|
Địa Ngục Cô Độc (Kodoku Jigoku, 1916) Nguyên tác: Akutagawa Ryunosuke Dịch: Nguyễn Nam Trân
Độc sinh độc tử, độc khứ độc lai (Đại Vô Lượng Thọ Kinh) Câu chuyện sau đây đă được mẹ tôi kể cho tôi nghe. Mẹ lại cho biết đă nghe nó từ người chú của bà. Nội dung thực hư thế nào th́ tôi không rơ. Dù vậy, dựa trên tính hạnh của người ông trẻ ấy mà suy ra, tôi nghĩ chuyện này có rất nhiều xác suất là sự thực. Chú của mẹ tôi là một người ăn chơi sành sỏi. Ông có nhiều bạn thân trong giới văn nhân nghệ sĩ cuối thời Mạc phủ. Có thể kể đến tên tuổi mấy vị như nhà soạn tuồng kabuki Kawatake Mokuami, cây viết tiểu thuyết Ryukatei Tanekazu, hai nhà thơ haiku Zenzai Aneki và Tôki, kép kabuki tập danh Danjurô đời thứ chín, các nhà tŕnh tấu đàn samisen Uji Shibun và Miyako Senchu, nghệ sĩ kể truyện hài rakugo Kenkenbo Ryosai vv...Chú của mẹ tôi là người từng góp công vẽ tranh trang trí khi Kinokuniya Bunzaemon viết lại thành văn vở tuồng Edozakura Kiyomizu Seigen của cụ Mokuami. Ngoảnh đi ngoảnh lại, người chú của mẹ tôi đă qua đời trên năm mươi năm rồi nhưng hồi sinh tiền có một thời ông được gán cho một biệt hiệu là Ima Kibun nên có lẽ đến nay nhiều người c̣n biết, ít nhất là có nghe tên. Tuy nhiên, tên thật của ông là Tôjirô, họ Saiki, biệt hiệu trong làng thơ haiku là Kôi (Hương Dĩ), người đời quen gọi là ông Tsutô (Tân Đằng) ở (xóm bờ sông) Yamashirogashi. Cái ông Tsutô này có thời hay đến chơi ở trà thất (chaya) Tamaya trong xóm lầu xanh Yoshiwara[1] và quen biết với một nhà sư. Ông sư ấy trụ tŕ một ngôi chùa Thiền ở chỗ giáp ranh với khu Hongô[2], đạo hiệu là Zenshô (Thiền Siêu). Dĩ nhiên ông cũng là một khách hàng của cửa hiệu và thân thiết với một “hoa khôi” (oiran) trong đó là nàng Nishikigi. Vào thời ấy, v́ đă có lệnh cấm các nhà sư ăn thịt và lấy vợ nên trên nguyên tắc, ông chẳng phải là người xuất gia thực thụ. Nh́n bộ đồ ông mặc với một cái áo chùng nửa nâu nửa vàng (kihachijô) và chiếc áo chẽn khoác ngoài có hai lớp bằng the đen th́ phải gọi ông là thầy lang mới đúng. C̣n như chuyện hai ông ấy quen nhau nếu là t́nh cờ th́ quả là hết sức t́nh cờ. Sự t́nh cờ ấy đă xảy ra vào một đêm khi các cửa hiệu trong khu Yoshiwara đă thắp đèn lồng[3]. Ông Tsutô đang từ nhà xí về pḥng và lúc lửng thửng ngang qua hành lang, chợt thấy một người đàn ông đang tựa thành lan can ngắm trăng. Đầu ông ta trọc lóc, thân h́nh th́ tương đối thấp và gầy guộc. Dưới ánh trăng, Tsutô ngỡ rằng đó là Taiko-isha Chikusai, một anh kép diễu nhưng ăn mặc như y sĩ và vẫn thường lui tới quán này. Do đó, sau khi đă đi lướt qua, ông c̣n vươn tay ra bẹo nhẹ lỗ tai người đang đứng đó. Chẳng qua là lúc ấy ông muốn làm một cử chỉ gây ngạc nhiên để trêu người ấy thôi. Thế nhưng khi ngoảnh mặt lại nh́n, người phải ngạc nhiên lại chính là ông! V́ ngoài cái đầu trọc, gă đàn ông kia không giống Chikusai một chút nào.Trán tuy rộng như khoảng giữa lông mày lại hẹp một cách kỳ dị. Nếu đôi mắt trông có vẻ to ra chắc chỉ v́ bắp thịt trên mặt đă xệ xuống nhiều. Lúc đó, Tsutô mới thấy rơ ràng là trên má trái của người lạ, có một nốt ruồi to tướng. Ngoài ra, xương g̣ má ông ta lại nhô cao. Khuôn mặt với những đặc điểm như thế đă lần lượt đập vào mắt Tsutô. -Ông kia, muốn cái ǵ hả? Trong giọng nói, nhà sư lộ vẻ bực bội. H́nh như ông đă nực mùi rượu. Ở đoạn trên tôi quên thưa là hôm ấy, ông Tsutô có đi cùng hai người: một cô geisha và một anh kép trẻ. Thấy người kia bị Tsutô làm tổn thương, không lẽ ḿnh cứ giương mắt mà nh́n nên anh kép trẻ đă vội vàng thay mặt Tsutô xin lỗi. Giữa lúc đó Tsutô đă thoăn thoắt kéo cô geisha ấy trở lại căn pḥng đang đặt tiệc. Đúng là dù sành sỏi việc đời đến đâu, cũng có lúc người ta thất thố. H́nh như nhà sư kia sau khi được anh kép trẻ giải thích về việc nh́n nhầm người, đă đổi giận làm lành và cười ha hả. Dĩ nhiên nhà sư ấy không ai khác hơn là tăng Zenchô. Sau đó, ông Tsutô đă cho mang một mâm hoa quả sang pḥng kia biếu để tạ lỗi và cũng được Zenchô đáp lễ, cho rằng đó chỉ là chuyện không may. Kể từ hôm ấy, hai bên đi lại rất gắn bó. Tiếng là gắn bó nhưng h́nh như họ chỉ gặp nhau ở tầng hai của trà thất Tamaya chứ không hề giao du bên ngoài. Trong khi Tsutô không uống được một giọt rượu th́ Zenchô là một cái hũ ch́m. Ngoài chuyện đó ra, cách ăn mặc của Zenchô chải chuốt hơn Tsutô nhiều. Ngay cả việc say mê nữ sắc đi nữa, phải nói là Zenchô ăn đứt. Có lần Tsutô phê b́nh rằng giữa hai người, không biết ai mới là kẻ xuất gia bởi v́ Tsutô là một người to lớn phốp pháp, dung mạo xấu xí, đầu tóc để dài khoảng năm phân, đeo bùa cột bằng giây ḷng tḥng, chỉ thích mặc bộ kimono sọc nền sậm và quấn dải thắt lưng Shiroki giản dị. Một hôm, Tsutô gặp được Zenshô, ông thấy nhà sư đang khoác tấm áo haori của nàng Nishikigi và ngồi đánh đàn shamisen.Ngày thường, ông đă là một người đàn ông sắc mặt không được tươi tốt, hôm đó không biết sao mà càng tệ hại hơn. Mắt ông đầy gân máu, da dẻ căng cứng, đôi khi khóe miệng lại co giật. Tsutô lo lắng, không hiểu ông có vấn đề ǵ về sức khỏe nên nhân đó lựa lời cho biết nếu ông ta thấy cần ḿnh giúp đỡ, nhất định ḿnh sẽ chẳng từ nan. Nghe vậy mà ông Zenchô vẫn không chịu thổ lộ điều ǵ. Có điều là từ lúc đó ông ta ít nói đi và không tỏ ra hứng thú với đề tài nào cả. Tsutô chỉ phỏng đoán đây là t́nh trạng bải hoải thường thấy nơi đám khách t́m hoa. Hễ cứ muốn tửu sắc lại có ngay, người ta sẽ sinh ra chán chường, và thứ chán chường này, không thể dùng tửu sắc mà chữa khỏi. Lần đầu tiên, khi hai người có cơ hội giải bày tâm sự cho nhau, có một lúc, Zenchô như chợt nhớ ra và kể cho bạn nghe rằng: Theo lư thuyết nhà Phật, địa ngục có đủ mọi h́nh tướng. Đại khái th́ trước tiên, ta có thể phân chia làm ba loại: Địa ngục chính (Kompon-jigoku)[4] xong đến những Địa ngục lân cận (Kimpen-jigoku)[5] rồi cuối cùng là Địa ngục cô độc (Kodoku-jigoku). Lại có câu “Nam Thiệm bộ châu[6] hạ quá ngũ bách du thiện na chưng hữu địa ngục” và theo đó th́ từ xưa, người ta quan niệm địa ngục là chốn nằm ở dưới ḷng đất. Chỉ có Địa ngục cô độc nằm ở giữa cơi thế gian hoặc trên núi, hoặc trong rừng, ngoài đồng, dưới rặng cây, trong bầu trời (sơn gian, khoáng dă, thụ hạ, không trung). Nó có thể đột ngột hiện ra bất cứ ở đâu. Nói khác đi, đó là một tâm trạng mà khi ai mang tâm trạng ấy, tức khắc sẽ thấy những khổ cảnh của địa ngục hiện ra. Từ một hai năm về trước, tôi đă bị đọa xuống cái địa ngục này. Tôi không c̣n cảm thấy thích thú về bất cứ điều ǵ một cách lâu bền, cho nên tôi cứ sống mà như đang di chuyển từ tâm trạng này sang tâm trạng khác. Dẫu làm cách nào, tôi vẫn không thể thoát ra khỏi địa ngục. Nghĩ ḿnh đừng thay đổi tâm trạng để xem sao nhưng dù vậy, cái đau khổ vẫn kéo đến. Như thế, tâm trạng tôi tiếp tục thay đổi thường xuyên và tôi sống mà không sao quên được sự đau khổ của từng ngày. Nếu đi đâu cũng bị sự đau khổ bám theo như thế, chẳng thà tôi chết đi cho rảnh. Ngày xưa dẫu đau khổ, tôi c̣n sợ chết. Nhưng nay th́... Ông Tsutô không nghe rơ cho lắm câu cuối cùng của Zenchô v́ nhà sư đă nói bằng một giọng th́ thầm ḥa lẫn vào tiếng đàn shamisen mà ông đang dạo.....Từ hôm đó trở đi, thầy Zenchô không trở lại quán Tamaya nữa. Không một ai biết được thiền tăng phóng đăng, ăn chơi vung vít này nay đă về đâu. Chỉ biết là trước lúc ra khỏi nơi đó, Zenchô đă bỏ quên nơi pḥng Nishikigi một quyển sách chú giải kinh Kim Cương[7]. C̣n Tsutô về sau đă trải qua những tháng năm trôi dạt, cuối cùng mới đến vùng Samugara trong xứ Shimôsa (thuộc Chiba) để t́m thấy một cuộc sống nhàn tản. Trên kệ sách nhà ông thấy có quyển chú giải kinh Kim Cương này. Ông Tsutô đă viết thêm lên b́a sách một bài haiku tự ḿnh sáng tác: Bốn mươi năm lẻ / làm giọt sương mai / trên đồng lan tím (Sumireno ya / tsuyu ni ki no tsuku / toshi shijuu). Quyển sách đó đến nay không c̣n nữa. Người nhớ được vần Haiku đó chắc cũng không có một ai. Câu chuyện vừa kể đă xảy ra vào khoảng năm An Chính thứ tư (Ansei 4, 1858). Có lẽ v́ mẹ tôi thích bàn về chuyện địa ngục nên bà mới lưu nó lại trong kư ức. Tôi là người cả ngày chỉ ngồi trong thư pḥng, không chơi với ai, nên không biết ǵ đến cái thế giới mà chú của mẹ tôi và vị thiền tăng kia đă sống. C̣n nói về hứng thú cá nhân th́ tôi không phải là kẻ thích đặc biệt loại tiểu thuyết Gesaku (giải trí) hay tranh Ukiyoe (tuồng đời) của thời đại Tokugawa. Tuy nhiên, trong ḷng tôi - thông qua cái danh từ Địa ngục cô độc đó - rơ ràng là có một t́nh cảm đồng t́nh đối với họ. Tôi không dám phủ định cách sống của họ bởi v́ ở một ư nghĩa nào đó, tôi cũng là một kẻ đang chịu cảnh đau khổ trong Địa ngục cô độc. Tháng 2 năm Taishô thứ 5 (1916) Dịch ngày 2/6/2021 (NNT)
Thư mục tham khảo:
Akutagawa Ryunosuke, Kodoku Jigoku (Địa Ngục Cô
Độc), trích từ Tuyển tập Rashômon, Hana, Imokayu, Kadokawa Bunko
7499, Nxb Kadokawa, Tokyo, 1989. Bản sử dụng: bản tái bản lần thứ
20 (1998). Nguyên tác Nhật ngữ. [1] Nơi Mạc phủ tụ tập các kỹ nữ thành một khu vực để tiện bề kiểm soát từ năm 1617. Nằm ở phía Đông thành Edo, hiện nay là vùng Asakusa thuộc Tôkyô. Đă biến mất v́ bị cháy và sau đó là v́ luật bài trừ mại dâm. [2] Khu vực không xa xóm Yoshiwara ở Asakusa bao nhiêu. Nay là khu văn hóa giáo dục. [3] Theo tục lệ th́ các trà thất trong xóm sẽ thắp đèn mỗi đêm từ mồng một tháng 7 âm lịch cho đến đêm trừ tịch. [4] Địa ngục nằm ở trung tâm gồm có Bát đại địa ngục. C̣n được gọi là Bát hàn địa ngục. [5] Theo sách xưa th́ mỗi một địa ngục chính (căn bản) lại có thêm 16 địa ngục phụ. [6] Một vùng đất trong vũ trụ quan Ấn Độ mà trung tâm là núi Tu Di. Từng được nhắc đến trong Tây Du Kư. [7] Nguyên văn Kim Cương Bát Nhă Ba la Mật Kinh Sớ Sao.
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com ......................... ®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com) |