VỀ ĐI THÔI!  (Kaeri’nan)

Nguyên tác: Endo Shusaku

Dịch: Nguyễn Nam Trân

遠藤周作の戯曲集「善人たち」3月に刊行、新たに発見された未発表戯曲3作を収録 - ステージナタリー

Văn hào Endo Shusaku

 

Một buổi xế trưa mùa hè nắng gắt, tôi đến một cửa hiệu chuyên về đồ đá ở Fuchuu đặt họ làm một tấm bia mộ.

Cũng v́ anh trai tôi, người mới mất nửa tháng trước đây, đă được chôn trong cùng nghĩa trang Công giáo ở Fuchuu như mẹ tôi. Thấy mộ của bà quá bé, tôi muốn nhân dịp này xây nó lại.

Ông chủ tiệm đá với cánh tay hộ pháp lộ ra ngoài tấm sơ mi cộc, vừa phác cứ chỉ như đang đào bới, vừa nói với tôi:

-Thế th́ phải đào di hài của cụ nhà lên một lần nữa đấy, ông ạ!

Ba mươi mấy năm về trước, khi mẹ tôi qua đời, tôi đă không hỏa táng v́ nguyên tắc đạo Ki-Tô - tôn giáo của bà - đă ngăn cấm chuyện đó. Do đó, di hài bà không bị đem đốt mà được đặt nguyên như thế vào trong tấm áo quan. Rồi bà được đưa tới nghĩa trang Công giáo này. Sau khi mấy người phu mộ đặt áo quan ấy vào trong ḷng cái huyệt tối tăm mà họ đă đào, anh tôi và tôi đă rải đất lên trên. Lúc đó, tôi hăy c̣n là sinh viên mà anh tôi cũng nghèo cho nên chúng tôi chỉ sắp xếp được cho mẹ một ngôi mộ thật nhỏ. Năm nay th́ ông anh ấy cũng qua đời nên di tộc của anh và tôi đều muốn sửa sang lại mộ mẹ và định để cả hũ tro cốt (kotsutsubo) của anh vào đó chôn cùng.

-Nếu phải đào bới lên th́ xác sẽ ra sao hở ông?

-V́ trước kia ḿnh đem cụ đi chôn (thổ táng) nên lần này phải xin phép cảnh sát và đưa xác đến chỗ hỏa táng nhờ họ thiêu, thầy ạ! Thế rồi, xin thầy giữ tro của người quá cố (O-hotokesan) ở nhà cho đến khi mộ mới được xây xong nhé.

Sợ thật ! Di hài của mẹ tôi sau hơn ba mươi năm nằm trong ḷng đất sẽ được đem phơi ra trước mắt. Tôi cảm thấy khiếp hăi khi sắp phải nh́n mẹ ḿnh dưới dạng những mảnh xương. Tuy không giống cảnh ông Lazaro[1] sống lại trong Kinh Thánh nhưng tôi tưởng tượng ra là bà sẽ đứng dậy dưới ánh mặt trời, rồi giống như ngày xưa,đưa ngón tay chỉ vào mặt thằng con và trách mắng lối sống không mấy tin kính của tôi.

Tôi đă trở về nhà dưới cái nắng chói chang với một chút tâm sự khiếp hăi như thế. Trong pḥng ăn, vợ tôi và người chị họ của nàng đang ăn dưa hấu.

-Chú sao lại gầy đi lắm thế!

Bà chị họ không để ư là vợ tôi đang ra hiệu cho bà bằng mắt, cứ nh́n chầm chập vào người tôi như muốn quan sát và phát biểu với một vẻ lo lắng. Vợ tôi vội đổi ngay đề tài câu chuyện:

-Chuyện xây mộ má ra sao rồi, anh?

Tôi trả lời là việc đặt làm bia đă xong xuôi nhưng cảm thấy hơi lo khi nghe họ nói phải đào xác lên.

-Té ra họ bắt buộc ḿnh đem ra chỗ hỏa táng để thiêu một lần ấy nhỉ?

-Ủa, bên Công giáo lại đem chôn à? Thế mà tôi không biết.

Bà chị họ của vợ tôi chợt đặt câu hỏi như thể chê bai:

-Sao vậy nhỉ?

-V́ xưa kia, người ta tin rằng làm thế th́ mới c̣n cơ hội phục sinh (fukkatsu). Nhưng bây giờ đă thay đổi rồi, nên hỏa táng cũng được chấp nhận.

Nghe hai chữ “phục sinh”, đôi mắt bà chị vợ nh́n đăm đăm vào mặt tôi như đang ngắm một món hàng giả mạo. Tôi vừa nghĩ rằng nếu mẹ tôi có mặt nơi đây vào giờ phút này, nhất định là bà sẽ vứt bỏ ngay niềm tin vào sự phục sinh mà bà có bấy lâu, riêng tôi lại cảm thấy ḿnh không thể làm như thế được.

-Này, anh!

Vợ tôi lại đổi đề tài câu chuyện:

-Chị của em muốn nhờ anh một chuyện. Đó là ...đi bắt trộm chó hộ chị.

Tôi ngạc nhiên:

-Bắt trộm chó à ? Mà sao lại nhờ tôi ?.

Bà chị vợ điềm nhiên:

-Chớ c̣n ǵ nữa. Một con chó tội nghiệp hết sức, chú ơi!

Câu chuyện là như thế này: ngay bên cạnh nhà của bà chị họ, có một ông thợ hồ góa vợ. Nghe nói ông ta mỗi tối nhậu nhẹt xong thường đem con chó ngày xưa vợ ḿnh nuôi ra mà đánh đập. Con chó suốt ngày bị cột bằng giây, khi ông ta đi dạo cũng không buồn dắt theo, lâu lâu mới thảy cho nó cái ǵ để gặm. Do đó, lúc đêm về, nó sủa ăng ẳng không thôi, và cứ mỗi lần như thế là nó lại bị chủ cho ăn đ̣n tiếp.

-Nh́n thấy cảnh con chó mà không khỏi xót xa. Hai ba lần rồi, tôi có đem cơm cho ăn đấy chứ. Lại nghe nói chủ ra lệnh cho nó phải kêu “meo meo” như tiếng mèo, hễ không kêu được là uưnh. Coi thế có tàn nhẫn hay không?

-Không ai can thiệp ǵ hết sao?

-Có chứ ! Nhưng nếu làm như vậy là cha thợ hồ đó lại giở tṛ hăm he nạt nộ ! 

-Thế nhưng tại sao phải là tôi mới đi trộm được?

-Không chú th́ ai bây giờ! Chẳng phải, hồi năm ngoái, chú vừa có con chó bị chết hay sao ?. Trong nhà này hăy c̣n cái chuồng chó, mà hai vợ chồng chú lại thích chó. Hả ? Chú nói đem về nhà tôi à ? Không được, không được!. Tôi là láng giềng nên sẽ bị phác giác là người ăn trộm chó ngay. Vả lại, nhà tôi c̣n đang nuôi hai con mèo nữa.

Đúng như lời bà chị ấy[2] nói, trước mắt là trong vườn nhà chúng tôi, cái chuồng chó cũ c̣n nằm trơ đó. Con chó già từng ở đấy th́ lúc được 14 tuổi (chó 14 tuổi đă già ngang với một người 80), v́ mắc bệnh sán chỉ (filariosis) nên suy nhược. Một hôm, nó đă vào nằm ngủ trưa trong một cánh đồng hoa cosmos (anh đào mọc trên nền đất) và trút hơn thở cuối cùng tại đó. Tôi đă chôn nó trong khu vườn nhà và mua một cây con loại mộc liên (mokuren, magnolia) trắng trồng lên chỗ đó. 

- Xin lỗi chú nghen...Chú có thể nào cho tôi gửi nuôi con chó đó trong cái chuồng bỏ trống của chú không?

Bà chị họ của vợ tôi đưa mắt nh́n ra cái chuồng chó nhỏ đă tróc nước sơn nằm trong khu vườn và nói với một cái giọng lần này nghe dễ lọt tai hơn. Tôi nghĩ thầm: nếu như mẹ tôi có mặt ở đây, có lẽ bà sẽ nói: “Cái ǵ nuôi được th́ nuôi, cái ǵ không nuôi được th́ không nuôi!” và từ chối một cách minh bạch.

-Nhưng mà, mấy cái chuyện trộm cắp ....

-Không sao đâu. Người đi ăn trộm sẽ là tôi với một bà nội trợ, bạn láng giềng của tôi. Hai cô chú chỉ cần đem xe chở con chó đi hộ là được.

-Nhỡ bị bắt gặp, ḿnh phải làm sao?

-Không thể nào bị bắt gặp đâu.

Rốt cuộc, tôi và vợ tôi, tuy không đến nổi bị ép uổng, nhưng phần v́ yếu ḷng và lại quá hiếu kỳ nên đă bị người chị họ mạnh tay kéo vào tṛng và đành chấp nhận giúp bà. 

Tôi cũng nói với vợ như để tự biện hộ cho hành động của ḿnh:“Làm chuyện này cũng là một cách cầu phúc cho linh hồn ông anh đấy!” nhưng không khỏi nghĩ thầm:“Anh ḿnh cũng là người đi đạo Ki-Tô. Nếu đem một hành động trộm cắp để đánh đổi lấy ơn phước cho ông anh th́ ḿnh thật  quá mâu thuẫn”.

Ba bốn hôm trôi qua. Đến một buổi tối, bà chị họ của vợ tôi gọi điện thoại đến cho biết đêm này sẽ cử sự. Ăn xong bữa tối, cả nhà trên chiếc xe do vợ tôi cầm lái, lấy đường cao tốc đi khoảng 40 phút về hướng thị trấn Isegahara. Sau đi chồng qua đời, bà chị đă dọn về Isegahara sinh sống và mở một lớp dạy Trà đạo. Pḥng khi con chó ói mữa hay làm bẩn trong xe, tôi đă lót một lớp giấy báo dưới sàn, lại mang sẵn một b́nh bỏ túi bằng nhôm đựng rượu whisky (pocket whisky) uống để lấy can đảm, kèm theo một tấm khăn thật rộng dùng như tay nải (furoshiki), ngộ nhỡ khi ai phát hiện, sẽ đem nó trùm lên con chó mà dấu. 

Trên cao tốc từ Tôkyô đi về hướng Nagoya (Tômei kôsoku), tôi nh́n vợ từ đằng lưng v́ nàng đang lái xe, gợi chuyện.

-Cái việc phải đào huyệt để đưa xác má lên th́...

-Lúc đó chắc anh nên có mặt nhỉ?

Rồi nàng ra chiều suy nghĩ, một lúc sau mới nói tiếp:

-Anh hơi sợ, phải không?

Tôi không trả lời. Sợ th́ dĩ nhiên là sợ nhưng không chỉ có thế. Thực ra, tôi không muốn mang tội bất kính khi ḍm vào nắm xương tàn của mẹ ḿnh. Có lẽ là bà cũng không muốn ḿnh phơi thây kiểu đó trước mắt đứa con trai.

-Vậy để em thay mặt anh nhé?

-Không. Bề ǵ anh cũng phải đi. Từ ngày mốt anh đă dự định xuống Kyuushuu rồi, phải không? Thôi, chờ lúc về, anh sẽ điện thoại cho tiệm bán đá.

H́nh ảnh những môi mộ cổ (kofun)[3] được khai quật như hiện ra trước mắt tôi. H́nh như tôi đă được xem mấy bức ảnh về chúng trong một tạp chí bằng tranh (gahô) nào rồi. Nơi đó có những mảnh xương tay và xương chân đă biến dạng đến từ những bộ hài cốt được chôn khá nông như đang bày ra trên mặt đất. Mẹ tôi cũng sẽ xuất hiện trên mặt đất nầy với một h́nh dạng như thế sao? Những gian lao trong cuộc đời bà th́ chỉ có anh tôi - người vừa mới chết - và tôi là biết rơ hơn cả. C̣n như niềm tin tôn giáo mănh liệt nơi bà, cũng chỉ có hai anh em tôi là biết rơ nhất. Thế nhưng tôi không muốn nh́n bà chỉ qua mớ hài cốt mà tôi nghĩ là trên đó, những nỗi gian lao cũng như niềm tin tôn giáo ấy đă bị bóc gỡ hết đi rồi .

Tới nhà bà chị họ ở Isegahara xong, chúng tôi thấy bà và ṭng phạm - một bà nội trợ bên hàng xóm - đă chụp lên đầu cái mũ giống mũ người leo núi và mặc quần dành cho đàn ông, c̣n mang cả găng tay, đang đợi sẵn. Chỉ đi bắt trộm chó thôi mà không hiểu sao mấy bà này trang bị c̣n chu đáo hơn cả người làm tổng vệ sinh hay đám sinh viên xuống đường (Zengakuren)[4]. Hai người lên xe xong, chúng tôi cho xe chạy một đỗi. Khi gần đến nhà ông thợ hồ đích ngắm th́ bà nội trợ bên láng giềng bèn xuống trước để thám thính. Được một lúc đă thấy bà quay lại xe, thở hổn hển như sắp hết hơi rồi hạ giọng thông báo cho chúng tôi là ông thợ hồ kia không có nhà. V́ là đàn ông, tôi phải tiếp tay bà chị, nên đă hớp một ngụm whisky để lấy tinh thần và lẽo đẽo theo sau bà. Đoạn đường này hết sức yên tĩnh, ngôi nhà trệt nhỏ bé của ông thợ hồ đang vắng người và chẳng có ánh đèn. Khi bà nội trợ can đảm lách tấm thân bồ tượng của bà qua hàng dậu để vào trong, tôi nghe có tiếng chó hinh hích mũi và tiếng giây xích khua vọng ra từ trong bóng tối. Bà bèn đem đoạn thừng ḿnh mang theo buộc vào ṿng cổ chó rồi nắm lấy sợi giây ấy, trở ra bằng chỗ hàng dậu bị đổ rồi trao cái giây cho tôi.

-Đưa nó ra ngoài này nhanh nhanh!

-Không ra được . Coi nè, tôi không sao kéo nó.

Lư do là con chó v́ quá khiếp sợ nên cứ tŕ chân, không chịu đi.

-Đi ra đi, con! Coi ḱa!

-Ê! Đừng nói to quá!

Con chó cụp đuôi lại c̣n đầu th́ vươn ra đến độ cần cổ như sắp đứt đến nơi.Tôi h́ hục kéo nó bằng hai bàn tay đang dính đầy mạng nhện. Bà chị họ bèn vuốt ve cái đầu con chó vừa được kéo ra với một giọng mơn trớn (như lúc bà đang dỗ dành mấy con mèo nhà bà).

-Tội nghiệp cho mi quá. Từ rày về sau mi sẽ không c̣n bị ai đánh đập nữa đâu, con.

Không phải bà chị ấy đang thủ thỉ với con chó đâu. Tôi thừa biết bà chỉ muốn nói tôi nghe thôi. Không muốn để lâu la mất thời giờ vô ích, tôi bèn đẩy con chó lên xe và cho xe chạy tức khắc. Trong xe, bà chị và người bạn láng giềng vẫn c̣n thở hổn hển, nhưng họ cũng không quên bàn tán với nhau về cái việc làm phúc đức vừa qua. Sau khi bỏ hai bà xuống một ngă tư có đèn đường sáng, vợ tôi và tôi chỉ trong nháy mắt đă ra đến cao tốc Tômei, phóng thẳng về nhà như người chạy trốn. Tôi vừa nhấp whisky, đưa một tay sờ lên người con vật để thấy là thân thể nó ẩm ướt, gầy rạc và đang run rẩy. 

*** 

Sáng hôm sau, khi tôi ra ngoài vừa th́ thấy đằng trước cái chuồng nhỏ của con chó đă chết, con chó vừa mới được đem về đang ngước đôi mắt lên nh́n tôi một cách lo lắng. Thế nhưng h́nh như nó dang đói bụng nên khi tôi vừa dọn cho nó ít thực phẩm dành cho chó (dog foods), nó đă tức khắc dúi mơm khoắng một ṿng quanh cái đĩa nhôm và vét sạch. Trên trán nó hăy c̣n dấu tích một vết thương cũ. Có lẽ đấy là chỗ ông thợ hồ kia đă đánh.

Mới vừa lưu ư đến con chó chưa được bao lâu, tôi đă phải xuống Kyuushuu  thu thập tài liệu để viết. Trước đây, tôi đă để ư đến một chi tiết lịch sử là ở một góc bán đảo Shimabara (tỉnh Nagasaki), vào cuối thế kỷ 16, các nhà truyền giáo đă lập lên một viện Thần học và từ ngôi trường đó, có vài sinh viên người Nhật tốt nghiệp. Một người trong bọn tên là Miguel Nishida. Gặp lúc đám người Kirishitan (Christian) bị bách hại, ông đă trốn qua đến Phi-Luật-Tân và ngụ tại chỗ (dôshuku) để truyền giáo trong cộng đồng Nhật kiều ở đấy, nhưng về sau ông lại trở về Nhật và chết. Lại nghe rằng có một bức thư cũ của Miguel Nishida đă được người ta t́m thấy nên bề ǵ tôi cũng muốn đến đọc thử.

Dưới ánh nắng chói chang của thành phố Nagasaki, tôi đă gặp được anh Ôtsuji, đang làm việc ở Đài phát thanh của tỉnh và là người đă cho tôi biết tin tức về lá thư đó. Anh Ôtsuji vốn là một người quen biết, xưa kia đă có lần giúp đỡ tôi.   

-Người ta đă phát hiện ra nó trong nhà họ Matsuno, một gia đ́nh cố cựu ở cảng Hirado. Giáo sư J thuộc Đại học Jôchi (Sophia University) và linh mục P. ở Nagasaki đều đă đến xem xét xong rồi đấy!

Khi Ôtsuji đưa tôi đến một tiệm sushi cạnh Đài phát thanh th́ vừa ngồi xuống ghế, anh đă móc từ trong túi một phong b́ đưa tôi xem. Bên trong phong b́ là hai bức ảnh chụp lá thư liên hệ. Ngay chỉ với bức ảnh, tôi cũng đă nhận ra rằng bên lề lá thư gốc có vết mối ăn. Tôi có thể đọc được đến chỗ: “Tôi muốn viết một lá thư để hỏi thăm thầy. Ở đây mọi sự vẫn bằng an....” nhưng sau đó th́ không thể nào đọc tiếp. Đưa tay chùi bọt bia đang dính trên mép, tôi c̣n đang ra sức t́m hiểu thêm th́ đă thấy anh Ôtsuji “đẩy chiếc thuyền cứu hộ” (tasukebune) đến “vớt” tôi lên. Anh đọc tiếp: “Tuy muốn trở về Nhật nhưng tôi biết đó là một giấc mơ vô vọng”.

-Kiểu này th́ thấy lá thư đă được viết vào thời điểm Miguel Nishida chưa có cách trở về Nhật!

-Chính thế!

Anh Ôtsuji gật đầu đồng ư. Cha P. cũng phỏng đoán đây là bức thư viết vào năm 1630. Việc ông Miguel Nishida lên đảo Okonojima để lén về nước xảy ra vào năm 1631. Thế thầy có đến đảo Okonojima bao giờ chưa?

-Có ạ.

Tôi đă có lần đến ḥn đảo nhỏ nằm trong vịnh Hakata ấy. Mùa xuân tôi ra đó, đảo đầy những người đang đến thưởng hoa (hanami). Có lẽ là gần băi biển Okonojima lổn nhổn đá và đầy những cái lon rỗng và hộp cơm trống không, chúng bị đám khách kia bỏ lại và nằm tứ tán, trông bẩn thỉu, Miguel Nishida đă từ Phi Luật Tân đáp một chiếc thuyền buồm (junk)[5] Trung Quốc, t́m cách tới sát bên đảo rồi thừa đêm tối mà đổ bộ. Sau đó, ông đă lánh ḿnh ở Nagasaki. Thế rồi, chốn ẩn núp đó của ông v́ có tín đồ phản bội đi mật báo nên bị phát giác.Ông đă t́m cách tẩu thoát giữa băo tố dữ dội, nhưng đến ngọn núi ở Mogi[6] th́ kiệt lực mà chết.

Anh Ôtsuji vừa cầm đũa gắp, vừa đặt câu hỏi:

-Chừng nào thầy định viết về “những lời nói” của ông ấy thế? Năm sau à?

-Tôi vẫn chưa biết. Dù sao th́ hiện nay vẫn chưa thu thập đủ tư liệu.

-Chủ đề là ǵ vậy, thầy?

-Nhiều..., nhiều lắm, đủ thứ!

Không t́m được câu trả lời rơ ràng, tôi chỉ biết trầm ngâm nh́n xuống cốc bia đang vấy bọt. 

-Sao thầy lại có cảm tưởng rằng Miguel Nishida đă trở về Nhật vậy? Đă biết thừa là nếu ḿnh về nước, thế nào có ngày cũng sẽ bị họ bắt và đem giết, thế sao ông ta lại đi t́m chỗ chết? Nào có phải một ḿnh ông ấy đâu! Trong số đám Kirishitan (Christian) bị trục xuất ra nước ngoài, có nhiều người làm  như ông ấy lắm! Đó là điều tôi không sao hiểu được.

-Thế th́ từ đây ḿnh sẽ lên đường đi xem nào!

Ôtsuji nói thế xong, lập tức đứng dậy: “Ḿnh sẽ đi đến ngọn núi ở Mogi, nơi ông Miguel Nishida chết nhé!”

 

リッチモンドホテル長崎思案橋 (Richmond Hotel Nagasaki Shianbashi)|クチコミあり - 長崎

Xóm Shianbashi về đêm 

Trời đă xế chiều mà chung quanh cây cầu Shianbashi[7], bên dưới cái nắng hăy c̣n chói chang và nóng như một ḷ nung, xe cộ và người đi đường vẫn qua lại tấp nập. Chiếc xe hơi hiệu Corolla do anh Ôtsuji lái đang leo lên ngọn núi nằm chắn như b́nh phong đằng sau lưng cầu. Mười mấy năm về trước, khi tôi ghé thăm khu vực này, nhà cửa dân chúng hăy c̣n lèo tèo, sau đó, mỗi lần trở lại, tôi nhận ra ở lưng chưng núi đă có thêm nhiều khu nhà ở, xây  bằng các loại vật liệu mới. Ở đây có thể đưa mắt nh́n xuống vàm sông (irie) và cái cảng đánh cá nhỏ của Mogi. Mogi là vùng đất mà vào thời Sengoku (Chiến Quốc), lănh chúa Ki-Tô giáo (Kirishitan Daimyô) là Ômura Sumitada[8] đă ban tặng cho Hội thánh Ki-Tô (Yesu-kai). Nhiều người có thể không biết nhưng đó là nhượng địa đầu tiên dành cho thực dân trên đất Nhật.

-Hồi tôi c̣n nhỏ, phải len lỏi giữa những hàng cây t́ bà (biwa)[9], lau mồ hôi mồ kê vượt núi, để ra cảng Mogi tắm.

Núi ở Mogi có nhiều khoảnh vườn trồng cây t́ bà. Từ trên xe mà nh́n mới thấy vùng lá của những khu vườn t́ bà được trồng như bậc thang đang phản chiếu ánh nắng gay gắt của mặt trời, trông bóng láng như những vệt dầu,

-Không biết có phải ông ấy đă lấy thuyền từ cảng Mogi để ra cḥm đảo Amakusa[10] mà trốn hay không nhỉ?

Nước ở vàm sông trông lấp lánh như một bó kim được ai đó rải ra, ngoài khơi có hai chiếc thuyền đánh cá đang lặng lờ trôi. Chùm đảo Amakusa ch́m trong sương mờ phía chân trời. Nhưng lúc Miguel Nishida đang bước ở đây lại là một ngày giông gió dập vùi. Tôi không h́nh dung được là sau khi vượt ngọn đèo này, Miguel Nishida sẽ định lẩn trốn nơi đâu. Có lẽ ông đă biết rằng khắp nước Nhật này, dù có trốn chỗ nào, trên bước đường đào vong, sớm muộn ǵ ông cũng sẽ bị bắt. Nếu chịu ở lại Phi-Luật-Tân, ông sẽ được sống trong sự yêu mến của mọi người và có một cuộc đời êm ả. Ấy thế mà người đàn ông ấy đă chọn giải pháp trở về, xem đất Nhật là nơi để chết.

-Chỗ đó là con đường đă có tự ngày xưa đấy!

Anh Ôtsuji đưa ngón tay trỏ về phía con đường đang in đậm cái bóng đen sẫm của những cây t́ bà. “Có lẽ đó là con đường mà Nishida đă băng qua để tẩu thoát?”

Tôi đang nghĩ bâng quơ là bản thân vẫn chưa biết nơi nào ḿnh sẽ trút hơi thở cuối cùng và có thể định trước chỗ đó hay không, nhưng dù sao, tôi vẫn biết rằng có một ngày, ḿnh thế nào cũng phải đi đến đó. 

Sáng hôm sau, chúng tôi đánh một ṿng quanh bán đảo Shimabara, bị nắng cháy đến mướt mồ hôi, xong mới về Tôkyô. Sau khi từ phi trường lấy tắc-xi về đến nhà, tôi đă thấy con chó mới đem nuôi trong cái chuồng nhỏ ấy đă biến mất tiêu.

-Con chó đâu ?

Ở cửa pḥng tiền đường, tôi trao cái cặp đang xách trên tay cho bà vợ và đặt câu hỏi. Vợ tôi, tay vẫn ôm cái cặp trước ngực, đă trả lời:

-Ơ ơ...nó bỏ trốn rồi!

-Trốn hồi nào?

-Cái đêm anh vừa đi đó mà! Nó bứt sút giây cột và trốn mất. Đă đi kiếm khắp nơi rồi đấy!

-Báo tin cho bà chị Isegahara chưa?

-Có chứ ! Em thấy chị ấy bực ḿnh lắm.

Nói chung, tôi vốn thích chó, đặc biệt là chó tạp chủng th́ loại nào tôi cũng thích, nhưng sao với con chó lúc nào cũng rụt rè kia th́ tôi không có chút  cảm t́nh nào. Có thể v́ đánh hơi được thái độ dị ứng đó của tôi nên nó đă bỏ trốn để dấu mặt đi chăng ?

Bốn hôm sau, chúng tôi được bà chị họ liên lạc. Bà cho biết con chó vừa bỏ trốn kia đă quay lại nhà ông thợ hồ. Không khác ǵ hồi trước, ông ta vẫn nhốt nó cả ngày và buộc vào xiềng, rồi đến khi say rượu, lại lôi nó ra đánh.

Vợ tôi đă tỏ ra kinh ngạc:

-Tại sao nó lại về đó nhỉ ? Và làm cách nào, nó t́m ra đường về mới được chứ?

Con chó vốn biết ḿnh sẽ bị hành hạ, hiếp đáp, nhưng nó đă bước suốt bốn ngày liền để t́m về với người chủ cũ, kẻ nuôi nó. Miguel Nishida cũng vậy, ông biết ḿnh sẽ tiếp tục bị bách hại nhưng đă cố t́nh ĺa bỏ Phi-Luật-Tân, về quê hương để chết. H́nh ảnh của con đường ṃn cũ đầy bóng râm đen đậm của hàng cây t́ bà như lại hiện ra trong mắt tôi.

 *** 

Một ḿnh tôi ngồi đợi trong cái pḥng chờ của nghĩa trang Công giáo. Phía bên kia cửa sổ là một vùng đất diện tích khoảng 600 tsubo (3,306m2 x 600) có cây, đá và thánh giá dàn thành hàng thẳng thớm bên nhau, c̣n ngay chính giữa, lại có dựng một bức tượng Thương Khó (Pỉetà)[11] của Thánh mẫu Maria. Khu vực cắm thập giá có cả phần mộ của các giáo sĩ ngoại quốc và các bà phước đă từ những đất nước xa xôi t́m đến Nhật rồi qua đời tại đây. Mỗi ngôi mộ đều có khắc lời Kinh Thánh dạy hay những lời cầu kinh bằng tiếng La Tinh.

Vào khoảng 11 giờ trưa, lúc ánh sáng mặt trời – giống như một cái mâm to và tṛn – đổ xuống dữ dội nhất, tôi đă thấy ông chủ cửa tiệm đá, theo sau là một anh phu, c̣n mặc nguyên quần tác nghiệp và áo phông chạy bộ, bắt đầu ra sức huy động cái xẻng (shovel) một cách hăng hái. Không biết có phải mặt đất trong khu mộ khá mềm hay sao mà công việc nhanh hơn dự tưởng, chẳng mấy lúc, nửa thân bên dưới của anh phu đă khuất trong ḷng huyệt.

 

石のベンチの像中程度の精度で自動的に生成された説明

Tượng Pietà trong Nghĩa trang Công giáo Fuchuu 

Tuy vậy, tôi vẫn không đủ can đảm để ra đó chứng kiến. Dưới đáy của những lớp đất vừa được đào lên là hài cốt của mẹ tôi và tôi không thể chịu nổi giây phút người ta lấy nó đem lên.V́ vậy, trong lúc anh phu đang lo mấy chuyện đó, tôi đă vào gian pḥng chờ, nơi nắng đang chiếu vào như đổ lửa, nóng đến độ có thể làm chảy cả thiếc, để ngồi đợi trên một chiếc ghế. Trước mặt ḿnh, tôi đă thấy có ai đă đặt sẵn một cái hũ màu xám và đôi đũa gắp. Ánh nắng có thể làm chảy cả thiếc ấy cũng đang chiếu lên cái hũ dùng đựng cốt và đôi đũa gắp. Khi nh́n cái hũ và đôi đũa, tôi bất giác nhớ lại giây phút mới xảy ra cách đây có nửa tháng ở một địa điểm thiêu xác (kasôba). Tôi đă dùng một cặp đũa như thế này để gắp cốt ông anh từ trong ḷ thiêu ra cho vào trong cái hũ giống như thế này. Những mẩu xương của anh tôi rất bé và đă nát ra từng mảnh, đến độ tôi không phân biệt được miếng nào đến từ bộ phận nào. Có miếng th́ trắng như sữa, có miếng đă cháy sém nên ngả sang màu nâu. “Eru. Mine. Animamu. Eyusu. Rekuesu. Kanto. Impa-chie. Amen” (Chúa ơi, xin Ngài hăy cứu linh hồn chúng con, cho chúng con được an nghỉ). Vị linh mục đứng bên cạnh tôi vẫn tiếp tục cầu kinh bằng một giọng ŕ rầm.Thế rồi, lúc tôi đang cùng vợ dùng đũa gắp xương anh bỏ vào trong hũ, tự nhiên ḷng tôi bỗng nhói đau khi thấy rằng giờ đây, tôi chỉ c̣n trơ trọi một ḿnh.

Đó là v́ khi anh tôi c̣n ở trên đời, anh đă đứng chen vào giữa cái chết và tôi, nhưng nay, người anh này đă biến mất, làm tôi có cảm giác chỉ c̣n cái chết đen ng̣m là đứng sừng sững trước mắt tôi thôi. Từ khi c̣n nhỏ, v́ cha mẹ sớm chia tay, tôi luôn gắn bó với mẹ và anh trong cuộc sống.. Hiện nay, cả mẹ lẫn anh đều đă chết, do đó, t́nh cảm cô độc, bị bỏ lại đă trổi dậy trong tôi mạnh hơn bao giờ hết.

Khi nh́n ra hướng cửa sổ, tôi thấy anh phu đào đất bắt đầu làm việc chậm lại. Cuối cùng anh ta đă đưa cái xẻng (shovel) đập đập để tém lại khối đất đă đào lên và lấy khăn tay chậm răi lau cho hết mồ hôi trên mặt.Thế rồi, bờ vai lực lưỡng và bóng loáng ấy quay về hướng chúng tôi, trên tay có cầm cái chổi lớn (furui) và anh lại chui xuống huyệt thêm một lần nữa. Bây giờ th́ với động tác của anh, di cốt nằm trong ḷng đất của mẹ tôi đă bắt đầu hé lộ. Tôi biết rằng anh phu đó đang lượm lặt mớ cốt. Bỗng nhiên từ trên môi. tôi lại buột ra lời cầu xin: “Rekuesu. Kanto. Impa-chie” (Xin Chúa cứu vớt, cho chúng con được an nghỉ). Câu nói đó cũng giống như cái câu mà tôi đă khấn khứa lầm rầm trong miệng khi đặt hai tay lên đùi rồi nhặt lấy mớ cốt của người anh. 

Năm phút tôi qua. Rồi mười lăm phút. Cuối cùng anh phu mộ mới từ trong huyệt đứng lên. Anh ta đặt cây chổi nằm ngang cái xẻng. Năy giờ phải ḅ dưới nền đất nên khi đứng dậy, anh có vẻ hơi bị chói. Anh nh́n về phía tôi rồi thủng thẳng đi về hướng pḥng đợi này.

-Xong rồi!

Anh nói cụt ngủn: “Đem hủ đựng cốt lại giùm!”

Ánh mặt trời như chích lên trán.Tôi theo chân anh phu bước trên lối đi nằm chen giữa những hàng thập giá để ra đến ngôi mộ của mẹ tôi. Bên dưới cái chổi đặt trên đống đất đă được bới lên, tôi thấy có một đống những thứ ǵ giống như mấy phiến gỗ mục nát. Tôi bèn nín thở. Đó là thân xác của mẹ tôi sau ba mươi mấy năm được chôn vùi nơi đây.

-Xin lỗi đă làm phiền nghe! (Sumimasen...deshita)

Tôi lên tiếng nhưng không biết anh phu có nhận lời cảm ơn như thế của tôi  không. Anh chỉ trả lời bằng một tiếng “Dạ không!” (Iya!) lạnh nhạt.

Tôi muốn hướng về phía bộ hài cốt để lập đi lập lại nhiều lần trong ḷng cùng một câu nói: “Xin lỗi đă làm phiền nghe!” như thế. Thân h́nh của mẹ tôi v́ bị nằm lâu trong bùn đă biến dạng thành một thứ giống như mấy phiến gỗ đă lên mốc xanh. Nếu đem ra ḷ thiêu để đốt, nó sẽ không có được cái màu trắng sữa như bộ xương hăy c̣n mới nguyên của anh tôi đâu! Nhưng chẳng lẽ nắm xương tàn này lại là biểu hiện c̣n sót lại từ một kiếp nhân sinh cũng như ḷng tín ngưỡng của bà ư? Mỗi lần tôi quơ cặp đũa gắp bỏ từng miếng xương vào trong cái hủ nạp cốt, nó lại phát ra một tiếng động nhẹ. Anh phu mộ chống hai tay lên trên cái xẻng đang cắm trên đống đất vừa đào, chăm chú nh́n tôi kết thúc động tác cuối cùng.

-Ông xong rồi chứ?

Tôi gật đầu và khi đứng lên chợt cảm thấy ḿnh hơi xây xẩm, hai chân   loạng quạng. Từ trên đống đất nh́n xuống một lúc, tôi thấy cái hố vừa đào sao mà giống như một miệng giếng cổ tối tăm. Trong cái giếng cổ này, mẹ tôi đă được chôn cất trên ba mươi năm trời.  Nhưng chốc nữa thôi, hũ tro cốt của anh trai tôi cũng sẽ cùng nằm dưới đó. Mang hủ tro cốt đă gói trong vải trắng, tôi theo anh phụ mộ đi qua tiệm làm đồ đá nằm cách nghĩa trang không xa. Theo kế hoạch đă định th́ ông chủ tiệm đá sẽ đưa tôi đi bằng xe hơi đến chỗ ḷ thiêu xác.

Ông chủ đang đi đâu có việc và vẫn chưa thấy quay lại. Tôi tạm ngồi trong khu vườn đầy những tấm bia bằng đá hoa cương, những thạch đăng và tượng Địa Tạng Vương và chờ ông về. Tôi có cảm tưởng là hũ đựng xương tôi đang đặt trên hai đầu gối lại nặng hơn hũ tro cốt của anh tôi nhiều. Tôi vừa nh́n lên bầu trời trắng bệch và oi nồng, vừa bâng khuâng tự hỏi tại sao một người gầy g̣ và thấp bé như mẹ tôi lại có nắm xương tàn nặng đến thế này. Đó chắc là sức nặng của t́nh yêu thiên vị của tôi và cả ḷng quyến luyến mà tôi vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đối với mẹ cho đến cái tuổi này, chứ không chi khác. Mẹ tôi không hề là một người đàn bà dịu dàng trong lối cư xử với các con. Chẳng những thế, bà đă sống cuộc đời cô độc với một niềm tin tôn giáo mănh liệt nên đă nhiều lần khổ sở v́ sự ù ĺ, không mấy thiết tha của tôi. Thời c̣n đi học, tôi đă không chịu nổi tính khí của bà nên đă bỏ trốn đến sống với cha tôi, người chồng bà đă ly hôn. Thế nhưng, khi sống ở nhà người bố, tôi đă bị dày ṿ v́ nghĩ rằng ḿnh đang bỏ rơi mẹ.  

Tôi th́ thầm với cái hũ đựng xương đang đặt trên đầu gối: “Nhưng mai sau, thế nào con cũng sẽ được chôn cùng một chỗ với mẹ thôi, mẹ ạ!”. Rồi, tôi nhớ lại cái lỗ tṛn, sâu hoắm, đen ng̣m mà tôi vừa mới thấy hồi năy, nghĩ rằng nơi đó sẽ măi măi là ngôi nhà chung của mẹ, của anh trai và của tôi.

Có tiếng xe hơi. Ông chủ tiệm bán đá đă quay về. Tôi hỏi:

-Bây giờ ḿnh phải đi xin giấy phép của cảnh sát sao hở ông?

Chuyện đào bới những ngôi mộ thổ táng cần có giấy phép cảnh sát. Nếu không có giấy chứng nhận do họ cấp, ḷ thiêu sẽ không dám đảm nhận việc thiêu xương người được cải táng.

-Phải, phải!

Trước khi lên xe để chở tôi đi, ông chủ tiệm đá làm như chợt nhớ ra một điều ǵ quan trọng::

-Tấm bia đă làm xong rồi. Thầy có muốn đến xem ngay không?

Ông chủ bèn dắt tôi ra một cái xưởng nhỏ nằm đằng sau một hàng thạch đăng. Đến nơi, tôi thấy ông ra lệnh ǵ đó cho hai thanh niên đầu quấn vuông khăn hachimaki đang làm việc. Hai anh kia bèn khuân đến một cái bia màu đen bóng láng và c̣n mới toanh, đặt nó trên mặt đất. Đó là tấm bia sẽ được dựng cạnh ngôi mộ mới.

Bên tay mặt và bên trên tấm bia có khắc tên mẹ tôi và ngày bà mất. Phía ngang, tên anh trai tôi và ngày ông mất cũng đă được khắc vào. Tôi không khỏi bùi ngùi khi thấy tên hai người thân yêu của tôi được đặt cạnh nhau. Nhưng tôi lại để ư là bên cạnh tên anh tôi, hăy c̣n có một chỗ thật rộng đang bỏ trống. Đúng rồi, ở cái hàng ngang đó, một ngày nào đây, thế nào tên của tôi cũng sẽ được khắc lên trên.

 

Dịch ngày 16/02/2023

Cập nhật 25/02/23

 

Bên lề tác phẩm: 

Trong Nhật ngữ có cách nói “Kaerinan. iza” nghĩa là “Về đi thôi hề!” (Quy khứ lai!) như lời thơ Đào Uyên Minh trong Quí Khứ Lai Từ. Trên đây, Endo Shusaku cũng đang nói về sự trở về. Không biết sự trở về tác giả đề cập có đến từ cùng một nguyện vọng như nhà thơ thời Đông Tấn hay không? Nhưng chắc là nó c̣n phải kèm theo một câu hỏi khác là những ai về, về đâu và tại sao họ lại về?

Dù vậy, như trên đây, vẫn là những chuyến trở về khó khăn và có khi c̣n gặp cả tai ách nữa. Thế nhưng người ta vẫn trở về dù không ai bắt buộc hay xui khiến. Tại sao Miguel Nishida lại từ bỏ cuộc sống an toàn và êm đềm ở Phi Luật Tân để về nước và đón nhận cái chết giữa thời cấm đạo? Tại sao con chó bị hành hạ đủ điều lại trở về với người chủ hung ác để tiếp tục chịu những trận đ̣n đau? Tác giả như muốn đặt câu hỏi ấy trong ngày cải táng mẹ ḿnh khi chứng kiến thân xác bị hủy hoại của bà trở về từ ḷng đất (chính bà cũng đang làm một sự trở về v́ một lư do mà v́ đă chết rồi nên bà không thể biết). Tuy bản thân tác giả đă gặp bao nhiêu nỗi xót xa trong tâm tư khi lùi về quá khứ (một sự trở về khác nữa) nhưng lần này, ít nhất, ông đă t́m ra một chất keo gắn kết ba thành viên trong gia đ́nh cũng như khả năng đoàn tụ dưới một mái nhà chung, ước nguyện cuối cùng của đời ḿnh.

Trên thực tế, sau khi qua đời năm 1996, nhà văn đă được chôn cất tạm thời trong khu vực nhà thờ St Ignacio, ngôi giáo đường bên cạnh ĐH Jôchi (Sophia University, ga Yotsuya) ở trung tâm Tôkyô, trước khi được cải táng về Nghĩa trang Công giáo ở Fuchuu để đoàn tụ với gia đ́nh.

ガーデンの前に立っている中程度の精度で自動的に生成された説明

Phần mộ Endo Shusaku và gia đ́nh ở Fuchuu (ảnh 2003)

 

Tư liệu tham khảo: 

1-Endo Shusaku, Kaerinan (Về đi thôi!) trích Toàn tập 15 quyển Endo Shusaku, Nxb Shinchô Tôkyô, 1999, (quyển 8, trang 283 đến 293). Nguyên tác Nhật ngữ.

2-Endo Shusaku, Kaerinan (Le Retour) do Minh Nguyen Mordvinoff dịch sang tiếng Pháp, Collection Folio, Nxb Denoel, 2000, trang 127-144. Bản ngoại văn tham chiếu.
 


[1] Theo Tân Ước sách Tin Lành theo thánh Lucas, ông Lazaros là người rất nghèo nhưng có ḷng tin kính nên dù đă mắc bệnh và chết 4 ngày rồi c̣n được Chúa Ki-Tô đến làm phép lạ cho sống lại.

[2] Dịch giả sang tiếng Pháp gọi bà này bằng tên Mitsuko nhưng chúng tôi không thấy nó trong nguyên tác. Có lẽ Mitsuko là tên thật người chị họ của vợ nhà văn (bà Junko) và đă xuất hiện ở một tác phẩm nào khác chăng?

[3] Mộ cổ của vua chúa và hào tộc. Trong lịch sử Nhật Bản, có một thời kỳ gọi là thời đại cổ phần (Kofun jidai), lúc chưa có sử kư. Các ngôi mộ này là đối tượng khai quật của các nhà khảo cổ.

[4] Zengakuren (Toàn Học Liên) tổ chức sinh viên tả khuynh. Trong thập niên 1960 đă nhiều lần xuống đường để chống đối Hiệp ước an ninh Nhật Mỹ (Anpo).Thường trang bị gậy gộc, nón bảo hiểm để đụng độ với cảnh sát cơ động,

[5] Junk: Loại thuyền đáy bằng với buồm vuông,của người Tàu, không được đánh giá cao..

[6] Mogi (Mậu mộc): địa danh, c̣n có nghĩa là nơi cây cối rậm rạp.

[7] Shianbashi (Tư Án Kiều hay Cầu Suy Tư), một phong cảnh nổi tiếng của thành phố Nagasaki.Nay là một xóm nhiều hàng quán, ban đêm rất náo nhiệt.

[8] Ômura Sumitada (1533-1587), một lănh chúa thế lực ở vùng Nagasaki và Mogi. Đă chịu rửa tội với các giáo sĩ Bồ ĐàoNha. Dưới thời ông cai trị, ông đă mở thêm nhiều hải cảng và gửi đặc sứ ra nước ngoài. Việc giảng đạo và mậu dịch với Bồ Đào Nha có cơ hội phát, triển mạnh. Năm 1587, khi Toyotomi Hideyoshi bắt đầu b́nh định đảo Kyuushuu và phế bỏ chính quyền phiên ông th́ ông cũng  vừa mới mất.

[9] Biwa (loquat, nèfle du Japon, tên khoa học là Eriobotrya japonica), một loại cây quả truyền từ Trung Quốc (lô quất), hợp với phong thổ ấm áp của đảo Kyuushuu nên sinh sản nhiều.

[10] Địa danh lịch sử nổi tiếng thuộc tỉnh Kumamoto bây giờ. Là căn cứ của các giáo sĩ Tây phương hồi mới đến Nhật. Nơi đây có cả cơ sở in ấn để in sách đạo. Từng là sân khấu cuộc nổi loạn rất lớn của người Kirishitan. Mạc phủ phải mất hai năm (1637-38) và hao binh tổn tướng mới dẹp xong..

[11] Pietà (tiếng gốc Ư) có nghĩa là thương xót hay từ bi. Nói chung, dùng để chỉ các tác phẩm nghệ thuật (hội họa, điêu khắc) diễn tả cảnh Đức Mẹ Maria ôm xác Chúa Jesus trên đùi và thương khóc.

 


* Nguyễn Nam Trân :

Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com

.........................

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com)
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com