|
Tổng quan Quyển Thượng : Từ Thượng Cổ đến Cận Đại
Bashô và đệ tử là Sora cùng người thân chia tay để làm cuộc hành tŕnh lịch sử dài 2340 cây số trên miền Bắc Chương 13 : Hành tŕnh từ Haikai đến Haiku cổ điển. Haiku: nghệ thuật hay tṛ tiêu khiển? Nguyễn Nam Trân (*) TIẾT I: TỪ HAIKAI (BÀI HÀI) ĐẾN HAIKU (BÀI CÚ): Haikai vốn phát xuất từ renga (liên ca), lối thơ dài trong ḍng thơ quốc âm waka (Ḥa ca) của Nhật Bản. Renga do nhiều người ngâm liên tiếp với nhau mà thành, nhưng có tính cách dân gian, tự do, tùy hứng và cơ trí. Trong từ haikai (bài hài) th́ bài có nghĩa là “bày”, “dàn xếp” trong ư dựng câu đặt chữ và hài hàm nghĩa “hài ḥa” và “hài hước”. Theo R. Sieffert [1]th́ trong tuyển tập Kokin-waka-shuu (905), quyển 19, các người biên tập đă nhắc đến chữ haikaika (bài hài ca), một chữ Hán để dịch thể thơ zaregoto-uta của Nhật, tức “thơ nhanh trí”, một loại thơ tuy vẫn tôn trọng khuôn khổ h́nh thức mà bẻ trẹo được nội dung thành hoạt kê theo ư ḿnh. Các nhà thơ haikai đầu tiên vào cuối đời Muromachi (1336-1392) như Yamazaki Sôkan (Sơn Kỳ, Tông Giám, ? – 1540?) và Arakida Moritake (Hoang Mộc Điền, Thủ Vũ, 1473-1549) xem đặc tính cười đùa tự do trong haikai như lư do tồn tại của nó. Haikai cận đại thừa hưởng di phong ấy và nhân vật theo đó xây dựng lên nền tảng và phổ biến haikai cận đại không ai khác hơn Matsunaga Teitoku (Tùng Vĩnh, Trinh Đức, 1571-1653). Chuyển tiếp từ haikai qua haiku
Về phương diện tư tưởng, có ba nguồn lớn đă ảnh hưởng tới haikai. Đó là Phật giáo (trong đó có Thiền tông), tư tưởng Lăo Trang và Khổng giáo. Về mặt nghệ thuật, hội họa Trung quốc, hội họa Nhật Bản, thi ca Trung Quốc, thể thơ waka và sau đó là renga đă đóng vai tṛ không nhỏ trong sự h́nh thành haikai. Nói về ảnh hưởng của hai sản phẩm quốc nội th́ ta có thể xem như việc haikai thoát thai từ waka và renga là đă tuân theo một lô-gíc của lịch sử văn học. A) Haikai đă trở thành haiku như thế nào ? Waka vốn là sản phẩm của văn chương cung đ́nh và renga là h́nh thức thi ca khi người đời họp nhau lại tiêu khiển giết thời giờ. Lúc giới quí tộc đi đến chỗ tàn tạ th́ waka phải mặc một lớp áo mới. V́ động cơ sáng tác waka chỉ xoay quanh cái đẹp thuần túy ( nên lắm khi rơi vào sự giả tạo) và bỏ qua thực tế ( mà thực tế vốn bao gồm những cái xấu xa, khó coi) nên waka không được phổ biến rộng răi. Sự gọn gàng rắn rơi của thể thơ với 17 âm tiết là cách diễn đạt thích hợp với thời đại mới chứ không phải thể 31 âm tiết của waka c̣n quá nhiều tản mạn và mơ hồ. Ngoài ra, renga cần sự góp mặt của nhiều người, một đ̣i hỏi gây khó khăn cho việc sáng tác. Rốt cục, không những renga đứng đắn (thuộc ushin-ha hay phái hữu tâm) bị bỏ rơi, ngay cả haikai ( renga thuộc loại Mushin-ha hay phái vô tâm, có tính hài hước) cũng thế. Chỉ c̣n câu mở đầu có chữ nói về mùa của renga (liên ca) tức là hokku (phát cú) là c̣n được giữ lại để rồi sau đó, yếu tố mùa cũng đă phai nhạt đi. Trong haiku có câu một lần nhắc đến hai mùa, có câu không hề đả động tới mùa. Khác với waka, mục đích của haiku (tên mới của haikai kể từ cuộc đổi mới thi ca của Masuoka Shiki đời Meiji) không phải là vẻ đẹp mà là ư nghĩa, một ư nghĩa có chất thơ và gây được xúc cảm nhè nhẹ. Trong khi waka chủ quan th́ haiku khách quan hơn. Haiku lần đầu tiên được thấy dưới h́nh thức 5/7/5 nghĩa là 17 âm tiết khi ba câu đầu được cắt ra khỏi hai câu sau (7/7) của tanka[2] (đoản ca tức là waka ngắn 31 âm tiết) là trong Tsukuba-shuu (Thố Cữu Ba Tập), một tác phẩm thế kỷ 14 do Nijô Yoshimoto (Nhị Điều, Lương Cơ, 1320-1388) soạn. Chữ haiku (hài cú) kết hợp bởi haikai (bài hài = thơ vui cười) và hokku (phát cú = câu khởi đầu) mà thành chứ c̣n dạng haikai nguyên thủy hay renku (liên cú ) th́ nay đă mai một. Dĩ nhiên đó là chuyện xảy ra trước thời những nhà cải cách như Bashô. Để so sánh cái khác nhau giữa waka và haiku, xin mượn thí dụ mà nhà nghiên cứu R.H. Blyth đă đưa ra. Khi đi ngang qua cửa ải Fuwa, Fujiwara no Yoshitsune (Đằng Nguyên, Lương Kinh, 1169-1206), nhà thơ waka trong Shin Kokin-shuu (Tân Cổ Kim Tập, 1205) đă dùng 31 âm tiết để vịnh : Ải Fuwa
giờ bỏ hoang, (Bài Hito sumanu Fuwwa no sekiya no, thơ Fujiwara no Yoshitsune) Trong khi Bashô (Ba Tiêu, 1644-1694) viết với 17 âm tiết như sau:
Ải Fuwa, bụi bờ, (Bài Akikaze ya, thơ Bashô) Theo R.H. Blyth, rơ ràng là haiku Bashô đánh mất chất thơ của waka. Cái u hoài “duy làn gió thu” trong bài waka không sống lại được trong hai câu ngắn gọn của Bashô. Trong thơ Bashô, ngược lại ta thấy ông như định nghĩa ; Ải Fuwa = Bụi bờ + Đồng hoang + Gió thu và giữ lại những điểm cô đọng cần thiết. Bài thơ của ông tuy thất bại về mặt cảm xúc nhưng súc tích hơn về mặt nội dung v́ không chỉ mỗi làn gió thu là c̣n lại trên cửa ải Fuwa. Đứng trên quan điểm của haiku th́ waka lắm lời quá, phải lược bỏ bớt. Nhất là waka thường có dính líu đến một sự kiện lịch sử hay một địa danh. Ở một chỗ khác, R.H. Blyth đă đưa ra ví dụ về điều đó khi so sánh waka của Hitomaro với haiku Bashô.
Sương chiều xưa lại
ngang trời, (bài Hisakata no ame no Kaguyama, thơ Kakinomoto no Hitomaro)
Xuân đến, sương nhẹ
giăng, (Bài Haru nare ya, thơ Bashô) Trong trường hợp nói trên, không những lịch sử địa danh thấy trong waka bị haiku bỏ quên. Haiku c̣n cho thấy việc bỏ quên như thế mới là lư do tồn tại của nó. TIẾT II: HAIKU TRƯỚC BASHÔ: A) Môn phái Teitoku (Trinh Đức) : Matsunaga Teitoku (1571—1653) là con trai của một thầy dạy renga tên Matsunaga Eishu (Tùng Vĩnh, Vĩnh Chủng). Teitoku theo học waka ở cửa Hosakawa Yuusai (Tế Xuyên, U Tài, 1534-1610) và renga với Jôha (Thiệu Ba). Ông là nhà văn hóa số một đương thời và đă kể lại liên hệ thầy tṛ bè bạn của ḿnh rất tường tận trong Saionki (Tải Ân Kư) để ghi ơn họ.Về già, ông dốc hết sức sáng tác thơ haikai. Ngoài tập Gosan (Ngự tán), ông c̣n để lại Tensui-shô (Thiên thủy sao) và Shinzô Inu Tsukuba-shuu (Tân tăng Khuyển Trúc Ba tập). Sống ở Kyôto, lúc đầu ông vốn làm nghề thầy loại thơ renga, dĩ nhiên đă là người có đầy đủ kiến thức về văn hóa cổ điển. Ông là nhà tư tưởng khai sáng, có công mở trường học để dạy dỗ con cái người b́nh dân.Tính t́nh ông lại ân cần nên được nhiều người quí mến. Ông có công lập nền móng và chấn hưng được haikai, bấy giờ hăy c̣n là một thể loại văn học mới. Trường phái ông dẩn dắt được gọi là Teimon (Trinh môn) tức là môn phái của Teitoku (Trinh Đức). Ảnh hưởng của ông lan ra khắp nước và ông được sự ủng hộ của những nhà thơ tiếng tăm như Nonoguchi Ryuuho (Dă Dă Khẩu, Lập Phố. 1595-1669), Matsue Shigeyori (Tùng Giang, Trọng Lại, 1602-1680), Yasuhara Teishitsu (An Nguyên, Trinh Thất, 1610-1673), Kitamura Kigin (Bắc Thôn, Quí Ngâm, 1624-1705)…Riêng Kigin có tập Yama no I (Sơn Tỉnh, Giếng trên núi) là một cột trụ của phái Teimon và cũng là học giả đă chú thích những tác phẩm cổ điển như Genji Monogatari và Makura Sôshi nữa. Tập thơ đầu tay của phái Teimon mang tựa đề Enoko-shuu (Khuyển Tử Tập) tức “Chó Con” và tập sách lư luận qui định cách thức làm haikai do Teitoku viết có tên là “Cái Lọng” Gosan (Ngự Tán).Teitoku giải thích một cách giản dị cách thức làm haikai để giúp nó phổ cập trong dân chúng nhưng chưa t́m ra cách đưa giá trị của haikai vượt lên trên những h́nh thức thơ cũ như waka hay renga. Do đó, phong cách ngâm vịnh haikai của phái ông không phóng túng mà chỉ bảo thủ và trí thức nên thiếu đi sự cuồng nhiệt. B) Môn phái Danrin (Đàm Lâm): Trong khi môn phái Teimon ở Kyôto rơi vào chỗ bế tắc v́ trở thành khuôn sáo, làm dáng, không được yêu chuộng nữa th́ kể từ năm đầu niên hiệu Enbô (Diên Bảo, 1673), phái Danrin đă dấy lên từ vùng Ôsaka. Danrin (Đàm Lâm) là tên gọi tắt của baidanrin (mai đàm lâm) , chữ nhà Phật có nghĩa lă “nhà giảng kinh”. Vào thời Heian, ở Nhật đă có chùa Danrin (Đàm Lâm Tự) nhưng liên hệ của chùa đến phái Danrin th́ chắc là không có. Nhân vật trung tâm của phái này là Nishiyama Sôin (Tây Sơn, Tông Nhân, 1605-1682), một thầy haikai (haikaishi) chuyên môn dạy kỹ thuật làm thơ. Ông là gia thần họ Katô xứ Higo (nay là Kumamoto), trôi nổi đến Ôsaka học làm thơ ở Tenmanguu Rengajo (Thiên Măn Cung liên ca sở), một trường dạy viết renga và có hiệu là Baiô (Mai Ông). Người dân Ôsaka lúc đó gặp thời kinh tế thịnh vượng, khí lực dồi dào nên phong cách ngâm vịnh của họ nhẹ nhàng phóng khoáng.Trong khi Teimon chỉ biết học theo renga ḥng đưa haikai lên hàng nghệ thuật th́ Danrin quay lưng lại với renga, triệt để t́m không khí tự do ngoài sự ràng buộc của truyền thống. Từ đề tài, cách dùng chữ cho đến vị trí câu chữ trước sau (tsukeai) trong bài, họ cũng đều muốn đổi khác. Môn hạ của Sôin có những tên tuổi lớn như Ihara Saikaku (Tỉnh Nguyên, Tây Hạc, 1642-1693, cũng là nhà viết tiểu thuyết) và Suganoya Takamasa (Quản Dă Cốc ,Cao Chính). Đặc biệt Saikaku thiện nghệ về tṛ yakazu haikai (thỉ số bài hài) là lối thi làm thơ như “tên bắn” lấy nhanh, lấy nhiều làm mục đích. Đó là một h́nh thức tiêu khiển bằng haikai. Trong ṿng một ngày một đêm chẳng hạn, ai làm được nhiều câu sẽ thắng. Tương truyền trong một cuộc thi ở đền Sumiyoshi (Ôsaka) năm 1684, Saikaku đă làm được 23.500 câu, một kỷ lục. Tính ra một phút phải làm được 16 câu thơ th́ không những nhanh trí mà c̣n phải nhanh miệng.Và dĩ nhiên, loại văn chương lấy lượng nầy không để lại thi vị bao nhiêu
Nishiyama Sôin, phái Danrin, với Haiku tinh tế, phóng khoáng Tuy nhiên, nhiều người trong phái không muốn đi xa quá trong khuynh hướng dùng thơ để mua vui. Konishi Raizan (Tiểu Tây, Lai Sơn, 1654-1716), Ikenishi Gonsui (Tŕ Tây, Ngôn Thủy, 1650-1722), Uejima Onitsura (Thượng Đảo, Quỷ Quán, 1661-1738) …đă để lại những bài thơ có phẩm chất rất cao, c̣n được người đời sau gọi là “Tài danh thời Genroku” hay Genroku meika. Onitsura vốn là con nhà cất rượu vùng Itami (cạnh Ôsaka bây giờ), trước làm môn nhân của Shigeyori phái Teimon, sau theo Danrin nhưng lại chán v́ muốn đi t́m phong cách mới nên chịu ảnh hưởng của Bashô. Ông chủ trương “sẽ không có haikai nếu không nói lên t́nh thật (makoto)” và dĩ nhiên là bỏ rơi những từ hoa mà trọng lối diễn tả b́nh dị của văn nói. Onitsura đă viết tác phẩm đầy cá tính Hitorigoto (Độc Ngôn) “Nói Một Ḿnh”.
TIẾT III: PHONG CÁCH BASHÔ (SHÔFUU):
Matsuo Bashô đưa haiku từ tṛ tiêu khiển lên hàng nghệ thuật A) Matsuo Bashô (Tùng Vĩ, Ba Tiêu, 1644-1694): Nhà thơ Matsuo Bashô sinh ở vùng Iga-Ueno (thuộc tỉnh Mie ngày nay), thị trấn nằm trên con đường từ Kyôto đi Ise. Tên thật của ông là Munefusa (Tông Pḥng), biệt hiệu Tôsei (Đào Thanh). Sinh trong một gia đ́nh samurai hạng thấp, ông mất cha từ năm 13 tuổi. Năm 19, ông thờ Tôdô Yoshitada (Đằng Đường, Lương Trung), hiệu Zengin (Thiền Ngâm), người bạn thời trẻ xuất thân từ một gia đ́nh lănh chúa nhỏ lương năm ngh́n thạch thóc. V́ chủ của ông t́m học lối haikai có tính cách du hí của Kitamura Kigin (Bắc Thôn, Quí Ngâm) ở Kyôto, ông cũng đi theo và nhân đó biết đến phái Teimon. Sau khi Tôdô mất sớm (1666,) ông bỏ cố hương, mang tác phẩm đầu tay Kai Ohohi [3] lên Kyôto rồi sau qua miền Đông (1674). Ở Edo, ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phái Danrin, mở trường dạy haikai ở Nihonbashi để sống (1678). Sau v́ chán cảnh phồn hoa, ông nhờ học tṛ là Sampuu (Sam Phong), một thương gia giàu có giúp đỡ dựng am Bashô ở xóm Fukagawa ngoại thành Edo (1680), vui đời đạm bạc, say mê tư tưởng Lăo Trang và có một thời chịu ảnh hưởng Thiền Tông. Phong cách thơ Bashô (Ba Tiêu) được gọi là Shôfuu (Tiêu phong). Không giống như những vần thơ của Ihara Saikaku hay người cùng thời chỉ nói đến cuộc vui chơi ở xóm lầu xanh và thế giới tiền bạc. Thơ ông (trường hợp haikai chứ không phải haikai renga với sự góp mặt của đại chúng) lấy những chủ đề trữ t́nh như cái ao xưa tịch mịch, biển Sado hoang dă với tiếng sóng gầm, dải ngân hà, vỏ ṣ phơi ḿnh trên băi cát hay cỏ mùa hạ mọc rậm trên cổ chiến trường. Thơ ông trong tác phẩm Sarumino[4] (Viên Thoa) do hai đệ tử của ông là Kyorai (Khứ Lai) và Bonchô (Phàm Triệu) biên tập cho thấy phong cách đó đă đến độ thành thuộc. Đó là những vần thơ cao nhă và nhàn tản u tịch, tương xứng với các quan niệm thẩm mỹ của haiku về sau như wabi, sabi, shiori, hosomi và karumi. Các quan niệm nầy thực ra chưa được định nghĩa một cách chính xác. Tuy nhiên có thể hiểu một cách ngắn gọn wabi là “vẽ u nhàn cao khiết”, sabi “ thể hiện đạm bạc bên ngoài cái sâu lắng bên trong”, shiori là “dư vị buồn thương nhè nhẹ”, hosomi, “ cái nhạy cảm và tinh tế để bắt gặp đối tượng” và karumi là “cách tŕnh bày nhẹ nhàng thanh thoát, không nặng nề kỹ xảo “ của câu thơ. Để trả lời câu hỏi của Kyorai về ư nghĩa của sabi, Bashô chỉ trả lời bằng cách dẫn ra một bài thơ của chính Kyorai: Những
người canh hoa trong vườn, Trong đời làm thơ Bashô, sáng tác và thơ xướng họa chủ yếu của ông, theo ư kiến Sakuma Ryôkyo (Tá Cữu Ma, Liễu Cư) khoảng năm 1732, gồm trong bảy bộ gọi là “thất bộ tập”: Fuyu No Hi (Ngày đông, 1684), Haru No Hi (Ngày xuân, 1686), Arano (Khoáng dă, Cánh đồng không, 1689), Hisago (Quả Bầu, 1690), Sarumino (Áo tơi cho khỉ, 1691), Sumidawara (Bị đựng than, 1694), Zoku-Sarumino (Áo tơi cho khỉ - tục biên, 1698). Trong đó, Fuyu No Hi đánh dấu giai đoạn xác định tài năng của ông và đánh dấu bước đường chia tay với phong cách Danrin và Hán thi thấy trong Minashiguri. Tác phẩm Haru No Hi có những câu b́nh dị, êm đềm như: Ao xưa,
ếch nhảy bơm, (bài Furuike ya) (Xuân) đă làm tốn bao nhiêu mực cho các nhà b́nh luận[5]. C̣n Sarumino ghi lại giai đoạn chín muồi của thơ ông. Tuy nhiên, phong cách của Bashô không hề bất biến trong quá tŕnh làm thơ. Lúc đầu, khi c̣n chịu ảnh hưởng phái Danrin, thơ ông có tính tiêu khiển và c̣n thích làm những câu theo thể điệu Hán thi phá cách như trong tập Minashiguri (Hư lật, Vỏ hạt dẻ rỗng, 1683). Sau đó , ông cảm thấy giới hạn của phái Danrin và nhân muốn đi t́m một thi phong mới, ông đổi bút hiệu là Bashô (Ba Tiêu). Lúc cuối đời, ông nhắm đạt đến những câu nhẹ nhàng thanh thoát thấy trong Sumidawara (1694). Để đi t́m nguồn thơ và phong cách mới, ông lên đường du lịch (hành cước) và từ đó đi măi không ngừng nghỉ. Ông trở thành nhà thơ của thiên nhiên. Năm 1684, lần đầu tiên ông viết thể văn kỷ hành (kikô) theo truyền thống văn nhân đời trước. Đó là tập Nozarashi Kikô (Dă sái kỷ hành, tạm dịch Dọc đường mưa gió, c̣n gọi là Kasshi Ginkô hay Giáp Tư ngâm hành) viết khi đi chơi từ Edo về cố hương Iga - Ueno và trở lại Edo. Đến Nagoya, ông viết Fuyu No Hi (Ngày đông), tập thơ haikai chú trọng hoàn toàn vào tính cách phong nhă (fuga) và đó là nền móng cho lâu đài thi ca Bashô. Sau đó c̣n có những tập thi văn kikô khác như Kashima Kikô (Lộc Đảo kỷ hành, 1688) nhân một cuộc đi chơi ngắn để ngắm trăng và lễ bái đền chùa ở Kashima, Oi no kobumi (Cập tiểu văn, Tập bản thảo trong tráp đeo lưng[6], 1688) khi đi xem hoa và t́m những phong cảnh đem lại nguồn thơ (utamakura = ca chẩm) ở các vùng Yoshino, Akashi gần Kyôto, Sarashina kikô (Cánh Cấp Kỷ Hành, 1688) viết khi xem trăng, thăm viếng danh lam cổ tự miền núi non Sarashina (Nagano bây giờ) trên đường ṿng về từ Akashi…nhưng quan trọng nhất vẫn là kiệt tác Oku no Hosomichi (Áo chi tế đạo[7], Đường ṃn miền Oku, 1689) khi ông cùng với đệ tử là Sora (Tăng Lương) khăn gói lên vùng Ôu (Áo Vũ), Hokuriku (Bắc Lục) phía bắc đảo Honshuu (Bản Châu). Đoạn đường mà các nhà văn học sử Nhật gọi là “Áo Vũ hành cước” này dài tất cả 2.340 cây số, đi từ mùa xuân qua đến mùa thu. Ông tuyên bố khi t́m thăm những phong cảnh gợi hứng cho thơ (utamakura), có ư định nhân đó giao lưu với những nhà thơ ngày xưa nhưng “không đi t́m dấu vết của người xưa nhưng t́m cái mà người xưa muốn đi t́m”[8]. Sau chuyến đi này, ông lại về sống ở Edo rồi năm 1694, trên đường về thăm quê hương, ốm và mất ở Ôsaka lúc mới 51 tuổi. Dân chúng đi đưa ma ông rất đông ở Gichuu-ji (Nghĩa Trọng tự), nơi thờ danh tướng Kiso Yoshinaka (Mộc Tăng, Nghĩa Trọng, 1154-1184), bên cạnh hồ Biwa. Trên mồ, người ta cho trồng một cây chuối, để tưởng nhớ đến biệt hiệu Bashô của ông. Với tâm sự vĩnh viễn làm người lữ khách, ông viết bài thơ từ giă cuộc đời gửi đến đám môn nhân vây quanh giường bệnh như sau: Lữ thứ,
thân nằm bệnh, (bài Tabi ni yamande) (Đông) Như các “ nhà thơ du hành ” đi trước ông, từ Đổ Phủ, Lư Bạch của Trung Quốc đến Saigyô, Nôin, Sôgi của Nhật Bản, ông đă đem kinh nghiệm và cảm hứng t́m thấy trên bước đường du lịch vào văn thơ để tạo cho ḿnh một văn phong đặc biệt dùng lẫn lộn Ḥa Hán nhưng giản dị, thanh khiết và sử dụng nhiều đối cú (tsuiku) rất đạt. Bởi v́ tuy gọi là kikôbun (kỷ hành văn, ghi chép về đoạn đường du lịch) nhưng sau khi so sánh với nhật kư của Sora để lại, ta thấy không phải trong tập chỉ có những chi tiết xác thực mà dựa cả vào hư cấu. Sau đây là bản dịch thoát mào đầu của Đường ṃn miền Bắc: Ngày, tháng, muôn đời vẫn là khách qua đường[9]. Năm cũ ra đi, năm mới đến có khác ǵ cái thân lữ khách. Đối với người lái đ̣ suốt đời trên sông nước hoặc người mă phu dắt ngựa đến già, mỗi ngày đă là một chuyến đi, họ thường xuyên sống trong cuộc du hành đấy thôi. Xưa đă có bao nhiêu người chết trên bước đường du lịch. Chẳng biết từ dạo nào, khi ta nh́n đám mây trôi dạt theo làn gió mời mọc, bỗng thèm đi, và từ đó, ước mơ sống cuộc đời phiêu bạt không bao giờ ĺa ư nghĩ. Và sau đây là một và bài thơ Bashô thường được truyền tụng: -Bài thơ làm khi từ giả bạn bè ở Edo để bắt đầu cuộc hành tŕnh lên miền bắc:
Khi mùa xuân sắp tàn, (bài Yuku haru ya) (Xuân) Theo R.H. Blyth[10], bài nầy gợi nhớ tứ thơ trong Xuân Vọng của Đổ Phủ đời Đường:
Cảm thời, hoa tiễn lệ, -Đến chùa Ryuushakuji (Lập Thạch Tự ) cất trên núi vắng:
Tịch mịch. Tiếng ve
ran, (bài Shizukasa ya) (Hạ) Thành ngữ Nhật Bản semishigure ví tiếng ve (semi) kêu như tiếng trời đổ mưa rào (shigure) rất cần thiết để hiểu thâm ư tác giả trong bài nầy. -Viếng Hiraizumi (B́nh Tuyền) c̣n di tích vinh hoa một chi của ḍng họ Fujiwara hùng cứ lâu đời ở đây và cuộc chiến đấu dũng cảm để sống c̣n của người anh hùng thất thế Minamoto no Yoshitsune:
Vùi trong cỏ hạ rậm,
Con sông Mogami, (bài Atsukihi wo) (Hạ) -Gặp người du nữ (gái ăn sương hay con hát rong) ở cùng quán trọ, đêm có trăng và hoa tử đinh hương, trên c̣n đường thăm đền Ise: Con hát
ngủ chung nhà, (bài Hitotsu ya ni) (Thu) -Khi qua ải Shirakawa trên miền Oku, Bashô đă làm bài thơ tặng Tôkyuu (Đẳng Cung), người tiếp đón ông một đêm ngủ đỗ trong cuộc hành tŕnh. Bài thơ gói ghém quan niệm của ông về thi ca : Ḥ cấy
lúa xứ Oku, (Bài Fuuryuu no hajime) Qua bài thơ sau đây:
Hoa dưa vốn không
thuộc, (Bài Yuube nimo asa nimo) Ông như muốn nói đến sự tự do của thiên nhiên trước cái danh phận mà con người đặt ra để câu thúc nó. Hoa dưa (uri no hana) tuy thuộc họ “dưa”, thân leo, nhưng không giống như hoa b́m, một loài hoa “ban sáng” (asagao = morning -glory ) hay hoa cúc nhỏ màu vàng , một loài hoa “buổi chiều” (yuugao = moonflower) và cũng không giống nốt một giống b́m khác (hirugao =convolvulus, midday glory), một loài hoa “ban trưa”.
Ở Kyôto, cuốc gọi, (Bài Kyô nite mo) Ông làm bài thơ nầy lúc ở kinh đô Kyôto. Tại sao đang ở Kyôto mà lại nhớ Kyôto? Có lẽ tiếng cuốc “tiếc xuân, nhớ nước” đă gắn bó hiện tại với quá khứ, đưa ông về Kyôto thời xưa với những nhà thơ và những nhân vật lịch sử khuất bóng. -Một bài thơ nổi tiếng khác: Chiếc
quạ về đậu lại, (bài Kareeda ni) (Thu) Không khí mùa thu như đă lộ ra trong khung cảnh tiêu sơ, tàn tạ và đơn chiếc. Sau khi Bashô mất, học tṛ của ông hoạt động tùy theo tư chất mỗi người.V́ ông không để lại trước tác về lư luận haiku nên đệ tử Mukai Kyorai (Hướng Tỉnh, Khứ Lai. 1651-1704) viết Kyorai Shô (Khứ Lai Sao) chép lại các lời b́nh, Hattori Dohô viết Sanzôshi (Tam sách tử), truyền lư luận “bất dịch lưu hành luận” (fueki ryuukôron) của thầy ḿnh cho người đời. Kyorai là đệ tử trung thành và gần gũi phụng sự thầy. Ông ta được gọi là haikai bugyô (bài hài phụng hành) tức là người chấp sự, hiến dâng đời ḿnh cho haikai. Chính ở biệt thự Karashisha (Lạc Thị Xá = Nhà Quả Hồng Rụng) của Kyorai gần Saga (Kyôto), Bashô viết Saga Nikki (Tha Nga nhật kư). C̣n Hattori đă chấp bút viết ba tập lư luận mầu trắng, đỏ và đen gọi là “Tam Sách Tử” đă nói, rất cần đọc khi muốn t́m hiểu phong cách thơ Bashô. Lư luận “bất dịch” (cái phần dầu thế nào cũng không biến đổi) và “lưu hành”(phần luôn luôn chuyển đổi để thích ứng với thời đại) là hai mặt tương phản nhưng đều cần thiết để làm thơ haikai. Ngoài ra, trong đám đệ tử của phái Bashô c̣n có một người tên Morikawa Kyoriku (Sâm Xuyên, Hứa Lục, 1656-1715) viết Fuuzoku Monzen (Phong Tục Văn Tuyển), một tập lư luận đường lối của trường phái. Học tṛ lâu đời nhất của Bashô là Takarai Kikaku (Bảo Tỉnh, Cơ Giác, 1661-1707) c̣n gọi là Enomoto Kikaku (Hạ Mộc, Cơ Giác), yêu thích loại thơ khoáng đạt, chải chuốt kiểu thành thị (share haikai), sau đó trở thành tổ một trường phái gọi là Phái Edo (Edo Za).Trong khi ấy th́ Kagami Shikô (Các Vụ, Chi Khảo, 1665-1731) lại chuộng thơ b́nh dị thông tục, khai sáng phái Mino (Mỹ Nùng), địa danh cổ ngày nay thuộc vùng Gifu . Ông ta có ảnh hưởng lớn ở địa phương. Kikaku là môn đệ của Bashô hăy c̣n sáng tác mạnh vào buổi đầu thế kỷ 18. Ông bỏ nghề thuốc để làm thơ chuyên nghiệp. Thơ ông c̣n gần gũi với đời sống người chônin hơn cả thầy ḿnh. Đề tài của ông là “ những người đàn bà một đêm xuân, thợ mộc, nhà sư, người tớ gái, mũi chảy nước, nước tiểu, đậu phụ, hạt dẻ bóc vỏ” vv…Tuy Bashô, thầy ông, không thích phong cách haiku thiếu lễ độ của Ihara Saikaku (Tỉnh Nguyên, Tây Hạc, 1642-1693) nhưng Kikaku có vẻ tiến dần về phía nhà tiểu thuyết gia đại chúng và nhà thơ haiku nầy. Phong cách thơ của Kikaku sẽ được tiếp nối đến tận thời Yosa Buson , tức là giữa thế kỷ 18.
Gửi trăng trên nhánh
tùng, (Bài Tsuki wo matsu ni, thơ Tachibana Kitae). TIẾT IV: HAIKAI TỪ SAU BASHÔ : A) Kagano Chiyo (Gia Hạ, Thiên Đại, 1703-1775) và Uejima Onitsura ( Thượng Đảo, Quỉ Quán, 1661-1738) : Từ sau Bashô, haikai rất phổ biến nhưng người làm thơ hay kể ra không nhiều lắm. Ngoài thập triết có thể kể đến vài tên tuổi sau đây: Kaga no Chiyo, c̣n gọi là Chiyojo (cô Chijo) hay Chiyoni (ni sư Chiyo), nhà thơ sống khoảng giữa thời Edo, sinh sau Bashô một ít lâu Bà người ở Matsutô trong xứ Kaga. Sau khi qui y, lấy hiệu là Soen (Tố Viên). Có để lại các tập Chiyoni Kushuu “ Thi tập của ni sư Chiyo ” và Matsu no koe. “ Tiếng Tùng Reo ” . Thơ bà đậm đà thiền vị :
Bướm hỡi bướm mơ ǵ ? (Bài Chôchô ya) gợi nhớ giấc mộng bướm của Trang Chu.
Mảnh trăng mùa hạ
vướng. (Bài Tzurizoa no ito) cho ta thấy thực tại phá vỡ mộng tưởng khi vầng trăng in trên mặt nước bị vướng vào sợi dây câu. May thay nó chỉ là bóng trăng chứ không phải vầng trăng thật.
Sương đă rời hoa thắm, (Bài Koborete wa) Nhà thơ Uejima Onitsura, đă nhắc đến ở trên, chịu ảnh hưởng của Bashô, cũng là một nhà thơ khoảng giữa thời Edo, có thi phong độc đáo cần được đề cập tới. Ông có những vần như sau:
Cá hương vọt lên
không, (Bài Tobu ayu no)
Trăng như trăng hôm
nay, (Bài Fude toranu) B) Nhà thơ Buson (Vu Thôn) và haikai thời Tenmei (Thiên Minh) : Haikai vừa được phổ biến trong quần chúng th́ chất lượng lại trở nên thấp kém. Nó mất dần tính cách văn chương và dân làm thơ để kiếm lợi cầu danh th́ nhiều. Đến tận khoảng năm Tenmei (1781-1789), khuynh hướng thoái hóa mới tạm ngưng. Có thể nói giai đoạn trung hưng của haikai bắt đầu. Ở Kyôto có Yosa Buson (Dữ Tạ, Vu Thôn, 1716-1783), Tan Taigi (Thán, Thái Kỳ, 1709-1771), ở Edo có Ôshima Ryôta (Đại Đảo, Liệu Thái), ở Owari (Vĩ Trương, nay thuộc Aichi gần Nagoya) có Katô Kyôtai (Gia Đằng, Hiểu Đài, 1732-1792), ở Ise (Y Thế) có Miura Chora (Tam Phố, Xư Lương, 1729-1780).Ngoài ra, ở Owari c̣n có Yokoi Yayuu (Hoành Tỉnh, Dă Hữu, 1702-1783) viết Uzuragoromo (Thuần y, 1787-1823) hay Áo chim cuốc, một tập văn sưu tập những sự việc xưa, có hơi văn nhẹ nhàng được xưng tụng là thể hiện được phong vị haikai.
Yosa Buson, người trung hưng haikai với những vần thơ có phong vị cổ kính Yosa Buson (Dữ Tạ, Vu Thôn, 1716-1783) Nhà thơ tên thật là Taniguchi Nobuaki, sau lấy họ Yosa của nhà vợ, sinh năm 1716 ở làng Kema tỉnh Settsu (Nhiếp Tân) nay thuộc ngoại thành Ôsaka trong gia đ́nh nông dân. Năm khoảng 20 tuổi đến Edo học làm thơ và hội họa. Từ thời trung niên, lui về sống ở Kyôto, vừa vẽ tranh và làm thơ. Theo học haikai với Hayano Hajin (Tảo Dă, Ba Nhân, 1677-1742) hiệu Yahantei (Dạ Bán Đ́nh), một nhà thơ có khuynh hướng chống lại những tệ hại đương thời. Buson (lúc đó) lấy hiệu là Saichô (Tể Đinh, sau là Tể Đảo, hai hiệu có cùng một cách đọc), đào luyện nhiều đệ tử, trong số đó có các cao đồ Yoshiwake Tairo (Cát Phân, Đại Lỗ), Takai Kitô (Cao Tỉnh, Kỷ Đổng). Sau khi thầy là Hajin chết, ông đổi hiệu là Buson (1744), lưu lạc suốt 10 năm vùng Kantô và Tôhoku. Năm 55 tuổi, ông lại nối nghiệp thầy (1770), tập danh Yahantei Nhị Thế (đời thứ hai) và làm chủ một thi đàn. Chịu ảnh hưởng Hán thi và lư luận về hội họa[13] Nam họa (văn nhân phải biết họa) nên ông đề xướng thoát tục (ly tục luận), đặt trọng tâm vào những sáng tác lăng mạn có phong vị cổ điển nhưng đem lại cảm giác thanh tân.Khác với khuynh hướng chủ quan của Bashô, người vẫn là khuôn mẩu mực thước cho ông trong phong cách, Haikai của Buson có tính khách quan hơn. Ông đứng ngoài nh́n với con mắt họa gia, diễn tả sự vật một cách hoa lệ và lăng mạn. Tuy ông không được như Bashô là người phá rừng mở núi để đưa haikai lên hàng nghệ thuật cao quí nhưng cái công dọn dẹp gai cỏ để trung hưng haikai thật không nhỏ. Khác nhau chăng là ở chỗ Bashô dầu tinh thông Hán học và Quốc học, vẫn đậm đà hương vị dân dă th́ Buson lấy nguồn cảm hứng từ tác phẩm cổ điển và có tính cách trí thức hơn. Khi ông viết:
Liễu xác xơ, suối cạn, (bài Yanagi chiri, trong tập Hokobutsuma, 1752) tưởng như lấy từ cảnh vật thiên nhiên hiện ra trước mắt nhưng ông đă cho biết chỉ làm ra nhân nhớ lại câu “ sơn cao, nguyệt tiểu, thủy lạc, thạch xuất ” trong Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha khi ḿnh đang ở trên đường du hành, dừng chân dưới gốc liễu tương tự như cây liễu già có con tinh biến thành ông lăo để gặp thầy tăng vân du trong vở tuồng Nô mang tên Yugyôyanagi (Du Hành Liễu) do Kanze Nobumitsu (Quan Thế , Tín Quang,1435-1516) sáng tác. Mấy chữ “ nước trôi, đá bày ” (thủy lạc, thạch xuất ) đă gợi hứng cho ông v́ theo ông, nó “ cao quí như con hạc lẻ loi bước ra từ đàn gà ”[14]. Điều nầy chứng tỏ thơ của Buson sử dụng cách miêu tả kép, ghép cả hiện thực với mộng tưởng. Ông thường cấu tứ từ điển tích thấy trong hội họa (tranh sơn thủy Trung Quốc đời Minh, tranh cuốn thời Heian) và văn chương Hán học và quốc học ( thơ Đường Tống, truyện kể monogatari). Về hội họa, tuy thủy mặc của ông giống như của Ike Taiga (Tŕ, Đại Nhă, 1723-76)[15] nghĩa là uyển chuyển, gọn gàng hầu như là những nét phác thảo nhưng họa của ông c̣n nhiều tính hiện thực hơn và điều đó cũng thể hiện qua thơ. Khi ông viết những câu thơ như :
Chú học việc nằm mơ,
(Bài Yabuiri no) Nói về chú nhỏ đi học việc ngày nghỉ được về với gia đ́nh, mệt quá lăn ra ngủ trong khi mẹ chú ninh đậu đỏ trong nồi cho nhừ. Tuy nhiên một người Nhật b́nh thường nhân đó có thể liên tưởng đến “giấc mộng kê vàng” của chàng thư sinh họ Lư trong điển cố Trung Quốc mà Buson ám chỉ.
Chó sủa gánh hàng
rong, (Bài Akindo wo hoeru) Cho ta thấy ngay cảnh chó sủa gà gáy của một thôn làng vào xuân như cảnh thần tiên lối vào nguồn đào của hai chàng Lưu Nguyễn (đào nguyên khuyển phệ, tang gian kê minh) thấy trong Đào Hoa Nguyên Kư. Tuy nhiên ông cũng có những vần thơ diễn tả t́nh cảm đơn sơ, thoải mái khi con người giao ḥa với thiên nhiên:
Sướng sao lội sông
hè, (Bài Nataukawa wo) Tác phẩm Shunpuu Batei no Kyoku (Xuân Phong Mă Đề Khúc, 1777) “ Vó ngựa gió xuân ” chịu ảnh hưởng Hán thi và Hokuji Rôsen wo Itamu (Điếu Bắc Tự Lăo Tiên ) “ Thương tiếc Hokuji Rôsen ” của Buson được xem như hai trường thiên thơ tự do mới mẻ và trữ t́nh, được các nhà thơ cận kim như Masaoka Shiki (Chính Cương Tử Qui, 1867-1902) và Hagiwara Sakutarô (Thu (?) Nguyên Sóc Thái Lang, 1886-1942) hết sức tán thưởng. Xin đơn cử một số bài sau đây : Yêu cả
hai gốc mơ, (Bài Futa-moto no) Nói lên ḷng bao dung và sự đồng cảm với đất trời.
Quả mơ xanh làm
cho, (Bài Aoume ni) Người đẹp cắn quả mơ hay mới chỉ thấy quả mơ xanh đă nhíu mày v́ đă cảm thấy chất chua dưới chân răng? Tất cả thi vị của thơ Buson nằm trong chỗ mơ hồ ấy. Để tả cảnh một người đàn bà làm ăn ngoài tỉnh đi dọc theo con đê sông Nagara để về làng cũ, nh́n thấy cái “dáng dấp thuyền quyên”, ông đă viết thay người đó để nói lên ḷng nhớ cố hương của chính ḿnh, chép trong tập “Vó Ngựa Gió Xuân”. Xin để ư chữ Naga trong tên sông Nagara c̣n có nghĩa là “dài” :
Gió xuân dọc đê dài, (Bài Haru kaze ya)
Quán nước chè một túp, (Bài Ikken no chamise) Mỗi lần như vậy, ông thường viết kèm một bài tứ tuyệt bằng chữ Hán xen giữa haikai. Trong trường hợp nầy, phần chữ Hán của bài haishi (bài thi = bài hài + Hán thi) đó là:
Đê hạ trích phương
thảo,
Dưới đê hái cỏ thơm, Dĩ nhiên ẩn ư của nhà thơ là nói lên cái ởm ờ của cái gai nhọn làm rách đùi người đàn bà. Ông lại tiếp lời và lần nầy c̣n sâu sắc hơn nữa:
Gai góc sinh hoa
dại, (Bài Hana-ibara)
Buồn bă leo lên
đồi, (Bài Urei tsutsu) Trong thơ haikai của ông, Buson muốn dùng tiếng đời thường để rời xa cơi đời thường (dụng tục ngữ ly tục) bằng phương pháp mà ông gọi là “ ly tục pháp ”. Muốn được như thế, phải hiểu rơ thơ Hán, “ bỏ thành thị lợi danh mà về chốn sơn thủy lâm tuyền, nâng chén rượu, cười đùa, nuôi dưỡng cái tao nhă ”, t́m về cái sabi (buồn sét rỉ) và shiori (nhạy cảm trước thiên nhiên) của haiku Bashô. Nhưng thơ ông cũng có sự gần gũi với thơ một nhà thơ có tiếng thời ấy, Yanagisawa Kien[16] (Liễu Trạch, Kỳ Viên, 1704-1758), ở chỗ “ xa rời thế tục ” nữa.. C) Nhà thơ Kobayashi Issa (Tiểu Lâm, Nhất Trà, 1763-1827 ) và haikai cuối thời Mạc Phủ :
Kobayashi Issa đi theo con đường haiku dân dă đậm mùi đồng ruộng Trong khoảng năm Kansei (Khoan Chính, 1789-1801), khi các nhà thơ trung hưng haikai lần lượt qua đời th́ vai tṛ tiên phong của Bashô càng được đề cao. Số người làm thơ haikai ngày một thêm đông. Tuy vậy, phẩm chất thơ lại kém xa trước. Từ khoảng năm Kasei (Hóa Chính, 1804-1830), có lệ đặt tiền thưởng cho loại haikai có tính chất du hí. Tục lệ nầy gọi là tsukinami haikai (nguyệt tịnh bài hài) tức là treo giải thưởng cho bài thơ nào gửi đến với danh nghĩa cúng cho đền chùa. Vào mỗi cuối tháng, thơ gửi đến được giám khảo phân cao hạ, tùy theo đó mà được tặng quà và in ra để gửi về cho tác giả. Đó là tṛ chơi văn vẻ đánh trúng ḷng háo danh của người ta. Lối chơi thơ ấy đă đẻ ra cảnh “trăm bài một kiểu” làm cho thi ca kể từ năm Tempô (Thiên Bảo, 1830-1844) càng ngày càng tồi đi, người yêu văn chương không ai chịu nổi. Trước đó ít lâu, may đă có ít nhất một nhà thơ đem lại được cái ǵ mới lạ. Đó là Kobayashi Issa (Tiểu Lâm, Nhất Trà). Ông sinh trong một gia đ́nh bần bách nên lúc nhỏ đă phải lên Edo kiếm ăn.Vừa giúp việc người ta vừa học làm thơ. Ông thường viết nhật kư bằng haikai ghi chép việc hằng ngày hoặc những biến cố trong đời. Tác phẩm có các tập nhật kư Sichiban Nikki (Nhật kư số bảy), Hachiban Nikki (Nhật kư số tám) cũng như các thi tập Kyôwa Kujô (Thơ viết vào năm Kyôwa), Bunka Kujô (Thơ viết vào năm Bunka) Khi về quê chứng kiến cảnh cha qua đời, ông lại viết Chichi no shuuen nikki (Phụ chi chung yên nhật kư) nghĩa là Nhật kư lúc cha lâm chung bộc lộ sống sượng t́nh cảm yêu ghét đối với gia đ́nh (mẹ kế và em cùng cha khác mẹ) nhân cuộc tranh chấp quyền thừa kế. Lúc 57 tuổi, ông c̣n viết Ora ga haru (Mùa xuân của tôi, 1852), một tập tùy bút dưới dạng nhật kư tŕnh bày cảm tưởng của tác giả với mọi sự xảy ra quanh ông (vợ chết, con chết, tái hôn, ly dị, trúng phong). Sau khi du hành ở miền Tây xong, ông về quê hương Shinshuu (Tín Châu, tức Nagano bây giờ) và dừng chân hẳn ở đó. Tác phẩm của ông bộc lộ tính nông dân, kể lại những lao đao v́ sinh kế, cảnh ngộ thương tâm vợ chết, con chết. Ông tŕnh bày mọi việc một cách thẳng thắn. đầy cá tính.Thơ ông đầy ḷng thương kẻ yếu, đậm đà t́nh người, sử dụng ngôn ngữ địa phương, tiếng lóng.Tập thơ Ora ga haru được đánh giá cao. Ông có những câu b́nh dị như:
Trong mắt con chuồn
chuồn, (bài Tôyama no)
Gió xuân thổi lật
áo, (Bài Harukaze ni)
Mưa xuân, chú chuột
liếm, (Bài Harusane ya)
Đường Shinano vút
cao, (Shinanoji ni)
Nước núi, chày giă
gạo, (Bài Yamamizu ni) Issa nổi tiếng v́ tấm ḷng thương yêu những kẻ yếu kém, cô thế. Trong khi Bashô, chẳng hạn, yêu thiên nhiên bằng cách để cho nó yên lành, tự lo liệu :
Nào chấy, rận, ngựa
đái, (Bài Nomi shirami)
Trong áo hè của ta, (Bài Natsugoromo) th́ Issa đi xa hơn, ông lo lắng, chăm sóc cho nó :
Cái chú rận nhảy vụng, (Bài Tobibeta no nomi)
Chớ giết con ruồi nhé, (Bài Yare utsu na)
Ếch gầy, đừng thua
cuộc, (Bài Yase kawazu) TIẾT V: THIỀN VÀ HAIKU: Liên hệ giữa Thiền và haikai (rồi sau đó là haiku khi danh từ này được phổ biến vào thời Meiji) khá chặt chẽ. Hầu như các nhà thơ haiku cổ điển thành danh đều có một tâm hồn đạo. R.H. Blyth trong bộ sách bốn tập giới thiệu về haiku với phương Tây rất công phu của ông[17] đă lập mối quan hệ giữa haiku và một quyển sách nhan đề Zenrinku-shuu (Thiền Lâm Cú Tập) do Tôyô Eichô (Đông Dương, Anh Triều, mới chết năm 1974), đệ tử của tăng Sekkô (Tuyết Giang) chùa Myôshinji (Diệu Tâm Tự ở Kyôto) soạn. Eichô đă thu lượm những câu nói gọi là agyo (hạ ngữ) hay chakugo (trứ ngữ) thu thập từ trên 200 quyển sách nói về Thiền, kinh điển cũng như thơ những thiền gia và đại gia. Những agyo ấy vẫn c̣n được dùng để giảng dạy trong các thiền viện và sự tương cận của nó với haiku đáng làm ta ngạc nhiên. Chẳng hạn câu “hạ ngữ”:
Phá kính bất trùng
chiếu,
(Kính vỡ sao soi nữa, Thử đem nó so sánh nó với câu Haiku của Moritake (Mộc Điền, Thủ Vũ, 1472-1549), người giữ đền thần Ise:
Thấy con bướm bay
lên, (Bài Rakka eda ni, kaeruto mireba, kochô kana) Trong một trường hợp khác, câu sau đây:
Xuân lai du tự khách,
(Xuân đến khách chơi chùa, Tuy xuất xứ không biết từ đâu nhưng ta thấy nó gần gũi với Haiku của ba nhà thơ Onitsura, Bonchô và Buson:
Anh đào vừa rụng hết, (Bài Hana chitte mata shizuka nari Enjôji. Thơ Onitsura)
Đang lúc anh đào
rụng, (Bài Hana chiru ya garan no toboso otoshi yuku. Thơ Bonchô)
Anh đào vừa rụng
hết, (Bài Hana chirite kono ma no tera to nari ni keri.Thơ Buson) Cũng như hai câu:
Bất tri hà xứ tự, (Không biết tự chùa nào, Chuông theo làn gió đến) Chẳng khác bao nhiêu với câu thơ nổi tiếng của Bashô khi nghe chuông mà không biết vọng đến từ chùa Ueno hay chùa Asakusa v́ hoa đầy trời như mây:
Mây hoa che tiếng
chuông, (Bài Hana no kumo kane wa Ueno ka Asakusa ka) Tuy nhiên, không cần thiền cú vẫn có thơ thiền. Những bài Haiku sau đây của Bashô cũng đậm đà thiền vị:
Gơ kiến phá không
đành, (Bài Kitsukuki mo oi wa yaburazu natsu-kodachi) Nhà thơ viết bài nầy khi ông đi thăm cái am cũ của thiền tăng Butchô (Phật Đính) trụ tŕ Konponji (Căn Bản Tự) vùng Kashima. Butchô được ông xem như một người thầy thời nhà sư c̣n nương náu ở Edo. Hoặc là:
Cầm chổi đi khắp
vườn, (Bài Ni wa haite yuki wo wasururu hôki kana)
TIẾT VI: KỸ THUẬT VIẾT HAIKU CỔ ĐIỂN: Làm thơ haiku lối cổ điển, cần dựa trên một số kỹ thuật cơ bản: -Khôi hài và chơi chữ : Yếu tố “ hài ” là cơ sở của haiku cho nên ngay người nghiêm trang như Bashô tuy không đùa cợt nhưng không v́ thế mà thiếu vẻ hóm hỉnh. Ông cũng không quá nặng nề trong lối diễn tả hay thiên về lư luận, giáo huấn mà thường dùng các lối chơi chữ như đa số người viết haiku:
Thu, Futami, chia
tay, (Bài Hamaguri no, thơ Bashô trong Oku no michi) Ư nói ông từ giă bạn ở Futami để lên đường thăm đền Ise gặp lúc mùa thu hầu tàn, cả ṣ trên băi biển đă mất xác, chỉ c̣n trơ vỏ. Nguyên văn bài nầy như sau:
Hamaguri no
|
Thời đại |
Thể loại |
Thi nhân tiêu biểu |
Đặc điểm |
Tác phẩm tiêu biểu |
|||
Marunouchi hậu kỳ (thế kỷ 16) |
Haikai renga |
Yamazaki Sôkan (?-1540) Araki Damoritake |
Thoải mái hơn renga. Thủy tổ của haikai |
Inutsukuba, Moritake Senku |
|||
Edo sơ kỳ (thế kỷ 17) |
Haikai trường phái Teimon |
Matsunaga Teitoku (1571-1653) |
Dùng ngôn ngữ b́nh dân hơn renga |
Gosan, Enoko shuu, Yamanoi |
|||
Edo sơ kỳ (thế kỷ 17) |
Haikai trường phái Danrin |
Nishiyama Sôin, Ihara Saikaku (1642-1693) |
Bôn phóng, tự do và thiên về giải trí |
Danrin Toppyakuin |
|||
Edo tiền kỳ (thế kỷ 17 ) |
Haikai phong cách Shôfuu |
Matsuo Bashô (1644-1694) |
Đưa haikai từ tṛ chơi lên hàng nghệ thuật |
Oku no hosomichi, Kyoraishô, Sanzôshi |
|||
Edo hậu kỳ (thế kỷ 18) |
Haikai đời Tenmei |
Yosa Buson (1716-1783) |
Phục hồi phong cách Bashô cho haikai |
Yahanraku, Uzuragoromo |
|||
Edo hậu kỳ (thế kỷ 18) |
Haikai đời Tenmei |
Yosa Buson (1716-1783) |
Phục hồi phong cách Bashô cho haikai |
Yahanraku, Uzuragoromo |
|||
Edo mạt kỳ (thế kỷ 19) |
Haikai đời Kasei và cuối thời Mạc Phủ |
Kobayashi Issa (1763-1827) |
Dù haikai đại chúng hóa, Issa tồn tại với thi phong đặc biệt |
Oraga Haru |
|||
TẠM KẾT:
Kể từ thời Meiji, thi đàn đă có sự xuất hiện của thơ mới hay shintaishi (tân thể thi) bên cạnh kanshi (Hán thi), tanka và haiku. Các luồng tư tưởng mới, các cuộc vận động dân chủ, xă hội, những lư luận nghệ thuật mới theo ngọn gió Tây Phương tràn vào. Haiku từ đó cũng bước vào một giai đoạn mới với nhiều biển đổi về nội dung lẫn h́nh thức.
[1] R. Sieffert (trong Dictionnaire de littérature japonaise).
[2] Để phân biệt với Chôka (c̣n đọc là Nagauta) hay Trường Ca là một chuỗi âm 5/7/5/7/7/5/7/5/7/7........có thể dài đến cả ngh́n câu.
[3] Đây là tập sách trong đó ông b́nh luận cao thấp về những câu hokku (phát cú) do những nhà thơ địa phương làm trong một hội thơ ở quê hương mà ông đứng ra chủ tŕ. Hokku là “ câu mở đầu ” của một bài haikai renga, sẽ là nguồn gốc của haiku về sau v́ haiku cũng ngắn gọn như thế v́ chỉ có 17 âm tiết.
[4] Sarumino (Viên Thoa, ÁoTơi Cho Khỉ (1691) xem như tuyển tập tiêu biểu của haikai cũng như tuyển tập Kokinshuu tiêu biểu đối với waka. Tựa đề lấy ư từ một câu thơ ngộ nghĩnh của Bashô đặt ở đầu sách tả cảnh mùa thu ư nói “ Mưa rào đầu mùa đến bất chợt đến khỉ cũng quưnh cần đến áo tơi lá che mưa ”
[5] Trong khi tả cảnh cô tịch của một viên đ́nh Nhật Bản, chỉ có tiếng con ếch nhảy bơm xuống mảnh ao xuân nước đầy rồi trả tất cả về cho im lặng phải chăng Bashô muốn nói đến cái vô nghĩa của kiếp người như văn hào Akutagawa đă gợi ư trong cuốn truyện vừa (novella) nhan đề Kappa (Thế giới thủy quái Kappa)
[6] Có nơi dịch chữ Oi là “ cũ ” thay v́ “ lưng ” (Dale Saunders, sđd).
[7] Từ Oku ở đây chỉ vùng Mutsu (Áo Vũ) thuộc tỉnh Iwate bây giờ nhưng c̣n có nghĩa là “ sâu thẳm ”. Đưa nhà thơ đến nơi sâu thẳm th́ chỉ có thể là những con “ đường nhỏ, đường ṃn” (hosomichi) chứ không thể là đại lộ.
[8] Chép trong “ Lời lúc từ giả Hứa Lục” dẫn bởi Kiyoto Noriko và Nagashima Hiroaki, sđd.
[9] Có lẽ mượn ư của Lư Bạch, nhà thơ du hành lớn Trung Quốc, trong Xuân dạ yến đào lư viên tự (Bài tự về việc đêm xuân bày tiệc vườn đào lư): Quang âm giả, bách đại chi quá khách.
[10] Blyth, R.H., sđd, tập 1, tr. 55.
[11] Dohô (Thổ Phương), đệ tử Bashô, đă chép như thế trong Tam Sách Tử (theo Blyth, sđd, tập 1, tr.108)
[12] Teika đă từng viết câu thơ chữ Hán “ Hồng kỳ chinh thú phi ngô sự ” ư nói việc đánh đông dẹp bắc không phải là chuyện của nhà thơ.
[13] Bunjinga (văn nhân họa) tức lư luận xem hội họa là một tài nghệ mà văn nhân cần phải có (theo Đổng Kỳ Xương, họa phái Nam Tông cuối đời Minh). Tư tưởng phổ biến ở Nhật vào thời Edo.
[14] Theo Shigetomo Gi (Trọng Hữu, Nghị), Nihon kinsei bungakushi (Nhật Bản cận thế văn học sử), Tôkyo, 1973, trang 183.
[15] Văn nhân, họa gia nổi tiếng thời Edo trung kỳ, tên là Arina (Vô Danh), hiệu Cửu Hà Sơn Tiều.Vợ ông, Gokuran (Ngọc Lan), cũng là họa gia.
[16] Văn nhân, họa gia, chính trị gia thời Edo trung kỳ. Học tṛ của Ogyu Sorai (Địch Sinh, Tồ Lai). Giỏi nhiều môn nghệ thuật.
[17] Blyth, R.H., Haiku, in 4 vol., The Hokuseido Press, Tokyo, 1949,1981, 4th editions, 1990.
* Vài hàng về tác giả:
Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: nntran@erct.com
®
"Khi phát hành lại bài viết của
trang này cần phải có sự đồng ư
của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com