|
NÀNG CHIYO (Chiyo, 1919) Nguyên tác: Kawabata Yasunari Dịch: Nguyễn Nam Trân
Itô Hatsuyo, một nguyên mẫu của Chiyo Yamamoto “Chiyo” ... Nếu tôi không lầm th́ hôm ông Matsu đột ngột đến t́m tôi ở kư túc xá trường trung học đúng vào độ hoa “Ngu mỹ nhân”[10] đang nở ngoài đồng. Tôi và ông đứng giữa cánh đồng nói chuyện nên được hoa cỏ vây quanh và cùng chung nhịp thở với những mảng tối của trời chiều đang cúi xuống hôn lên mấy đám lá xanh. Tôi c̣n nhớ là cuộc sống phải nương tựa nhà người khi hăy c̣n ít tuổi đă làm cho tôi trở thành một cậu bé đa sầu đa cảm. Dù ông Matsu chỉ là một nông dân lam lũ nhưng v́ hổ ngươi trước bạn bè nên tôi phải kéo ông ra giữa cánh đồng tṛ chuyện. Ban đầu, tôi không biết ông đến để làm ǵ và cũng không sao phỏng đoán. V́ thế, khi ông nói ra lư do của cuộc viếng thăm, tôi đă ngạc nhiên không ít. “Chiyo” ... Ông Matsu đến gặp là để xin tôi đổi lại chữ kư trong chứng từ vay nợ ông nội tôi đứng tên v́ giờ đây, ông tôi đă mất. Tôi nghĩ, trước tiên, kư túc xá không có nơi nào tiện để ngồi soạn những thứ như chứng từ vay nợ. Hai nữa, tôi đă phó thác tất cả việc nhà cho thân thích hay người giám hộ[11] lo liệu. Cứ tự tiện làm những việc như vậy quả là không nên. Khi gặp nhau, tôi có thoái thác rằng trường học không phải là nơi dành cho những chuyện đó, ngày chủ nhật tôi sẽ về Shuku-no-shô, tên ngôi làng của ông và của tôi vốn nằm cách trường trung học khoảng một dặm (ri) rưỡi, rồi sẽ ngồi ở nhà ông mà viết. Tôi gặp ông h́nh như vào thứ tư hay thứ năm th́ phải. Từ hôm đó cho đến ngày chủ nhật, tôi định bàn bạc với người giám hộ của tôi và cũng nghĩ là ngày đó sẽ đến nhà ông thật, nhưng cuối cùng mọi sự đều không thể thực hiện. Ngạc nhiên v́ không thấy tôi tới nên ngày thứ hai ông đă trở lại kư túc xá để t́m. Lần này ông mang theo bản nháp chứng từ và bảo tôi cứ như thế mà viết cho. Một phần v́ yếu ḷng, một phần v́ khó chịu, nhất là muốn đuổi ông già nhà quê bẩn thỉu này về cho nhanh, tôi mới cầm lấy tờ nháp ấy lên tầng hai, nơi có pḥng chơi của cư xá. Tôi đă đặt nó trên bàn đánh ping-pông và chép lại: Về món tiền nợ, tôi hơi mắc cỡ nên không thể cho biết là bao nhiêu. Trong bản chứng từ đưa cho ông, tôi có chép con số gộp cả tiền vốn lẫn tiền lời để thành một món nợ mới. Ngoài ra kỳ hạn là cuối tháng 12 năm ấy. Tôi không khỏi nghĩ là nội dung chứng từ có ngầm chứa một ác ư nào đó. Khi nh́n chữ Shigeharu tôi kư thay cho ông nội tôi, tôi cảm thấy có ǵ không ổn. Cho đến nay, tôi vẫn c̣n nhớ là bên góc trái của bản chứng từ mới, có in mấy chữ “Loại giấy dùng cho trường trung học Ibaraki phủ Ôsaka” màu đỏ. Tôi đem chứng từ ấy đến pḥng tiếp khách của cư xá và trao cho ông, đồng thời mang theo cả bản nháp của chứng từ. Đó chỉ là một khoanh nằm ở góc một cuộn giấy với nội dung cực kỳ đơn giản v́ chỉ có con số tiền vay chứ không thấy tiền lời hay thời hạn ǵ cả. Mùa hè lên học năm thứ 3 trung học, tôi đă viết thay cho ông tôi lúc đó đă ḷa.Tôi đă xé toang chứng từ cũ và vứt cả dưới chân. Ông Matsu nh́n nó với vẻ mặt không vui. Phần tôi cũng thấy ḿnh đang khó chịu. Sau đó, trên đường tiễn chân ông ra cổng, tôi lửng thửng đi bộ dưới mấy hàng cây bạch dương trong sân trường. Chợt nhớ tới những ngày sống trong cảnh buồn bă và bần bách với ông nội, tôi không khỏi chạnh niềm thương cảm. Dù sao, tôi đă đồng ư gộp tiền lời vào với cái vốn cũ và ấn định cả thời hạn phải trả nợ mà không bàn bạc ǵ với thân nhân nên định bụng thế nào cũng phải viết thư để giải thích sự t́nh cho họ. Ông nội tôi mất vào tháng tám, tôi mới học năm thứ ba trung học, giờ th́ tôi đă lên năm thứ năm, thế mà vẫn chưa thu xếp xong nhà cửa, lại c̣n gây lo lắng cho ba, bốn ông chủ nợ. Chỉ nửa tháng sau khi viết lại chứng từ, tôi bắt đầu lo đến việc làm sao trả phứt món nợ và đă giữ đúng kỳ hạn thanh toán là trước cuối tháng 12. Số là mấy người bà con đă bán hộ ngôi biệt thự của gia đ́nh tôi để lấy tiền trả nợ. Nếu không bán ngôi nhà ấy, chúng tôi sẽ có tiền trả nợ hay không th́ điều đó không bắt buộc nói ra trong lúc này nhưng phải xin thưa là tôi cũng có một chút bất măn. Giữa mấy người bà con với nhau cũng như giữa họ với dân chúng trong làng, không phải là không có sự lục đục. Cũng có nhiều người lặng lẽ đến gặp tôi và nói những câu thân ái nhưng tôi lại nghĩ nếu họ chẳng đoái hoài chắc c̣n may cho ḿnh hơn nên trước sau vẫn giả mặt làm ngơ. Tôi không nói năng ǵ cả bởi v́ tôi nghĩ rằng nếu ḿnh không nói bất cứ chuyện ǵ vượt quá vị trí của ḿnh, chắc sẽ không có ai khó chịu với ḿnh đâu. Tôi muốn chứng tỏ trước mặt mọi người, tôi là một cậu bé ngoan ngoăn. Hơn nữa, họ là những kẻ đă giúp tôi thanh toán nợ nần. “Chiyo”... Tôi nhớ lại bản chứng từ tôi trao cho ông Matsu.Tôi hơi hối là đă không thông báo cho mấy người bà con về chuyện đó. Thế nên, cuối một cuộc tán gẫu sau bữa rượu, tôi vờ như chợt nhớ ra một câu chuyện đă quên bẵng và đem nó ra tŕnh bày với họ. Khổ là kết quả đă xảy ra ngoài sức tưởng tượng của tôi. Mọi người nhao nhao lên, cho rằng hành động của ông Matsu là quá gian xảo và tỏ ra căm phẫn. Họ cũng đồng t́nh khi tôi thổ lộ cảm tưởng bực bội về những điều bị áp đặt xảy ra ở kư túc xá. Họ lại cười cợt chuyện ông ta quá ngốc ngếch khi để cho một đứa trẻ vị thành niên kư vào bản chứng từ. Ngoài ra họ c̣n thích thú khi đua nhau bảo phải siết sao cho thật sít sao, chỉ xùy ra mỗi tiền vốn của nợ gốc, để cho lăo ấy biết tay. Sau đó, tôi c̣n được nghe mấy người bà con này nói là họ đă thanh toán được những món nợ này cũng như mọi thứ khác. Đặc biệt là... “Chiyo” ... Họ nói đến chiến công buộc được ông Matsu cúi đầu, không dám ngẩng mặt lên và chấp nhận chỉ được trả món nợ gốc. Ngược lại, tôi thấy thương hại ông Matsu và bất măn về hành động của mấy người bà con. Sau đó, khi về làng, tôi vẫn nghe họ lập đi lập lại mỗi câu chuyện đó. Nào là đi đến tận trường học của người ta, nào là hành động hầu như cưỡng ép một đứa trẻ vị thành niên kư vào giấy nợ. Với hai món vũ khí ấy, h́nh như mấy người bà con của tôi đă biểu lộ một thái độ khích bác, châm chọc đối với ông. Điều ngạc nhiên hơn cả là câu chuyện đă được truyền đi khắp làng cùng với sự cười cợt và phẫn nộ. Đối với một người tham lam, thích tích tụ tiền bạc như ông Matsu ... “Chiyo” ... Thường th́ dân trong làng đă không ưa ǵ ông ta, nay họ làm như vừa bắt gặp một cơ hội trời cho để biến nó thành đề tài bàn tán. Hơn nữa, dân làng xem cái đích mũi tên ông nhắm bắn là tôi và gia đ́nh tôi, những người đă bị nhiều nỗi bất hạnh liên tiếp giáng xuống đầu, nên càng tỏ ra đồng t́nh với chúng tôi. Đây chỉ là một thôn xóm quê mùa với khoảng 30 nóc nhà, khiến cho chuyện như vậy đă xảy ra dễ dàng. Lạ thay, khi nh́n cảnh tượng đó, tôi lại cảm thấy chua xót cho ông Matsu. Việc ông t́m đến trận trường tôi có thể chỉ là hành động đơn thuần đến từ nỗi lo lắng của một người dân quê muốn sống đúng phép tắc chứ không có ác ư ǵ đặc biệt. C̣n cỡ như việc bắt kư chứng từ ngay ở nhà trường - kết quả của cuộc thăm viếng – cũng không đủ làm cho tôi đau khổ như mọi người đă bàn tán. Nói về chuyện tiền nong th́ đôi khi tôi đă phải nhẫn nhục để xử lư nhiều t́nh huống c̣n khó khăn gấp bội. Kiểu này th́ từ rày về sau, ông Matsu sẽ hiện ra trước mắt tôi với h́nh ảnh khúm núm của một phạm nhân nên tôi đă kiếm cách tránh khỏi gặp ông ta nữa. Chuyện xảy ra vào dịp nghỉ hè năm ngoái. Cứ mỗi kỳ nghỉ là tôi lại về làng Shuku-no-shô và ngủ lại ở ngôi nhà trước đây vốn là của gia đ́nh chúng tôi. Người mua lại nó là bà con xa nhưng khá thân t́nh với chúng tôi, đă cho phép tôi ra vào thoải mái. Ngôi nhà ấy nằm giữa làng, hơi hầm cho nên đêm tới, tôi thường đi đến trước cổng nhà một người bạn, vừa hóng gió vừa cà kê chuyện văn. Nhà bạn tôi nằm ở cuối phía nam làng, được cất trên một g̣ đất nhỏ nh́n bao quát cảnh đồng lúa đằng trước. Mấy bậc đá nằm bên tay phải của cái cổng vào là nơi mát nhất làng nên mỗi buổi tối rất náo nhiệt. Nơi mát mẻ như vậy có một người hay lui tới... “Chiyo” ... Đó là ông Matsu. Lúc ấy, tôi đă lên học năm thứ 2 trường cao đẳng (Kôkô) và bắt đầu thoát ra khỏi cái tuổi ấu thơ đầy bi thảm. Ḷng tôi bấy giờ cũng dần dần tươi sáng hơn. Tôi hầu như đă lăng quên những chuyện có liên quan tới ông Matsu nhưng việc phải chạm mặt ông lúc ấy chỉ khiến cho tôi nhớ lại chuyện cũ thành ra mất vui nên tôi không muốn. Khi gặp ông lần thứ hai vào một buổi tối như vậy, ông ấp a ấp úng nhưng cũng đă mời tôi ghé nhà ăn cơm, bảo là sẽ không bày cỗ bàn ǵ. Tôi đâm ra khó trả lời. Ông có vẻ thẹn thùng trước người chung quanh nên chỉ nhắn nhủ tôi nhớ đến chơi ngay rồi thui thủi ra về. Buổi chiều hôm sau ông lại th́ thầm với tôi như muốn oán trách là tối hôm qua, ông đă sửa soạn cơm nước đâu đó và mọi người đều chờ nhưng tại sao tôi không chịu tới. Sau đó, giữ nguyên nét mặt buồn bă, ông bỏ về mất. Tôi c̣n đang lấy làm lạ th́ một chặp sau, ông đă đến, cắp theo hai quả dưa hấu thật lớn để biếu tôi. Ông làm tôi cảm động thiếu điều rơi nước mắt. Tôi nh́n kỹ và lần đầu tiên mới nhận ra rằng ông đă suy yếu, hom hem đi nhiều so với lúc đến thăm tôi ở trường trung học. Cho dù ông được bồi bổ đi nữa, tôi e với t́nh trạng suy nhược này, ông sẽ khó ḷng hồi phục. Đối với người làng th́ họ ác miệng, nói xấu rằng từ hồi c̣n trẻ, ông Matsu đă lao động quá sức và lại hà tiện trong việc ăn uống nên mới ra nông nỗi. Tôi không biết phải làm ǵ với hai quả dưa hấu.Tôi muốn bổ chúng ra mời mọi người đang có mặt tại chỗ cùng ăn nhưng lại nghĩ xử sự như thế th́ thành ra phụ ḷng ông. Tôi bèn gửi chúng ở nhà người bạn kia và bảo ông rằng tôi có hẹn với anh bạn đang làm giáo viên tiểu học và cứ thế mà bỏ đi về phía trường. Tôi vẫn không để ư về hành động bất lịch sự mà ḿnh đă để lại sau lưng. Qua ngày sau, tôi đă đến lấy hai quả dưa đem về nhà người bà con và bổ ra. Những người cùng sống trong nhà với tôi lại... “Chiyo” ... Họ cứ kể xấu ông Matsu làm cho tôi có ác cảm với họ. Thế rồi, ḷng tôi rưng rưng khi nghĩ đến kiểu xin lỗi quê mùa chất phác của ông. Thế nhưng, từ đêm hôm sau, tôi không c̣n thấy bóng ông ở chỗ hóng mát nữa. Câu chuyện đó rồi cũng đă phai đi trong trí nhớ của tôi. Tuy nhiên, lúc trời vào thu, th́ trận dịch cảm mạo (mà tôi có dịp nói đến) lần thứ nhất đă bắt đầu lây lan. Khi ở Tôkyô, bệnh tật ngơi bớt đi một chút, không ngờ tôi nhận được qua Bưu điện một phong thư bảo đảm. Thư đó đến từ gia đ́nh Yamamoto ... “Chiyo” ... Lá thư báo tin ông Matsu đă qua đời v́ mắc chứng cảm mạo, có kèm theo món tiền 50 Yen để lại cho tôi như lời ông viết trong di chúc. Trước khi chết, ông đă trăn trối hăy gửi món tiền ấy đến tôi thay lời xin lỗi. Tới đây tôi mới thấy những người thân thích của tôi và dân chúng trong làng đều đáng trách v́ đă xé ra to ra một câu chuyện nhỏ không đáng bao nhiêu. Và tôi cũng cảm thấy đau đớn biết bao khi nhớ lại h́nh ảnh hom hem tiều tụy của ông. Tôi không tội nghiệp ông bằng bực bội về những ǵ đă xảy đến cho ông. Thế nhưng sau khi suy nghĩ cạn lẽ, tôi đă chấp nhận món tiền biếu này. Tôi dùng nó như chi phí cho một chuyến đi xa để tâm hồn tôi - lúc đó đang có một vấn đề làm cho nặng trĩu – được phần nào thanh thản. Tôi đă du lịch hơn 10 hôm ṿng quanh các địa điểm có suối nước nóng trên bán đảo Izu. Trong chuyến đi đó, tôi đă làm quen được một cô đào trong gánh hát rong quê ở đảo Ôshima. Không chỉ quen mỗi người con gái ấy mà cả đoàn hát. Thế nhưng từ những kỷ niệm hồi đó, tôi chỉ muốn nhắc về tâm t́nh của ḿnh đối với người con gái ấy thôi. Người trong đoàn hát đó đă gọi cô con gái ấy là.....”Chiyo”. “Chiyo” ... Matsu và Chiyo: hai cái tên này đă gợi trong tôi những t́nh cảm lạ kỳ. Đó là những người mà ư nghĩ tối tăm bẩn thỉu tôi có trong lần gặp đầu tiên về sau đă được xóa sạch. Hơn nữa, người con gái ấy mới có 14 tuổi[12].Tôi đă tiếp tục đi cùng đoàn hát, ḷng b́nh yên thanh thản và đối xử thân thiết với họ như một đứa trẻ con. Cô đào nhỏ đă nói chuyện với tôi một cách cực kỳ hồn nhiên. Lần đầu tiên tôi gặp họ là ở giữa đường, lúc tôi từ Shuuzenji xuống vùng Yugashima. Lúc ấy, cô bé tay đánh trống, đang đi ngược đường về hướng Shuuzenji để múa. Cảnh đó đă khơi dậy trong tôi cái t́nh lữ thứ đến độ xót xa. Thế rồi tối hôm sau, cô đă đến nhảy múa nơi quán trọ của tôi ở Yugashima. Lần thứ ba th́ cũng t́nh cờ, tôi với đoàn hát cùng trú mưa ở quán nước chè trên đỉnh đèo Amagi và đă gặp lại nhau ở đấy. Chúng tôi xuống núi để đi chung đường đến tận Yugano. Ở đây được hai ba hôm th́ trời tạnh, lúc sắp sửa lên đường cùng xuống Shimoda th́ tôi với họ hầu như đă trở thành bạn bè. Tấm ḷng lữ khách của tôi như đă ḥa một nhịp với những người rày đây mai đó ấy trong một dịp chung đường. Ngày thứ hai sau khi đă đặt chân đến Shimoda là nhằm ngày kỵ 49 ngày của đứa bé con sinh ra giữa ông anh ruột cô đào với vợ anh ta và đă chết trên đường lưu diễn.Tôi dược họ mời ở lại thêm một hôm để cầu siêu cho đứa bé dù chỉ là dịp để tưởng nhớ trong ḷng. Thế nhưng... “Chiyo” ... Một phần đă có cái chết của ông Matsu, nay c̣n phải dự buổi cầu siêu nữa th́...quá nặng nề, ḷng ḿnh sao kham nổi! Sáng hôm sau ngày mới tới nơi, tôi đă lấy chuyến tàu thủy sớm để về Tôkyô. Cô đào nhỏ không những ra tận cầu tàu để tiễn chân tôi c̣n ư tứ mua cả cho tôi thức ăn để ăn trên tàu và thuốc lá, tỏ t́nh lưu luyến[13]. Tôi cũng gọi người con gái ấy là Chiyo[14]. “Chiyo”... Kỳ nghỉ mùa đông năm nay và vào dịp Tết, ḷng tôi tràn đầy hối hận. Để t́m cách đáp lễ, tôi đă đến thăm tang quyến ông Matsu. Gọi là tang quyến nhưng ngoài bà góa phụ của ông, chỉ có một cô con gái, mùa xuân năm ấy cô mới học năm thứ tư trường nữ học. Mẹ con sống hẩm hút bên nhau. Họ đă đón tôi hết sức vui vẻ đến mức tôi phải ngạc nhiên. Tính tôi lại dễ xúc động trước ḷng tử tế của mọi người nên đă ở lại đó đến hai, ba hôm. Bà Matsu trước sau cứ xin lỗi việc ông đă đến tận trường học để quấy quả tôi. Nó làm tôi thấy rơ rằng nếu bà có tiếp đăi tử tế là v́ muốn chuộc lỗi hành vi không đẹp của người chồng quá cố. Thế rồi, đến lúc tôi về, bà c̣n muốn gửi tôi ít tiền tiêu vặt. H́nh như ông Matsu có trối trăn với bà là: “Những ai phải chịu sự chăn dắt của người giám hộ thường sống không được thoải mái. Ḿnh phải xem cậu ấy có thiếu thốn ǵ không mà gửi cậu ít tiền tiêu vặt”. Ngay cô con gái cũng bảo: “Thầy cứ xem đây như nhà ḿnh. Bao giờ muốn trở về đây th́ cứ về, chớ ngại ngùng ǵ cả!” V́ hiểu câu nói ấy theo một cái nghĩa khác nên tôi đă nh́n vào khuôn mặt cô với vẻ ḍ hỏi. Tuy nhiên, trước nụ cười hồn nhiên của cô, tôi không khám phá được một ẩn ư đặc biệt nào nên thấy ḿnh rất đáng xấu hổ. Tôi thử phỏng đoán xem lư do ǵ đă làm cho ḿnh cảm thấy xấu hổ như vậy, và từ lúc đó, tôi không cách nào xua đuổi đi được cái t́nh cảm xấu hổ đó nữa. Người con gái ấy cũng có tên là ...”Chiyo”. Thế nhưng việc thừa kế ḍng họ nhà nàng th́ không đặt vấn đề cho tôi như trường hợp cô đào hát miền Izu. Tiền gia đ́nh ông Matsu dúi cho lúc đó đă được tôi dùng để xuống Izu chơi lần nữa. Mấy lúc sau này, tôi không suy nghĩ ǵ thêm về di tộc của ông Matsu. Tôi đă nhận được một bức thông tri ngắn gọn (của nhà trường) là phải dọn từ khu nhà số 4 Cư xá phía Nam sang khu số 3 Cư xá Giữa. C̣n phía ông Matsu th́ tôi không có thư từ ǵ hết. Tôi nhớ đó là dịp anh đào đă rụng hết hoa và lá xanh trổ đầy cây. Đột nhiên tôi có cảm tưởng ḿnh là người đang bị đặt trước một định mệnh đầy bất trắc như có ai trù ếm.Tuy không muốn nghĩ tới cô gái ấy nữa nhưng rốt cuộc tôi đă nghĩ về nàng. Lần hồi, tôi cảm thấy một cách mơ hồ là ḿnh đang bị dồn vào một ngơ cụt. Làm như thể tôi như kẻ bị lôi cuốn vào một nơi nguy hiểm mà ư chí không sao cưỡng lại. Tôi cảm thấy trong tôi cái khuynh hướng muốn chấp nhận sợi dây phù thủy mà ḿnh khó ḷng thoát khỏi. Nhưng tôi đă khựng lại một chỗ. “Chiyo”... Nếu đánh giá về vóc dáng và tính nết của cô “Chiyo” – con gái ông Matsu – tôi thấy không có vấn đề ǵ. Tôi cũng không có một t́nh cảm mạnh mẽ nào đối với cô ta. Thế nhưng tôi đă khựng lại. Sự t́nh cờ bao giờ cũng gây ngạc nhiên và trong ư nghĩa đó, cô “Chiyo” ở Izu đă trở thành điều đáng để tôi phải ngạc nhiên. Cả bà Matsu, cô con gái của ông bà và tôi đều như bị ma bắt. Ba chúng tôi đều cảm thấy có một t́nh cảm khó ở như người đang trượt nhanh xuống một con dốc tối tăm. Cô đào hát cũng vậy. Cô đă trở thành một thứ hồn ma mà tôi không hiểu được là thuộc về cơi mộng hay cơi thực. “Chiyo”... Tôi không thể không nhớ về ông Matsu thêm lần nữa nhưng cứ nghĩ tới ông là tôi lại đâm ra khiếp sợ. Đúng như vậy. Nh́n vào di chúc thôi cũng đă thấy rơ ràng là ngay lúc sắp chết, ông vẫn c̣n nghĩ đến tôi. Gạt qua một bên việc t́m hiểu tâm lư một người sắp chết vốn là chuyện khó khăn, nếu như ông có nghĩ đến một người nào khác lúc đó th́ nhất định tôi là kẻ đă hiện ra giữa ḷng cái chết. Khi hấp hối tức là giây phút mà linh hồn và thân xác sắp rời bỏ cơi đời, ông đă nghĩ đến tôi. ...Tùy theo cách nghĩ nhưng đây là một điều đáng ngạc nhiên. Không bàn đến việc linh hồn có tồn tại măi hay không, nếu cho là nó sẽ vĩnh viễn mất đi, th́ cái giây phút lâm chung lại c̣n đáng kinh hăi biết mấy.Làm như thể ông Matsu đă chết v́ muốn tạ tội với tôi. Tôi đi đâu cũng có cảm tưởng là hồn ma ông Matsu đang nh́n cḥng chọc vào ḿnh. Tôi thấy như không t́m ra lối thoát. Hai nàng “Chiyo” cũng là hai huyễn ảnh. V́ bị hồn ma của ông đeo đuổi nên bóng họ đă in lại vào trong ḷng tôi.Người góa phụ, cô con gái của ông và tôi đều bị trù ếm và rơi xuống ổ kiến địa ngục. Ở dưới cái đáy ấy, nhất định là chúng tôi sẽ va phải nhau thôi nhưng tôi không c̣n chịu đựng thêm được nữa. Tôi hết c̣n kiên nhẫn. Tôi giống như người chểt đuối đang t́m một bè cỏ để bám vào. “Chiyo” ... Nhưng tôi muốn kiếm một người con gái không mang cái tên Chiyo! Thế rồi trong khoảng từ ngày 10 cho đến ngày 15 tháng tư, thay vào nỗi sợ hăi, tôi đă có được một niềm vui như mong đợi. Thật may cho tôi bởi v́ tôi đă thoát khỏi hai nàng “Chiyo” kia và có thể nghĩ về một người con gái khác. Thế nhưng, cùng lúc đó, tôi đă phải đối đầu với một t́nh địch. Và anh chàng này lại là bạn cùng lớp với tôi.... Cho nên sự việc vẫn chưa hết rắc rối. V́ anh bạn và cô gái, tôi xin tránh nói thêm chi tiết. Dù sao, chưa kịp tuyên chiến với tôi th́ anh bạn đă mạo hiểm đi tấn công nàng một ḿnh[15]. Kết cuộc là cô gái ấy cho biết nàng đă đính hôn với một người khác. Cả bạn tôi lẫn tôi đều không biết tin tức ấy là thực hay giả nhưng chắc chắn đó là một h́nh thức từ chối của nàng. Trước khi sự việc xảy ra, hai đứa chúng tôi đă hành động riêng rẽ nhưng có hẹn là sẽ gặp nhau báo cáo kết quả. Và tôi đă được nghe anh ta kể cho nghe lần mạo hiểm và sự thất bại của anh. Đến ngày 15 tháng 4, trong khi đi trong hành lang từ Cư xá Ichi-Kô sang bên một ṭa nhà phụ trong trường và ngoài trời mưa đang đan xéo tạt vào, giữa đường tôi có dừng chân chuyện tṛ với bạn. Đến chỗ bạn cho biết là anh bị từ chối, tôi c̣n thấy là ổn thỏa. Cái làm tôi khiếp sợ là câu nói tiếp theo: Anh bạn vừa mỉm cười và nói nhỏ với tôi là: “Chiyo”... Th́ ra người con gái này cũng mang cái tên như thế. Buổi ban đầu đầu, hai chúng tôi nào biết tên nàng! Vâng, đó là “Chiyo”. Tôi c̣n nhớ ḿnh đă nổi cáu ngay tại chỗ và muốn giết quách anh bạn. Lúc đó, chung quanh trời đă tối hẳn. Tôi cảm thấy nếu thế th́ ḿnh không c̣n vớt vát được ǵ nữa. Kể từ hôm đó, tính t́nh tôi trở nên lạ lùng, tôi không sao hiểu nổi ḿnh. “Chiyo” ... Chuyện ông Matsu trước khi chết hăy c̣n nghĩ đến tôi khiến tôi thấy khó chịu trong người. Thế nhưng khi nghĩ lại, chỉ vỏn vẹn ba hay bốn người, trước khi chết là c̣n nghĩ đến tôi. Ḷng tôi chùng xuống. Trong số đó có cha tôi, người đă qua đời khi tôi mới lên ba, cũng như mẹ tôi, qua đời vào năm tôi lên bốn. Tôi thường nghe ông nội kể lại là hai người đă rất đau khổ v́ đă bỏ ra đi và để lại trên cơi đời này một đứa bé con bệnh hoạn, côi cút là tôi. Năm tôi lên tám, bà nội tôi lúc lâm chung đă cầm tay tôi bên giường và bảo con ở lại mạnh giỏi. Người chị gái- được gửi đi nuôi ở một nơi khác – h́nh như trước khi chết cũng gửi gắm tôi cho ông chú bà bác. Năm tôi 16, ông nội đă dặn ḍ tôi rằng ông có chết cũng sẽ phù hộ cho cháu rồi mới chịu ra đi. Năm tôi 18 th́ bà trẻ -tức em gái ông nội và là người thân tích cuối cùng bên nội – đă để lại di chúc nhường hết gia sản cho tôi, nhưng v́ một lư do, ước nguyện của bà trước khi qua đời đă không thực hiện được. Rồi đến phiên ông Matsu, người cha của một trong những nàng “Chiyo”. Lại nữa, giờ đây bà ngoại của tôi đang nằm hấp hối trên giường bệnh, cũng vừa gửi gắm tôi cho cậu tôi. Những chuyện như vậy, nếu không để ư th́ sẽ thấy như không có ǵ, nhưng nó đă làm cho ḷng tin của ḿnh thêm vững chăi. Ngay bản thân tôi có lúc nghĩ rằng cho dù cho đến cuối đời ḿnh không có tài cán ǵ nhưng vẫn có thể dựa vào sức mạnh của âm đức các hồn ma mà làm được một cái ǵ nên nỗi. Tuy nhiên, khi hứng khởi ấy trầm xuống, tôi cảm thấy lo sợ khôn tả. Chính vào lúc ấy lại có .... “Chiyo”... Ông Matsu và 3 nàng Chiyo...đều là những kẻ khiến tôi sợ hăi. Khi nghĩ về các hồn ma và những kẻ c̣n sống bên tôi cho đến bây giờ, tôi hơi nghi ngờ về khả năng tự lực cánh sinh của ḿnh.. Khi c̣n bé, v́ sức khỏe èo uột, tôi đă không muốn sống. Măi lâu sau có dịp ra ngoài gặp người này người nọ, họ đều ngạc nhiên khi thấy tôi đă khỏe ra, như có một phép lạ. Giống như mọi người, nhiều khi tôi cũng thấy điều đó quả là khó tin. Đêm nằm trên gác hai của Cư xá, tôi có lần bất chợt thức giấc, cảm thấy chung quanh có những hồn ma đang nh́n ḿnh và tôi đă kinh hăi như kẻ bị trời trồng. Ư thức bị ma nh́n như thế khiến cho tôi có khi sợ cả chính ḿnh. Ba nàng “Chiyo” dĩ nhiên là những hồn ma. Ít nhất, tôi đă mang huyễn tưởng là nhờ sức của các hồn ma ấy mà tôi có thể sống và hoạt động. Hôm qua, cùng với một người bạn, tôi đă hồi hộp và lo lắng đi đến nơi mà chúng tôi nghĩ là chỗ ở của “Chiyo”. Khi người con gái tiến lại gần, tôi thấy đằng sau lưng nàng h́nh như có những linh hồn nàng mang theo bên ḿnh. Từ cái lưng đó, một cánh tay xanh xao tḥ ra mời mọc. Tôi không thể nghĩ rằng nàng là người của dương gian. Tuy sợ ma nhưng tôi vẫn thấy yêu thích bàn tay mời mọc ch́a ra từ phía lưng nàng. Tôi và người bạn cùng nghĩ: “Chiyo” đây rồi. Nếu nàng lộ ra một khuôn mặt tươi cười, dù chỉ là trong giây phút, chắc chắn tôi sẽ chạy bay đến trước nàng. T́nh cảm của tôi với cô đào hát “Chiyo” không biết tự lúc nào đă biến thành một t́nh yêu sâu đậm. C̣n với “Chiyo” kia[16] th́ cùng với sự sợ hăi, dần dần tôi đă có một t́nh cảm hầu như là t́nh yêu. Chuyện thật kỳ quái. Mùa nghỉ hè sắp tới. Trong thời gian hè, chẳng lẽ tôi lại không đi thăm bà góa phụ của ông Matsu và cô con gái. Tôi đă có dự cảm là ḿnh sẽ rơi xuống cái đáy thăm thẳm của một ổ kiến [17]và khó ḷng thoát hiểm. Lúc đó th́ dù là một hơi thở, một chớp mắt của tôi cũng sẽ bị các hồn ma theo dơi và dẫn lối đưa đường. Có lần tôi c̣n nghĩ phải chăng đây là số phận của ḿnh!. . Ở ngoài phố hay trong nhà hát, tôi không ngừng cảm thấy sợ hăi khi nh́n thấy có những cô gái đẹp. Tự nhiên tôi có ư tưởng lạ lùng là nhất định họ đều mang cái tên “Chiyo”. Cho dù người con gái ấy không phải là “Chiyo” đi nữa, th́ mẹ của cô hay bà ngoại của cô, hoặc tổ tiên mấy đời về trước đều có thể được gọi là “Chiyo”. Những người không mang tên đó th́ nhất định là một kẻ đang bị trù ếm như tôi sẽ không bao giờ để mắt tới. Và tất cả những con người xinh đẹp đó đều là hồn ma cả. Tôi sợ những đám lá xanh vô cùng. Mấy lúc sau này, tôi có vẻ bị suy tim và trở nên dễ xúc động. Có lúc, tôi mắc một chứng bệnh lạ là khứu giác rất thính. Cả xúc giác nữa, nó cũng nhạy một cách bệnh hoạn. Điều tôi nói ra đây sao mà giống như những lời cuối cùng của một cái đầu chưa bị điên hẳn. Thôi, xin hăy xem đây là những lời dự báo về trạng thái tinh thần của một gă thanh niên sắp phát cuồng. Không phải là “hồn ma” theo kiểu Ibsen[18] nhưng nếu thật sự là trong mỗi gia đ́nh đều có những con ma đeo bám th́ trong gia đ́nh tôi, nhất định những con ma ấy phải có tên là “Chiyo”. Tôi không khỏi mong muốn được quay ngược lên đến các thế hệ trước để xem họ có gây thù chuốc oán với ai tên “Chiyo” hay không. Không những trong phạm vi tổ tiên tôi thôi, nhưng rộng ra hơn nữa, tôi muốn biết đến cả sự oán hận của mọi nàng “Chiyo”. Thế rồi tôi c̣n muốn t́m ṭi thêm đủ mọi chuyện về những hồn ma khác nữa cơ. Nếu như không t́m được lời giải đáp từ những hồn ma đó th́ tôi muốn t́m hiểu thật rơ ràng về tâm sự của ba cô “Chiyo” kia. Chỉ có cách đó tôi mới hiểu được ḿnh sẽ bị họ đeo bám măi như thế nào. Bạn Nagamuro của tôi cho biết anh sẽ là người chủ biên số báo tháng năm Tạp chi hội đồng môn[19] nên có rủ tôi viết bài. Đến phút chót tôi mới nhận lời, lại c̣n tŕ hoăn và cù cưa đến bốn, năm ngày sau kỳ hạn nhưng rồi tôi cũng đă viết. Tuy nhiên ḷng tôi lúc này đang tràn ngập một sự sợ hăi nên không thể làm được ǵ khác hơn là thổ lộ nỗi sợ hăi ấy lên mặt giấy. Tôi nghĩ nếu ḿnh trút nó xuống bản thảo th́ sẽ đuổi được ra khỏi đầu. Đó là một công việc khá khó khăn nên tôi cố tránh dùng những lời lẽ biểu lộ t́nh cảm cá nhân mà chỉ kể lại nó một cách trần trụi và vắn tắt. Nếu tŕnh bày sự sợ hăi đó đúng theo sự thực mà tôi cảm thấy, có lẽ trạng thái tinh thần đă suy nhược của tôi sẽ không chịu nổi. Muốn kể cho thật rành rọt th́ tôi e rằng ḿnh phát điên mất. Đặc biệt là “Chiyo”.... Nếu tôi kể ra hết khuôn mặt và vóc dáng của ông Matsu th́ chắc hồn ma sẽ nhảy dựng ra từ trang bản thảo này mất! Tôi sợ những đám lá xanh vô cùng. Cái dịp nghỉ hè, lúc tôi phải rơi xuống ổ kiến, cũng sắp đến rồi. Đúng là cho tới lúc này, những hồn ma vẫn c̣n nh́n tôi cḥng chọc như thế. Chẳng hiểu tôi có cần vứt bỏ thân xác của ḿnh và xuất hiện dưới h́nh thù một hồn ma như chúng để thoát khỏi sự sợ hăi này không? Dịch xong ngày 14/3/2021 (NNT) [10] Gubijinsô (Ngu mỹ nhân thảo),Loại hoa đồng nội có màu đỏ như máu của nàng Ngu Cơ đổ ra sau khi tự vẫn (field poppy, coquelicot). Trong thơ văn, dùng để chỉ mùa hè. [11] Kôkennin: người giám hộ và quản lư tài sản khi đương sự c̣n vị thành niên. [12] Tức 13. Nói 14 v́ tính cả tuổi mụ theo lối Nhật, [13] Chính ra trong truyện cho biết đó là cử chỉ của người anh cô đào. [14] Tên thật của cô đào trong Izu no odoriko là Kaoru. [15] Có lẽ là cậu bạn tên Matsumoto ở Ichi-Kô trong “Lời trù ếm của tác phẩm đầu tay” (Shojosaku no tatari) ông viết 8 năm sau (1927).. [16] Cô con gái ông Matsu. [17] Nguyên văn arijigoku, tổ kiến nằm sâu dưới ḷng đất như địa ngục, lối lên xuống rất bé. [18] Henrik Ibsen (1828-1906) kịch tác gia người Na Uy, đă viết những vở kịch tâm lư xă hội liên quan đến phụ nữ hay cuộc sống gia đ́nh như “Căn nhà búp bê” (The Dolls’ House), Hồn ma (Ghost) vv... [19] Tạp chí đồng môn trường Tôdai (Đại học Tôkyô), số ra mắt nhân dịp Lễ truyền thống của nhà trường vào tháng 5 mỗi năm (Satsuki matsuri)
Thư mục tham khảo: Kawabata Yasunari, Chiyo, trong Kawabata Yasunari shuu: Kataude, Tuyển tập truyện kỳ quái, do Azuma Masao biên tập, Chikuma Bunko xuất bản, Tokyo, 2006. Nguyên tác Nhật ngữ.
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com ......................... ®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com) |