|
Chấy rận (Shirami, 1916) Nguyên tác: Akutagawa Ryunosuke Dịch: Nguyễn Nam Trân
Ảnh minh họa Một Ngày mười sáu tháng hai năm Genji (Nguyên Trị) nguyên niên (1864)[1], đúng lúc lực lượng cảnh bị của xứ Kaga, phiên vừa nhận lệnh trông coi việc trị an của kinh đô Kyoto, lại được Mạc phủ chỉ định tham gia cuộc chinh phạt phiên Choshu[2] (ở miền Nam). Đại tướng chỉ huy lực lượng này là ngài Osumi no kami, giữ chức gia lăo (thủ tướng) của phiên, đang đưa chiến thuyền ra khỏi cửa sông Ajikawa ở Osaka. Hai vị đội trưởng là Tsukuda Kyudayu và Yamagishi Sanjuro. Thuyền của đội Tsukuda dựng cờ trắng, c̣n thuyền của Yamagishi treo cờ đỏ. Trên đỉnh hai chiếc thuyền gọi là Kompira[3] vốn chở được 500 thạch thóc, hai lá cờ trắng đỏ bay phần phật. Thuyền đang từ cửa sông tiến ra ngoài biển. Phải nói cảnh tượng đó trông hùng tráng xiết bao! Tuy nhiên, đám thủy thủ trên hai chiếc thuyền không có ǵ để hào hứng với vẻ hùng tráng ấy. Trước hết là trên chiếc nào cũng có một đám samurai, cả chủ lẫn tớ 34 người, thêm vào đó là 4 thủy thủ, vị chi 38 thuyền viên tất cả. Họ không có chỗ để xoay ngang xoay dọc v́ diện tích quá đỗi chật hẹp. Hơn nữa, chung quanh người họ đang đầy những thùng “mắm cá trê - củ cải muối” chất thành hàng, làm bít cả chỗ đặt bàn chân. Nếu chưa quen với mùi hôi thối ấy, người nào ngửi phải sẽ không khỏi buồn nôn. Cuối cùng là ở vào hạ tuần tháng 11 âm lịch như lúc này, gió thổi rất mạnh, đưa đến cái lạnh cắt da cắt thịt. Nhất là lúc chiều xuống, khi trên mặt biển lại có những cơn giông núi thổi ra th́ dù thuyền viên là những samurai trai trẻ xuất thân từ miền Bắc, họ cũng không ngăn nổi cảnh răng hàm đánh vào nhau lạch cạch. Hơn thế nữa, trong thuyền lại đầy rận. Chúng không phải là những con rận tương đối dễ chịu vẫn ẩn nấp trong đường chỉ của áo xống đâu. Bọn rận nầy c̣n tụ tập trên những lá buồm, trên lá cờ và cả trên cột buồm. Ngay ở neo thuyền cũng c̣n thấy chúng. Nếu phóng đại ra một chút, ta có thể nói rằng không biết chiếc thuyền này là vật được chế ra để chở người hay chở rận. Dĩ nhiên, nhiều đến cỡ đó th́ trong một manh áo đă phải có vài chục con. Thế, rồi, lũ rận chỉ cần đụng được da người là chúng đă khoái chí, cứ nhằm chỗ đó mà cắn lấy cắn để. Nếu chỉ có từ năm đến mươi con th́ may ra hăy c̣n có giải pháp, thế nhưng khi nhiều như vừa mới nói – nghĩa là giống vừng rắc lên người – nhất định là đành xuôi tay chứ không tài nào bắt hết chúng được. V́ lẽ đó, trên thân thể của các samurai trong thuyền, bất luận là người thuộc đội Tsukuda hay đội Yamagishi, đều đầy vết thương do rận cắn, không khác ǵ vết ban đỏ. Từ đầu đến bụng, cả vùng đều sưng tấy. Tuy bảo là thuyền viên không biết phải đối phó ra sao nhưng thật ra, họ không thể để cho rận cắn như thế mà không động thủ. Do đó, người trong thuyền, có được chút giờ rảnh là ngồi xuống bắt rận. Từ chức quan gia lăo cho đến anh xách dép (zôritori) đều xoay trần ra, người nào người nấy đều bắt rận và bỏ vào trong những cái bát uống trà. Hết bắt lại bỏ vào, bỏ xong lại bắt tiếp. Trên hai chiếc thuyền Kompira với cánh buồm rộng đang đón nhận ánh mặt trời mùa đông của vùng biển nội địa[4], mỗi bên hơn ba chục con người, tay đều cầm bát uống trà (yumoji) và đang tận lực đi lùng những những con rận nấp bên dưới giây thừng cột buồm hay trên mũi neo. Ngày nay, khi tưởng tượng ḿnh đang đứng trước một khung cảnh như vậy, chúng ta có thể cảm thấy hài hước nhưng trước việc bắt rận được xem là “tất yếu” thế kia, ai nấy đều sẽ phải chấp hành một cách nghiêm chỉnh. Dù chuyện xảy ra trước thời Duy Tân nhưng thật ra không khác chi bây giờ! Thế rồi, kể từ lúc đó, con thuyền với những anh chàng samurai khỏa thân - chính họ cũng không khác ǵ những con rận lớn – tiếp tục chịu đựng cái lạnh ác nghiệt, ngày nào cũng vậy, mỗi khi di chuyển trên sàn thuyền, đầu óc chỉ toàn nghĩ đến rận với rận. Hai Tuy nhiên, trên con thuyền của đội trưởng Tsukuda, có một người đàn ông kỳ dị. Đó là Mori Gonnochi, một người tính nết không giống ai. Vai tṛ của anh là lính cảnh vệ, được cấp lương 15 bao gạo đủ nuôi năm miệng ăn. Có chuyện lạ là anh ta không chịu bắt rận. Dĩ nhiên là dù anh không bắt, lũ rận vẫn nằm ở nơi nào đó trên người. Khi anh tưởng con nào đó đang ḅ lên chỏm tóc th́ đă thấy h́nh như có một con khác đang chạy dưới lưng quần. Vậy mà coi bộ anh không đếm xỉa đến sự hiện diện của chúng.. Không lẽ bọn rận chừa anh không cắn hay sao nhỉ? .Chuyện đó làm ǵ có! Thực ra th́ tựa như mấy người khác, ta có thể h́nh dung là trên thân thể anh cũng đầy vết ban đỏ như đồng tiền, đôi chỗ đă sưng tấy. Nh́n những chỗ găi của anh, không thể nói là anh không bị ngứa. Nhưng dù có bị ngứa, coi bộ trước sau anh vẫn thản nhiên và bỏ qua Nếu chỉ để cho qua th́ không nói làm chi, có điều là khi nh́n người khác bắt rận, anh thế nào cũng t́m cách xía vào những câu thế này: -Bắt th́ bắt nhưng đừng có giết! Cứ để cho nó sống và bỏ vào cốc trà rồi cho tớ xin. -Cậu xin để làm ǵ? Có người bạn đồng sự lộ vẻ ngạc nhiên và hỏi anh ta như vậy nhưng Mori đă trả lời một cách điềm nhiên: -Có cho không? Nếu cho th́ tớ sẽ nuôi chúng. Người bạn đồng sự tuy nghĩ là Mori nói đùa nhưng cũng đă bỏ ra nửa ngày trời, cùng hai ba anh bạn khác, bắt những con rận c̣n sống nguyên và bỏ vào đầy hai, ba cốc uống trà. Trong bụng anh ta nghĩ thầm, cứ làm theo ư hắn rồi sẽ đưa cho hắn và bảo: “-Này! Nuôi đi nào!”, th́ chắc một kẻ ngoan cố như Mori cũng phải câm miệng lại. Thế rồi giữa khi bên này chưa ai mở miệng nói câu nào th́ từ phía anh ta, Mori đă lên tiếng: -Bắt được chưa? Bắt được th́ đưa đây tớ xin! Bọn bạn đồng sự ai nấy đều ngạc nhiên khi thấy Mori nới lỏng cổ áo của ḿnh ra và nói: -Bây giờ, các cậu đổ tất cả vào đây hộ tớ đi. -Đừng có ráng nhịn mà sau này phải kêu trời nhé! Bọn đồng sự nói như thế nhưng lời của họ không lọt vào tai Mori. Sau đó từng người một, họ dốc những cốc trà (đầy rận) vào trong áo Mori. Nếu đong bằng gạo th́ ít nhất phải được một thăng (shô). Cứ thế mà lũ rận lúc nha lúc nhúc rơi vào trong cái cổ áo đang mở rộng của Mori. Như người tiếc của, anh ta vừa nhặt những con rận bỏ sót v́ bị bắn ra bên ngoài vừa lẩm bẩm như nói một ḿnh: -Cám ơn. Thế là kể từ tối nay tớ sẽ được ngủ nghê ấm áp. Thế rồi, hắn lại nhe răng cười. Bạn đồng sự sửng sốt đưa mắt nh́n nhau, không hỏi han chi mà chỉ nói: -Ngủ với rận th́ ấm thế nào được nhỉ? Về phần Mori, khi đă cho hết lũ rận vào bên trong cổ áo xong xuôi, mới xốc nó cho ngay ngắn và nh́n đám bạn với vẻ mặt như trêu cợt. Thế rồi anh ta lên tiếng: -Này, mấy cậu xem! Lúc này trời lạnh, dễ bị cảm mạo mà Mori tôi có làm sao đâu. Không hắt hơi mà cũng chẳng chảy nước mũi. Hơn nữa, nhờ thân thể bị sốt nên chân tay đỡ phải lạnh cóng. Thử hỏi các cậu, tớ được như vậy là nhờ ai nào? Tất cả là nhờ ở lũ rận đấy ạ! Cũng theo lập luận của Mori th́ khi rận tiếp xúc với thân thể, thế nào chúng cũng cắn. Bị nó cắn, thế nào ta cũng găi. V́ cơ thể bị cắn khắp nơi nên ta đâm ra muốn găi khắp nơi. Thế nhưng cơ thể con người biết tự vệ, thành thử lúc ta găi v́ cảm thấy ngứa ngáy, nhiệt sẽ tự nhiên bốc ra từ chỗ găi và làm ta ấm. Nếu thân thể ấm áp, ta đâm ra buồn ngủ. Nếu ngủ được, ta không c̣n cảm thấy ngứa. Cứ nuôi nhiều rận, ta sẽ có giấc ngủ ngon và khó bị cảm. Do đó, bằng cách nào đi nữa, chúng ta phải nuôi rận thay v́ đi lùng bắt chúng.... Hai ba người bạn đồng sự, sau khi nghe Mori phát biểu lời bàn của anh về rận (Sắt luận), lấy làm cảm kích, mới nói: -À,ra là thế. Nghe cậu nói, chúng tớ mới biết là hăy c̣n có chuyện như vậy nữa. Ba Từ hôm đó, trên con thuyền ấy, có một lũ người đă noi theo gương Mori tập sự nuôi rận. Hễ có một chút thời gian rảnh rỗi là cả bọn mang cốc uống trà đi săn rận. Việc này chính ra chẳng có ǵ khác so với công việc của những người cùng thuyền. Khác nhau chăng là sau đó họ sẽ trịnh trọng bỏ từng con rận một vào trong áo ḿnh và nuôi nấng chúng rất ư chu đáo. Thế nhưng ở bất cứ nước nào và vào bất cứ thời nào, lư thuyết của các ông Précurseur[5] (nhà tiên khu) rất ít khi được thiên hạ răm rắp tin theo. Trong thuyền cũng vậy, hiếm thấy có kẻ nào tin theo nguyên văn lời bàn về lũ rận (Sắt luận) của Mori.Trong thuyền, số Pharisien (kẻ chống báng)[6] phản đối lư thuyết của anh ta mới là đa số. Người Pharisien số một trong đám ấy có tên là Inoue Norizô. Anh ta cũng thuộc đội cảnh bị và là một gă đàn ông quái gở không kém. Theo anh th́ khi bắt được rận, nhất định phải ăn cho hết. Sau khi xong bữa cơm chiều, anh đặt cốc uống trà trước mặt, lấy một thứ ǵ ra và nhai nhóp nhép trông thật ngon lành. Ai có đến bên cạnh và ghé mắt nh́n vào cái cốc đó th́ mới thấy tất cả chỉ là những chú rận anh ta vừa tóm được và đem để dành. Khi có ai hỏi “Mùi vị chúng ra sao?”, anh bảo: “Đại khá́ th́ vị nó giống như gạo cháy và hơi hôi dầu!”. Loại người bỏ rận vào mồm mà cắn (cho chết) th́ đâu đâu cũng có nhưng riêng anh chàng này th́ không làm theo kiểu đó. Anh ta ăn rận một cách thích thú như người đang điểm tâm và không bữa nào là không xơi. Trước tiên, mục đích số một của mọi người là chống đối lại Mori. Không có ai trong thuyền muốn bắt rận ăn như Inoue nhưng những kẻ muốn phụ họa phong trào của anh th́ không ít. Theo những điều họ phát biểu th́, không phải v́ nhờ có rận mà thân thể con người mới ấm lên. Chẳng những thế, có câu trong sách Hiếu Kinh dạy rằng “Thân thể râu tóc đều là vật thừa hưởng từ cha mẹ, chớ để hư hại” (Thân thể phát phu giai thụ phụ mẫu, cảm bất hủy thương). Trường hợp tự ḿnh để cho chấy rận cắn chích tùy thích, tội bất hiếu đă mang sẽ c̣n nặng hơn một bậc. Do đó, ta bắt buộc phải lùng bắt rận để giết chứ không có quyền nuôi dưỡng chúng. ............. Với những diễn biến như vậy, giữa phe theo Mori và phe theo Inoue, đôi khi đă xảy ra những cuộc đấu khẩu. Thế nhưng lúc đó, họ chỉ dừng lại ở vài cuộc căi vă chứ không đi xa hơn.Dần dần chuyện bé xé ra to, cuối cùng, việc không ai ngờ là cảnh xung đột bằng đao kiếm đă xảy ra. Sự cố như thế này. Một hôm, Mori lấy mấy con rận xin được định đem về nuôi và để tạm chúng trong một cái cốc uống trà. Thấy anh ta bất cẩn, Inoue bèn chụp lấy cốc và chỉ trong vài giờ đă ăn hết cả. Khi Mori trở về chỗ cũ, đến nh́n cái cốc th́ rận đă không c̣n lấy một con. Thế mới thấy rằng người ta không dễ ǵ chấp nhận nguyên xi lư thuyết của một Précurseur (Nhà tiên khu). Điều đó c̣n chứng tỏ là trong thuyền cũng có người bực bội với lư thuyết của Mori. -Cớ ǵ lại ăn hết rận của người ta thế? Mori khuỳnh tay, mắt long lên và tiến sát bên để cật vấn. Inoue cũng hét to, hai người không có vẻ ǵ muốn giảng ḥa:: -Việc đem rận về nuôi của cậu là một tṛ ngu xuẩn. -Đi ăn rận như cậu mới là ngu! Mori nổi nóng, dậm chân ầm ầm xuống mặt sàn ván: -Chẳng có một người nào trên chiếc thuyền này biết ơn mấy con rận cả. Những đứa bắt rận mà ăn là bọn chỉ biết lấy ân làm oán. -Tớ đây chưa từng chịu ơn nghĩa ǵ của mấy con rận bao giờ. -Cho dù không biết ơn nhưng sát sinh đoạt mạng như các cậu là việc không thể chấp nhận. Lời qua tiếng lại, bất chợt mắt của Mori long lên, anh đưa tay nắm lấy cán đao sơn son h́nh con tôm (ebisayamaki) đang đeo ở thắt lưng. Dĩ nhiên, Inoue nào chịu kém. Anh cũng rút thanh trường kiếm cán đỏ (shuzaya) và đứng dậy. Nếu bọn đồng sự đang cởi trần bắt rận không vội vàng túm lấy hai người và đẩy họ ra xa nhau th́ một trong hai chắc đă mất mạng. Theo lời thuật lại của những kẻ chứng kiến tại chỗ th́, dù hai người bị cả bọn đồng sự giữ rịt, họ vẫn c̣n la hét “Rận! rận!” nhặng xị đến sùi cả bọt mép. Bốn Với khả năng bọn samurai trong khoang có thể động dao động kiếm chém giết lẫn nhau như vậy, con thuyền Kompira với trọng tải 500 thạch thóc dường như vẫn không thèm để ư đến những ǵ đang xảy ra. Hai là cờ màu trắng và đỏ vẫn bay phần phật trong luồng gió lạnh trên con đường xuống vùng Chôshu xa xôi để đánh dẹp. Dưới bầu trời nặng đầy mây tuyết, con thuyền của họ mải mê nhắm hướng Tây lướt tới. Tháng 3 năm Tai shô thứ 5 (1916) Số hóa bởi Aozora Bunko năm 1998 từ Tuyển tập Akutagawa của Nxb Chikuma Shôbô (1968). Xin lưu ư là ngoài bản kéo xuống từ “Thư viện trên không” này, dịch giả không có nguyên tác lấy từ sách. Dịch ngày 15/5/2021 [1] Niên hiệu Nguyên Trị dưới thời Thiên hoàng Komei (Hiếu Minh), cha của Thiên hoàng Meiji ( Minh Trị), nghĩa là câu chuyện trên đây xảy ra đúng 4 năm trước cuộc Duy Tân. [2] Lệnh chinh phạt do Mạc phủ đưa ra để triệt hạ thế lực đảo mạc và trung hưng hoàng thất của phiên Chôshuu (nay thuộc tỉnh Yamaguchi, phía nam đảo Honshu). [3] Đến từ tiếng Phạn Kumbhira trong kinh điển nhà Phật, lấy tên một vị thần bảo hộ người đi biển, nguyên có nghĩa là cá sấu (ngạc ngư), một giống vật nguy hiểm thường thấy trên sông Hằng (Ganges) bên Ấn Độ. [4] Vùng biển gọi là nội hải (naikai) hay địa trung hải Nhật Bản nằm giữa hai đảo lớn là Honshu và Shikoku. C̣n gọi là Seto naikai. [5] Précurseur: tiếng Pháp trong nguyên văn. [6] Kẻ ngụy thiện, giả h́nh, chống Chúa. Tiếng Pháp trong nguyên văn.
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com ......................... ®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com) |