DẦU

(Abura, 1921) 

  Nguyên tác: Kawabata Yasunari

Dịch: Nguyễn Nam Trân

Cha tôi mất năm tôi lên hai và năm sau đă đến lượt mẹ tôi. Tôi hoàn toàn không nhớ ǵ về cha mẹ ḿnh. Ngay cả đến một bức ảnh của mẹ, tôi cũng chả có. Không biết có phải v́ cha tôi đẹp trai mà ông c̣n giữ lại mấy tấm ảnh của ḿnh nhưng tôi đă t́m ra từ 30 đến 40 tấm ảnh của ông ở mọi lứa tuổi trong kho khi phải dọn dẹp để bán nhà. V́ lư do đó, tôi đă trưng bức ảnh có dáng ông đẹp nhất trên bàn học khi vào nội trú trường trung học. Về sau, v́ đổi chỗ ở liên miên, tôi đă đánh mất tất cả. Khi nh́n những bức ảnh ấy, tôi chẳng thấy có kỷ niệm nào sống lại trong đầu. Dù có lúc tự nhủ người đàn ông kia là cha ḿnh nhưng t́nh thật, tôi chẳng mảy may xúc động.

Tôi nghe thiên hạ đồn đại rất nhiều chuyện về cha mẹ ḿnh nhưng tôi không có ấn tượng là những thông tin đó đến từ những người thực sự quen biết ông bà nên đă quên ngay sau đó.

Năm ấy, vào dịp Tết, lúc viếng đền Sumiyoshi ở Ôsaka, nhân băng ngang qua một cây cầu ṿm bán nguyệt (sorihashi), tôi chợt mang máng nhớ ra có lần ḿnh đă đi trên một con đường như thế này hồi c̣n bé. Tôi nói với người chị họ đang đi cùng:

-Em có cảm tưởng đă đi trên chiếc cầu này hồi nhỏ.

-Có thể lắm. Bố em lúc c̣n sống thường đi mấy vùng Hamadera và Sakai  cạnh đây. Có thể chú đă cho em theo.

-Không đâu chị. Em nhớ qua đây có một ḿnh.

-Vô lư. Mới có ba bốn tuổi mà leo lên tuột xuống cây cầu này một ḿnh được à. Không thể nào! Chắc bố hay mẹ đă bế em trên tay.

-Chị chắc không? Em th́ có cảm tưởng đă đi một ḿnh.

-Khi bố em mất, em hăy c̣n bé tí tẹo mà. Hôm ấy, em rất hài ḷng v́ thấy trong nhà có đông người đến. Thế nhưng em không chịu nổi cảnh họ đóng đinh vào nắp áo quan. V́ vậy mà mọi người phải dừng tay. Em chướng hết cỡ!

Một dịp khác, hồi lên trung học, tôi gặp lại một bà bác sau 10 năm xa cách. Bà ngạc nhiên thấy tôi đă thành người lớn:

-Cái chết của cha mẹ không thể ngăn sự trưởng thành của một đứa trẻ. Nếu cha mẹ cháu c̣n sống, chắc sẽ mừng rỡ thấy cháu to cao như thế này. Hồi cha mẹ cháu mất, cháu đă làm đủ tṛ quấy quả khiến mọi người phải phát cáu. Cháu ghét cái chuông nhỏ để gơ (chiêng / kane) đặt trước bài vị trên bàn thờ. Mỗi khi tiếng chuông vang lên, cháu lại ̣a khóc. Do đó, mọi người bèn quyết định không đánh chuông nữa. Cháu đ̣i tắt cho được ngọn đèn chong đặt bên bàn thờ và v́ khó chịu trong người nên cháu c̣n bẻ trẹo mấy ngọn nến rồi đem đổ cả dầu cái đèn đất nung ra sân. Lúc chôn bố cháu, mẹ của cháu đă bật khóc v́ quá bực cháu.   

Lúc nghe người chị họ nói, tôi vẫn không hề nhớ rằng ḿnh đă hài ḷng v́ hôm ấy nhà có đông người đến hay tôi đă khóc nhè đến mức thiên hạ phải ngưng đóng đinh vào nắp quan tài. Ngược lại, chi tiết do bà bác kể ra đă khiến cho tôi có cảm giác như gặp lại những người bạn thân lâu ngày mới tới thăm. H́nh ảnh của thằng tôi ngày bé, một đứa trẻ ràn rụa nước mắt, người dính đầy vết dầu, tay khăng khăng nắm cái chân đèn đất nung, lại phảng phất trở về trong trí. Tôi c̣n nh́n thấy cả những thân mokkoku (mộc hộc) cổ thụ trong vườn của ngôi làng nơi tôi sinh ra. Cho đến năm 15, 16 tuổi, tôi vẫn leo lên cây chơi mỗi ngày. Lúc đó, vắt vẻo như một con khỉ trên cành, tôi hay lấy sách ra đọc.

Kư ức tôi hết sức chính xác đến độ hồi đó tôi c̣n dám nói:

-Đúng đấy. Cháu đă đổ dầu vấy cả cái bồn đá nhà dùng để rửa tay đặt dọc theo hàng hiên pḥng khách, ngay đằng trước một thân cây mokkoku.

Thế nhưng, nếu nghĩ cho kỹ th́ căn nhà chúng tôi sống cho đến ngày cha mẹ tôi qua đời vốn nằm bên bờ con sông Yodogawa, gần Ôsaka. 

Tôi cũng nhớ về một ngôi nhà khác thời chúng tôi ở Yamamura, cách Yodogawa những 4, 5 dặm (ri). Sau khi cha mẹ tôi mất chưa được bao lâu, ngôi nhà ấy đă bị đem đi bán và bởi v́ tôi phải trở lại nơi chôn nhau cắt rốn, tôi không c̣n giữ được kỷ niệm rơ ràng về nó nữa.Tuy vậy, tôi c̣n mường tượng rằng lúc làm đổ dầu, chúng tôi đang sống ở một ngôi nhà nằm trong núi. Cái đèn dầu ấy, h́nh như thường được bà tôi hay mẹ tôi cầm thay cho tôi nên nó khó ḷng bị tôi đánh đổ chỗ bồn đá rửa tay cho được. Nhưng dù có cố cách nào th́ trong đầu, tôi vẫn có khuynh hướng pha trộn những kỷ niệm về người cha lẫn vào với kỷ niệm người mẹ. Ngay cả bà bác của tôi cũng đă quên đi khá nhiều chi tiết.

Rốt cuộc, cái gọi là kỷ niệm có khi chỉ là cái đến từ mơ tưởng viển vông. Ngược lại, tôi xem những h́nh ảnh tiếng là kỳ quái nhưng liên quan trực tiếp đến tôi và tôi cảm thấy hết sức gần gũi như là sự thực. Cái ǵ người khác nói tôi lại quên ngay nếu nó không trực tiếp gắn liền với kư ức của ḿnh. 

Khoảng ba bốn năm sau cái chết của cha mẹ tôi, bà tôi qui tiên và khi bà chết được chừng ba bốn năm, lại đến phiên chị cả. Mỗi lần ông tôi buộc tôi phải cúi đầu trước bàn thờ tổ tiên (Butsudan), bao giờ ông cũng dùng lửa ngọn bấc của cây đèn chong để thắp nến. Cho đến hôm cô tôi nhắc lại chuyện đó, tôi chỉ nhớ mỗi cử chỉ ấy của ông nhưng hồi đó tôi không có ư định t́m hiểu tại sao ông hành động như vậy. Làm ǵ có chuyện tôi ghét tiếng chuông và ngọn đèn dầu ngay từ lúc lọt ḷng! Mấy hôm đám tang của bà và chị, tôi đă quên mất chuyện đ̣i người ta đổ dầu đi hồi đám tang của cha mẹ ḿnh và có thể tôi vẫn không phản đối việc dùng đèn thắp bằng bấc. Thế nhưng tôi nhớ ông tôi không bắt tôi lễ với cây đèn ấy bao giờ.

Đến khi nghe bà bác kể lại, tôi mới biết rằng những điều ngang bướng tôi làm đă gây ra không biết bao nhiêu đau khổ cho ông tôi. Lúc tôi bẻ mấy cây nến ở lễ tang và đánh đổ dầu đèn, ông tôi đă kịp thời châm lửa vào một ngọn đèn cầy khác.Cá nhân tôi có nhớ mang máng việc ḿnh đánh đổ dầu nhưng không nhớ chuyện bẻ mấy cây nến. Với tôi, tất cả những chuyện đó chỉ đáng ph́ cười.

Giọng điệu ba hoa của bà bác khiến tôi nghĩ có lẽ bà đă vẽ vời, thêm thắt nhiều chi tiết. Hơn nữa, ông tôi không bày loại đèn dầu có bấc trên bàn thờ tổ tiên. Cho đến năm tôi lên trung học, ở trong nhà, hai ông cháu chỉ sinh hoạt với một cây đèn dầu loại b́nh thường. Một người mắt đă ḷa như ông tôi không thể phân biệt sự khác nhau giữa hai loại đèn. Ngoài ra, thay v́ đèn dầu hỏa, gia đ́nh tôi chỉ dùng đèn với đĩa dầu trong cái chụp bằng giấy phết (andon) kiểu xưa thôi. 

Hơn thế nữa, thừa hưởng thể chất ốm yếu của cha ḿnh nên tôi bị sinh thiếu tháng và không hy vọng có khả năng phát dục như mọi người. Cho đến lúc vào trường tiểu học, tôi không ăn nổi cơm. Món ăn tôi ghét nhất là thức nấu với dầu thực vật v́ nó làm tôi phát ói khi vừa đút miếng đầu tiên vào mồm. Hồi c̣n bé, tôi rất thích ăn trứng, cả lập-là và ôm-lết, nhưng tôi lại ghét việc chiên xào bằng dầu thực vật dù nó không dậy mùi chăng nữa. Tôi nhớ bà tôi và cô giúp việc hay cạo lớp trứng dính đáy chảo mà ăn. Tính kén ăn của tôi là mối lo lắng thường xuyên của người chung quanh. Có lần, người ta báo cái áo tôi mặc có dính dầu đèn, thế là tôi không chịu mặc nữa cho đến khi nào áo được giặt sạch. Khi đặt tay lên chỗ có dầu, tôi cảm thấy rất là khó chịu và cho đến nay, tôi không không thể nào chịu đựng được dầu. Trong một thời gian dài, tôi cứ nghĩ một cách đơn thuần là tôi ghét nó chỉ v́ tính tôi khó mà thôi. Nhưng sau khi nghe bà bác kể chuyện, lần đầu tiên tôi mới hiểu tại sao tôi ghét dầu đến mức đó. Đồng thời tôi có thể tưởng tượng ra sự khổ tâm của ông bà tôi khi phải chiều theo ư của một thằng cháu ích kỷ và dấm dẳng.

Trong khi đang nghe câu chuyện bà bác kể, bỗng dưng một giấc mơ đă hiện ra từ dưới đáy kư ức của tôi. Việc này xảy ra vào hôm có lễ hội ở ngôi đền nằm trong núi khi tôi c̣n bé.Tôi thấy có những vật dùng để đựng làm bằng đất nung – mỗi cái đều toát ra ánh sáng - treo lửng lơ trong không trung. Người thầy dạy kiếm thuật (Kendô) cho tôi - quả là một lăo già gian ác – đă kéo tôi đến trước dăy đèn này:

-Nếu mi có thể dùng kiếm tre và trong ṿng hai nhát chặt đổ hết tất cả dăy đèn đất nung này th́ ta sẽ xem mi như đủ tŕnh độ để học đánh kiếm với ta.

Tôi bèn múa thanh kiếm tre thật to của ḿnh và quật vào mấy cái chân đèn đó làm chúng tan nát thành ngh́n mảnh. Mắt không cần ngó quanh ngó quất, tôi đă quật hai lần liên tiếp. Khi lấy lại thần hồn th́ giàn đèn đă vỡ tan tành, chung quanh chỉ c̣n là bóng tối. Thấy ông thầy đánh kiếm đă để lộ dă tâm, tôi bèn bỏ chạy và lúc đó giật ḿnh thức giấc.

Tôi hay nằm thấy giấc mơ ấy lắm. Khi đem so sánh nó với những điều bà bác tôi kể, tôi có thể cảm thấy rằng vết thương ḷng gây ra bởi việc cha mẹ tôi chết sớm đă khơi dậy trong tôi một bản năng chiến đấu giúp tôi đứng dậy được mỗi khi gặp phải cảnh bất hạnh.

Những kỷ niệm ấy hiện ra trong kư ức của tôi một cách rời rạc nhưng càng ngày càng rơ nét và trở nên sinh động khi nghe được lời thuật sự kể bằng cái giọng nói thân mật và ấm áp của bà bác qua những lần gặp gỡ chào hỏi và trao đổi giữa hai bác cháu. Từ đó, tôi càng cảm thấy gần gũi họ hàng hơn và tự nhiên ḷng cũng bớt u uẩn.

Đến tuổi thiếu niên, tôi đă nhiều lần viết thư đến các bạn thân, trai cũng như gái, để than văn về những nỗi cay đắng của cảnh mồ côi tôi từng phải chịu đựng.Tôi cũng đă đem tấm ảnh chụp cha tôi đặt trên bàn học. Nhưng chẳng bao lâu, tôi lại tự hỏi bản chất nỗi đau khổ của một đứa trẻ mồ côi là cái ǵ thế và tôi nhận ra rằng ḿnh không biết ǵ về nó hay đúng ra là không cần phải biết tới.

Nếu cha mẹ tôi c̣n sống, tôi sẽ được thế kia. Nay ông bà đă chết, tôi sẽ phải thế nọ. Nếu phân biệt được hai chuyện đó th́ mới hiểu được nỗi cay đắng của kẻ mồ côi. Nhưng cha mẹ tôi nay đă chết hết rồi, làm sao giả dụ được chuyện xảy ra như thể họ c̣n sống? Chỉ có Ông Trời mới biết là thế nào. Nếu hai ông bà sống thêm một ít nữa, tôi c̣n bất hạnh hơn thế cũng không chừng. Có khi ḍng lệ thương cha xót mẹ – những người mà đến mặt mũi ḿnh c̣n chưa nhớ - chỉ là một màn kịch trẻ con. Tuy vậy, vết thương kia th́ vẫn c̣n đó. Tôi đă nh́n thấy rơ nó khi bắt đầu khôn lớn và biết t́m hiểu về quá khứ của ḿnh. Thế rồi tôi tự hỏi phải chăng cho tới thời điểm ấy, nỗi đau khổ kia chẳng qua là t́nh cảm sinh ra từ một thói quen hay mô phỏng theo một câu chuyện tưởng tượng nào đó.

Chỉ đến khi vào nội trú trường trung học, tôi mới nhận thức được rằng khả năng đề kháng này đă làm thay đổi tính khí của tôi. Kể từ khi cảm thấy có tự do, tôi đă dấu biến sự yếu kém về thể chất cũng như vết thương t́nh cảm của ḿnh.

Lúc cần thiết, tôi đă chống cự lại được nỗi đau này không mấy khó khăn và chỉ cho người ta thấy ḿnh đang cô đơn những khi tôi cần chứng tỏ. Bản tính thần phục đă ngăn trở việc tôi t́m cách thoát khỏi sự cô đơn cũng như việc chữa lành vết thương ḷng. 

Mất hết t́nh yêu của những người thân thuộc từ ngày thơ dại, tôi nh́n cuộc đời với màu đen, chọn một nhăn quan và thái độ mà người khác có thể chê bai.Tôi tự dày ṿ lương tâm và hét lên một tiếng kêu thống thiết rồi lún dần trong hố tuyệt vọng.

Không biết bao nhiêu lần tôi đă được ngắm cảnh đám trẻ con được cha mẹ, anh chị...nói tóm lại là cảnh một gia đ́nh đoàn tụ, dắt nhau đến rạp hát hay ra ngoài công viên. Lúc ấy, tôi có lần tự coi ḿnh là một thằng vô tích sự, giá chẳng đáng ba xu. Tốt hơn tôi không nên bám măi bố mẹ là những kẻ đă chết. V́ lẽ đó, tôi quyết định vứt hết mớ 30 hay 40 tấm ảnh chụp cha tôi. Tôi phải vùng lên để chống lại cái khuynh hướng lúc nào cũng coi ḿnh như một đứa trẻ mồ côi.

“Nhất định, ḿnh có một tâm hồn đẹp và lành mạnh!” Thay v́ ôm măi những t́nh cảm tiêu cực, tôi thấy tốt hơn ḿnh nên tiến về một khoảng không gian rộng răi và thả hồn vào bầu không khí trong lành. Sau cùng tôi đă t́m ra được một thế thăng bằng gần như là hạnh phúc, đến độ sau khi đă đạt đến đỉnh cao của nó, tôi đâm ra chán chê và tự hỏi: “Làm thế này có phải hay không?” và đă t́m ra câu trả lời như sau: “V́ không có được một thời thơ ấu cho ra hồn, bây giờ tôi có quyền hưởng niềm vui của một đứa trẻ”. Thế nhưng khi giải thích như vậy, tôi thấy ḿnh đă tự đánh lừa. Hạnh phúc cuối cùng đă đến với tôi khiến cho tôi tưởng lầm là ḿnh đă gột bỏ được cái bản tính cô nhi thuở giờ. Tôi giống như một con bệnh đang hồi phục, sau khi nhập viện một thời gian dài, lần đầu tiên nh́n được cuộc đời hằng ao ước đang diễn ra dưới mắt ḿnh. V́ đă đổi cách nh́n như thế, giờ đây tôi mới biết đánh giá một cách khách quan mấy câu chuyện do bà bác kể sau khi thấy chúng phù hợp với các kỷ niệm hiện lên trong kư ức

V́ trực giác được rằng nỗi đau mất cha mất mẹ chỉ gây cho tôi toàn chuyện bất lợi, tôi bèn cố gắng ăn những món ăn nấu bằng dầu thực vật. Kỳ lạ thay, khi mua dầu về rồi chấm đầu ngón tay vào và đưa lên miệng nếm, tôi không c̣n cảm thấy mùi dầu nữa.Tôi hét lên: “Ḿnh đă lành rồi! Lành rồi!”

Tôi nghĩ đi nghĩ lại về sự thay đổi này. Việc tôi ghét dầu chẳng ăn nhập ǵ với cái chết của cha mẹ tôi và tôi cảm thấy ḿnh đă chiến thắng được trở ngại trong việc ăn uống. Đúng ra th́ ngay chuyện này cũng chẳng có ǵ quan trọng. Tôi không chấp nhận mọi tương quan nhân quả giữa nỗi buồn khi nh́n thấy h́nh ảnh cha mẹ ḿnh dưới ánh đèn leo lét của cái bàn thờ tổ tiên với việc tôi đánh đổ dầu trong khu vườn nhà cũng như việc tôi ghét ăn dầu thực vật.Tôi lại nghĩ là mối liên hệ này chẳng đem được lợi ích ǵ cho ḿnh.

“Nhờ có dầu mà ḿnh đă được cứu rỗi!”

Tôi nghĩ đến câu này khi cảm thấy vết thương của ḿnh vừa được chữa lành. Tôi cho rằng ảnh hưởng hắc ám do cái chết của cha mẹ tôi sẽ yếu đi và không c̣n sức bao trùm lên tôi nữa vào cái ngày mà tôi được một người nào đó yêu thương hay trở thành chồng của cô gái ấy. Điều quan trọng nhất là giữ sao cho ḷng ḿnh trong trắng và tôi hy vọng rằng việc vết thương của tôi được chữa lành c̣n đến từ nhiều nhân tố khác chứ không riêng chi lư do duy nhất là dầu.

Thêm một niềm hy vọng dâng trào trong tôi. Tôi phải làm việc nhằm thực hiện hoài băo đời ḿnh, nâng cao tinh thần và giữ ǵn sức khỏe để có thể sống càng lâu càng tốt.

Để đùa với ḿnh một chút, tôi tự hỏi không biết có nên uống thêm dầu gan cá thu, và mỉm cười với ư tưởng ấy. Hàng ngày, tôi bắt đầu uống một chút dầu và cứ mỗi giọt dầu trôi qua cổ họng, tôi lại có cảm tưởng là cha mẹ ở cơi bên kia đang đi vào trong người tôi để phù hộ cho con.

Đến nay, cha tôi đă mất được 10 năm rồi.

“Giờ đây, tất cả đều đă sáng trưng!”

Tôi muốn đem một bó hoa đến cúng và sụp lạy trước bàn thờ của cha mẹ tôi nơi có bày một ngọn đèn dầu.   

Dịch ngày 2 tháng 10 năm 2020 

Thư mục tham khảo: 

1-Kawabata Yasunari, Abura (1921), trong Tuyển tập Hatsukoi (T́nh đầu), do nhà xuất bản Shinchôin và phát hành, Sơ bản 2017. (trang 360-369). Nguyên tác Nhật ngữ.

2-Kawabata Yasunari, Huile (Abura) trong L’Adolescent (Thiếu niên), Tập tự truyện thời trẻ của Kawabata Yasunari do Suzanne Rosset dịch sang tiếng Pháp, Livre de Poche Biblio, Editions Albin Michel, Paris, 1995 (trang 207-214). Bản ngoại văn tham chiếu.

 


* Nguyễn Nam Trân :

Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com

.........................

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com)
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com