|
TRƯỚC NGÀY HÔM ẤY (Sono zenjitsu, 1963) Nguyên tác: Endo Shusaku Dịch: Nguyễn Nam Trân
Tấm Fumie bằng đồng
Từ lâu, tôi đă muốn có trong tay tấm fumie[1] ấy. Bằng như không có, ít nhất cũng phải làm sao để nh́n thấy nó một lần. Tấm fumie vừa nói là vật sở hữu của ông Fukae Tokujirô, một cư dân thôn Daimyô, vùng Sonogi thuộc tỉnh Nagasaki. Tấm ấy bề ngang 20 cm, chiều dài 30cm, bên ngoài là một cái khung gỗ, có gắn ảnh Chúa Giê Su trên cây thập tự làm bằng đồng. Tấm fumie này là một trong những bức ảnh được sử dụng trong cuộc bách hại người Kirishitan (tức con chiên Ki-Tô Giáo đang lẩn trốn) lần cuối cùng khi cuộc tảo thanh lần thứ tư ở Uragami được diễn ra. Trên nguyên tắc, việc sử dụng fumie đă phải được băi bỏ từ ngày Hiệp ước Nhật Mỹ được kư kết vào năm An Chính thứ năm (Ansei 5, 1859)[2]. Tuy nhiên ngay cả sau ngày đó, những cuộc bố ráp vẫn c̣n xảy ra trong một thời gian. Sở dĩ tôi muốn có tấm fumie ấy v́ có lần tôi được đọc một quyển sách nhỏ giải thích về đạo Công giáo trong đó họ nhắc tới một nhân vật tên Tôgorô, cư ngụ thôn Takashima, vùng Sonogi và câu chuyện “chuyển hướng” (tenkô, korobu)[3] của ông ta trong vụ tảo thanh ở Uragami. Kể từ đó, tôi thấy lư thú với nội dung của nó và muốn t́m hiểu thêm. Điều đặc biệt hơn nữa là trong quyển sách nhỏ này, Tôgorô không phải là nhân vật mà tác giả xem là quan trọng. Người viết chỉ đặt trọng tâm vào việc đi t́m sự thực về một sự kiện lịch sử, đó là cuộc lùng bắt người Kirishitan ở Uragami. Riêng phần tôi th́ chính là nhờ có nhân vật Tôgorô, tôi mới thấy quyển sách đó thú vị. Đúng vào dịp có đức cha N., người tôi quen từ thời sinh viên, đang ở Nagasaki, tôi đă gửi cho ông một bức thư bày tỏ cảm tưởng của ḿnh về nhân vật Tôgorô th́ vừa vặn, trong lá thư hồi âm, cha đă nói với tôi về câu chuyện của tấm fumie. Thôn Daimyô là giáo phận mà cha N. cai quản và ông Fukae, người sống trong thôn, là sở hữu chủ tấm fumie được sử dụng đương thời. Tổ tiên ông Fukae ngày xưa vốn thuộc giới nha lại nghĩa là đứng về cánh đàn áp. Thế nhưng, trước hôm phải được giải phẫu lần thứ ba, may mắn thay, tôi đă có cơ hội nh́n tấm fumie ấy. Một người bạn khác là Đức cha Inoue, nhân dịp xuống Nagasaki, đă được ủy thác việc mang nó về. Chính ra mục đích của ông không phải là đem nó về cho tôi nhưng là để nó được bảo quản trong văn khố về người Kirishitan (Christian Archives) của Đại học J. ở khu Yotsuya. Tôi tiếc cho phận ḿnh nhưng đành chịu v́ đây là một món đồ quí giá, cần phải được quản lư. Tuy nhiên, cha Inoue đă điện thoại cho vợ tôi để nhắn rằng, trước khi giao nó cho Văn khố giữ, ông vẫn c̣n có thể đem cho tôi xem trong chốc lát. Trong pḥng bệnh, lúc đang nằm chờ linh mục Inoue tới, tôi đâm ra ngủ gật. Lễ Giáng Sinh sắp đến rồi nên từ trên sân thượng nhà thương, có tiếng hát vẳng tới, có lẽ các cô sinh viên Trường Khán Hộ đang tập ca hợp xướng. Đang lim dim, đôi khi tôi mở hé được đôi mắt th́ lại nghe tiếng hát ấy nhưng càng lúc nó càng xa dần, rồi mắt tôi bắt đầu nhắm trở lại. Tôi có cảm tưởng như có ai vừa mở cửa mọt cách nhẹ nhàng. Tưởng đó là vợ ḿnh nhưng nếu là vợ tôi th́ giờ này bà phải c̣n chạy đôn chạy đáo để chuẩn bị cho cuộc giải phẫu quan trọng ngày mai của tôi. Thế th́ người ấy nhất định không thể nào là vợ tôi được. -Ai đó? Tôi thử nh́n vào mặt th́ thấy đó là một người đàn ông trung niên, đầu đội thứ mũ của người leo núi, trên người mặc một bộ đồ rộng thùng th́nh (jumper) dành cho vận động viên hay dân lao động. Tôi không biết ông ta là ai. Trước tiên, tôi đưa mắt nh́n cái mũ leo núi bẩn thỉu và bộ đồ rộng thùng th́nh có đính lông thú rồi nh́n xuống đôi giày màu cánh dơi quá khổ và có thắt dây của anh ta. Tôi đồ chừng anh là người được cha Inoue gửi tới. -Anh là người trong giáo hội à? -Hả? -Chắc anh do đức cha gửi tới? Tôi mỉm cười với anh nhưng anh ta chỉ nheo nheo đôi mắt với một vẻ mặt trông khả nghi: -Không phải. Nghe người ở văn pḥng trực cho biết nên tui mới tới. Họ nói ông có thể mua giúp tôi. Đúng không? -Mua? Nhưng mua cái ǵ? -Bốn tấm là 600 Yen. Cả sách tôi cũng có, nhưng hôm nay không mang theo Rồi không đợi tôi trả lời, anh ta đă vặn người một cái để móc từ túi quần ra một cái túi giấy.Trong túi đó có đựng bốn tấm ảnh mà bên ŕa đă ố. Có lẽ nước rửa ảnh xấu nên trên vè mấy tấm ảnh này có mấy chỗ nhỏ bị ố vàng. Trong tấm ảnh, giữa bóng mờ, có cảnh một người đàn ông thân thể lờ mờ và một người đàn bà thân thể cũng lờ mờ giống thế, đang ôm ấp nhau. Bối cảnh của nó có lẽ là một căn pḥng khách sạn lạnh lẽo nào đó ở vùng ngoại ô. Bên cạnh chiếc giường của họ chỉ thấy có một cái ghế gỗ đặt chơ vơ. -Mai là ngày giải phẫu của tôi đấy nghe ông! -Th́ đă sao nào? Người đàn ông không bảo là tội nghiệp cho tôi hay ǵ ǵ cả mà chỉ lấy tấm ảnh cào cào lên bàn tay tôi và nói: -Thường th́ trước khi mổ, người ta hay mua mấy tấm ảnh này để đuổi tà (mayoke). Nếu mua nó, thể nào ca mổ cũng thành công đó, đại ca ơi! -Ông hay tới bệnh viện này lắm sao? -Khu vực này là “giang sơn” của tôi mà! Không biết ông ta mất trí hay là c̣n tỉnh táo, nhưng người đàn ông đội mũ leo núi này có vẻ mạnh bạo như một ông bác sĩ khi dám cho ḿnh là người quản lư khu vực. Cách diễn tả ấy xem tôi như một con bệnh mà ông có nhiệm vụ chăm sóc. Tôi bỗng thấy ḿnh có đôi chút cảm t́nh. -Không được! Không được! Tấm h́nh này không hay ho ǵ đâu! -Hả? Gương mặt người đàn ông cho thấy ông không đồng ư. “Tấm h́nh này ông c̣n không vừa ư th́ phải đưa cho ông xem ảnh của ai đây hả? Cái Sếp này! Tôi bèn lấy hộp thuốc lá ra mời. Ông lấy một điếu hút và bắt đầu tṛ chuyện. Bệnh viện là một nơi nhàm chán không đâu hơn cho nên bệnh nhân nằm đó thường muốn kiếm những tấm ảnh hay những sách vở kiểu này mà xem chơi. Cảnh sát để mặc họ làm ăn, ngoài ra, bệnh viện lại là một nơi không ai ngờ tới. Cho nên không chỗ nào lại dễ buôn bán như vậy. Ông bèn lựa những bệnh viện trong thành phố rồi cùng các đồng nghiệp chia vùng. Họ đi loanh quanh đó, rao bán tranh với luận điệu là nếu mua chúng, con bệnh sắp giải phẫu sẽ đuổi được vận rủi. Thành thử ông mới tự xem bệnh viện này là nơi ḿnh phụ trách. -Dạo trước, cái ông già nhập viện nằm ở khu Ho[4], được thấy mấy tấm ảnh này trước khi lên bàn mổ, đă nói rằng “Ôi, giờ th́ có chết đi nữa, tôi cũng không c̣n ǵ để nuối tiếc!” Tôi bật cười. Tôi thầm nghĩ có lẽ gă đàn ông này chứ không phải là những người ruột thịt với gương mặt sầu khổ mới là vị khách quí mà tôi mong đến thăm tôi giữa lúc này. Hút xong điếu thuốc tôi mời, người đàn ông kia bèn lấy thêm điếu khác vắt lỗ tai rồi bước ra khỏi pḥng. Sau khi ông ta ra khỏi pḥng, không hiểu sao tôi lại thấy ḷng ḿnh vui vui. Một anh chàng không ra ǵ đă đến đây, thế vào chỗ ông cha xứ. Thay v́ tấm fumie, ông ta đă đưa đến mấy bức ảnh khiêu dâm (Ero sashin). Hôm nay chính là ngày tôi phải suy nghĩ và chỉnh lư nhiều thứ trong đầu. Cuộc phẫu thuật lần thứ ba vào ngày mai không giống như hai lần trước bởi v́ màng phổi của tôi đă dính vào be sườn nên được dự đoán là sẽ có một lượng xuất huyết đáng kể và sẽ rất nguy hiểm. Bác sĩ đă cho tôi tự do quyết định xem có chịu phẫu thuật hay chọn một cách chữa trị nào khác. Do đó, hôm nay tôi đă định sửa soạn một bộ mặt vô cảm như được dán bằng một lớp giấy nhựa mỏng bằng xê-lô-phan (cellophane) lên rồi, nhưng gă đàn ông kia đă khiến tôi bị nắm trúng thóp mũi. Dù vậy, tấm ảnh với cái ŕa ngả vàng và h́nh ảnh u tối được in lên đó đă chứng minh cho tôi là Chúa thực sự hiện hữu! Đám nha lại phụ trách tuần tra của phiên tập kích thôn Takamura nhằm lúc dân chúng trong thôn đang cầu kinh buổi chiều. Tuy họ cũng có đặt người trông chừng nhưng khi kẻ cảnh giác gióng chuông báo động th́ bọn nha lại đă tràn như tuyết lở vào ngôi nhà nông gia dùng làm nơi tụ tập thờ phượng. Đêm hôm đó, dưới ánh trăng, mười nông dân - gồm cả hai người đứng đầu đi đằng trước - đă bị bắt và giải gấp về Uragami. .Không biết may rủi thế nào cho nhóm mà cả Tôgorô cũng bị bắt cùng. Chuyện Tôgorô có khả năng “chuyển hướng” (tenkô, korobu) hay không th́ từ đầu, bạn bè trong nhóm đều nơm nớp lo ngại và đă đoán già đoán non. Thực vậy, sự có mặt của người đàn ông đó đă khiến cho các giáo dân trong cái thôn có ḷng tin tôn giáo sâu sắc này khốn đốn không ít. Bởi v́ tuy to xác đấy nhưng anh ta lại là kẻ nhát như cáy. Xưa kia đă có lần Tôgorô bị liên lụy vào một chuyện gây gổ với nhóm trai tráng làng bên. Nói về thân xác th́ anh ta to gấp đôi người đàn ông b́nh thường nhưng chiều hôm đó, khi trở về thôn Takashima, anh chỉ c̣n trên người mỗi cái khố v́ đă bị địch thủ đạp xuống đất và lột hết mọi thứ trên người. Sở dĩ trong những lần tranh chấp như vậy, anh chưa hề dám chống lại ai là v́ anh khiếp sợ địch thủ chứ không phải là anh nghe theo lời dạy của Chúa Ki-Tô “Ai tát ngươi bên má phải th́ hăy ch́a má trái ra cho họ!” vốn là câu nói biểu dương cái dũng của người Công giáo. Thế rồi cuối cùng, ngay dân chúng thôn Takashima cũng khinh bỉ anh luôn. V́ vậy mà dù tuổi đă ba mươi, vẫn chưa có cô gái nào chịu về làm vợ anh. Ở nhà chỉ có hai mẹ con sống hẩm hút bên nhau. *** Kashichi là người đầu tiên trong toán mười người, vừa có vai vế trong làng, vừa là người có nhân cách, trong đêm trước khi có cuộc xét xử (gimmi) ở Uragami đă đặc biệt động viên tinh thần Tôgorô. Kashichi đoan chắc với anh là Đức Chúa Trời (Deus) và Đức Mẹ (Santa Maria) nhất định sẽ tiếp sức và ban cho cả bọn sự can đảm. Những kẻ cùng khổ trong cuộc đời này sẽ lên Thiên quốc và được phục sinh. Trong khi đó, Tôgorô chỉ biết đưa cặp mắt hớt hải như một con chó đang sợ chủ vứt bỏ để nh́n người chung quanh nhưng dù sao, anh ta cũng đă nhập bọn khi họ rủ anh cùng đọc kinh Kính Mừng hay kinh Lạy Cha để vinh danh Thánh Chúa. Tảng sáng hôm sau trong công thự của quan địa phương (Daikan)[5] ở Uragami, bọn nha lại đă bắt đầu cuộc xét xử (gimmi).Trên sân trải sỏi lạnh lẽo của sở điều tra, từng người một đang bị trói gô bằng thừng được kéo ra và đẩy xuống đất. Lúc ấy, bọn nha lại cũng đă sử dụng các tấm fumie. Những ai không chịu “chuyển hướng” (tenkô) sẽ bị họ dùng cây cung đánh đập túi bụi. Riêng có Tôgorô th́ ngay khi người ta c̣n chưa nhá cây cung lên, anh ta đă vội vă đưa bàn chân lấm lem của ḿnh đạp ngay lên mặt tấm fumie có chạm nổi h́nh Chúa Ki-Tô. Anh đưa cặp mắt buồn bă như mắt của một con thú nh́n về phía chín đồng bọn, từ Kashichi trở xuống, không ai là không có mái tóc rũ rượi và khuôn mặt bê bết máu. Như thế, mỗi ḿnh anh là được bọn nha lại xô vào lưng, tống ra khỏi công đường và phóng thích.
Quang cảnh một cuộc xét xử (gimmi)
*** -Sẽ cạo lông và lấy máu, đó ông! -Lần này, cô khán hộ đă bước vào pḥng của tôi với một cái mâm bằng kim loại và ống chích. Họ phải cạo cho tôi mớ lông trên người (ubuge)[6] cũng như lấy máu. Cạo lông cho sạch chỗ sắp mổ, c̣n lấy máu là xem máu tôi thuộc loại nào, tất cả đều để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật dự định vào ngày mai. Sau khi họ cởi cái áo bộ đồ ngủ (pajama) ra, một luồng khí lạnh thấm ngay vào da thịt tôi. Nâng cánh tay trái lên, tôi phải ráng nhịn cười v́ cảm xúc khi lưỡi lam của cô khán hộ lướt qua lướt lại trên làn da dưới nách: -Nhột quá, cô ơi! -Khi đi tắm, ông nhớ rửa cho sạch chỗ này nghen. Đầy cáu ghét đấy! -Không được, cô ơi! Sau hai ca mổ, da tôi bây giờ hết sức nhạy cảm. Tôi không dám kỳ cọ nhiều đâu. Đằng sau lưng của tôi có một vết sẹo thật to đến từ vết mổ, nó giống như một manh áo cà sa kéo từ vai xuống nách.V́ là một vết thương đă bị cắt đến hai lần nên chỉ có chỗ đó là bị phồng lên. Có lẽ ngày mai chỗ đó sẽ bị lưỡi dao bén và lạnh của y sĩ lướt qua lần nữa. Rồi da thịt tôi sẽ ràn rụa những máu! *** Ngoại trừ Tôgorô, bọn chín người kia không ai chịu bỏ đạo (kaishuu) cho nên họ đă bị tống giam vào ngục đường Nagasaki. Đến năm sau, tức là năm Khánh Ứng thứ tư (Keiô 4, 1868), bọn họ đă bị đẩy lên thuyền để được chuyển từ Nagasaki ra Tsuyama, một địa điểm gần thị trấn Onomichi. Đó là một tối trời mua mà thuyền tù lại không có mái che nên họ bị ướt cả. Trên người chỉ có mỗi manh áo đang mặc, bọn tù nhân đều phải chà xát lên người nhau cho bớt lạnh. Khi con thuyền vừa rời bến Nagasaki th́ Bunji, một trong số tù nhân đă nhận ra là ở một góc bến, đang có bóng người nào trông như khách bộ hành đang đứng: -Ô ḱa! Đằng kia có phải là Tôgorô đó không? Người trên thuyền ngay từ xa cũng đă nhận ra người đó là Tôgorô với cặp mắt buồn bă như hồi anh ta chối Chúa. Cả bọn đều ngó lơ đi như thể họ vừa thấy một vật ǵ bẩn thỉu rồi không ai mở miệng hỏi thêm câu nào. Đề lao nơi giam chín người nằm trên một ngọn núi cách Tsuyama độ mười dặm (ri). Từ đề lao, tù nhân có thể nh́n thấy khu nhà ở của bọn nha lại vốn chỉ cách họ một cái ao con. Lúc đầu, bọn nha lại có vẻ khoan dung và họ chẳng bị tra hỏi ǵ cả. Mỗi ngày lại c̣n dọn cho hai bữa cơm. Đối với những anh nông dân nghèo khổ như họ th́ chừng đó đă đủ để họ bằng ḷng. Nha lại th́ tươi cười, thường bảo mấy chú chỉ cần hồi tâm, bỏ tà đạo đi th́ thức ăn ngon ngọt muốn bao nhiêu cũng có, ngoài ra các chú c̣n được cấp cho quần áo ấm mà mặc. Mùa thu năm đó, bỗng nhiên có mười bốn, mười lăm tù nhân mới được đưa tới. Đó là bọn trẻ con đến từ thôn Takashima, quê nhà của họ. Cả bọn tù đều ngạc nhiên trước hành động hết sức khó hiểu của bọn nha lại. Tuy có vui mừng v́ gặp lại bà con ruột thịt nhưng chẳng bao lâu, họ đă hiểu rằng đó chẳng qua là một ngón đ̣n tra khảo mới bằng tâm lư gọi là “hành con phạt cha” (ko no seme). Nhà giam đám con nít nằm bên cạnh nhà tù của họ nên đôi khi họ vẫn nghe có tiếng kêu khóc. Một buổi xế trưa, có anh tù tên Fujifusa khi áp mặt vào cánh cửa sổ nhỏ xíu của buồng giam, đă thấy hai đứa bé gầy g̣ đi bắt chuồn chuồn, rồi cứ thế mà chúng cho ngay vào mồm. Nh́n cảnh đó, anh mới biết rằng bọn con nít đă không nhận được một món ăn nào đáng gọi là thức ăn. Nghe tin ấy, tất cả chín người dàn ông đều khóc. Họ bèn thỉnh nguyện giám ngục hăy san sớt phân nửa phần ăn - có thể gọi là tươm tất - của họ cho đám trẻ con, nhưng đă bị từ khước. Họ lại c̣n bị bọn nha lại khuyên nhủ là tại sao tụi bay không “cải tà qui chánh” để đám con nít ấy được nuôi nấng tṛn trịa, béo mập và cả nhà c̣n được trả về quê hương yêu dấu nữa. *** -Thôi, xong rồi! Cô khán hộ rút mũi kim và trong khi tôi đang xát nhẹ lên vết chích, cô nâng mấy ống máu vừa lấy xong lên ngang tầm mắt và soi trước ánh sáng.để nh́n cho rơ. -Máu ông đen đó nghe! -Đen th́ không tốt sao cô? -Có ǵ mà không tốt. Tôi chỉ nói nó đen thôi mà. Khi cô vừa bước ra, lần này lại có một bóng áo trắng đi ngược chiều vào. Đó là một bác sĩ trẻ mà tôi chưa từng gặp. Đang nằm trên giường, tôi dợm nhỏm người dậy, nhưng ông đă nói: -Không, không sao! Cứ nằm nguyên thế đi! Tôi là Okuyama, phụ trách gây mê. Thế là tôi đang đối mặt với ông bác sĩ chuyên môn gây mê (masui) cho cuộc giải phẫu ngày mai. Như thông lệ, ông hỏi tính danh trước khi đặt ống nghe lên ngực con bệnh -Lần giải phẫu trước đây, thuốc mê có hết hiệu quả sớm hay không, ông? Lần đó, tôi đă bị cắt 5 cái xương. Ca mổ vừa xong th́ cùng lúc, thuốc mê cũng hết hiệu lực nên tôi vẫn c̣n nhớ cảm giác đau đau như thể có cây kéo đang cắt đâu đó trong lồng ngực. Tôi mới nói cho ông biết: -Lần này xin phép bác sĩ cho tôi ngủ một lèo nửa ngày đi. Kỳ đó đau quá trời.. -Để tôi cố gắng xem. Bác sĩ lại cười h́.”Ḿnh làm như thế nhá!” *** Đến mức đó mà đám đàn ông kia vẫn không chịu bỏ đạo, bọn nha lại mới bắt đầu tra khảo. Mỗi người trong đám chín tù nhân đều bị chia ra riêng và nhốt trong cũi bịt kín. Đó là những cái thùng như hộp (hako) mà khi đă vào đó, đương sự chỉ có thể ngồi nguyên một chỗ chứ không thể nào xoay trở chân tay. Để họ thở được, người ta chỉ đục một cái lỗ thật nhỏ ngang tầm cái mặt. Ngoại trừ lúc đi nhà xí, họ không được phép ra khỏi cái hộp đó. Lúc đó, mùa đông đang đến gần. Cái rét và lao khổ đă bắt đầu làm cho họ yếu sức. Thay vào đó, ở nhà giam bên cạnh, tiếng cười của lũ trẻ con lại bắt đầu nghe vẳng tới. Bọn nha lại dù sao cũng là cha mẹ nên đă cho bọn con nít ăn uống trở lại. Chín người nằm trong những cái hộp bít kín chỉ biết nghe những tiếng cười nói đó trong câm lặng. Cuối tháng 11 th́ người tù tên Kumekichi đă chết. Trong số chín tù nhân, Kumekichi là người cao tuổi hơn cả cho nên ông đă không chịu đựng nổi cái lạnh và sự lao khổ. Kashichi là người rất kính yêu Kumekichi, có chuyện ǵ trong nhà tù, lúc nào ông cũng hội ư với Kumekichi trước. Do đó, cái chết của ông bạn già này là một ngón đ̣n giáng mạnh lên ông. Từ trong hộp kín bít bùng, Kashichi tḥ đầu qua cái lỗ nhỏ, cảm thấy ḷng ḿnh cũng đă sờn đi. Thế rồi, đây lần đầu tiên, ông đâm ra oán ghét Tôgorô, người mà ông nghĩ là một kẻ phản bội. *** Cánh cửa lại mở nhẹ. Linh mục đấy à? Nhưng không phải. Một lần nữa, đó là người đàn ông bán dạo đội cái mũ leo núi và mặc bộ quần áo đính lông và rộng thùng th́nh. -Sếp ơi! -Ǵ đó? Lại ông à? -Thật ra cái này mới là đồ trừ tà. -Tôi đă nói là không mua mà! -Không. Đây không phải là ảnh. Cái này tôi biếu không cho Sếp đó. Bù lại, khi Sếp mổ thành công đâu vào đấy, xin Sếp mua hộ ảnh và sách tôi sẽ mang đến nha. Thế rồi, ông ta hạ giọng th́ thầm: -Sếp muốn đàn bà tôi cũng kiếm được. Đây là nơi cấm cửa mọi người. Lại có khóa nữa. Không ai biết được đâu. -Vâng, vâng (hai, hai)[7]. Ông ta đặt lên giường tôi một vật rồi bỏ đi ra. Nh́n lại, tôi mới thấy vật mà ông đă nắm trong tay năy giờ là một con búp bê bằng gỗ (kokeshi ningyô[8]) bé tí, nhơm nhớp mồ hôi và hơi bẩn v́ bám ghét. *** Đến mùa đông, bọn tù rồi cũng được cho ra khỏi hộp nhưng thay vào đấy, họ lại bị trúng lạnh.Từ ngọn núi đằng sau nhà giam, có tiếng ǵ nghe như là bục vỡ. Đó là tiếng vỏ cây bị hơi lạnh làm cho nứt găy. Cái ao con nằm giữa nhà giam và khu gia cư của bọn nha lại đă bắt đầu được phủ lên bằng một lớp băng mỏng. Khi chiều sắp xuống, bọn nha lại đă đến để bắt hai trong đám tám tù nhân c̣n lại là Seiichi và Shingorô rồi giải đi. Họ d́m hai người xuống nước ao đang đóng băng, mỗi lần trồi đầu lên, họ lại dùng sào để nhận xuống. Lối tra khảo nầy rất khổ sở cho nạn nhân. Sau khi cả hai ngất xỉu, bọn nha lại mới xách lấy cánh tay d́u họ trả về ngục thất. Trong lúc đó, bọn sáu người c̣n lại mỗi khi Kashichi niệm kinh “Kính mừng Maria”(Ave Maria), họ cũng niệm theo nhiều lần nhưng đến đoạn dài nhất là”Cúi xin Maria Đức Mẹ Chúa Trời cứu giúp chúng con từ bây giờ cho đến giờ lâm tử. Amen” th́ hầu hết họ đều nức nở đến nghẹn lời. .. Lúc đó, Kashichi bỗng để ư là từ bên kia cửa sổ nhà giam có một bóng người đàn ông cao lớn nhưng gầy guộc như một kẻ khất thực đang dáo dác nh́n quanh. Khi cái đầu tóc như người chết trôi và hàm râu để mọc tua tủa của người đó quay về hướng này, Kashichi đă không khỏi buột miệng: -Có phải Tôgorô đấy không nào? Bị một sai nha đến đuổi đi, Tôgorô đă lắc đầu quầy quậy rồi nói với ông ta như muốn trần t́nh điều ǵ đấy. Rốt cuộc là người đó phải đi gọi một sai nha khác, rồi sau khi có vẻ như đă bàn bạc ǵ với nhau, hai sai nha bèn đẩy Tôgorô và cái pḥng duy nhất c̣n bỏ trống trong ngục thất. -Này, đồng đảng của chúng bay đây! Sai nha ấy nói với gương mặt của một kẻ c̣n đang không biết cách giải quyết nhưng sau khi hai người ấy đi ra th́ nghe tiếng tám người đang ông ấy, tuy vẫn không nói ǵ, nhưng có vẻ họ đang theo dơi động tĩnh của Tôgorô ở pḥng bên kia. Cuối cùng mới thấy Kashichi thay mặt mọi người lên tiếng hỏi: -Tại sao mi lại quay về đây? Nghi vấn của Kashichi cũng là nghi vấn của tất cả bọn họ, thế nhưng riêng đối với cá nhân Kashichi th́ ông ta cảm thấy có một nỗi lo âu bàng bạc đang dậy lên trong ḷng. Bởi v́ ông đang nghi Tôgorô có thể là tên nội gián của bọn nha lại. Ông lại nghĩ dù không phải là nội gián đi nữa nhưng sự có mặt của hắn ta ở đấy sẽ làm suy yếu sức đề kháng của đồng bọn vốn đă đă chịu nhiều thử thách trước đó? Bởi v́ ông từng nghe các thủ đoạn xảo quyệt như thế của bọn nha lại từ miệng Kumekichi, người đồng bọn đă chết. Thế nhưng điều không tưởng tượng nổi là Tôgorô đă trả lời nghi vấn đó của Kashichi. Bằng một giọng nho nhỏ, anh cho biết ḿnh đến đây là để tự thú (jishu, jiso). -Đến mi mà cũng... Khi mấy người tù khác cất tiếng chế nhạo anh, bằng một giọng điệu mềm mỏng, Tôgorô đă chực biện hộ cho ḿnh. Để ngăn cả hai bên, Kashichi bèn giải thích cho Tôgorô: -Mi có biết là nếu mi ở đây, người ta sẽ đánh đập mi không? Thôi, để chúng ta khỏi bận ḷng, mi hăy về đi cho rảnh. Lời nói ấy khiến cho Tôgorô không biết cách trả lời. -Mi không sợ ư? -Sợ chứ ạ! Tôgorô lẩm bẩm. Hay chưa ḱa!.....Một đằng anh ta bảo là ḿnh sợ bị tra tấn, một đằng lại vác mặt ḅ về. Lời Tôgorô thật t́nh khó hiểu. Anh ta bảo anh t́m tới đây v́ có nghe một tiếng nói. Anh quả quyết là tiếng nói đó đă vọng đến bên tai ḿnh.Tiếng nói ấy khuyến khích Tôgorô trở lại với mọi người và chỉ cần một lần này nữa thôi. Hăy đi đến Tsuyama nơi đồng đạo của ngươi đang có mặt, c̣n như khi có điều ǵ làm cho ngươi sợ hăi hay đau khổ th́ cứ việc bỏ trốn mà về, không sao hết. V́ vậy, hăy tới Tsuyama thêm một lần nữa cho ta. Tiếng nói ấy như một lời van lơn, một lời cầu khẩn, và v́ thế, Tôgorô đă t́m cách đến đây. Chỉ có tiếng cành cây khô găy bên trong núi mới làm mất đi sự yên tĩnh của trời đêm, nhưng hôm đó, đám tù nhân đă ngồi yên lặng, lắng tai nghe câu chuyện Tôgorô đang kể cho họ. Một người đàn ông th́ thầm: -Coi bộ câu chuyện Tôgorô đang kể chỉ có lợi cho hắn thôi! Có lẽ ông ta nghĩ rằng Tôgorô v́ muốn đồng bọn và người trong thôn tha thứ hành động phản bội của hắn hai năm về trước nên đă bịa ra câu chuyện này. Thêm nữa, cái câu “Nếu sợ có chuyện ǵ gây ra đau khổ cho ngươi th́ cứ bỏ về!” trong trường hợp này cũng có thể hiểu là câu nói khéo léo, giúp hắn thoát hiểm. Thế nhưng, người như ông Kashichi th́ tuy cũng có suy nghĩ kiểu đó đến độ phân nửa, nhưng phân nửa c̣n lại, ông có cảm tưởng sự thể không phải là như vậy. Trằn trọc cả đêm không ngủ, ông nằm trong bóng tối, nghe tiếng trở ḿnh của Tôgorô mà miên man suy nghĩ. Sáng hôm sau, Tôgorô đă bị bọn sai nha đưa ra ngoài ao, thả xuống đó trấn nước. Lúc đầu, Kashichi và những tù nhân khác, khi nghe tiếng hét như trẻ con của Tôgorô lọt vào tai, chỉ biết đọc kinh Kính Mừng để xin Chúa thêm sức cho anh đàn ông nhát nhúa này. Nhưng cuối cùng, cái tiếng họ đang nghe là một âm thanh ngược lại. Th́ ra, Tôgorô vừa nói với bọn sai nha là anh ta sẽ “chuyển hướng”. Sau khi thề thốt với chúng xong, bọn sai nha đă kéo anh lên khỏi ao. Tuy nhiên, lúc ấy mới thấy những ǵ ông hoài nghi về anh chàng này là lầm lẫn và cảm thấy an tâm trở lại. Ông lại nghĩ:”Như vậy cũng được! Như vậy cũng được!”. Sau khi được bọn nha lại phóng thích, Tôgorô đă đi về đâu th́ không ai hay. Rồi đến năm Minh Trị thứ tư (Meiji 4, 1871) th́ tám người tù kia cũng đă được chính phủ mới (Duy Tân) thả ra. *** Đức cha Inoue đến nơi. Giống như anh chàng bán dạo ảnh khiêu dâm hồi năy, anh cũng đă mở cánh cửa một cách nhẹ nhàng rồi bước vào trong. Bên ngoài trời đang lạnh, thế mà trên khuôn mặt sắc máu hơi xấu của anh lại lấm tấm mồ hôi. Chúng tôi là bạn cũ từ thời sinh viên, đă từng vượt biển sang Pháp trong một chiếc tàu chở hàng và ăn ngủ chung đụng với đám cu-li và lính tráng dưới khoang[9]. -Tôi có chuyện phải xin lỗi anh. -Tấm fumie bị ǵ à? -Ừ. V́ mệnh lệnh của bề trên nên việc xuống Nagasaki kiếm tấm fumie đem về bảo quản ở Văn khó Kirishitan ở Đại học J, đă được giao cho một linh mục khác. Tôi thấy trên trán anh Inoue có một cái bớt nhỏ bẩm sinh màu đỏ thâm. Anh hiện là một phó tế ở một giáo hội nhỏ nằm ở một khu nhộn nhịp (downtown) trong thành phố. Ống tay áo khoác của anh đă sờn rách, c̣n màu đen của cái quần th́ đă bạc thếch ở ngang tầm đầu gối. Giống như điều tôi đă tưởng tượng, giữa dáng dấp của anh và của ông bán dạo đội cái mũ leo núi kia, không hiểu sao mà tôi thấy có cái ǵ giông giống. Thế nhưng tôi đă không nói cho anh nghe điều đó. Inoue cho biết anh đă đi xem tấm funie đó và vừa mới về. Cái khung bằng gỗ của nó đă mục, bên vè tấm tượng nổi bằng đồng h́nh Chúa Ki-Tô đă bị han rỉ. Có lẽ đấy là tác phẩm của một ông thợ nhà quê nào đó ở vùng Uragami. Những vết vẽ bậy nguệch ngoạc như từ tay con nít lên bên trên đă làm cho mặt mũi ṃn gần hết, không tài nào nhận ra nữa. Trong bao nhiêu năm, nó đă bị để lăn lóc, không ai đoái hoài, trong ngôi nhà của ông Fukae ở thôn Daimyô. Vừa hút thuốc lá, chúng tôi lại bắt đầu bước qua chuyện khác.Tôi đặt câu hỏi cho cha Inoue về cảnh bữa ăn tối cuối cùng (saigo no bansan)[10] của Chúa được chép trong sách Giăng (Johanes) của Phúc âm Tân Ước. Đây là một điều từ lâu đă khiến tôi trăn trở. Đó là nghi vấn về câu nói trong đoạn Chúa Ki-tô bẻ bánh ra ban một miếng cho Judas, kẻ phản bộ tiềm ẩn: “Sau khi đă nhúng miếng bánh vào rượu nho, Ngài bèn đưa nó cho Judas Iscariot, con trai của Simon....Thế rồi Ki-Tô (Christ) đă nói với hắn: Nếu ngươi muốn làm th́ hăy làm nhanh lên” Nếu muốn làm th́ hăy làm nhanh lên! Rơ ràng là Chúa đang đề cập đến âm mưu phản bội, bán Chúa của Judas, Nhưng cớ sao Ngài không ngăn cản Judas? Có lúc tôi đă nghĩ rằng khi thốt ra một câu như vậy, Ngài đă quá lạnh lùng, tàn nhẫn. Và đó là câu hỏi mà tôi muốn đặt ra. Thế nhưng Đức cha Inoue đă trả lời tôi rằng câu nói trên đă biểu lộ cái tính cách con người (ningen no men) của Chúa. Tuy Chúa có yêu Judas nhưng điều đó không cấm Ngài cảm thấy khó chịu khi ngồi chung bàn với gă đàn ông này. Tâm lư này cũng giống như t́nh cảm của một người đàn ông đối với một người đàn bà đă phản bội ḿnh. Ở tận đáy ḷng, anh vẫn giữ t́nh yêu dành cho nàng nhưng trên mặt nỗi th́ t́nh yêu đó vẫn bị pha lẫn với sự thù ghét. Đức cha Inoue đă giải thích cho tôi rằng, t́nh yêu của Chúa lúc đó là như vậy. Thế nhưng tôi lại không đồng ư với lối suy nghĩ của anh. -Tôi không nghĩ ở đây, Chúa đang ban một mệnh lệnh đâu! Tôi e rằng khi nhiều lần được dịch, nó đă dần dần biến dạng so với nguyên tác. ....Có lẽ bề ǵ ngươi cũng làm như thế. Nhưng nếu người làm thời ta cũng cam đành! Thế th́ ngươi cứ làm đi! V́ vậy mà thập tự giá kia mới dành cho ta và việc ta vác thập tự giá trên lưng mới chứa một ư nghĩa. Có đúng không nào? Bởi v́ Chúa đă thấu hiểu cái số phận chẳng ra ǵ của loài người. H́nh như buổi tập dượt mà tôi nghe tiếng hát từ trên sân thượng đă chấm dứt. Nó đă trả lại sự yên tĩnh của một buổi xế trưa về cho bệnh viện. Bây giờ th́ dù Đức cha Inoue có phản bác lại những ư kiến dị đoan kia của tôi chắc tôi vẫn giữ một thái độ cố chấp. Lúc ấy, bất chợt h́nh ảnh của tấm fumie mà tôi không có dịp nh́n thấy lại thoáng hiện trong đầu. Tuy tôi vẫn muốn nh́n được nó một lần trước khi đi mổ, nhưng nếu không thực hiện được th́ tôi cũng cam đành. Theo lời kể của anh Inoue th́ bức ảnh nổi bằng đồng có in h́nh Chúa Ki-Tô đặt trên miếng gỗ mục, giờ đây cũng sắp tiêu ma. Bao bàn chân người dẫm lên trên, lần hồi đă gây ra những vết thương trên khuôn mặt của Chúa và bào ṃn nó đi rồi. Thế nhưng cái bị thương tổn không phải chỉ là Chúa Ki-Tô trên mảnh đồng đó thôi đâu. Khi Tô go rô đưa chân ra dẫm lên nó, chân anh ta cũng đau đấy chứ, và tôi có cảm tưởng ḿnh đă hiểu đước nỗi đau ấy của anh ta. Và nỗi đau của con người ấy thế nào cũng đă truyền tới thanh đồng có Chúa Ki-Tô. Thế rồi, v́ không chịu nỗi lâu hơn nữa sự đau khổ của loài người, Ngài mới động ḷng trắc ẩn để nhỏ nhẹ mà nói ra câu: “Nếu ngươi làm th́ hăy làm nhanh lên!”. Giữa người có khuôn mặt bị người ta dẫm và kẻ đang dẫm lên trên, đă có một tư thế cùng một liên hệ như thế và nó vẫn tồn tại măi cho đến ngày nay. Tôi lại nghĩ lan man về ông bán dạo chiếc đội mũ leo núi hồi năy và tấm ảnh nhỏ đă ố vàng ở bên ŕa. Trong bóng mờ, cái thân xác đàn ông và thân xác đàn bà lờ mờ kia đang gh́ siết lấy nhau và phát ra những tiếng rên rỉ. Nó có khác ǵ cảnh khuôn mặt của Chúa Ki-Tô trên tấm ảnh đồng và xác thịt của loài người đang giao tiếp với nhau đâu? Hai t́nh huống này sao mà giống nhau một cách đáng kinh ngạc. Cái liên hệ này đă được ghi chép lại ở một chỗ nào đó trong quyển sách dạy về giáo lư (Công Giáo Yếu Lư) mà bọn trẻ con vẫn được học với các bà phước vào buổi chiều Chủ nhật trong mấy khu vườn bao quanh nhà thờ, nơi dậy lên mùi thơm của mứt hoa quả (jam) mà ai đang nấu. Ấy thế mà trong một thời gian dài, tôi đă khinh thường loại sách vở này. Để rồi ngày nay, phải mất đến ba mươi năm, tôi dám nói là đôi điều mà tôi học được vốn đă đến từ nó. Sau khi Đức cha đă ra về, tôi lại chui vào giường và đợi giờ vợ tôi đến thăm. Trên khung trời giăng mây xám tro, đôi lúc vẫn có vài tia nắng yếu len vào bên trong pḥng của người bệnh. Trên ḷ điện, b́nh thuốc đang nấu bốc lên hơi nước. Tôi mở mắt ra và nh́n lên giường th́ thấy cái món quà giúp tôi đuổi tà mà ông bán dạo đội mũ leo núi đă cho đang nằm ra đó. Con búp bê kokeshi bé nhỏ, mỏng manh và bẩn thỉu kia nào có khác chi cái kiếp con người.
Dịch ngày 24/02/2023
Bên lề tác phẩm: Trong truyện này, Endo Shusaku như muốn tŕnh bày về sự phân biệt giữa “can đảm và hèn nhát” cũng như “trung thành và phản bội”, một chủ đề lớn của thời hiện đại. Nó không chỉ liên quan đến ḷng tin tôn giáo nhưng cả trong mọi khía cạnh của cuộc sống con người. Tôi chợt nhớ triết gia Maruyama Masao (1914-1996) cũng đă viết cuốn sách nổi tiếng nhan đề “Trung thành và phản nghịch” (Chuusei to hangyaku, 1992) và lần này, đề cập đến chính trị Nhật Bản buổi giao thời. Đừng nói chi đến Judas Icariot mà sự phản bội đă được nhắc đến nhiều lần (xin xem truyện ngắn “Judas đi tố cáo” của nhà văn Dazai Osamu, bản dịch Lê Ngọc Thảo) mà cả ông Pierre (Peter), một thánh tông đồ mà Chúa Jesus hết sức tin cậy, cũng đă chối Ngài ba lần trước khi gà gáy. Thế th́ làm sao trách được một thường dân nhút nhát, yêu ḥa b́nh như Tôgorô trước bạo lực và sự xảo quyệt của bọn sai nha. Không phải là tín hữu Ki-Tô, tôi chưa hân hạnh học giáo lư bao giờ nên không hiểu cho lắm lối ví von của nhà văn ở cuối truyện, nhưng nhớ ḿnh đă đọc đâu đó trong Kinh Thánh sự so sánh t́nh nghĩa vợ chồng với t́nh yêu của Chúa đối với Hội thánh, cho nên cũng có thể đồng cảm với ông ở một chừng mực nào đó. Thế nhưng đem ảnh khiêu dâm so sánh với fumie, ông bán dạo đạo đức lơ mơ với linh mục Inoue, th́ phải nói Endo có hơi phạm thượng, ít nhất là quá táo bạo. Thôi th́, Endo chỉ là một nhà văn chứ không phải nhà đạo đức, xin cho ông tấm kim bài miễn tử. Nếu có cái ǵ đáng để trách móc, tôi chỉ trách ông là một ngày trước lên bàn mổ để mổ phổi, Endo Shusaku vẫn hút thuốc lá và c̣n đem bao thuốc trong túi ra mời khách.
Tư liệu tham khảo: 1-Endo Shusaku, Sono zenjitsu trong Toàn tập 15 quyển Endo Shusaku, Nxb Shinchô, Tôkyô, 1999, (quyển7, trang 79 đến 90). Nguyên tác Nhật ngữ. 2-Endo Shusaku, Sono zenjitsu (The Day Before), do Van C.Gessel dịch sang tiếng Anh, trong Tuyển tập Stained Glass Elegies, Stories by Endo, A Directions Book xuất bản, USA, trang 70-80. Bản ngoại văn tham chiếu. [1] Tranh (e) có h́nh ảnh Chúa hay Đức Mẹ để bắt tín đồ dẫm lên, bày tỏ ư chí bỏ đạo trước mặt các giới chức dưới thời Edo. Có thể được khắc trên gỗ hay kim loại. [2] Thực ra năm 1858 đă có môt hiệp ước sơ khởi với Mỹ và cùng lúc, với nhiều quốc gia Âu châu. [3] Chữ chuyển hướng nôm na có nghĩa là bỏ đạo. Từ này cũng được dùng vào thời quân Phiệt (thập niên 1930 cho dến 1945) mà đối tượng là các nhà văn khuynh tả bị bắt bớ. [4] Cách đánh số theo 47 văn tự Nhật như A, I, U, E, O,.. HO vv...) [5] Đại = thay thế. Daikan (Daikan) là quan đại diện người có tước lộc và ra địa phương cai trị thay cho họ. [6] Ubuge hay Ubuke, tức lông (ke) bẩm sinh, đă có từ lúc mới đẻ (ubu) [7] Khi vâng vâng hai lần là tỏ ư ḿnh đang nghe một cách miễn cưỡng chứ không phải là đồng ư. Các bà mẹ Nhật đều đe con khi nghe con trả lời ḿnh kiểu đó. [8] Kokeshi ningyô: búp bê dáng dấp phụ nữ, h́nh trụ và làm bằng gỗ,, có trang trí nhiều màu. Sản phẩm dân dă của vùng Đông Bắc Nhật Bản. [9] Xem niên biểu sáng tác của Endo Shusaku phần nói về chuyến đi sang Pháp và cuộc gặp gỡ với linh mục Inoue, một nhân vật có thực, sau này đă chủ tế cho tang lễ của nhà văn vào năm 1996. [10] Để chỉ tiệc thánh Chúa ban cho mọi tông đồ như thể chia tay v́ biết ḿnh sắp bị hăm hại. Anh Mỹ gọi là The Last Supper. Xin xem thêm sách Lu-ca đoạn 22, Giăng đoạn 13 phần 2, sách Mác đoạn 14 phần 3, Ma-thi-ơ đoạn 26 phần 4 vv...) trong Thánh Kinh Tân Ước
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com ......................... ®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com) |