LỜI TRÙ ẾM CỦA TÁC PHẨM ĐẦU TAY

(Shojosaku no Tatari, 1927)

  Nguyên tác: Kawabata Yasunari

Dịch: Nguyễn Nam Trân

Tôi đă cho đăng truyện ngắn nhan đề Chiyo trên Tạp chí bạn đồng môn của sinh viên trường Ichi-Kô. Nó là tác phẩm đầu tay của tôi. Lúc ấy, nhiều bạn trong đám sinh viên khoa Văn chúng tôi có thói quen đi đến các hiệu ăn của những cửa hàng bách hóa như Mitsukoshi hay Shirakiya để đeo đuổi mấy cô hầu bàn. Gọi là đến uống cà phê hay nước ép trái cây nhưng có khi chúng tôi ngồi trong hiệu ăn từ hai đến ba tiếng đồng hồ. Việc ngồi nán lại ở một nơi khó có thể ở lâu như thế, chúng tôi gọi là “thử gan” (kimodameshi). Chúng tôi dùng tiếng Đức để gọi các cô hầu bàn mà chúng tôi không biết cả tên bằng số hiệu gắn trên ngực áo của họ, chẳng hạn cô mắt to và ươn ướt, xanh xao như người mắc bệnh tràng nhạc là cô Thanh Đan phỏng theo tên một lá bài trong tṛ Hanafuda[20]. Cô số 16 (Zeichen) của hiệu Mitsukoshi và cô số 9 (Nein) của Shiragiya là hai cô hầu bàn được chúng tôi hâm mộ nhất. Tôi đă giải thích cho anh bạn Matsumoto như thế này:

-Cậu mà xách cặp, các cô sẽ nghĩ cậu là sinh viên vừa tan trường về. Họ cứ tưởng nhà cậu nằm cùng hướng với đường họ về nên sẽ không nghi ngờ ǵ hết. Cứ thế mà đi theo mấy cô và biết được nhà họ.

Thực ra th́ ngày hôm trước, tôi đă xách cặp và đợi trước Shiragiya vào giờ tan tầm và đă lên cùng một chuyến xe điện với cô “Số 9”. Thấy cô ấy xuống ở trạm Kanasugibashi rồi đổi qua tuyến đường đi về phía Meguro, tôi bèn đợi chuyến sau đi Tengenji (Thiên Hiện Tự) để leo lên. V́ mất dấu chuyến trước nên tôi không biết ḿnh phải đổi xe ở đâu nữa. Đến khi sực tỉnh tôi mới thấy xe ḿnh đang chạy giữa một vùng ngoại ô đă nhuộm màu của buổi chiều thu.

Tôi đợi măi mới thấy Matsumoto trở vè cư xá và kéo hắn vào chỗ bán trà bánh. Nghe hắn nói ḿnh đă xuống xe cùng một trạm với “Số 9” và bắt chuyện. Cô gái bảo hắn hăy đến nhà để thưa chuyện với mẹ nàng và cho hắn được đi chung dưới một chiếc dù. Nhà nàng là một cửa tiệm bán bánh phồng (senbei) xập xệ trong ngơ hẻm khu Azabu số 10. Nàng có mẹ và một em trai. Mẹ nàng cho hắn biết là “Số 9” đă đính hôn với một anh sinh viên trường Thuốc. Thế rồi bà cũng cho biết tên nàng là Yoshimura Chiyoko.

Nghe xong câu chuyện, tôi bèn xé bức thư t́nh dưới dạng giấy nháp mà tôi sẽ không có dịp trao cho nàng nữa và viết một truyện ngắn nhan đề “Chiyo”. Nôi dung có thể tóm tắt như sau:

....Người tên Tanaka Chiyomatsu[21] đă đến Kư túc xá trường trung học để gặp tôi hai lần. Ông ta bảo muốn đổi chữ kư người vay tiền là ông nội tôi sang tên tôi.Hơn nữa, ông bảo tôi hăy gộp cả tiền lăi vào vốn và định kỳ hạn để trả tiền là tháng 12 năm ấy. Tôi không lo ǵ hơn là cuộc gặp gỡ giữa ông ta và tôi bị các bạn học nghe thấy nên đă lên pḥng giám thị xin một tờ giấy có đường kẻ (keishi) để viết lại chứng từ. Một mặt th́ văn bản do một kẻ vị thành niên soạn ra dĩ nhiên là trái luật, hai nữa là việc đến tận kư túc xá để đ̣i hỏi một đứa trẻ con phải làm việc đó th́ quá tội nghiệp cho nó, Không những mấy người bà con tôi mà cả xóm giềng ai cũng nghĩ ông Chiyomatsu là người quỉ quái. Không biết v́ muốn tạ lỗi hay không mà sau đó ông đă có nhiều hành động bày tỏ hảo ư với một đứa trẻ mồ côi như tôi.

Thế rồi đột nhiên cô con gái ông Chiyomatsu đă gửi đến Kư túc xá trường Ichi-Kô một lá thư, cho tôi biết là theo di chúc của cha ḿnh, cô gửi đến tôi một món tiền là 50 Yen. Thấy rằng đến lúc chết mà ông Chiyomatsu c̣n bị dằn vặt bởi một câu chuyện xưa như thế, tôi thấy tội nghiệp ông vô cùng.

Tôi đă dùng số tiền đó để đi ngao du vùng Izu.Thế rồi, tôi đâm ra yêu một cô đào hát rong trong chuyến đi đó. Nàng ấy tên là Chiyo[22]. Chiyomatsu và Chiyo. Tôi cũng gọi tên người con gái của ông Chiyomatsu là Chiyo.

Thế rồi sau khi trở về Tôkyô, tôi có thêm một t́nh yêu mới. Người con gái nầy cũng mang tên Chiyo. Tôi vẫn tiếp tục nhận được những lá thư từ “Chiyo”, cô con gái của ông Chiyomatsu. Tôi kinh hăi quá. Tôi muốn yêu một người con gái khác, miễn cô ta không có tên là Chiyo. Thế nhưng từ đây, bất cứ người con gái nào tôi gặp và yêu cũng sẽ trả lời tôi cùng một kiểu: “Em tên là Chiyo!”. Phải chăng đó là lời trù ếm từ hồn ma của ông Chiyomatsu?

Người đứng ra làm mẫu (model) cho cô Chiyo thứ ba này là cô “Số 9” của cửa hàng bách hóa Shirakiya. Tên cô là Yoshimura Chiyoko và đó là lư do duy nhất để tôi đặt tựa cho truyện này là “Chiyo”. Tuy nhiên tác phẩm đầu tay này lại là một lời trù ẻo nữa.

Vừa khi tác phẩm “Chiyo” xuất hiện trên Tạp chí đồng môn chưa được một tuần, có hôm trong thư viện nhà trường, mặt tôi đă biến sắc v́ trên góc một tờ báo ở Ôsaka, người ta nhắc đến ngôi làng của tôi. Sau khi đọc thử, tôi thấy họ đưa cái tin về một người tên Horiyama Iwao. Ông ta sau khi phát điên đă chém chết vợ con rồi ra nhà kho treo cổ tự tử. Iwao là khuôn mẫu tôi đă dùng cho nhân vật Chiyomatsu trong truyện. Tôi chợt lạnh người v́ ông ấy vốn là một người tỉnh táo và hiền ḥa.

-Tôi không hề nguyền rủa và cũng chưa bao giờ oán hận ông ấy!

Trong truyện ngắn về ông, tôi chỉ viết là ông chết v́ bệnh.

Sau đó, khi về làng, tôi hỏi thăm th́ mới biết...

-Con nhỏ Chiyo nhờ nắm được con dao nên mới thoát nạn.Nhưng nó cũng bị chém đứt mất bốn ngón tay. 

Mười hai năm sau, tôi đă yêu một thiếu nữ khác nữa. Nàng tên là Sayama Chiyoko. Thế nhưng với nàng th́ sau khi hứa hôn được hai tháng, giữa chúng tôi đă tiếp tục xảy ra nhiều điều bất tường làm thay đổi cả cuộc sống. Chuyến xe lửa đưa tôi đi báo tin kết hôn đă cán chết người.

Trước đó th́ ở nhà trọ trên bờ sông Nagara nơi chúng tôi hẹn gặp, mưa to gió lớn đă làm đổ cả tầng gác khiến họ phải đóng cửa nghỉ việc. Đứng bên thành cầu Nagarabashi và nh́n xuống ḍng sông, có lần Chiyoko đă nói: “Có một chị đồng tuổi với em và thân thế cũng giống em, mới đây đă nhảy xuống sông và chết ở khúc này. Trên đường về v́ uống thuốc ngủ với liều lượng gần giống như thuốc độc, tôi đă ngă lăn kềnh trên bậc cầu thang bằng đá của ga Tôkyô. C̣n khi nàng được phép cha lên một thành phố ở miền Tôhoku (Đông Bắc) th́ vào lúc ấy, trận dịch thương hàn đầu tiên đă lan ra trong vùng khiến các trường tiểu học phải ngưng dạy. Đến khi nàng về đến ga Ueno th́ đọc được trong tờ nhật tŕnh đặc biệt ra cùng ngày (gôgai) cái tin Thủ tướng Hara Takeshi vừa bị ám sát chết ở ga Tôkyô (cách đó không bao xa). Thành phố nơi phu nhân Thủ tướng Hara xuất thân cũng là quê hương của bố nàng.

Trong một lá thư gửi cho tôi, Chiyoko có viết: “Cô con gái tiệm bán dù  trước mặt nhà em và anh con trai làm việc ở đây yêu nhau, nhưng cách đây mới một tháng, anh con trai kia đă bị chết. Từ đó, cô gái cứ lải nhải nhái theo lời anh ta nói rồi phát cuồng và cũng vừa chết xong hôm qua. Ở Gifu, một đám 6 em nam sinh trung học và 6 em nữ sinh, tụ họp thành một băng đảng và bỏ nhà ra đi (kakeochi),là một chuyện chưa từng có. Để đón nàng về, tôi đă đi thuê một căn buồng và dọn vào ở th́ người nhà mới lật tờ báo buổi chiều cho xem và bảo là có một cô Chiyoko ở phố Ogimachi thành phố Ôsaka là tuổi Bính Ngọ (Hinoe-uma) vừa tự sát, lại thêm một anh Chiyotarô ở Sugamo cũng tự sát nữa. Khi tôi rút thanh đao Nhật Bản sáng loáng đang được trưng bày ở cái hốc tokonoma trong pḥng ra xem th́ bỗng nhiên nhớ lại những ngón tay của cô Chiyo nhà ông Iwao bị chém đứt đang rơi. Tỉnh Gifu c̣n có một trận mưa tuyết lớn nhất từ 60 năm nay. Và với bao tin tức khác nữa...

Những chuyện như vậy càng chồng chất, t́nh yêu của tôi đối với nàng càng mănh liệt, nhưng ngược lại, Chiyoko bỏ đi đâu mất dạng.

Tuy nhiên, người con gái ấy đă lên Tôkyô rồi ra đứng bán ở những cửa hàng cà phê và trở thành đầu mối cho những cuộc lưu huyết (ninjôzata) của những nhóm xă hội đen loanh quanh mấy quán đó để phá phách. Tôi từng đi ngang những chỗ như vậy và thản nhiên nh́n cảnh họ đâm chém, vật ngă đến trật khớp xương hay siết cổ nhau bất tỉnh. Chiyoko cũng thơ thẩn đứng đó. Được hai ba lần, không c̣n thấy Chiyoko hiện ra trước mắt tôi nữa nhưng có chuyện lạ là mỗi lần như thế tôi đều biết chỗ cô ta đang ở.

Hai ba năm sau, vào thời điểm của trận động đất lớn (1923), phân nửa thành phố Tôkyô ch́m trong biển lửa. Điều tôi nghĩ đến trước tiên là: “Ôi chao, không biết Chiyo có thoát nạn không nhỉ?!” rồi cứ đeo lủng lẳng bên ḿnh ít nước uống và thủ mấy miếng bánh bít-qui trong bọc giấy, suốt cả tuần bước đi trong những con phố hoang tàn đổ nát. Một hôm, đến trước cửa trụ sở hành chánh của quận Hongô th́ bỗng thấy có tấm giấy niêm yết:

-Sayama Chiyo ơi! Hăy t́m đến nhà trọ của ông Inoue, số 371 Kashiwagi, Yodobashi, ngoại thành. Katô kư tên.

Tự nhiên tai tôi ù đi, đôi chân nặng ra, bèn ngồi sụp xuống tại chỗ.

Từ ngày Sayama Chiyoko biến mất tính đến nay đă là năm thứ ba. Từ mùa thu bước qua mùa đông, tôi sống trong vùng núi non ở Izu th́ có người địa phương đến bảo sẽ làm mai cho tôi một cô vợ. Đó là một cô gái giỏi giang học ở ban cao đẳng trường Bunkô Gakuen. Nhan sắc b́nh thường nhưng người có nhân cách. Đôi mắt đẹp, tính nết lanh lợi, ngay thẳng. Cô là con gái cả của một ông chủ nhà máy giấy. Tuổi Bính Ngọ nên năm nay 21. Cô tên là Sayama Chiyoko.

-Sayama Chiyoko tuổi Bính Ngọ à?

-Vâng, Sayama Chiyoko.

-Thế th́ tốt quá. Tôi xin nhận lời ngay.

Được chừng vài hai ba hôm, tôi dược một người bạn ở Tôkyô báo cho biết là Sayama Chiyoko lại xuất hiện ở một quán cà phê trên đó.

-Này cậu, nếu đúng là cô Chiyoko năm nay 21, có đôi má bầu bầu, tướng cao giống một bà hoàng xinh đẹp, th́ cậu phải có can đảm lên Tôkyô và chiến đấu với cô ta một trận nữa mới được chứ.

Thế rồi, anh ta lại thông báo là nàng có lần đă đọc tập truyện ngắn duy nhất của tôi hay nàng từng xem cuốn phim duy nhất mà tôi viết kịch bản. Những điều đó làm cho tôi thấy hứng khởi.

-Cô ấy bảo với tớ là chắc suốt đời em sẽ không bao giờ có hạnh phúc.

Nếu cô ấy có bất hạnh th́ cũng đương nhiên, Cô đă bị lời trù ẻo từ tác phẩm đầu tay của tôi đuổi theo phá phách mà.

Ngoài ra,, có một nhà văn tân tiến mới ghé vùng núi non này độ chừng một tuần đă bất chợt lên tiếng:

-Nghe đồn rằng anh đă t́m lại được người t́nh đầu tiên nên tôi tưởng anh về Tôkyô mất rồi chứ?

-Chà! Người ta đồn đại như thế sao??

Tôi chưng hửng một lúc nhưng sau đó đă đáp lại một cách hết sức nghiêm nghị:

-Tác phẩm đầu tay phải viết về một cái ǵ sáng sủa và hạnh phúc. Cũng giống như ta phải chúc mừng sự ra đời của một con người mới.

Chính ra, tôi đă muốn nói một câu như thế này:

-Những ǵ xảy ra cho cô ấy th́ tôi đă dự cảm và bày tỏ trong tác phẩm đầu tay tôi viết từ xưa. Tôi đă ràng buộc định mệnh cô ta bằng tác phẩm đầu tay của ḿnh.

Dù sao, từ khi tác phẩm đầu tay đó đưa tai họa tới, tôi bắt đầu hiểu được cái khủng khiếp của việc sáng tạo nghệ thuật. Từ cách chọn lựa tên tuổi của những nhân vật trong tác phẩm của tôi cho đến mọi sự kiện, nơi chốn đều giống như việc tôi được sinh ra trên cơi đời này. Chúng là một sự ngẫu nhiên nhưng cũng có thể gọi là tất nhiên nữa. Cho dù tôi có trở thành tin đồ của thuyết định mệnh hay suy nghĩ như người theo chủ nghĩa thần bí, xin hăy xem đó như lỗi của lời trù ếm đến từ tác phẩm đầu tay mà thôi. Ng̣i bút của tôi không chỉ ảnh hưởng đến tôi, nó c̣n có ma lực chi phối cả vận mệnh những người khác nữa. 

Dịch xong ngày 15 tháng 3 năm 2021

NNT

[20] Hanafuda (Hoa trát): tṛ chơi bài gồm 4 bộ 12 lá tổng cộng 48 lá mang tên các loài hoa và cây cối.

[21] Trong truyện Chiyo (1919) th́ nhân vật Matsu là Yamamoto chứ không phải Tanaka. V́ sao lại có sự thiếu thống nhất?

[22] Thật ra, cô tên là Kaoru (xem thêm Cô đào hát miền Izu do Vũ Thư Thanh dịch).

 

Thư mục tham khảo: 

Kawabata Yasunari, Shojosaku no tatari (Lời trù ếm của tác phẩm đầu tay), trong Kawabata Yasunari-shuu: Kataude, Tuyển tập truyện kỳ quái, do Azuma Masao biên tập, Chikuma Bunko xuất bản, Tokyo, 2006. Nguyên tác Nhật ngữ.

 


* Nguyễn Nam Trân :

Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com

.........................

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com)
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com