo đó, năm 180, các tiểu quốc Wa thống nhất dưới quyền nữ vương Himiko của nước Yamatai và năm 237, nữ vương gửi sứ tiết sang Trung Quốc. Ngụy Minh Đế nhân đó đă phong tặng chức Thân Ngụy Nụy Vương (Vua nước Wa thân Ngụy) cho bà. TIẾT III: NHẬT BẢN TIẾP THU VĂN HỌC TÙY ĐƯỜNG : Sau giai đoạn trên, ta c̣n thấy liên lạc tuy thưa thớt nhưng vẫn có của các người cai trị Nhật Bản đối với Trung Quốc các triều Lưu Tống (420-479) và Lương (502-557). Mối liên hệ đó chỉ trở thành mật thiết dưới triều Tùy (589-618) khi Nhật Bản gửi những sứ bộ đầu tiên sang thông hiếu và học hỏi (Kenzuishi = Khiển Tùy Sứ tức “Gửi sứ sang nhà Tùy”). Từ đó, chế độ hành chính và pháp luật nhà nước Nhật Bản sẽ in sâu đậm dấu ấn Trung Quốc. A) Hiến Pháp 17 Điều : Đây là một văn kiện quan trọng của Nhật chứng minh được ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc thời Đường trong cách tổ chức xă hội Nhật Bản. Nguyên văn hiến pháp nầy (Kenpô Juushichijô, Hiến pháp thập thất điều, 604) là do Shôtoku Taishi (Thánh Đức Thái Tử, 574-622) cho biên soạn, được viết bằng chữ Hán và có nội dung nặng tinh thần Nho Giáo. Ví dụ trong đó có những câu như “quốc phi nhị quân, dân vô lưỡng chủ, suất thổ triệu dân, dĩ vương vi chủ ” (nước chẳng hai vua, dân không hai chúa, lănh thổ và dân chúng đă có vua làm chủ) rơ ràng là dựa lên tinh thần “thiên vô nhị nhật, thổ vô nhị vương” (trời không hai mặt, đất không hai vua) của Lễ Kư và “Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ, suất thổ chi tân, mạc phi vương thần” (Dưới ṿm trời nầy có chỗ nào không phải đất của vua, dù sống ở đâu, ai chẳng phải là dân của vua) của Kinh Thi. Hơn nữa, triết lư coi trọng chữ Ḥa (dĩ hoà vi quí) cũng đến từ Lễ Kư của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều nói trên đă đáp đúng với t́nh h́nh xă hội Nhật Bản đương thời.v́ nhà nước cần một h́nh thức chủ nghĩa tập đoàn, b́nh đẳng giữa người nước để củng cố thế lực phe cánh thiên hoàng. B) Các tập thơ chữ Hán đầu tiên : Người Nhật có lẽ bắt đầu làm thơ chữ Hán từ giữa thế kỷ thứ 7 thời Thiên Hoàng Tenmu[5] giai đoạn triều đ́nh Nhật Bản c̣n đóng đô ở vùng Ômi và là lúc văn hóa Trung Quốc là mẫu mực của đời sống chính trị và văn hóa Nhật Bản.. Lúc đó, thi nhân viết Hán Thi là tầng lớp quí tộc cung đ́nh. Về sau, bước qua thời Trung Cổ, họ là tăng nhân phái Ngũ Sơn, đến thời cận đại, lớp người này là những nhà nho đứng bên trong hoặc bên ngoài Mạc Phủ, cuối cùng là tầng lớp văn nhân và quân nhân. Vào thế kỷ thứ 7, ngoài việc Man.yô-shuu (Vạn diệp tập), tập thơ quốc âm tối cổ của Nhật được viết theo man.yô-gana, một lối biểu kư nặng ảnh hưởng chữ Hán, Nhật Bản đă có những tập thơ thuần chữ Hán mà sớm nhất là Kaifuusô (Hoài phong tảo, 751)[6], do một số văn nhân soạn. Trước đó, các nhà thơ Hán thi tiêu biểu là Ôtomo no Ôji (Đại Hữu Hoàng Tử, 648-672) Ôtsu no Ôji (Đại Tân Hoàng Tử, 663-686), hai ông hoàng trước sau cùng chịu một số phận hẩm hiu v́ chuyện tranh chấp quyền bính trong nội bộ gia đ́nh các thiên hoàng, nhà thơ quí tộc Nagaya no Ôgimi (Trường Ốc Vương, ?- 729), một người cũng chung cảnh ngộ v́ bị xử h́nh sau khi bị kết tội mưu phản. Sau đây là một bài thơ chúc hạ của hoàng tử Ôtomo nhan đề Thị Yến ca tụng ân đức vua cha, Thiên Hoàng Tenji (Thiên Trí), đă thống nhất đất nước, làm cho Nhật Bản trở thành một thứ Tiểu Trung Hoa. Thơ sau có đăng trong Kaifuusô và thường được xem như bài Hán Thi tối cổ của người Nhật: Hoàng minh quang nhật nguyệt, Đế đức tải thiên địa. Tam tài[7]
tịnh thái xương,
Ḷng nhân dày đất
trời. Hoàng tử Ôtsu, con Thiên Hoàng Tenmu (Thiên Vũ), có bài thơ viết lúc lâm chung được truyền tụng, c̣n Nagaya từng du học nhà Đường và đă có thơ trong Toàn Đường Thi rồi. Trong Kaifuusô, được suy định do Ômi no Mifune (Đạm Hải Tam Thuyền, 722-785) soạn ra, gồm 117 bài của 64 nhà thơ, được biên tập xong vào năm Thái B́nh Thắng Bảo thứ 3 (751) đời nữ Thiên hoàng (thứ 46) Kôken (Hiếu Khiêm, trị v́ 749-758), ngoài sự có mặt của các vị này c̣n có các nhà thơ khác như Thiên Ḥang (thứ 42) Mommu (Văn Vũ, trị v́ 697-707) với 3 bài ngự chế, các công khanh Fujiwara no Fuhiki (Đằng Nguyên, Bất Tỉ Đẳng, 658?-720) và ba người con của ông là Umagai (Vũ Hợp, ?- 737), Fusasaki (Pḥng Tiền, 681-737, Maro (Ma Lữ, ?-737). Riêng ông hoàng Nagaya là một nhân vật đặc biệt v́ ông đă dùng phủ đệ của ḿnh để làm một hội trường văn học , kiểu “salon littéraire” ở Âu Châu, có sự tham gia của cả người nước ngoài như sứ thần đến từ Shiragi (Tân La), một vùng thuộc Hàn Quốc bây giờ. Thơ Kaifuusô phần lớn là thơ ngũ ngôn là loại thơ có ngay trước khi loại thơ cận thể ra đời vào cuối thời Lục Triều. Sau Kaifuusô, từ cuối thời Nara cho đến đầu thời Heian, Hán thi hưng thịnh trở lại sau một giai đoạn khá lặng lẽ. Vào tiền bán thế kỷ thứ 9, dưới đời hai thiên hoàng thứ 52 Saga (Tha Nga, trị v́ 809-823) và thiên hoàng thứ 53 Junna (Thuần Ḥa, trị v́ 823-833), có 3 tập thơ chữ Hán soạn theo sắc chiếu là Ryôun-shinshuu (Lăng Vân Tập, 814?), Bunka Shuurei-shuu (Văn Hoa Tú Lệ Tập, 818?) và Keikoku-shuu (Kinh Quốc Tập, 827) Thi nhân Hán thi tiêu biểu của giai đoạn này ngoài các vị thiên hoàng và những nhà đại quí tộc như Fujiwara no Fuyutsugu (Đằng Nguyên, Đông Tự , 775-826), c̣n có các quan bậc trung hay thấp như Kose no Shikihito (Cự Thế, Thức Nhân (không rơ năm sinh năm mất), Ono no Minemori (Tiểu Dă Lĩnh Thủ, 777-830) hay Kuwahara no Haraka (Tang Nguyên, Phúc Xích, 789-825) vv …Điều đó chứng tỏ bên cạnh giới quí tộc đă có một tầng lớp trí thức quan lại ra đời. Lúc đó lại thêm những nhà thơ sứ thần từ đại lục ví dụ như sứ nước Bột Hải[8] đă đến triều đ́nh Nara cũng như bóng dáng những nhà thơ phụ nữ đầu tiên. Sau giai đoạn nói trên th́ thơ chữ Hán đă bớt đi ảnh hưởng v́ văn hóa một triều đ́nh nhà Đường đầy biến loạn không c̣n được trọng vọng như xưa, nhất là ư thức độc lập dân tộc của Nhật Bản đă lên cao. Dù vậy, điều đó không có nghĩa là trong những triều đại sau, Nhật Bản không quay lại tham khảo Trung Quốc mỗi khi phải đương đầu với các thử thách mới. Thời Thiên ḥang (thứ 52) Saga (Tha Nga, 786-842, trị v́ 809-823), ngoài chính thiên hoàng c̣n có một tên tuổi đáng được nhắc đến trong lănh vực Hán Thi như Kôbô Daishi (Hoằng Pháp Đại Sư) tức cao tăng Kuukai (Không Hải, 774-835) mà thơ và lư luận về thơ ông đă học ở Trung Quốc được chép lại trong mười quyển Seireishuu (Tính Linh Tập) và Bunkyô Hifuron (Văn Kính Bí Phủ Luận). C) Thời mô phỏng đơn thuần thơ Trung Quốc : Ba nhân vật được nhắc tới như ba cây bút sáng giá nhất dưới thời Heian (B́nh An tam bút = Heian sanpitsu) đă đóng góp rất nhiều cho sự hưng thịnh của thơ chữ Hán là thiên hoàng Saga (Tha Nga Đế, 786-842), khai tổ phái Chân Ngôn là cao tăng Kuukai (Không Hải, 774-835) và nhà quí tộc Tachibana no Hayanari (Quất, Dật Thế, ?-842). Ngoài ra c̣n những bầy tôi, tác giả thơ trong ba thi tuyển Hán thi soạn theo chiếu chỉ (Lăng Vân, Văn Hoa Tú Lệ, Kinh Quốc) tụ họp thành tập đoàn văn học cung đ́nh mà trung tâm là thiên hoàng Tuy nhiên, thơ của họ chỉ là mô phỏng “Đường phong” tức thơ Trung Quốc đời Đường, cho dù khi họ muốn nói về nước ḿnh. Sau đây xin trích dẫn một bài thơ mà tác giả là thiên hoàng Saga, chép trong Bunka Shuurei-shuu (Văn Hoa Tú Lệ Tập, 818?) nhan đề Hà Dương Hoa: Tam xuân
nhị nguyệt Hà Dương huyện, (trong Hà Dương thập vịnh,) Hoa huyện Hà Dương
Tháng hai xuân đă đến Hà Dương, Hà Dương là tên một huyện bên Trung Quốc, nằm ở phía bắc Hoàng Hà . Trong bài này, thiên hoàng Saga so sánh vùng Yamazaki gần Kyôto nơi ông có ly cung với huyện Hà Dương, lại ví ḍng sông Yodo chảy qua Kyôto với Hoàng Hà. Huyện Hà Dương là nơi Phan Nhạc, thi nhân đời Tấn, từng làm huyện lệnh và cho trồng nhiều đào. Trong bài nầy, hồng là đào và bạch là lư. Ta thấy vào thời điểm này, sự vay mượn ở đây hầu như tuyệt đối qua việc chuyển nguyên cảnh vật Trung Quốc sang Nhật. Bài thơ sau đây của đại thần và thi hào Sugawara no Michizane nhan đề “ Cửu nguyệt thập nhật ” làm ra khi ông bị đi đày nhớ về tiết Trùng Dương năm ngoái c̣n ở bên cạnh Thiên Hoàng Daigo (Đề Hồ), được nhà vua ban áo trong bửa tiệc ở điện Thanh Lương, cũng mượn đề tài từ “ Nhị nhật nhị nguyệt ” của Bạch Cư Dị :
“Khứ niên kim dạ thị
Thanh Lương, (Cửu nguyệt thập nhật)
Đêm nay năm ngoái yến Thanh Lương (Ngày sau tiết Trùng Dương) Trường hợp mượn đề tài như kiểu trên có rất nhiều. Sau thời Thiên hoàng Saga, ở triều đ́nh Nhật Bản, có hiện tượng “ chuyên môn hóa ” trong việc làm thơ chữ Hán.Không c̣n thấy có nhà thơ chữ Hán nào xuất thân từ cửa quí tộc Fujiwara nữa. Lối mô phỏng kiểu thiên hoàng Saga c̣n biểu lộ ra dưới một dạng khác, không phải mô phỏng nội dung nhưng là mô phỏng h́nh thức, ví dụ trường hợp bài Ức Quy Sơn “ Nhớ về núi Kameyama” của hoàng tử Kaneakira (Kiêm Minh thân vương, 914-987) được ghi lại trong Honchô Monzui (Bản triều văn túy). Nó rập khuôn Ức Giang Nam “ Nhớ Giang Nam ” của Bạch Cư Dị [9]: Ức Quy Sơn (nhị thủ, đệ nhất thủ) (giảo Giang Nam khúc thể) Ức Quy Sơn,
Ức Quy cửu văng hoàn. Nhớ Quy Sơn (Kameyama) (bắt chước điệu Giang Nam) Nhớ Quy Sơn.
Lâu lắm không về
thăm núi cũ,
Nga Mi Sơn (Trung Quốc)
D) Đường thi và thi ca Nhật Bản thời Heian: Nhà Đường (618-907) bên Trung Quốc đă có gần 300 năm lịch sử thi ca xán lạn. Giai đoạn Thịnh Đường ở vào thời điểm tương xứng với triều đại Nara (710-784). Lúc bấy giờ, giao lưu giữa hai nước đă đạt đến đỉnh cao. Ngay cả trong Toàn Đường Thi, tập thơ vĩ đại soạn theo sắc chiếu của hoàng đế Khang Hi nhà Thanh qui tụ 49.000 bài thơ của hơn 2.200 người[10], có thấy tên hai nhà thơ Nhật là sư Triều Hành tức Abe no Nakamaro (A Bồi Trọng Ma Lữ) và hoàng thân Trường Ốc tức Nagaya no Ôkimi (Trường Ốc Vương). Abe ở Trường An có kết bạn với Lư Bạch, Vương Duy… khi về nước bị băo dạt xuống Giao Châu , trở thành quan Thứ Sử. Lư Bạch ngỡ bạn chết, có làm một bài thơ ai điếu[11]. Sau Abe về lại Trung Quốc và chết bên ấy. C̣n Nagaya là cháu thiên hoàng Tenmu (Thiên Vũ), mắc tội mưu phản phải tự tử, hiện nay di tích phủ đệ cũ vẫn c̣n.Có thuyết cho rằng thi phẩm bằng thơ chữ Hán tối cổ Kaifuusô (Hoài phong tảo) nói trên là do ông (hay nhóm văn nhân chơi với ông) soạn. Ảnh hưởng của thơ Đường nói riêng và thơ Trung Quốc nói chung đến thơ Nhật Bản như thế nào? Ta có thể khẳng định rằng vào buổi đầu, thơ waka cung đ́nh Nhật Bản phần lớn là những bài thiếu tính sáng tạo v́ chỉ là thơ dịch từ thơ Trung Quốc. Một bài thơ vịnh trăng nổi tiếng của Ôe no Chisato (Đại Giang, Thiên Lư) trong Kokinshuu (Cổ kim tập) phần Thu Thượng và được chọn lọc như một trong 100 bài của tuyển tập thơ Waka nổi tiếng Hyakuni Isshu (Bách nhân nhất thủ ) “Trăm nhà trăm bài” là bài Tsuki mireba (câu đầu của bài thơ dùng thay đề v́ thơ waka không có đề): “Nh́n trăng ngh́n mối vương buồn, Dầu thu nào viếng một hồn ta thôi” Các nhà chú giải thời Edo đều nhất trí cho rằng Ôe no Chisato đă mượn hai câu cuối trong bài đầu của ba bài Yến Tử Lâu do Bạch Cư Dị sáng tác. Ông Bạch ngày c̣n trẻ đến Từ Châu (nay thuộc Giang Tô) được Tiết Độ Sứ Trương Am đón tiếp nồng hậu. Sau Am chết, nàng Miến Miến, thiếp yêu của Trương, chịu ṿ vơ trong lầu Yến Tử, giữ tiết không lấy ai nữa. Ông Bạch nhân đó cảm động làm bài tuyệt cú: Măn song
minh nguyệt măn liêm sương,
Song đầy trăng sáng
rèm nḥa sương, Người con gái mất người yêu, một ḿnh cô đơn trên lầu. Chỉ có trăng sáng tràn vào cửa sổ, sương sa đầy rèm, áo lạnh đèn tàn. “V́ thương mỗi một ḿnh nàng, đêm thu như dài ra vô tận”. Trong trường hợp này, tuy có cóp nhặt nhưng Ôe no Chisato đă khéo léo sửa thành “Dù cho mùa thu buồn chẳng phải của riêng ta”. Cuối thế kỷ thứ 9 th́ loại waka sáng tác với đề tài từ một câu thơ cũ gốc chữ Hán hay từ một câu trong ba tập thơ của ba đời (tam đại tập[12]) để ra đề gọi là kudai waka (cú đề ḥa ca) rất thịnh hành. Bài Mitsuki no tsugomori (tối cuối tháng ba, bẻ hoa tử đằng[13] trong mưa) của vương tử Ariwara no Narihira (Tại Nguyên, Nghiệp B́nh, 825-880), một trong Lục Ca Tiên và là người đứng vào hàng chú của Chisato, thoát dịch như sau: Dầm mưa hái nhánh tử đằng, Những lo xuân hết, khôn ngăn tháng ngày. Tuy không nhắc đến câu xuất đề, người ta nghĩ ngay tới hai câu cuối trong bài thất tuyệt cũng của Bạch Cư Dị nhan đề “Đề Từ Ân Tự”: Từ Ân xuân
sắc kim triêu tận, Sáng nay
xuân sắc Từ Ân hết, Hai thí dụ vừa đưa ra lấy từ Kokin-shuu là một tập thơ waka viết bằng quốc âm chứ ở những tập thơ khác như Ryôun-shuu (Lăng vân tập, 814) hay Keikoku-shuu (Kinh quốc tập, 827) là những thi tập chữ Hán th́ ảnh hưởng của thơ Đường c̣n rơ nét hơn nữa. Dầu sao, sinh hoạt ngôn ngữ của trí thức Nhật Bản thời đó có tính cách nhị trùng : họ vừa biết làm thơ quốc âm kana vừa biết làm thơ thuần túy Hán văn.Trong thi tập chữ Hán đầu tiên Kaifuusô (Hoài phong tảo, 751) có 64 nhà thơ th́ một số đă có bài trong Manyôshuu là tập thơ quốc âm, ví dụ hoàng tử Ôtsu, vương tử Nagaya, các ông Ôtomo no Tabito, Fujiwara no Umakai, Kasuga no Kurabito-ono... Họ đều là những nhà thơ trứ danh. Nhưng “ cú đề waka ” c̣n có thể hiểu trường hợp thơ xuất đề không phải câu thơ Hán mà là một câu thơ của Man.yô-shuu (hay một trong tam đại tập), được chọn làm cơ sở để soạn một bài thơ chữ Hán. Theo Murakami Tetsumi, sách Shinsen Man.yô-shuu (Tân soạn Vạn diệp tập) (vốn có nguồn gốc không rơ ràng, được in ra vào năm 1694 nhưng có ghi lời tựa viết năm 893 và 913 cho hai quyển thượng và hạ) mà một bản c̣n giữ lại ở Đại Học Kyôto, có chép câu thơ xuất đề là bài thơ thu[14] Okuyama ni nổi tiếng của Sarumarudayu (Viên Hoàn Đại Phu) : Núi sâu
rẽ lối lá phong, Bài thơ chữ Hán“ làm ra từ câu xuất đề kana chép trong sách đó như sau[15] : Thu sơn
tịch tịch diệp linh linh, Nếu “Tân soạn Vạn diệp tập” là một tập thơ đích thực và đă ra đời trước thế kỷ thứ 10 th́ nó đă chứng minh có một sự đồng đẳng giữa văn học chữ Hán và văn học kana vào thời Heian khi ảnh hưởng của Trung Quốc nhạt đi v́ nhà Đường đă suy vi và Nhật Bản đang trên đà mở mang. Chuyến đi sứ năm 894 mà học giả Sugawara no Michizane được chọn làm chánh sứ đă bị đ́nh chỉ (v́ lư do nhà nước thay đổi chính sách) và từ đó triều đ́nh Heian không gửi sứ bộ sang nhà Đường nữa. Dù muốn dù không, nh́n chung th́ hướng đi của văn học Nhật Bản thời Heian có thể tóm tắt trong mấy chữ “Nhật Bản hóa văn hóa đại lục”. E) Kim ô lâm tây xá: Văn thơ chữ Hán phát triển mạnh mẽ dưới thời Nara, đúc kết được trong tác phẩm Kaifuusô (Hoài phong tảo, 751) cũng v́ từ thời Ômi (Cận Giang), người ta đă quan tâm đặc biệt đến loại văn chương này. Do đó bước vào thời Hei-an (B́nh An), với ư muốn của nhà nước tiếp thu tất cả mọi định chế, qui phạm của xă hội Trung Quốc th́ dĩ nhiên là trong lănh vực văn học, màu sắc văn hóa nhà Đường hầu như bao trùm lên tất cả. Sau đây là một bài thơ chữ Hán trong Kaifuusô thường được nhắc nhở. Tác giả của nó là hoàng tử Ôtsu (Đại Tân) đă nói ở trên. Bị bà mẹ kế, Thiên Hoàng Jitô (Tŕ Thống) ghép vào tội phản nghịch, trước giờ hành h́nh, ông đă ngâm bài thơ giă biệt cơi đời (từ thế thi) như sau: Kim ô
lâm tây xá, Trống
giục thu đời ngắn, Có vài bài tương tự như bài nầy trong thơ Trung Quốc[16]. Thơ hơi có vần điệu trúc trắc nên chưa chắc là một bài thơ với xuất xứ đáng tin cậy. Điều chúng ta có thể cảm được ở đây là v́ nó đề cập đến số phận hẩm hiu của hoàng tử Ôtsu. Kaifuusô là một tập thơ góp được 117 bài. Có thể phỏng đoán nó chỉ là tác phẩm do một tư nhân nào đó như Ômi no Mifune (Đạm Hải, Tam Thuyền) soạn bằng cách thu thập những bài thơ của người quen biết chung quanh. Những người nầy thường là những trí thức v́ lúc ấy thường dân th́ chỉ có thể làm được thơ bằng kana mà thôi. F) Địa vị cung đ́nh của thơ chữ Hán: Thơ chữ Hán trở thành khuôn mẫu dùng nơi triều đ́nh v́ trí thức quí tộc thời đó nếu không có Hán học th́ không thể nào lập thân.Thơ văn chữ Hán cũng hàm chứa và bộc lộ cái hoài bảo kinh bang tế thế, xây dựng xă hội lư tưởng bằng thiện chính của đạo Nho. Người viết văn học sử thường gọi thời nầy là thời “Đường phong âu ca” hay “văn chương kinh quốc”[17]. Nhưng nếu Đường phong được trọng vọng (âu ca) và đưa lên hàng đầu th́ thơ quốc phong waka có bị đẩy lùi vào bóng tối cũng là lẽ đương nhiên. G) Ba tập thơ chữ Hán soạn theo chiếu chỉ của thiên hoàng (sắc soạn=chokusen): Đường phong (phong cách nhà Đường) đạt đến đỉnh cao nhất có lẽ là lúc các chiếu chỉ trong khoảng năm Kônin (Hoằng Nhân) và Tenchô (Thiên Trường) (810-834) lần lượt ra lệnh tom góp thơ chữ Hán thành ba thi tập. Đó là các tập Ryô-un-shuu[18] (Lăng vân tập), Bunka-shuurei-shuu[19] (Văn hoa tú lệ tập) và Keikoku shuu[20] (Kinh quốc tập). Về phương diện h́nh thức, nhờ đọc các tập thơ chữ Hán của Nhật, ta cũng chứng kiến sự thay đổi trong thi ca Trung Quốc nghĩa là đi từ năm chữ (Hậu Hán cho đến Lục Triều) qua bảy chữ (Hậu Hán Mạt cho đến Thịnh Đường). Nếu Kaifuusô lấy thơ năm chữ làm trung tâm th́ những tập về sau nhiều thơ bảy chữ hơn. Phân bố thơ chữ Hán trong bốn thi tập đầu tiên
Xuất xứ: Matsuura Tomohisa. Sđd. Về chủ đề th́ như trong trường hợp của Bunka shurei-shuu, có đến 11 loại: du lăm, yến tiệc, tiễn biệt, tặng đáp, vịnh sử, thuật hoài, lệ t́nh, nhạc phủ, phạn môn, ai thương, tạp vịnh. Ryôun-shuu c̣n có đến 23 loại (thêm du tiên, quân nhung, giao miếu, văn ca v.v…), phần nhiều dựa vào lối sắp xếp của Văn Tuyển đời nhà Lương. Tuy nhiên, trong khi Kaifuusô, vốn là tuyển tập riêng tư với mục đích “duyệt cổ nhân chi di tích, tưởng phong nguyệt chi cựu du” (xem lại sự tích người xưa, nhớ đến bạn bè cũ thời vui cùng trăng gió) th́ những tập soạn theo sắc chiếu về sau thường nói đến “văn chương giả, kinh quốc chi đại nghiệp, bất hủ chi thịnh sự” (văn chương là việc to tát trị dân giúp nước, c̣n lưu lại muôn đời) Thơ của ba tập nầy chịu ảnh hưởng phong cách hoa lệ của thơ Trung Đường. Ví dụ như bài tạp ngôn Ngư Ca “Khúc Hát Ông Câu” theo thể trường đoản cú của thiên hoàng Saga, chép trong Ryôun-shuu:
Giang thủy độ đầu liễu
loạn ti,
(Bến nước đầu sông
liễu rối tơ, Nó cũng diễm lệ như tác phẩm của nhà thơ Trung Đường Trương Chí Ḥa trong bài Ngư Phụ Ca, Toàn Đường Thi, quyển 11): Tây Tái
Sơn tiền bạch lộ phi,
(Trước núi Tây Sơn
trắng bóng c̣ , Tiếp đến, đây là một bài thơ của Ono no Nagami (Tiểu Dă, Vĩnh Kiến) cũng trích từ Ryôunshuu, có phong vị của thơ điền viên Trung Quốc: Điền Gia Kết am
cư tam kính, Nhà đồng quê
Cất am ba lối nhỏ, Các tác giả thường được nhắc đến có thiên hoàng (thứ 52) Saga[21] (Tha Nga, trị v́ 809-823) như đă thấy ở trên, Ono no Takamura[22] (Tiểu Dă, Hoàng), tăng Kuukai[23] (Không Hải) và sau đó ít lâu, Miyako no Yoshika[24] (Đô, Lương Hương), Sugawara no Michizane (Quản Nguyên, Đạo Chân), Ki no Haseo[25] (Kỷ, Trường Cốc Hùng) vv… Đặc biệt tăng Kuukai với tập thơ văn Shôryô-shuu (Tính linh tập) và tập luận thuyết Bunkyô hifuron (Văn kính bí phủ luận), Sugawara Michizane với các tập thơ văn Kanke bunsô (Quản gia văn thảo), Kanke kôshuu (Quản gia hậu tập) là những người có văn phong ảnh hưởng đến đời sau. H) Phú của Nhật: Một đều cần nhắc thêm nữa là trong Keikoku-shuu (827) có rất nhiều phú.Ví dụ như Xuân Giang Phú tức “Phú sông xuân” của thiên hoàng Saga, Cức Phú hay “Phú cây gai” của Fujiwara no Umakai. Sau này phú c̣n xuất hiện trong Toshi bunshuu (Đô thị văn tập, 880) của học giả Hán văn Miyako no Yoshika (Đô, Lương Hương) như Tẫy Nghiên Phú “Phú rửa nghiên”, Nhất Kiều Phú “Phú một chiếc cầu”. Trong Kanke bunsô (Quản gia văn thảo, 900) có Thu Hồ Phú “Phú Hồ Thu”, Thanh Phong Giới Hàn Phú “Phú đề pḥng gió thu lạnh ”, hay trong Honchô monzui (Bản triều văn túy, tập hợp tác phẩm giai đoạn 810-824 và 1028-1037) của Fujiwara no Akihira (Đằng Nguyên Minh Hành) có Phong Trung Cầm Phú “Phú đàn trong gió” hay Lạc Diệp Phú “Phú lá rụng” v.v…Điều này chứng tỏ ngoài thơ, nhạc phủ, h́nh thức phú cũng đă được các văn nhân Nhật Bản ngày xưa yêu chuộng. Ta cần mở một dấu ngoặc ở đây để t́m hiểu một nhân vật quan trọng đứng đầu một khuynh hướng của văn học Heian: khuynh hướng văn chương chữ Hán. Người ấy là nhà Nho học Sugawara no Michizane. I) Sugawara no Michizane (Quản Nguyên, Đạo Chân, 845-903): Ông là thi nhân giỏi thơ chữ Hán lẫn quốc âm, học giả Hán văn. Làm đến Udaijin (Hữu đại thần), ngang với Tể Tướng năm 899, nhưng sau tranh quyền với Fujiwara no Tokihira (Đằng Nguyên,Th́ B́nh) thất bại[26], bị thiên xuống Kyuushuu (Cửu Châu) ở phủ Dazai (Thái Tể) tức Tổng Trấn đảo ấy rồi mất ở đó. Tuy thơ chữ Hán trong 3 tập “ Lăng Vân ”, “ Tú Lệ ” và “ Kinh Quốc ” là những bài được xem như có giá trị để dâng lên vua nhưng cho đến thời Sugawara, người Nhật vẫn c̣n tỏ ra ngượng nghịu khi làm thơ trực tiếp bằng chữ Hán. Phải đợi đến khi nhân vật Sugawara no Michizane nầy xuất hiện th́ thơ chữ Hán do người Nhật viết mới có thể nói là điêu luyện. Sugawara (Quản Nguyên) và Ôe (Đại Giang) là hai ḍng họ học giả, có nhiều người được ban tước Monjô hakase (văn chương bác sĩ). Tuy nhiên, Michizane xuất thân từ một gia đ́nh thợ thủ công nghề gốm chứ không phải quí tộc. Ông nội là Kiyotada (Thanh Công, 770-842), đă có chức Monjo hakase, được gửi qua Trung Quốc năm 804 cùng với tăng Saichô (Tối Trừng) và từng đóng góp soạn “ Tú Lệ ”. Người con thứ ba của Kiyotada là Yoshinushi (Thiện Chủ ) cũng có chân trong sứ bộ sang Trung Quốc năm 838 và người con thứ tư, Koreyoshi (Thị Thiện), một Monjo hakase khác, được tham dự triều chính. Michizane chính là con Koreyoshi, cũng mang chức Monjô hakase và được chỉ định làm chính sứ sang Trung Quốc năm 894 nhưng nhằm lúc Đường và Nhật cắt đứt giao thiệp, do đó, chuyến đi sẽ không bao giờ thực hiện. Michizane có hai tác phẩm chính : Kankei bunsô (Quản gia văn thảo, 900) và Kanke kôshuu (Quản gia hậu tập, 903). Ngoài ra ông c̣n biên soạn hay tham gia biên soạn các sử thư như Ruijuu Kokushi (Loại Tụ Quốc Sử) và Sandai Jitsuroku (Tam Đại Thực Lục). Sau đây là bài tứ tuyệt của Michizane, trong đó ông nói về việc mắc tội oan v́ dám về phe thiên hoàng và đối chọi với cánh quyền thần Fujiwara :
Nguyệt quang tự kính
vô minh tội, (Thu Tứ , Kanke kôshuu, bài 485) Trăng
kia tuy sáng, mối ngờ sâu, Trong 550 bài thơ của hai thi tập nói trên, đặc sắc nhất có lẽ là một trăm bài thơ bày tỏ tâm sự ḿnh (gọi là Tự Ư Nhất Bách Vận ) viết về cuộc hành tŕnh từ Kyôto đến Kyuushuu trên đường phát văng với những chi tiết và t́nh cảm rất thực về nỗi nhớ nhà, nhớ kinh đô, về những kẻ hiếu kỳ gặp giữa đường, những lo âu, uất ức chốn quan trường. Ông ba lần dâng biểu từ quan, ba lần bị bác. Ông c̣n viết về những đề tài ít khi thấy trong waka hay thơ chữ Hán do người Nhật viết thời đó như những kẻ đói lạnh, nông dân lưu lạc, trẻ mồ côi, người buôn muối, người góa bụa, tiều phu, ngư phủ...cũng như chuyện mùa màng thất bát, gió băo, sưu cao thuế nặng, bệnh hoạn, trộm cướp, con buôn bất lương hay quan lại tham ô.Như thế, có thể xem như ông là người thứ hai ở Nhật ngoài Yamanoue no Okura[27] đă làm thơ với phong cách “ thân dân ” của nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường. Sau đây là bài số 4 trong 10 bài thơ mang tên Hàn tảo thập thủ “ Mười bài nói về cái lạnh sớm ” của Michizane lúc nào cũng bắt đầu bằng hai câu : Hà nhân hàn khí tảo, Hàn khí (.......) (......) nhân. :
Hà nhân hàn khí tảo, (Hàn tảo thập thủ, kỳ tứ, Kanke bunsô, quyển 3) “V́
ai trời lạnh sớm, J) Thời kỳ Hán văn suy thoái : Từ giữa thời Hei-an, chế độ Nhiếp Chính đă vững vàng và lối học tập viết văn làm thơ mô phỏng theo kiểu mẩu Sử Kư và Văn Tuyển của Trung Quốc đă thành khuôn phép với hai “ nhà ” Kanke của Sugawara (Quản Nguyên) và Gôke của Ôe (Đại Giang) th́ văn thơ chữ Hán cũng bắt đầu suy vi. Chính trị lúc đó nặng về bè phái nên chỉ dùng thơ văn để tiến thân không c̣n dễ dàng như xưa. Cái quan niệm “trị nước bằng văn chương” chỉ là cái vỏ bên ngoài.Mặt khác, sự hưng thịnh của văn chương kana và lệnh băi bỏ các chuyến đi sứ sang nhà Đường (Khiển Đường Sứ = Kentôshi) vào năm 894 cho thấy người Nhật lúc ấy bắt đầu có ư thức về văn hóa nước nhà, và chứng minh đượclư do tại sao văn thơ chữ Hán suy thoái. Tuy vậy Văn Tuyển[28] (Monzen) và Bạch thị văn tập[29] (Hakushi monjuu), những tác phẩm Hán Văn, suốt thời Hei-an, hăy là sách gối đầu giường của giai tầng trí thức cho nên dù suy thoái, Hán văn vẫn giữ được địa vị văn chương cửa công, ít nhất là bên ngoài.. Những tác giả tên tuổi khoảng giữa thời Hei-an là Minamoto no Shitagô (Nguyên, Thuận), Yoshishige noYasutane (Khánh Từ, Bảo Dận), Ôe no Masahira (Đại Giang Khuông Hành). Sách Honchô monzui[30] (Bản triều văn túy) do Fujiwara no Akihira (Đằng Nguyên, Minh Hành) biên đă thu thập tác phẩm các văn nhân từ đầu triều Hei-an đến lúc ấy. Cuối thời Hei-an, tuy hăy có tác gia quan trọng như Ôe no Masafusa (Đại Giang, Khuông Pḥng) nhưng nói chung Hán văn đă suy thoái. Suy thoái nhưng không thể nói Michizane không ai kế tục. Hơn nữa, Hán văn đă được Nhật hóa để trở thành một bộ phận không tách rời đượccủa văn hóa Nhật Bản. Về giai đoạn cuối thời Heian nầy, ta có thể đơn cử bộ sách chữ Hán tiêu biểu Honchô monzui, thu thập tác phẩm nhiều văn nhân Hán học. B) Rắp tâm Nhật hóa Hán văn: Nếu ảnh hưởng của thơ chữ Hán được phát hiện trong các bài chôka (trường ca) của Man.yô-shuu, người ta cũng t́m thấy ảnh hưởng đó trong những bài tanka (đoản ca) của Wakan rôi-shuu (Ḥa Hán lăng vịnh tập). Tập nầy không những đóng vai tṛ Nhật hóa văn chương chữ Hán mà c̣n có ảnh hưởng sâu rộng về sau, cả trong thi ca lẫn trong sử truyện, tiểu thuyết và kịch tuồng. Nói đúng hơn, tanka của Wakan là thơ chữ Hán được Nhật hóa theo cách đọc của Nhật (kundoku = huấn độc). Đặc biệt hơn nữa là những bài thơ của Wakan liên hệ mật thiết với âm nhạc và hội họa. Nhà nghiên cứu Katô Shuuichi cho biết vào thế kỷ thứ 9, người ta đă phổ nhạc những bài thơ đó. Trên các bức b́nh phong vẽ tranh Nhật, có chép cả thơ gốc chữ Hán và thơ đă diễn âm ra tiếng Nhật.Thơ, nhạc, họa qua Wakan được xem như một tổng thể tượng trưng cho văn hóa cung đ́nh vương triều Heian. 1) Nhu cầu “huấn độc” thơ Hán: Rắp tâm Nhật Bản hóa thơ Hán có lẽ cũng v́ lư do là cách đọc thơ Hán bằng âm Hán (đơn âm) không thuận tai người Nhật, vốn có một ngôn ngữ đa âm. Ví dụ như bốn câu thơ sau đây trong bài Phụng Tây Hải Đạo Tiết Độ Sứ Chi Tác của Fujiwara no Umakai (Đằng Nguyên, Vũ Hợp, 394-737) làm trong khi đi sứ nhà Đường khoảng năm 716-718 (có nội dung giống như mấy câu trong Binh Xa Hành của Đổ Phủ). Thơ có chép trong Kaifuusô (trong ngoặc là lối đọc của Trung Quốc): Văng tuế
Đông Sơn dịch (Wang
sui dong shan yi) nếu được đọc theo tiếng Nhật âm Hán (on-yomi = âm độc) tức cách đọc đơn âm th́ nó sẽ trở thành: Ô Sai Tô
Zan Eki, Nếu như thế, không ai tài nào hiểu nổi v́ đồng âm dị nghĩa nhiều quá, dễ lẫn lộn. Thế nhưng khi đọc kiểu đa âm (huấn độc) với các tiền trí từ (preposition) như wa, no, ni…và nghi vấn từ (interrogative) ka theo kiểu Nhật để có thể hiểu ư th́ nó trở thành như sau:
Inishitoshi wa Tôzan no edachi Tạm dịch :
Năm ngoái đánh Đông Sơn, Như thế, mới thấy việc chế biến từ kanshi qua waka thật là một điều cần thiết chứ không v́ mục đích tiêu khiển. 2) Kỹ thuật “ cú đề thi ” : Nhà thơ Fujiwara no Kintô (Đằng Nguyên, Công Nhiệm, 966-1041), người biên tập Wakan Rôei-shuu, c̣n góp nhặt thơ chữ Hán của người Nhật cùng thời đại của ông trong Honchô Reisô (Bản Triều Lệ Tảo, 1010). Tập thơ nầy đặc biệt có nhiều kudaishi “cú đề thi”, một tṛ chơi giải trí nhưng có ư nghĩa văn học. Ngoài Kintô ra, trước sau giai đoạn Wakan xuất hiện, Nhật Bản có những nhà Hán Học tinh thông,. Theo con đường văn chương (văn chương đạo = bunjôdô) có hai ḍng họ Sugawara (Quản Nguyên) của Michizane và Ôe (Đại Giang) của Chisato, theo con đường kinh truyện (minh kinh đạo = myôgyôdô) đă có hai họ Kiyohara (Thanh Nguyên), Nakahara (Trung Nguyên). Đặc biệt dưới thời thiên Hoàng Murakami (Thôn Thượng) có Sugawara no Fumitoki (Quản Gia, Văn Th́, 899-981) và Ôe no Asatsuna (Đại Giang, Triệu Cương, 886-957) đă có sự phát triển của nhiều kỹ xảo trong lối biểu hiện Hán văn. Chúng sẽ ảnh hưởng đến “cú đề thi” đă nhắc ở trên cho đến măi cuối thời Kamakura (1185-1333). Một thi nhân quan trọng của giai đoạn Hewian hậu kỳ (thế kỷ 11) nầy có kiến thức Hán học thấu đáo là Fujiwara no Akihira (Đằng Nguyên Minh Hành, 989? -1066?), người đă mô phỏng Monzen (Văn Tuyển) đời Lục Triều để soạn Honjô monzui (Bản triều văn túy) như đă nói ở trên. Ngoài ra, Ôe no Masafusa (Đại Giang, Khuông Pḥng, 1041-1111) sáng tác rất dồi dào v́ không những viết truyện kư văn xuôi như Rakuyô dengaku-ki (Lạc Dương điền nhạc kư), Kobi-ki (Hồ mị kư), Honchô Shinsen-den (Bản triều thần tiên truyện) , Zoku honchô ôjôden (Tục Bản triều văng sinh truyện), tấu sớ như Gôtotoku Nagon ganmonshuu (Giang Đô Đốc Nạp Ngôn nguyện văn tập), mà c̣n làm thơ chữ Hán, thu thập lại trong tập Honchô mudaishi (Bản triều vô đề thi). C) Ảnh hưởng Tùy Đường trong văn xuôi Heian: Sei Shônagon cho biết [34]trong Makura Sôshi của bà là văn nhân vương triều Heian thường đọc các tác phẩm sau đây: Monjuu (Văn Tập)[35] tức Bạch Thị Văn Tập của Bạch Cư Dị (thi văn đời Đường); Monzen (Văn Tuyển) của Chiêu Minh Thái Tử nhà Lương (thi văn Lục Triều); shinpu (tân phú) tức các bài phú mới viết sau đời Hán.; Shiki (Sử Kư) Tư Mă Thiên phần Ngũ Đế bản kỷ (Nghiêu, Thuấn vv…), ganmon (nguyện văn) văn cầu xin Phật; hyô (biểu) tấu chương lên hoàng đế; shinbun (thân văn) tức lời xin thăng thưởng của các quan bác sĩ đệ lên vua. Dưới triều Heian, từ thế kỷ thứ 9, ở đại học nhà nước (Daigakuryô, Đại Học Liêu), một thứ Quốc Tử Giám để rèn đúc nhân tài cho triều đ́nh từ đám con nhà quí tộc, có đặt các chức bác sĩ (hakase) và trợ giáo dạy ở 4 học khoa gọi là “tứ đạo” (shidô) gồm: kỷ truyền đạo (kidendô) nôm na gọi là monjôdô (văn chương đạo), minh kinh đạo (myôgyôdô) , minh pháp đạo (myôhôdô) và toán đạo (sandô). Kỷ truyền đạo tức là con đường theo văn chương và người được chọn học nó phải rành về Sử Kư, Hán Thư, Hậu Hán Thư và Văn Tuyển để làm văn sách.Người theo đường Minh Kinh bắt buộc phải học Luận Ngữ, Hiếu Kinh và chọn một trong các sách Chu Dịch, Thượng Thư, Lễ Kư, Chu Lễ, Thi Kinh, Tả Truyện. Minh pháp đạo tức là con đường học luật và toán đạo chuyên về toán số, hai môn sau này ít được trọng vọng hơn.Ảnh hưởng Hán văn như thế rất to lớn đối với guồng máy hành chính nhà nước. Murakami Tetsumi đă cho biết trong Kanshi to Nihonjin (Người Nhật và thơ Hán) là Sei Shônagon đă trích dẫn Hán thi trong tập tùy bút nổi tiếng của bà trực tiếp từ thơ Đường 24 lần, gồm 14 lần thông qua Wakan Ryôeishuu (Ḥa Hán lăng vịnh tập) và 3 lần từ Senzai Kaku (Thiên tải giai cú), trong đó 2 câu thơ nổi tiếng của Bạch Cư Dị đă được nhắc đến hai lần: Di Ái Tự
chung y chẩm thính, (Tựa gối
nghe chuông Di Ái Tự, Bà Sei c̣n trích Luận Ngữ, Trường Hận Ca, Tỳ Bà Hành…Kiến thức của bà về sách vở chữ Hán thật sâu rộng, xứng đáng là ḍng dơi của những người đă soạn ra Nihon shôki (tức thân vương Tonari) và Kokin-shuu (tức ông Kiyohara Fukayabu). Bên cạnh bà, Murasaki Shikibu, tác giả Truyện Genji, cũng là người hấp thụ một nền giáo dục phong phú v́ Tametoki, cha bà, từng là thầy dạy cả thiên hoàng. Các nữ văn thi nhân như Izumi Shikibu và Akazome-emon đều có kiến thức cổ điển đáng kể. Riêng về Truyện Genji, tác giả Shinma Yoshikazu[36] nhấn mạnh đến vai tṛ của Bạch Cư Dị trong cách cấu tứ của Genji Monogatari. Cần lưu ư là dưới thời Heian tuy đă có những tác phẩm sử dụng tiếng Nhật (Yamato-kotoba) một cách trôi chảy như Truyện Genji, Truyện Utsuho, Nhật Kư Kagerô nhưng trong lănh vực hành chính và xă hội, ảnh hưởng của chữ Hán hăy c̣n mạnh, nhất là v́ nó được sử dụng trong nghị luận hay các công văn. Qua đến đời Kamakura, loại văn hổn hợp Ḥa Hán dần dần gây được thanh thế và cuối cùng cướp lấy vai tṛ chủ đạo của Hán văn. Thế nhưng, về mặt nội dung th́ văn hóa đại lục không ngừng gieo vào đất Nhật những hạt giống mới. D) Thư Đạo Và Văn Học: Kể từ thời Nara (710-784), Nhật Bản đă tiếp thu thư pháp (calligraphy) của Trung Quốc nhưng phải đợi đến thời Heian, nghệ thuật viết chữ đẹp mới phát triển rộng răi, bao gồm cả lănh vực Hán tự lẫn quốc âm kana và là một điều kiện tất yếu để nâng cấp lối diễn tả khi văn nhân và thi nhân muốn tŕnh bày cảm xúc của ḿnh qua thơ waka và các thể văn xuôi như monogatari, nikki và zuihitsu. Thư pháp sau này sẽ được đưa lên tầm một nghệ thuật và triết học (thư đạo = shodô) c̣n dính líu với kiến trúc và trang trí nội thất, qua những bài thơ tŕnh bày trên các b́nh phong và tường giấy, cửa giấy, tô điểm cho cuộc sống thường nhật trong cung đ́nh hay ở những nhà quyền quí. Ba ngọn bút cự phách (sanpitsu = tam bút) văn hay chữ tốt thời Heian là tăng Kuukai (Không Hải, 774-835), thiên hoàng Saga (786-842) và Tachibana no Hayanari [37] ( Quất, Dật Thế, ?-842) Họ đă bắt đầu công việc “Nhật hóa” thư pháp. Sau tam bút có tam tích (sanseki): Ono no Michikaze (Tiểu Dă, Đạo Phong 894-966), Fujiwara no Sukemasa (Đằng Nguyên, Tá Lư 944-998) và Fujiwara no Yukinari ( Đằng Nguyên, Hành Thành, 972-1027). Họ đă lưu lại dấu tích qua việc sao chép các vần thơ của Bạch Cư Dị (722-772), của các tập Man.yô-shuu (thế kỷ thứ 8), Kokin waka-shuu (905) cũng như Wakan rôei-shuu (1013?). Thư đạo đă được truyền lại dưới h́nh thức các cuốn thơ, cuốn truyện minh họa (emaki-mono). Ki no Tsurayuki c̣n được biết như một thư đạo gia ngoài việc ông là tác giả Tosa Nikki và thi nhân waka hàng đầu. Sau khi triều đại Heian đă trôi qua, thư đạo có thời kỳ lu mờ cùng với sư suy vi của văn hóa quí tộc nhưng đă phục hồi được vào thời Momoyama (Đào Sơn, 1573-1603) mà đỉnh cao là sự xuất hiện của “ba cây bút đời Kan.ei”[38] (Kan.ei sanpitsu = Khoan Vĩnh tam bút), đó là Hon.nami Kôetsu[39] (Bản A Di, Quang Duyệt (1558-1637), Konoe Nobutada [40]( Cận Vệ, Tín Doăn, 1565-1614) và Shôkadô Shôjô (Tùng Hoa Đường, Chiêu Thừa, 1584-1639). Lần nầy nó đă phối hợp với trà đạo để trở thành một h́nh thức thưởng thức nghệ thuật mới. TIẾT V: NHẬT BẢN TIẾP THU VĂN HỌC TỐNG NGUYÊN: Đường thi đă vào đất Nhật từ thời Đường nhờ các học tăng thời ấy đem về nhưng hai tuyển tập Hán Thi được người Nhật chuộng hơn cả là Tam Thể Thi và Đường Thi Tuyển chỉ mới đến Nhật Bản sau nầy. Sau khi các cuộc gửi người sang sứ nhà Đường bị băi bỏ từ năm 894, các tăng nhân Nhật Bản vẫn sang Tống, Nguyên với tư cách riêng. Theo nguồn của Honchô kôsôden (Bản triều cao tăng truyện), thời Nam Bắc Triều (1337-1392) trong số 469 tăng lữ nhắc đến trong sách, đă có 93 người tức 1/5 có dịp sang Trung Quốc. Từ Trung Quốc cũng đă có nhiều tăng nhân đến Nhật và ở lại, con số nầy tuy tuy có ít hơn những ảnh hưởng lớn, từ thế kỷ 11 phát triển việc dịch và in kinh Phật, bước sang thế kỷ 13 th́ phái Ngũ Sơn đă có ảnh hưởng lớn đến những người chấp chính của Mạc Phủ Kamakura và thiền tông đă trở một h́nh thức tôn giáo của vũ gia đến tận thời Muromachi. Các nhà sư ngoài việc in và giảng kinh Phật c̣n để ư đến các “ngoại điển” (geten) như kinh, sử, thi văn. Trong chiều hướng đó, ngoài Luận Ngữ và Sử Kư, Tam Thể Thi ấn bản Ngũ Sơn cũng đă ra đời. Các nhà thơ Trung Quốc được người Nhật theo dơi ngoài Bạch Cư Dị (Lạc Thiên). Đỗ Phủ (Tử Mỹ) đời Đường c̣n có Tô Thức (Đông Pha). Hoàng Đ́nh Kiên (Sơn Cốc) đời Tống. Hai ông sau nầy có dính líu với thiền tông nên được tôn xưng một cách đặc biệt. Santaishi (Tam thể thi) gom góp 494 bài của 167 tác giả viết theo ba loại thơ Đường: thất ngôn tuyệt cú, ngũ ngôn luật thi và thất ngôn luật thi, cho nên sách mới có cái tên nầy. Nguyên nó có tên “Đường hiền tam thể thi”, các bài trong đó sắp xếp theo tiêu chuẩn kỹ thuật làm thơ (thi thể). Nó được soạn ra vào thời Nam Tống, phổ biến rộng răi trong đại chúng như một giáo khoa thư và đă đáp ứng được nhu cầu đại chúng hóa thơ chữ Hán ở Nhật vào thời đó. Santaishi vốn do Chu Bật biên vào năm 1250. Chẳng bao lâu sau, nhà Nam Tống bị diệt vong (1279). Sách có hai bản do hai người khác nhau chú thích nhưng đă được nhập làm một. Hiện nay bản cổ nhất là bản Nam Bắc Triều (giai đoạn 1337-1392 trong sử Nhật chứ không phải 439-589 như Nam Bắc Triều Trung Quốc). Bản kia mới hơn, gọi là bản Edo. Bản Nam Bắc Triều được in ra dưới nhiều h́nh thức khác nhau, cổ nhất c̣n được nhắc tới ra đời năm Taiei (Đại Vĩnh) thứ 7 (1527). TIẾT VI: NHẬT BẢN TIẾP THU VĂN HỌC MINH THANH : A) Ảnh hưởng Trung Quốc trong tiểu thuyết thời Edo: Nối tiếp ḍng văn học các đời trước, ảnh hưởng của các tác giả Minh Thanh như Ngô Thừa Ân (1500? – 1582?), La Quán Trung (? - ?), Phùng Mộng Long (1574-1646)…rất lớn đối với những cây viết tiểu thuyết Nhật Bản, trong số đó phải nhắc đến Tsuuga Teishô (Đô Hạ, Đ́nh Chung, 1718-1794), Ueda Akinari (Thượng Điền, Thu Thành, 1734-1809) và Santô Kyoden (Sơn Đông, Kinh Truyền, 1761-1816). Điều này đă được khai triển đầy đủ trong phần nói về tiểu thuyết thời Edo. B) Ảnh hưởng Trung Quốc đến Hán Thi Nhật Bản thời Edo: Thơ chữ Hán cuối đời Kamakura và thời Nam Bắc Triều bị chi phối bở ảnh hưởng của các thiền tăng phái Ngũ Sơn. Để tránh trùng lập, xin tạm gác ở đây. Thi ca Ngũ Sơn sẽ được khai triển trong bài viết số 16 nói về Văn Học Phật Giáo ở Nhật. Bước qua thời Tokugawa, hai văn nhân chịu ảnh hưởng của phái Ngũ Sơn và tinh thông Hán Học, ảnh hưởng đến đời sau là Fujiwara Seika (Đằng Nguyên, Tinh Oa, 1591-1619) và Hayashi Razan (Lâm, La Sơn, 1583-1657, xem tiểu truyện trong những trang tới). Hai ông mở trường ở Kyôto và đào tạo nhiều môn đệ, trong đó có hai nhà thơ chữ Hán có tài, cũng là hai ẩn sĩ: Ishikawa Jôzan (Thạch Xuyên, Trượng Sơn, 1583-1672) và tăng Gensei (Nguyên Chính, 1623-1668). Các nhà b́nh luận cho rằng thơ các ông chịu ảnh hưởng mới mẽ của thơ đời Minh. Sau đây là thơ các ông, trích từ Fushôshuu (Phúc Tương Tập) của Jôzan và Sôzanshuu (Thảo Sơn Tập) của Gensei: Phú Sĩ Sơn Tiên
khách lai du vân ngoại lĩnh, (thơ Ishikawa Jôzan, Fushôshuu, quyển thượng) Núi Fuji Tiên đến
rong chơi đỉnh vượt mây, Nhĩ Chủng[41]
Thụ quắc qui lai thử
trúc phần, ( thơ Gensei, Sôzanshuu, quyển 19) G̣ lỗ tai
Cắt đống tai về, g̣
chất thành, Giữa thời Tokugawa, Tôshisen (Đường thi tuyển) đă đến Nhật (1724). Sách gồm 465 bài thơ của 128 tác giả. Nó tiếp nối Santaishi nhưng với một phong cách khác và đă gia tốc quá tŕnh đại chúng hóa, thông tục hóa thơ chữ Hán và tạm thời thay thế hoàn toàn tuyển tập kia. Thi tập nầy không rơ ai soạn, có thuyết cho là Lư Phàn Long (1514-1570), tự Vu Lân, hiệu là Thương Minh, một tên tuổi trên thi đàn hậu bán đời Minh. Lư do là ông ta đă soạn một tuyển tập thơ nhan đề Cổ kim thi san và trong đó một phần nói về đời Đường, cho nên các nhà xuất bản mới trích phần đó ra in thành sách Tôshisen, cũng nhân đó mà lợi dụng tiếng tăm của ông. Nếu thế th́ nó đă ra đời một ít lâu sau 1570, năm Lư mất. Lư Phàn Long chủ trương “Thơ phải là Thịnh Đường ” và chủ trương nầy đă được những nhân vật tiếng tăm chuộng “ cổ văn từ ” ở Nhật như Ogyuu Sorai (Địch Sinh, Tồ Lai), Kinoshita Jun.an (Mộc Hạ, Thuận Am) và Hattori Nankaku (Phục Bộ, Nam Quách) ủng hộ, điều nầy giải thích sự phổ biến rộng răi của nó trong quần chúng. Thơ chữ Hán vào khoảng giữa đời Tokugawa thiên về cách điệu (phái cổ văn từ) như thơ đời Thanh, nghĩa là với phong cách chỉnh tề và thanh điệu điều ḥa, hùng tráng của Thịnh Đường, đúng như đại học giả đời Càn Long là Thẩm Đức Tiềm (1673-1769) chủ xướng. Phong trào nầy bắt đầu từ Edo rồi lan xuống Kyôto. Cả Ogyuu Sorai lẫn Kinoshita Jun.an, hai nhà tư tưởng thời ấy đều chủ trương t́m về phong cách Thịnh Đường. Trong Đường thi tuyển không mấy khi thấy thơ Đỗ Mục, Hứa Hồn, hai nhà thơ tiêu biểu của Tam thể thi. Thi nhân Nhật Bản trường phái cách điệu cứ xem ḿnh như Đỗ Phủ, Lư Bạch và tưởng tượng Edo là kinh đô Trường An (trong Tam thể thi không thấy đăng thơ Lư Bạch, Đỗ Phủ). Tuy nhiên thi phong phái Ngũ Sơn có từ trước vốn trọng thơ Trung Văn Đường, và Tống Thi vẫn c̣n tồn tại và xuất hiện song song hay là dung hợp với nó.Tăng nhân phái Thiên Thai là Riku.nyo (Lục Như, 1734-1801) theo thi phong đời Tống, lấy phong cảnh tự nhiên hay công việc ngày thường làm đề tài để bày tỏ tâm sự hoặc ḷng hoài cảm của ḿnh.Thái độ này gọi là phản cách điệu. 1) Chỗ khác nhau giữa thơ cách điệu và phản cách điệu : Sau đây là một bài thơ chữ Hán của Hattori Nankaku (Phục Bộ, Nam Quách, 1683-1759), học tṛ của Ogyuu Sorai, với thi phong “ cách điệu ”. Phái cách điệu là một trường thơ đời Thanh nhấn mạnh đến sự quan trọng của “ phong cách ” và “ thanh điệu ” chứ không phải nội dung. Bài nầy đúng khuôn phép cổ điển, biến con sông Sumida thành ḍng Mặc Thủy như thể một con sông Trung Quốc, nhưng nội dung không có ǵ đặc biệt: Dạ há Mặc Thủy
Kim Long Sơn bạn giang
nguyệt phù, (Mặc Thuỷ tức Sumidagawa, con sông chảy qua Tôkyo, chính ra viết là Ngung Điền Xuyên nhưng chữ Ngung (cái góc) c̣n đọc là Sumi, chữ vốn có nghĩa khác là Mực, nên tác giả gọi nó là Mặc Thủy). Đêm xuôi sông Mực. Bên núi
Rồng Vàng ánh nguyệt trôi, Đối chiếu với nó là lối làm thơ “phản cách điệu” với ư tứ thâm trầm như bài Kengyuuka (Hoa khiên ngưu) tức hoa b́m b́m, lấy ư từ bài thơ của bà Kaga no Chiyo (Gia Hạ, Thiên Đại, 1703-1775) tức ni sư Tố Viên, một nhà thơ haiku đời Edo, sinh ở Kaga. Bài thơ nầy, tác phẩm của tăng Riku.nyo chép trong Riku.nyo-an shishô (Lục Như Am Thi Sao), tiêu biểu cho trường phái thanh tân, ư tưởng độc đáo và có phong vị thiền môn: Tỉnh
biên di chủng khiên ngưu hoa, Hoa b́m b́m Bên
giếng đem trồng hoa b́m b́m, Chính ra có thể tăng Riku.nyo cũng có thể đă lấy hứng từ một đoạn thơ của Bạch Cư Dị, như ư kiến của Suzuki Daisetsu, nhà nghiên cứu Thiền Tông rất được phương Tây yêu chuộng, trong đó ông gọi “cẩn hoa” là asagao (hoa b́m) tuy có chỗ c̣n dịch là “dâm bụt”: Tùng thụ
thiên niên hủ,
Tùng ngàn năm mới tàn, Một loài hoa đơn sơ như hoa b́m cũng đủ tượng trưng cái đẹp của thiên nhiên, Kaga no Chiyo xách gàu đi múc nước như nhà thơ đi t́m cái đẹp. Đă thấy cái đẹp rồi th́ cần ǵ đi t́m nữa, nếu không sẽ phá hoại mất “ cái đẹp không lời ” của thiên nhiên. 2) Không khí Nhật Bản trong Hán Thi Nối gót Riku-nyo c̣n có những tên tuổi lớn như Kan Chazan (Quản, Trà Sơn, 1748-1827) chẳng hạn. Vào hậu bán thế kỷ 18 bước qua đầu thế kỷ 19, có Yamamoto Hokuzan (Sơn Bản, Bắc Sơn, 1752-1812) viết b́nh luận phê phán thơ cách điệu và cùng với Ichikawa Kansai (Thị Hà, Khoan Trai, 1749-1820) lập ra Kôko Shisha (Giang hồ thi xă). Các nhà thơ Kashiwagi Jôtei (Bá Mộc, Như Đ́nh, 1763-1819), Ôkubo Shibutsu (Đại Oa, Thi Phật, 1767-1837) và Kikuchi Gozan (Cúc Tŕ, Ngũ Sơn, 1769-1849) đều xuất thân từ thi xă đó. Họ mở lối cho phong cách thanh tân, khám phá ra những nhà thơ địa phương và đem lại sức sống cho thi đàn. Xin lần lượt giới thiệu những bài thơ chữ Hán của ba nhà thơ tiêu biểu cho giai đoạn này : Kan Chazan, Kashiwagi Jôtei và Hirose Tansô. a) Thơ chữ Hán của Kan Chazan (Quản, Trà Sơn) : Năm Kansei thứ sáu (1794), Kan Chazan 47 tuổi, một ḿnh lên đường du lịch vùng Yoshino (được gọi văn vẻ là phương sơn tức là núi thơm) xem hoa anh đào, có để lại bài thất ngôn tứ tuyệt “Việt Tiền lộ thượng” (Trên đường đi Bizen), tả cảnh sắc mùa xuân như sau[42]: Xuân phong
dư túy hướng thiên nha, Say xuân
theo gió nhắm trời xa, Một bài thơ của Kan Chazan được xem như là thuộc loại “Hán thi Nhật hóa” v́ nó nói về người nhà nông Nhật Bản chứ không phải một nông dân Trung Quốc. Trong đó có những chi tiết mà thơ Trung Quốc không hay nhắc đến và chẳng có những địa danh nổi tiếng bên Trung Quốc mà cho đến thời đó, người Nhật khi làm thơ chữ Hán thường hay đem vào cho bằng được: Ngô gia thế
nghiệp nông, (Trích Hồng Diệp Tịch Dương Thôn Xá Thi, quyển 2) Nhà tôi
theo nghề nông, (Thơ về Xóm Chiều Tàn Lá Đỏ, quyển 2) Xóm chiều tàn lá đỏ hiện ra y nguyên là một thôn làng Nhật Bản trù phú có những gié lúa chín gieo nặng v́ luồng gió (đạo thực hàm phong trọng), tiếng nhà ai đang đánh sợi (thông gia trúc lư hưởng miên cung, có hoa cải dầu (du thái) nở vàng, có cảnh bắt cá hương dưới khe (khê gian chung nhật đả hương yên) và bọn trẻ đi săn thỏ về bán (tường ngoại sơn đồng măi thố hành). Cũng thế, tuy đôi khi vịnh núi Fuji và phong cảnh Yoshino như một người Nhật b́nh thường nhưng Kan Chazan c̣n sử dụng những đề tài đơn sơ và giàu tính hiện thực. Tỉ dụ bài thơ nhan đề “Tức Sự” sau đây: Án khởi gia
đồng vị tảo môn, (Trích Hồng Diệp Tịch Dương Thôn Xá Thi, quyển 2) Dậy muộn
thằng hề chửa quét nhà, (Thơ về Xóm Chiều Tàn Lá Đỏ, quyển 2) Chazan cho ḿnh đă mượn thơ Tống nhưng thông qua Riku.nyo, nhà thơ Nhật Bản đă nói ở trên. Như thế, trước Chazan, Riku.nyo đă là người Nhật làm thơ chữ Hán đầu tiên với phong cách hiện thực. b) Thơ chữ Hán của Kashiwagi Jôtei (Bách Mộc, Như Đ́nh, 1768-1819): Nhà thơ Kashiwagi Jôtei người được xem như một Baudelaire của thời Edo, sau khi từ quan, ông để cho cậu em út nối nghiệp xưởng mộc gia đ́nh rồi sống cuộc đời phóng đăng, không cửa không nhà và chết trong nghèo túng. Qua bài Hạ dạ lâu thượng “Đêm mùa hạ trên lầu” ông gửi ḷng nhớ nhung đến những nàng kỹ nữ xóm Gion (Kỳ Viên). Xóm này nằm bên chùa Kiến Nhân trong thành phố Kyôto: Tương tư
nhất dạ dịch ngô thần, Nhớ một
hôm thôi đủ vơ vàng, c) Thơ chữ Hán của Hirose Tansô (Quảng Lại, Đạm Song) Bên cạnh hai nhà thơ nói trên c̣n có Hirose Tansô (Quảng Lại, Đạm Song, 1782-1856) vịnh phong cảnh thành Chikuzen (nay ở gần Fukuoka) trong bài “Trúc Tiền thành hạ tác” với những vần thơ hào hùng. Vùng băi biển Hakata này là nơi hoàng hậu Jinguu (Thần Công) trong truyền thuyết xuất quân đánh nước Tân La (Shiragi) thuộc Triều Tiên, lại là nơi hăy c̣n dấu vết chiến lũy pḥng chống quân Mông Cổ thời Kamakura: Phục Địch
Môn đầu lăng bác thiên, “Phá
Giặc” trước lầu sóng vỗ trời, Những vần thơ của Kashiwagi Jôtei và Hirose Tanso cũng vậy, tuy thể hiện bằng Hán văn nhưng phong cảnh và sự tích đều là Nhật d) Hán thi cuối thời Tokugawa : Trong những năm cuối đời mạc phủ Tokugawa, qua những cuộc tiếp xúc với liệt cường, các nhà Hán học đă t́m về dân tộc, nếu không nói là làm sống lại tư tưởng vũ gia và tôn quân ái quốc nhưng chưa có ư phê phán mạc phủ. Thơ chữ Hán thời đó cũng có màu sắc ấy. Xin trích dẫn hai bài thơ, bài thứ nhất của Fujii Chikugai (Đằng Tỉnh, Trúc Ngoại, 1807-1868) học tṛ của Rai Sanyô (Lại, Sơn Dương, 1780-1832) tác giả Nihon Gaishi (Nhật Bản ngoại sử), một bộ sử về chính quyền mạc phủ các đời, bán chạy nhất đương thời. Bài thứ hai là của Ôtsuki Bankei (Đại Quy, Bàn Khê, 1801-1878), con trai Ôtsuki Kentaku (Đại Quy, Huyền Trạch, học giả nổi tiếng về Rangaku tức học thuật Ḥa Lan). Phương Dă[43]
Cổ lăng tùng bách hống
thiên phiêu, Cánh đồng thơm.
Lăng xưa tùng bách gào
trong gió, Phật Lan Vương Từ Thập Nhị Thủ
Điểu súng sâm nghiêm
liệt đội hàng, (thơ Ôtsuki Bankei, trích Bankei Shishô, Bàn Khê Thi Sao) Mười hai bài thơ về (lễ truy điệu) hoàng đế nước Pháp Napoléon (bài thứ 12).
Bồng súng trang
nghiêm lính sắp hàng, Thời Meịji, thơ chữ Hán có giai điệu thanh tân, bi phẫn khảng khái và có mầu sắc chính trị. Chịu ảnh hưởng cái tinh tế của thơ đời Thanh nên càng trở nên điêu luyện. C) Ảnh hưởng Trung Hoa trong Haiku: Cũng như trường hợp của kanshi và waka, haiku cũng chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc về mặt tư tưởng cũng như đề tài và nguồn cảm hứng. R.H. Blyth trong bộ sách đồ sộ về haiku của ông đă dẫn ra những vần thơ haiku diễn ư Khổng giáo, Lăo Trang hay Thiền tông Trung Quốc.… Okanishi Ichuu (Cương Tây, Duy Trung, chết năm 1692, học tṛ của Nishiyama Sôin, 1605-1682) cho rằng văn xuôi của Trang Tử đă xứng đáng được gọi là những vần haikai rồi. Theo Blyth,[44] khi Bashô viết một bài thơ về trăng thu như sau: Suốt một
đêm trăng sáng, (Bài Meigetsu ya ) đă chịu ảnh hưởng của hai bài Tiểu Tŕ “ Ao Con ” mà Bạch Cư Dị làm trong thời kỳ giữ chức Tư Mă Giang Châu và nhất là trong bài nhan đề Bạch Liên “ Sen Trắng ” với những câu :
Thâm dạ chúng tăng
tẩm,
(Đêm khuya tăng ngủ cả, Bashô cũng có những câu thơ ví cuộc đời như mộng bướm. Trong thơ Bashô làm trong khi nh́n lá ngô đồng rơi mà đợi bạn để gởi cho học tṛ là Hattori Ransetsu (Phục Bộ, Lam Tuyết, 1654-1707) ông lấy ư từ câu “Hữu bằng tự viễn phương lai , bất diệc lạc hồ” trong Luận Ngữ và thơ cũ của Trung Quốc “Ngô đồng nhất diệp lạc, Thiên hạ cộng tri thu”. Những nhà thơ Đường, Tống được các tác giả haiku yêu thích đă có Lư Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Giả Chí và Tô Đông Pha…Ví dụ thơ Kotomichi:
Trăng trên núi theo
chân về, (bài Yamabe yori kaeri, thơ Kotomichi) làm ta liên tưởng ngay tới :
Mộ tùng bích sơn há,
(Chiều hôm bước xuống chân đèo, (Tản Đà dịch Lư Bạch) Hay khi đọc Buson :
Nghe đàn cầm giữa
chiều sương, (Bài Shôshô no kari no, thơ Buson)
Tiêu Tương hà sự
đẳng nhàn hồi, (Bài Qui Nhạn, thơ Tiền Khởi) Khi Buson viết:
Cắt lúa mạch trước
cửa, (Bài Mugi katte tôyama mise yo) có lẽ đă liên tưởng đến bài thơ nhan đề Tài Mộc “ Đốn Cây ” của Bạch Cư Dị, với những câu :
Chủng thụ đường tiền
hiên, Thiên phong lai diện tiền.
(Trồng cây trước mái hiên, D) Ảnh hưởng Trung Hoa trong Tanka : Muốn có một ví dụ về ảnh hưởng thơ Trung Hoa trong tanka, ta có thể t́m thấy nơi Ishikawa Takuboku (Thạch Xuyên, Trác Mộc, 1886-1912). Thế hệ thi nhân đời Meiji (1867-1912) của ông hăy c̣n chịu ảnh hưởng của Hán văn. Tuy nhiên điều quan trọng là ông đă biến những câu thơ Trung Hoa ra thơ Nhật và nhất là thành văn nói. Khi ông viết :
Lăng đào sa, (Bài Rôtôsa, trong chùm thơ Mạc Phục Vấn “ Đừng Hỏi Nữa ”) Ư thơ nói tiếng sóng vỗ vào bờ không dứt cũng như những ưu tư của con người biết bao giờ cho hết trong cuộc hành tŕnh của cuộc đời. Ông đă mượn một bài thơ mà Bạch Cư Dị đă dựa vào dân ca để viết. Lăng Đào Sa (Lục Thủ Kỳ Nhị)
Bạch lăng mang mang dữ
hải liên,
(Sóng trăi mênh mang biển bạc dầu, Rồi ra Đông Hải hóa ngàn dâu). Trong thơ Takuboku không thiếu ǵ điển cố đến từ thơ Trung Hoa như “ tửu đồ đất Lạc Dương ”, “ kiêu nhi ở Trường An ” hay “ viên ngọc núi Âm Sơn ”. Ngay cả cách diễn tả cũng không phải là không chịu ảnh hưởng thơ Trung Hoa. Bài tanka nổi tiếng của ông :
Làm ăn chăm chỉ làm ăn
, (Bài Hatarakedo, trong tập Ichiaku no suna “ Một Vốc Cát ”) “ Đăm đăm ngó ” có thể đă mượn h́nh thức diễn tả “ tử tế khan ” của Đổ Phủ trong hai câu cuối của Cửu nhật Lam Điền Thôi thị trang “ Tiết Trùng Dương nhà ông họ Thôi ở Lam Điền ”, có chép trong Tôshisen (Đường thi tuyển), quyển sách gối đầu giường của Takuboku. :
Minh niên thử hội tri
thùy kiện,
(Năm sau gặp lại ai c̣n mạnh, Cũng không thể nào không tự hỏi về những điểm tương cận trong tanka Takuboku và thơ các thi nhân Trung Quốc :
Gió thu vương, (Bài Akashia ni, popula ni, thơ Takuboku, đăng trong tạp chí Subaru )
Bạch dương đa bi
phong, (Thơ Vô Danh trong Cổ Thi Thập Cửu Thủ, bài số 14)
(Bạch dương đầy gió lạnh, Cũng như khi so sánh mấy câu dưới đây :
Bạn xưa rồi bỏ ta đi, (Bài Sonogo ni ware wo, thơ Takuboku trong Ichiaku no Suna)
Tích ngă đồng môn hữu, (Thơ Vô Danh trong Cổ Thi Thập Cửu Thủ, bài số 7)
Nhớ bạn xưa chung trường, hay trong câu :
Đồng học thiếu niên đa
bất tiện, (Đổ Phủ, Thu Hứng Bát Thủ, bài số 3)
Bạn xưa chung lớp đều vinh hiển, C̣n như những câu sau đây :
Đi t́m tươi mới cho
ḷng, (Bài Atarashiki kokoro, thơ Takuboku, trong Ichiaku no suna)
Hướng văn ư bất thích, (thơ Lư Thương Ẩn, Đăng Lạc Du Nguyên)
Trời xế, ḷng không
thỏa, Những thí dụ như thế th́ rất nhiều và không chỉ có nơi tanka và nơi Takuboku. Những nhà thơ mới buổi đầu thời Meiji cũng vẫn c̣n chịu ảnh hưởng thơ Trung Quốc, mà trường hợp Tsuchii Bansui (Thổ Tỉnh, Văn Thúy)[46] là một thí dụ hùng hồn nhất. D) Văn xuôi chữ Hán : Rời lănh vực thi ca, ta thấy thời Edo, người ta hăy c̣n viết văn bằng chữ Hán nhưng để nói về đề tài Nhật Bản. Đó là loại văn chương mệnh danh là gibun (hí văn) nghĩa là viết để mua vui. Tiêu biểu cho thể loại này có Edo hanjôki (Giang Hộ phồn xương kư, 1832-35 ) “ Ghi chép về sự thịnh vượng của Edo ” do nhà nho và nhà tùy bút Terakado Seiken (Tự Môn, Tĩnh Hiên, 1796-1868) chấp bút. Chữ Hán dùng trong quyển này là một loại Hán văn bông lơn với những lời bàn dí dơm kiểu Nhật. Nó hài hước một cách thông minh, đủ khách quan để giữ một khoảng cách giữa tác giả và sự vật. Kỹ thuật miêu tả như thế gần gũi lối viết tiểu thuyết t́nh cảm ninjôbon của Tamenaga Shunsui (Vi Vĩnh, Xuân Thủy, 1790-1843). Thêm một lần nữa, văn xuôi chữ Hán đă được Nhật hóa vậy. Lối viết của Seiken trong Edo Hanjôki c̣n được nối tiếp đến đời Duy Tân qua bộ tùy bút kiệt tác Ryuukyô Shinshi (Liễu Kiều tân sự, 1859-71) “ Truyện mới về vùng Yanagibashi ” của một cựu quan chức mạc phủ, và cũng là nhà thơ, nhà báo Narushima Ryuuhoku (Thành Đảo, Liễu Bắc, 1837-1884). Sự Nhật hóa này cũng c̣n thấy trong tác tác phẩm nghiên cứu như các tập sử luận Nihon Gaishi (Nhật Bản ngoại sử, xong năm 1827 và in năm 1836) và Nihon Seiki (Nhật Bản chính kư, in năm 1845 sau khi tác giả mất) của Rai San.yô (Lại, Sơn Dương, 1870-1832). Cách viết bằng Hán văn Nhật hóa của ông lôi cuốn độc giả, nhất là lớp trẻ cho dầu lập luận và chứng cứ lịch sử nhiều khi chưa đủ đạt. Chính quyền Meiji đă lợi dụng triệt để tác phẩm của ông để khơi bùng nhiệt t́nh yêu nước của thanh niên trong thời chiến tranh Nhật Thanh và Nhật Nga.
TẠM KẾT : Hán thi v́ dính liền với vấn đề tư tưởng nên được các chí sĩ thời Duy Tân dùng để bày tỏ chí khí của ḿnh. Những văn nhân làm thơ chữ Hán kể từ Meiji trở đi có Natsume Sôseki, Akutagawa Ryuunosuke, các quân nhân như các tướng Nogi Maresuke, Tôjô Hideki hay các quí tộc, cao quan…nhưng đến khi chiến tranh Thái B́nh Dương kết thúc th́ hầu như không nghe nói tới Hán Thi nữa. Về nhũng người làm thơ chữ Hán cuối cùng này, xin sẽ trở lại khi bàn về thi ca hiện đại. Ảnh hưởng Trung Quốc tuy nh́n chung rất sâu đậm trên cả thơ và văn xuôi Nhật Bản nhưng với tinh thần tự cường, người Nhật đă không ngừng t́m cách khống chế ảnh hưởng đó và trong một chừng mực nào, đă tiếp thu được tinh hoa của Trung Quốc mà vẫn ǵn giữ được bản sắc dân tộc.[1] Bách Tế (Paeckhe, Kudara), tiểu quốc nằm ở phía tây bán đảo Triều Tiên, một trong ba nước Hàn thời cổ, cửa ngơ truyền văn hóa Nho Giáo và Phật Giáo vào đất Nhật. Vốn là đồng minh của triều đ́nh Yamato trong cuộc đối kháng với hai nước láng giềng Cao Cú Lệ ( Kôkuri) và Tân La (Shiragi) . Bị liên quân Đường-Tân La diệt năm 660. [2] Nakazawa Nobuhiro, Nihon no Bunka (Văn hóa Nhật Bản), Natsume-sha, 2002, trang 34. [3] Aida Yasunori, Nabigêtâ Nihonshi B (Hướng dẫn học sử Nhật B), Yamakawa, Tôkyô, 2001, quyển 1, trang 71. [4] C̣n đọc là Oải (lùn, thấp bé). Có lẽ phiên âm chữ Wa nhưng với ư khinh thị. [5] Theo Iritani Sensuke, “ Nhập Môn Hán Thi ” (Hanshi Nyumon), KMS xuất bản, Tôkyô, 1993. [6] Tảo nghĩa là rong nhưng trong văn chương cũng dùng để chỉ những ǵ đẹp đẽ (văn tảo, từ tảo, lệ tảo) [7] Tam tài là thiên, địa, nhân. [8] Quốc gia vùng Măn Châu, bao trùm cả miền bắc bán đảo Triều Tiên, hưng thịnh vào đầu thế kỷ thứ 8, đă gửi sứ tiết giao dịch 35 lần với Nhật Bản giữa khoảng năm 712 cho đến 926 là lúc bị diệt vong. [9] Matsuura Tomohisa (Tùng Phố, Hữu Cữu), Nohon jôdai Kanshibun ronkô (Nhật Bản thượng đại Hán thi văn luận khảo), Kenbun Shuppan, Tôkyô, 2004 . [10] Thời Edo, người Nhật Ichikawa Kansai (Thị Hà, Khoan Trai) đă soạn Toàn Đường thi dật để bổ túc chổ thiếu sót của Toàn Đường thi và được đem in lại ở Trung Quốc. [11] “Nhật Bản Triều khanh từ đế đô, Chinh phàm nhất phiến nhiễu bồng hồ. Minh nguyệt bất qui trầm bích hải. Bạch vân sầu sát măn Thương Ngô” Bạn Triều nước Nhật giă kinh đô , Buồm dong một lá dạo bồng hồ , Trăng sáng không về, ch́m bể biểc, Mây tang nhuộm trắng trời Thương Ngô (Lư Bạch, Khốc Triều khanh Hành) [12] Tam đại tập (ba tập thơ ba đời) là Kokin-shuu (Cổ kim tập), Gôsen-shuu (Hậu tuyển tập) và Shuui-shuu (Thập di tập). [13] Tử đằng (shitô) , tên Hán văn của hoa fuji (Japanese wisteria), một loại hoa leo màu tím nhạt, trong waka tượng trưng cho mùa xuân. [14] Có liên quan đến cuộc tranh luận chung quanh bài Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư. [15] Xin chú ư 3 chữ “linh” viết bằng 3 chữ Hán khác nhau. [16] Theo Eguchi Takao trong bản Kaifuusô do ông chú thích (Kôdansha xuất bản, Tôkyô, 2000) th́ một bài vốn của người tên Giang Vi dưới triều Hậu Chu đời Ngũ Đại, có tên là Lâm H́nh Thi : Nha cổ xâm nhân cấp, Tây khuynh nhật dục tà. Hoàng tuyền vô khách điếm, Kim dạ túc thùy gia. Đại ư cũng giống như thơ của hoàng tử Ôtsu nhưng xưa hơn. [17] Văn chương kinh quốc (monjô keikoku) là tư tưởng dùng văn chương để giáo hóa dân chúng, thay đổi phong tục mà trị nước (tựa sách Lăng vân tập (Ryôun-shuu) dẫn lời Ngụy Văn Đế Tào Phi) [18] Lăng vân tập (814), chỉ có một quyển, do các ông Ono-no-Minemori (Tiểu Dă, Lĩnh Thủ), Sagawara-no-Kiyokimi (Quản Nguyên, Thanh Công), Isamuyama-no-Fumitsugu (Dũng Sơn, Văn Kế) biên soạn theo lệnh thiên hoàng (thứ 52) Saga (Tha Nga). Sách nầy thu thập 91 bài thơ của các quan trong triều từ cấp cao trở xuống làm từ năm 782 về sau.. [19] Văn hoa tú lệ tập (818) cũng được soạn bởi Fujiwara no Fuyutsugu (Đằng Nguyên, Đông Tự), hoàng thân Nakao (Trọng Hùng Vương), Sugawara no Kiyokimi (Quản Nguyên Thanh Công) Shigeno no Sadanushi (Từ Dă Trinh Chủ) theo lệnh thiên hoàng Saga. Sách ghi chép 148 bài thơ của 28 nhân vật đương thời (nay thất lạc 5 bài). [20] Kinh Quốc Tập (827) do các ông Yoshimine noYasuyo (Lương Lĩnh, An Thế), Shigeno no Sadanushi (Từ Dă, Trinh Chủ), Minamibuchi no Hirosada (Nam Uyên, Hoằng Trinh) soạn theo lệnh thiên hoàng (thứ 53) Junna (Thuần Ḥa). Sách gồm thơ của 178 thi nhân trăi sáu triều, tập hợp trong 20 quyển nhưng nay chỉ c̣n giữ được có 6. Thơ trong tập nầy có liên quan đến việc thi tuyển quan lại v́ những bài đối đáp về kế sách trị nước (taisaku = đối sách) cũng đă được chép lại trong đó. [21] Saga Tennô (Tha Nga Thiên Hoàng, 786-842), con của Kanmu Tennô (Hoàn Vũ, Thiên Hoàng thứ 50) và là một trong Tam Bút. [22] Ono no Takamura (Tiểu Dă, Hoàng, 802-852) nhà thơ và học giả Hán văn đầu đời Hei-an. [23] Kuukai (Không Hải, 774-835), cùng với Saichô (Tối Trừng) sang nhà Đường tu học. Sau khi về nước, lập chùa Kongôbuji ( Kim Cương Phong Tự) trên núi Cao Dă Sơn (Kôyasan), gần Kobe bây giờ để tu. Ông là tổ sáng lập của phái Shingon (Chân Ngôn). [24] Miyako no Yoshika (Đô, Lương Hương, 834-879), học giả Hán văn và thi nhân. Để lại Toshi bunshuu (Đô thị văn tập). [25] Ki no Haseo ( Kỷ, Trường Cốc Hùng, 845-912) học giả Hán văn và thi nhân, cha của Yoshimochi (Thục Vọng). [26] V́ thiện cảm đối với Michizane, Tokihira thường bị quần chúng xem là “ kẻ ác ” nhưng theo quan điểm của các sử gia mới, ông không những là người không ham quyền thế mà c̣n là nhân vật có công kéo Nhật Bản thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc khi đứng ra trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn tuyển tập thơ waka. [27] Yamanoue no Okura (Sơn Thượng, Ức Lương, 660-733 ?). Thi nhân waka có đi sứ sang nhà Đường năm 702. Về nước năm 707, trăi qua các chức quan trấn thủ địa phương. Sau làm Đông Cung Thị Giảng. Giàu kiến thức, làm thơ hay vịnh về đề tài xă hội. Thơ chân thực. Tác phẩm có Hinkyuu mondoka (Bần cùng vấn đáp ca), Chin-a jiaibun (Trầm kha tự ai văn) ., lại có biên soạn Ruijuu karin (Loại tụ ca lâm). [28] Văn Tuyển, tuyển tập văn thơ gồm 30 tập ghi chép tác phẩm cổ của Trung Quốc từ thời nhà Chu đến nhà Lương. Do Chiêu Minh Thái Tử nhà Lương chủ biên. [29] Bạch thị văn tập gồm 71 quyển, ghi lại tác phẩm của nhà thơ Bạch Cư Dị đời Đường. Họ Bạch rất được yêu chuộng ở Nhật. [30] Honchô monzui (Bản Triều Văn Túy) gồm 14 quyển, do Fujiwara Akihira biên. [31] Nguyên là Daigakuryô (Đại học liêu), trường dạy bốn môn học chính (kinh, truyện, toán pháp, luật lệ ) để đào tạo quan lại trong chế độ luật lệnh (Ritsuryô). [32] Kaneakira Shinnô (Kiêm B́nh thân vương, 914-987), con thiên hoàng Daigô (Đề Hồ). Chức Tả Đại Thần, bác học đa tài. Có Kôtanshô (Giang đàm sao) 6 quyển, thu thập setsuwa của Ôeno Masafusa (Đại Giang, Khuông Pḥng) , lại có thơ đăng trong Monzui. [33] Minamotono Shitagô (Nguyên, Thuận, 911-983), học giả, được kể trong 36 ca tiên. Một trong Lê Hồ Ngũ Nhân, có góp công soạn Gôsen-shuu (Hậu tuyển tập). [34] Hayashi, Tatsuya và Noyama, Kashô, Kokubungaku-nyuumon (Quốc văn học nhập môn), tr. 108. [35] Có lẽ đă được học tăng tên Egaku Shônin (Huệ Ngạc Thượng Nhân) chép từ bản tàng trữ ở chùa Nam Thiền Tự ở Tô Châu và đem từ nhà Đường về năm 847. [36] Xem chương V nói về Truyện Genji và văn chương Bạch Cư Dị, sách đă dấn. [37] Người ttừng du học bên nhà Đường, sau về nước, liên lụy vào một cuộc biến loạn, bị đày ra vùng Izu. [38] Kan.ei (Khoan Vĩnh), niên hiệu từ 1624 đến 1644. [39] Nhà giám định đao kiếm và thư đạo. C̣n giỏi về các nghệ thuật gốm, trà và tranh cuốn (makie). [40] Người làm đến chức Tả Đại Thần, Quan Bạch, nhất phẩm triều đ́nh dưới đời thiên hoàng Go-Yôzei (Hậu Dương Thành). [41] Quân đội Toyotomi Hideyasu khi xâm lược Triều Tiên trong năm Keichô (Khánh Trường, 1596-1615) có cắt tai nhiều người nước nầy đem về chôn trong g̣ gọi là Mimizuka (G̣ lỗ tai) nay c̣n nằm ở bên cạnh Bảo Tàng Viện Quốc Gia ở Kyôto.Việc hủy hoại thân thể địch thủ được thấy ở nhiều nơi như Ai Cập (cắt bàn tay trái) hay ở người da đỏ (lột da đầu). [42] Trích Hayahida Shinnosuke, Kanshi no kokoro (Tuyển tập thơ chữ Hán), Kodansha, Gendai Shinsho, Tôkyô, 2006. [43] Cũng như Phương Sơn, Cánh Đồng Thơm (Phương Dă) ngầm chỉ vùng rừng núi Yoshino nhiều hoa anh đào, nơi các thiên hoàng Nam Triều đóng đô trong thời Nam Bắc Triều của Nhật (1336-92). [44] R.H. Blyth, sđd, quyển 3, trang 932-933. [45] Lư Phàn Long (1514-1570) tự Vu Lân, hiệu Thương Minh, người Sơn Đông, thi nhân cuối đời Minh, cùng với bọn Vương Thế Trinh được tôn xưng là thất tử. [46] Xem đoạn nói về Tsuchii (hay Doi) Bansui trong bài số 25 tŕnh bày về Thơ Mới Nhật Bản.
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: nntran@erct.com
®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả |