D̉NG SUMIDA

 (Sumidagawa, 1968)

 

  Nguyên tác: Kawabata Yasunari

Dịch: Nguyễn Nam Trân

 

東京の桜名所20選!お花見・夜桜ライトアップ情報2023 【楽天トラベル】

Sông Sumida ngày nay bên tháp phát sóng The Big Tree

 

-Con hỡi con hời! Bây giờ con ở đâu?

Ḱa, kẻ đang đứng đằng kia là con ta đấy chăng? Có phải nó đang t́m về phía mẹ? Rồi khi cả hai đưa tay quờ quạng ôm nhau th́ h́nh bóng đứa con từ từ nḥa nhạt. C̣n chăng là những huyễn ảnh hư hư thực thực lúc ẩn lúc hiện như trên mặt kính. Đến lúc vài tia nắng sớm bắt đầu le lói đằng sau những đám mây trên bầu trời phía Đông th́ không c̣n thấy đâu vết tích của đứa con ấy nữa.

Cái mà người mẹ nghĩ là bóng dáng đứa con chỉ là một nấm mồ cỏ mọc xanh um giữa cánh đồng lau lách bạt ngàn như để đánh dấu mà thôi.

Chuyện mẹ t́m con trong “Ḍng sông Sumida” cũng như chuyện mẹ kế hiếp đáp con chồng trong “Truyện Sumiyoshi” là hai câu chuyện mẹ tôi vẫn kể tôi nghe suốt thời thơ ấu. Khi kể “Truyện Sumiyoshi”[10] mẹ c̣n cho tôi xem những h́nh vẽ trong tập tranh kiểu Nara (Nara Ehon)[11]. Riêng truyện “Ḍng sông Sumida” th́ trong nhà, cả bản tuồng Nô (yôkyoku) lẫn tập tranh (ehon) đều không có, nên mẹ chỉ kể suông cho tôi nghe thôi.

Trong tuồng Nô “Sumidagawa”[12], cậu bé Umewakamaru sau khi bị bọn buôn người dụ dỗ và đem từ kinh đô về miền Đông, đă ngă bệnh nặng rồi bị chúng vứt bỏ trên bờ sông Sumida. Lúc cậu chết, người ở đây thấy cậu có vẻ là khách tha hương đến từ kinh đô nên lấy làm tội nghiệp, đă đắp điếm cho cậu một nấm mồ bên đường và trồng cây liễu để đánh dấu. Họ cũng đă cung kính niệm Phật nhiều lần cho linh hồn cậu được yên nghỉ.

Hôm ấy, ông lái đ̣ trên sông Sumida đă kể lại cho hành khách câu chuyện thương tâm đó. Khi câu chuyện dài ấy chấm dứt th́ thuyền cũng vừa cập bến.

Thế nhưng, trong đám khách qua sông, có một người đàn bà vẫn thở than  giọt vắn giọt dài và không c̣n đủ sức gượng đứng dậy. Người ấy chính là mẹ của Umewakamaru, một bà điên. Ông lái đ̣ lấy làm tội nghiệp mới đưa bà đến bên nấm mộ. Khi vừa tới nơi, bà đă van mọi người hăy đào bới nó lên để cho ḿnh được thấy mặt đứa con thêm một lần nữa.V́ quá xót xa, bà quên cả niệm Phật mà chỉ biết than khóc. Ông lái đó khuyên rằng nhân có nhiều người đến đây hôm nay th́ nên làm được điều ǵ vừa điếu tang người mẹ, vừa làm vui ḷng vong linh đứa con, nên đă trao cho người điên một cái chiêng nhỏ. Bà mẹ bèn gơ chiêng vừa tụng niệm Nam mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật. Th́ vừa lúc ấy, bên dưới nấm mồ vọng lên tiếng tụng niệm Nam Mô A Di Đà Phật của cậu bé đóng vai kép con (kokata) như muốn đáp lại lời bà. Làm như thể trong lúc niệm Phật, bà đă được nghe tiếng nói của con ḿnh và nghĩ rằng nó đă vọng lên từ dưới đáy mồ.

Sau đó mới đưa đến cái cảnh: “Ḱa, kẻ đứng đằng kia là con ta đấy chăng? Có phải nó đang t́m về phía mẹ? Rồi khi cả hai đang đưa tay quờ quạng ôm nhau th́ h́nh bóng đứa con từ từ nḥa nhạt. C̣n chăng là những huyễn ảnh hư hư thực thực lúc ẩn lúc hiện như trên tấm kính” đă thuật ở bên trên.

Mẹ tôi cũng là một người đă đem câu chuyện quá đỗi thương tâm ấy kể lại tôi nghe. Tôi nhớ là câu chuyện về Sumidagawa do mẹ kể c̣n nhiều t́nh tiết hơn cả kịch bản tuồng Nô mang đề tài ấy. Thời tôi c̣n bé nghĩa là cách đây năm sáu mươi năm, loại truyện “mẹ ḿn” buôn người được người ta truyền đi rất nhiều và trong số đó có những câu chuyện nổi tiếng chẳng hạn Sanshô Dayuu[13]. Vả lại, trẻ con thời đó đều tin rằng chuyện mẹ ḿn hay lừa người rồi bắt cóc (hitosarai) là những cái có khả năng xảy ra trong thực tế. Dưới dạng truyện đời xưa, các bậc cha mẹ đă dùng chúng để răn đe hay ngăn ngừa con cái không được tự tung tự tác hay tự tiện bước ra khỏi nhà. Có lẽ v́ đó mà mẹ tôi đă pha trộn vào trong những câu truyện kể của ḿnh cả truyện mẹ ḿn bắt cóc con nít từng khiến cho bà mẹ của Umewakamaru trong sự tích “Ḍng Sumida” phải hóa điên.

Nguyên lai kịch bản tuồng Nô (dao khúc) không được viết ra để đọc mà chỉ để đem tŕnh diễn trên sân khấu, nên cùng lắm chỉ có thể nói là nó dùng để hát. Mùa xuân năm mười hai, mười ba tuổi, tôi nhớ cha mẹ tôi đă dắt tôi đi xem tuồng “Sumidagawa” lần đầu tiên ở rạp Nôgakudô (Năng Nhạc Đường) ở Kyôto. Tôi nhớ lúc trở về, tôi đă đọc bản in của vở tuồng ấy vốn có sẵn trong nhà. Lúc ấy, đầu óc tôi hăy c̣n sót lại những dư ảnh của vở tuồng ḿnh mới xem xong, nên dù chỉ là một đứa bé con, tôi vẫn muốn t́m đọc thử. Thế nhưng, không kể đến cái lần đọc thiếu sự tập trung của thời non trẻ, khi lớn lên, lúc có dịp đọc lại nó, tôi mới nghĩ rằng ta không thể so sánh “Ḍng Sumida” với “Truyện Sumiyoshi” để xem bên nào hơn, bên nào kém. Thêm một lư do nữa là cuốn “Truyện Sumiyoshi” tối cổ đă thất lạc, hiện nay chỉ c̣n truyền lại mỗi bản mới đă cải tác. Ngay tác phẩm văn học như truyện kể mà cũng phải chịu số phận hẩm hiu.

C̣n nói về cái hẩm hiu đáng thương tâm trong nội dung câu chuyện th́ tôi nghĩ “Truyện Sumiyoshi” c̣n chưa bộc lộ hết một nỗi buồn se sắt nhưng thanh khiết và thấm tận ḷng người từng thấy trong “Ḍng Sumida”. Ngay lúc hăy c̣n bé, tôi nhớ rất rành mạch là ḿnh từng có ấn tượng như vậy rồi. Về sau nhiều khi nhớ lại, tôi thấy nó vẫn y nguyên. Nhưng tại sao điều đó lại có thể xảy ra? 

Trong truyện Sumiyoshi có cây đàn cầm (koto) c̣n trong chuyện về sông Sumida th́ có cái chiêng con (shôko). Hai câu chuyện đều có xuất hiện một món nhạc khí và chúng đă đóng vai tṛ tạo nên âm hưởng cho cốt truyện. Tuy nhiên, đàn cầm là thứ nhạc khí thân quen và có âm thanh dễ gây xúc động hơn tiếng chiêng. Mặt khác, người mẹ tôi nói ở đây không phải mẹ ruột của tôi. Bà chỉ là em gái của người đàn bà đă sinh ra tôi. Đó là bí mật mà mẹ tôi đă giữ kín cho đến ngày bà đem thổ lộ tôi nghe khi dừng chân trên cây cầu h́nh ṿm (sorihashi) của ngôi đền thần đạo Sumiyoshi[14]. 

The Gracefully Arched Taiko-bashi (also Known As Taiko Bridge Or ...

Cầu h́nh ṿm (arched bridge) của đền Sumiyoshi Taisha (Ôsaka) 

-Mùa thu đến khiến ông nhớ về điều ǵ ạ?

“Truyện Sumiyoshi” làm tôi nghĩ đến ḷng thương nhớ mẹ của người con gái khi nàng sống ở đền Sumiyoshi. C̣n “Ḍng Sumida” đối với tôi là hoài niệm về những nàng con gái ăn sương (shôfu) bên bờ sông con sông ấy.

Hôm nay, tôi đă đến trọ ở một lữ quán nằm ven một bờ biển hẻo lánh. Bữa qua, trong hành lang nhà ga Tôkyô, người ta đă bất chợt gắn cái micro (microphone) lên người tôi. Ư chừng họ muốn thu âm ngoài đường phố cho một chương tŕnh phát sóng radio.

-Xin ông một đôi câu về cảm tưởng của ḿnh trước những biến chuyển của thời tiết ạ.

-Tôi muốn được quyên sinh (shinjuu) cùng với một cô con gái trẻ.

-Quyên sinh? Ông mong được chết chung với một cô gái trẻ? Mùa thu của người cao tuổi buồn lắm hay sao vậy?

-“Khi đang ho, tôi cũng chỉ một ḿnh”.[15]

-Ông nói ǵ mà nghe kỳ cục thế?

-H́nh như đó là câu thơ Haiku ngắn nhất lịch sử.

Khi tôi đến ngôi nhà trọ ở vùng thôn quê đó th́ sóng đang đánh rất cao và ngoài sân, tiếng côn trùng mùa thu rền rĩ khiến cho một lữ khách đến từ Tôkyô như tôi mà cũng thấy inh tai nhức óc. Nó đă làm tôi phải đặt cho người bưng bữa cơm chiều đến cho ḿnh câu hỏi:

-Mấy con sâu ngoài vườn là có sẵn trong thiên nhiên hay ḿnh thả ra đó để nuôi vậy?

-Chúng đă có sẵn ở đấy rồi, ông ạ.

-Tôi nghe có tiếng của sâu chuông (suzumushi), sâu tùng (matsumushi) và h́nh như hăy c̣n không biết bao nhiêu loại sâu khác chen vào mà không có cách nào kiểm chứng. Khổ cái, tôi lại là loại người cái ǵ cũng thích t́m hiểu đến nơi đến chốn.

Tôi vẫn biết xưa nay số người hay hỏi và trả lời những câu chán mớ như thế không phải là ít.

Có lúc, anh bạn Suyama của tôi đă đặt câu hỏi cho một trong hai cô gái ăn sương vốn là chị em sinh đôi ở khu Asakusa và đang đi khách với chúng tôi:

-Này! Tên là ǵ nào?

-Tên em à? Takiko.

-Takiko hả. Có phải Taki là chỗ có nước đổ xuống giống như nghĩa của chữ Lũng đấy không?

-Đúng đó anh.

-Sao anh không thấy em có vẻ ǵ giống thác nước cả?

Tôi mới xen vào:

-Thác th́ cũng có năm bảy loại, cậu ơi. Đâu phải chỉ có những thác danh tiếng như Nachi no taki hay Kegon no taki đâu![16] Một ḍng nước chen giữa lùm cây hay nhỏ như mấy sợi chỉ trắng cũng có thể gọi là thác nữa là!

Suyama lại hỏi cô thứ hai:

-C̣n em?

-Em tên Takiko.

-Ủa? Bộ em nói đại cho có hay sao? Biệt hiệu để hành nghề (Genjina) à?

-Không ạ. Đó là tên thật của em, có từ hồi cha sanh mẹ đẻ.

-Ừ, thôi cũng chả sao. Thế nhưng trong sổ hộ tịch của nhà nước, bao nhiêu là cặp sinh đôi đến đăng kư mà đâu có thấy ai trùng tên như chị em em đâu.

-Tên chúng em phân biệt được chứ! Một đứa tên viết bằng chữ Hán, một đứa viết theo Kana mà anh. Em cũng chả biết lúc đó họ viết tên em bằng Hiragana hay là Katakana nữa!

-Hừm. Hay lại có ông khách nào chỉ vẽ cho hai em tṛ chơi nghịch như thế?

Tôi bèn nói với Suyama:

-Chắc là v́ có những người vớ vẩn thích hỏi tên họ người ta như cậu đấy!

Suyama nheo mắt nh́n tôi:

-Chứ hai người giống nhau mà c̣n giống đến cả tên tuổi th́ cậu không lấy làm lạ à?

Thế rồi Suyama lại gật gù:

-Sống bên nhau là chịu cảnh lửa địa ngục đấy.

Những người con gái sinh đôi th́ dù giống nhau đến cỡ nào, nếu chập họ lên nhau mà so sánh từng điểm một th́ nhất định là, ở đâu đó, sẽ có đôi chỗ khác nhau rất tinh vi. Về sau, không c̣n gặp hai chị em song sinh ấy nữa, khi nghĩ lại, tôi mới thấy đúng là đă có những t́nh huống giống cảnh họ vậy. Nhưng lúc đó th́ anh bạn Suyama cũng đă qua đời.

Có lẽ cả Suyama lẫn tôi đều đă t́m thấy cái khoái cảm qua huyễn tưởng và sự đê mê trong trụy lạc khi ở bên cạnh cặp song sinh này. Bởi v́ chúng tôi không biết được cô nào là cô nào, có lúc xem hai người là một, có lúc xem một người là hai. Tuy nhiên cũng có những phút giây ngắn ngủi chúng tôi sực tỉnh và tỏ ra kinh ngạc trước cái khoái cảm và sự đê mê ấy. Chẳng hạn lúc người con gái đưa móng tay găi lên lưng tôi. 

-Ḱa, em! Có ngưng không nào?

Tôi giật ḿnh né qua một bên, thiếu điều muốn đứng dậy.

-Sao vậy? Đau hả anh? Hay là anh nhột?

-Không.

-Em đă cố ư không để anh đau mà!

Lúc đó, tôi mới lấy lại b́nh tĩnh:

-Thôi, cũng được. Găi hộ anh đi.

Tôi nhắm mắt lại. H́nh như cô gái đă mất hứng, chỉ tiếp tục cho móng tay hững hờ găi trên lưng tôi thôi.

Một ngày trời tuyết vào năm tôi lên sáu hay bảy tuổi ǵ đó, tôi cảm thấy bứt rứt trong người. Mẹ mới hỏi tôi có muốn mẹ dùng cái phím đàn koto găi lưng cho không. Khi được người c̣n gái dùng móng tay găi lưng, tôi bỗng nhớ lại cảm giác đến từ cái phím đàn ngày xưa của mẹ.

Tôi mới nhờ người con gái:

-Có thể nào em dùng móng chân găi hộ lưng anh không?

Cô ta đă thành thực trả lời:

-Được chứ. Hay lắm đó. Nhưng để em cắn cho th́ có tốt hơn không?

-Không, em. Găi thôi.

Hồi đó, mẹ cũng không chịu găi hộ bàn chân bị sương ăn của tôi. Bà bảo::

-Dùng thế th́ phí quá. Cái phím đàn cầm này là kỷ vật từ người chị của mẹ đấy. Chứ nó không phải là đồ của mẹ Yukihira[17] đâu nào.

Lúc ấy gương mặt của bà trông nghiêm nghị nhưng tôi cũng c̣n nhớ là nó rất u hoài.

Tôi chẳng có mấy khi khoan khoái bằng lúc được người con gái dùng móng đầu ngón chân găi lưng cho.

Người con gái ngừng lại và đưa mắt nh́n tôi như ḍ hỏi:

-Sao thế? Em không nghe anh nói năng ǵ hết vậy. Em găi mạnh hơn nữa nhé?

Mẹ là một người đàn bà đẹp. Tôi tự hỏi người chị của mẹ tức bà mẹ đẻ ra tôi và mẹ có giống nhau không và có giống như đúc hay không nữa? Đó là điều mà khi c̣n nhỏ tôi vẫn thắc mắc nhưng đă rụt rè, không dám hỏi mẹ cũng như hỏi cha. H́nh như bà mẹ đẻ tôi có để lại ảnh. Tôi đă nhiều lần lục lọi khắp nhà, cả trong tập dán ảnh cũng như những tấm ảnh rời, nhưng không sao t́m ra một bức ảnh nào giống như thế!

Rốt cuộc, hành động của tôi bị mẹ thấy được và bà đă đưa ra nhận xét.

-Dạo này, mẹ thấy Yukihira cứ đi sục sạo như muốn t́m cái ǵ ấy nhỉ? Có phải muốn t́m ảnh của mẹ Yukihira không. Ảnh của mẹ con th́ làm ǵ có!

Dĩ nhiên, tôi cũng hiểu cách gọi “mẹ Yukihira” mà bà dùng lần này là để ám chỉ người mẹ đẻ của tôi.

-Vậy chớ ảnh bà hồi đám cưới và cảnh bế con lên thăm đền (miyamairi) cũng không có nốt hở mẹ?

Mẹ tôi không dấu được vẻ ngạc nhiên:

-Cậu này coi bộ thạo chuyện đời rồi đấy nhỉ. Có th́ cũng có đấy nhưng h́nh như mẹ đă xé và đem vứt hết rồi.

-Tại sao vậy?

-Ghen tuông. V́ mẹ ghen với chị ấy chớ sao!

Tôi mới hiểu là v́ không muốn cho đứa con nh́n thấy mặt mẹ đẻ của nó, nên mẹ tôi đă xử lư hết những tấm ảnh ấy.

-Hai người có giống nhau không?

-Không giống đâu. Chuyện đáng lấy làm lạ đấy nhưng mẹ và chị của mẹ hoàn toàn không giống nhau chút nào hết.

Mẹ nén thở và nói tiếp:

-Yukihira cũng không giống chị của mẹ đâu. Yukihira có phần giống bên bố nhiều hơn. Phải không con?

Mẹ đă nói dối.Từ khi c̣n nhỏ, tôi đă biết là tôi không giống bố tôi. Thay vào đó, tôi thấy ḿnh giống mẹ tức người mẹ đang dưỡng dục tôi đây. Từ đó mà suy ra th́ bà mẹ đẻ và bà mẹ nuôi ắt cũng phải giống nhau chứ? Thế nào ở nhà gốc bên họ ngoại (haha no jikka) cũng có bức ảnh người mẹ ruột của tôi. Tuy nhiên, trong ḷng một đứa bé con, việc đi tận đến gia đ́nh bên ngoại để t́m cho được tấm ảnh đó quả là phiền toái và đáng ngại ngùng. Từ lúc ấy, thay v́ ngắm khuôn mặt bà mẹ nuôi để mường tượng ra h́nh ảnh của bà mẹ đẻ, tôi đă có lúc nh́n thấy hai người mẹ mà tôi nghĩ là giống nhau như đúc đó, qua h́nh ảnh của một người duy nhất.

Tôi mang theo niềm tâm sự như vậy cho đến một ngày gặp được hai nàng con gái ăn sương sinh đôi, giống nhau như hai giọt nước, nhưng ngay cả câu chuyện đó, giờ đây cũng đă thành một dĩ văng xa xưa.

 

Dịch ngày 18/9/2023

 

Bên lề tác phẩm: 

Như chúng tôi đă có dịp tŕnh bày, Sumidagawa là một trong bốn vài viết họp thành một tứ bộ tác (tetralogy) có màu sắc “truyện - tùy bút” nhan đề Sorihachi rensaku (Chùm truyện cây cầu ṿm) của Kawabata. So với ba bài trước (Sorihachi, Shigure và Sumiyoshi) ra đời vào năm 1948, Sumidagawa chỉ được ra mắt năm 1968 tức 20 năm sau, trước khi nhà văn qua đời (1972) vỏn vẹn có 4 năm. Nhân v́ không thể tách rời tác phẩm này ra khỏi truyền thuyết về ḍng sông Sumida và vở tuồng Nô cổ điển “Ḍng Sumida” (Sumidagawa), chúng tôi mạn phép đăng tải cả hai một lượt để quư độc giả tiện bề tham khảo. Cũng để thấy rằng con sông đó đă nằm trong tiềm thức của người Nhật nói chung và không thiếu chi nhà văn từng khai thác chủ đề này, mỗi người một kiểu, trong đó, ngoài Kawabata hăy c̣n có các tên tuổi lớn như Nagai Kafuu (trong Ḍng Sumida / Sumidagawa) Akutagawa Ryuunosuke (Nước ḍng Sông Cái / Ôkawa no mizu), Kitahara Hakushuu (Thời thơ ấu của tôi / Wa ga oitachi) vv...

Tuồng Nô cổ điển Ḍng Sumida kể chuyện bà mẹ điên đi t́m đứa con thất lạc. Trong truyện-tùy bút Ḍng Sumida của Kawabata, đó là chuyện đứa con mồ côi suốt đời đi t́m h́nh ảnh mẹ ḿnh qua h́nh bóng những người đàn bà khác đă đi qua đời ḿnh. Nó không khác ǵ câu chuyện của Hoàng tử Hikari Genji mười thế kỷ về trước.

Thật vậy, Genji đă t́m về người mẹ xấu số mà chàng không biết mặt (tức nàng Kôi) qua h́nh ảnh người mẹ kế và cũng là người t́nh của chàng là Hoàng phi Fujitsubo và khi hoàng phi mất, chàng lại t́m h́nh ảnh nàng qua Murasaki no Ue, người vợ trẻ của ḿnh, vai cháu của Fujitsubo. Chàng cũng đi t́m h́nh ảnh người yêu sầu muộn ngày xưa là nàng Yugao khi trổ tài tán tỉnh Tamakazura, con riêng của nàng và cũng là người chàng nhận làm con gái nuôi.

Trong chiều hướng này, Kawabata không những đă gặp gỡ Murasaki Shikibu của thế kỷ XI nhưng c̣n gặp cả một nhà văn cận đại là Tanizaki Jun’ichirô mà t́nh quyến luyến đối với người mẹ xinh đẹp đă biểu lộ trong các tác phẩm của ông như Nhớ về mẹ thương (Haha no kouru ki), Người mẹ của Tướng ngự lâm Shigemoto (Shigemoto Shôsho no Haha) hay Sắn dây núi Yoshino (Yoshino kuzu)...

Văn bản: Kawabata Yasunari, Sumidagawa, trích Toàn Tập Kawabata, Nxb Shinchô, Tôkyô, 1980.


[10] Truyện kể nhan đề Sumiyoshi Monogatari, tác phẩm của tác giả vô danh đầu thời Kamakura (thế kỷ 12). Nội dung nói về một cô gái mồ côi bị mẹ ghẻ hiếp đáp phải bỏ nhà ra đi trở thành ni cô ở đền Sumiyoshi, sau nên duyên với một trang vơ tướng và được hưởng phú quí cho bơ những ngày cơ cực.

[11] Loại truyện tranh có từ thời Muromachi sang đến Edo, tŕnh bày các câu truyện cổ (gọi là truyện thời Nara) vốn có ư nghĩa luân lư. Rất đẹp, dùng để trang trí kệ sách trong nhà hay tặng cho các cô gái làm của hồi môn khi về nhà chồng,

[12] Đề tài này vốn được khai thác bởi các loại tuồng khác như tuồng Jôruri (sân khấu búp bê) hay Kabuki nữa nên cần phân biệt chúng với nhau.

[13] Xem “Sanshô, một truyện buôn người” của Mori Ôgai, bản dịch Nguyễn Nam Trân.

[14] Một trong những ngôi đền thần đạo quan trọngvào bậc nhất của Nhật Bản có liên quan đến cổ sử. Đền vốn có nhiều phân nhánh nhưng đây là đền chính (đại xă) ở Ôsaka.

[15] Câu thơ nổi tiếng của nhà thơ haiku Ozaki Hôsai (1885-1926). Nguyên văn: Seki wo shite mo hitori.

[16] Thác Nachi ở Wakayama và thác Kegon ở Nikko (Tochigi) là hai ngọn thác đẹp và linh thiêng.

[17] Không biết là vô t́nh hay cố ư mà Yukihira, tên nhân vật này, lại trùng với tên người anh trai vương tử Ariwara no Narihira của Truyện Ise.

 


* Nguyễn Nam Trân :

Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com

.........................

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com)
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com