BÓNG ĐỔ LÊN ĐỜI

(Kagebôshi, 1968)

Nguyên tác: Endo Shusaku

Dịch: Nguyễn Nam Trân

         

 影法師の写真・画像素材 - Snapmart(スナップマート)

 Ảnh minh họa 

Thực t́nh tôi không biết là ḿnh sẽ gửi bức thư này hay không. Cho đến hôm nay, tôi đă ba lần viết thư cho ông. Thế nhưng nửa chừng tôi đă ngừng tay hay viết xong rồi lại đút vào ngăn kéo bàn viết. Rốt cuộc là tôi cứ để chúng ở đó và không hề bỏ thùng bưu điện.

Thế nhưng cứ mỗi lần đặt bút xuống, tôi không hề nghĩ rằng đây là một bức thư tôi viết để gửi cho ông. Tôi c̣n không biết là những lá thư này có phải được viết ra để gửi cho chính ḿnh hay không nữa? Có lần tôi nghĩ phải chăng tôi viết nó để tự trấn an và để bản thân tôi chấp nhận con người của ḿnh. Nếu như cuối cùng tôi đă không gửi nó chỉ v́ tôi cảm thấy cái ḿnh vừa viết ra không có ư nghĩa ǵ cả và không thể nào khỏa lấp được sự trống vắng của nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn. Tuy nhiên, lần này th́ khác. Bây giờ chưa có thể nói là hoàn toàn, nhưng trong ḷng tôi, cuối cùng đă từ từ nẩy sinh t́nh cảm chấp nhận cái “sự cố” mà ông đă gây ra cho cuộc đời tôi.

Tuy nhiên, tôi không biết ḿnh phải bắt đầu bằng chuyện ǵ? Tôi có nên kể lại kỷ niệm hồi tôi c̣n nhỏ, lần đầu được gặp ông lúc ông mới đến Nhật? Hay là phải bắt đầu kể từ cái lần ông chạy bay đến và đẩy của gian pḥng tiền đường để lắc đầu rồi nói với tôi rằng: “Không xong rồi!” vào hôm mẹ tôi qua đời?

Thực ra, hôm qua, tôi vừa mới gặp ông. Dĩ nhiên ông không nhận ra sự có mặt của tôi và cũng không biết rằng ḿnh đang bị người khác nh́n. Ông ngồi vào bàn và cho đến khi đĩa cơm được mang tới, đă rút một quyển sách từ cái cặp nom cũ kỹ (trong đầu tôi, vẫn c̣n giữ h́nh ảnh về cái cặp đó) và bắt đầu đọc. Dáng dấp ấy khiến tôi hồi tưởng lại hồi xưa, khi c̣n là linh mục, ông vẫn có thói quen là trước giờ cơm, phải mở sẵn trước mặt ḿnh quyển sách chép các bài kinh đọc trong thánh lễ. Nơi ấy là một quán ăn nhỏ trong khu Shibuya và hôm đó sương mù đổ xuống thành một thứ mưa mịn. Bên kia cánh cửa sổ mờ hơi nước, tôi thấy mấy người khách bộ hành đang đi trên đường giống như những con cá đang bơi trong cái bồn kính của ngôi nhà trưng bày thủy tộc.Tôi đứng đó, mở rộng tờ báo thể thao ra xem, một tay  nâng th́a, đút những miếng cơm cà-ri (curry rice) vào miệng. Sở dĩ tôi làm như thế là v́ cái tin một tuyển thủ dă cầu của đội Taiyô (Whales) mà tôi là kẻ hâm mộ bị đem đi bán cho hội khác (trade) vừa được in và choáng cả một phần lớn trang nhất. Bên dưới đó, họ lại đăng một tiểu thuyết nhiều kỳ mà tác giả là một người bạn thân của tôi.

Khi tôi bất chợt ngẩng đầu lên th́ trong góc quán, có một người đàn ông ngoại quốc y phục màu đen đang sửa soạn ngồi xuống, lưng đâu về hướng tôi. Tôi ngạc nhiên quá sức bởi v́ người tôi vừa thấy chính là ông mà sáu năm nay tôi chưa gặp lại. Lúc đó, chỗ của ông với chỗ tôi cách nhau khoảng 20 mét và giữa chúng ta có xen khoảng 4, 5 anh tư chức hăng buôn đang cùng nhau ngồi quanh một cái bàn và ăn một món ǵ như là hăm-bác-gơ (hamburger steak). “Tay số đằng trước (front gear) khó sang tốc độ. Biết làm cách nào bây giờ?”. “Không, chắc không phải thế đâu!”. Tôi không hiểu họ nói chuyện ǵ, chỉ nghe những câu đối thoại như thế vọng tới tai ḿnh. Một người trong đám có cái đầu hói thật cao với một cái bớt màu đỏ sậm cỡ đồng 10 xu trên trán.

Ông đă mỉm cười hết sức thân thiện với cô hầu bàn trẻ vừa đem cốc nước đến, rồi đưa ngón tay chỉ chỏ vài chỗ trên thực đơn. Sau khi cô hầu bàn gật đầu và rời nơi đó, ông đă lấy từ cái cặp đen cũ kỹ đang đặt trên đầu gối ra một quyển sách bằng tiếng Anh và bắt đầu đọc. Thực ra tôi cũng không biết đó là sách tiếng Anh hay không nữa nhưng dù sao, đó là một thứ văn tự nằm theo hàng ngang. Tôi nghĩ thầm”Ông ấy già rồi nhỉ?”. Khi đánh giá “Ông ấy sao mà già thế!” hay phát biểu một câu như vậy, có lẽ tôi đă tỏ ra thất lễ đối với một vị giáo sĩ như ông, nhưng thực ra, hồi c̣n trẻ, ông hết sức đẹp trai. Khi tôi gặp ông lần đầu tiên ở cái bệnh viện Kobe ấy th́ tuy hăy là một cậu bé con, tôi đă lưu lại trong kư ức ḿnh h́nh ảnh khuôn mặt ông với như nét rạch ṛi như điêu khắc, đôi mắt trong và tím như hai quả nho để mà tấm tắc “Sao lại có người bảnh trai đến thế!”.Khuôn mặt ấy ngày nay đă bị tuổi già tàn phá, mái tóc màu hạt dẻ cũng trở thành thưa thớt (về điểm này, kẻ chỉ lưa thưa ba sợi tóc như tôi chắc cũng chẳng hơn ǵ). C̣n phía dưới mắt ông lại mọng lên như hai cái bọc màu đỏ, không khéo đă được ai chích chất nhựa xen-lô-ít (celloid, silicone) vào đó. Bên trong khuôn mặt của ông, kể từ khi “sự cố” ấy xảy ra, tôi đă thử đánh hơi cái mùi của sự cô độc. Và tôi cũng đă nhân đấy để t́m hiểu những cay đắng và lao khổ mà ông phải trải qua khi sống trên xứ người lại đèo ḅng vợ con và bươn chải để nuôi cả gia đ́nh trong lúc bạn bè th́ không có ai và đă mất cả những người có thể cứu giúp ḿnh.

Tôi những muốn đứng dậy, tiến về phía ông để cất một tiếng “Chào! Lâu ngày quá ngài nhỉ?” nhưng không làm được và cứ ngồi nguyên trên ghế. Giống như một nhân viên làm việc cho một văn pḥng thám tử tư, tôi vẫn giấu mặc đằng sau tờ báo và quan sát động thái của ông. Đúng là tôi đang nổi máu hiếu kỳ. Hứng thú nghề nghiệp của người viết tiểu thuyết cũng đóng thêm một vai tṛ trong đó nữa. Tuy nhiên, không chỉ có chừng ấy. Th́ ra lúc này, trong ḷng tôi đang có một cái lực giữ chân tôi lại. Nó gh́m không cho tôi tiến về phía ông. Lực đang giam chân tôi kia giống như cái ǵ th́ từ đây, tôi sẽ viết cho ông xem ngay trong bức thư này. Dù sao th́ tôi vẫn ngồi nguyên một chỗ, ḍm chừng ông trong im lặng. Rốt cuộc, cô hầu bàn đă mang một đĩa thức ăn đến cho ông và cũng như khi năy, ông đă mỉm cười gật đầu, thế rồi, ông đă lấy một chiếc mùi-soa đeo quanh cổ thay cho khăn giấy. Đằng này, tôi vẫn tiếp tục quan sát. Sau đó ông đă kéo ghế ra ngồi cho thẳng thớm rồi đưa ngón tay lên ngực và kín đáo làm dấu thánh giá thật nhanh để không ai chú ư. Lúc đó, ḷng tôi bỗng có một sự xúc động khó ḷng diễn tả. Phải rồi, tôi đă có lần cảm động như vậy. Có phải là cái t́nh cảm đó hay chăng?

Tôi không thể nào giải thích sức mạnh nào đă ngăn tôi tiến về phía ông. Nói cách khác, sức mạnh đó là một trong những ḍng chảy hết sức quan trọng đă h́nh thành nhân cách của tôi. Cho đến nay, với tư cách là một tiểu thuyết gia, tôi đă từng vục tay vào ḍng sông đó t́m chất liệu để viết ra biết bao nhiêu là tác phẩm tiểu thuyết. Tôi đă lượm lặt những ǵ giống như chất cặn ch́m dưới ḷng sông, rửa những thứ bụi bặm bám vào, vớt nó lên và tổ chức lại. Trong số đó vẫn c̣n có những thứ quan trọng mà tôi chưa đem lên được. Ví dụ người cha của tôi mà ông chưa hề gặp, cuộc đời của ông, người mẹ của tôi mà ông đă bao lần giúp đỡ giải quyết vấn đề...đó là những chuyện tôi chưa hề viết thành tiểu thuyết. Và tôi cũng chưa khởi công viết về chính con người ông. Không ! Tôi vừa nói dối đấy! Về chuyện của ông th́ từ khi trở thành nhà văn, tôi đă ba lần viết nhưng sau khi đă thay h́nh đổi dạng nhân vật để không cho ai đoán được là ông. Riêng ông th́, từ khi có “sự cố” kia xảy ra, đối với tôi, trong một khoảng thời gian dài, ông đă trở thành – đúng như người ta nói – nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của tôi. Gọi là dùng ông như nhân vật trung tâm để viết tiểu thuyết nhưng những quyển tôi viết ra không có quyển nào được xem như thành công. Nhưng tôi biết lư do của sự thất bại ấy! Đó là v́ tôi chưa nắm vững con người của ông. Tuy nhiên, dù thất bại hết lần này đến lần khác, h́nh ảnh của ông vẫn bám chặt trong ḷng tôi không lúc nào ngơi. Nếu đuổi được nó, tôi sẽ khỏe thân biết mấy! Thế nhưng, làm sao tôi đuổi ông lẫn mẹ tôi ra khỏi thế giới của ḿnh cho được!

Đôi khi có dịp nh́n lại cái ḍng sông đời ấy, lúc nào trong trí tôi cũng hiện ra h́nh ảnh ngôi giáo đường nhỏ bé vùng Hanshin[1] nơi tôi đă được làm lễ rửa tội. Bây giờ cái nhà thờ Công Giáo nhỏ nhắn đó vẫn c̣n nằm nguyên nơi đấy.Cái tháp nhọn nhái phong cách Gô-tích (Gothic), cây thập giá mạ vàng và mảnh sân có trồng cây trúc đào nữa. Và như ông cũng biết, khoảng thời gian đó, mẹ của tôi - v́ cái tính quyết liệt của bà – đă chia tay ông bố tôi và dắt hai anh em tôi rời bỏ thành phố Đại Liên bên Măn Châu để về nước, được người chị của bà cưu mang và sống ở vùng Hanshin. Bà bác (d́) tôi là một người hết sức mộ đạo, mẹ tôi lại sống cô độc, nên cuối cùng đă nghe theo lời khuyên của chị ḿnh, bắt đầu t́m nguồn an ủi trong lẽ đạo. Thế rồi, dĩ nhiên là tôi đă được bác và mẹ ḿnh đem theo mỗi khi họ đi xem lễ ở ngôi nhà thờ đó. Nơi ấy có một cha xứ người Pháp lo việc d́u dắt con chiên. Khi chiến tranh trở nên ác liệt, vị cha xứ xuất thân từ vùng núi non Pyrénées đă bị hai người hiến binh ập vào nhà giải đi. H́nh như ông ta bị nghi ngờ là làm gián điệp.Tuy nhiên, chuyện nói trên dù xảy ra thật nhưng chỉ măi về sau.

Lúc đó, chiến sự bên Trung Quốc đă bắt đầu nhưng ở Nhật, giáo hội Công Giáo vẫn chưa lâm vào cảnh khổ. Đêm Giáng Sinh, giữa trời khuya, những hồi chuông Ha-Lê-Lu-Gia vẫn c̣n được đánh lên và ngân xa, lễ Phục Sinh vẫn có hoa trang trí các cánh cửa. Các chú bé tinh nghịch trong xóm như bọn chúng tôi vẫn có dịp say sưa ngắm nghía mấy thiếu nữ đội khăn voan trắng toát trông chẳng khác những cô gái nước ngoài. Vào dịp lễ Phục Sinh như thế, vị cha xứ người Pháp thường bắt đám trẻ con sắp thành hàng mười đứa và đặt câu hỏi cho mỗi đứa: “Con có tin Đức Chúa Ki-Tô hay không?”. Từng đứa một sẽ trả lời: “Con tin!” và bọn chúng lập đi lập lại như những con két. Tôi cũng là một trong đám con nít đó và đă bắt chước chúng mà trả lời bằng cách gân cổ lên, hô thật to: “Vâng. Con tin!”.

Vào dịp nghỉ hè, có một anh chủng sinh đang học giáo lư thường đến cho bọn trẻ con xem những vở kịch soạn bằng tranh giấy (kamishibai) và cũng hay hướng dẫn chúng tôi leo núi (hiking) trên ngọn Rokkozan (Lục Giáp Sơn) gần bên. Sau khi anh ta về quê th́ chúng tôi lại tổ chức chơi ném bắt bóng dă cầu (catchball) trong sân nhà thờ. Mỗi lần có quả bóng nào lạc hướng mà va vào cửa kính là cha xứ người Pháp lại tḥ cái mặt đỏ phừng phừng ra ngoài và trút sự tức bực lên lũ nhóc. Thêm vào đó, bà mẹ - người đă ly hôn với ông bố tôi – hầu như mỗi ngày đều bàn bạc với bà chị, tuy không biết về đề tài ǵ nhưng gương mặt của bà lúc nào cũng u ám. Dù vậy, so với thời ở Đại Liên, tôi không c̣n khốn khổ v́ phải chứng kiến cha mẹ ḿnh căi cọ liên miên. Có thể nói trong là thời gian này, ít nhất cuộc sống của mẹ con tôi đă ngăn nắp đi một phần nào.

Ở giáo phận đó, đôi khi lại có một ông già ngoại quốc t́m đến. Đang chơi dă cầu mà tôi cũng đă thấy ông ta và nhận ra rằng ông lúc nào cũng chọn lúc tín đồ thưa thớt để lén lút chui vào chỗ ở của cha xứ. Mỗi lần tôi hỏi mẹ và bà bác “Ai đó vậy?”, không hiểu tại sao cả hai đều đưa mắt lảng ra chỗ khác và giữ im lặng.Thế nhưng chính những người tôi quen biết đă cho tin tức về người đàn ông tàn tật, mỗi khi bước, cứ phải lết chân này. “Thằng chả là kẻ đă bị tống cổ đi đấy!”. “Tiếng là cha xứ mà ông ta lại đi cưới một bà người Nhật nên bị đuổi ra khỏi giáo hội. Tín đồ ai cũng giữ mồm giữ miệng, như thể lo sợ nếu nói ra cái tên ấy, đức tin của họ sẽ bị vấy bẩn”. Người duy nhất kín đáo gặp ông ta chỉ có vị cha xứ người Pháp xuất thân từ vùng núi non Pyrénées. Riêng về phần tôi th́ tuy có sợ hăi sự có mặt của ông già đó, nhưng trong nỗi sợ lại có pha một chút hiếu kỳ và một ít khoái cảm nên đă lặng lẽ ḍm ngó hành vi của ông. Hồi nhỏ, khi ở Đại Liên, trong cái thị trấn ở xứ thuộc địa này, tôi đă nhiều lần gặp những ông già Bạch Nga bị đuổi ra khỏi tổ quốc. Thế nhưng trong đám họ, có mỗi ông lăo chuyên môn đem bánh ḿ Nga (Rusian pan) đến bán trong khu dân cư người Nhật là có khuôn mặt từa tựa ông già này. Cả hai người đều giống nhau ở chỗ họ mặc một chiếc áo khoác nom cũ kỹ, đáng lẽ ra phải nói là rách tươm th́ mới hợp t́nh hợp cảnh. Cả hai ông đều quấn một cái khăn quàng đan lối thủ công và kéo lê đôi chân bị bệnh thấp khớp, đôi khi lại làm một cử chỉ y hệt nhau là móc ra một chiếc khăn tay lớn và nhớp nhúa để đưa lên mũi hỉ và khịt một tiếng rơ to. Bây giờ nhớ lại tôi mới thấy là cái bóng đen cô độc mà họ mang theo người nào có khác ǵ mớ hành lư của những kẻ bị xua đuổi ra khỏi cái đoàn thể vốn từng chi viện họ hết ḿnh.

Đó là một buổi chiều trong thời gian nghỉ hè và tôi đang bước trên đường. Có lẽ là tôi đang định đi chơi dă cầu hay cái ǵ đó. Trước cánh cửa giáo đường đang lóa lên trong ánh nắng chiều, đột nhiên, tôi suưt đâm vào người ông lăo ấy. Tôi không hề dự tưởng là ông ta từ nơi đó tiến về phía ḿnh nên đă ngạc nhiên và đứng ngây ra, người cứng như đá. Thấy thế, ông lăo bèn nói với tôi hai ba tiếng ǵ đó nhưng tôi không hiểu nội dung. Tôi chỉ cảm thấy khó chịu và sợ hăi. Tôi bèn lắc đầu và định chạy nhanh về phía mấy bậc thang đá dẫn lên thánh đường. Vừa lúc ấy, bỗng có một bàn tay to lớn nắm lây bả vai tôi rồi ông lăo ấy nói với tôi dăm ba câu tiếng Nhật khập khiểng mà tôi đoán là: “Đừng lo lắng!” hay “Không có việc ǵ mà em phải sợ!”. Hơi thở của ông rất thối. Tôi bèn vắt gị lên cổ bỏ chạy. Duy lúc đó, cái tôi c̣n nhớ là đôi mắt buồn bă của người trước mặt đang chăm chú nh́n ḿnh vẫn ánh lên một màu tím quả nho.Về đến nhà rồi, tôi mới đem chuyện vừa xảy ra học lại cho mẹ nghe nhưng thấy bà cứ im lặng. Chỉ hai, ba hôm sau th́ đương nhiên là tôi cũng quên bẵng chuyện đó.

Có một chuyện lạ là chừng một tháng sau khi xảy ra biến cố ấy, ông đă xuất hiện. Bây giờ nhớ lại, tôi không thể nghĩ ǵ khác hơn là sự ngẫu nhiên đó đă đóng một vai tṛ quan trọng trong cuộc đời của tôi. Một năm trước đây, trong khi đang viết một cuốn truyện dài, đôi khi tôi có suy nghĩ về sự ngẫu nhiên nói trên. Trong cuốn tiểu thuyết đó, tôi đă đưa ra hai khuôn mặt để so sánh với nhân vật chính: một khuôn mặt mệt mỏi, ră rời và hốc hác của chúa Ki-Tô trên tấm ảnh mà con chiên sẽ phải dẫm lên (fumie) và một khuôn mặt khác cũng của Chúa nhưng b́nh yên, thanh thoát, đầy nhiệt t́nh và sức sống thấy trong các bức tranh tôn giáo phương Tây. Hai h́nh ảnh đă đến trong ḷng tôi lúc cầm bút viết là khuôn mặt của ông vào thời điểm ấy và khuôn mặt của lăo già đă bị đuổi ra khỏi hội thánh.

Mùa thu năm đó, tôi bị chứng sưng ruột thừa phải vào nằm trong bệnh viện Seiai (Thánh Ái) ở Nada. Hôm sau khi tháo chỉ vết mổ, trong lúc tôi được bác và mẹ cho ăn cháo, đột nhiên ông đă bước vào pḥng bệnh viện. Bà bác và mẹ tôi ngạc nhiên, đứng cả dậy.Không phải họ ngạc nhiên v́ sự có mặt của một vị linh mục. Cho đến lúc đó, người mà chúng tôi gặp chỉ là các cha xứ, dẫu là cha xứ của giáo phận chúng tôi hay một của một nơi khác và họ chỉ là những người đàn ông xương xẩu với cặp mắt kính tṛng dày cộm mà thôi. Đặc biệt nếu có một cha xứ Nhật Bản th́ chúng tôi sẽ xem cung cách để đoán ông ta là người Nhật chính gốc hay là người Nhật đời thứ hai (nisei). Lúc đó, khi cánh cửa buồng mở ra, ông đă xuất hiện và dáng điệu hoàn toàn không giống ai hết. Thân thể săn chắc của ông được bó gọn trong một tấm áo chùng đen có cổ kiểu giáo hội (Roman collar) may cắt kỹ lưỡng, c̣n khuôn mặt đầy đủ chất dinh dưỡng kia đang hé nở một nụ cười nho nhă. Tất cả đă đủ làm cho ba người Nhật chúng tôi phải bối rối. Sau khi kính cẩn chào bà bác và mẹ, ông đă nh́n xuống tôi, lúc ấy đang cầm nguyên bát đũa trên tay và ngây ra như phổng đá. Tiếng Nhật của ông nghe thật lưu loát. C̣n tôi th́ vừa quệt mồ hôi trán vừa cố gắng t́m câu trả lời. Nào là “ Vâng, cháu khỏe rồi ạ!”, “Dạ không, cháu chẳng thấy buồn ǵ cả” vv... Thế rồi, sau khi ông bước ra khỏi pḥng và tôi thốt lên: “Ngài đẹp trai ghê!”, chợt thấy mẹ tôi cất tiếng thở dài: “Phí quá nhỉ! Một người như vậy mà không chịu kết hôn, chỉ làm linh mục” và bác tôi bắt đầu tỏ ra bực tức khi thấy cô em gái không biết giữ lời.

Thế nhưng h́nh như mẹ tôi thích ông thật t́nh. Mỗi lần đến bệnh viện thăm tôi, lúc nào bà cũng hỏi tôi xem ông đă đến hay chưa!

-Mẹ chỉ nhiễu sự. Con đâu thèm để ư ba chuyện đó!

Không hiểu sao tôi lại đâm ra khó chịu và trả lời mẹ bằng một giọng xấc xược như vậy. Thế nhưng mẹ tôi, với cái tính hiếu kỳ rất đàn bà đă t́m hiểu để biết cả những chi tiết như việc ông vốn là một quân nhân từng theo học ở  trường sĩ quan, sau đó đă chuyển hướng và chọn con đường giáo sĩ để vào Thần học viện rồi sang Nhật, lại từng sống trong chủng viện Kakogawa một năm trời vv.

-Đức cha không phải là một linh mục xoàng đâu nhé! Ngài sinh trong một gia đ́nh học giả đấy. Người mẹ nào có được một đứa con lỗi lạc như ngài chắc phải hănh diện lắm.

Mẹ nói như thể khuyến khích tôi nhưng phần tôi th́ tuy chỉ là một đứa bé con nhưng đă cảm thấy rằng đó không phải là những lời mà một người mẹ bắt con ḿnh phải nghe.

Sau khi tôi đă xuất viện, thỉnh thoảng mẹ vẫn dắt tôi đến bệnh viện trở lại. Nghe các giáo sĩ khác giảng, bà vẫn chưa cảm thấy thỏa măn.Tuy đă xong lễ rửa tội nhưng đối với người vốn thích sự toàn hảo th́ sự xuất hiện của ông đă làm cho bà cảm thấy như kẻ đang khát mà được uống đến thỏa thuê. C̣n con người qui củ, sống ở đời như bước trên mặt đường tráng nhựa an toàn kiểu bố tôi th́ không thể nào chịu đựng được lối sống của bà. Để khỏi rơi vào sự cô độc, có một lúc bà đă nghe theo lời khuyên của chị ḿnh và bắt đầu lui tới với giáo hội Cơ Đốc nhưng giờ đây bà đă vào đạo hẳn. Cùng với công việc dạy âm nhạc ở một vài ngôi trường vùng Hanshin, bà bắt đầu ngấu nghiến đọc những quyển sách ông cho mượn. Kể từ thời gian đó, cuộc sống của bà đă hoàn toàn thay đổi. Bà tự trói ḿnh trong một kỷ luật cầu kinh nghiêm khắc và bắt cả tôi phải làm theo. Mỗi sáng, bà kéo tôi dự lễ Misa, c̣n mỗi khi có chút thời giờ th́ bắt lần xâu chuỗi mân côi (Rosario). Bà c̣n bắt đầu có ư định nuôi dạy tôi theo kiểu mà trong tương lai, tôi có thể trở thành linh mục giống ông.

Tôi không muốn viết ra đây sự giao du về mặt tinh thần giữa ông với mẹ tôi đâu. Thế nhưng hai năm sau, ông đă đến thăm bà bác và mẹ tôi mỗi thứ bảy sau khi đă nhận nhiệm vụ làm linh mục cố vấn cho hai người. Bạn của bà bác và tín đồ trong giáo hội cũng đến họp hành với chúng tôi. Bây giờ, tôi phải nói trắng ra là mọi sự thống khổ của tôi đă bắt đầu từ cái hôm ông ghé nhà chơi. Từ đó, mẹ càng ngày càng khắt khe với tôi hơn bởi v́ bà đă bắt tôi đi rửa tay, đi cắt tóc và c̣n ra lệnh “Khi Đức cha đến th́ mày phải chỉnh tề đấy nhé!”. Khổ nỗi, khi chen chân vào trong đám người lớn để nghe những điều ông bảo ban, đứa trẻ như tôi nào đă hiểu được ǵ! Không biết v́ quá căng thẳng hay vốn mang một thể chất yếu đuối (chắc ông chả lạ ǵ chuyện sức khỏe tôi vốn èo uột từ bé), chỉ đứng bên cạnh mẹ và chống lại cơn buồn ngủ là tôi đă hết hơi. Đến đây th́ những chuyện như Kinh Thánh Cựu Ước hay Tân Ước, Ki-Tô hay Môi-Se (Moise) đối với tôi th́ ra sao cũng được. Lấy tay bấu vào đùi ḿnh hay nghĩ sang chuyện khác, v́ quá chán nên mi mắt càng ngày càng nặng và cố gắng chống lại cơn buồn ngủ đang hành. Chỉ v́ sợ hăi cắp mắt nghiêm khắc của mẹ đang nh́n ḿnh trừng trừng, rốt cuộc tôi đă làm đủ cách để thành công việc ngăn chặn giấc ngủ đang kéo tới và chịu đựng như thế trong một tiếng đồng hồ.

Những buổi sáng mùa hè th́ không nói ǵ, nhưng ngay cả những sáng mùa đông, mẹ cũng không cho phép tôi trễ năi việc đi nhà thờ. Từ năm giờ rưởi sáng! Lúc ấy, màn đêm hăy c̣n trải rộng đến phân nửa bầu trời và trong lúc những nhà khác vẫn c̣n ch́m trong giấc ngủ th́ tôi đă phải lẳng lặng bước sau lưng bà, phà hơi thở vào tay cho đỡ cóng và bước về hướng nhà thờ trên một con đường đầy sương giá. Tôi đă phải đứng dưới ánh đèn tù mù bên cái bục giảng của ông cha xứ người Pháp nọ, hai tay chấp lại, c̣n người th́ cúi gập, một ḿnh đọc kinh lễ Misa. Những cái bóng đang qú bên trong cái giáo đường lạnh lẽo và in lên vách chỉ là bóng của hai bà lăo và của hai mẹ con tôi. Mỗi khi nhận ra rằng tôi chỉ giả vờ đọc kinh và đang ngủ gật là mẹ lại quắc mắt nh́n với cái nh́n đầy hăm dọa. 

-Mày đi lễ kiểu đó th́ mai sau làm sao thành người như Đức cha được chứ?

Đức cha ở đây chính là ông đó! Đối với bà, ông là h́nh ảnh lư tưởng mà trong tương lai, bà muốn tôi phải đạt tới. Tôi phải trở thành một con người như thế. Tất nhiên là tôi đă phản ứng ngược lại. Tôi không thích chút nào bộ quần áo sạch sẽ ông mặc, khuôn mặt và những ngón tay được ông chăm chút một cách thanh lịch.Tôi ghét cả nụ cười mỉm đầy tự tin của ông, cả học vấn lẫn ḷng tin tôn giáo của ông. Ông c̣n nhớ điều đó không? Từ hồi đó, thành tích nhà trường của tôi đă bắt đầu suy thoái. Tuy thuở ấy, tôi chỉ mới học năm thứ hai trung học nhưng đă bắt đầu cố t́nh muốn ḿnh trở thành một thiếu niên biếng nhác và hư hỏng. Lư do là khi trở thành một kẻ biếng nhác và hư hỏng như thế, tôi mới có thể thực sự sống trái ngược với phong cách của ông! Bắt đầu từ sự phản kháng đối với người mẹ những muốn nuôi dạy con ḿnh rập khuôn theo cách sống đầy tự tín và ḷng tin tôn giáo sâu sắc như ông, tôi đă cố t́nh bỏ bê học hành để trở thành một đứa học tṛ bét lớp. Dĩ nhiên, trước mặt mẹ, tôi vẫn ngồi vào bàn học ra dáng siêng năng nhưng thực sự th́ tôi chẳng học hành ǵ ráo.

Vào thời đó, tôi có nuôi một con chó. Đó là một con chó tạp chủng  (zasshu’inu) mà tôi đă xin được từ cửa hiệu bán lươn (unagiya) gần nhà. Không anh không em bên cạnh, cha mẹ lại trải qua một cuộc ly hôn phức tạp và không có một người bạn nào có thể thực sự chia sẻ được nỗi buồn đó nên tôi hết sức thương con chó khờ khạo này.Cho đến nay, trong những cuốn tiểu thuyết của tôi, đôi khi cũng thấy xuất hiện những con chó và chim nhỏ nhưng không phải là tôi muốn dùng chúng chỉ để làm cảnh. Thời gian đó th́ đối với tôi, tôi có cảm tưởng sinh vật duy nhất có thể hiểu được cái tâm trạng cô độc của một thiếu niên như tôi chỉ có thể là con chó tạp chủng ấy thôi. Cho đến bây giờ, mỗi khi nh́n khóe mắt buồn rưng rưng của một con chó, chẳng hiểu sao tôi lại liên tưởng đến đôi mắt của Chúa Ki-Tô. Dĩ nhiên, Đức Chúa Ki Tô ấy không phải là một người ngày xưa đầy tự tin về cách sống của ḿnh như ông đâu. Đó là một Đức Chúa mệt mỏi và phờ phạc trong bức tranh thánh dùng để dẫm lên (Fumie) đang đăm đăm nh́n về phía những kẻ đang đưa chân chà đạp mặt ḿnh.

Như lệ thường, mỗi lần thành tích học tập bết bát, tôi phải hứng cơn thịnh nộ của mẹ. H́nh như bà cũng đă đến gặp ông để bàn bạc. Do đó, ông đă có lần nghiêm nghị khuyên tôi nên cố gắng học hành để mẹ khỏi lo buồn. Phần tôi th́ cứ th́ thầm trong bụng: “Ôi! Cái ông Tây này, biết ǵ mà nói!”. Và rồi chỉ mượn cớ là cái người đi khuyên bảo tôi lại là ông nên càng đâm ra chểnh măng việc học. Có thể ông từng chỉ vẻ cho bà bác và mẹ tôi rằng, trong gia đ́nh Tây phương, người ta không hoàn toàn né tránh việc phạt đ̣n trẻ con và chỉ cần chúng không chịu nỗ lực là đủ để nhận h́nh phạt rồi. Thế rồi, để phạt tôi sau khi kết quả học kỳ thứ ba vẫn cho thấy sự sa sút, mẹ tôi đă ra lệnh tôi phải đem con chó cưng đi vứt.

Ngay cả bây giờ, tôi vẫn c̣n nhớ sự cay đắng đă đến trong ḷng tôi lúc ấy. Dĩ nhiên là tôi không nghe theo cách dạy dỗ như vậy. Thế rồi, khi ở trường về, tôi đă không c̣n thấy bóng con vật yêu thương đâu cả. Mẹ tôi đă nhờ mấy cậu học việc bên hàng xóm đưa con chó đi đâu mất tích.Chuyện nhỏ cỡ này chắc ông không nhớ đâu. Có phải ông chỉ thấy con chó đó là một chướng ngại vật cản trở sự tập trung vào việc học của tôi và việc đem vứt nó đi đến từ ḷng tốt muốn giúp đỡ tôi. Dĩ nhiên giờ đây tôi không có chút ǵ để oán hận ông về chuyện con chó nhưng một trong những lư do tôi gợi lại chi tiết nhỏ nhặt kia trên mặt giấy này là để cho mọi người thấy nó là một hành vi phản ánh đúng nhân cách của ông. Nghĩa là cái ông ghét nhất là sự yếu ớt, chểnh măng hay sa đọa, dù chính nơi ông hay nơi người khác. Có lẽ truyền thống gia đ́nh ông là như thế chăng? Hoặc giả giáo dục quân nhân mà ông tiếp thu khiến ông trở thành như vậy cũng không chừng?. “Đă là người, phải mạnh mẽ, phải năng nỗ. Trong sinh hoạt cũng như trong tín ngưỡng, phải luôn luôn tôi luyện!”. Tuy ông không nói ra một câu như thế nhưng ông đă hành động một cách thực tiễn. Dù bận bịu truyền đạo đến đâu, ông không hề lơi là công tŕnh nghiên cứu cá nhân về Thần học và điều đó th́ ai nấy đều biết. Không có điểm nào có thể chê trách ông. Mọi người (trong số đó có mẹ tôi) đă xem ông như một nhân vật lỗi lạc và hết sức tôn kính ông. Vậy mà chỉ có một người, người đó là tôi, với tấm ḷng trẻ thơ, đă bắt đầu cảm thấy khổ sở v́ sự toàn hảo, không t́ vết của ông.

Điều bất hạnh đến với tôi lúc đó là ông nhận một công việc mới. Một kư túc xá dành cho sinh viên và học sinh Ki Tô Giáo đă được dựng lên trên vùng đất cao ở Mikage và linh mục tuyên úy của bệnh viện Seiai (Thánh Ái) là ông đă được chỉ định làm người chỉ đạo tinh thần cho lưu trú sinh ở đó. Trong các cuộc hội họp nghe giảng KinhThánh, trước mặt đám đông, lúc nào ông cũng làm ra vẻ ái ngại và từng tuyên bố “Tôi không hợp với những chức vụ như thế này nhưng v́ là mệnh lệnh bên trên nên đành chấp nhận”. Điều này chứng tỏ rằng ông không hứng thú với công việc của ḿnh cho lắm. Một hôm trên đường về, mẹ đă bất chợt hỏi xem tôi có thích vào kư túc xá ấy sống thử hay không. Có lẽ mẹ nghĩ rằng nếu có cơ hội sống gần ông thêm th́ thành tích học tập trên đà sa sút của tôi có thể trở lại như xưa. Bà cũng nghĩ rằng về phương diện tôn giáo, tôi cũng có thể tiến bộ hơn.Tuy tôi bao lần đă giẫy nẫy trước đề nghị đó, nhưng như ông đă biết, tính t́nh mẹ tôi khắt khe như thế nào rồi. Năm đó, khi tôi đem quyển thông tín bạ không mấy đẹp đẽ của tôi về nhà, bà đă gửi tôi vào kư túc xá nơi ông vừa nhận nhiệm vụ giám sát được nửa năm.

Đó là một kư túc xá rất nghiêm khắc, không biết nó có rập theo khuôn mẫu kư túc xá thuộc Thần học viện hay là kư túc xá của một học viện quân sự thời ông hay chăng?. Không phải muốn kiếm cớ để bào chữa cho ḿnh nhưng hồi đó, tôi cũng cố gắng lắm đấy. Dù vậy, tất cả chỉ là công cốc v́ kết quả không như ư. Ông hay dặn tôi là “Cứ làm hết sức là được!” nhưng coi bộ nó không phải là điều ông nghĩ. Dù việc tôi làm không chút ác ư nhưng ông vẫn thấy được cái chỗ yếu kém của tôi. Ông bảo “Cháu hăy v́ mẹ!” mà rèn lại và gơ lại thêm lần nữa. Thế nhưng tôi có cảm tưởng là cái chùy mà ông vừa nói tới đă đập nát đời tôi.

Nếu tôi viết ra từng chuyện một th́ sẽ không bao giờ chấm dứt. Không hiểu ông có c̣n nhớ ra một chuyện như thế này không nhỉ? Những sinh viên lưu trú trong cư xá (tuy nói thế nhưng phần lớn là các anh học sinh trường nghề trở lên, lứa tuổi c̣n học trung học chỉ có tôi và một người nữa là cậu N.) mỗi sáng sau khi thức dậy vào lúc 6 giờ và xong lễ Misa, trước giờ ăn sáng, đă phải theo ông tập chạy bộ trên một con đường núi đằng sau cư xá như một tiết mục bắt buộc trong ngày. Chuyện như vậy thực t́nh tôi không đương nổi. Đối với người đă được huấn luyện quân sự như ông hay các anh sinh viên có thể không thành vấn đề nhưng một đứa trẻ yếu đường hô hấp như tôi th́ chưa chi, mắt đă hoa lên và hết thở nổi. Sau khi chạy xong, tôi thường đổ mồ hôi hột và mệt lả không muốn ăn uống, đôi khi c̣n bị triệu chứng thiếu máu lên năo. Do đó, tôi mới đổi cách chạy sao cho khỏi mệt với dụng ư đánh lừa mắt ông. Cuối cùng, cái tṛ đó đă bị ông khám phá. Lúc ấy, ông đă bảo là những ǵ cậu N, vốn cũng là học sinh trung học làm được, tất tôi cũng phải làm được. Thế nhưng một người tráng kiện như ông th́ làm sao hiểu được t́nh cảm của kẻ thể chất ốm yếu khi bị bắt phải huấn luyện như thế. “Cháu xem! Mọi người đều hăng hái tập chạy bộ để thân thể cường tráng. Sao mỗi ḿnh cháu là không chịu cố gắng?” Đó là những lời ông phán quyết về tôi. Ông coi tôi như là một thiếu niên tự chuyên, không biết thích ứng với những hoạt động tập luyện có tính cách đoàn thể.

Mỗi ngày, đám học tṛ đều đi đến lớp của họ nhưng khi từ trường về, sau giờ cơm chiều là phải nghe bài giảng của ông. Có lúc tôi vừa nghe vừa ngủ gật. Đến khi vào pḥng lễ bái (chapel) cầu kinh, tôi cũng ngủ gật. Thân thể tôi ốm yếu như thế nên sau khi đă mệt mỏi v́ những giờ học chữ và giờ huấn luyện quân sự ở trường trung học, th́ ông phải biết cho rằng tôi c̣n sức đâu mà nghe những bài giảng khó khăn về Thần học, hở ông?

Trong một buổi tối như thế đó, lúc cả bọn đang nghe ông giảng Thần học th́ giống mọi lần, tôi đă bắt đầu lắc lư như con tàu say. Tuy đang ngồi ở trong một góc sâu, h́nh như tôi đă phát ra một tiếng ngáy khe khẽ. Nhận ra là tôi đang ngủ gật, ông đă ngưng phắt bài giảng. Được cậu N., người ngồi bên cạnh, thúc nhẹ vào sườn ra hiệu, tôi mới ngạc nhiên mở mắt. Mắc cỡ quá v́ lúc ấy, nước răi từ khóe miệng đă chảy xuống làm ướt cái áo mặc bên trên. Cả bọn bắt đầu cười nhưng v́ đụng phải cái nh́n nghiêm khắc của ông nên họ đă nín ngay. Đột nhiên, ông đă vung một cánh tay lên:

-Cút đi! (Dete ike!)

Ông đă quát to và bằng tiếng Nhật. Đây là lần đầu tiên tôi thấy bộ mặt đỏ bừng lên v́ giận dữ của ông. Ngày thường, tôi chỉ chứng kiến cảnh ông mỉm cười vui vẻ và lịch sự với bà bác, với mẹ tôi và với những tín hữu khác cho nên gương mặt đầy nộ khí đến méo xệch như hôm đó là cái tôi chỉ mới thấy lần đầu. Ông không giận dữ v́ tôi ngủ gật. Ông chỉ giận tôi v́ trong bất cứ trường hợp nào, tôi cũng vịn vào lư do ốm yếu để không tuân thủ kỷ luật trong nếp sống ở cư xá. Đó là điều về sau này ông đă giải thích cho bà bác và mẹ tôi nghe. Có lẽ là đúng như thế.Tôi nh́n nhận ḿnh là một lưu trú sinh luôn luôn có lư do để không tuân thủ chương tŕnh hằng ngày của cư xá. Cũng như ông nói, tôi xin nhận là ḿnh chưa cố gắng đủ. Thế nhưng việc thân thể tôi không cho phép tôi theo nỗi sinh hoạt lư tưởng mà ông đề ra cũng là điều rất thật. Không phải cái tôi giờ đây đang muốn biện hộ cho cái tôi ngày đó đâu. Tôi chỉ xin thưa rằng thiện chí và ư chí của ông chỉ có hiệu quả khi áp dụng cho kẻ mạnh, c̣n như khi đem áp dụng cho kẻ yếu, nó chỉ gây ra sự nghiệt ngă. Có thể bảo là thay v́ đem lại một kết quả ǵ đó, nó khiến cho đối tượng bị tổn thương một cách vô ích.

Rốt cuộc, vào cư xá của ông chưa được mười tháng, tôi đă ra khỏi đó để về sống với mẹ. Dù con trai ḿnh bị xem là đứa biếng nhác nhưng với bản tính của một người mẹ đơn thân, bà luôn cố t́m ưu điểm và sở trường của tôi, chứ về phía ông th́ kể từ dạo đó, ông đă thất vọng và khinh miệt tôi hẳn. Tuy thái độ này đă có từ xưa nhưng lúc sau này, ông dần dần không c̣n muốn bắt chuyện với tôi nữa. Như vậy, giấc mơ của mẹ - cái giấc mơ muốn tôi trở thành một linh mục như ông – đă hoàn toàn sụp đổ.

Tôi thử đọc lại những ǵ ḿnh vừa viết đến đây, v́ tôi lo lắng không biết có điều ǵ gây hiểu lầm cho ông không. Nhất là tôi không bao giờ dám quên những cảm t́nh nồng hậu mà ông đă dành cho gia đ́nh chúng tôi. Có lẽ nhờ có sự hiện diện của ông mà mẹ tôi đă vượt qua được những bế tắc của thời kỳ hậu ly hôn và khiến cho niềm tin Ki-Tô giáo trở thành tôn giáo của bà. Nó đă nâng đỡ bà cho đến khi bà mất. Riêng tôi th́ lúc nào cũng cảm tạ ông bởi lúc nào ông cũng có mặt bên mẹ tôi những lúc bà cần và cho đến giờ phút cuối.

Tuy nhiên, ở đây tôi muốn nói đến một chuyện khác.Theo tôi th́ ở đời, nếu có người mạnh th́ cũng có người yếu. Vào thời điểm đó, ông chính là một con người rất mạnh. Ngược lại, tôi chỉ là một kẻ nhát nhúa, thiếu cá tính. Ông tự tin về cách sống, về tín ngưỡng, về thể xác, về tất cả những ǵ liên quan đến ḿnh. Khi đến Nhật Bản truyền giáo, ông đă mang theo một niềm tin như đinh đóng cột. Phần tôi th́ cho đến nay, tôi chỉ là một gă đàn ông chưa lần nào biết tự tin và chẳng có một niềm tin nào cả. Bây giờ, may ra ông mới chịu hiểu là có người như vậy, chứ lúc trước nhất định ông đă lắc đầu quầy quậy. Ông lắc đầu bởi v́ ông tin rằng đă là người th́ phải biết tuyên bố một cách mạnh dạn rằng suốt đời tôi sẽ nỗ lực để hướng về những giá trị cao cả hơn. Thế nhưng sự mạnh mẽ ấy vẫn ngầm chứa một mối nguy hiểm. Nó giống như một cái bẫy đang giăng ra hay một lớp băng mỏng nằm dưới bàn chân mà ta không ngờ tới. Không phải là đợi đến 15 năm sau, ông mới hiểu rằng chính từ nơi đó, một tôn giáo thực sự đă bắt đầu?

Cái năm mẹ mất là lúc tôi vừa xong cấp hai và chưa thi đổ vào một trường cấp ba nào, nói đúng ra là lúc tôi đang bước vào năm thứ hai của cuộc sống lang thang không bến đậu (rônin). Thi bao nhiêu hỏng bấy nhiêu, hỏng đến độ người mẹ khắt khe là thế mà không c̣n biết nổi giận, bà mệt mỏi đến độ chỉ thở dài thườn thượt v́ tôi. Bây giờ mỗi khi nhớ lại khuôn mặt của mẹ thời ấy, tôi hăy c̣n đau nhói trong tim.Từ lúc đó trở đi, bà thường dễ mệt, đôi khi than là ḿnh chóng mặt, Một hôm, ông đă đưa mẹ tôi vào một bệnh viện để khám và thấy huyết áp của bà lên khá cao. Tuy nhiên mẹ tôi vẫn chăm chỉ làm việc như mọi ngày, sáng nào cũng dự lễ Misa và giữ đúng mọi  qui luật nghiêm khắc trong sinh hoạt.

Giờ khắc mẹ qua đời, tôi trót đi xem chớp bóng cùng chúng bạn. Khoảng thời gian đó, tôi hay dối mẹ là ḿnh đang đến lớp luyện thi để rồi suốt nửa ngày trời cứ chui rúc trong các quán nước và rạp phim ở khu Mimiya. Cuối tháng 12, khi tôi từ rạp bước ra th́ trời đă sụp tối. Tôi lại gọi điện thoại định đánh lừa mẹ rằng tôi đang có một cuộc thi thử. Thế nhưng không ngờ người cầm ống nghe ở đầu dây bên kia lại là ông! Lần đầu tiên tôi mới biết rằng mẹ bị ngă ở ngoài đường và khi nhận tin cấp báo, ông đă tất tả đến nơi, phân công ngay cho mọi người t́m kiếm xem tôi đang ở đâu. Mới nghe giọng của ông hỏi: “Cháu đang ở đâu đấy?” là tôi đă vội vàng cúp máy. Ngồi trên chuyến xe điện Hanshin để về nhà tôi thấy ḿnh sao mà xui xẻo đến thế. Trên đường về, tôi nghĩ ḿnh chưa bao giờ chạy với một tốc độ nhanh như vậy. Vừa bấm chuông xong, người ra mở cửa gian tiền đường chính là ông. Ông chỉ th́ thào có một câu: “Không xong rồi!”. Mẹ đă được đặt nằm trên giường, giữa đôi mày vẫn c̣n in một chút dấu vết của sự khổ muộn. Bà bác và các tín hữu trong giáo hội đang tụ tập chung quanh và tôi cảm thấy mọi ánh mắt trách móc của họ như đang đổ dồn vào ḿnh và tôi chỉ c̣n biết chăm chú nh́n vào khuôn mặt của người chết bấy giờ đă đổi sang màu sáp. Lạ thay, lúc ấy tôi như mất đi ư thức, không c̣n cảm thấy ǵ, ngay cả nỗi buồn và ḷng cay đắng. Tôi chỉ ngẩn ngơ thôi. C̣n ông th́ giữ im lặng. Kẻ khóc được là những người khác.

Đám tang xong xuôi, sau khi mọi người đă rút lui, căn nhà trở nên hoang vắng. Lúc đó, chỉ c̣n có ba người: bà bác, ông và tôi. Cuộc sống từ rày của tôi phải được quyết định vào lúc này. Thế nhưng ông lại c̣n có vẻ ngẩn ngơ hơn cả tôi nữa. Ông ngẩn ngơ như một người vừa đánh mất vật ǵ mới đây ḿnh hăy c̣n có. Do đó, bà bác mới hỏi tôi con sẽ làm sao và tôi đă trả lời là ḿnh không muốn phiền hà ai cả. Lúc đó bà bác mới nhắc đến cái tên của bố, người chồng mà mẹ đă ly hôn. Nghe thế, ông mới rời khỏi trạng thái mơ màng để ngẩng đầu lên và đưa ra ư kiến là mọi việc chỉ tùy thuộc vào ư chí của tôi thôi.Thế rồi ông quyết định đến gặp bố tôi để cho hay về t́nh h́nh hiện tại của tôi.

Chuyện xử lư ngôi nhà của mẹ được giao thẳng cho bà bác và ông lo liệu, c̣n tôi th́ sẽ về lại Tôkyô sống bên cạnh bố. Cuộc sống chung đụng với vợ chồng của bố – những người tôi không có t́nh cảm gia đ́nh nào – đă bắt đầu từ hôm ấy.

Thử sống với bố ít hôm, tôi cảm thấy ḿnh đă hiểu rơ phần nào lư do bố mẹ  phải chia tay. Những lời bố tôi bày tỏ ra hầu như đều qui về một kết luận là “Cứ sống b́nh thường là tốt nhất!” “Sống không sóng gió là hay hơn cả”. Khi nào rảnh rỗi với công việc ở sở, sinh hoạt của ông không ra ngoài việc chăm sóc mấy chậu kiểng (bonsai), cắt tỉa thảm cỏ ngoài vườn và nghe phóng thanh trực tiếp từ ra-đi-ô những trận đấu bóng chày (dă cầu).Về tương lai của tôi cũng vậy, mỗi ngày ông đều khuyên tôi hăy chọn cuộc đời tư chức (salaryman) an toàn. So với những ngày chỉ có mẹ con bên nhau, giờ đây trong cuộc sống thường nhật, tôi không c̣n cảm thấy có ai khắt khe với ḿnh như trước nữa. Hồi đó, vào những sáng mùa đông, mẹ đă đánh thức tôi dậy để dắt tôi theo bà đến nhà thờ trong màn sương dày đặc. Trong ngôi giáo đường âm u ấy, ngoài hai bà lăo đang qú gối cầu kinh, chỉ có ông cha xứ người Pháp đang đứng đối mặt với cây thập giá mà trên đó Chúa Ki-Tô từng đổ máu. Thế nhưng, trong ngôi nhà của bố, tôi chưa từng nghe bố đả động một câu nào về tôn giáo với nhân sinh, có chăng là những đề tài như ra-đi-ô hàng xóm quá ồn ào và số gạo bao cấp quá ít ỏi. Trong khi đó, mẹ chỉ nhồi vào đầu tôi những ư tưởng như ở trên mặt đất này, chỉ có những ǵ Chúa ban cho mới là cái huy hoàng, cao sang bậc nhất. Nếu tôi mở miệng phát biểu những lời như vậy trong nhà của bố th́ tức khắc sẽ bị ông cười vào mũi.Về mặt vật chất, tôi sống thoải mái, đầy đủ hơn thời trước rất nhiều, nhưng mỗi ngày vẫn cảm thấy rằng ḿnh đang phản bội mẹ. Tuy sống kham khổ như thế nhưng giờ đây, không ngày nào mà tôi không ngậm ngùi nhớ lại quăng thời gian sống bên cạnh mẹ. Tôi chỉ c̣n một phương tiện duy nhất để xoa dịu phần nào nỗi khổ trong lương tâm là giải bày nó trong những bức thư gửi cho ông. Lư do ư? Ông là người duy nhất mà cho đến lúc chết, mẹ tôi tôn kính hơn ai hết. Khi viết thư cho ông như vậy, tôi có cảm tưởng nhất thời là đă xóa bớt đi cái mặc cảm tội lỗi v́ phản bội ư chí của mẹ ḿnh.

Đôi khi tôi đă nhận được những bức thư hồi âm ngăn ngắn của ông. Khi bố tôi nh́n thấy tuồng chữ ông trên phong b́, bố đă khó chịu ra mặt. Có lẽ bố không thích trong đầu đứa con trai ḿnh hăy c̣n kỷ niệm về mẹ nó, những lời nói bà để lại cũng như h́nh ảnh những người xưa kia thân thiết với bà.”Mầy đừng giao du chi với bọn thầy ḍng chỉ biết Amen!”. Ông có lần nh́n đi chỗ khác và hậm hực như thế. Thế rồi năm tiếp theo, sau bao trầy trượt, tôi chui vào được một đại học tư, ông cũng thông tin cho tôi là ḿnh sẽ đi phó nhậm ở một Thần học viện ở Tôkyô.

 *** 

Giờ đă khuya lắm rồi. Trong ngôi nhà vắng lặng v́ vợ con đều đi ngủ cả, chỉ có ḿnh tôi, v́ thảo bức thư này, phải ngồi ôn lại từng kỷ niệm một từ trong quá khứ. Thế nhưng, đọc lại mấy trang đă viết, tôi thấy những sự cố ḿnh  không thể viết ra hăy c̣n quá nhiều. Bây giờ tôi lại nhận ra thêm lần nữa là kể về ông và kể về mẹ tôi là một việc khó khăn đến mức độ này. Nếu muốn viết ra tất cả, tôi sẽ phải đợi đến khi người trong cuộc không cảm thấy những điều đó làm tổn thương họ nữa. Không! Không chỉ có chừng ấy.Tôi c̣n phải vạch trần tất cả về con người ḿnh cho đến ngày nay. Để thấy rằng ông và mẹ tôi đă bấu chặt vào đời tôi và cắm rễ sâu trong đó. Cuối cùng, qua những tác phẩm tiểu thuyết của ḿnh, tôi đă có thể tŕnh bày về những vết tích mà ông và mẹ đă để lại nơi tôi, cũng như bản chất của chúng.

Thế nhưng để tiếp tục tŕnh bày cho dễ hiểu, tôi buộc ḷng phải quay lại với những chuyện xảy tiếp theo chỗ tôi vừa bỏ dở. Ngày ông vừa lên Tôkyô, tôi đă đến t́m gặp ông ngay. Ông không có ǵ thay đổ. Ông không có cả cái sắc mặt trắng bệch v́ thiếu máu thường thấy nơi những linh mục và thầy ḍng khác. Giày dép ông đi bao giờ cũng được đánh bóng, Bộ quần áo ông mặc đă được chải và là ủi cẩn thận. Ngay cả cách ăn nói quả quyết, đầy xác tín  vẫn không thay đổi. Biết rằng tôi đă chấm dứt được quăng đời rônin long đong, ông đă tỏ ra vui mừng nhưng thấy tôi làm thinh khi nghe ông hỏi “Có c̣n tin Chúa không? Không bỏ một lễ Misa nào chứ?”, ông liền làm mặt không bằng ḷng.”Cháu thiếu ǵ thời giờ rảnh. Hay trong người vẫn không khỏe giống hồi xưa?” Qua vẻ mặt của ông lúc đó, tôi đă nh́n thấy được sự thất vọng và khinh miệt đối với tôi như cái hồi tôi bỏ cư xá ông cai quản để ra đi.

Thái độ đó một lần nữa đă làm sống lại tinh thần chống đối tôi có hồi nhỏ. Nhất là ông đă viện cớ công việc mới ở Thần học viện rất bận rộn làm ông không có thời giờ nhưng rốt cuộc là hai chúng ta ngày càng ít cơ hội gặp nhau. Tuy vậy, không phải v́ thế mà sự hiện diện của ông đă biến mất khỏi ḷng tôi. Sống chung với bố, tôi lại thấy sự gắn bó với mẹ nơi tôi ngày càng sâu đậm. Những mối hận ḷng tôi có v́ bà nay đă biến thành hoài niệm, đến độ cái tính nết khắt khe trước kia của bà, bây giờ cũng được tôi mỹ hóa. Ít nhất tôi có thể nói là nhờ có mẹ mà tôi - từ một kẻ lười lĩnh, sống nửa vời – đă được bà thổi vào nơi sâu thẳm trong tâm hồn cái ư tưởng phải sống trong một thế giới cao cả hơn. Huống chi ông lại là một phần quan trọng của đời  bà. Việc tôi chọn vào Khoa Văn của Đại Học một phần nào cũng chịu ảnh hưởng của mẹ v́ tôi vẫn thường xuyên quan sát lối sống của bà. Và cũng có lẽ v́ tôi nhận ra rằng ông và mẹ tôi thuộc về một thế giới riêng biệt, rất khác với lối sống của bố tôi và những người khác. Nếu tôi sống xa ông và mẹ tôi bao nhiêu, lối sống của tôi sẽ khác với hai người bấy nhiêu. Mỗi lần nghĩ đến đó, tôi không khỏi hổ thẹn về ḿnh.

Thế rồi chiến tranh lại làm cho ông và tôi phải xa nhau lần nữa.Ngày hôm đó, đột nhiên ông đă gửi thư thông báo cho tôi là ông phải bỏ Tôkyô để lên Karuizawa sinh sống. Lư do là cũng như bao nhiêu giáo sĩ ngoại quốc, ông đă nhận mệnh lệnh cưỡng chế phải lên vùng Karuizawa sơ tán. Gọi là sơ tán nhưng địa điểm tập trung ấy chẳng qua là một loại nhà giam mà rơ ràng là bọn các ông sẽ phải sinh hoạt dưới sự giám sát của cảnh sát và hiến binh Nhật Bản.

Cũng vào dạo đó, chúng tôi không c̣n lớp nữa, thay vào đó, phải đến làm việc ở công binh xưởng ở Kawasaki để chế tạo đồ phụ tùng cho chiến đấu cơ Zero, vừa nơm nớp sợ quân Đồng Minh oanh tạc. Mua được cái vé tàu hỏa đi Karuizawa đă là một chuyện khó khăn nhưng cuối cùng, khi có chiếc vé trong tay, một buổi sáng mùa đông, tôi đă khởi hành về phía cái thị trấn nhỏ ở vùng Shinshuu (tên cũ của Nagano) ấy. Tôi vẫn c̣n nhớ cái lạnh như dao cắt vào má của vùng núi non khi mới vừa bước ra khỏi ga. Vào thời b́nh,  thị trấn nghỉ mát nhỏ bé này nhất định phải nhộn nhịp nhưng bây giờ hoàn toàn hoang vắng, tiêu điều, lặng lẽ như đang có âm khí trùm lên. Trước mặt ga là trụ sở của hiến binh, trong đó hai người lính với cặp mắt thật sắc đang hơ tay trên cái ḷ sưởi con bằng than (hibachi).Trong cánh rừng thông (karamatsu)[2] vài làn khói thổi cơm của nhóm “khách đi sơ tán” (sokaikyaku) đang tỏa lên một cách buồn bă. Tôi đến trụ sở của khu phố hỏi thăm th́ được ông trưởng phố đưa đến chỗ các ông đang sinh hoạt, một ngôi nhà bằng gỗ cất theo kiểu Tây phương. Rốt cuộc, khi vào đến cái sân lạnh như đông đá, tôi đă giáp mặt ông. Khi rời xa chỗ ông trưởng phố đôi bước, ông nói trong khi vẫn đứng đâu lưng lại tôi: “Vẫn không bỏ lễ Misa chứ? Vẫn tin Chúa đấy chứ?”. Ở đây, ông vẫn mặc bộ đồ tuy cũ mèm nhưng được chải gỡ nên sạch sẽ. Có điều là đôi bàn tay ông đă sưng lên v́ phỏng lạnh. Ông bỏ đi vào trong ngôi nhà ấy một lúc rồi đi ra và mang theo một món đồ gói trong giấy báo.

-Mang các này về nhá!

Ông nói nhanh rồi đặt cái bọc bằng giấy đó vào tay tôi. Thấy có ǵ quai quái, ông trưởng phố bèn xích lại gần:

-Cái ǵ đó vậy?

Tôi thấy ông có vẻ phẫn khái khi đáp trả:

-Thỏi bơ (butter) người ta cấp cho tôi. Đem đồ của ḿnh đi cho th́ có ǵ xấu? 

*** 

Chiến tranh đă chấm dứt. Ông từ Karuizawa trở lại Tôkyô, c̣n tôi suưt nữa bị trưng binh nhưng đă được miễn, rồi từ vai tṛ dân công trong một công binh xưởng, tôi đă được trả về đại học. Đối với giới Ki-Tô giáo Nhật Bản, một thời đại mới đă bắt đầu. Những linh mục ngoại quốc trong thời chiến từng bị cảnh sát t́nh nghi là gián điệp cũng như những kẻ bị bắt buộc sơ tán như các ông, nay bắt đầu tha hồ tự do giảng đạo. Phía Nhật th́ có người v́ muốn t́m cho ḿnh một lẽ sống, có người muốn nhận ít lương thực, có người thích giao du với người nước ngoài .... đă t́m đến với giáo hội. Trong khoảng thời gian đó, đôi khi tôi thấy bóng ông lái xe Jeep bên ngoài Thần học viện nhưng lúc bấy giờ, h́nh như ông hết sức bận bịu. Lư do là ông đă nhận nhiệm vụ tái thiết và mở mang Thần học viện vốn bị thu hẹp trong thời chiến. Đến thăm ông th́ thấy, trong cái trụ sở giống như một đ̣n chả (kamaboko) bằng hợp kim đu-ra[3] - một loại kiến trúc thời đó hăy c̣n hiếm – các cô trợ lư đang cật lực trả lời hết điện thoại này đến điện thoại khác để giải quyết vấn đề. Các cô thường trả lời một cách huỵt toẹt kiểu: “Đức cha không có đây!”, “Ôi chao, ai mà biết lúc nào gặp được Ngài đâu!”.

Chính ra, những chuyện đó không đáng ǵ dáng nói. Tuy nó lẩm ca lẩm cẩm nhưng tôi phải đưa ra đây bởi v́ tôi có hơi lưỡng lự khi sắp đụng tới phần cốt lơi của lá thư đang viết nửa chừng này. Mới đây, khi sắp đến chỗ phải kể lại “sự cố” đó, tự dưng tôi thấy ng̣i bút của ḿnh chợt cùn hẳn. V́ e rằng sẽ làm tổn thương ông sâu sắc nên đến đoạn này tôi đă phải gh́m lại ng̣i bút của ḿnh. Thế nhưng, xin ông tha thứ cho tôi!

Tuy vậy, tôi vẫn chưa biết phải viết tiếp như thế nào. Trời ạ, sao lại ra nông nổi này! Đến giờ, tôi vẫn hoàn toàn chưa hiểu lư do. Tôi không biết cách giải thích những điều mà ngày một ngày hai đă xảy đến cho ông. Trong tác phẩm tiểu thuyết nhan đề “Mưa” (Rain, 1921), Somerset Maugham[4] có kể lại câu chuyện của một nhà truyền đạo đă từ từ bứt phá mọi rào cản để đem ḷng yêu một người đàn bà. Maugham đă muốn dùng tiếng mưa dầm đơn điệu đang rơi để từ bên ngoài, giải thích cho quá tŕnh nội tâm đó. Sử dụng kỹ thuật đó th́ khéo léo đấy nhưng khi nghĩ về ông, tôi không thể nào làm một việc thiếu thành thực như thế. Sau khi “sự cố” ấy xảy ra, có ai đó đă nói: “Ôi chao, thật sao?...Ba chuyện tầm phào như vậy làm ǵ có nhỉ?”. Đến tôi, tôi cũng không thể tin. Tuy nhiên, nó là sự thực. Và giờ đây, với bao năm tháng đă trôi qua từ khi có “sự cố” ấy, tôi vẫn chưa biết cách nào tốt nhất để viết lại diễn tiến tâm lư của ông lúc ấy.

Chuyện đă xảy ra vào lúc tôi vừa tốt nghiệp đại học chưa được bao lâu. Lúc ấy, tôi c̣n đang sống trong nhà của bố nhưng đă làm ít việc vặt (arbeit) như phiên dịch cho những tạp chí chuyên về thời trang (mode) hay về cơ khí để có tiền chi trả phần nào sinh hoạt phí. Lúc đó, tôi chưa có đủ tự tin để trở thành cây viết tiểu thuyết. Thế rồi cũng vào lúc đó, để lẫn tránh những câu chuyện mai mối kết hôn mà bố mang về nhà, hết đám này đến đám khác, tôi đă trở thành thân thiết với một cô gái vốn không lănh đạm với ḿnh cho lắm. Cô này sau sẽ là người vợ của tôi. Tôi chỉ ra cho cô một điều kiện duy nhất: “Anh là một tín đồ Ki-Tô giáo bất đắc dĩ thật đấy, nhưng nếu đă chịu cưới anh, xin em đừng tỏ ra hững hờ với cái tôn giáo ấy nhé!”. Cũng v́ t́nh yêu mẹ và sự gắn bó đối với bà mà tôi đă cố gắng tiếp tục ǵn giữ đức tin. Cho dù đôi khi có trốn xem lễ Misa, hay bỏ bê không đi nhà thờ, tôi không bao giờ thiếu sự kính sợ và chưa từng có một ư định cỏn con nào muốn vứt bỏ niềm tin của mẹ tôi và cũng là lẽ sống của đời ông. Thế rồi để dạy cho người con gái ấy hiểu thế nào là giáo lư của đạo Ki-Tô, tôi đă t́m đến nhờ ông. 

Ông đă lộ ra một chút ngạc nhiên trên khuôn mặt. Không hiểu ông ngạc nhiên khi thấy một thằng con trai như tôi mà đă có thể hôn ước với ai, hoặc giả việc một đứa tính nết như tôi mà dám ra lệnh cho một ai đó: “Hăy t́m hiểu về Ki-Tô giáo đi!” đă khiến ông chưng hửng? Cái nào cũng có thể cả. Dĩ nhiên ông đă nhận lời ngay, thế nhưng, lúc đó, tôi vừa để ư đến một chuyện hơi kỳ kỳ nơi ông. Chỉ có chút đỉnh thôi nhưng tôi thấy ông đang để râu mọc lăn tăn (bushôhige).Thêm vào đó, giày ông không được bóng. Trường hợp những linh mục khác th́ nếu có chểnh mảng như vậy, chắc tôi cũng chẳng thèm để ư, nhưng ở nơi ông, đó là điều tôi không thể ngờ. Trong cuộc chiến tranh dài vừa qua, ngay lúc c̣n đang ở trong trại tập trung trên Karuizawa, ông đă biểu lộ ư chí cứng cỏi của ḿnh trong cả cách ăn mặc. Đôi giày cũng được chải cho hết dấu bùn vây. Đó là những điều mà trong thời kỳ ở kư túc xá, ông đă ra lệnh cho bọn lưu trú sinh chúng tôi phải chấp hành nghiêm chỉnh. V́ bản tính lơ là nên trước mệnh lệnh đó, tôi vừa ghét ông lại vừa có phần sợ hăi.

Ông đă tiễn tôi và người con gái ra đến ngoài cửa. Đến cửa, ông đă nói chuyện với một người đàn bà vốn là bí thư của ông. Khuôn mặt bà không hợp với trang phục Nhật (Ḥa phục) cho lắm và khó có thể nói đó là một người đàn bà đẹp.

Trên xe điện đông người, một ḿnh tôi chen chúc như cá hộp để đi xuống Hanshin, nơi tôi có thời kỳ sống với mẹ. Một phần v́ kỷ niệm về bà càng ngày càng bắt rễ sâu trong ḷng tôi, phần khác v́ tôi muốn đến khấn khứa trước mộ bà để báo tin rằng tôi đă trao đổi lời đính ước với một người con gái mà không cho cha tôi hay biết. Vùng phụ cận ngôi nhà cũ của tôi đă bị oanh tạc đến cháy rụi, cả nhà bà bác tôi sau khi sơ tán dưới Kagawa[5] đă ở luôn tỉnh đó, những người quen biết mà tôi định đến thăm th́ hơn phân nửa đă biệt tăm biệt tích. Duy con đường mà ngày xưa hai mẹ con vẫn lầm lũi bước để đi lễ vào những ngày mùa đông u ám khi trời c̣n chưa rạng sáng cũng như ngôi giáo đường là không có ǵ đổi khác. Cha xứ người Nhật thay thế ông người Pháp vẫn là ông cũ đă có từ thuở ấy, đang một ḿnh đọc kinh Misa trong ngôi thánh đường hiện chưa có bóng con chiên nào đến. Bóng của ông được ánh nến in lập ḷe trên vách. Tôi đứng đằng trước ngôi nhà cũ đă có thời sống chung với mẹ (sở hữu chủ của ngôi nhà này hiện giờ là người một nước thứ ba)[6] và h́nh dung ra khuôn mặt hốc hác của ông cái hôm tang lễ mẹ tôi vừa cử hành. Tôi tự hỏi tại sao ông lại phờ phạc như người vừa đánh mất đi một vật ǵ vậy? Thế rồi tôi cũng thấy lại khu rừng thông mà xưa kia tôi đă đi loanh quanh để kiếm con chó nhỏ bị vứt bỏ theo mệnh lệnh của ông. Bỗng nhiên tôi có cảm tưởng ánh mắt buồn rưng rưng của con chó nhỏ như đang vụt băng ngang ḷng tôi. Trên dấu tích mảnh đất thiêu cháy chỉ c̣n có những cơn gió lốc vàng vọt đang cuốn lên như một người đàn ông đă mệt đến kiệt lực mà hăy c̣n cố dùng xẻng đào xới mặt đất.

Thế rồi chẳng bao lâu sau đó, những điều tiếng khó ḷng tin nỗi về ông đă lọt vào tai tôi. Thật ra đó chỉ là những tiếng đồn ác ư và bẩn thỉu mà chắc ông không biết.Người ta tung tin là một giáo sĩ tại chức như ông mà đă có những mối liên hệ ngoài ṿng lễ giáo với một phụ nữ Nhật Bản. Khi vừa nghe những lời đàm tiếu đó, chẳng hiểu tại sao tôi đă nghĩ ngay đến người đàn bà Nhật Bản sắc mặt không được tốt mà tôi đă gặp trước cửa nhà ông. Tuy vậy tôi không thích thái độ nh́n người của các giáo dân Nhật Bản. Họ thường phán xét kẻ khác qua bề ngoài nghĩa là dựa trên h́nh thức, và lúc nào cũng cho ḿnh là phải. “Nói nhăng nói cuội không hà!” Tôi đă cười to và gạt phắt những tin đồn như vậy. Bởi v́ tôi từng biết ông là người ra sao và ư chí của ông mạnh mẽ nhường nào rồi. Dẫu ḷng mẹ tôi tôn kính ông có sai lầm v́ thiên vị ông, nhưng nhất định ông không phải là người có thể làm những chuyện như họ kể.

Lời đồn đại lọt vào tai tôi vốn đến từ nhiều phía. Có người cho rằng họ đă thấy ông chở người đàn bà đó trên xe Jeep, đi cùng với bà ta vào tiệm mua hàng. Họ đă xen lẫn vào trong những câu nói lén cái tính hiếu kỳ bệnh hoạn của họ. “Tại sao chở nhau trên xe Jeep lại không được nhỉ?” Tôi đă phang vào mặt một người đàn ông câu đó khi anh ta phóng ra tin đồn nói trên. Hoặc “Nếu đi công việc, tháp tùng một người đàn bà bằng xe th́ đă sao?”. Anh đàn ông kia đă ngạc nhiên, đưa mắt nh́n tôi và thẹn đến đỏ mặt. “Thế nhưng bà kia là người từng ly hôn, đấy anh!”. Không biết anh chàng kia đă nhặt được tin tức ở đâu về người đàn bà trong cuộc. “Chẳng những ly hôn, bà ta c̣n có con nữa đó!”

“Mẹ tôi cũng đă ly hôn . Mẹ tôi không những ly hôn mà c̣n có con nữa. Ông giáo sĩ kia đă đem đến ḷng tin tôn giáo cho một người đàn bà để bà có thể hướng lên một thế giới cao cả và thánh thiện hơn đấy chứ!”. Tôi muốn nói như thế nhưng những câu chữ ấy chỉ nằm ngang cổ họng của tôi chứ không sao biến thành lời. Đồng thời, lúc đó tôi c̣n cảm thấy có một cái ǵ khó chịu – phải nói là hết sức khó chịu nữa – đă trào lên gần đến cổ họng của tôi. Cũng vào giai đoạn ấy, không biết mẹ tôi có chịu những lời bài báng và tin đồn giống như thế từ phía các tín hữu hay không? Chẳng hạn như lời đồn rằng đă có cái ǵ xảy ra giữa ông và mẹ? Tôi đă trừng mắt nh́n vào mặt người đàn ông kia và giận dữ hét lên: “Ai muốn nói ǵ th́ nói. Tôi vẫn tin tưởng ông ấy. Hoàn toàn tin tưởng!”

Tin chứ sao không! Đúng vậy, tôi đă tin tưởng ông. Lư do là ông vẫn hay dặn ḍ tôi là phải tin nơi ông. Đến bây giờ tôi vẫn chưa quên câu ấy và giọng nói của ông hôm ấy.Chắc ông cũng nhớ chứ nhỉ? Đó là hôm tôi không c̣n chịu đựng nỗi những lời đồn đăi khó ḷng ngăn chặn ấy, đă t́m đến văn pḥng của ông để thông báo về nó. Tôi có cảm tưởng ông vẫn bận rộn như bao giờ. Thế rồi lần này, tuy không thấy ông đang để râu mọc tự do nhưng cách ông mặc xem ra có ǵ hơi chểnh mảng. Có điều tôi không thể diễn tả được sự chểnh mảng ấy nằm ở chỗ nào. Quần ông có đi bỏ giặt ủi đàng hoàng và thấy như đang được nhuộm lên bằng ánh sáng mặt trời từ ngoài sân chiếu qua khung của sổ. Dù vậy, có một cái ǵ lơi là mà ngày xưa tôi chưa hề cảm thấy nơi ông.Tôi đă đối mặt ông để thưa cho ông biết là có những lời ong tiếng ve đang được người ta đồn thổi. Ông đă nhướng mắt lên và nh́n chăm chú vào tôi. Tôi không biết ông có thực sự nghe điều tôi đang nói hay không. Sau khi tôi  chấm dứt phần ḿnh, ông đă giữ im lặng trong một lúc. Và tôi lại nh́n xuống, ngắm chỗ ánh sáng mặt trời đang nhuộm lên chiếc quần ông mặc. Măi một lúc sau, ông mới nói một cách mạnh mẽ: “Cháu hăy tin tôi!”

Ông đă nói một câu chắc nịch như thế. Ngày xưa, khi đứng trước mặt tôi, ông vẫn dặn ḍ: “Hăy trông cậy Chúa Ki-Tô. Hăy tin vào Chúa và Hội Thánh của Ngài!”. Bây giờ, ông vẫn nói với một giọng đầy xác tín và sự tự tin như thế với trọng lượng và sự kiên cố của một tảng đá. Ít nhất, tôi đă nghe như vậy. “Hăy tin đi!”. Khi là một đứa trẻ vừa được rửa tội trong ngày lễ Phục Sinh, tôi và các bạn đồng lứa đă cất cao giọng để nói: “Con tin!”. Mà nào có ǵ để phải không tin! Làm sao tôi có thể nghi ngờ mẹ tôi, người suốt đời đă tuyệt đối tin cậy nơi ông?

Ḷng tôi trở nên b́nh an sau khi chịu các phép bí tích trong giờ xưng tội. Đă lâu lắm rồi, t́nh cảm an tâm đến với ḿnh lúc đó mới tỏa lại trong ḷng, bất chợt làm tôi cười như vừa trút gánh. “Xin tạm biệt!” (Sayônara!) Lúc tôi nói thế rồi rời chiếc ghế đứng dậy, ông đă khẽ gật đầu.

Việc kết hôn với người con gái không được thông suốt lắm nhưng cuối cùng tôi cũng đă thuyết phục được để bố tôi đồng ư. Bố chỉ đưa ra mỗi một điều kiện là không được tổ chức hôn lễ ở một “giáo đường Amen”. Điều đó có lẽ đă chứng minh rằng ông vẫn muốn triệt để cắt đứt mối liên hệ tâm lư giữa mẹ con tôi. Tôi đành phải để lọt vào tai yêu sách kỳ cục này và bàn lại với người con gái để tổ chức hai đám cưới khác nhau. Một đám làm ở khách sạn với sự hiện diện của bố tôi và những người quen biết, một đám thứ hai ở giáo hội, chỉ có tôi và người con gái. Lư do là người con gái đồng ư lập gia đ́nh với tôi đă quyết tâm làm lễ rửa tội. Dĩ nhiên, người đứng ra làm lễ cho chúng tôi ở nhà thờ không thể nào ai khác ngoài ông.

Một ngày trước hôm có buổi lễ dành cho người lương tổ chức ở khách sạn, để cho bố tôi (và người vợ sau của bố) khỏi phải nghi ngờ, tôi đă mặc một bộ côm-lê b́nh thường đi cùng với người con gái trong bộ áo trên dưới đồng màu (suit) lặng lẽ đến Thần học viện nơi ông làm việc. Hôm đó, ngoài hai chúng tôi, không có ai khác đến tham dự. Trong buổi lễ, tôi có cảm tưởng là từ một nơi xa xôi, người mẹ đă khuất núi đă có thể gửi lời chúc phước cho cuộc hôn nhân của chúng tôi. “Dù sao, mẹ cũng thấy dâu của mẹ là một cô gái đi đạo đấy chứ!” Tôi đă có thể hướng về mẹ và nói lên một câu với t́nh cảm tự hào như vậy. Dù vậy, phải đợi đến khi chúng tôi đến trước cửa Thần học viện, người con gái mới vội vă rút cái mùi soa trắng tinh khôi mua sẵn (mà tôi không hề biết) để đặt vào túi trên áo vét của tôi và ghim lên bộ đồ ḿnh một đóa hoa lan (cattleya). Tôi bèn bảo nàng: “Em à! Nhờ ai thông báo với Ngài là tụi ḿnh đă đến đi, em!”

Tôi đứng đợi ở trước điện thờ. Hôm đó trời quang mây tạnh. Trước mắt, mấy dăy nhà bằng nhôm giống như những đ̣n chả cá vẫn nằm kề bên nhau. Màu nhôm loang loáng phải chiếu ánh nắng.Tôi lại nghĩ về mẹ, tự nhủ không biết khi thấy nàng dâu mới, bà sẽ nghĩ như thế nào nhỉ, rồi cười lấy một ḿnh. Người con gái sắp sửa trở thành vợ của tôi từ phía kia đang từ từ bước tới. Trông nàng có vẻ hơi run. “Ôi chao! Chắc cô ḿnh đang bị khớp đây!”. Tôi cười đau khổ rồi cầm điếu thuốc đang ngậm trên môi búng đi.

-Sao vậy? Họ đă vào báo giúp ḿnh chưa, em?

Tôi chỉ thấy mặt nàng giữ nguyên vẻ căng thẳng, nàng im lặng không trả lời.

-Bộ em có ǵ khó chịu trong người?

-Không ạ.

-Vậy th́ mặt vui lên chút đi!

Dù tôi nói thế, mặt nàng vẫn nhăn nhó và không thêm một lời nào. Thế rồi đưa mũi giày di di trên mặt đất, đột nhiên nàng cất tiếng: “Thôi, ḿnh về đi anh!”.

-Tại sao?

-Sao hở?

-Tới giờ rồi, đừng ăn nói quàng xiên (tobbyôshi) như thế!

-Em...

Bỗng nhiên mới nói đến đó, mặt nàng đă dúm dó, miệng th́ th́ thào:

-Em thấy rồi, anh ơi!

Nàng bảo với tôi là ḿnh “thấy rồi”. Th́ ra lúc nàng đẩy cửa vào văn pḥng để nhờ người báo tin là chúng tôi đă đến th́ vừa vặn lúc đó, ông mới tách ra khỏi cái thân thể của người đàn bà sắc diện hơi xấu mà tôi đă gặp trong lần trước ở chỗ ra vào.Ngay bên dưới khuôn mặt của ông là mặt của bà ta. Người con gái cho biết ḿnh đă không nói một câu nào, để ngơ cánh cửa như thế, bước ra khỏi chỗ đó rồi quay về.

-Em nói cái ǵ?

Cơn giận bùng lên trong tôi.”Làm ǵ có chuyện đó!”. Tôi đă đưa bàn tay tát vào má cô gái. “Đến em mà cũng ngờ vực Ngài như thiên hạ sao?”. Bị đánh, người con gái chỉ đưa tay áp lên má. Câu nói “Cháu hăy tin tôi!” của ông như đang chậm chạp t́m về trong trí tôi.

Đến lúc làm lễ cưới, người con gái khóc, mắt nàng đỏ hoe. Chắc ông nghĩ đó là những giọt nước mắt mừng vui của một cô dâu mới? Chuyện này không thể có. Ông không thể nào làm một chuyện như thế được. Như là những bong bóng nước nhơ bẫn trồi lên từ một cái ao bùn, điều nghi ngờ đang tích tụ trong lồng ngực của tôi. Khi chăm chú nh́n ông đứng bên bàn tế lễ để cử hành Misa cho cuộc hôn nhân của chúng tôi, tôi đă phải dùng đủ cách để dồn nén ḷng ḿnh. Ông lại nói: “Hăy tin vào Chúa Ki-Tô!”. Đáng lẽ sau khi “sự cố” đó xảy ra, ông không có quyền xướng lên một câu như thế trong lễ Misa của Chúa nữa. Nhưng vào thời điểm đó, tôi hăy c̣n tưởng ḿnh vẫn tin tưởng nơi ông.

Kết hôn xong rồi mà kư ức của tôi vẫn c̣n h́nh ảnh bộ mặt nhăn nhó của nhà tôi buổi sáng hôm ấy đôi khi vẫn c̣n làm tôi hét lên v́ giận dữ; “Em dám nghi ngờ người mà mẹ anh tin tưởng hơn hết à?”. Những lúc đó, vợ tôi thường lắc đầu.Tuy vậy, nếu cảnh nàng chứng kiến là sự thực th́ có thể nói là buổi lễ kết hôn thuần khiết duy nhất trong cuộc đời của vợ tôi đă bị hoen ố v́ được cử hành bởi một người chủ tế có bàn tay đă nhúng chàm. Thế th́ quá tàn nhẫn cho nàng. Để đầu óc khỏi bị mối ngờ ấy bám theo, tôi đă tránh không gặp ông nữa. Thế rồi chỉ ba tháng sau, một cái tin có tính quyết định là ông vừa rời khỏi Thần học viện, đă đến tai tôi. 

*** 

Tại sao chuyện như vậy đă có thể xảy ra? Nó làm tôi bàng hoàng. Dù vậy, tôi muốn ḿnh phải đến gặp ông để nghe tự sự. Dù người ta nói ǵ về ông, trong ḷng tôi vẫn chôn dấu một lượt hai thứ t́nh cảm: sự mong mỏi c̣n được tin tưởng vào ông. pha lẫn với t́nh cảm của một ḷng tin bị phản bội. Tuy vậy, người của Thần học viện đă trả lời tôi rằng họ không rơ hành tung ông. Tôi đă nổi cáu trước câu trả lời vô trách nhiệm này, nhưng không biết làm cách nào khác. Sau khi ḍ la khắp nơi, cuối cùng tôi hay tin ông đang nương náu trong gia đ́nh một thương gia Tây Ban Nha, người làm nghề mậu dịch và cùng xứ sở với ông

Tôi đă gửi thư cho ông nhưng không có hồi âm. Thay vào đó là một tin nhắn từ một người Tây Ban Nha, tự xưng là bạn của ông, xin tôi bây giờ hăy để ông yên.Tôi hiểu lắm chứ! Trong t́nh trạng hiện tại, ông không muốn gặp ai hết, ngay cả tôi, hay nói đúng hơn, v́ tôi là tôi, ông lại càng không muốn gặp. Tôi tưởng tượng ra hoàn cảnh của ông lúc này. Chắc ông đang tủi nhục và cô đơn biết mấy! Kết cuộc, tôi đă buông xuôi việc rượt đuổi theo ông.

Những tin tức gây sốc tôi nhận được không v́ thế mà chấm dứt. Quái thật, sao lại có thể như thế nhỉ? Những chuyện tào lao như thế này đă bắt đầu từ lúc nào mới được chứ? Tôi chịu thua luôn v́ chẳng hiểu ǵ cả. Duy có một điều là cái hôm đầu tiên khi tôi đưa người vợ tương lai đến thăm ông ở văn pḥng và nhận ra rằng dưới cằm ông đă thấy lấm tấm như bụi bặm những chân râu màu hạt dẻ để nguyên không cạo. H́nh ảnh ấy như đang ngoi lên từ dưới đáy kư ức để sống lại trong tôi. Té ra từ thời đó, ông đă bắt đầu hủ hóa rồi ư? Có thể là những yếu tố mắt thường không thấy đă làm cho cuộc sống của ông, tín ngưỡng của ông, bị đục ruỗng từng bước một. Cảm tưởng của tôi là như vậy. Dĩ nhiên, điều đó chỉ đến từ trí tưởng tượng nghèo nàn của tôi thôi.

Thế nhưng v́ cớ ǵ ông lại đi nói dối với ngay cả tôi, một người lúc nào cũng muốn đặt hết tin tưởng vào ông? Trước lời can ngăn của tôi, ông chẳng đă trả lời đầy tự tin: “Cháu hăy tin tôi!” đó hay sao? Những làn sóng bực bội và trách móc thi nhau dâng cao trong lồng ngực tôi, hết đợt này đến đợt khác. Đôi khi sự giận dữ đó đă dẫn dắt đến một mối ngờ c̣n kinh khủng hơn nữa trong trí tưởng tượng của tôi, ví dụ ư tưởng cho rằng trong quăng thời gian dài kia, có khi ông đă nhiều lần đánh lừa cả mẹ lẫn tôi? Mỗi lần nghĩ như thế, tôi đă phải lắc đầu để xua đuổi những ư tưởng đó đi.

Vợ tôi không c̣n mở miệng nói ǵ về ông nữa.”Thôi, em không đi nhà thờ nữa đâu. Hết tin ai nổi rồi!”. Khi nghe nàng lẩm bẩm những câu như vậy, tôi không biết phải chống chế làm sao.”Không lẽ v́ một ông truyền đạo mà em đâm ra phê phán cả giáo hội Ki-Tô?” Tuy trả lời như vậy nhưng chính tôi lại là người đầu tiên cảm nhận rằng câu nói đó cũng không đủ để tôi thuyết phục được tôi. Hơn nữa, không chỉ mỗi ḿnh tôi. Biết dùng lời nào để giải thích cho các tu sĩ hay tín hữu khác về những “sự cố” đường đột này nếu không là hạ thấp giọng để th́ thầm với nhau và cảm thấy mọi người đều hoang mang như nhau? Kết cuộc là họ sẽ không bao giờ đặt câu hỏi mà chỉ chôn vùi nó dưới đống tro của sự im lặng, nói cách khác, hễ có một món đồ nào bốc mùi hôi th́ phải lấy nắp đậy lại.

Tuy vậy, tôi thật khổ tâm. Việc xử trí theo phương pháp thường t́nh nghĩa là chờ cho thời gian và sự lăng quên đẩy lùi những lời đồn đại ấy vào trong quá khứ và làm chúng tiêu tán đi, vẫn không giải quyết được ǵ. Đối với tôi, nếu tôi quên ông có nghĩa là tôi quên cả mẹ, nếu tôi phủ nhận ông, tôi cũng phủ nhận luôn những ǵ trọng đại nhất trong đời tôi cho đến ngày hôm nay. Tôi không giống như đa số những người cải đạo nghĩa là chọn tín ngưỡng của ḿnh bằng ư chí bản thân. Trong một thời gian dài, tín ngưỡng của tôi - ở một ư nghĩa nào đó – đă gắn bó bởi t́nh yêu thương giữa tôi và mẹ nhưng cũng nối kết với ḷng kính sợ trước ông. Thế nhưng phần thứ hai này h́nh như đang bị phản bội ngay từ gốc rễ. Đă đến nước này, làm sao tôi lại có thể bỏ rơi ông như người ta cũng như tự đánh lừa ḿnh.

V́ vậy tôi đă nhờ vả nhiều giáo sĩ: “Xin các ngài đến gặp ông đó giúp tôi!” Theo tôi th́ ông đă (thật t́nh tôi chưa rơ lắm) bỏ rơi tín ngưỡng ông có cho đến ngày nay để t́m đến với một tín ngưỡng nào đó to lớn hơn hay để làm một hành động thương yêu nào đó vĩ đại hơn. Chẳng hạn tôi muốn nghĩ rằng ông đă chọn bỏ rơi Thần học viện để chạy về phía một người đàn bà hay một việc ǵ giống thế. Tôi muốn ông chứng minh cho tôi thấy là ngay bây giờ, không, đúng ra là từ lúc này, ông sẽ có một tín ngưỡng c̣n mạnh hơn cả cái ông từng mang theo cho đến nay. Dù vậy, sự không tưởng hơi trẻ con của tôi chưa được xây lên th́ đă sụp đổ mất rồi. Hơn phân nửa số linh mục được tôi nhờ đă từ chối và lúc đầu, điều đó đă làm tôi căm phẫn. Các thầy ấy xưa kia lúc nào cũng nói rằng Chúa Ki-Tô nhất quyết không phải là người t́m đến chỗ những kẻ đang hạnh phúc và sung túc nhưng sẽ đi thăm viếng những  kẻ cô đơn và bị khuất nhục. Thế mà trong t́nh trạng hiện tại của ông, tôi không thấy có có một bàn tay nào ch́a ra cho ông nắm lấy.

Tuy nhiên, tôi thấy sự suy nghĩ của ḿnh hăy c̣n nông cạn. Bởi v́ đă có một giáo sĩ, sau khi t́m gặp được ông, đă quay lại với một câu trả lời cụt lũn: “Ông ấy không muốn gặp!”. Giáo sĩ ấy nói tiếp: “Lúc này nên để ông ấy một ḿnh là tốt nhất! Chứ thầy không hiểu tâm sự của ông ấy sao?” Nghe câu nói ấy, tôi mới vỡ lẽ ra ḿnh là một người vừa thiếu tế nhị lại vừa ích kỷ.

Như thế, sự qua lại hết sức lâu năm giữa ông với tôi đă đến hồi chung cuộc. Nếu tính lại th́ từ cái hôm ông bước vào pḥng bệnh nhân ở bệnh viện Seiai (Thánh Ái) để gặp tôi lần đầu tiên cho đến nay, hơn 30 năm trời đă trôi qua. Rồi đến những câu chuyện nghe mà phát buồn ngủ của ông, kỷ niệm về con chó bị ông hạ lệnh đem vứt bỏ, cảnh khốn khổ v́ phải đuổi theo ông khi tập chạy bộ trên đường núi, những sự cố xảy ra trong kư túc xá, cái chết của mẹ, cái cảnh ông ch́a bàn tay sưng dộp v́ phỏng sương để trao cho tôi thỏi bơ ở Karuizawa...Từng h́nh ảnh một đến từ những mẩu chuyện đó đă trở thành chất liệu đóng cặn dưới đáy ḍng sông của cuộc đời tôi. Đó là dấu tích của một con người để lại trên cuộc đời của một con người khác. Vô t́nh để lại như thế chứ ông nào có để ư là cuộc đời người nhận sẽ xoay chiều về hướng nào đâu. Nào khác ǵ ngọn gió trên bờ cát đă làm biến h́nh, vặn vẹo những thân tùng, đổi hướng những cành cây. Ông và mẹ, hơn tất cả ai khác, đă bẻ trẹo cuộc đời tôi để nó phát triển theo cái hướng như thế này. Thế mà giờ đây, ông lại bỏ đi đâu mất.

Tôi nghe phong thanh là sau đó ông đă đi dạy đàm thoại Anh văn ở một ngôi trường và mở những lớp kèm riêng tiếng Tây Ban Nha để độ nhật. Không biết ai đó lại cho tôi hay rằng ông và bà người Nhật đó có với nhau một mụn con. Tôi đă tiếp nhận những tin tức như thế với một tâm thế b́nh thản hơn so với những tin tức từng gây choáng trước đây. Thế rồi những “sự cố” đă làm dao động và hoang mang ḷng các tín hữu một thời cũng phôi pha theo tháng ngày rồi rơi vào quên lăng.

Tôi và nhà tôi th́ không hề đem câu chuyện xảy ra hôm lễ kết hôn thứ hai ra bàn thêm lần nữa. Không phải v́ nó không đáng đem ra mổ xẻ nhưng v́ cả hai chúng tôi đều muốn tránh đụng đến. Dù vậy, nhiều hôm sau khi ăn cơm chiều xong, rời pḥng ăn để vào thư trai của ḿnh, đóng chặt cửa lại và ngồi trước bàn viết, cũng như giữa đêm khuya, ngẩng mặt lên khỏi trang sách, tôi đă nghe giọng nói của ông bất đồ vang lên: “Cậu hăy tin tôi!”. Thế rồi, để ḿnh c̣n có thể tin ông, tôi đă làm một hành động sao cho trong tôi, tôi c̣n giữ được niềm tin đó. Một trong những việc làm xuất phát từ t́nh cảm ấy là t́m cách đưa ông (dĩ nhiên, tôi đă phải ngụy trang ông đôi chút) như nhân vật có mặt trong 3 cuốn tiểu thuyết của ḿnh. Tôi đă t́m hiểu và tŕnh bày về những trạng thái tâm lư khác nhau mà ông có thể có. Biết đâu rằng cũng như khi muốn d́u dắt người mẹ của tôi tiến lên một thế giới cao thượng hơn trong cuộc sống, có thể là ông chỉ muốn giúp đỡ người đàn bà có sắc diện hơi xấu đó thôi nhưng ông đă sa chân. Lúc đầu chẳng qua là ḷng trắc ẩn của một vị linh mục nhưng sau đó nó đă pha lẫn vào đó t́nh cảm đàn ông, vào lúc nào th́ ông không thể nhận ra. Ông đă quá tự tin. Ông không biết rằng một cành cây cứng th́ mới dễ găy. Có lẽ sự quá tín nơi ḿnh, ngược lại, bất chợt đă làm ông sa ngă. Thế rồi một khi đă sa chân như thế, mẫu người đàn ông như ông thường có khuynh hướng trượt xuống hố với một tốc độ nhanh hơn, Tôi đă tưởng tượng trong đầu không biết bao nhiêu lần cái mô h́nh ấy nhưng đều thất bại (v́ không đủ bằng cớ). Tóm lại, tôi không biết chân tướng của sự sa ngă nơi ông. Hơn nữa, chấp nhận giả thuyết ấy th́ cũng chẳng sao nhưng liệu việc đó có đem lại sự b́nh yên cho ḷng tôi không?

Rồi một hôm, sau bao nhiêu năm xa cách, cuối cùng tôi đă thấy ông. Đó là một buổi chiều thứ bảy trên sân thượng của một cửa hàng bách hóa. Hồi đó, tôi c̣n ở vùng Komaba nên đôi khi thường dắt đứa con trai leo lên sân thượng của ṭa nhà ấy, nơi đó có một khu vườn chơi. Việc đă xảy ra vào trong một ngày như thế. Con trai tôi mới vào năm thứ nhất tiểu học, đang mê mải chơi, lúc th́ leo lên cái tách (cup) lớn để được quay vù vù, lúc th́ bỏ tiền xu vào con rô-bốt (jinzô ningen) mà nghe nó nói tiếng người. Cũng có những cổ tàu bay đồ chơi, gắn thêm nhiều bánh xe, để mỗi khi âm nhạc nổi lên th́ lượn qua lượn lại trên không. Những người cha người mẹ giống như tôi, kẻ th́ ngồi trên ghế này, kẻ th́ nghỉ trên băng kia, đang trông chừng con cái chơi đùa. Lẫn vào giữa đám họ, tôi cũng mua một chai Coca, vừa mở tờ báo ra đọc vừa uống từng ngụm nhỏ. Rồi lúc t́nh cờ ngẩng mặt lên, tôi đă thấy hiện ra cái dáng ông từ đằng lưng.

Để cho vành phía ngoài sân thượng khỏi gây ra nguy hiểm, một hàng rào bằng lưới sắt rất cao đă được bọc quanh nó. Trước mặt ṿng rào, người ta đă đặt những cái viễn vọng kính, chỉ cần bỏ đồng xu 10 Yen vào là có thể, trong một khoảng thời gian cho phép, nh́n thấy quang cảnh thành phố đến tận măi xa. Chỗ đó đang có một đám trẻ con được cha mẹ dắt tới và họ đang tụ tập  bên nhau.Ông đứng xen giữa hàng rào sắt và viễn vọng kính, một ḿnh đăm đăm nh́n về phía có ánh chiều đang rơi trên thành phố. Trên bầu trời đó có những tầng mây màu ch́ đang trải rộng ra không biết đến đâu, chỉ có một phần ở hướng Tây là trắng như sữa với vài tia nắng nhạt và buồn bă đang cố lọt qua. Đó là một bầu trời không có ǵ đặc biệt của thành phố Tôkyô nhưng từ chỗ này mà nh́n cái dáng của ông, tôi thấy so với những ṭa bin đinh và những khu chung cư ngoài xa, ông có hơi thấp bé một chút. Không biết có phải v́ sương khói và ô nhiễm (smog), ánh sáng hắt ra từ cửa sổ của những ṭa nhà cao tầng ấy đă nḥe đi một cách dị thường, Phía các căn hộ (aparto) trong chung cư, tôi thấy được cả quần áo và chăn đệm người ta đem phơi. Ông không c̣n mặc bộ áo chùng đen của một linh mục Ki-Tô giáo và cũng không đeo cổ áo kiểu giáo hội La Mă (Roman collar). Tôi nhớ rằng hôm đó ông chỉ mặc một áo vét màu than nhưng đă sờn. Không hiểu có phải v́ cái vét ấy không mà tôi có cảm tưởng là tấm thân tráng kiện, đường đường của ngày xưa, nay đă thành ra gầy yếu và dúm dó. Dùng những lời lẽ như vậy có thể thành thất lễ với ông nhưng sao mà tôi trông ông chẳng khác ǵ một bác nhà quê ở phương Tây. Một điều không thể ngờ là trước đó, tôi chưa hề ngạc nhiên về ông đến vậy. Thực ra đó chỉ là chuyện tự nhiên. Có thể nói là đương nhiên nữa. Nhưng tôi lại không hiểu v́ sao. Trong con người của ông, sự xác tín và tự tin một thời nào đă biến mất và đám đông cha mẹ con cái Nhật Bản b́nh thường đang t́m cách giết thời giờ trên sân thượng tiệm bách hóa vào buổi chiều hôm ấy cũng chẳng ai buồn quay lại nh́n ông. Lúc đó tôi đang dợm đứng lên nhưng vừa vặn có một người đàn bà với khuôn mặt tôi đă có lần gặp, đang nắm tay một đứa trẻ mặc bộ đồ bằng len trắng đi đến gần ông. Hai ông bà đều quay lưng lại phía tôi như thể đang muốn che chở cho đứa bé, rồi mất hút sau cánh cửa ra đối diện.

Tôi nói là đă gặp ông nhưng thật ra, câu chuyện chỉ có bao nhiêu đó. Dĩ nhiên, tôi sẽ không kể lại chuyện này cho vợ tôi hay. Cuộc tái ngộ với con người ḿnh đă muốn xóa sổ ấy, không hiểu v́ sao, mấy năm nay vào những lúc đêm về, lại bất chợt bồng bềnh trong kư ức. Rồi trong khi nhơi đi nhơi lại cái dáng đằng lưng của ông không biết bao nhiêu lần, tôi thấy nó là một cái bóng đổ (kagebôshi) đă in trùng lên vài cái bóng khác trên ḍng sông của đời tôi. Chẳng hạn cái bóng của ông lăo người Bạch Nga chuyên môn bán dạo những cái bánh ḿ Nga (Roshiapan) trên đường phố Đại Liên. Tiếp đó là cái bóng của ông già ngoại quốc vẫn kéo lê bàn chân mệt mỏi, tránh cặp mắt mọi người để đi vào ngôi nhà của cha xứ cạnh giáo đường (cũng giống như ông, ông già này đă kết hôn với một phụ nữ Nhật Bản, bị mất chức và đuổi đi), ông già mà trong một buổi hoàng hôn mùa hạ, đă bảo tôi đừng sợ khi tôi định chạy trốn lúc t́nh cờ gặp mặt ông. Đôi mắt u buồn của ông ta đă in trùng lên đôi mắt của con chó tạp chủng mà ông đă hành động một cách vô lư khi bắt mọi người phải đem vứt nó. Động vật và chim chóc sao lại có thể có những đôi mắt u buồn đến vậy? Tôi đă đem tất cả những h́nh ảnh này để sắp đặt thành một thứ bậc thầm kín trong ḷng và kết hợp chúng lại bằng một sợi dây máu thịt và tôi nghĩ rằng chúng đang cùng nhau ngỏ một điều ǵ đó với tôi. Cùng lúc, khi sắp đặt chúng thành một thứ bậc và cho chúng một chỗ đứng trong cuộc đời ḿnh, tôi thấy rằng ông không c̣n mang h́nh ảnh của một nhà truyền đạo có ư chí vững chắc và tràn trề tự tin mà là một người đàn ông đang đứng xen kẻ ở giữa ánh đèn chớp tắt của những ṭa bin-đinh và những căn hộ chung cư có tả lót đem phơi. Ông không c̣n đứng ở vị thế trên cao nh́n xuống để xét đoán người khác mà chỉ là một con người có đôi mắt u buồn như cặp mắt của con chó ông đă ra lệnh vứt đi.V́ lẽ đó, dù ông có phản bội tôi chăng nữa, tôi vẫn hoàn toàn không oán hận ông. Ngược lại, tôi c̣n nghĩ rằng v́ có như thế, nên những điều ngày xưa ông tin tưởng mới có lư do để tồn tại. Có khi ông đă thừa biết điều đó rồi. Bởi v́ trong quán ăn ở Shibuya vào hôm có trận mưa sương (kirisame), khi người hầu bàn đem đến đĩa thức ăn ông gọi, ông đă làm dấu thập giá thật nhanh để không ai kịp nhận ra. Có thể đó là điều duy nhất mà đến nay, tôi mới được biết được về ông.

 

 (Tháng 1 năm Shôwa 43 (1968)

 

Dịch ngày 27/01/2023

 

Tư liệu tham khảo: 

-Endo Shusaku, Kageboshi (Bóng đổ lên đời), Tuyển tập Agawa Hiroyuki & Endo Shusaku, quyển 79 trong Toàn tập văn học Nhật Bản Hiện Đại, do  Chikuma Shobô, Tôkyô, xuất bản tháng 12 năm 1981, trang 396-416. Nguyên tác Nhật ngữ.

-Endo Shusaku, Kagebôshi (Les Ombres), Minh Nguyen-Mordvinoff dịch sang tiếng Pháp, trong Le dernier souper et autres nouvelles, Nxb Denoel, Paris-Barcelone, 2004, trang 11-54. Bản ngoại văn tham chiếu.


[1] Hanshin là chữ viết tắt của địa danh Ôsaka (Han) và Kobe (Shin)

[2] Tạm dịch. Karamatsu là một loại cây tùng cao khoảng 20m,có nhựa và quả, thường thấy ở miền Đông Nhật Bản. Kara viết chữ Hán là Đường tùng / Lạc diệp tùng.

[3] Duralumin hay Dura-nhôm (hợp kim nhôm, đồng và ma-nhê-si)

[4] William Somerset Maugham (1874-1965) tiểu thuyết gia, kịch tác gia, tự truyện gia người Anh. Tác giả Of Human Bondage (Hệ lụy nhân sinh). Rain (Mưa) là một truyện ngắn tŕnh bày quá tŕnh “ xuống cấp” về mặt đạo đức của một giáo sĩ đi truyền đạo trên một ḥn đảo và trong lúc muốn cảm hóa cô gái điếm Sadie Thompson.

[5] Tỉnh nằm trên đảo Shikoku, phía Đông Nam khu vực Hanshin.

[6] “Người nước thứ ba” là chữ dùng nay đă lỗi thời và hơi có tính kỳ thị khi nói về thương nhân Hoa kiều v́ họ vốn giàu có và buôn bán giỏi. Dịch giả người Pháp chú là người Đài Loan hay Triều Tiên.

 

 


* Nguyễn Nam Trân :

Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com

.........................

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com)
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com