|
TÂM T̀NH GỬI BẠN PHƯƠNG XA (Ikoku no yujintachi ni / To Friends From Other Lands) Nguyên tác: Endo Shusaku Trích dịch:
Nguyễn Nam Trân
Endo Shusaku (1923-96) Dẫn nhập: Ngoài sức làm việc phi thường, nhà văn Endo Shusaku c̣n là một tài năng đa dạng, trong đó có tài viết tùy bút và xă luận. Đối với độc giả quốc nội, có lẽ Korian (Hồ Ly Am), biệt hiệu của ông khi viết luận thuyết và văn trào phúng, c̣n nổi tiếng hơn cả bút danh Endo Shusaku, người có tư duy độc đáo, từng được đề cử cho giải Nobel văn học năm 1994, cùng thời với Ôe Kenzaburô. “Tâm t́nh gửi bạn phương xa” là đề tài của một tập hợp gồm 51 bài báo (50 bài 1 kết từ) mà ông đă đăng trên Nhật báo Yomiuri ở Tôkyô và sau đó đă được ban biên tập của tờ báo này dịch sang Anh ngữ để cùng đăng bên nhau dưới dạng một quyển sách song ngữ Anh-Nhật vào năm 1992. Cách dịch của ban biên tập Yomiuri rất phóng khoáng v́ chỉ lấy ư nên nhiều khi đề mục bản dịch không nhất thiết phải trung thành với nguyên tác. Ví dụ bài thứ 14 nhan đề tiếng Nhật là “Phải ưu ái với lưu học sinh đến từ Đông Nam Á” khi dịch sang tiếng Anh đă trở thành “Kỷ niệm trận Trân Châu Cảng và những cảnh báo” hay bài thứ 15 nhan đề “Ở Benares” trong tiếng Nhật khi dịch sang tiếng Anh lại trở thành “Nghịch lư Ấn Độ về sự sống và cái chết” . Chúng tôi xin dành ưu tiên cho 15 trong 50 bài báo đó với hy vọng sẽ có dịp đi tiếp trong tương lai. (I) Con đường bị quên lăng của Thánh Francis Xavier: (The Forgotten Path of St. Francis Xavier) Từ lâu, tôi vẫn quan tâm đến giao lưu giữa Nhật Bản và phương Tây cũng như giữa phương Tây và phương Đông. Điều này được tôi tŕnh bày trong hai cuốn tiểu thuyết đă dịch ra tiếng Anh là “Trầm Mặc” (Chimmoku) và “Người Samurai” (Samurai). Chỉ cần đọc chúng là quư vị độc giả sẽ hiểu ngay. Nhân đây tôi cũng xin nhắc rằng người Tây Phương đầu tiên đă đến đất Nhật để truyền giáo là Thánh Francis Xavier. Vào năm 1541, nhà truyền đạo Tây Ban Nha lỗi lạc này từ Goa bên Ấn Độ đă qua Nhật và đặt chân lên Kagoshima trên đảo Kyushu. Sau khi lần lượt đi nhiều nơi trên đất Nhật, ông bèn sang Trung Quốc. Tuy việc sau đây không được dạy lại trong các trường lớp Nhật Bản nhưng chính Thánh Xavier là người đă gửi người sinh viên Nhật Bản đầu tiên sang Âu châu. Đó là một thanh niên gốc Kagoshima, tên lúc rửa tội là Bernardo nhưng tên Nhật của anh th́ không ai biết. Sau một hành tŕnh đường biển dài và gian khổ, sức khỏe anh suy sụp, đến được nơi du học th́ chết. Vào Thời Đại Hàng Hải (Daikôkai Jidai)[1] người Âu châu đă có mặt ở các nước phương Đông và sau Bernardo, nhiều người Nhật khác cũng đă qua Âu châu du học. Trong bọn họ, nhiều người đă theo các thương đội vượt sa mạc Ả Rập đến El Salem rồi từ nơi đó, có một người đi tới được Roma. Người vừa được nhắc đến vốn xuất thân từ bán đảo Kunisaki, một nơi cũng thuộc đảo Kyushu của Nhật Bản. Kunisaki chỉ là một bán đảo nhỏ h́nh nan quạt, thế mà nó là nơi rất đáng ngạc nhiên v́ đă chịu một lượt ảnh hưởng của ba nền văn hóa là Trung Quốc, Hàn Quốc và Âu Châu. Phong cảnh ở đó lại vô cùng đẹp. Trên những ngọn núi hăy c̣n thấy nhiều tượng Phật cổ làm bằng đá (thạch Phật), rơ ràng là di tích của văn hóa xứ Hàn. Đảo cũng là nơi mà dưới ảnh hưởng của các đệ tử Thánh Xavier, đạo Cơ Đốc đă được rao giảng. Như thế, người ngoại quốc khi đến Nhật không chỉ sống ở Nara hay Kyoto thôi đâu, họ c̣n đến Kagoshima cũng như vùng Kunisaki này ở trên đảo Kyushu nữa. Hôm qua, sau khi hạ cánh xuống phi trường Oita trên bán đảo Kunisaki, tôi đă có dịp dạo một ṿng ngọn núi nằm sau lưng khu phố Hijimachi gần đó. Tôi đă được các nhà nghiên cứu về lịch sử địa phương cho biết là trên ngọn núi này, hăy c̣n một con đường ṃn vốn có từ xưa. Đây chính là con đường mà Thánh Xavier khi đến vùng Oita, mệt mỏi và khốn khổ, đă có lần bước lên. Con đường này chiều ngang chỉ vỏn vẹn một mét, lại bị rừng cây và kè đá lấn vào, nhưng ai cũng thấy là một con đường sót lại tự ngày xưa. Theo thư từ trao đổi giữa các giáo sĩ th́ nó là con đường Thánh Xavier từng lê gót chân ḿnh. Giờ đây chỉ c̣n là một con đường bị bỏ hoang, không ai biết đến. Ở một chỗ trên đường, có suối phun ra và nước ở đây có thể uống được. Người ta kể lại rằng Thánh Xavier đă uống nước ở đó trước khi xuống phố Hijimachi. Và lúc ấy, đại bác từ những con tàu Bồ Đào Nha đang neo trong vịnh Hijimachi đă nổ chúc pháo chào ông. Các bạn người Tây và Bồ có biết đến con đường xưa cũ ấy hay không nhỉ? Đó là con đường ngày xưa tổ tiên các bạn đă bước đi cùng với tất cả nhiệt t́nh và nay nó vẫn nằm nguyên ở đó. Nếu các bạn có dịp đến Kunisaki, tôi khuyên các bạn hăy thử t́m lại nó xem. (II) Quà cho lũ cháu: (Presents for my grandchildren) Lễ Giáng Sinh đến rồi. Tôi nghĩ quư vị độc giả sẽ giống như tôi thôi, nghĩa là hay nhớ đến những lần Giáng Sinh hồi nhỏ hơn là những Giáng Sinh từ lúc ḿnh đă trở thành người lớn. Trong một thời gian dài, tôi đă tin rằng Ông Già Nô-En (Santa Claus) là nhân vật có thực. Hồi đó, gia đ́nh tôi hăy c̣n chưa đi đạo nhưng cũng giống như đa số các gia đ́nh Nhật Bản, sáng hôm lễ Giáng Sinh, năm nào tôi cũng nhận được quà từ Ông Già Nô-En. Hồi tôi mới năm tuổi, sau khi ăn cơm tối xong và đang chơi đùa với người anh, bỗng nhiên có Ông Già Nô-En và bố mẹ tôi cùng xuất hiện trong pḥng. Anh tôi và tôi đều ngạc nhiên, nép ḿnh vào tường và theo dơi nhất cử nhất động của ông già ấy. Ông ta lấy ra từ một túi vải thật to đeo trên lưng mấy món quà tặng anh tôi và tôi.Thế rồi ông lại nói: “Nếu các cháu ngoan ngoăn, sang năm ông lại đến nữa!” rồi bước ra khỏi pḥng. Sự xúc động tôi cảm nhận được tối hôm đó là cái thật khó quên. Người anh hơn tôi hai tuổi th́ bảo: “Tiếng nói đó là của chú chúng ḿnh đấy!” nhưng tôi vẫn không tin lời anh. Hỏi mẹ th́ tôi nghe bà vừa lắc đầu vừa trả lời: “Không đâu. Ông già Nô-En thực mà con!” Tôi không nhớ ḿnh đánh mất ḷng tin vào sự hiện hữu của Ông Già Nô-En kể từ lúc nào. Thế nhưng tôi có cảm tưởng là, cùng với nó, một cái ǵ rất quan trọng đă biến mất khỏi ḷng tôi. Tôi trở thành một thiếu niên nhưng tuổi thiếu niên vốn khác với tuổi ấu thơ v́ đă biết đưa mắt qua khe hở để nh́n vào thế giới người lớn. Từ đó đến nay, trên sáu mươi năm đă trôi qua. Đến phiên người già là tôi phải đi mùa quà Giáng Sinh cho các cháu nội. Cũng bởi v́ mấy đứa cháu bé bỏng của tôi hăy c̣n tin ông già Nô-En là có thực. Trước hôm lễ Giáng Sinh, tuy đă về đêm nhưng trên đại lộ Harajuku ở Tôkyô, thanh niên nam nữ c̣n đi lại rất đông đảo. Các cửa kính trưng bày hàng hóa cứ sáng lấp lánh và trên hàng cây bên đường, những bóng điện nhỏ trang hoàng vẫn thi nhau nhấp nháy. Cách đây hơn bốn mươi năm, cửa tiệm nằm trên con phố này, nơi tôi định đến để mua quà cho mấy đứa cháu, đă bị ngọn lửa của những trận không kích bao trùm. Tôi c̣n nhớ lúc đó có nhiều thi thể nạn nhân nằm dài bên đường. Dĩ nhiên những nam thanh nữ tú đang dạo bước với người yêu trên con đường này hôm nay không thể nào biết được cảnh tượng của Harajuku thời chiến...Mấy đứa cháu tôi hăy c̣n bé bỏng nhưng khi chúng trở thành những thanh niên thanh nữ,...th́ có khi cái mà chúng sẽ thấy trên đường phố Harajuku này là những ngọn lửa đám cháy hay những cửa kính trưng bày hàng hóa sáng choang, nhưng chuyện đó nào ai biết trước! Mấy lúc này, qua thông tin trên báo Yomiuri, tôi được biết cơ quan UNICEF báo cáo là ở Á Châu và Phi Châu, mỗi ngày có đến bốn vạn trẻ em phải chết. Những đứa trẻ đó chết v́ thiếu thuốc men. Chỉ cần cung cấp đầy đủ thuốc thôi, chúng hăy c̣n hy vọng sống sót. Nếu chúng biết được có một Ông Già Nô-En, th́ cái mà chúng mong đợi nhiều nhất từ ông ấy không phải là mấy món đồ chơi như đám cháu của tôi nhưng có lẽ là những viên thuốc ấy. Tôi muốn đem câu chuyện này kể cho lũ cháu tôi nghe nhưng chúng nó hăy c̣n quá non trẻ để có thể hiểu. Chúng cũng chưa thể nào tưởng tượng nổi là trên thế giới này hiện đang có những đứa trẻ cùng tuổi với ḿnh đang chịu cảnh đau khổ và phải than khóc như thế. Có lẽ chúng tin tưởng rằng mọi đứa trẻ trên đời đều được người lớn chăm sóc và che chở ấm áp như chúng vậy. Đi mua quà cho lũ cháu nhưng tôi đă không thấy đâu niềm hạnh phúc đáng lư phải tràn trề trong trái tim của một người ông, chắc cũng v́ lư do đó. (III) Lằn ranh sống chết: (The Line Between Life and Death) Gần đây, tôi có cơ hội đàm đạo với Giáo sư Carl Becker thuộc Đại học Tsukuba. Giáo sư Becker là một nhà Nhật Bản Học chuyên nghiên cứu về tư tưởng cổ điển của Nhật nhưng cũng là một học giả muốn t́m hiểu về hiện tượng gọi là trải nghiệm lâm tử (Near Death) Trải nghiệm này là sau khi đă chết một lần – cái chết theo định nghĩa y học - th́ đương sự đă hồi sinh. Mấy năm về trước, trong một cuộc hội thảo ở Kyoto, Tiến sĩ Elizabeth Kubler-Ross, tác giả cuốn sách ăn khách nhan đề “Giây phút trước khi chết” (On Death and Dying) (do Nhà xuất bản Nhật báo Yomiuri phát hành) đă báo cáo về kết quả quan sát của bà nơi những người từng trải kinh nghiệm này. Theo lời Tiến sĩ Kubler-Ross kể lại th́ những người đă từng bước vào cơi chết trong một khoảnh khắc ngắn ngủi thường có ba điểm chung như sau: Một là khi ở trong pḥng bệnh ở nhà thương hay một nơi nào giống thế, họ đều nhận ra rằng có nhiều người như bác sĩ và khán hộ đang đứng vây quanh xác chết của ḿnh. Tiến sĩ Kubler-Ross có dự khán một lần như vậy và một bà lăo khiếm thị sau khi thở lại được đă cho biết một cách rơ ràng màu của chiếc áo len chẽn (sweater) mà Tiến sĩ đang mặc. Kinh nghiệm thứ hai những người ấy cho biết là họ đă thấy sự có mặt cạnh bên ḿnh tất cả thân nhân chết trước đó, chẳng hạn cha mẹ hay vợ (chồng), anh em.... Thế nhưng người lâm tử lại có cảm tưởng rằng giữa ḿnh và thân nhân có một rào cản không sao vượt qua nổi. Làm như nếu vượt qua được th́ ḿnh sẽ vĩnh viễn đi hẳn vào một thế giới khác. Trải nghiệm thứ ba là người lâm tử thấy ḿnh được bao bọc trong ánh sáng của một t́nh yêu thương sâu sắc. Khi được bao bọc trong luồng ánh sáng đó, họ cảm thấy hạnh phúc vô tả. Đây chỉ là những ǵ tôi tóm tắt từ bản phúc tŕnh của Tiến sĩ Kubler-Ross trong kỳ hội thảo ở Kyôto, thế nhưng Giáo sư Becker cho biết là trong điều tra của ông, những trải nghiệm do người lâm tử kể lại cũng gồm có cả ba hiện tượng mà Tiến sĩ Kubler-Ross từng báo cáo. Trải nghiệm mà họ tŕnh bày có khác ǵ với trạng thái mà chúng ta gọi là “mộng” hay không? Theo lời Giáo sư Becker th́ mộng có tính cách cá nhân nghĩa là mỗi người có những giấc mộng riêng với h́nh ảnh khác nhau. Trong khi đó, nơi người lâm tử, giấc mộng của họ đều có chung h́nh ảnh rập theo một khuôn mẫu. Ông xem đó là một nhân tố có tính quyết định để phân biệt hai bên. Sẽ có người cho rằng những chuyện vừa kể là hoàn toàn dở hơi nhưng cũng có những kẻ khác tỏ ra xúc động v́ nó. Về phần Tiến sĩ Kubler-Ross th́ sau cuộc điều tra này, bà đă bảo rằng: “Chúng ta không thể nào phủ nhận sự có mặt của một “Thế giới tiếp theo” (Tsugi no sekai)”. Theo tôi, trải nghiệm lâm tử này có những điểm chung với trải nghiệm của một phi hành gia không gian. Khi đă có kinh nghiệm đi vào vũ trụ, nhiều phi hành gia lúc trở lại địa cầu đă thú thật rằng họ chấp nhận sự tồn tại của một “Thế giới tiếp theo”. Dù sao, theo giáo sư Becker th́ chỉ có một thiểu số cực ít, sau khi đă đến giai đoạn năo tử, vẫn c̣n có thể có trải nghiệm lâm tử. Nếu sự thực là như vậy th́ các y sĩ Nhật Bản nên đặt lại vấn đề ấn định đâu là lằn ranh giữa sự sống và cái chết. Như quí vị đă biết, “Lúc nào th́ mới gọi là chết?” là câu hỏi quan trọng trong việc di thực nội tạng mà các y sĩ Nhật Bản vẫn thường xử lư. Bởi v́ hầu như họ đều xem trạng thái “năo tử” như một cái mốc để ấn định. (IV) Văn học dưới cái nh́n tổng thể: (Grossly Overlooked Literature) Khi c̣n là chủ tịch Hội Văn Bút Nhật Bản (Japan P.E.N. Club), tôi đă không ngừng tranh đấu để những tác phẩm có giá trị cao của văn học Nhật Bản hiện đại có cơ hội được giới thiệu với bạn đọc Âu Mỹ. Dù sao, trong quá tŕnh thực hiện, chúng tôi đă gặp rất nhiều trắc trở. Trước tiên là vấn đề phải t́m ra những dịch giả có năng lực.Vẫn biết là so sánh với khoảng thời gian vài ba mươi năm về trước, ngày nay đă có rất nhiều người ngoại quốc, Mỹ cũng như Âu châu, học tiếng Nhật. Thế nhưng, biết tiếng Nhật không có nghĩa là có khả năng dịch văn học Nhật. Điều này cũng đúng trong chiều hướng ngược lại: một người Nhật với kiến thức Anh ngữ uyên thâm, chưa chắc đă dịch được tác phẩm của Faulkner[2] sang tiếng Nhật. Nói cách khác th́ dù con số những người ngoại quốc học tiếng Nhật tăng lên nhiều, rất ít người có đủ khả năng để dịch một tác phẩm viết bằng Nhật ngữ. V́ vấn đề này mà những cây viết tiểu thuyết người Nhật, ngay cả những nhà văn tài năng nhất, đă thấy việc kiếm được một dịch giả xứng tầm với tiểu thuyết của họ là cả một sự khó khăn. Riêng tôi có may mắn t́m ra một dịch giả văn học Nhật Bản xuất sắc nơi một học giả giảng dạy tại Đại học California. Tuy vậy, nhiều bạn bè của tôi vốn là những nhà văn sáng giá, lại không có diễm phúc như tôi.. Do đó mà những tác phẩm có giá trị vào hạng kinh điển mà tôi vẫn mong được giới thiệu với độc giả ngoại quốc hăy c̣n chưa được bạn đọc Âu Mỹ biết tới. Thật là một điều đáng tiếc. Chính phủ Nhật Bản không nhận thấy tầm quan trọng của việc làm này. Dĩ nhiên là ngày nay, chúng ta thấy việc giới thiệu văn hóa Nhật Bản đối với người nước ngoài đă được thực hiện tích cực hơn so với thời đại trước. Thế nhưng, nói chung, đường hướng sự của sự giới thiệu ấy chẳng mấy chốc đă quay về với những lănh vực đă thành nếp là sân khấu kabuki, nghệ thuật cắm hoa (ikebana) cũng như trà đạo... Việc giới thiệu những nét văn hóa truyền thống Nhật Bản như chúng cho thế giới là một điều đúng đắn. Tuy vậy, tôi nghĩ ḿnh không nói quá lời khi cho rằng chương tŕnh giới thiệu văn hóa này đă bỏ sót một yếu tố quan trọng, đó là văn hóa đương đại của Nhật Bản. Tôi không nghĩ rằng văn học Nhật Bản có ǵ thua kém khi đứng trước những nền văn học khác. Sau Kawabata Yasunari và Mishima Yukio, những nhà văn như Abe Kôbô và Ôe Kenzaburô đă được độc giả ngoại quốc biết đến. Tôi c̣n thấy là ít nhất hăy c̣n có trên mười nhà văn Nhật Bản xứng đáng khác nữa. Tôi vẫn ấp ủ niềm hy vọng là trong một tương lai gần, tác phẩm của họ sẽ đến được với người nước ngoài. Có một điều đáng cho chúng ta phải hổ thẹn nhiều hơn nữa là văn học Hàn Quốc ngày nay c̣n ít được người bên ngoài nước ấy biết đến, nếu đem so sánh với văn học Nhật Bản[3]! Tôi cũng vậy. Tôi là người chỉ biết đến văn học Hàn Quốc qua các tác phẩm được dịch. Thế nhưng tôi vẫn c̣n nhớ tới nhiều tác phẩm rất hay của họ với t́nh tiết hấp dẫn, lôi cuốn và một sự chiêm nghiệm sâu sắc về bản chất con người, nhờ ở kinh nghiệm đau thương của dân tộc Hàn trong thời chiến. Văn chương khi được sử dụng như di sản tinh thần của một dân tộc sẽ là một gia tài quí giá khi những quốc gia khác muốn học hỏi ǵ từ một đất nước nào đó. Chắc chắn bạn sẽ đồng ư với tôi là vào thời buổi này, khi đến viếng hiệu sách nằm trong một khách sạn ở Tôkyô, chỉ cần một một cái liếc là bạn đủ nhận ra tất cả sự nghèo nàn của mảng văn học Nhật được dịch sang tiếng Anh. (V) Quan niệm về thân xác của người Nhật: (The Soul Lives On After Death) Người Nhật có phong tục gọi là “Chia sẻ kỷ vật” (Katamiwake). Khi trong gia tộc có một người nào đó chết, họ sẽ lấy những món đồ nào mà lúc sinh tiền người ấy vẫn thích đeo bên người hay thường xuyên sử dụng để chia cho các thân nhân gần gũi nhất. Ví dụ như khi anh tôi qua đời, tôi đă được đôi mắt kính ông đeo. Nhân v́ độ của mắt anh không phù hợp với mắt tôi nên trên thực tế, tôi không hề dùng tới. Tôi nhận món đồ đó không phải để tưởng nhớ tới anh tôi nhưng xuất phát từ cái cảm t́nh là trong kỷ vật đó có một phần linh hồn của ông c̣n sót lại. Do đó mà “Chia sẻ kỷ vật” và “Phân chia tài sản theo pháp lư” mới được xem là hai việc khác nhau. Tôi không biết người các nước khác có cái t́nh cảm chia sẻ kỷ niệm hay không. Thế nhưng ở Nhật th́ cho đến nay mỗi khi người chết đă ra đi,, vẫn c̣n rất nhiều gia đ́nh thực hành tập quán “Chia sẻ kỷ vật” này. Lại nữa, khi người Nhật có thân nhân qua đời v́ bệnh tật, nhiều gia đ́nh đă từ chối khi các bác sĩ đ̣i hỏi họ cho giải phẫu pháp y (autopsy). Cũng vậy, dù anh tôi chết v́ bệnh nhưng gia đ́nh ông không cho phép gỉải phẫu di thể ông. -Đă đến mức này rồi, chúng tôi không muốn dao kéo đụng vào người để ông phải đau đớn nữa. Đó là t́nh cảm của thân nhân. Khi tôi đem câu chuyện này nói với một người bạn ngoại quốc, ông ấy đă tỏ ra ngạc nhiên. -Này anh! Đó là một xác chết. C̣n biết đau đớn ǵ nữa? Theo cách nói của ông bạn th́ di thể là cái linh hồn đă rời đi. Nó chỉ c̣n là một vật thừa thăi, không giá trị. Tôi cứ tưởng đây là ư kiến của mỗi ḿnh ông bạn này thôi, sau đó, mới được biết là hầu hết người Âu Mỹ đều có cảm giác đó đối với các di thể nên lấy làm kinh ngạc. Bởi v́ một người Nhật như tôi sẽ hoàn toàn không hiểu được thái độ của họ. Nhiều di tộc đă tổ chức những cuộc lữ hành đi t́m di cốt tử sĩ Nhật Bản thuộc về gia đ́nh họ bỏ ḿnh trong Thế Chiến Thứ hai ở Miến Điện hay trên các đảo Nam Thái b́nh Dương. Nếu người ngoại quốc biết thế, chắc họ sẽ ngạc nhiên biết mấy[4]. Thế nhưng đối với các di tộc nói trên, di thể không phải là một “vật” (mono) nhưng là một “ kỷ vật” (katami) có linh hồn (tamashii) ngụ bên trong! Thế nhưng cớ sao tôi muốn đề cập đến chuyện này? Đó là v́ tôi nhận ra có sự khác nhau giữa nhận thức của người Nhật Bản và người Âu Mỹ về việc di thực nội tạng. Ở Nhật, các y sĩ rất muốn thực hành việc di thực nội tạng nhưng sự thực là không có bao nhiêu người hiến tạng (donor). Lư do không phải đơn thuần là v́ ḷng ích kỷ (selfishness) nhưng phải xem là nguyên nhân của nó c̣n nằm trong t́nh cảm của người Nhật Bản đối với di thể nữa. Tuy nhiên, có bác sĩ từng thuyết phục một bà mẹ có đứa con vừa bị chết: -Thưa bà, cậu bé nhà bà vẫn tiếp tục sống bên trong thân thể của một cậu bé khác đấy chứ! Cũng chính là nhờ câu nói đó mà lần đầu tiên người mẹ ấy đă chấp nhận hiến cho y học cái tạng của con ḿnh. (VI) Giúp đỡ người tỵ nạn ăn học:(Supporting Refugee Education) Khoảng sáu tháng trước, có một bài báo kể chuyện một thiếu nữ Việt Nam là thuyền nhân đă vượt biên thoát khỏi Việt Nam cùng với ông anh cả và bà chị của cô. Sau đó họ đă đến Nhật qua ngả Hong Kong. Đặt chân lên đây, cô bắt đầu dồn hết tâm lực học tiếng Nhật và đă đậu thủ khoa của năm ḿnh ở một trường cấp ba Nhật Bản. Sau đó, cô lại tốt nghiệp Đại học Thánh Marianna, một ngôi trường chuyên ngành Y ở ngoại ô Tôkyô. Ở đây, cô cũng đă tốt nghiệp thủ khoa[5]. Phải nói là tôi đă hết sức xúc động khi đọc bài báo này. Tin tức ở Nhật bây giờ chỉ toàn những chuyện tiêu cực và gây chán nản, thế nhưng kư sự này lại đem đến cái mát mẻ và tươi mới của một trận gió tháng Năm. Bạn bè ngoại quốc của tôi vẫn nuôi ư nghĩ là chính phủ Nhật Bản đối xử với người tỵ nạn một cách ghẻ lạnh. V́ cớ đó, tôi nhiệt liệt tán đồng những vị mạnh thường quân Nhật Bản đă giúp đỡ thiếu nữ này, cũng như Đại học Thánh Marianna đă tạo điều kiện cho cô được học miễn phí. Trong mục này, tôi đă có lần nhắc đến một nhà kinh doanh trẻ tuổi từng mời các sinh viên và học giả đến Nhật cũng như đă trao giải thưởng bằng tiền mặt cho các nghệ sĩ Nhật Bản trẻ. Sau khi đă đọc bài báo về cô gái Việt Nam vốn tên là Trần Ngọc Lan nói trên, tôi liền liên lạc ngay với ông ấy. Tôi hỏi: -Tại sao ông không tài trợ việc học hành của các người tỵ nạn và những bạn trẻ khác vừa đến Nhật? Ông ta trả lời: -Có chứ! Tôi muốn lắm. Chúng tôi bèn tiến hành bằng cách liên lạc với “Hội Cứu Trợ Người Tỵ Nạn (Association to Aid the Refugees tức A. A. R. 3-7-32-303, Meguro, Meguro-ku, điện thoại: 03-3491-4200), tổ chức đă giúp em Trần Ngọc Lan, v́ họ đă gửi đến chỗ tôi một số tài liệu nói về họ. Tôi được biết hội đoàn A.A.R. này nhận tiền mặt, lại không quan ngại số tiền đó ít hay nhiều và người có hảo tâm là ai, chỉ cần là họ có mục đích giúp đỡ các sinh viên tỵ nạn. Anh bạn tôi đă giúp cho hội một món tiền ngang với một năm học phí của một sinh viên. Tuy thế, dĩ nhiên là A.A.R. sẽ nhận mọi món tiền nhỏ bé hơn và xử lư chúng với tinh thần trách nhiệm. Tôi chỉ lên tiếng ủng hộ những đoàn thể từ thiện đáng tin cậy bởi v́ tôi nghe nói rằng tiền bạc và quần áo do các nhà hảo tâm khắp nơi gửi đi có khi không đến được địa điểm đáng lư ra nó phải tới. Đôi khi tôi cũng được biết là trong một số quốc gia, những món đồ được đóng góp để cứu các trẻ em đang đói khát đă không đến được tay chúng mà lại bị đem ra bán ngoài chợ đen. Những nỗi lo lắng ấy đă đóng một vai tṛ trong cách lựa chọn của tôi. Tôi phải t́m ra một tổ chức hay đoàn thể “tin cậy được và có trách nhiệm” để gửi đến họ tiền mặt và những món quà biếu khác.Theo tôi th́ A.A.R. là đoàn thể đáng nhận được sự tín nhiệm ấy. Những ai muốn đóng góp sẽ không có ǵ phải lo sợ. Về điểm này, tôi xin phép đề nghị với các Đại học Nhật Bản là hăy theo gương Đại học Thánh Marianna để giúp cho những sinh viên gốc tỵ nạn nhưng thành tích ưu tú khỏi phải đóng học phí. Trong khi t́m thông tin để viết bài báo này, tôi đă sửng sốt khi biết rằng b́nh quân học phí một năm ở trường Y là bốn triệu Yên[6], một món tiền ngoài tầm tay của các tổ chức thiện nguyện cỡ nhỏ hay cá nhân. Chúng tôi muốn đỡ đần các sinh viên Y khoa về mặt học phí nhưng không thể làm được v́ nó quá đắt đỏ. . Cớ sao các xí nghiệp Nhật Bản, thay v́ liên tục bỏ tiền ra mua đất, không trích ra một ít để gây quỹ giúp đỡ các sinh viên tỵ nạn đang học Y khoa? Nếu biết những đóng góp này có thể đào tạo được nhiều bác sĩ và mỗi bác sĩ lại cứu được bao nhiêu người khỏi phải chịu cảnh bệnh hoạn và thống khổ, tôi tự hỏi các xí nghiệp Nhật Bản có muốn rằng những sinh viên tỵ nạn này trở thành bác sĩ và khán hộ hay không? (VII) Những đồng tiền lăng phí mua họa phẩm nổi tiếng: (Wasted Masterpiece Money) Gần đây, một doanh nhân người Nhật đă bỏ ra hai mươi tỷ Yên để mua một bức tranh của Van Gogh. Tôi cũng được biết là ông đă mua một bức khác của Renoir với cái giá mười tỷ. Tôi nghĩ hầu như không có một người Nhật nào vui thú khi nghe mấy cái tin kiểu đó. Họ đă biết thừa là cho dù các doanh nghiệp dám mạnh tay chi ra những món tiền khổng lồ cỡ đó nhưng việc doanh nghiệp tiêu hoang này không cải thiện tí nào cuộc sống của đám dân thường. Cá nhân tôi không dám nghĩ rằng những hành vi bí ẩn này của doanh nhân có những động cơ như muốn trốn thuế, thế nhưng với độ nhạy cảm của một người Nhật, tôi không tin rằng nó nhắm một mục đích cao cả. Những tác phẩm của Van Gogh và Renoir mà doanh nhân ấy mua về là những bức tranh tuyệt vời, cho dù chúng ta đánh giá chúng theo tiêu chuẩn mà các nghệ sĩ xuất chúng ấy đề ra. Những siêu phẩm như thế không nên thuộc về một cá nhân nào. Dĩ nhiên, ngày xưa có một thời đại người ta cho phép các nhà sưu tập cá nhân sở hữu những tác phẩm có giá trị ngần ấy nhưng cái thời đại ấy đă cáo chung. Tác phẩm như chúng phải là vật sở hữu của tất cả mọi người. C̣n tôi, tôi sẽ rất thích thú nếu biết được doanh nhân kia sử dụng hai siêu phẩm ấy như thế nào! Tôi nghĩ rằng có hai điều kiện mà người mua tranh kia phải xét lại. Trước tiên, việc tệ hại nhất là ông ta sẽ giữ làm của riêng, xem nó như một thứ tài sản tuyệt đối riêng tư và cấm công chúng được nh́n vào. Việc thứ hai ông nên biết là nhiều nước đă đánh thuế xí nghiệp khi họ mua những tác phẩm đắt giá như thế. Người mua kia nên t́m một phương pháp tối ưu để bảo quản những họa phẩm danh tiếng đó, bảo đảm được là những thế hệ về sau có thể thưởng thức chúng trong t́nh trạng không bị hư hại. Ở Nhật, sở hữu chủ các tài vật được chính phủ chỉ định là quốc bảo (national classified treasures) phải kèm theo một số nghĩa vụ. Ví dụ cư dân trong phố xá dưới chân một ngôi thành cổ (jôkamachi) thừa hưởng một biệt phủ kiểu samurai (bukeyashiki) đă có từ thời đại phong kiến sẽ không có quyền trùng tu hay tân trang nó theo sở thích cá nhân. Hơn thế nữa, ngay cả khi chủ nhân không nhận được sự chỉ đạo của chính quyền, nếu sở hữu những bức danh họa, họ vẫn có trách nhiệm giữ ǵn cẩn thận để chúng vẫn nguyên vẹn cho những thế hệ tương lai trên thế giới. Nhiều vấn đề đă phát sinh khi chủ nhân sử dụng những họa phẩm đó như ḿnh muốn với lư do là chúng thuộc về ḿnh. Theo ư kiến cá nhân th́ tôi sẽ dễ dàng chấp nhận việc món tiền kếch xù này được đem ra tài trợ việc học hành của con cái những người tỵ nạn muốn học hành ở Nhật hơn là đem dùng vào việc thâu tóm những họa phẩm. Báo chí Nhật Bản gần đây vừa loan tin là một thiếu nữ Việt Nam đă thoát được đến Nhật, và nhờ ở sự khuyến khích và chi viện từ các người bạn Nhật Bản của cô cũng như sự ưu ái và hào phóng của Đại học Thánh Marianna, đă tốt nghiệp thủ khoa của năm ḿnh. Câu chuyện của cô đă kết thúc vô cùng viên măn v́ sau đó, cô c̣n đổ cả kỳ thi quốc gia để có giấy phép hành nghề y sĩ. Tôi đă đặt nhiều câu hỏi cho tổ chức A.A.R. (Association to Aid the Refugees) tức đoàn thể đă chi viện cho thiếu nữ Việt Nam ấy và họ đă cho biết là có rất nhiều con em gia đ́nh người tỵ nạn mong muốn được học tiếp cho đến Đại học. Tôi mong mỏi các xí nghiệp thay b́ bỏ ra 30 tỷ Yên để mua tranh hăy trích ra một phần nhỏ của nó, ngay cả 100 triệu thôi cũng được, để trả 4 triệu học phí hằng năm cho mỗi sinh viên trường Y (nên nhớ là các phân khoa khác, sinh viên chỉ phải trả 600 ngh́n Yên) để giúp cho con cái những gia đ́nh tỵ nạn có được một tương lai. Lúc đó, những người như tôi sẽ có thể phát biểu một cách tự hào rằng các nhà lănh đạo doanh nghiệp Nhật Bản đă làm được những việc có tính cách xây dựng và hữu ích cho xă hội. Tôi hy vọng rằng doanh nhân Nhật Bản trong câu chuyện này sẽ chứng tỏ được ḷng quảng đại của ông bằng cách cho các bảo tàng viện danh giá ở Tôkyô mướn những họa phẩm ấy, hoặc c̣n hay hơn nữa, tạo cơ hội để nó được trưng bày ở một nơi như Bảo tàng viện Louvre bên Pháp, thay v́ khư khư cất giữ làm tài sản riêng. Và tôi c̣n mong là ông hiểu cho điều tôi sẽ nói sau đây: “Tất cả người trên đời đều có khuynh hướng thèm thuồng và ganh tỵ. Tôi tự hỏi người Pháp sẽ nghĩ ǵ trước thông tin là Nhật Bản đang muốn thâu tóm tất cả những họa phẩm siêu đẳng của họ? (VIII) Đi thăm một thành phố không đáng yêu cho lắm: (Touring A Not-So-Lovely City) Một bà bạn ngoại quốc đến Tôkyô thăm tôi. Nhân v́ sống ở Ôsaka nơi bà dạy tiếng Pháp trong một trường Đại học, bà thú nhân ḿnh không biết nhiều về Tôkyô. Tôi bèn đề nghị đưa bà đi thăm thành phố một ṿng nhưng sau khi suy nghĩ, tôi cảm thấy việc ấy thật ra nói dễ hơn làm. Nếu là chuyện về một Tôkyô tiền chiến th́ tôi có thể dẫn ra không biết bao nhiêu khung cảnh đáng cho bạn bè ngoại quốc cảm thấy hứng thú. Chẳng hạn những dải đất thấp chạy dọc bờ sông Sumida, vào thời đó, rất dễ dàng t́m ra những địa điểm có hương vị trời xa xứ lạ dưới mắt người nước ngoài. Khi nhà văn Nagai Kafu từ Pháp - nơi ông lưu học hồi trước chiến tranh - trở về nước, ông đă kinh hoàng trước cái vẻ xấu xí của một Tôkyô hiện đại hóa. Ông đă trở lại vùng bên sông Sumida, nơi c̣n đọng lại dấu vết của Edo ngày xưa, để t́m về khung cảnh và sự vật tiêu biểu của một nước Nhật truyền thống. Tôkyô ngày nay c̣n xấu xí hơn vào thời Kafu nữa. Đối với những ai từng có dịp nh́n thấy những thành phố như London, Paris và Roma th́ sự bất ḥa hợp giữa h́nh thể và màu sắc của những ṭa nhà cao tầng ở Tôkyô – đă làm cho những ai dù có muốn tâng bốc đi nữa – cũng không thể bảo là đẹp được. Nhân đó ta lại thấy thêm chuyện khác. Theo chỗ hiểu biết của tôi th́ vùng nông thôn Nhật Bản, ngày xưa phải nói là rất đẹp, như dù thế, không thể nào t́m lại chúng qua h́nh ảnh hiện có. Hôm trước, từ trên phi cơ, tôi đă thấy cảnh tượng núi đồi và ruộng đồng bị vạt đi một cách thô bạo và điều đó đă khiến ḷng tôi nặng trĩu v́ ngán ngẩm. Tôi là một trong những người chủ trương rằng Nhật Bản, một nơi mà màu xanh đă trở nên thưa thớt, không cần làm đến từng ấy sân gôn (golf). Ngày nay, bất luận một anh hai, anh ba hay anh tư nào ở Nhật cũng đều tập tễnh chơi gôn. Khi tôi nh́n trộm một ông tư chức (salaryman) đang vung cánh tay làm bộ đi một đường swing trên kè nhà ga với cây dù của ḿnh, tôi đă muốn nói với ông ta một câu như là: “Nhất định ông hăy c̣n có nhiều tṛ khác để mua vui chứ nhỉ?” Dù sao, khi trở lại với câu chuyện hồi năy về việc chọn nơi nào ở Tôkyô đáng thăm viếng, sau khi moi óc một hồi, tôi xin đề nghị vài chỗ như sau: 1- Dăy tường đá trên bờ hào thành bao quanh Hoàng Cung gần khu Hibiya. Đây là nơi mà nhà văn Paul Claudel, cũng là cựu Đại sứ Pháp ở Nhật, rất yêu thích. Tôi cũng xem nó là một cảnh đẹp tuyệt vời của thành phố Tôkyô. 2- Con đường tản bộ từ cổng Kaminarimon (Lôi Môn) dẫn đến đền Kannon ((Quan Âm) ở phố Asakusa và cơ hội khám phá những vùng phụ cận nó. Cho dù đối với người Nhật, nó không phải là một cái ǵ mới mẻ nhưng thế nào cũng sẽ hấp dẫn đối với các bạn ngoại quốc mới đến Tôkyô lần đầu. Thực ra th́ bà bạn và tôi đă ghé lại ăn một bữa trưa nhẹ với ḿ soba và uống sake trong một quán soba tên là Yabu gần cổng Kaminarimon. Lư do chính khiến tôi đă chọn địa điểm nói trên là v́ soba ở tiệm ấy ngon. Bà bạn tôi cũng thích món đó và sau khi ấy, bà đă thăm viếng phần c̣n lại của Asakusa và tỏ ra hết sức phấn khởi, tận hưởng cuộc đi chơi. 3- Đi xem triễn lăm kimono và những vật dụng dùng hằng ngày vào thời xưa ở Bảo Tàng Viện Quốc Gia Ueno (National Museum in Ueno). Bà bạn tôi đă tỏ ra kinh ngạc và suưt soa trước vẻ đẹp của áo xống mà các lănh chúa phong kiến (daimyô) từng mặc. 4- Đi một ṿng quanh học viên Đại học Tôkyô và sau đó ghé qua Bảo tàng viện Ota (Ota Museum) chỉ để xem bộ sưu tập của họ về tranh Ukiyo-e. Tôi đă đưa bà bạn đi thăm hết những nơi nói trên và sau đó, chúng tôi đă ghé lại một cái quán b́nh dân thuộc loại “koryôriya” có phong cách Nhật Bản và giá cả không gây tốn kém cho lắm. Tất cả những ǵ vừa kể là nội dung của chuyến đi chơi nửa ngày trong thành phố Tôkyô mà tôi là người hướng dẫn cho bà. Dĩ nhiên, tôi không tuyệt đối tự tin về cách tổ chức chương tŕnh cuộc đi chơi ấy. Thế nhưng bà bạn tôi đă nói rơ rằng nó “hết sức thú vị”. Tất nhiên, trong đó, cũng có phần nào có phần đánh giá về sự cố gắng mà tôi đă bỏ ra. . Tôi sẽ rất biết ơn nếu có bạn đọc ngoại quốc nào muốn giới thiệu những địa điểm đặc sắc hay thú vị khác ở Tôkyô. Xin hăy viết cho tôi biết. (IX) Giỏi ngôn ngữ: (Mastering Langues) Đôi khi ở chỗ tiệc tùng hay hội họp, tôi được gặp những người nói tiếng Nhật vô cùng lưu loát. Dẫu biết ḿnh sắp đặt ra những câu hỏi nhàm chán cho họ, nhưng tôi vẫn muốn biết là họ đă học tiếng Nhật lúc nào và làm sao có thể giỏi đến như vậy. Theo ư kiến của tôi th́, trên con đường học một thứ tiếng nước ngoài, con người thường trở thành một trong hai loại: những người có năng khiếu bẩm sinh và những người không. Bản thân tôi từng sống hai năm rưỡi ở Pháp như một sinh viên trao đổi. Nhân v́ tôi có cơ hội tiếp xúc với người Pháp mỗi ngày, tôi có thể học để đàm thoại được ở một tŕnh độ nào đó. Thế nhưng khi về đến Nhật th́ khả năng đó đă tàn lụi nhanh chóng. Tôi đă theo rất nhiều phương pháp khác nhau để tự học tiếng Anh, ngay cả dự các khóa học ở Berlitz nhưng sự cần cù của tôi không đem lại một kết quả đáng kể. Do đó, những khi được phóng viên ngoại quốc phỏng vấn, tôi phải dựa vào sự trợ giúp của một thông dịch viên nếu nội dung câu chuyện vượt lên trên một cuộc nói chuyện thông thường. Đọc những tư liệu liên quan đến các giáo sĩ Công giáo lúc họ đến Nhật vào một thời xa xưa, tôi khám phá ra rằng một số nhà truyền giáo và tu sĩ Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha đă thông thạo tiếng Nhật rất chóng vánh trong khi một số khác lại chậm lụt. Khi nghĩ đến hạng người thứ hai này, ḷng tôi không khỏi bùi ngùi thương cảm. Gần đây có rất nhiều “nghệ nhân” (tarento) trong giới giải trí (showbiz) xuất hiện trên màn ảnh truyền h́nh và nói tiếng Nhật như mưa bay gió cuốn. Tôi nghe nói trong đám tarento này có nhiều người Mormons[7].Dường như họ đă đến Nhật trước tiên với ư định rao truyền giáo lư Mormons và đă học cho giỏi tiếng Nhật để phục vụ mục đích đó. Sau khi quan sát tốc độ của tiến tŕnh học tập của họ, tôi không khỏi nghĩ thầm rằng những người này đă sinh ra với năng khiếu có sẵn. Dù vậy, khi tôi có dịp đến các Ṭa Đại Sứ nước ngoài, đôi khi tôi đă gặp những nhà ngoại giao nói tiếng Nhật một cách khó khăn. Không giống như các nhà truyền giáo, họ không có ư định ở lại nhiệm sở lâu năm để trở thành cư dân, có lẽ do đó mà họ thấy không cần thiết phải học tiếng Nhật. Thực ra, tôi có một người bạn và ông là Đại sứ nước Bồ Đào Nha. Tinh thông văn hóa Nhật Bản, ông có một kiến thức uyên thâm về mọi h́nh thức văn hóa cổ điển của Nhật Bản ví dụ sân khấu búp bê (bunraku) hay tuồng kịch (Kabuki), Thế nhưng ông lại không nói được tiếng Nhật! V́ ngày nay ông đă qua đời, tôi không thể hỏi ông lư do làm ông không nói được, nhưng dù sao, đối với tôi, đó là một câu hỏi đáng được đặt ra. Thành thực mà nói, tôi thấy ḿnh có thiện cảm với những người nói tiếng Nhật chữ được chữ mất hơn là những người ăn nói lưu loát. Điều đó có thể đến từ việc tôi đồng hóa ḿnh với những kẻ phải chiến đấu trầy da tróc vảy để nói được một thứ tiếng nước ngoài. Là một tiểu thuyết gia, tôi hết sức kính trọng những người toàn hảo trong mọi sự, nhưng v́ họ không giống bản thân tôi nên tôi đành giữ một khoảng cách như trong thành ngữ “kính nhi viễn chi” (kei’en = kính viễn) khi nghĩ về họ. Người dịch các cuốn tiểu thuyết của tôi là một giáo sư Đại học ở Hoa Kỳ. Vài lỗi tiếng Nhật nho nhỏ trong những lá thư ông gửi cho tôi đă làm cho chúng tôi xích lại gần nhau. Nói cho đúng ra, v́ một vài lư do như vậy mà tôi đă nhờ ông phiên dịch những cuốn tiểu thuyết của tôi, và qua đó, chúng tôi đă xây đắp được một t́nh bạn vượt lên trên mối quan hệ thông thường giữa nhà văn và dịch giả. (X) Tưởng nhớ Graham Greene:(Remembering Graham Greene) Nhà văn Graham Greene[8], người tôi hết sức kính yêu, vừa qua đời mới đây v́ chứng lăo suy ở cái tuổi tám mươi sáu. Từ nước Anh xa xôi cho đến đất Nhật này, có rất nhiều độc giả yêu mến ông. Lư do đó không hẳn đến những tác phẩm có màu sắc tôn giáo như “Quyền Lực và Vinh Quang”, “Cốt Lơi Của Sự Kiện” hay “Khi T́nh Đă Hết”[9] ...nhưng lại là những tác phẩm kể chuyện gián điệp của ông mà tiêu biểu là cuốn “Yếu Tố Con Người”[10]. H́nh như lănh vực này mới là nơi ông có đông đảo độc giả nhất. Tôi cho rằng tuy trong “Khi T́nh Đă Hết” ông đă chứng tỏ có một kỹ thuật viết tiểu thuyết khá điêu luyện nhưng dù là giữa đám bạn bè tiểu thuyết gia, tôi không gặp một người nào bảo là thích nó. Cũng là tác phẩm của một nhà văn Công giáo nhưng cuốn Thérèse Desqueyroux[11] của Mauriac lại được nhiều cây viết tiểu thuyết Nhật Bản, khởi đầu là Mishima Yukio, yêu chuộng hơn nhiều. Lư do khiến cuốn sách vừa nói có nhiều độc giả thích đọc có lẽ v́ nó đă không thể hiện một chút màu sắc Ki-Tô Giáo nào ra bên ngoài, ngược lại, chỉ đưa con dao giải phẫu vào trong để phân tích chiều sâu tâm lư của nhân vật phụ nữ đó. Tôi không hiểu tại sao nhưng người Nhật lúc nào cũng tỏ ra e ngại khi đứng trước những tác phẩm có màu sắc Ki-Tô Giáo. Hiện nay trên một sân khấu nhỏ ở Tôkyô, người ta đang tŕnh chiếu cuốn phim của Rosellini[12] mô tả cuộc đời Thánh Fransisco d’Assis nhưng tôi không nghĩ rằng sẽ có nhiều khách đến xem. Không dám nói là để truy điệu Graham Greene, nhưng đêm hôm qua, tôi đă đọc lại cuốn “Người Mỹ Trầm Lặng”[13] của ông. Trong cuốn ấy, ông đă kể lại “thiện chí” của nhân vật chính, một đặc phái viên Mỹ, người đă đến Nhật vào thời chiến tranh Việt Nam để làm phóng sự, nhưng đó chỉ là một cuốn tiểu thuyết phúng thích. Nghe nói nó không được dư luận bên Mỹ hồi đó hoan nghênh cho lắm. Thế nhưng, sau khi đọc lại nó lần nữa th́ tôi mới thấy đối với cái “thiện chí” của người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam th́, ngay nơi người Mỹ bây giờ, những kẻ có cùng quan điểm và chia sẻ t́nh cảm với Greene có lẽ rất đông. Do đó, chúng ta lại càng phải khen ngợi cách tuyển lựa tư liệu báo chí rất chuyên nghiệp và ng̣i bút phê b́nh sắc sảo của ông. Nhân đây cũng xin nói rằng trong cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh, thái độ sôi nổi của Nhật Bản đă làm cho nhiều người Nhật lo lắng là chúng ta sẽ chuốc lấy những phản bác mănh liệt có tính cách bài Nhật (Japan bashing). Sự thực th́ báo chí từng đưa tin là có những nghị sĩ Mỹ đă nêu vấn đề này lên, kết hợp nó với mục đích của họ nhằm phê phán khuynh hướng về hùa với Mỹ của Nhật Bản. Tôi cũng sắp lên đường đi Mỹ và đă chuẩn bị tinh thần để nghe những lời phê b́nh giống như vậy từ các sinh viên bên đó. Tuy nhiên Nhật Bản vẫn có cách tŕnh bày vấn đề theo kiểu Nhật. V́ thế, khi qua đó, tôi sẽ bày tỏ một cách trung thực cách nh́n vấn đề như tôi cảm nhận, để có thể trao đổi ư kiến với lớp người trẻ của Mỹ. Bởi v́ tôi nghĩ trong bọn họ, thế nào cũng có những người vẫn chưa hiểu Nhật Bản “có hoàn toàn bất hợp tác hay không” hoặc đang đặt câu hỏi Nhật Bản “sẽ hợp tác nhưng dưới h́nh thức nào?”. Điều quan trọng là từ đây trở đi, hai nước Nhật Mỹ cần tiếp tục ḥa giải và hợp tác nhiều hơn, không để những hiểu lầm làm cho thiên lệch. (XI) Đập vỡ định kiến của con người: (Tapping the Unseen Forces) Trong số những người tôi quen biết, có một học giả ngành canh nông tên là Nozawa Shigeo. Nhiều năm về trước, trong một cuộc triển lăm khoa học quốc tế (EXPO) ở thành phố Tsukuba, ông đă nhận được giải thưởng nhờ ở kỳ công đă làm ra được một vạn quả cà chua chỉ từ một thân cây cà chua mà thôi. Nh́n thân cà chua đó trong hội trường mà cứ ngỡ nó phải là một cây lớn (cự mộc) có ít nhất năm trăm năm tuổi, vươn rộng ra không biết bao nhiêu là cành và ở mỗi cành lại trĩu vô số quả. Ông Nozawa cho rằng cũng như cây cà chua ấy, mọi thứ thực vật mà chúng ta biết cho tới nay, đều chứa đựng bên trong một sức sống mănh liệt c̣n hơn cả điều chúng ta dự tưởng. Và ông cũng chủ trương rằng những phương pháp canh tác đă sử dụng cho đến bây giờ đă không phát triển hết tiềm lực của chúng. Dựa trên lối suy nghĩ như thế, ông Nozawa đă không dùng đất mà nuôi các mầm (nae) cây cà chua bằng một ḍng nước chảy không ngừng và ở một nhiệt độ nhất định nào đó. Rễ của những mầm cây này nhận được kích thích khi ḍng nước ấy chảy qua, sẽ hấp thụ được chất bổ dưỡng và chất toan nhiều hơn khi chúng được cắm vào trong ḷng đất vốn là một chỗ cố định. Do đó vận tốc trưởng thành của chúng sẽ khác hơn nhiều. Cây cà chua sẽ được nuôi lên như một thân cây lớn. Nếu nó có thể sai quả, cho được cả một vạn trái cà chua là cũng nhờ ở đó. Nghe những điều ông nói, tôi thấy rằng chúng ta cần phải phản tỉnh xem ḿnh đă thoát ra khỏi những định kiến mà chúng ta đang giữ trong đầu chăng? Thông thường, muốn trồng thực vật người ta phải cắm rễ nó xuống đất để nó có thể nhận chất bổ dưỡng từ đó và điều này đă trở thành một lối suy nghĩ cố định mà chúng ta tiếp tục đeo đuổi và không bao giờ có ư định thoát ra khỏi nó. Chuyện một thân cà chưa có thể cho được một vạn quả th́ đúng là câu chuyện chỉ xảy đến trong mơ (yume monogatari). Và chúng ta đă tự ư qui định rằng nếu nó ra được chừng một hay hai trăm quả th́ đă nhiều quá sức rồi. Thế nhưng ông Nozawa đă đập vỡ được cái định kiến đó. Khi nghe ông tŕnh bày tôi đă nhận được kích thích theo nhiều ư nghĩa khác nhau. Một thân cây cà chua thôi mà đă tiềm ẩn một sinh lực đến cỡ đó. Do đó, nếu loại bỏ cái bấc chai làm nghẽn cổ chai th́ ta có thể phát huy được cái sức mạnh tiềm ẩn đó để có được những kết quả kinh dị. Con người nhất định cũng giống thế thôi. Trong con người cũng cất dấu những năng lực tiềm tàng mà chính bản thân đương sự không biết tới. Những định kiến mà chúng ta có từ bấy lâu đă phong tỏa chúng. Phải chăng v́ thế mà chúng ta không thể phát huy chúng một cách trọn vẹn? Nghe điều ông nói rồi suy ngẫm về nó, tôi đă được kích thích một cách mạnh mẽ. Nếu phương pháp trồng trọt của ông Nozawa thành công như vậy, có thể nói là không những trên địa cầu mà ngoài vũ trụ c̣n có những nguồn sinh lực tiềm ẩn vĩ đại hơn nữa. Cho đến nay các nhà bác học trong lănh vực canh nông chỉ nghĩ đến việc trồng các loài thực vật trong phạm vị địa cầu. Họ vẫn suy xét bằng cách dựa trên nguyên tắc là sinh mệnh của thực vật chỉ có khi chúng được nuôi dưỡng trên mặt địa cầu. Nhưng khi giải thoát cây cà chua khỏi những hạn chế về thổ nhưỡng và biến thiên của bốn mùa, ta thấy nó c̣n có cơ phát triển gấp bội. Ông Nozawa đă nói một cách tràn trề tự tin: -Tôi vẫn nghĩ rằng vũ trụ là một nguồn sinh lực (seimeitai) vĩ đại lắm đấy! Thế nhưng các nhà bác học chỉ xem vũ trụ chẳng khác nào một vật vô cơ, không có sức sống ǵ hết. Tôi không thể nào chấp nhận một quan điểm như vậy! Xin tạm gác qua một bên cách nh́n của ông Nozawa về sức sống của vũ trụ. Riêng tôi th́ tôi thấy rơ ràng là các nhà khoa học mà ḿnh quen biết thường tránh đề cập đến cách nh́n vũ trụ như thế. Dĩ nhiên là tôi thông cảm với lập trường của các vị đó v́ họ cần phải thận trọng nhưng dù sao, câu chuyện về ông Nozawa đối với tôi cũng rất quyến rũ. Bởi v́ – nói ǵ th́ nói – một thân cây cà chua có thể cho đến một vạn quả là một bằng cớ cụ thể hùng hồn, giúp ông Nozawa phá vỡ được một định kiến từng có đến ngày nay. (XII) Đằng sau những cuốn phim kiểu Charplin: (Ozu’s Chaplinesque Background) Cách đây ba tháng, tôi đă nói chuyện với Martin Scorsese, nhà đạo diễn từng điều khiển những cuốn phim như Taxi Driver. Tôi đă ngạc nhiên trước những lời khen ngợi của ông đối với đạo diễn Ozu Yasujirô (1903-1963).Tôi mới chợt nhớ là Ozu cũng được nhiều người nước ngoài hâm mộ. Gần đây có một người bạn đă biếu tôi hai cuốn video ghi lại phim của Ozu lúc mới vào nghề: “Hợp Xướng Tôkyô” (Tokyo Gasshô, 1931) và “Tôi đă được sinh ra nhưng...” (Umarete wa Mita Keredo..., 1932). Khi tôi vừa xem chúng th́ đă vỡ ra ngay những điều Scorsese từng nói với ḿnh. Cùng lúc tôi đă nhận ra rằng những cuốn phim câm của Charlie Chaplin đă ảnh hưởng đến những nhà làm phim Nhật Bản như Ozu biết là chừng nào! Có lẽ chúng ta đều biết những cuốn phim câm của Charlie Chaplin thường chất chứa một nỗi ưu sầu khó ḷng diễn tả. Nhân vật trong những cuốn phim của Ozu đă cho thấy ông đă chịu ảnh hưởng của Chaplin qua cách biểu lộ, dáng điệu và ngôn từ chan chứa nỗi buồn thương của họ. Cuốn “Umarete” nói về một gia đ́nh trung lưu khiêm tốn thời tiền chiến ở Nhật. Dù trong một tác phẩm đầu đời như thế, người ta đă nhận được rơ ràng những nét đặc biệt rất Ozu trong các góc cạnh và vị trí thu h́nh của máy quay phim. Cuốn “Tokyo” cũng lấy bối cảnh thời tiền chiến Nhật Bản và nói về cuộc đời của một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học (cũng như về gia đ́nh anh ta). Đó là một thanh niên dù được ăn học đàng hoàng nhưng đă bị mất việc và phải tranh đấu nhiều để có chén cơm ăn. Tôi vẫn nghĩ các tài tử nhỏ tuổi của Nhật thường kém vế so với những kẻ đồng trang lứa ở ngoại quốc nhưng riêng trong hai cuốn phim vừa kể, họ đă đóng hay một cách không ngờ. Hai tác phẩm trên đă phả vào bên trong một bầu không khí ưu sầu kiểu Chaplin nhưng được Nhật hóa. Khi thấy nhân vật “bên ngoài cười gượng bên trong khóc thầm” th́ người xem biết ngay là Ozu đă mô phỏng kỹ thuật của Chaplin nhưng ông không hề làm mất giá trị của mẫu mực ḿnh đă dựa lên. Phim của Ozu không có những kịch bản hoành tráng như của Kurosawa, nhưng thay vào đó, chúng đều đem đến một sự cảm động thâm trầm, một hương vị giống như thơ Haiku. Khi c̣n ngồi trên ghế trường cấp hai, tôi đă là một cậu bé mê xem chớp bóng. Mỗi tuần tôi dều lấy xe đến một rạp xi-nê hạng xoàng trong thị trấn tôi ở. Tôi đă trở thành người hâm mộ của một nữ diễn viên, và dĩ nhiên là tôi chỉ được nh́n thấy cô ấy ở trên màn ảnh. Điều đó không cấm tôi viết cho cô vài bức thư nồng nhiệt dù chưa bao giờ nhận được hồi âm. “Anh chị em nhà Toda” (Toda-ke no Kyôdai, 1941), cuốn phim mà Ozu tự tay viết kịch bản, là một thứ King Lear của Nhật Bản. Tôi cũng đă được xem nó trên video và ngạc nhiên làm sao, tôi đă nhận ra là cô đào mà tôi thần tượng ngày xưa có đóng một vai trong đó. Đây là lần đầu tiên sau năm mươi năm trời, tôi được thấy cô trên màn ảnh. Tôi không hiểu cái ǵ đă khiến cho tôi, một cậu học sinh cấp hai, có thời mê mẩn cô đến vậy. Cô ấy đâu có ǵ đặc biệt, người như cô tôi có thể gặp mỗi năm phút trên những con đường phố nhộn nhịp của Tôkyô bây giờ. Tuy nhiên, đối với tôi, cậu học sinh cấp hai thời đó, cô có một vẻ đẹp rạng ḷa. Cho dù các cô gái Nhật lúc ấy chưa biết cách trang điểm cho hợp với khuôn mặt và họ khác với các cô gái hiện nay. Sau đó, tôi đă thử t́m hiểu từ nhiều góc cạnh khác nhau lư do chính xác nào đă làm tôi hết mê cô ấy nhưng tôi đă không thể t́m ra. Có một câu ngạn ngữ: “Đừng bao giờ t́m gặp người t́nh đầu khi họ đă về chiều!”. và tôi có cảm giác là sự thất vọng của tôi khi nh́n lại cô ấy cũng không khác bao nhiêu. (XIII) Người Nhật học được ǵ từ Chiến Tranh Vùng Vịnh (Gulf War Educates Japanese) Trong thời gian của cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh (Gulf War)[14] gần đây, ngay cả các nhật báo và tạp chí cũng đă bỏ ra nhiều thời giờ để khảo sát mọi khía cạnh của t́nh h́nh. Cho dù lúc đầu giới truyền thông đều vẽ ra h́nh ảnh nhà lănh đạo Saddam Hussein của nước Irak như hiện thân của ác quỷ nhưng cùng với sự triển khai của cuộc chiến, các môi thể (media) đă cho thấy rằng không dễ ǵ phân tích t́nh h́nh theo kiểu hoặc trắng hay đen, nghĩa là Saddam Husein là quỷ sứ c̣n Tổng thống Bush là thiên sứ. Sau khi đă có những tin tức liên quan đến bối cảnh lịch sử và giải thích t́nh h́nh của vùng Trung Đông được công bố, đă có nhiều bài xă thuyết soi sáng cho độc giả thấy bản chất của cuộc chiến vốn hết sức phức tạp. Tuy nhiên, so sánh với người Âu châu th́ quốc dân Nhật Bản c̣n thiếu hiểu biết một cách đáng ngạc nhiên về Trung Đông cũng như về Hồi Giáo. Tôi có lần nhận được một số kiến thức ít ỏi và sơ đẳng về vùng này trong một bài giảng về lịch sử ở trường Đại học. Vào thời ấy, trong số người tôi quen biết, chẳng có mấy ai để ư đến vùng đất đó. Trường tôi học có một vị thấy nổi tiếng, Izutsu Toshihiko. Ông cũng là một nhà nghiên cứu xuất sắc về đạo Hồi, thế nhưng trong những bài giảng, ông không hề đả động tới tôn giáo này. Tôi bắt đầu thăm viếng Ai Cập và vùng Trung Đông vào thập niên 1960. Thời đó, người Nhật có mặt trong vùng chỉ có một vài học giả ngành khảo cổ và dăm sinh viên nghiên cứu cổ sử của đạo Công giáo. Họ sống ở Cairo hoặc Jerusalem. Con số những người này hầu như không đáng kể nếu đem so sánh với số người Nhật theo học tại các đại đô thị như Paris, London hay New York. Tôi tự hỏi có bao nhiêu người Nhật hiểu thực sự về đạo Hồi. Dĩ nhiên, kiến thức về Hồi giáo của người Nhật không thể nào so sánh với những ǵ họ biết về Ki-Tô giáo, nhưng nói cho cùng, tất cả những người có ḷng tin Cơ Đốc lại cũng chẳng có bao nhiêu. Cùng lắm là một triệu giáo đồ gồm sáu trăm ngh́n Tin Lành và bốn trăm ngh́n Công giáo. So sánh với con số nói trên th́, cộng cả học giả và tín đồ, phía Hồi giáo c̣n không đến một trăm người. Sự nghèo nàn về tri thức của người Nhật đối với Trung Đông đă biểu lộ ra trong thời gian họ đưa tin về cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh. Tôi muốn nói là dù giới truyền thông, qua báo chí và đài truyền h́nh, đă dồn dập đưa ra thông tin nhiều như thể dội bom, vẫn không thể xem những ǵ quần chúng Nhật Bản nhận được lúc đó là thông tin khách quan. Người Nhật có thể đă nh́n tin tức về cuộc chiến bằng con mắt của người Mỹ nhưng đă không thể nh́n nó bằng con mắt của người Ả Rập, những kẻ dù ǵ đi nữa vẫn tiếp tục ủng hộ Saddam. Tôi nói thế không phải để khinh giảm cho những hành động tội lỗi của Saddam. Nhưng tôi nghĩ rằng người Nhật cần phải hiểu tâm lư của những người Ả Rập để hiểu tại sao họ vẫn ủng hộ Irak cho dù họ đă biết người Irak đă có những hành vi bạo lực không thể tha thứ khi xâm lăng Kuwait, một quốc gia anh em nằm trong khối Ả Rập. Nếu không có những hiểu biết như thế, quốc dân Nhật Bản sẽ không thể nào nghĩ ra được họ sẽ phải viện trợ như thế nào cho các nước Trung Đông sau khi chiến cuộc Vùng Vịnh kết thúc. Nhờ có cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh, lần đầu tiên và như một khối, người Nhật mới hướng sự chú ư của họ đến Trung Đông và những vấn đề của miền đất này. Nếu như cuộc chiến đó không xảy ra th́ người Nhật vẫn tiếp tục không biết những địa điểm như Basra, Kuweit hay ngay cả Bagdad, là nằm ở chỗ nào! Đến đây, tôi xin phép lạc đề một chút để đưa vào đây một ư nghĩ mới lóe ra trong đầu. Người Nhật đầu tiên đă vượt sa mạc Ả Rập có tên là Kibe. Ông sống cách đây trên ba trăm năm – nghĩa là khoảng thập niên 1600 và đă theo một thương đội Ả Rập để đến Jerusalem học giáo lư Công giáo. Trong thời gian sống trên đất Palestine, ông trở thành thủy thủ và từ đó đă dong buồm để tới được Roma. (XIV) Kỷ niệm trận Trân Châu Cảng và những cảnh báo: (Pearl Harbor Anniversary Evokes Memories, Warnings) Có lẽ v́ sắp đến ngày kỷ niệm năm mươi năm trận quân đội Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) nên Nhật báo Yomiuri đă tổ chức một cuộc tọa đàm với sự có mặt của các nhà báo Mỹ và Nhật để bàn về quan hệ Nhật Mỹ vốn hơi căng thẳng mấy lúc sau này. Đồng thời với buổi tọa đàm, tôi cũng hết sức quan tâm đến bài phỏng vấn của báo Yomiuri với Giáo sư John Dower, người dạy môn hợp tác quốc tế và an ninh toàn cầu của trường M.I.T. (Massachussetts Institute of Technology). Khi chiến tranh Thái B́nh Dương vừa bộc phát, tôi vẫn chưa vào Đại học và khi cuộc chiến tranh ấy kết thúc, tôi chỉ mới là một sinh viên. May mắn thay, ngay trước khi tôi bị trưng binh th́ chiến tranh chấm dứt, do đó mà tôi khỏi phải nhập ngũ. Thế nhưng trong số bạn học đồng lứa hay các anh lớp trên th́ số người tử trận không phải là ít. Thời đại đó đă để lại trong tôi cảm giác không thể nào quên của một kẻ bị xô đẩy theo ḍng định mệnh. Do đó, lúc chiến tranh chấm dứt, tôi có một t́nh cảm hụt hẫng và mất mát nhưng thực ra là cùng với một tâm trạng thoải mái v́ vừa được giải thoát, cũng giống như bao người dân Nhật khác. Chúng tôi lại có những niềm hân hoan mới. Đèn đường lại sáng rực lên sau bao nhiêu tháng năm bị cúp điện, chúng tôi lại có tự do phát biểu, tự do đọc sách sau thời gian dài sống dưới chế độ kiểm duyệt, những điều mà thế hệ trẻ hiện tại vốn đă quen với sự xa hoa, phung phí, có lẽ sẽ không thể nào h́nh dung ra nổi. Nếu không từng chịu đựng những nỗi thống khổ, con người sẽ không bao giờ có t́nh cảm thấy ḿnh vừa được giải phóng. V́ đă có kinh nghiệm đau thương trong thời chiến nên thế hệ của chúng tôi biết thế nào là sự ngu muội của chiến tranh và kỳ vọng được chia sẻ với các nước vùng Đông Nam Á niềm vui được cùng nhau sống trong một tương lai ḥa b́nh, hạnh phúc và thịnh vượng. Trong chiều hướng đó, tôi nghĩ rằng điều cần thiết là người Nhật phải dẹp bỏ tất cả t́nh cảm tự tôn (yuuetsukan) họ có đối với các dân tộc Đông Nam Á[15]. Sau khi quan sát cách các sinh viên Đông Nam Á lưu học ở Nhật bị đối xử, tôi rất lo lắng bởi v́ nó sẽ tạo ra những t́nh cảm bài Nhật, ghét Nhật từ phía họ. Tôi nghĩ không phải xí nghiệp Nhật Bản nào cũng hành động theo lối này nhưng có nhiều hăng đă không rộng mở đón chào các sinh viên Đông Nam Á tốt nghiệp từ các Đại học Nhật Bản. Trong công việc cũng vậy. Những sinh viên tốt nghiệp này chỉ được sử dụng ở một chừng mực và trong khuôn khổ nào đó chứ không thể tiến thân hay c̣n bị hạn chế để có thể tham dự một cách toàn diện vào hoạt động của hăng. Những nỗi bất b́nh như thế đă bao lần được đưa đến tai tôi. Tôi đă tham gia “Hội cha mẹ sinh viên du học” (Ryuugakusei Fubo no Kai) và nhận làm cha đỡ đầu (substitute father) cho năm sinh viên Đông Nam Á. Nhiệm vụ của tôi chỉ là thay mặt cha mẹ ruột để tư vấn cho họ lúc cần, mời họ đến nhà để cùng ăn một bữa cơm tối chứ không có ǵ khác. Thế nhưng dù họ có tốt nghiệp với thành tích ưu tú, nhân v́ số sinh viên Đông Nam Á này đă gặp nhiều khó khăn khi t́m việc, tôi e rằng họ sẽ nản ḷng và bỏ đi qua một nước khác như Canada chẳng hạn. Nội các Miyazawa[16] từng nhấn mạnh về t́nh hữu nghị giữa Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Nếu thế th́ chính phủ phải cố gắng cái thiện cách đối xử với các sinh viên đến từ Đông Nam Á, làm sao cho việc du học Nhật Bản của họ không trở thành vô ích và vô nghĩa, không manh nha những t́nh cảm bài Nhật, ghét Nhật trong ḷng họ. Kinh tế Nhật Bản càng ngày càng vươn lên tầm cao th́ nỗi lo không khéo Nhật Bản sẽ tăng cường quân sự lại càng mạnh mẽ hơn. Nếu như chúng ta mong mỏi có được một thế giới không có sự kỳ thị chủng tộc hoặc một chủ nghĩa yêu nước ích kỷ, th́ không những ta cần lưu ư đến vấn đề sinh viên du học đang trực diện mà c̣n phải biết tôn trọng nhân cách của quốc dân họ về mọi mặt. Mỗi người khách du lịch Nhật Bản b́nh thường khi đến vùng Đông Nam Á phải phản tỉnh một cách nghiêm khắc về thái độ và cách hành xử của ḿnh để không làm tổn thương danh dự của người nước ấy v́ nó sẽ giúp cho t́nh cảm khinh ghét nẩy nở trong ḷng họ. (XV) Nghịch lư Ấn Độ về sự sống và cái chết: (India’s Paradox of Life and Death) Gần đây tôi có sang Ấn Độ. Vào tháng hai, ở miền Bắc Ấn, trời không nóng cũng không lạnh. Một bầu không khí ấm áp trùm lên trên chẳng khác nào khí hậu ở Nhật vào đầu tháng Năm. Ở thành phố Benares nơi tôi đang ghé, cảnh vật lúc chiều về b́nh lặng và an vui khôn tả. Không nói các bạn cũng đă biết cái lôi cuốn ở đất nước Ấn Độ là sự cộng sinh cộng tồn của tất cả mọi thứ. Ngay cả đến một khách nhàn du như tôi mà cũng cảm thấy được sức mạnh của một cái ǵ bao la đang bao trùm mọi thứ dù đẹp dù xấu, dù thiêng liêng hay phàm tục. Nhiều du khách Nhật Bản và có lẽ cả những người đến từ nước khác đều khen ngợi sự quyến rũ của đất nước này và một khi đă bị mê hoặc bởi nó, họ sẽ mong có dịp trở lại nhiều lần. Đây là lần thứ tư tôi sang đây (dù những chuyến đi đều ngắn ngủi) và tôi đă cảm thấy rất rơ ràng là ḿnh sẽ c̣n đến Ấn Độ nữa. Tôi đă nói rằng ở Ấn Độ có vô vàn thứ sống ḥa hợp bên nhau. Quang cảnh mà tôi nh́n thấy ở hai bên bờ sông Hằng (Ganges) ở Benares đă chứng thực điều đó. Mọi người đều biết là có hai ḷ thiêu xác được đặt dọc theo bờ con sông thiêng này. Thi thể đem tới đây sẽ lần lượt được thiêu nhanh chóng bằng những súc gỗ rồi tro than sẽ được đổ xuống con sông Hằng. Bên cạnh đó, có những tín đồ Ấn giáo (Hindus) đang dầm ḿnh trong ḍng nước, súc miệng rồi chắp tay cầu nguyện. Nhiều độc giả có thể đă nh́n thấy cảnh tượng này qua phim ảnh. Trong chuyến viếng thăm hồi tháng Hai, tôi đă đến nơi để nh́n cảnh tượng ấy mỗi ngày. Vào một ngày như vậy, tôi đă chứng kiến cảnh một cặp vợ chồng mới cưới được một vị đạo sĩ chúc phước, không xa nơi xác một bà lăo đang được thiêu trên cái giàn hỏa làm bằng một đống củi to bao nhiêu. Ở Nhật, người ta sẽ không thể nào tưởng tượng những quang cảnh trái ngược lại có thể xảy ra bên cạnh nhau như thế. Thực ra, trong những đám cưới ở Nhật, nếu ai mở miệng ra nói những từ như “chết” (shi) hay “ra đi” (tabidachi) là đă phạm vào điều cấm kỵ. Tôi nhớ lại là ḿnh đă rất cảm động khi chứng kiến những điều xảy ra bên Ấn Độ, nơi mà cái Chết và giai đoạn bắt đầu của một cuộc Sống mới lại có thể tồn tại bên nhau. Ở Ấn Độ hai hiện tượng Sống / Chết này không thể nào chia cắt. Nó đă xảy ra ở cùng một địa điểm. Tro cốt của bà lăo sẽ trôi vào trong ḍng nước của “Sông Hằng bà Mẹ” (Mother Ganges) sau một thời gian thiêu xác dài khoảng hai tiếng đồng hồ. Trong khi ḍng đại giang nhận lấy đám tro rồi từ từ và lặng lẽ đưa nó về phía chân trời xa th́ mặt trời buổi chiều hăy c̣n chiếu lấp lánh trên mặt nước. Tôi đă so sánh cảnh tượng này với những ǵ tôi chứng kiến hai tháng trước ở một ḷ thiêu tại Tôkyô. Cha tôi chết và tôi đang đợi giờ thu thập tro cốt của ông. Có lẽ cái khác nhau gây ấn tượng nhất với Ấn Độ là quang cảnh một ḷ thiêu xác ở Tôkyô đông đúc và nhộn nhịp như nơi người ta đang phân phát những kiện hàng. Dường như gia đ́nh, thân thích khi tới đây đều bị bắt buộc phải nhanh chóng nhận lấy hũ tro của người quá cố để rời khỏi nơi đó càng sớm càng tốt. Cảnh tượng nh́n thấy nơi một ḷ thiêu ở Tôkyô đă làm cho tôi chán ghét cùng cực hiện tượng được gọi là cái Chết. Thế nhưng cái Chết bên bờ sông Hằng lại có một nghi biểu cao vời. Tuy là một tín đồ Cơ Đốc chứ không phải người theo Ấn Giáo, cũng không chấp nhận những giáo thuyết về luân hồi chuyển sinh và về cái Nghiệp (karma), nhưng tôi hết sức xúc động trước sự tôn nghiêm trong cách bày tỏ ḷng thương tiếc người đă khuất cũng như trong nghi lễ tống táng của tín đồ Ấn Giáo. Tôi vẫn c̣n nôn nóng được qua thăm Ấn Độ thêm lần nữa, xứ sở mà sự Sống và sự Chết, cái thiêng liêng và cái phàm tục, cái xấu xí và cái đẹp đẽ đều có thể tồn tại bên nhau. Văn bản: Endo Shusaku, Ikoku no yujintachi ni (Tâm t́nh gửi bạn phương xa), Nxb Yomiuri, Tokyo, 15/8/1992, ấn bản lần thứ nhất. Nguyên tác song ngữ Anh-Nhật. [1] Age of Great Navigations: Ư nói giai đoạn lịch sử từ thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 17, khi kỹ thuật hàng hải của các nước Tây phương phát triển cao độ, họ đă có thể làm những chuyến lữ hành viễn dương khắp thế giới, hoặc để truyền đạo, hoặc để săn lùng sản vật, sau đó là t́m thị trường và chinh phục thuộc địa. [2] William Faulkner (1897-1962), giải Nobel văn học. [3] Trong ngữ cảnh Hàn Quốc là một nước lân cận có chung điều kiện văn hóa và lịch sử lâu đời với Nhật Bản mà người Nhật cần theo dơi. [4] Không hẳn thế. Việc t́m hài cốt lính Mỹ và lính Việt Nam sau chiến tranh VN vẫn có (NNT). [5] Tiếng Anh dùng ở đây là Valedictorian, Danh hiệu này có lẽ c̣n danh giá hơn thủ khoa v́ được đại diện toàn trường đọc diễn từ trong ngày lễ tốt nghiệp. [6] Đây là con số của đầu thập niên 1990 lúc tác giả chấp bút chứ ngày nay (2023) tất phải cao hơn nhiều. [7] Một giáo phái ra đời ở Mỹ vào năm 1830, được sáng lập bởi nhân vật tên là Joseph Smith. [8] Graham Greene (1904-1991), người Anh, một trong những nhà văn lỗi lạc của thế kỷ 20. [9] Theo thứ tự The Power and The Glory (1940), The Heart of The Matter (1948), The End of The Affair (1951) [10] Human Factor (1978) [11] Tác phẩm của Franccois Mauriac (1885-1970)., nhà văn Pháp, giải Nobel văn học. Từng được Endo Shusaku dịch qua tiếng Nhật và khai triển trong nhiều luận thuyết. [12] Có lẽ là Roberto Rosellini (1906-1977), đạo diễn và nhà sản xuất phim tài danh người Ư. [13] The Quiet American (1955), người Nhật dịch Quiet là “ôn ḥa”. [14] Cuộc chiến tranh giữa Mỹ (George Bush) và Irak (Saddam Hussein) trên lănh thổ Irak. [15] T́nh cảm tương thân của Endo đối với các sắc dân Đông Nam Á kể cả người Đông Dương đă có từ hồi ông sống với họ trong một khoang tàu trên đường sang Pháp du học năm 1950. [16] Miyazawa Kiichi (1919-2007) thủ tướng Nhật giai đoạn 1991-93.
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com ......................... ®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com) |