|
BỮA ĂN TỐI CUỐI CÙNG (Saigo no bansan) Nguyên tác: Endo Shusaku Dịch: Nguyễn Nam Trân
“Này là thân thể ta, đă v́ các ngươi mà phó cho ...” (Luca 22:19) - Bác sĩ! Đang ngồi trong cái quán ăn nhỏ, bất đồ tôi bị ông khách tên Tsukada, người được xếp vào chỗ bên cạnh ḿnh, gọi giật bắn. Cử chỉ đột ngột của ông ta khiến cho người đầu bếp đang hư hoáy làm việc với con dao bếp[1] phải ngẩng đầu lên, đưa mắt nh́n tôi như muốn ra hiệu. Ư chừng bác ta định nhắn tôi chớ nên chấp nhất làm ǵ v́ người đàn ông kia vốn mang tiếng là không thể kiểm soát nổi ḿnh một khi ông ta đă thấm hơi men. Hiểu ư bác bếp, tôi vờ mỉm cười như không có chuyện ǵ và đáp lại ông khách kia: -Cái ǵ thế hở ông? Giọng của tôi giống giọng của một kẻ đang muốn tránh đối đầu. Tôi cũng định bụng là nếu ông Tsukada sắp nói đều ǵ kỳ cục để gây rắc rối th́ ḿnh sẽ chuyển sang nơi khác nên đă đảo mắt nh́n xem trong tiệm có chỗ nào c̣n trống hay không? -Thầy là bác sĩ đây phải không? Chuyên môn là khoa nào hử? Ông này là người đôi lần t́nh cờ giáp mặt trong quán nhưng giọng điệu của ông ta đối với tôi có vẻ trịch thượng. -Tôi thuộc khoa thần kinh, chuyên về tâm lư trị liệu. -Thầy chữa cho mấy tay mắc bệnh tâm thần hả? Ông ta nheo nheo đôi mắt vàng đục nh́n thẳng vào mặt tôi. Nó giống như cặp mắt u ám và buồn bă của một của một con bệnh mới đi gặp bác sĩ lần đầu, đang muốn nh́n tôi để ḍ xét, trước khi tŕnh bày nỗi lo lắng của ḿnh. -Bác sĩ khoa thần kinh chắc cũng biết ít nhiều về nội tạng người ta chứ nhỉ? -Vâng, th́ biết đôi chút. Hồi trẻ, ở nhà trường cũng bắt học qua. -Vậy th́ để hỏi thử nghe. Mấy lúc sau này tôi thấy đau đau. Có phải trong người, chỗ nào đó đang có vấn đề không? Tuy chẳng giỏi hơn ai nhưng bề ǵ tôi cũng là bác sĩ. Vả lại, bạn bè quen biết không đi bệnh viện đôi khi cũng bất chợt đặt cho ḿnh những câu hỏi kiểu đó. Không qua kiểm tra th́ có ai mà chịu chẩn bệnh cho họ. Phần tôi th́ ngược lại, v́ muốn khỏi nh́n thấy những nỗi khổ của bệnh nhân, cả tuần tôi mới t́m được một ngày nghỉ để trốn ra cái quán này mà nhâm nhi một hai ly rượu. T́nh thật mà nói, khi nghe ông ta hỏi, mặt tôi lộ vẻ không vui. Thế nhưng lúc đó, tôi bỗng nhớ lại một câu nói của thầy Gessell, người đă nhận làm giáo sư chỉ đạo cho tôi tám năm về trước khi tôi đến Đại học Stanford để làm một nghiên cứu sinh đặc biệt: -Y sĩ không phải là một nghề kiếm ăn. Công việc của y sĩ cũng giống như công việc của nhà tôn giáo. Nó là một thiên chức v́ phải xoa dịu nỗi khổ của con người. Cha chả. Câu nói của giáo sư Gessell nghe mà khoái làm sao!Tôi thấy ḿnh như đang chậc lưỡi tấm tắc trong bụng. Tôi bèn hạ thấp giọng để không cho ai nghe được: -Ông đau chỗ nào? Chuyện đau yếu là bí mật của mỗi người. Điều này th́ giáo sư Gessell bao giờ cũng nhắc nhở. -Khoảng này thầy ạ! -Tôi sờ một chút có được không? -Ô, được chớ! Bác bếp liếc nhanh về phía chúng tôi, ra vẻ đang nh́n mà như không muốn nh́n. Tôi nghiêng người về phía trước, lật áo sơ-mi ông ấy lên và ấn tay vào phần từ phía dưới xương sườn cho đến cuối vùng bụng.Thế rồi tôi đă phát hiện ra một chỗ cưng cứng. -Cho tôi xem bàn tay của ông một chút, được không? Như một đứa trẻ ngoan ngoản, Tsukada ch́a tay ra. Trên ḷng bàn tay, tôi nhận ra có những vùng chấm ửng đỏ đang lan rộng. Da khô và thâm đen. -Ông Tsukada ạ! Cho đến nay ông đă đi khám bác sĩ bao giờ chưa? -Chưa. -Ở sở làm, ông có khám sức khỏe định kỳ chớ nhỉ? -Qua ảnh chụp bằng quang tuyến th́ tôi được họ cho biết là vùng ngực và bao tử không có ǵ lạ. Dù sao cũng là thân thể của một người từng ở chiến trường về. -Tuy nhiên, ông có thử máu và nước tiểu không? -Mấy thứ đó rắc rối quá nên tôi không thử. Dù không có mấy cách thử đó, cớ sao thầy thuốc thời xưa cũng đoán ra bệnh vậy? -Có thử mới biết được chính xác chớ ông! Nói thật ông nghe chứ kể từ hôm nay, tôi xin ông bỏ rượu th́ tốt hơn. Gan ông đang bị đánh phá. Mà cũng ... kha khá rồi đó nghe. Lúc đó th́ đôi mắt vàng đục của ông ta tuy không phải là sầu khổ nhưng tiu nghỉu như một đứa trẻ vừa bị cướp đi một món đồ chơi. Thế nhưng tôi bắt buộc phải đe dọa ông. Phần bụng bên phải đă bị chai lại cho thấy triệu chứng gan xơ cứng của người đàn ông này tương đối rơ. Nếu để nguyên như thế, không lo chữa trị và cứ uống rượu thả cửa như bây giờ, mạng ông chỉ c̣n độ hai năm là cùng. -Ông Tsukada à! Ngày mốt, ông ghé bệnh viện chúng tôi đi. Tôi sẽ giới thiệu cho ông một bác sĩ Nội khoa chuyên về gan. Tôi bèn móc danh thiếp ra và bỏ vào túi ngực trên của áo vét ông. Tấm danh thiếp ấy có in sẵn tên bệnh viện Đại học nơi tôi đang làm việc. -Thôi, đừng giỡn thày ơi! Ông ta bất chợt quay người ngang qua một bên và nói: -Bác sĩ mấy thầy chỉ vui khi thấy người ta có bệnh. Ai mà không có bệnh này bệnh nọ hở thầy? -Ông Tsukada à. Không phải vậy đâu! Bác bếp nở một nụ cười gượng gạo nhưng rồi lại muốn phân bua để giúp tôi: -Thầy Sakai nói thế là tại thầy quí ông đó. Ông Tsukada cũng biết suy nghĩ, phân biệt thiệt hơn chớ? Ông không phải là cấp lănh đạo trong hăng ông đó sao? Ông chịu khó dưỡng sinh, chờ đến khi thân thể khỏe ra th́ dù có uống rượu chắc cũng không sao mà. -Bác lắm chuyện quá! Làm rượu mất cả ngon. Thế rồi ông vừa loạng quạng rời chiếc ghế và đứng lên, bước ra ngoài. Sợ ông ngă, cô hầu bàn vội vă đến gần để đỡ lấy ông. -Tôi về đây! Thế rồi ông tiếp tục bước liêu xiêu. Những người khách khác nh́n đăm đăm cái dáng lưng mệt mỏi ấy như muốn tiễn chân ông. Bác bếp có vẻ lo lắng mới hỏi tôi: -Có thật là ông Tsukada nguy hiểm tới nơi không ạ? -Tôi nói thế này th́ không lợi cho việc làm ăn của bác nhưng xin tạm đừng cho ông ấy uống rượu nữa nghe! Bác bếp ra chiều bối rối nên mới trả lời: -Nhưng ông ấy đă thành dân nghiện rượu từ lâu rồi mà!
***
Ngày thứ hai, nghĩ rằng ông ta chẳng đến đâu nên tôi mới tiếp chuyện một nữ bệnh nhân vốn là khách quen. Tôi vốn khác những bác sĩ khoa thần kinh khác, v́ đă từng nhiên cứu về học thuyết của nhà tâm lư học Thụy Sĩ Carl Jung nên muốn nghe những người bệnh kể họ đă nằm mộng thấy ǵ hay bảo họ hăy thử trang trí một cái hộp như vườn cảnh (hakoniwa)[2], để rồi từ đó suy ra xem họ có dấu diếm vết thương ḷng nào dưới đáy của vùng vô thức hay không? Nữ bệnh nhân đó tuổi đă gần 60, đến cho tôi biết bà đang muốn ly hôn với một người chồng từng sống khắng khít bên nhau trong nhiều năm. Suốt thời trẻ, người chồng này đă sống theo ư thích và làm khổ vợ không biết bao nhiêu mà kể, nhưng đến lúc về già th́ không c̣n ai bên cạnh, đă có thái độ ích kỷ (egoism) là bắt bà phải phục vụ ông hết ḿnh làm cho bà sinh ra chán ngán. Chuyện về già mới ly hôn bây giờ cũng không phải là một chuyện hiếm có nữa. Gần đây, nó c̣n trở thành một hiện tượng xă hội. Tôi thường có những buổi gặp mặt định kỳ với nữ bệnh nhân ấy. Tôi đă lắng nghe bao nỗi bất b́nh của bà đối với chồng. Việc chỉ cần lắng nghe con bệnh cũng đă là một phương pháp trị liệu. Thế rồi vào lúc tôi tiễn chân bà ấy ra ngoài pḥng th́ thấy cô khán hộ đến gặp tôi và nói với vẻ bối rối: -Có một ông tên là Tsukada muốn gặp bác sĩ đấy ạ. Hiện ông ấy đang đợi ở hành lang.... -À, thế à, thế à? Tôi sẽ đến ngay. Tôi nhanh nhẩu trả lời. Th́ ra, việc tối hôm kia tôi đă chịu đựng cái t́nh cảm bực ḿnh gây ra bởi ông ấy cũng không phải là chuyện vô bổ. Ông Tsukada mà tôi gặp ở ngoài hành lang hôm nay đă đổi khác v́ lần này, ông đă nghiêm trang đứng lên khỏi cái ghế, thế rồi, cúi đầu chào tôi. -Tối hôm kia, tôi đă vô phép với bác sĩ... -Có ǵ đâu. Không sao mà. May quá, hôm nay ông lại đến bệnh viện cho. Ḿnh bắt đầu bằng cách làm thủ tục với bên Nội khoa ngay đi !. Tôi sẽ liên lạc với bác sĩ bạn đồng nghiệp của tôi. -À vâng. Ông ta trả lời nhưng không mấy sốt sắng, chỉ đưa mắt theo dơi cách tôi đang ra chỉ thị cho cô khán hộ. Thế tôi, ông được cô khán hộ dẫn đi khuất về khu vực đăng kư của bệnh nhân ngoại trú. Tuy chỉ là một chuyện b́nh thường như việc vẫn làm mỗi ngày nhưng tôi lại có cảm giác đă làm xong nghĩa vụ bác sĩ của ḿnh. Ngày xưa gan bị xơ cứng đă là một chứng bệnh nguy hiểm, nhưng ngày nay nó vẫn là loại bệnh nghiêm trọng và dù có sự sự quản lư và tiết chế trong sinh hoạt, khả năng sinh tồn chỉ kéo dài thêm khoảng năm, sáu năm. Chính v́ thế mà tôi phải kiên quyết bắt ông ta ngừng ngay việc uống rượu. Xế chiều ngày hôm sau, tôi đă đâm sầm vào anh bạn Kiguchi, trách nhiệm Nội khoa v́ anh có pḥng nghiên cứu nằm ngay bên cạnh. Anh là vị bác sĩ tôi đă nhờ chẩn đoán cho ông Tsukada. Anh đang đứng tṛ chuyện với một thanh niên ngoại quốc. Tuy là người ngoại quốc nhưng thanh niên kia khổ người thấp bé. Anh ta có vẻ e thẹn và đang dùng một thứ tiếng Nhật sơ đẳng, chữ được chữ mất, để nói chuyện với anh Kiguchi. Vừa thấy, tôi, bác sĩ Kiguchi như chợt nhớ ra: -Này, kết quả xét nghiệm vẫn chưa có nhưng t́nh h́nh con bệnh (Kranke)[3] đó coi bộ không tốt đâu anh. Cho đến hôm nay mà tĩnh mạch thực quản chưa biến thành u để bị thổ huyết là chuyện đáng ngạc nhiên đấy. Tuy nhiên, anh ấy chỉ nói y như điều tôi đă lo ngay ngáy mấy hôm nay. -Chắc phải dùng Aro A và Interferon trong một thời gian xem sao! Sau đó, anh như ngại ngùng trong thoáng chốc nhưng rồi cũng nói: -Bên khoa anh có cần t́nh nguyện viên (volunteer) phụ việc hay không? Người bạn ngoại quốc này tên là Echienike, được gửi tới bệnh viện chúng ta như t́nh nguyện viên, đang xin phép được chăm sóc các bệnh nhân đấy. Anh nói xong, tôi chỉ biết cười ngao ngán và lắc đầu.
***
H́nh như ông Tsukada đă bị bác sĩ Kiguchi răn đe nghiêm khắc. Khi nghe người trong cái quán nhỏ cho biết dạo này họ không thấy mặt ông đâu cả, tôi mới thở phào và an tâm một chút. -Thế nhưng lại có chuyện này nè thầy ... Thấy tôi lâu ngày mới trở lại quán uống, bác bếp mới kể: -Bề ǵ bọn tôi cũng thấy buồn buồn làm sao ấy. Một người khách thích nhậu nhẹt, bỗng một ngày đi đâu mất đất th́ ... -Đành chịu thôi, bác ơi. Ḿnh phải nghĩ đến sức khỏe của ông Tsukada chứ! -Cái đó tôi biết. Nhất là cách nhậu của ông ấy thật hết nói Theo lời kể của bác đầu bếp th́ so với các thực khách khác, ông Tsukada thường tu ừng ực chứ không phải uống. Cảm tưởng của bác bếp là ông không nhâm nhi như họ mà chỉ muốn uống để say cho thật nhanh thôi. -Làm như thể ông ấy có điều ǵ khổ tâm và chỉ uống để quên đi. Tôi đă giữ lại câu nói của bác ta trong kư ức.Trong số bệnh nhân của tôi cũng có nhiều người bị khổ sở về mặt tâm lư và phần đông muốn lợi dụng rượu để đánh lừa ḿnh. Do đó, nó đă khiến cho tôi nhớ lại cái bóng của Tsukada mà sự cô độc và buồn bă như đeo dính sau lưng vào cái hôm ông đă nổi nóng với cả bác bếp và tôi rồi bỏ quán ra ngoài. Nửa tháng trôi qua. Một buổi xế trưa thứ bảy, tôi được điện thoại của Kiguchi cho biết là đă có kết quả xét nghiệm của ông Tsukada và mời tôi đến ṭa nhà của Nội khoa để anh cho biết. Trên đường tôi thấy Echienike, anh t́nh nguyện viên người ngoại quốc mới gặp hôm nào trong chiếc áo nghiệp vụ màu trắng, đang đẩy xe lăn cho một bà lăo từ pḥng xét nghiệm đi ra. -Ôi chào. Anh đấy à? Tôi dừng chân lại gợi chuyện: -Sao, anh quen với công việc t́nh nguyện viên chưa? Chắc ai cũng biết những t́nh nguyện viên như anh là người có nhiệm vụ giúp đỡ bệnh nhân trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Tuy nhiên, bệnh viện của tôi lại không hoan nghênh sự có mặt của họ. Lư do là trong quá khứ, đă xảy ra một số vấn đề giữa họ và bệnh nhân. -Dạ có. Cảm ơn bác sĩ. Anh thanh niên ngoại quốc làm ra vẻ tươi cười và trả lời tôi với một lối phát âm c̣n ngọng nghịu. Vừa lúc đó, anh Kiguchi đă khám xong đám bệnh nhân từ bên ngoài, mới dùng chất dịch Kresol[4] để rửa, nên vừa xoa xoa tay vừa bước đến: Trả lời câu hỏi của tôi, anh nói trong tiếng thở dài: -Đúng như dự đoán, kết quả xét nghiệm khá xấu đấy! Nước bắt đầu đọng trong phúc mạc.Tôi khuyên nên nhập viện nhưng đương sự có vẻ không muốn. -Ra là thế! Sau khi đă bàn với anh một đỗi về cách thức chữa trị cho ông Tsukada, tôi bỗng đổi đề tài câu chuyện: -À mà này! Có phải anh thanh niên ngoại quốc hôm trước đă được nhận vào đây làm t́nh nguyện viên rồi phải không? -Ờ! Anh bạn Echienike chớ ǵ? Thấy anh ấy quá sốt sắng nên tôi có nói khó với bà y tá trưởng của khoa tôi.Nói vậy chớ mấy bà mấy cô khán hộ cũng mừng đáo để v́ anh ta hiền lành và đối với bệnh nhân nào ảnh cũng đối xử tử tế. -Anh ấy cũng lạ. Người ở đâu mà lại t́nh nguyện đến một bệnh viện Nhật Bản làm việc nhỉ? Có phải mai sau muốn thành nhà tu hay giáo sĩ không đấy? -Không có đâu anh! Nghe nói anh ta đang làm nhân viên trong chi nhánh Tôkyô của một hảng xuất nhập cảng Ác-gien-tin (Argentina)! Do đó chỉ có những buổi chiều thứ bảy như hôm nay, ảnh mới có mặt ở đây thôi. Ở nước ngoài th́ bất kể tôn giáo của họ là ǵ, người dân b́nh thường, gái cũng như trai, đều có thể đến bệnh viện làm t́nh nguyện viên. Chắc anh bạn kia cũng là một trường hợp như vậy. Buổi xế trưa ngày thứ bảy là khoảng thời gian mà khu bệnh việc rộn rịp này bỗng trở nên yên tĩnh. Hôm đó cũng nhàn hạ, ngoài hành lang không một bóng ai. Thế rồi có tiếng dương cầm chơi bản giao hưởng số 27 của Mozart dịu dàng vọng đến tai hai đứa tôi. Khúc nhạc đó, tôi đă thường được nghe ở nhà trọ trong thời gian du học. Có lẽ nó đang phát ra từ cái ra-đi-ô mà một nhân viên nào đó của khu Nội khoa đang mở ra nghe trong giờ giải lao.
***
Có điện thoại của Kiguchi gọi đến văn pḥng của khoa tôi. -Chuyện của ông Tsukada đó mà....Người ta nói h́nh như ổng vẫn tiếp tục uống rượu đấy! -Rượu? Tôi chợt chau mày. Gan đă bắt đầu chuyển qua xơ cứng mà lại không chịu bỏ rượu như ông là đang làm một hành động tự sát. Cho nên tôi đă xin bác sĩ Kiguchi hăy tiếp tục hạ lệnh cho ông không được uống rượu nữa. -Thế nhưng... Nói đến đó, miệng tôi bỗng khựng lại. Tôi đă thấy an tâm khi ông Tsukada không ló mặt ra ở cái quán ăn nho nhỏ kia nữa nhưng liệu tôi đă bất cẩn không đấy? -Không bỏ được rượu th́ ôi thôi... Anh Kiguchi nói như đang lâm vào đường cùng. -Nếu như thế th́ chắc là có yếu tố tâm lư can dự vào. Một bác sĩ chuyên về Nội khoa như tôi không thể nào giải quyết. Nó thuộc về lănh vực của anh đấy. Anh có thể chẩn đoán ông ta giúp tôi không? Đặt ống nghe xuống, tôi mới nhớ ra lời bác đầu bếp có lần nói: “Cách uống rượu của ông Tsukada giống như cách người đang muốn say để chóng quên đi nỗi khổ muộn trong ḷng”. Thế nhưng hầu hết những người nghiện rượu đều muốn uống để tiêu sầu như ông ấy thành ra mỗi ngày họ đều uống. Do đó, ông ta không phải là ngoại lệ. Tôi được anh Kiguchi chuyển cho mấy cái Karte[5] của ông Tsukada nhưng thông tin tôi cần không phải là bệnh trạng nhưng là công ăn việc làm, hoàn cảnh gia đ́nh cũng như những ǵ ông ấy đă từng trải đến nay. Cái Karte của bên Nội khoa tuy ngắn gọn nhưng cũng đủ cho tôi biết Tsukada là người Kyuushuu, hiện tại đang là Kiểm sát viên (Auditor)[6] trong một công ty ngành thực phẩm. Ông chỉ sống với bà vợ v́ hai con trai đều đă lấy vợ và có cuộc sống độc lập nơi khác. Tin tức chỉ đơn giản thế thôi nhưng đối với một bác sĩ y khoa kiêm nhà phân tích và trị liệu tâm lư như tôi th́ chúng rất có ích. Ngày hôm sau, trước buổi trưa, bẵng đi một thời gian, ông Tsukada đă theo đúng lệnh của anh Kiguchi mà xuất hiện ở pḥng khám của tôi. Trước kia mặt ông đă xanh rớt, bây giờ chỉ cần nh́n một cái, tôi thấy nó lại như bị phù ra v́ mọng nước. -Xin lỗi đă để bác sĩ phải lo lắng nhiều thứ... Ông ta ngồi xuống ghế , hai tay đặt đàng hoàng trên đùi c̣n đầu th́ hơi cúi. Ông có vẻ là một người đàn ông lịch sự và ḥa nhă, khác hẳn lúc bị ma men ám ảnh. -Ông Tsukada! Ông vẫn không muốn nhập viện à? Nếu tiếp tục sống ở nhà, tôi e ông sẽ bị rượu cám dỗ và dễ bị thua nó lắm. Nhập viện có phải tốt hơn không? Tôi cố gắng khuyên bảo ông bằng một giọng ân cần. -Không ạ. Nếu nhập viện, bệnh tôi c̣n trở nặng nữa kia. Tsukada ngước cái mặt bủng da ch́ lên nh́n tôi, lắc đầu một cách mạnh mẽ và rơ ràng.Tôi cảm thấy trong cái lắc đầu đó có tất cả ư chí quyết liệt của ông. -Thế th́ như vầy nhé... Tôi can đảm đề cập đến điểm quan trọng nhất của vấn đề như một ông tướng đang đơn đao phó hội: -Như vậy xin ông cho tôi biết có sự t́nh nào đặc biệt để đến nỗi, ông không thể nào bỏ rượu hay không? Ông ta nháy mắt liên hồi nhưng miệng vẫn không mở lời. Chẳng biết từ bao giờ, ánh mắt của ông đă nhuộm một màu buồn bă và u tối.. Sự im lặng lại tiếp tục trong một đỗi. -Nếu không làm phiền, ông có thể cho tôi nghe sự t́nh đó của ông không? Tôi là bác sĩ khoa thần kinh lại chuyên về liệu pháp tâm lư nên sẽ giữ mọi bí mật của bệnh nhân một cách tuyệt đối. Một lần nữa, ông ta lại lắc đầu quầy quậy: -Tôi không thể nói. -Thôi thế cũng được. Ông chỉ cần cho tôi biết một điều. Có phải v́ mang nỗi khổ tâm ấy mà ông uống rượu hay không? - .................................. -Xin ông yên tâm. Trong gian pḥng này, tôi không biết đă nghe nhiều đến bao nhiêu loại chuyện khổ tâm hay phiền năo rồi. Dù ông kể bất cứ chuyện ǵ, tôi sẽ không kinh ngạc đâu. Mỗi câu chuyện đều là bằng chứng cho thấy người kể là ...........một con người. -Ồ, không dược! Thầy có bảo thế nào, tôi cũng không kể. Tự nhiên ông bỗng nổi cáu, đứng dậy khỏi chiếc ghế một cách hậm hực. -Thôi, tôi không quay lại bệnh viện này nữa! Ông nói như muốn tự nhắn với ḿnh ra đi ra khỏi pḥng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, tôi vẫn lạc quan. Đó là cái kiểu mà những con bệnh như ông Tsukada thường áp dụng. Tôi biết rằng bao giờ cũng bắt đầu bằng một sự cự tuyệt và không chịu thú thực. Bên trong họ hiện đang có một cuộc chiến đấu giữa xung động muốn bộc bạch cái bí mật u ám làm cho họ bị dằn vặt và nỗi sợ hăi là khi bí mật ấy được người ta biết tới, họ sẽ phải đón nhận những thống khổ và nhục nhă. Có lẽ kể từ hôm nay, ông Tsukada phải mất cả tuần để giải quyết cuộc chiến đấu đang xảy ra trong nội tâm. Năm hôm sau, điều tôi dự cảm đă trúng phóc. Buổi sáng hôm ấy, khi thấy dáng ông Tsukada xuất hiện trước ngạch cửa pḥng khám, tôi đă tưởng tượng đến diễn biến của những xung đột trong ḷng ông là như thế nào nên chợt lên tiếng gọi ông một cách thân thiện. -Cảm ơn ông đă đến, ông nhé. Tôi cũng đang mong gặp ông đây. Đặt người ngồi xuống ghế, ông Tsukada cũng đă nhận ra phản ứng ấy của tôi nên đă kể về cậu con trai và công việc của ḿnh với vẻ tự hào, cũng như cho tôi biết về thời lao khổ ông đă trải qua. Thế nhưng ông không có vẻ ǵ muốn đụng tới cái bí mật vốn là chuyện quan trọng nhất. Tuy nhiên, đó lại là một điều hay. Là một người thầy thuốc, tôi biết con bệnh đang thăm ḍ ḿnh như ḍ dẫm chiều sâu của một con lạch sẽ phải lội qua. Sau khi làm như thế hết lần này đến lần khác, con bệnh sẽ phá được cái vỏ kén của sự hổ thẹn và có thể tŕnh bày con người thật của ḿnh. Suốt một tháng sau đó, tôi đă nhẫn nại và chịu đựng để nghe đi nghe lại những câu chuyện khoe khoang và vớ vẩn của ông Tsukada. Thời tiết cũng đă bước qua những ngày đầu hạ với những chiếc lá xanh thẫm màu cũng như bầu trời nặng mây liên tục.Thế rồi gần một buổi trưa oi bức, cuối cùng, ông Tsukada đă ṛ rỉ một phần nào bí mật của đời ông. -Hồi chiến tranh, tôi có tùng quân sang Miến Điện (Burma). Thời đó, thật kinh hoàng. -Lần trước, đúng là ông có nhắc đến điều đó thật. Thế ông đă chiến đấu ở đâu vậy? -Gần sông Nafu và không xa biên giới bao nhiêu. Địch là bộ đội nhảy dù của Anh và đám lính Gurkhas[7] nhưng lúc đó chúng tôi đă hết đạn dược. Không những thế, coi như là tuyệt cả đường vận lương, không c̣n được cung cấp cái ǵ cả.
Hành quân trong rừng già Miến Điện (1942-43) -Lúc đó các ông cũng bị bệnh sốt cao (netsubyô)[8] th́ phải?. Đă lâu rồi, tôi có được đọc trong một tạp chí, kư sự về chiến tranh trên chiến trường Miến Điện hồi Thế chiến Thứ hai. Tôi cố t́m từ trong kư ức những h́nh ảnh bi thảm của chiến trường thời ấy. -Đúng thế thầy ạ! Ông Tsukada vừa đưa bàn tay lên vuốt mặt vừa th́ thầm. “Trong bệnh viện dă chiến đầy những thương binh và bệnh nhân kiết lỵ. Khổ nhất là đám lính bị chứng đi cầu ra máu. Cả ngày chỉ đi xón ra quần rồi cứ thế mà chết. -Thức ăn là ǵ? Lúc ấy, ông có vẻ giận dỗi và giữ im lặng, nhưng rồi lại ngước mắt nh́n tôi: -Ôi dào! Mấy thứ đó th́ làm ǵ có!. -Ừ nhỉ? -Thức ăn là tất cả mọi thứ. Cái ǵ cũng ăn hết. Từ vỏ cây đến ṇng nọc...cả những sâu bọ dưới đất. Thế rồi một lần nữa, đôi mắt ông lại lộ vẻ oán hận: -Thầy ơi! Đó là những trải nghiệm về cái đói nhưng chắc thầy không biết. Tại thầy c̣n ở trong nước mà. -Đâu có. Thời gian đó tôi là nhi đồng đang đi sơ tán. Ở quốc nội, cũng khổ v́ vấn đề lương thực. -Nhưng đâu đến nỗi như thế! Giọng của ông Tsukada đang cất lên nghe như người đang giận dữ. Trông mặt ông bây giờ không khác ǵ trạng thái lúc ông vừa uống xong và đang chịu ảnh hưởng của men rượu. Tôi lấy làm quái, tại sao ông bất chợt trở nên cáu kỉnh như vậy. Mồ hôi lấm tấm trên trán Tsukada. Nhất định là trong ḷng ông phải có một cuộc vật lộn nào đó đang xảy ra. “Sắp rồi đó!” Tự nhiên ư nghĩ đó chợt đến trong đầu. Chỉ c̣n một ít lâu nữa thôi, ông ta sẽ thổ lộ hết mọi sự cho coi. Nh́n vầng trán của ông, một niềm hy vọng lóe lên trong tôi. Lần kế tiếp, khi tiếp chuyện ông, tôi thấy ông Tsukada đưa mắt nh́n về tấm kính cửa sổ bên dưới màn mưa, thuật cho tôi nghe câu chuyện sau đây không chút e dè: “Bác sĩ ạ, hồi đó bên Miến Điện, trong quân đội, chúng tôi hết lương thực, không c̣n cái ǵ để ăn. Do đó, có kẻ đă ăn cả thịt người! Đưa bàn tay lên chống lấy cằm, tôi làm bộ như không có chuyện ǵ nhưng đă ngụy trang để làm giảm đi sự xúc động của ḿnh trước thông tin đó: -À, ra là như vậy! Nó cũng giống như những ǵ từng xảy ra ở Phi Luật Tân và Tân Ghi-Nê (New Guinea) đấy nhỉ? -Tôi không làm thầy ngạc nhiên à? -Trong gian pḥng này, tôi đă từng nghe nhiều bí mật c̣n kinh hoàng hơn thế nữa, ông ạ! Thế rồi bằng một giọng chậm răi và b́nh thản, tôi mới nhấn thêm một câu để dồn ông ta: -Cho dù ông Tsukada có là một người trong nhóm đó, tôi cũng chẳng có ǵ phải ngạc nhiên. -Tôi không có làm chuyện đó! Ông ta lắc đầu quầy quậy. Tôi nh́n khuôn mặt khiếp hăi giống như một cái ao tối tăm của ông và ḍ hỏi: -Hay là v́ muốn quên đi kư ức cay đắng đó mà ông mới lao đầu vào rượu chè cho đến giờ để t́m cách lăng quên? Những giọt nước mắt bỗng ứa ra từ khóe mắt ông, làm ướt cả hai g̣ má trũng rồi lăn xuống phía cằm. -Nào, kể cho tôi nghe! Có đúng như tôi nói không? Nghe tôi khuyến khích, ông chẳng buồn lau nước mắt, chỉ gật đầu. -Thịt của ai...? -Của binh nhất Minamigawa ... -Binh nhất Minamigawa là ai vậy? -Thầy ơi! Binh nhất Minamigawa là đồng đội tôi đó!
***
Tôi c̣n nhớ như in những ǵ đă xảy ra vào hôm đó. Bên ngoài cửa sổ pḥng khám bệnh của tôi, có tiếng mưa rơi nhẹ, rào rạt như tiếng ai đang rắc cát. Lá của những hàng cây không c̣n có thể gọi là xanh v́ đă chuyển sang một màu đen tối. Ông Tsukada vừa để cho những ḍng nước mắt tuôn rơi và kể cho tôi nghe cái bí mật của ông bằng những mẩu chuyện gián đoạn. Hồi đó, h́nh như ở Miến Điện mưa dai dẳng cũng giống như cảnh mưa dầm (tsuyu) của Nhật Bản vậy. Đó là mùa thu năm Chiêu Ḥa thứ 19 (1944). Tiểu đội của Tsukada đang đóng trên một cao điểm giữa vùng đất thấp, lầy lội như cái ao bùn và chịu đựng những trận pháo kích của quân đội Anh và lính Gurkhas. V́ tấn công bằng đại bác, cao xạ và súng liên thanh không phân thắng phụ cho nên địch đă bao vây toán lính Nhật Bản đang cố thủ trên cao điểm. Sau hai ngày bủa vây như vậy, cuối cùng hai bên đă xáp chiến và ném lựu đạn vào nhau. Phía Nhật, tiểu đội trưởng tử trận. Tiểu đội của Tsukada sau khi chiến đấu hết sức, cuối cùng mới thoát khỏi ṿng vây. Tù đó họ vượt qua vùng śnh lầy, nhắm hướng rặng núi Arakan tiến tới và bắt đầu sống đoạn đường đào vong khốn khổ như cảnh địa ngục. Trong đám binh sĩ, nhiều người không c̣n mang được giày, phải xé vải quân phục để bó vào chân. Cả Tsukada lẫn Minamigawa đều phải ăn tất cả những ǵ họ có thể ăn được. Rắn hay kỳ nhông th́ c̣n nói làm ǵ, họ c̣n tranh nhau từ đọt bắp chuối cho đến sâu bọ trong ḷng đất để tọng vào mồm. Mỗi ngày, con số chiến hữu lại hao đi. Hơn nữa, những người đi hết nổi đành ḅ lê giữa những lùm cây trong rừng già để lẫn trốn, để rồi cuối cùng mở lựu đạn tự sát. Khi những tiếng nổ đó vang lên, đồng đội của họ đi phía trước đều có lần nghe. Trong cuộc tháo chạy này, đă có những người lính thuộc các tiểu đội khác đến nhập vào đoàn. Vài người trong nhóm này hay cất dấu một món ǵ đó để ăn lén. Tuy họ bảo rằng đây là thịt kỳ nhông phơi khô nhưng kỳ nhông lúc đó làm sao có thể kiếm ra dễ dàng như vậy. Do đó, Tsukada, Minamigawa và đồng bọn đă thử quan sát xem đây là thứ thịt ǵ. Thế nhưng, tuy nghi ngờ mà họ vẫn không dám nói ra một cách rơ ràng bởi v́ khi đem ra nói, họ c̣n e sợ phản ứng của những bộ thần kinh vốn đă bị chiến tranh tàn phá đến tan hoang. Minamigawa, người đồng đôi, mắc bệnh kiết lỵ. Dù lên cơn sốt, anh vẫn cố hết sức tàn bám theo các chiến hữu. Từ hồi nhập ngũ tới giờ, Tsukada vẫn làm việc trong tổ nội vụ, cùng đơn vị với Minamigawa và hai người rất ăn ư. Họ thường giúp đỡ nhau để có thể kéo dài mạng sống cho đến ngày nay. Ở quê hương, Minamigawa c̣n để lại một người vợ trẻ anh vừa mới cưới. Mỗi lần có thư vợ gửi tới, anh hay đem ra cho Tsukada đọc ké. Do đó mà Tsukada đă hiểu và giúp đỡ anh trong cơn hoạn nạn để rồi sau năm ngày cùng nhau lăn lộn giữa rừng già và vùng đất sinh lầy giống cái ao bùn, họ đă vượt qua được. Đến khi ra khỏi rừng già, con số lính Nhật ngă quỵ càng thêm nhiều. Nếu có kẻ trút hơi thở cuối cùng, có kẻ không c̣n khí lực để gượng dậy th́ cũng có kẻ c̣n ngẩng đầu lên được để nh́n như bọn Tsukada. Đêm thứ bảy sau cuộc đào tẩu để t́m sự sống, Minamigawa đă cay đắng cho Tsukada hay rằng anh đă kiệt sức và xin Tsukada cứ việc bỏ anh lại đây và cố đi tiếp. -Ăn nói ǵ mà kỳ cục! Không phải hai thằng ḿnh đă hứa với nhau sẽ sống c̣n để cùng về Nhật hay sao? Khi Tsukada an ủi như vậy, Minamigawa mếu máo: -Muốn về chớ sao không. Thế nhưng, thân thể tôi đă rệu ră hết rồi. Nhờ cậu gửi lời chào đến gia đ́nh tớ thôi. Sáng hôm sau, dù có lay người hay gọi anh ta, Minamigawa không c̣n thức dậy nữa. Người bạn ấy đă tắt thở giữa khi Tsukada đang ngủ. Tsukada muốn chôn cất anh nhưng không có dụng cụ để đào huyệt mà chính anh cũng không c̣n sức. Nếu đốt đi th́ sợ rằng khói bốc lên sẽ lọt vào mắt địch hay dân quân du kích bản xứ. Tsukada bèn chắp hai tay, rồi cắt một nhúm tóc của bạn và tiếp tục bước theo đám tàn quân trên đường đào vong. Có lẽ v́ quá đau đớn sau khi mất đi người bạn chiến đấu mà ngày hôm đó, đoạn đường đào tẩu càng khó khăn hơn cho thân xác của Tsukada. Kể từ ngày thứ hai, anh đă đi chậm hơn những người lính khác và chỉ c̣n một ḿnh lê bước đằng sau. V́ đi quá chậm, đến trưa th́ có nhiều tốp gồm ba, bốn người thuộc những đơn vị không quen đă qua mặt anh. Tsukada giải thích cho tôi: -Lúc trời sập tối, tôi đă trượt chân và ngă từ ghềnh đá xuống. Bất tỉnh nhân sự, không c̣n biết ǵ nữa. Khi tỉnh dậy mới thấy có một anh ở tiểu đội khác đến cứu. Người lính đó cho anh uống ít nước bùn và lấy một vật ǵ đă ngả màu đen bọc trong miếng giấy rồi trao cho anh. Đó là một vài miếng thịt đă sẩm màu. -Thịt kỳ nhông đó. Ăn đi! Anh ta nói thế nhưng Tsukada vẫn chần chừ. -Không ăn là chết đó nghe! Cứ coi đó là thịt kỳ nhông mà ăn đi! Anh c̣n nhấn mạnh như thế và lấy tay cầm một miếng nhét vào miệng Tsukada như ép buộc anh. Tsukada nhắm nghiền đôi mắt và nuốt trọng miếng thịt. Lúc ấy Tsukada mới nhận ra rằng tấm giấy bọc mấy miếng thịt đen đủi đó là một lá thư đă ngả vàng. Khi đọc những hàng chữ nhạt nḥa viết bởi một bàn tay con gái, anh hoảng hồn như vừa có ai lấy gậy phang vào đầu ḿnh.Tờ giấy là một trong những bức thư Minamigawa thường đưa anh đọc, c̣n bút tích ấy là của vợ anh ta. -Anh kiếm đâu ra ...miếng thịt này? Người lính vừa cho anh miếng thịt cười chẳng chút ngượng ngùng: -Ừ há! Kiếm đâu ra hở ta! Nói xong, anh ta đứng dậy và bỏ đi mất. Tsukada bèn cho một ngón tay vào miệng, móc họng để nôn ra. Thế nhưng cái anh nôn được ra ngoài chỉ là chút dịch vị đắng nghét. Anh dợm bước đi nhưng vết thương ở chân và ở bên hông khi bị ngă đă khiến anh phải loạng choạng. Cứ kiểu này th́ ḿnh cũng sẽ giống đám binh sĩ Nhật từng ngă gục trên đoạn đường này mất thôi. Nỗi lo sợ đó đă ḥa nhập vào bóng đêm và cùng dâng lên một lượt. Nh́n những giọt mưa rơi bên ngoài cửa sổ, Tsukada nói như lẩm bẩm: -Phải mất ba ngày nằm ngay tại chỗ, vết thương ở chân và ở hông mới khá ra. Thức ăn hoàn toàn không có ǵ hết. Tôi buộc ḷng phải mở cái gói giấy mà anh lính kia đă trao cho và ăn miếng thịt ấy...Tôi đang ăn thân xác của Minamigawa đấy! Tôi ăn là v́ muốn sống c̣n. Nhưng tại sao tôi lại muốn sống c̣n cho được nhỉ? Khi câu chuyện của ông Tsukada với tôi vừa chấm dứt, tôi và ông đă ngồi yên một lúc để nghe tiếng mưa rơi. Tiếng mưa rơi lặng lẽ đó, ngay bây giờ, tôi vẫn nhớ rơ ràng. -Khi giải ngũ, tôi đă định cầm món tóc của Minamigawa về cố hương của ảnh ở vùng Udo nhưng măi vẫn không sao làm được. Sau khi gửi món tóc ấy cho người vợ của anh, tôi có nhận được lá thư cảm ơn từ chị ấy với nét bút phụ nữ mà tôi không thể nào quên được. Thế rồi khoảng hai tháng sau, vợ anh lại đem cả con lên cảm ơn tôi lần nữa, đồng thời hỏi thăm về những giây phút cuối cùng của anh. Anh đă muốn đứa con là một bé trai. Vợ anh bảo nó là kỷ niệm mà anh để lại...Đứa bé ấy với đôi mắt y hệt mắt của Minamigawa đă chăm chú nh́n tôi một đỗi. Măi đến bây giờ, tôi vẫn không quên cặp mắt giống hệt bố Minamigawa của nó. Nói đến dây, ông Tsukada đưa tay lên che lấy mặt. -Ông Tsukada ạ. Có phải v́ muốn quên đôi mắt ấy mà mỗi đêm ông uống rượu không? -Vâng, phải. Đúng như thầy nói. -Tuy vậy, đứa bé đó đâu có chê trách ông đâu! Có trường hợp này nhưng cũng có trường hợp khác chứ! Tuy thốt được một câu an ủi nhưng tôi cảm thấy sự bất lực của lời ḿnh nói. Hơn nữa, ông Tsukada nhất định sẽ không ngây thơ mà nghĩ rằng lời tôi vừa nói sẽ xoa dịu được ḷng ông. Ngày hôm đó, nh́n cái dáng đằng lưng của Tsukada khi bước ra khỏi pḥng mạch, tôi không thấy ông có một chút thanh thản nào của một người vừa thú xong tội lỗi. Ngược lại, tôi c̣n thấy một vẻ cô độc – hơn bao giờ hết - đang bám chặt người ông. Hôm sau, văn pḥng bên Nội khoa lại có điện thoại của Kiguchi gọi tới. Giọng anh hớt hăi: -Ông Tsukada vừa thổ huyết ở nhà.Tôi đoán là mấy hột lựu trên tĩnh mạch thực quản bị vỡ ra đấy. Đây là một t́nh huống tệ hại nhất của một con bệnh mà gan vốn đă xơ cứng. Tôi tưởng tượng cảnh ông ta đang thổ huyết. Nhưng không, cái mà ông muốn mửa ra không phải là máu trong thực quản đâu! Đó là miếng thịt thân thể bạn đồng đội. Nó cũng là kư ức về đôi mắt của đứa bé giống hệt cặp mắt của người bạn ấy, từ 40 năm về trước, đă dày ṿ, làm ông khổ sở.
***
Nói về hột lựu trên tĩnh mạch thực quản th́ ngoài phương pháp phẫu thuật mà gần đây giáo sư S. của Đại học P. đă thực hiện th́ chưa có cách chữa trị nào khác. Thế nhưng, cũng không thể nói diễn tiến của một cuộc phẫu thuật như vậy là an toàn về mọi mặt.Thường th́ nó có kèm theo một số rủi ro. Ông Tsukada cũng chịu đi mổ và tính mạng đă được bảo đảm nhất thời nhưng từ đây về sau, không ai có thể nói trước một cách lạc quan. Pḥng ông nằm trong bệnh viện tuy ở ngoài khuôn khổ mà khoa Thần Kinh chúng tôi quản lư nhưng đôi khi có thời giờ rảnh, tôi cũng ghé qua thăm. Vợ ông, người đă gánh bao nhiêu lao khổ v́ ông suốt nửa cuộc đời, lúc nào cũng ngồi nguyên một đống bên đầu giường. Có khi con trai ông cũng ghé qua hỏi thăm. Mỗi khi nh́n thấy tôi th́ trên khuôn mặt hao gầy của ông lại điểm một nụ cười nhẹ. -Thầy ạ! Rốt cuộc th́ “ḿnh làm ḿnh chịu” (jigô jitoku) hả thầy! Nghe ông th́ thào như vậy, tôi tưởng chừng như ông đang mỉa mai là dù đă có cơ hội để giải tỏa nỗi niềm thầm kín của ḿnh rồi, ông vẫn không sao hàn gắn vết thương ḷng. Tôi cảm thấy một cách thấm thía sự bất lực của y sĩ chuyên khoa thần kinh khi muốn động vào con người để t́m hiểu t́nh cảm và tâm hồn của họ. Ngày thứ bảy ấy, tôi t́nh cờ gặp anh t́nh nguyện viên ngoại quốc Echienike đẩy xe lăn cho ông Tsukada và cả hai đang đợi trước thang máy. Echinieke tươi cười, nói với tôi: Dạ chúng tôi đang đi đến Pḥng Xét Nghiệm. Anh đưa ngón tay ra chỉ về phía con bệnh đang ngồi trên xe lăn: -Tôi với ông Tsukada đây hợp nhau lắm. Con bệnh tuy đang cười nhưng sắc mặt hết sức tiều tụy. Nh́n dáng tươi cười và sắc diện hết sức tiều tụy của ông, tôi có thể đoán là bệnh trạng không tiến triển theo chiều hướng tốt, nhưng cũng tưởng tượng được là anh Echienike đang hết sức cố gắng để nâng đỡ người bệnh. (Dù sao tôi cũng phải công nhận rằng trong đám người ngoại quốc, có nhiều người thích làm công tác thiện nguyện) Tuy mỗi thứ bảy tôi đều đến làm công cho chi nhánh Nhật Bản của một công ty thương mại nước ngoài, nhưng tôi lại có hứng thú muốn t́m hiểu tại sao anh Echienike lại chọn trở thành t́nh nguyện viên ở Nhật. Nhất là khi ở nước ngoài, việc một thường dân làm việc thiện nguyện không phải là hiếm. Thế nhưng tại sao tấm ḷng cứng rắn của ông Tsukada có thể được giải tỏa bởi anh thanh niên ngoại quốc này? Thế rồi gương mặt của ông lại điểm một nụ cười như đang có một niềm vui. Đó là cái mà tôi nhất định không thể nào thấy những khi ông đến khám ở pḥng mạch của tôi. Thực ḷng mà nói, đó là một điều tôi không sao hiểu được. Một sự cố đă khiến cho một người làm công việc cứu khổ cho người cảm thấy ghen tỵ với anh. Từ đó trở đi, tôi bèn theo dơi kỹ lưỡng liên hệ giữa anh Echienike, bệnh nhân và người vợ lúc nào cũng ở bênh cạnh ông. Tôi thấy bóng họ thường lửng thửng đi dạo trong khu vườn của bệnh viện hay sắp ghế ngồi cạnh bên nhau và tôi đă nh́n ngắm họ với cảm tưởng đang thấy một cảnh tượng lạ lùng. Tuy vậy, dù con tim của người bệnh đă vui trở lại nhưng riêng về những hột lựu trên tĩnh mạch thực quản nhưng theo báo cáo của bác sĩ Kiguchi th́ sau khi đă phẫu thuật, t́nh h́nh vẫn không thể nói là khả quan: -Đôi khi ông ấy lại đi tiêu ra máu. Bác sĩ Kiguchi giải thích nhưng ông chưa biết phải xử trí làm sao. -Không hiểu nguyên nhân của nó là ǵ! Dù dùng kính nội soi, tôi vẫn không nắm được xuất huyết từ chỗ nào. Một người đứng ngoài chuyên môn như tôi, hỏi làm sao có thể giải quyết thắc mắc cho bác sĩ Kiguchi. Tôi đành lặng lẽ theo dơi diễn biến của bệnh trạng chứ không c̣n cách nào khác. Thế rồi một tháng sau ngày nhập viện, điều chúng tôi lo sợ nhất đă xảy đến. Ông Tsukada lại mửa ra máu, và lần này với một khối lượng lớn. Nhận được thông báo từ bác sĩ Kiguchi, tôi liền phóng như bay vào pḥng ông Tsukada nằm th́ thấy một vài cô khán hộ đang chạy qua chạy lại trong căn buồng chật hẹp đó. Ông đă được gắn kim chích để truyền máu vào cánh tay và nằm trong một cái lều (tent) chứa dưỡng khí vừa được giăng ra. Qua tấm màn trong suốt đó, nh́n thần sắc bệch bạc v́ đă mất nhiều máu của bệnh nhân, tôi biết rằng sự thể đă trở nên nghiêm trọng. -Sao, thế nào? Vừa mới hỏi, tôi đă được anh Kiguchi giải thích: -Thành thực mà nói, tối nay là thời điểm một mất một c̣n (toge) đấy anh. Chiều nay, nếu ông ấy trụ được th́ đợi tiếp hai ba ngày nữa, may ra có cơ cứu sống. Trên mặt sàn của pḥng người bệnh, hăy c̣n sót lại dấu vết của máu trải rộng ra, h́nh thù giống như bức bản đồ thế giới đă cũ. Nh́n cái màu lan rộng ra như thế, tôi biết ngay lượng máu ông đă mửa ra nhiều đến là chừng nào. Con bệnh đang phất tay liên tục như đang muốn ra dấu về một việc ǵ. Vợ ông ghé mặt lại gần th́ thấy ông nắm lấy tay bà và bày tỏ điều ǵ đó. Bà vợ gật đầu và nói với bác sĩ Kiguchi đang đứng trước đầu nằm: -Nhà tôi nói ổng muốn gọi anh Echienike đến cho! Kiguchi có vẻ ngại ngùng, bèn đưa mắt nh́n tôi. Anh có vẻ lo lắng v́ tư cách của Echienike chỉ là một t́nh nguyện viên ngoại quốc ở khoa Nội thôi, làm sao có thể đưa anh ta vào pḥng người bệnh trong một t́nh huống như thế này. -Ḿnh cứ cho gọi đi anh! Tôi nói thế v́ nhớ lại h́nh ảnh hai người đó đă tỏ ra thân thiết bên nhau. Thế rồi, cô khán hộ bèn gọi điện đến cái hăng mậu dịch nơi anh Echienike đang làm việc. -Ông ấy cho biết là sẽ tới ngay! Từ lúc nghe cô khán hộ báo cáo cho đến khi anh chàng ngoại quốc ấy đến nơi, phải mất khoảng một tiếng đồng hồ nên chúng tôi đă làm nhiều cố gắng để tạm thời duy tŕ thể lực cho con bệnh. Ngay một người không thuộc phạm vi chuyên môn như tôi đây mà cũng có cảm tưởng rằng, đúng như lời của bác sĩ Kiguchi, tính mạng của ông Tsukada này giỏi lắm chỉ c̣n kéo thêm được chừng hai ngày nữa. Khi Echienike như một người sắp đứt hơi xuất hiện th́ ông Tsukada nhờ có thuốc giọt (tenteki) cầm máu và đường glucose (budôtô) tiêm vào nên tạm thời khỏe lại một chút. Anh ta bèn đến đứng trước giường người bệnh. -Tsukada-san ơi. Tôi đây, Echienike đây ông! Tôi nhớ là Echienike đă lên tiếng gọi như thế và nói: -Tôi...cầu nguyện... Thế rồi vẫn mặc nguyên bộ đồ vét trên người, anh đă qú xuống mặt sàn dính đầy vết máu. Hai người lúc đó đă trao đổi những ǵ th́ tôi đă dựa theo trí nhớ để ghi nguyên văn vào trong quyển sổ tay dùng vào việc nghiên cứu. Tôi xin chép ra đây một phần của cuộc nói chuyện nói trên. -Echienike-san! Nằm trong cái “lều” dưỡng khí (sanso tento), vừa thở hổn hển như một người đang lên cơn suyễn, ông Tsukada nói với anh ta: -Echienike-san ơi! Chúa của anh...có thực hay không? -Dạ có! Tsukada-san. Người đó...có thực. -Echienike san! Tôi...hồi xưa ...trong chiến tranh...đă làm chuyện hết sức xấu xa. Liệu ông Chúa ấy có thực t́nh tha thứ cho tôi không? -Được mà! Được mà! -Dù là...việc kinh khủng đến mức nào à? -Dạ vâng! -Echienike-san ơi! Trong thời chiến tranh, tôi đă... Ông Tsukada do dự một chút. Sau đó bằng một giọng nói căng thẳng như một sợi giây cung đă căng ra hết cỡ: -Lúc ở bên Miến Điện...tôi đă ăn...thịt một đồng đội. Trong lúc hoàn toàn không có cái ǵ ăn, nếu không ăn th́ không thể sống c̣n. Thế th́ ông Chúa ấy có thể...tha thứ cho một người đă sa vào Ngạ Quỷ Đạo như thế hay không? Ông Tsukada đă thú nhận một việc mà bác sĩ Kiguchi cũng như các cô khán hộ không ngờ tới, nên đă khiến họ hoang mang đến độ đứng như trời trồng. Chỉ có tôi và bà vợ của ông là người đă biết cái bí mật ấy. Không hiểu v́ đâu mà tôi nghe bà lẩm bẩm -Bố ơi, bố! Bố đă chịu đựng và đau khổ quá lâu rồi, có phải không bố!” Tiếng nói của ông Tsukada đă khiến cho toàn thân Echienike run lên như bị động kinh. Rồi anh ta cứ qú nguyên đấy, hai tay úp lên mặt và người không động đậy nữa. Tôi bèn nhớ lại phản ứng của ḿnh trong lần đầu tiên được nghe những lời bộc bạch của ông Tsukada. Tuy nhiên, sự t́nh đă có khác. Khác như thế nào th́ từ bây giờ, tôi xin được thuật ra đây. Đúng ra là tôi đă ghi chép và viết ra đây với tất cả t́nh cảm trung thực những câu mà anh Echienike đă trả lời cho tôi ngay sau đó. -Tsukada-san, Buông hai bàn tay đang úp trên mặt ra, anh Echienike qú thẳng lưng lại, biểu lộ một sự buồn bă. Dáng dấp của anh bây giờ hoàn toàn khác với anh chàng Echienike vui tính, thích nói đùa lúc đẩy chiếc xe lăn cho người bệnh đi dạo. -Tsukada-san! Ông có muốn biết không? Ông có muốn biết lư do khiến cho tôi t́m đến nước Nhật này không? Bên trong túp “lều” của ḿnh, con bệnh đă gật đầu nhè nhẹ. -Tsukada-san ơi! Tôi cũng đă ăn thịt người bạn của tôi! Tôi không biết diễn tả làm sao cho đúng cái cú sốc dữ dội mà những người trong pḥng bệnh đă cảm nhận được lúc ấy. Măi đến bây giờ tôi vẫn c̣n chưa biết cách. Tôi chỉ nhớ là sau đó, một cô khán hộ đă bỏ ra khỏi pḥng và đứng khóc bù lu bù loa trong hành lang.... -Bốn năm về trước, tôi hăy c̣n là sinh viên và có lần đi Brazil để thăm người ông của tôi. Chuyến về, bỗng động cơ máy bay có sự cố, không thể sử dụng nữa, phi công đành phải cho máy bay đáp khẩn cấp giữa vùng núi non Andes. Chiếc phi cơ vỡ nát và rất nhiều người bị thương. Rặng Andes rất cao. Cho đến khi đoàn cứu hộ tới nơi, chúng tôi đă phải sống 12 hôm trong tuyết. Với thứ tiếng Nhật c̣n thô sơ như của đứa trẻ con, anh Echienike đă dùng mọi phương tiện ḿnh có để bắt đầu kể cho tôi nghe. Phần tôi cũng có nhớ lại nữa. Đúng là tôi đă đọc trên báo chí là bốn năm về trước, đă có một chiếc máy bay của Ác-gien-tin (Argentina) gặp nạn trong vùng núi Andes, -Đến ngày thứ năm, trong khoang tàu bay, không c̣n cái ǵ để ăn. Thực vậy, thức ăn một miếng cũng chẳng c̣n.Trong số những người bị thương, mỗi ngày đều có kẻ chết. Người ở bên tôi cũng bị dập ngực đến trọng thương. Ông có cho tôi biết ḿnh là một “Father” được cử sang Nhật Bản. Tôi áp miệng vào thành màn của túp “lều” để giải thích cho ông Tsukada rằng “Father” ư nói một nhà truyền giáo đạo Ki-Tô. -Ông đó th́ thời gian ở trên máy bay, lúc nào cũng uống rượu, và ông đă say. Làm cho tôi đâm ra nghi ngờ, một người bê bối như ông, có thể nào lại là một “Father” cho được. Vẫn thẳng lưng ngồi ngay ngắn, anh Echienike tiếp tục câu chuyện. Nh́n từ phía ngang, tôi thấy gương mặt gầy g̣ của anh không hiểu v́ sao đă làm tôi nhớ đến khuôn mặt của người nông dân trẻ trong một bức tranh của Goya, họa gia người Tây Ban Nha. Thế rồi, v́ tiếng Nhật mà anh dùng để kể lại là một thứ tiếng Nhật đơn sơ, giản dị so với nội dung trọng đại của nó, đă làm cho câu chuyện bỗng trở thành b́nh thường, chẳng khác nào một sự kiện mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Linh mục hay father kia bị găy mấy cái sương sườn thiếu điều vỡ lồng ngực, nghe nói đă được Echienike chăm sóc suốt năm hôm liền nên cũng gượng sống. Dù hết sức đau đớn nhưng miệng ông ta vẫn không ngớt đùa cợt khiến cho những kẻ sống sót cũng phải bật cười. -Xưa kia tôi là một gă say. Đối với tôi, rượu là cái được xếp sau có mỗi Đức Chúa. Dù sao, v́ là linh mục nên tôi không vợ không con kia mà! Thế nhưng một ngày trước khi ông trút hơi thở cuối cùng, ông đă nói với Echienike như thế này: -Này, cậu Echienike! Bây giờ mọi người không c̣n miếng đồ ăn nào phải không? Thấy Echienike im lặng, ông nói tiếp: -Dù chỉ là một ngày, phải cố sống cho đến khi đoàn cứu hộ đến nơi. Tôi sắp chết tới nơi. Cho nên mọi người cứ lấy thịt tôi mà ăn. Không muốn ăn vẫn cứ phải ăn. Để mà đợi cứu. Nhất định sẽ có người đến cứu các bạn. Echienike vừa nghe ông ta nói vừa để cho nước mắt tuôn rơi. Trong khi hơi thở của ông đă trở nên khó khăn, linh mục kia vẫn c̣n kiếm cách bông đùa: -Cám ơn Chúa, may là Ngài cho tôi c̣n có da có thịt hơn là mấy con ḅ ở dưới chân núi Andes này. Chỉ cần để ư một điều là đừng ăn nhiều quá, không thôi sẽ bị say rượu. Chất cồn từ ba chục năm nay vẫn c̣n sót lại trong đó đấy! Ông ta cho Echienike biết là c̣n muốn nhờ anh một chuyện: -Khi nào cậu tốt nghiệp Đại học và có dịp đi sang Nhật, xin hăy đến nh́n đất nước mà người ta định gửi tôi qua, và thay vào chỗ tôi. Trước đây, tôi đă định qua làm việc cho một bệnh viện bên đó.. Linh mục đă chết vào ngày hôm sau. Echienike đă bàn với những người c̣n sống sót về ư nguyện mà ông để lại. Họ đă cắt thịt của ông và của một số người chết khác, đem phơi đi để làm lương khô. Nhờ món ăn đó, họ đă thực hiện quyết tâm sinh tồn cho đến ngày được cứu. -Tôi cũng đă ăn. Đôi mi nhắm lại, anh Echienike th́ thầm. -Thế nhưng, cái tôi ăn lúc đó c̣n là t́nh yêu thương của ông ấy nữa. Thế rồi, trong khi đang ăn, tôi đă nghĩ rằng, một ngày nào đó nếu có dịp làm việc trong một xí nghiệp có mặt trên đất Nhật, lúc nào rảnh rổi, tôi sẽ đến làm công việc thiện nguyện ở một bệnh viện gần đó. Anh đă kết thúc câu chuyện bằng thứ tiếng Nhật bập bẹ của ḿnh. Trong “lều” tất cả đă yên tĩnh trở lại. Từ khóe mắt của ông Tsukada, tôi thấy ứa ra những giọt lệ, chúng đang chảy xuống cặp má gầy g̣. Thế rồi khi Echienike cho tay vào bên trong “lều”, tôi nhận ra rằng mấy ngón tay của ông Tsukuda đang khều khều như đang cố sức t́m bàn tay anh để nắm lấy. Tôi có kể là một cô khán hộ đă chạy ra khỏi pḥng và khóc ngất trong hành lang. Đấy chính là vào lúc này vậy.
***
-Ông Tsukada mất đến giờ cũng cả năm rồi đấy nhỉ? Bác bếp gợi chuyện. Lúc đó tôi đang ngồi ở cuối quầy, vừa xem tin tức trên truyền h́nh vừa đưa cốc lên môi. -Ô! Thế mà đă một năm cơ à! -Tôi vẫn c̣n nhớ cái lưng c̣ng c̣ng của ông ấy. Cũng như dáng đi liêu xiêu khi ra khỏi cửa quán. Tuy là một con sâu rượu khi nhưng chết đi, ḿnh cũng thấy nhơ nhớ. -Mỗi người ai nấy đều có cuộc đời của ḿnh thôi, bác ơi! Hôm qua cũng vậy mà hôm kia cũng vậy, tôi lại phải ngồi nghe tâm sự khổ năo của những con bệnh mới. Nào là bà mẹ bị con trai phản bội, nào là cô con dâu mệt mỏi v́ ông bà nhạc đă trở thành lẩm cẩm, người vợ không c̣n chịu đựng nổi ông chồng, người đàn ông bị vợ bỏ....Anh Echienike được đổi xuống Ôsaka làm việc và lại trở thành t́nh nguyện viên trong một bệnh viện Cơ Đốc dưới đó. Trên màn ảnh truyền h́nh, người phát thanh viên đang tŕnh bày bản tin trong ngày. “Ở Paris, A, một cựu sinh viên, người đă bị đem ra ṭa xử v́ tội bắn chết bạn gái rồi ăn thịt cô, chiều hôm nay đă về đến Nhật Bản”.
Dịch ngày 20/02/2023
Bên lề tác phẩm: Để tŕnh bày chủ đề “người ăn thịt người” (cannibalism) – điều cấm kỵ (taboo) trong xă hội văn minh – rồi dẫn tới triết lư về sự hy sinh bản thân để cứu lấy người khác, nhà văn Endo Shusaku đă dàn dựng một truyện ngắn bằng cách dựa vào những thông tin trong sách vở và báo chí, mới đầu tưởng chừng không có ǵ ăn nhập với nhau: 1- Bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Giê-Su với các môn đồ trước khi bị phản bội. Có nhiều bức tranh về chủ đề này, nổi tiếng nhất dĩ nhiên là bức bích họa nhan đề L’Ultima Cena của Leonardo da Vinci ra đời khoảng 1495-98. Bức tranh chúng tôi dùng ở đây được vẽ năm 1648 là của họa gia gốc Bỉ nhưng sinh hoạt ở Pháp là Philippe de Champaigne. Tuy không nổi tiếng bằng bức kia nhưng có một chi tiết thú vị. Nhân vật ngồi trước mặt Chúa là Judas, kẻ đă bán đứng thầy, trên tay c̣n cầm một bọc tiền, cái giá của sự phản bội. Cũng trong đêm đó, Chúa đă nói một câu đầy ư nghĩa, dự đoán cái chết của ḿnh: “Bánh này là thân thể ta, rượu này là máu huyết ta, v́ các ngươi mà phó cho! Hăy làm điều này để nhớ đến ta”. Đó là nguồn gốc của Tiệc Thánh mà các con chiên Cơ Đốc giáo vẫn tiếp tục cử hành từ hai ngh́n năm nay để nhớ sự hy sinh của Chúa. 2- Cuộc chiến tranh Đại Đông Á (1941-45) và chiến cuộc đẫm máu ở chiến trường Miến Điện và sau đó là khu vực biên giới với Ấn Độ. Văn chương viết về những cuộc chiến này của người Nhật đă xuất hiện nhiều từ khi chiến tranh kết thúc. Nổi tiếng nhất có lẽ là hai nhà văn Ôka Shôhei (Leyte chiến kư, Đời tù binh, Lửa đồng hoang vv...) và Takeyama Michio (Cây đàn cầm Miến Điện, 1948). Truyện “ăn thịt người” trong chiến tranh ở New Guinea, Phi Luật Tân đă được thuật lại trong Lửa đồng hoang (Nobi, 1951) của Ôka, cũng như trường hợp chiến trường Miến Điện nơi đây, dưới ng̣i bút Endo Shusaku. 3- Tai nạn máy bay của một hăng hàng không Uruguay trong dăy núi Andes vào năm 1972 mà những người sống sót (trong đó có những đội viên của một đội bóng bầu dục), kẹt giữa tuyết 12 hôm và không được cứu hộ kịp thời, đă thú nhận v́ mục đích sống c̣n, họ phải ăn thịt lấy từ xác chết của những người bạn đồng hành. 4-Vụ án xảy ra trong một căn hộ gần rừng Boulogne ở Paris năm 1981 vốn đă làm xôn xao dư luận quốc tế khi Sagawa Issei (1949-2022), một sinh viên con nhà khá giả, đă dùng súng hăm thanh bắn chết một người bạn gái Hà Lan mà anh vừa lừa đến nhà, xẻ xác cô và giữ một số bộ phận thân thể cô trong tủ lạnh để ăn dần. Sau khi bị phác giác và bị xét nghiệm tâm thần, anh được cho là người có tiền sử bại năo và không có năng lực suy xét nên Pháp đă miễn tố và trả về cho Nhật Bản. Sau một thời gian trong dưỡng trí viện, dù vẫn là một mối nguy tiềm ẩn cho xă hội, anh đă được trả lại tự do và sống an nhiên, dùng tư liệu vụ án của ḿnh để viết sách, viết báo cho đến khi chết ở tuổi 73. Anh cũng là đối tượng một cuốn tiểu thuyết từng gây chấn động của nhà văn Kara Juurô (Những bức thư của anh Sagawa, 1983). Oái oăm thay, Kara nhờ đó mà đoạt giải Akutagawa. Endo Shusaku không có ư khai thác ư nghĩa câu nói của Chúa Giê Su trong “Bữa ăn tối cuối cùng” với một cái nh́n tiêu cực. Ngược lại, ông xem đó là một ẩn dụ về sự “xả thân v́ t́nh yêu thương” và “cực điểm của ḷng hy sinh”. Endo đă đi đến kết luận là, dù muốn dù không, t́nh cảnh “ăn thịt nhau” dù nghĩa đen hay nghĩa bóng vẫn đang có nhan nhản trong thế giới con người và đă bắt đầu từ ngh́n xưa. Thật vậy, theo nghĩa đen th́ nó từng tồn tại trong các xă hội bán khai cũng như ở một xó xỉnh nào đó, ngoài ṿng pháp luật, trong thế giới ngày nay. Ở Nhật Bản, đó là thời Edo vào những năm mất mùa, ở Việt Nam là trong trận đói năm Ất Dậu (1945). C̣n theo nghĩa bóng th́ có nói bao nhiêu cũng không kể xiết và nạn nhân thường là những kẻ thấp cổ bé miệng trong xă hội. Do đó, phải chăng tác giả muốn thuyết phục chúng ta là chỉ có sự hiến thân đến từ t́nh yêu thương và sự nhận lănh nó như một ân tứ để được cứu rỗi mới có thể đem đến cho hành động “ăn thịt người” kia một ư nghĩa chấp nhận được? .
Tư liệu tham khảo: 1-Endo Shusaku, Saigo no bansan, trong Tuyển tập Piano Kyôsôkyoku nijuuichiban (Bản giao hưởng số 21 viết cho dương cầm), Nxb Bungei Shunjuu, Tôkyô, 1987, trang 85-118. Nguyên tác Nhật ngữ.
2-Endo Shusaku, Saigo no
bansan (Le dernier souper), do Minh Nguyen Mordvinoff dịch sang
tiếng Pháp, Collection Folio, Nxb Denoel, Paris, 2000, trang
195-226. Bản ngoại văn tham chiếu. [1] Thiết kế tiệm quán của người Nhật cho phép người làm bếp và khách có thể ở hai bên một thành quầy và khách vừa ăn vừa ngắm cảnh làm việc trong khu vực bếp nằm ngay sau quầy. [2] Một phương pháp trong tâm lư học để giúp bác sĩ trị liệu tim hiểu tâm lư bệnh nhân.. [3] Kranke, tiếng Đức có nghĩa là bệnh nhân (v́ ảnh hưởng từ buổi đầu, truyền thống các bệnh viện Nhật là sử dụng nhiều thuật ngữ của Y khoa Đức). [4] Kresol (tiếng Đức). Tiếng Anh là Cresol, tên một dung dịch như xà pḥng, dùng để tẩy trùng. [5] Karte (tiếng Đức) có nghĩa là hồ sơ bệnh lư của một con bệnh (patient’s case record) [6] Có lẽ là người đứng đầu bộ môn kiểm toán và thay mặt Hội đồng cổ đông. [7] Gurkhas, tên của một vương triều cổ của Nepal. Như vậy lính Gurkha là bộ đội gốc vùng núi non Himalaya và đă tham chiến bên cạnh quân Anh như lính thuộc địa. [8] Nhiệt bệnh (Netsubyô). Triệu chứng chung là sốt cao, nhức đầu, mất ngủ và có khi nói xàm.
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com ......................... ®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com) |