NIÊN BIỂU SÁNG TÁC CỦA ENDO SHUSAKU

 

Biên soạn: Nguyễn Nam Trân

 

Shusaku Endo (March 27, 1923 — September 29, 1996), Japanese novelist |  World Biographical Encyclopedia

Văn hào Endo Shusaku (1923-1996), “giải Nobel ảo” của Nhật Bản

 

 

Phàm lệ

Niên biểu này soạn theo tài liệu về Endo Shusaku của Hiroishi Renji trên tạp chí Mita Bungaku năm 1973, sau đó đăng lại trong “Toàn tập về văn học hiện đại” (Tập 79, 1981 phần dành cho hai tác giả đồng niên đại là Agawa Hiroyuki[1] và Endo Shusaku). Nhân v́ nhà nghiên cứu Hiroishi Renji ngừng công tŕnh biên tập của ḿnh ở thời điểm 1973 nên chúng tôi đă kết nối nó với những thông tin của giai đoạn sau trong cuộc đời nhà văn (1974-1996) đến từ hai tác giả khác là Yamane Michitaka (Nxb Chôbunsha, 2005) và Katô Muneya (Nxb ĐH Keiô, 2006) do một người thứ tư, Kojima Yônosuke, thu thập và cung cấp. 

Những chỗ in đậm là sự kiện hay tên các tác phẩm (không kể dài hay ngắn) khá quan trọng trong đời nhà văn mà một phần sẽ được giới thiệu rơ hơn trong bài viết thứ hai của chúng tôi vốn có cùng mục đích nhan đề “Đi xa hơn với Endo Shusaku”

Cần nói trước là nhan đề các tác phẩm được dịch sang tiếng Việt chỉ có tính cách thông tin tạm thời. Ngoài ra, xin độc giả cảm phiền v́ về mặt tŕnh bày, trừ cái tên Endo Shusaku (thay v́ Endô Shuusaku) giúp cho độc giả VN dễ t́m trên mạng, chúng tôi vẫn chưa loại bỏ được thói quen cá nhân có từ lâu năm là phân biệt các mẫu âm dài / ngắn, một đặc trưng của tiếng Nhật.

 

 

-1923 (0 tuổi): Nhà văn sinh ngày 27/3 tại khu Sugamo thành phố Tokyo, con trai thứ hai của ông Endô Tsunehisa, viên chức Ngân hàng Yasuda (tiền thân của Ngân hàng Fuji) và bà Ikuko, sinh viên môn vĩ cầm tại Trường âm nhạc Ueno (sau đổi tên thành Đông Kinh Nghệ thuật Đại học). Shusaku có một anh trai lớn hơn 2 tuổi tên là Shôsuke. Người mẹ đầy nghệ sĩ tính - học tṛ của danh sư vĩ cầm Alexander Mogilevskii - sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc đời nhà văn sau này.

(Ông Tsunehisa tốt nghiệp ngành Luật Đức tại Đại Học Tôkyô năm 1921 và vợ đă yêu nhau trong khi cả hai c̣n là sinh viên rồi đi đến kết hôn. Hôn nhân do t́nh yêu ở vào thời đại này có thể gọi là hiếm có). 

1926 (3 tuổi): Cha đổi nhiệm sở. Cả nhà dọn sang châu Quan Đông (Kwantung) thuộc Măn Châu lúc đó là một nhượng địa của Nhật.

(Năm này, nhà văn Akutagawa Ryuunosuke tự sát bằng độc dược). 

1929 (6 tuổi): Học tiểu học ở thành phố Đại Liên (Dairen, Dalian). Năm 1931 nhân xảy ra biến cố quân sự, đôi khi có binh lính đến tạm trú trong nhà. So với người anh, thành tích học hành của Shusaku yếu hơn. Từ trường về đến nhà, cậu bé chỉ thích chơi đùa với con chó Kuro (con Mực) hay chúi mũi đọc Manga và tiểu thuyết in trong tạp chí thiếu niên được gửi từ Nhật qua. Đôi khi theo cha du lịch. Mẹ th́ mỗi ngày luyện tập vĩ cầm, mùa đông có khi đánh đàn đến nỗi rướm máu tay. Nhân đó, từ nhỏ ông đă thấm thía rằng việc theo đuổi một ngành nghệ thuật trong đời là chuyện rất khó. Khoảng năm 1932, giữa cha mẹ bắt đầu có chuyện hục hặc khiến cho từ đó, một bầu không khí ngột ngạt trùm lên gia đ́nh.

(Thời gian này có một cậu bé người Măn Châu đến giúp việc trong nhà và về sau, Shusaku đă ghi lại kỷ niệm về cậu ta trong một số tác phẩm như “Truyện hồi nhỏ” (Dôwa).  

1933 (10 tuổi): Từ năm 9 tuổi, Shusaku đă chứng tỏ ḿnh có khiếu văn chương. Thơ văn ông viết được thầy chủ nhiệm lớp khen ngợi, lại c̣n được đăng trên báo của tỉnh Dairen. Cha mẹ càng xung khắc và đi đến chỗ tan vỡ. Họ ly hôn. Mẹ mang cả hai anh em về nước. Ông tiếp tục học tiểu học Rokkô  ở Kobe. Người bác (chị của mẹ ông) theo Ki-Tô giáo nên thường đưa gia đ́nh em gái đi nhà thờ. Ông cũng theo học giáo lư như mọi đứa trẻ trong nhóm nhưng thú nhận là lúc đó chỉ học để có dịp chơi với các anh chị chủng sinh và nhận bánh kẹo. Một năm sau, ông được làm phép rửa tội ở nhà thờ Hayakawa thị trấn Nishinomiya, nơi mẹ con ông vừa dọn từ nhà bà bác đến. Tên thánh của ông là Paul (Paulo). Dù trả lời là ḿnh tin Chúa nhưng ông hăy chưa có ư thức về tôn giáo. Từ đó về sau, bao lần ông muốn bỏ đạo nhưng lại không bỏ nổi.

(Trong năm này, ở nơi đây xảy ra việc một vị linh mục người Pháp đứng tuổi hoàn tục sau khi kết hôn với một phụ nữ Nhật. Chủ đề “tu xuất” sẽ là đề tài cho nhiều tác phẩm của ông sau này). 

1935 (12 tuổi): Tốt nghiệp tiểu học Rokkô, lên học trung học tư Nadenaka. Hồi mới vào, năng lực có vẻ khá (hạng A) nhưng dần dần tụt hạng (B, C). Lúc sắp tốt nghiệp th́ đă rơi xuống hạng D tức hạng thấp nhất. Cùng lớp có một bạn tên là Kutsumoto Kenkichi, sau này sẽ trở thành nhà thơ Haiku. Lúc này đă đọc truyện du hành hoạt kê thời Edo của Jippensha Ikkyu (1765-1831) và mơ mộng trong tương lai sẽ trở thành một nhân vật lông bông và tiếu lâm, thích ngao du, quậy phá các hàng quán trên tuyến đường Đông Hải Đạo (Tôkaidô) như hai anh chàng Yajirobei và Kitahachi trong tác phẩm hài hước Tôkai Dôchyuu Hizakurige (Nhông nhông trên tuyến đường Đông Hải,1802-09) thời Edo. Năm 1940 ông tốt nghiệp cấp 3 ở Nadenaka. 

1939 (16 tuổi): Ba mẹ con ông lại dọn đến Tsukimigaoka cũng nằm trong thị trấn Nishinomiya. Mẹ ông gặp gỡ linh mục người Đức Pedro Herzog ở Hội Jesuits và chịu ảnh hưởng áp đảo của giáo sĩ này. Shusaku bắt đầu cuộc sống tin kính và kỷ luật dưới sự hướng dẫn của đức cha Herzog, người sẽ là một cái bóng lớn trùm lên đời Shuusaku. Mẹ ông bắt đầu mở lớp dạy tư âm nhạc trong nhà.  

1940 (17 tuổi): Ông tốt nghiệp cấp 2 nhưng trượt ở nhiều trường trong kỳ thi lên cấp 3. Ngược lại, người anh Shôsuke học rất giỏi, đổ vào khoa Luật Đại học Tôkyô và về ở với cha trong khu Setagaya (nội thành Tôkyô). 

1943 (20 tuổi): Thi nhập học 9 đại học nhưng đều trượt, măi đến 3 năm sau mới vào được lớp Dự bị Văn khoa Đại học Keiô Gijuku. Tuy nhiên, v́ không chịu theo ngành Y ở Waseda như cha mong muốn nên bị truất quyền thừa kế (kandô), phải rời nhà dọn sang ở với anh bạn Toshimitsu Matsuo. Sau đó, làm việc vặt vănh để sinh sống nhưng lúc này, chiến cuộc trên Thái B́nh Dương trở nên khốc liệt, hầu như ông không c̣n đến lớp, lại bị động viên làm trong công binh xưởng chế tạo đạn dược và phụ kiện quân sự ở Kawasaki (gần Yokohama). Chẳng bao lâu, ông dọn vào trong một cư xá sinh viên do triết gia Công giáo Yoshimitsu Yoshihiko coi sóc. Thời ở trong cư xá này ông mới bắt đầu chuyên chú đọc sách. Dưới ảnh hưởng của Yoshimitsu, ông đọc Jacques Maritain (1882-1973), rồi nghe lời khuyên của bạn Matsui Yoshinori, ông t́m đến tác phẩm lăng mạn của thi nhân người Đức gốc Áo Rainer Maria Rilke (1875-26). Nhờ Yoshimitsu giới thiệu, ông quen hai nhà văn đàn anh Kamei Katsuichirô (1907-1966) và Hori Tatsuo (1904-1953)[2].

(Cuộc đi ủy lạo ở một bệnh viện nuôi người cùi (bệnh Hansen) ở Gotemba gần núi Fuji mà ông có lần thuật lại trong “Cái thằng khó ưa” (Iya na yatsu) đă xảy ra vào thời điểm này). 

!945 (22 tuổi): Đi khám sức khỏe để trưng binh nhưng v́ yếu đường hô hấp (viêm phổi) nên được hoăn dịch. Chưa phải đến kỳ nhập ngũ th́ chiến tranh đă chấm dứt (15/8/1945). Ở một hiệu sách cũ ông hay lui tới gần Shimo-Kitazawa khu Setagaya - một xóm sinh viên – ông đă t́m được cuốn sách nhan đề “Những trào lưu trong văn học Pháp”. Sau khi đọc và thấy hứng thú ông đă đi tiếp bằng cách chọn ngành văn chương Pháp ở khoa Văn Đại học Keiô. Ông bắt đầu đọc tiểu thuyết của các nhà văn Ki-Tô giáo người Pháp như Franccois Mauriac và Georges Bernanos. Cùng trường có Yasuoka Shôtarô[3] học trên ông một lớp, sau cũng thành một nhà văn tên tuổi. 

1947 (24 tuổi): Tháng 12, ông trao bản thảo “Bàn về Chúa và chư thần” (Kamigami to Kami) cho một người bạn đồng song đang làm việc ở Nhà xuất bản Kadokawa để in trong tạp chí Tứ Quí (Shiki) của họ. Đồng thời tiểu luận “Vấn đề của các nhà văn Ki-Tô giáo” (Katorikku sakka no mondai) của ông cũng được đăng trên tạp chi Mita Bungaku[4] của khoa Văn trường Keiô. Như thế, những bài viết đầu tiên của ông là những bài nghị luận. 

1948 (25 tuổi): Vào tháng 3, ông có dịp đăng tải bài” Ghi nhớ về Hori Tatsuo” (Hori Tatsuo-ron oboegaki) trong tạp chí Cao Nguyên (Kôgen), tháng 6 “Cái chết đối với chúng tôi” (Shi to bokura) cũng được đăng ở đó. Đến tháng 8 th́ có tiểu luận” Những vấn đề của thế hệ hai mươi” (Nijussaidai no kadai) trên Mita Bungaku. Tháng 10, thêm bài nghị luận “Giữa hai cái phải chọn” (Kono nisha no uchi), tháng 12 có bài “Trường hợp Charles Péguy[5]” (Charusu Pegi no bawai). Cả hai đều được đăng trên Mita Bungaku. 

1949 (26 tuổi): Tháng 3, tốt nghiệp Cử nhân văn chương Pháp Đại học Keiô.Thi vào hăng phim Shôchiku (Tùng Trúc) để làm phụ tá đạo diễn nhưng bị đánh trượt. Cho đăng trên tạp chí Cao Nguyên (Kôgen) tiểu luận “Những khổ năo về tôn giáo của Jacques Rivière”[6] (Jakkusu Ribieru no shuukyôteki kunô). Tháng 6 được giới thiệu làm việc bán thời gian trong một nhà xuất bản để soạn một cuốn từ điển về văn học thế giới thế kỷ 20 nhưng không đi đến đâu v́ hăng gặp khó khăn trong kinh doanh, phải đóng cửa. Tháng 8, viết “Những điểm Emmanuel Mounier phê phán Sartre” (Emanueru Munie no Sarutoru hihan[7]) đăng trên tạp chí Kosei (Cá Tính) Tháng 11 lại viết về “Cung h́nh (h́nh phạt bị thiến) tinh thần của Takeda Taijun” (Seishin no fukei: Takeda Taijun ni tsuite)[8] đăng trên Kosei. Tháng 12 viết “Sự trầm mặc của Rimbaud. Luận về Chủ nghĩa Ân sủng kiểu mới (Neo-thomism)[9] trong thi ca” (Ranbô no chimmoku wo megutte - Neo Tomisumu no shiron) trên Mita Bungaku.Năm đó, anh trai ông giải ngũ và hai anh em cùng nhau làm việc cho Tạp chí Catholic Digest. Shusaku gia nhập nhóm Mita Bungaku bên cạnh các bậc đàn anh trong nhóm như Maruoka Akira, Yamamoto Kenkichi[10], Shibata Renzaburô, Horita Zembei vv... 

(Xin nhắc lại là anh trai ông sau khi tốt nghiệp Luật năm 1942 đă trở thành nhân viên ngành bưu điện rồi vào Hải quân ngay sau đó và may mắn trở về khi chiến tranh chấm dứt) 

1950 (27 tuổi): Tháng 1, bài b́nh luận nhan đề “Franccois Mauriac” được đăng trên tờ Cận Đại Văn Học (Kindai Bungaku). Qua tháng 6, đăng “Hồi tưởng đến trong một đêm sinh nhật” (Tanjôbi no yoru no kaisô) lên tờ Mita Bungaku. Tháng 6, trở thành sinh viên Nhật Bản du học đầu tiên thời hậu chiến. Với mục đích học hỏi về văn học Ki-Tô giáo hiện đại ở Âu châu, đă đáp con tàu tên Marseille của Pháp từ hải cảng Yokohama để sang bên ấy. Tiếng là sinh viên du học nhưng ông chỉ đủ tiền mua vé ca-bin hạng tư và phải sinh hoạt một cách khó khăn dưới hầm tàu chật chội. Nhưng cũng nhờ vậy mà quen biết và cảm thông với đám hành khách thuộc các quốc tịch khác (Trung Quốc, Việt Nam, Phi Luật Tân vv...). Trên tàu, ông đă gặp một sinh viên thần học ḍng Carmelite tên Inoue Yôji, cũng sang Pháp để tu học. Tàu có đi ngang các cảng Đông Nam Á như Manille, Saigon.... Nước Việt Nam lúc ấy đang ở trong giai đoạn chiến tranh với Pháp. V́ mang quốc tịch Nhật, một nước vừa bại trận và lúc đó hăy c̣n bị cộng đồng thế giới ngờ vực, ông hầu như không được lên đất liền mỗi khi tàu cập bến. Ông cho biết đă được ngắm núi lửa ở Stromboli (Ư) vào lúc nửa đêm và chính hôm đó đă nghe tin chiến sự Triều Tiên (1950-53) bộc phát. Tháng 7 ông đến Marseille và tháng 9 được đưa về Rouen tạm trú trong gia đ́nh một kiến trúc sư. Qua tháng 10, khi niên khóa mới bắt đầu, ông nhập học ở Đại học Lyon. Trong thời gian này, ông có gửi một số kư sự, b́nh luận nói về đời sống sinh viên ở Pháp cho tạp chí Quần tượng (Gunzô)[11]. 

1951 (28 tuổi): Tháng hai, bài viết nhan đề “Luyến ái và sinh viên Pháp” (Ren’ai to Furansu daigakusei) được đăng trên Gunzô. Tháng 3, trong lúc ở Lyon, ông nghe tin bạn thân là Hara Tamiki[12] tự sát. Tháng 5, bài “Sinh viên Pháp và chủ nghĩa Cộng Sản” được đăng trên tờ Gunzô. Tháng 9 đến lượt bài “Sinh viên ngoại quốc ở Pháp” (Furansu ni okeru ikoku no gakusei) cũng lên mặt tạp chí này. Mùa hè năm đó, ông đi thăm vùng Landes, sân khấu cuốn tiểu thuyết Thérèse Desqueyroux[13] của Franccois Mauriac. Ông cũng có đi Fons (Ardèche) để thăm cái giếng nơi xảy ra một tấn thảm kịch trong thời kháng chiến chống Đức. Mấy năm sau, ông có viết lại kỷ niệm này trong đoản thiên Veronica)[14] 

1952 (29 tuổi): Bài “Kư sự đi theo dấu nàng Thérèse – Gửi anh Takeda Taijun[15]” (Tere-zu no kage wo otte – Takeda Taijun-shi ni) được đăng trên tạp chí Mita Bungaku. Tháng 3, cho đăng trên tờ Gunzô một tạp văn nhan đề “Nữ sinh viên Pháp – Tiếng lóng” (Furansu no jogakusei – Zokugo). 

1953 (30 tuổi): Sau khi ở Lyon hết 2 năm, từ giă nơi đó để lên Paris nhưng có vấn đề sức khỏe (nám phổi) phải vào Bệnh viện Jourdan (quận 14, Paris) chữa trị, câu chuyện này về sau sẽ là nhan đề của một thiên hồi kư. Vừa xuất viện, ông đă làm một chuyến viếng thăm Marseille 3 đêm 4 ngày với cô sinh viên ban Triết Franccoise Pastre vốn quen ở Sorbonne và có lúc hai người định tiến tới hôn nhân. Có thể đây là chuyến đi kỷ niệm của họ trước khi chia tay? Thực vậy, v́ t́nh h́nh sức khỏe ông phải phá ngang chuyện du học. Tháng 2, ông theo chuyến tàu Nhật Akagi-maru về nước. Tháng 5 cho đăng “Người thiếu nữ trong giấc mơ của Hara Tamiki” (Hara Tamiki to yume no shôjo) trên Mita Bungaku. Tháng 7, đăng nhật kư “Những ngày sống ở Pháp” (Zaifutsu Nikki) trên tờ Kindai Bungaku suốt các số tháng 8, 9, 10 và 12. Cho ra đời tập tạp văn đầu tiên nhan đề “Sinh viên Pháp” (Furansu no Daigakusei) do nhà xuất bản Hayakawa ấn hành. Tháng 9, đăng “Dưới mặt trời của rặng núi Alpes” (Arupusu no yô no shita ni) trên tạp chí Bungakukai (Văn học giới).

(Tháng 5 năm này, Hori Tatsuo – người cũng là nhà văn Công giáo và đă giúp đỡ ông nhiều trong buổi đầu đời văn- mất v́ bệnh phổi (49 tuổi). Tháng 12, bà Ikuko, mẹ ông, cũng ra đi v́ tai biến năo (58 tuổi)). Đặc biệt bà là người có rất nhiều ảnh hưởng đối với ông nên Shusaku rất đau xót. 

1954 (31 tuổi): Tháng 2, ông cho đăng tạp văn “Thời của Sherlock Holmes đă qua rồi” (Sharokku Horumusu no jidai wa satta) trên Bungakukai.Tháng 4 làm giảng viên ở Học viện văn hóa (Bunka Gakuin)[16]. Lúc này, qua trung gian Yasuoka Shôtarô, ông đă tham gia Nhóm Cấu Tưởng[17] (Kôsô no Kai) và có dịp quen biết với Yata Shôhei, Yoshiyuki Junnosuke, Shôno Junzô, Kondô Keitarô, Miura Shumon, Shindô Sumitaka, Kojima Nobuo vv...Thêm vào đó, v́ được Okuno Tateo khuyến khích nên ông đă đến với Nhóm Hiên Đại B́nh Luận (Gendai Hyôron). Trong số tháng 6 của tạp chí nhóm này, họ đă đăng lời phê b́nh về truyện kư của Marquis de Sade (phần I) do ông khởi thảo. Tháng 7, tập b́nh luận “Vấn đề của các nhà văn Ki-Tô giáo” (Katolikku sakka no mondai) được nhà Hayakawa xuất bản.Tháng 11, ông mới có dịp cho đăng tiểu thuyết đầu tiên nhan đề “Đến tận Aden” (Aden made) trên Mita Bungaku.Tháng 12, đăng phần II của Marquis de Sade trên Gendai Hyôron nhưng ông lại ngưng ở đó chứ không viết tiếp.  

1955 (32 tuổi): Dịch “Người xa lạ sống chung nhà” của nhà văn viết tiểu thuyết trinh thám George Simenon, được Nxb Hayakawa nhận xuất bản. Tháng 4, tiểu thuyết “Sinh viên” (Gakusei) được đăng trên tạp chí Kindai Bungaku. Bài b́nh luận “Ki-Tô giáo” (Kirisuto-kyô) được đăng lên tờ Bungakukai. Viết chung với Muramatsu Takashi dưới bút danh chung Sankaku bôshi (Nón ba góc) “Dưới ngọn cờ của phê b́nh siêu h́nh” (Metafijikku no hihyô no hata no moto ni) và cho đăng trên 2 số liên tiếp của tờ Bungakukai. Tháng 5, cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Người da trắng” (Shiroi hito) vốn được cấu tứ từ hồi c̣n ở Lyon. Tác phẩm này đoạt giải Akutagawa lần thứ 33 (mùa xuân 1955). Tháng 8, viết xong “Muối của đất” (Tsuchi no shio) sau đổi nhan đề thành “Mặt trời trên cát” (Suna no ue no taiyô) để đăng trên tạp chí Văn Nghệ Xuân Thu (Bungei Shunjuu) số đặc biệt (số 47). Tháng 9, kết hôn với trưởng nữ ông Okada Kôsaburô là cô Okada Junko (Thuận tử), đàn em của ḿnh ở khoa văn chương Pháp ĐH Keiô. Tháng 10, đăng tiểu thuyết “Ngôi nhà trọ Kôrikji” (Kôrikji-kan) trên tạp chí Tân Trào (Shinchô) Tháng 11, cho đăng tiểu thuyết “Người da vàng” (Ki iroi hito) trên Gunzô. Nhà xuất bản Ikkodô (Nhất Cổ Đường) in tập phê b́nh “Luận về Hori Tatsuo” của ông. Tháng 12, tập truyện ngắn “Da trắng, da vàng” (Shiroi hito. Ki iroi hito) được Kôdansha (Giảng Đàm Xă) ấn hành. 

1956 (33 tuổi): Tháng giêng, đăng “Quả nho xanh nho nhỏ” (Aoi chiisana budô) liên tục trên tờ Bungakukai cho đến tháng 6. Tháng 6, trưởng nam Ryuusuke ra đời, được đặt theo tên văn hào mà ông ái mộ (cũng kỷ niệm việc ông vừa đoạt giải thưởng Akutagawa). Tháng 9, đăng “Người da màu và người da trắng” (Yuushoku jinshu to hakushoku jinshu) trên Gunzô.Tháng 11, đăng “Bàn về Shiina Rinzô. Những ǵ nh́n thấy qua một nụ cười mỉm” (Shiina Rinzô-ron. Bishô wo torimeguru mono) trên tờ Bungei (Văn Nghệ). Tập b́nh luận “Chúa và ác quỷ” (Kami to akuma) được Hiện Đại Văn Nghệ xă ấn hành. Tháng 12, truyện ngắn “Bệnh viện Jourdan” (Jurudan byôin) được đăng trên số đặc biệt của tờ Bungei Shunjuu (số 55). Tiểu thuyết dài đầu tiên của ông là “Quả nho xanh nho nhỏ” (Aoi chiisana budô) được nhà Shinchô xuất bản. Cũng trong năm này, ông trở thành giảng sư dạy giờ ở khoa Văn của Đại học Jôchi (tức Sophia University bây giờ). 

1957 (34 tuổi): Tháng 1, tạp văn “Cái mũi của Cyrano” (Shirano no hana) được đăng trên Mita Bungaku. Tháng 3, truyện ngắn “Cyrano de Bergerac (Shirano do Berujerakku) được đăng trên tờ Bungaku (Văn Học) và bài b́nh luận “Hai quan điểm nghệ thuật: Cái gọi là tính Eros và cái gọi là tính Agape[18] trong nghệ thuật” (Futatsu no Geijutsukan: Geijutsu ni okeru erosutekina mono to agapetekina mono) trên tờ Mita Bungaku. Tháng 6, tiểu thuyết “Biển và thuốc độc” (Umi to dokuyaku) ra mắt trên tờ Bungakukai từ số tháng 8 đến số tháng 10. Tháng 10 đăng tiểu thuyết “Nhại” (Parody) trên Gunzô và “Domina của ánh trăng” (Gekkô no domina) nói về Nhà Nhật Bản trong Làng Đại học Paris ở đại lộ Jourdan trên Đặc san Bungei Shunjuu (số 59). Kư sự học ngôn ngữ nhan đề “Chuyến đi ṿng nước Pháp của Takashi” (Takashi no Furansu Ishuu) được nhà xuất bản Hakusuisha (Bạch Thủy Xă) in, Tạp văn “Thương khác yêu ở chỗ nào ?” (Koisuru koto to aisuru koto) được Jitsugyô no Nihonsha xuất bản. Tháng 12, cho ra mắt vở kịch “Nữ vương” (Joô) trên Bungakukai và tiểu thuyết “Cảng neo thuyền” (Kikôchi) trên tờ Shin Nihon Bungaku (Tân Nhật Bản Văn Học).

(Năm này, giáo sĩ Herzog, người bạn của gia đ́nh ông, hoàn tục. Sẽ là động cơ để ông viết truyện ngắn “Bóng phủ lên đời” (Kagebôshi) 

1958 (35 tuổi): Tháng 3, tập đoản thiên “Domina của ánh trăng / Người đẹp tắm trăng” (Gekkô no Domina) được Tôkyô Sôgensha ấn hành. Tháng 4, đăng tiểu thuyết “Hoạn quan” (Kangan) trên Bungakukai và bài b́nh luận về “Những người đàn bà trong Kinh Thánh” (Seisho no naka no onnatachi) được đăng trên Họa báo Phụ nữ (Fujin Gahô) và kéo dài tận tháng 5 năm sau. Tiểu thuyết dài “Biển và thuốc độc” được Bungei Shunjuu in thành sách. Tháng 6, bài b́nh luận “Khảo sát về Umezaki Haruo”[19] được đăng trên tờ Shinchô. Tạp văn “Tập ghi chú về Luyến ái luận” (Ren’airon no nôto). Tháng 8, tiểu thuyết “Ánh sáng mùa hè” (Natsu no Hikari) được lên tạp chí Shinchô. “Tập ghi chú về Luyến ái luận” được Tôto shobô (Đông đô thư pḥng) in thành sách. Tháng 10, “Đất là đây” (Chi nari) được đăng lên tạp chí Chuuô Koron (Trung Ương Công Luận) và “Người đàn ông chống gậy” (Matsubazue no otoko) trên Bungakukai. Tháng 9, v́ tham gia Đại hội các nhà văn Á Phi nên cùng với Ito Sei, Noma Hiroshi, Katô Shuuichi, Miyake Reiko và Nakagawa Masafumi cùng sang Taskhent lúc đó thuộc Liên Xô. Sau khi thăm viếng Moscova, họ về nước vào tháng 11. Tháng 12, “Biển và thuốc độc” lần lượt đoạt 2 giải thưởng văn học của Nxb Shinchô và của Nhật báo Mainichi.

(Năm này ông dọn về nhà mới ở Komaba thuộc khu Meguro, Tôkyô) 

1959 (36 tuổi): Tháng 1, “Núi lửa” (Kazan) được đăng liên tiếp trên Bungakukai cho đến số tháng 10. Tập kư sự “Chuyến đi Liên Xô với Noma Hiroshi[20]” (Noma Hiroshi Soren dôkôki) được đăng trên Shinchô. Tháng 2, cho đăng loạt bài “Những người tử đạo cuối cùng” (Saigo no junkyôsha) trên Bungei Shunjuu số đặc biệt (số 69) và tạp văn “Đảo Sakurajima hăy c̣n sống đó” (Sakurajima wa ikite iru) trên tạp chí Tabi (Lữ hành). Tháng 3 đăng “Anh khùng đáng yêu” (Obakasan) liên tục nhiều kỳ trên nhật báo Asahi. Tháng 4, cho đăng truyện ngắn “Cái thằng khó ưa” (Iyana yatsu) trên Shinchô. Tháng 6, nhà Heibonsha xuất bản cho ông tập nghị luận “Sách bằng tranh nói về yêu đương” (Koi no ehon). Tháng 8, ra mắt tạp văn “Truyện linh mục Bermesh về nước” (Berumesshu shimpu no kikoku) trên tạp chí Sekai (Thế Giới). Tháng 9, lại cho đăng “Tuyên úy tùng chinh” (Juugun shisai) cũng trên tờ Sekai. Sau đó, đăng “Truyện Marquis de Sade” – một đề tài đă ám ảnh ông từ thời du học – trên tạp chí Gunzô, kéo dài cho đến tháng 10 mới hết. Tháng 10, đăng “Người bạn nước ngoài” (Ikyô no tomo) trên số đặc biệt tăng trang của Chuuô Kôron. Truyện dài “Anh khùng đáng yêu” (Obakasan) cũng được nhà Chuuô Koron xuất bản. Tháng 11, truyện ngắn “Một bầu trời xanh quá đỗi” (Amari ni aoi sora) được đưa lên mặt báo Shin chô và tập “Nhện -Truyện về những nỗi sợ hăi của Shuusaku” (Kumo - Shuusaku kyôfutan) đă được Nxb Shinchô ấn hành. Nhân v́ muốn bổ túc thêm kiến thức về Marquis de Sade, nhà văn đă t́m gặp và phỏng vấn những chuyên gia nghiên cứu Sade. Sau đó lại cùng vợ là bà Junko lên đường du lịch để tham quan các nước Anh, Tây Ban Nha, Ư, Hy Lạp...trước khi đánh một ṿng qua thành phố El Salem, một đô thị vùng Tiểu Tế Á mà trước kia, ông chỉ biết qua Kinh Thánh. Măi đến tháng giêng năm sau, hai ông bà mới hồi hương. 

1960 (37 tuổi): Sau khi về nước, v́ có vấn đề sức khỏe (bệnh lao tái phát), Shusaku phải nhập viện, trước là ở nhà một thương chuyên môn về bệnh truyền nhiễm thuộc ĐH Tôkyô (Tôdai) sau chuyển qua nhà thương ĐH Keiô. Tháng 3, cho đăng tập kư sự “Hành hương ở El Salem” (Eru Saremu no junrei) trên nhật báo Asahi và “Ngôi thành của Marquis de Sade” (Sado kôshaku no shiro) trên tạp chí Gunzô vào tháng 4. Tháng 5, đăng “Khuôn mặt chúa Ki-Tô” (Kirisuto no kao) trong Bungakukai và nhật kư “Từ nhật kư một chuyến lữ hành” (Tabi no nikki kara) trên tờ Sekai. Tập tùy bút “Ghi chép về những mối t́nh thời trẻ” (Wakai hi no ren’ai nôto) được Nxb Seishun (Thanh Xuân) đem in. Cùng với Wakabayashi Makoto chuyển ngữ “Đêm nay, Roberto...” (Roberuto wa kon’ya) từ tác phẩm của Pierre Krosovskii. Bản dịch này đă được Nxb Kawade phát hành. Tháng 6, đăng truyện ngắn “Bệnh tái phát” (Saihatsu) trên Gunzô. Truyện dài hài hước “Anh Hechima” (Hechima-kun) cũng được đăng liên tục trên mặt báo Kahoku Shinpô (Hà Bắc tân báo)[21] cho đến cuối tháng 12. Tháng bảy, truyện “Quả nho” (Budô) được đăng trên Shinchô c̣n “Người đàn ông và con khỉ” (Otoko to saru to) th́ lên số đặc biệt tăng trang của Shôsetsu Chuô Kôron. Tháng 8, Nxb Chikuma ra mắt “Tuyển tập Endô Shuusaku” như một bộ phận của bộ tùng thư về các nhà văn đang lên (shinjin = tân nhân). Tháng 9, tiểu thuyết dài “Núi lửa” (Kazan) được Nxb Bungei Shunjuu in thành sách. Tháng 11, đăng “Ghi lại cảnh bạn bè đến thăm quanh giường bệnh” (Byôshô kôyuuroku) trên Gunzô. Nxb Shinchô in cho ông tập đoản thiên “Một bầu trời xanh quá đỗi” (Amari ni aoi sora) và sang tháng 12 th́ Nxb Kadokawa cũng ấn hành “Những người đàn bà trong Kinh Thánh”. 

1961 (38 tuổi): Tháng 1, truyện ngắn “Gặp lại thân quyến” (Nikushin saikai) được đăng trên Gunzô và “Không được việc” (Yaku tatazu) trên Shinchô. Tháng 5, tiểu thuyết dài “Anh Hechima” (Hechima-kun) được Nxb Shinchô cho in thành sách. Tháng 8, tạp văn “Ghi chép về cuộc chiến đấu chống bệnh tật của tôi-Gửi cho người đang dưỡng bệnh” (Ryôyôsha ni ataeru ki – Wa ga tôbyô ki) được đăng trên Chuuô Kôron. Tháng 10, tản văn về Marquis de Sade nhan đề “Đôi điều về Marquis de Sade” (Sado no koto nado) đăng trên tạp chí Fuukei (Phong Cảnh). Năm này, bệnh t́nh của ông không khá hơn, phải mổ phổi tất cả 3 lần (tháng 1, tháng 2 và tháng 12). Lần thứ 3 mất 6 tiếng đồng hồ và có lúc tim đă ngừng đập). Cuộc giải phẫu khó khăn này là nguồn cảm hứng cho hai truyện “Người đàn ông 40 tuổi” (Yonjussai no otoko) cũng như “Người đàn ông và con nhồng” (Otoko to Kyuukanchô) trong đó ông xem như có ai đó (Đức Chúa hoặc con nhồng ḿnh nuôi) đă chết thế cho ông.  

1962 (39 tuổi): Tản văn “Bảy năm sau trở lại thăm khu phố có tuyết” (Shichinen buri otozureta yuki no machi) được đăng trên Chuuô Kôron trong đặc san nói về du lịch ở Âu châu. Tháng 4, tạp văn “Tại sao Chúa lại lặng thinh” (Naze kami wa damatte iru no ka?) được trên nhật báo Mainichi liên tục từ 30 tháng 4 cho đến giữa tháng 5. Tạp văn “Chớ quên cái buổi ban đầu” (Shoshin ni wasurubekarazu) được lên trên tờ Gunzô. Sau khi xuất viện ít lâu, sức khỏe c̣n chưa hồi phục, chỉ viết nổi loại văn ngắn. Tháng 9, trong “Toàn tập về văn học thời Shôwa” Nxb Kadokawa chủ trương, đă có một tập dành cho Yasuoka Shôtarô và Endo Shusaku. Nxb Kôdansha cũng xuất bản qui tụ những truyện dài của ông nhan đề “Tập truyện Endo Shusaku” (Endo Shusaku-shuu). Tháng 10, tạp văn “Hai thời kỳ” (Futatsu no nendai)[22] được đăng trên tờ Bungakukai. Nxb Kôdansha cũng đổi đề truyện dài “Anh là chồng và em là vợ” (Anata wa otto, watashi wa tsuma) thành “Kết hôn” (Kekkon) và xuất bản. Tháng 12, tùy bút “Tôi với Kafuu”[23]. Bàn về tập nhật kư “Đoạn Trường Đ́nh” của nhà văn” (Watashi to Kafuu. Sakka no nikki Danchôtei ni tsuite) được đăng trên tờ Zusho (Đồ thư) và tạp văn “Phiên xử để de Sade được tha bổng” (Muzai ni natta Sado no saipan) trên tờ Sekai (Thế giới).  

1963 (40 tuổi): Tháng 1, truyện “Gă đàn ông và con nhồng” (Otoko to kyuukanchô) được đăng trên Bungakukai, c̣n truyện “Trước ngày hôm ấy” (Sono zennichi) th́ lên tờ Shinchô và truyện “Truyện hồi nhỏ” (Dôwa) trên Gunzô. Truyện “Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ” (Watashi ga suteta onna)[24] đăng liên tục trên trên tạp chí Fujin no tomo (Bạn của giới phụ nữ) cho đến tháng 12. Tháng 5 truyện nhan đề “Kẻ có tật khóc mỗi khi say” (Nakijôgo) được đăng trên O-ru Yomimono. Bài b́nh luận về văn nghệ đương thời tên “Những con thú gớm ghiếc” (Kedamono tachi) đăng nhiều kỳ trên Bungei cho đến số tháng 8. Tháng 7, truyện ngắn “Tật xấu uống một chén là nói điều kỳ cục” (Rei no shuuseki ippai kigen) lên mặt báo Bungei Shunjuu. Tập b́nh luận “Tôn giáo và văn học” (Shuukyô to bungaku) được Nambokusha (Năm Bắc Xă) ấn hành. Tháng 8 truyện ngắn “Hành lư đời tôi” (Watashi no mono) được đưa lên tờ Gunzô. Tháng 10, truyện “Khu nhà thương bên rừng cây tạp” (Zattsubokurin no byôto) được đưa lên tờ Sekai. Tạp văn nghị luận “Chuyện văn sau buổi trưa” (Gogo no shaberi) đăng liên tục trên tờ Geijutsu Seikatsu (Sinh hoạt Nghệ thuật) và kéo dài măi đến năm sau. Tháng 11 truyện “Qua trạm Fuda no Tsuji” (Fuda no Tsuji)[25] được đăng trên tờ Shinchô. Trong năm này, ông dọn nhà từ Komaba về khu vực Tamagawa Gakuen thuộc thành phố Machida và đặt tên cho chỗ ở mới là “Hồ Ly Am” (Korian) và từ đó, khi viết các tiểu phẩm thường lấy bút danh có tính diễu cợt là Hồ Ly Am sơn nhân (Korian Sanjin). 

1964 (41 tuổi) Tháng 1, tạp văn “Ngôi thành của Sade” (Sado no shiro) lên mặt báo Fukei (Phong cảnh). Tháng 2 đến lượt “Người đàn ông 40 tuổi”[26] (Yonjussai no otoko) được đăng trên Gunzô. Đăng “Mi cũng lại thế” (Omae mo mata) tức phần sẽ là chương 3 của tiểu thuyết dài “Những mảnh đời du học” (Ryuugaku) trên cùng tờ báo ấy. Tháng 3, cuốn “Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ” được Nxb Bungei Shunjuu cho in thành sách. Cũng vào thời điểm này, Nxb Shuueisha (Tập Anh Xă) cho in Tuyển tập Endo Shusaku & Kojima Nobuo[27] trong Toàn tập về văn học mới của Nhật Bản. Tháng 6, Kôdansha in “Những cảnh đời trong nhà tắm công cộng” (Ukiyo ofuro).Tháng 7, đăng “Anh Hara Tamiki” (Hara Tamiki) trên Shinchô và văn nghị luận “Vở kịch mà tôi muốn viết” (Watashi no kakitai hikyoku) trên số 4 của báo Kumo (Mây). Tháng 7 đến lượt “Kỷ niệm về tờ Kindai Bungaku thủa đó” (Kindai bungaku no omoide - sono koro) được đăng trong số cuối cùng trên tạp chí này trước khi tạp chí ấy đóng cửa. Tháng 9, truyện ngắn “Về quê” (Kikyô) được đưa lên Gunzô. Tháng 10, lại cho đăng truyện kư “Anh Umezaki Haruo” (Umezaki Haruo) trên Gunzô. Cùng lúc, Nxb Chuô Kôron in tiểu thuyết “Một! Hai! Ba!” (Ichi. Ni. San!) thành sách. Tháng 12 tập đoản thiên “Ngụy tác” (Gisaku) cũng được Nxb Tôhôsha (Đông Phương Xă) ấn hành. 

1965 (42 tuổi): Tháng 1, truyện ngắn “Căn pḥng lớn” (Ôbeya) được lên mặt báo Shinchô và “Địa ngục Unzen” (Unzen) trên tờ Sekai. Ngoài ra truyện “Giờ thủy triều đầy” (Manchô no jikoku) đă được đăng liên tục trên báo Shio (Triều) từ số tháng 1 cho đến số tháng 12. Tháng 3, đăng chương 2 và 3 của truyện dài “Những mảnh đời du học” trên Gunzô và tháng 4 đăng “Ghi chép về tác phẩm Biển và thuốc độc” (Umi to dokuyaku no nôto) trên tờ Hihyô (Phê B́nh) trong dịp tờ báo này ra mắt trở lại. Tháng 6, Nxb Bungei Shunjuu in “Những mảnh đời du học” (Ryuugaku) thành sách. Tháng 7, tiểu thuyết “Cỏ bên đường” (Michigusa) được đăng trên tờ Bungei và tập tạp văn “Hồ Li Am nhàn thoại” (Korian kanwa) vốn là nhan đề mới của “Chuyện văn sau buổi trưa” được Nxb Tôgensha (Đào Nguyên Xă) ấn hành. Tùy bút “Cái chết của nhà văn Umezaki Haruo” (Umezaki Haruo-shi no shi) cũng được đưa lên mặt nhật báo Mainichi. Tháng 9, ông cho đăng “Về Umezaki, người đàn anh đáng kính” (Yoki sempai Umezaki-shi) trên tạp chí Gunzô. Tháng 11, tập truyện ngắn “Tiếng hát bi thương” (Aika) lại được Nxb Kôdansha cho ra đời. Cũng trong năm này, theo đơn đặt hàng để viết một cuốn tiểu thuyết dài cho Nxb Shinchô, Shusaku đă cùng bạn thân là nhà văn Miura Shumon nhiều lần xuống thu thập tài liệu ở vùng Nagasaki và Hirado. 

1966 (43 tuổi): Tháng giêng, bài nghị luận “Những nhà trí thức thời đạo Ki-Tô đến Nhật” (Kirishitan jidai no chishikijin) được đưa lên mặt báo Tembô (Triển vọng). Tháng 5, vở kịch đi song đôi với “Trầm mặc” (Chimmoku) nhan đề “Đất nước hoàng kim” (Ôgon no kuni) được in trên tờ Bungei và sau đó, kịch sĩ Akutagawa Hiroshi (con trai Akutagawa Ryunosuke) đă tŕnh diễn nó lần đầu tiên trên sân khấu. Tiểu thuyết dài “Vàng và bạc” (Kin to gin) được Nxb Kôsei in. Tháng 6, đăng loạt bài “Suy nghĩ về điện ảnh” (Eiga suisô) liên tục đến tháng 12 trên tờ Sekai.Tháng 7, tập tùy bút “ Khuyến khích cho lối suy nghĩ lạc quan” (Rakukanshugi no susume) được Nxb Seishun (Thanh Xuân) ấn hành. Trở thành chủ nhiệm tờ Mita Bungaku, lúc đó mới ra mắt lại kể từ số báo tháng 8. Tháng 9, đăng “Con chó tạp chủng” (Zasshu no inu) trên Gunzô, cùng lúc, truyện dài “Bản giao hưởng” (Kyôsokyoku) đă được Nxb  Kôdansha in ra. Nhờ tác phẩm “Trầm mặc” (Chimmoku), ông đă nhận giải Tanizaki Jun’ichirô năm thứ 2. Chuyện lạ là một tác phẩm thuần túy văn học như thế lại trở thành betseller nhưng nó cũng không khỏi bị giáo hội phê phán.Trong các cuộc hội thảo về nó, có khi Shusaku đă phải đơn thân đáp trả lập luận từ tứ phía của đối thủ. Tháng 11, truyện dài “Nắng hạ ơi, xin từ giă!” (Saraba, natsu no hikari yo) (đề tài mới của “Trầm mặc trắng” tức Shiroi chimmoku) được Nxb Tôgensha (Đào Nguyên Xă) xuất bản. Phiên dịch tác phẩm Thérèse Desqueyroux của Franccois Mauriac từ tiếng Pháp để đăng trong “Toàn tập văn học thế giới” (Sekai Bungaku Zenshuu), tập 22 nói về Gide và Mauriac do Nxb Shuueisha (Tập Anh Xă) chủ tŕ. Tháng 12 đăng tiểu luận “Thành trên núi và quan ải” (Yamajiro to sansai) trên tờ Fuukei (Phong cảnh). Cùng trong tháng này, truyện dài “Tiếng gọi trong bóng tối” (Yami no yobu koe), vốn là nhan đề mới của Umi no koe đổi đề từ “Trầm mặc của biển” (Umi no chimmoku) cũng được Nxb Kôbun (Quang Văn) ấn hành.  

1967 (44 tuổi): Tháng 1, cho đăng “Người đàn ông hóa trang” (Funsô no otoko) trên tập san Shinchô và tùy bút “Tôn giáo của cha tôi & Tôn giáo của mẹ tôi: Bàn về Đức Mẹ - Quan Âm” (Chichi no shuukyô & Haha no shuukyô: Maria Kannon ni tsuite) trên tờ Bungei. Nxb Kôdansha cho in trong “Toàn tập Văn học của chúng ta” (Wa ga bungaku zenshuu) tập số 10 qui tụ tác phẩm của hai ông Fukunaga Takehiko[28] và Endo Shusaku. Tập đối thoại “Tṛ chuyện chân t́nh với Endo Shusaku” (Endo Shusaku no magokoro mondo) được Nxb Kodama Press cho ra mắt. Tháng 4, nhật kư “Trầm Mặc. Ghi chú về nhân vật Ferreira” (Chimmoku- Ferreira ni tsuite no nôto) được đưa lến số báo số 7 của tạp chí Hihyô (Phê B́nh). Tháng 10, đến lượt tập nghị luận “Nhập môn về cách sống chây lười” (Guutara seikatsu nyuumon) được Nxb Biôshobô (Vị Ương thư pḥng)[29] ấn hành. Tập b́nh luận “Thái độ người trí thức thời cấm đạo. Bội đạo hay tử đạo” (Kirishitan jidai[30] no chishikijin: haikyô to junkyô) viết chung với Miura Shumon được nhật báo Nihon Keizai (Nhật Bản Kinh Tế tân văn) xuất bản. Lúc này, Shusaku trở thành thành viên ban quản trị (riji) của Hiệp hội các văn nhân Nhật Bản (Nihon bungeika Kyôkai). Tập tản văn “Những nhân vật lư thú đương thời: Hồ Ly Am nhàn thoại tập II” (Gendai no kaijimbutsu- Korian kanwa daini) được Nxb Tôgensha in ra. Đăng truyện “Cát bụi” (Tsuchibokori) trên tờ Kikan Geijutsu số 2 và tạp văn “Đối thoại với Thérèse. Đọc Thérèse Desqueyroux của Mauriac” (Terezu to no taiwa Moriyaku no Terezu Desukeruruu) trên số 3 tờ Nami (Sóng). Tháng 8, đăng tạp văn “Thăm lại sân khấu cũ: Trầm mặc” (Butai saihô: Chimmoku) trên nhật báo Asahi. Tiểu thuyết dài “Dô ta, nào!” (Dokkoisho) được Nxb Kôdansha ấn hành. Được Armando Martins, người bạn Bồ Đào Nha vốn là Đại sứ tại Nhật mời, Shusaku lên đường viếng thăm nước ấy, dự buổi lễ kỷ niệm 300 năm Thánh Vincento (người ngày xưa bị tra khảo và tử đạo trên cao nguyên núi lửa Unzen thuộc Nagasaki) và diễn thuyết. Đi một ṿng Lisbon, Paris và Roma, đến tháng 9 th́ về nước. Tháng 10 Nxb Katsura shobô (Quế thư pḥng) in tập tạp văn “Những cái bóng vướng víu tôi” (Watashi no kagebôshi) cho ông. Tháng 12, tập “Bút kư du hành Bồ đào Nha” (Porutogaru Kikô) được đăng trên tạp chí Chuô Kôron, c̣n tạp văn “Bộ đồ Tây mặc không vừa” (Awanai yôfuku) th́ đăng trên tờ Shinchô. Tập “Truyện 100 tên khùng xưa nay. Hồ Ly Am nhàn thoại tập III” (Kokin hyaku baka. Korian kanwa ken daisan) được Tôgensha ấn hành. Cũng trong năm này, ông nhận lời mời làm giảng dạy một khóa lư thuyết “Tiểu thuyết Luận” ở Đại học Seijô. 

1968 (45 tuổi): Tháng 1, truyện ngắn “Bóng đổ lên đời” (Kagebôshi) lấy cảm hứng từ mối liên hệ giữa giáo sĩ người Đức Herzog với mẹ ḿnh được Shusaku cho đăng trên Shinchô và truyện “Chuyến du lịch 6 ngày” (Muikakan no ryokô) được đưa lên tờ Gunzô. Ông kư giao kèo 1 năm làm Chủ bút tạp chí Mita Bungaku và đă nâng tầm tờ báo. Tháng 2, truyện ngắn “Người đàn bà tên Julia” (Yuria to yobu onna) được đưa lên Bungei Shunjuu. Tiểu thuyết dài “Trang hảo hán! Trang hảo hán!” (Kaidanji! Kaidanji!) được Nxb Kôdansha ấn hành. Sau đó đến lượt Nxb Chikuma ấn hành tuyển tập cho 4 ông gồm Endo Shusaku, Akawa Hiroyuki, Ôe Kenzaburô và Hotta Yoshie[31] như một bộ phận của Toàn tập về văn học hiện đại (tập 61).Tháng 5, “Truyện về Kinh Thánh”, một hyôden (b́nh truyện) tức truyện vừa kể vừa b́nh luận) đă được đăng liên tục trên tạp chí Nami từ số mùa xuân 1968 và kéo dài 37 hồi tận đến năm 1973. Tháng 6, tạp văn “Ghi chú về ác quỷ” (Akuma ni tsuite no Nôto) được đăng trên tờ Hihyô (Phê B́nh). Tháng 8, cho đăng truyện ngắn “Buổi hoàng hôn một mùa xuân chỉ vừa đủ ấm” (Namanurui haru no tasogare) trên Chuuô Kôron. Tháng 9, trong Toàn tập về truyện ngắn Nhật Bản của Nxb Chikuma xuất hiện một tập thứ 21 dành cho 3 tác giả là Arishima Takeo[32], Shiina Rinzô và Endo Shusaku. Tháng 10, bài b́nh luận Nagai Kafuu (phần I) đă được đưa lên tờ Bungakukai. Tháng 12, tạp văn “Tuy rằng ông Hanawa Hokiichi[33] bị mù...” (Hanawa Hokiichi wa mekura datta ga...) được đăng lên Shinchô và tập truyện ngắn “Bóng phủ lên đời” (Kagebôshi) lại được Nxb Shinchô ấn hành. Tập tạp văn “Lời bàn của Shusaku” (Shusaku kôdan) cũng đă được Nhật báo Asahi ấn hành. Qua tháng 12 th́ phần thứ II của tập b́nh luận về Nagai Kafuu được đăng trên Bungakukai.

(Tháng 3 năm này, đoàn kịch tài tử Juuza (Thụ Ṭa) được kết hợp. Shusaku làm đoàn trưởng. Đoàn này sẽ diễn nhiều vở kịch do ông viết).  

1969 (46 tuổi) Tháng 1, đăng truyện ngắn “Những bà mẹ” (Haha naru mono) trên Shinchô. Để chuẩn bị viết một truyện dài, đă cùng các bạn văn trẻ trong nhóm Mita Bungaku tham quan Israel, đi một ṿng thăm các di tích lịch sử thấy trong Kinh Thánh. Về nước vào tháng 2, đăng truyện ngắn “Ở một thị trấn nhỏ” (Chisana machi nite) trên Gunzô. Nxb Shinchô cho in “Tuyển tập Endo Shusaku” như một bộ phận (tập 56) của Toàn tập về Văn Học Nhật Bản do Shinchô chủ trương. Tháng ba, văn nghị luận “Đi thăm Biển Chết” (Shikai wo otozurete) được ra mắt trên tờ Tôkyô Shimbun (Đông Kinh tân văn). Tháng 4, cơ sở Daikôsha (Đại Quang Xă) cho ra đời “Tuyển tập Endo Shusaku” (tập 6) trong bộ sách nhan đề “Pḥng thí nghiệm của văn học hiện đại). Theo lời mời của Bộ Ngoại Giao (State Department) Mỹ, lên đường viếng thăm Mỹ, qua tháng 5 th́ về nước. Trong tháng 5, đă đăng “New York, một thành phố dễ ḥa nhập” (Iwakan no nai machi Niu-Yo-ku) trên mặt nhật báo kinh tế Sankei. Tháng 6, bài nghị luận “Những điều tôi bất măn với văn học Nhật Bản hiện đại – Khởi từ các tác giả đă soạn ra Kinh Thánh” được đăng trên Umi (Biển), một tạp chí mới ra số đầu. Tháng 7, tập nghị luận “Cứ thế mà tiến nhé, Hồ Ly Am!” (Soreyuke, Korian) được Nxb Bungei Shunjuu ấn hành. Tháng 8 “Tập tiểu thuyết hài hước của Endo Shusaku” (Endo Shusaku yu-moa shoosetsushuu) được Nxb Kôdansha cho in. Tiểu thuyết dài “Nguy mất!” (Taihen da!) cũng được Nxb Shinchô in ra. Tiếp đó, Nxb Chuuô Kôron đă ấn hành “Tuyển tập Nakamura Shin’ichirô[34], Fukunaga Takehiko và Endô Shuusaku” để vinh danh 3 nhà văn. Tháng 9, vở hài kịch “Quán xá hoa hồng - Đất nước hoàng kim” (Bara no date - Ôgon no kuni) được Nxb Shinchô ấn hành. Sau đó, cho đăng truyện ngắn “Sinh viên” (Gakusei) trên Shinchô, và “Mùa xuân ở xứ Galilê” (Galilya no haru) trên Gunzô, hài kịch “Quán xá hoa hồng” trên Bungakukai, bài b́nh luận “Nhiệm vụ của văn học hiện đại” (Gendai bungaku no gimu) trên nhật báo Yomiuri vào tháng 11. Tháng 12, ông lại cho đăng “Lời đối thoại cho kịch bản cuối cùng” (Saigo no daishi) trên tập san PHP số 259. Truyện dài “Đại tướng Lạc quan” (Rakuten Taishô) cũng được cơ sở Kôdansha ấn hành. 

1970 (47 tuổi): Tháng 1, tạp văn “T́m về ngôi thành núi cổ nhiều bi kịch (Higeki no yamajiro wo saguru) được đăng trên báo Tabi (Lữ hành) cho đến số tháng 12. Tháng 2 Nxb Kôdansha ấn hành “Tập truyện kỳ quái của Endo Shusaku” (Endo Shusaku kaiki shôsetsushuu). Tháng 4, tập nghị luận “Bàn về ái t́nh – Sổ tay hạnh phúc” (Aijôron – Kôfuku no techô) được cơ quan Koken Shobô (Hổ Kiến thư pḥng) xuất bản. Cùng các bạn trong giới kịch nghệ, âm nhạc và tôn giáo đi thăm Israel, đến tháng 5 th́ về Nhật. Trong tháng 5, cho đăng nghị luận “Bàn về kẻ yếu và kẻ mạnh” (Jakuja to kyôsha to ni tsuite) trên Bungakukai. Tập truyện ngắn và văn nghị luận nhan đề “Quyển sách của Endô shusaku” (Endo Shusaku no hon) được cơ sở KK Best Seller ấn hành. Ngoài ra, Nxb Kôdansha cũng đă thu thập tư liệu từ 3 tập “Hồ Ly Am nhàn thoại”, “Nhân vật kỳ quái hiện đại” và “Truyện những người khùng xưa nay” để tổng hợp thành một quyển “Hồ Ly Am nhàn thoại” bộ mới. Tháng 10, truyện ngắn “Hành hương” (Junrei) được đưa lên tạp chí Gunzô. Tháng 12, tập tạp văn “Tiếng của đá” (Ishi no koe) cũng được Tôshusha (Đông Thụ Xă)[35] ấn hành. 

1971 (48 tuổi): Truyện “Một khuôn mặt: viên thị trưởng” (Gunzô no hitori: Chiji) được đăng trên Shinchô, “Một khuôn mặt: Người đàn ông bán cỏ ngải cứu” (Gunzô no hitori: Yomogi-uri no otoko) trên Kikan Geijutsu (Quư san[36] Nghệ thuật) số 16, truyện phim “Trầm mặc” (Chimmoku) trên Mita Bungaku.Tập truyện ngắn và văn nghị luận nhan đề “Ngôi làng của người Kirishitan[37]” (Kirishitan no sato) được cơ sở Jinbun Shoin (Nhân văn Thư viện) ấn hành. Nxb Kadokawa lại cho ra một “Tuyển tập Yasuoka Shôtarô – Yoshiyuki Junnosuke[38] - Endo Shusaku” trong Toàn tập (bản in có tranh màu) về Văn học Nhật Bản (tập 51). Tháng 3, cơ sở Gakushuu Kenkyuusha (Học Tập Nghiên Cứu Xă) lại in “Tuyển tập Yasuoka Shôtarô - Endo Shusaku” (tập 45) trong tổng tập Văn Học Nhật Bản Hiện Đại của họ. Tháng 5, tập truyện ngắn “Những bà mẹ” (Haha naru mono) được Nxb Shinchô ấn hành, truyện dài “Chàng da đen” (Kurombô) được Nxb của nhật báo Mainichi in ra.Tháng 7, Tạp văn “Ông Takahashi, người tôi chỉ gặp một lần thôi” (Ichido dake atta Takahashi-shi) trên Bungei.Tháng 9, Nxb Kôdansha cho ra mắt Tuyển tập “Endo Shusaku” như tập thứ 20 của Toàn tập về văn học hiện đại. Tháng 10, cho đăng truyện ngắn “Một khuôn mặt: ngài giám mục Anas” (Gunzô no hitori: Daishisai Anasu). Tạp văn “Cổ thành vùi chôn” (Umoreta kojô), cải đề từ “Đi t́m ngôi thành núi cổ nơi xảy ra nhiều bi kịch” (Higeki no yamajiro wo saguru) được đăng lại trên Shinchô.Tháng 11, truyện ngắn “Một khuôn mặt: viên đội trưởng 100 người lính” (Gunzô no hitori: Hyakusotsuchô) cũng được đăng trên mặt báo này. Bài nghị luận “Từ văn học đến điiện ảnh: phát biểu với tư cách tác giả của nguyên tác Chimmoku” (Eiga to bungaku: Chimmoku no gensakusha to shite) được đăng trên nhật báo Asahi. Tập kịch bản phim mang tên “Tập scenario của Endo Shusaku” (Endo Shusaku shinario-shuu) ra đời với sự trợ lực của Nxb Kôdansha. Tháng 11, lên đường đi Bangkok (Thái Lan) và để chuẩn bị cho vở kịch “Những người Nhật bên bờ sông Menam” (Menamu-gawa no Nihonjin), đă đến thăm thành cổ Ayutthaya. Sau đó c̣n đi thăm thánh địa Ấn giáo Benares của Ấn Độ, các thành phố Istambul, Stockholm và Paris trước khi về nước trong tháng đó. Tháng 12, tản văn “Phố người Nhật ở Ayutthaya” (Ayutaya no Nihonjin-machi)[39], thành quả của chuyến đi, được đăng trên nhật báo Yomiuri. Năm đó, cùng với nhà văn Miura Shumon, Shusaku được Giáo Hoàng Paul VI trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Sylvester của giáo hội Roma v́ những cống hiến của họ cho cộng đồng.   

1972 (49 tuổi): Tháng 1, đăng phần tiếp theo của “Một khuôn mặt: Viên đội trưởng của 100 người lính” trên tờ Bungei và truyện ngắn “Đám đầy tớ” (Meshitsukai tachi) trên Bungei Shunjuu, Bản ông dịch “Sa mạc t́nh yêu: Thérèse Desqueyroux”[40] của Franccois Mauriac dược Nxb Kôdansha ấn hành.

Tập tản văn “Sổ tay chép chuyện vụn vặt ở Hồ Ly Am” (Korian zatsukichô) được Nxb nhật báo Mainichi ấn hành.Tháng 3 đăng truyện dài “Kẻ đang sống lông bông” (Tadaima Rônin) được Nxb Kôdansha ấn hành. Nhân muốn yết kiến Giáo hoàng, Shusaku đă cùng các bạn văn Công giáo như ông Miura Shumon[41] và bà Sono Ayako[42] sang Roma. Rồi để chuẩn bị cho một truyện dài, Shusaku đă tiếp tục đi thăm Israel, đến tháng 4 mới về. Tháng 6, ông đăng bài nghị luận “Ḍng sông Hằng và cánh đồng hoang xứ Giu Đê” (Ganjisu-gawa to Yuda no arano) trên báo Gunzô. Tháng 7, đăng văn nghị luận “Những điều mong đợi ở Kịch Mới[43]” (Shingeki no chuumon) trên Bungakukai và “Ư riêng và bản thảo” (Shishin to genkô) trên tạp chí Nhật Bản Cận Đại Văn Học Quán (Nihon kindai Bungakukan) số 8. Nhà Chikuma xuất bản “Tuyển tập Hotta Yoshie-Endo Shuusaku-Inoue Mitsuharu[44]” (tập 87) trong Toàn tập về Văn học Nhật Bản). Tháng 10, tập tản văn “ Môn học để được sống chây lười” (Guutara Ningengaku) tức Hồ Ly Am nhàn thoại cải đề được Kôdansha xuất bản và rất được ăn khách, thành best seller. Endo trở thành Ủy viên điều hành Hiệp hội Văn Nghệ Sĩ (Bungeika Kyôkai). Tháng 11, tản văn “Khúc hát đồng quê” (Mục ca, Bokka) được Banchô Shoten ấn hành. Cũng trong năm này “Biển và thuốc độc” được cơ sở xuất bản Peter Owen ở London (Anh), “Trầm mặc” được các nhà xuất bản Thụy Điển, Na Uy, Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha cho dịch ra tiếng nước họ và xuất bản. 

1973 (50 tuổi): Tháng 1, đăng “Một khuôn mặt: người đàn ông chờ phép lạ” (Gunzô no hitori: Kiseki wo matsu otoko) trên Gunzô. Tập đoản văn “Kiểu chồn cáo, kiểu hồ ly” (Kitsune-gata, Tanuki-gata) được Nxb Banchô Shobô ấn hành. Tản văn “Ghi chép về những cuộc giao du ấm ớ” (Guutara[45] Kôyuuroku) tức nhan đề mới của “Truyện Shusaku kể” (Shusaku kôdan) lại được Nxb Kôdansha in ra. Tháng 3, cho đăng truyện “Con chim Bupposô”[46] (Saichô) trên tờ Bungei Shunjuu. Nxb Kôdansha lại in một “roman book” lăng mạn ướt át tên là “Khi ngọn đèn leo lét” (Hi no urumu koro) tức “Cảnh đời trong nhà tắm công cộng” (Ukiyo Ofuro) sau khi được đổi đề. Tháng 3, một cuộc du lịch Âu châu với chủ đề kịch nghệ mà ông là vai chính đă được tổ chức. Ông có dịp đi London, Paris, Milano, các thành phố Cordoba, Sevillia thuộc địa phương Andalousia của Tây Ban Nha cho đến tháng 4 mới về nước.Tháng 4, tập tản văn “Dạy cho cách yêu lơ là” (Guutara Aijôgaku) được Nxb Kôdansha phát hành.Tháng 6, tiểu luận “Nhân nói về anh Shiina[47]”(Shiina san no koto) được đăng trên tạp chí Shinchô. “Bên bờ Biển Chết” (Shikai no Hotori), một truyện dài vừa hoàn thành đă được Nxb Shinchôsha ấn hành. Tháng 9, Shinchôsha lại phát hành vở kịch “Những người Nhật bên bờ sông Menam” c̣n Nxb Kadokawa th́ cho in “Những cuộc tṛ chuyện lấp lửng” (Guutara Kaiwwashuu) Tháng 10, truyện “Ngón tay” (Yubi) được đưa lên báo Bungei. Sau đó “Truyện Kinh Thánh” đổi nhan đề thành “Đời Chúa Giê Su” (Iesu no Shôgai) được Shinchôsha in thành sách. Tháng 11 “Tập thứ 2 truyện khôi hài của Shuusaku” (Shuusaku Daini no Yu-moa shôsetsushuu) được Kôdansha cho in. Tháng 12, tập đối thoại “Bàn qua quưt về Guutara” (Guutara taidan) được Nxb Nhật báo Mainichi ấn hành. 

1974 (51 tuổi): Tháng 1,văn nghị luận nhan đề “Ḷng hiếu kỳ có chừng mực” (Guutara kôkishin) rồi truyện dài “Khúc hát của Pierrot” [48](Piero no uta) được Kôdansha ấn hành. Tháng 4, ông cho đăng tạp văn “Bức tranh truyền thần” (Hitotsu no shôzôga) trên tờ Bungakukai. Tập đối thoại “Shusaku “khoái” đàm” (Shusaku kaidan) được Nxb của nhật báo Mainichi ấn hành.Tháng 5, tạp văn “Suy nhược” (Suijaku” được đăng trên tờ Umi (Biển) và “Một chuyện rờn rợn” (Bukimina koto) lên tờ Bungei. Tập văn đối thoại “Hồ Ly Am đối đầu Manbô” (Korian vs Manbô) viết chung với nhà văn Kita Morio[49] được Kôdansha ấn hành.Tháng 7, Nxb Kôdansha lần lượt in tác phẩm của ông trong 51 quyển sách loại bỏ túi (bunkobon), gọi là “Văn khố Endo Shusaku” (Endo Shusaku bunko). Tháng 8, cho đăng “Sứ bộ bị tế sống” (Ikenie no shisetsu) trên tờ Yasei Jidai. Tiểu thuyết dài “Khi tôi huưt c̣i” (Kuchibue wo fuku toki) được Kôdansha ấn hành. Tháng 9, tập đoản thiên “Vợ tôi, con trai tôi” (Uchi no nyobô, uchi no musuko) cũng được Kôdansha xuất bản. Tiếp đó là tản văn nhan đề “Ngôi nhà thờ ở phố Hayakawa” (Hayakawa no kyôkai) được đăng tờ Subaru số 17. Nghị luận “Bàn về Thiện và Ác Ma” (Zemma ni tsuite) đăng trên báo Asahi Để thu thập tài liệu về nhân vật lịch sử tên Hasekura Tsunenaga[50], đă sang Mê-hi-cô và về nước nội trong tháng đó. Vở kịch mới “Truyện ma quái ở Yotsuya viết lại” (Shingeki Shin Yotsuya kaidan[51]) được Nxb Shinchô ấn hành. Nxb Kôdansha lại in tập truyện ngắn “Những người tử đạo cuối cùng” (Saigo no junkyôsha). Tháng 12, tập đối thoại “Phép lịch sự trong yêu đương” (Ren’ai sahô) được cơ sở Inner Trip xuất bản. Một tập đối thoại khác nhan đề “Nói về người Nhật” (Nihonjin wo kataru) được Nxb Shôgakukan ấn hành. Tản văn “Hasekura Tsunenaga thời viếng Mê-hi-cô” (Mehiko no Hashikura Tsunenaga) được đăng trên tờ Nami (Sóng). Tác phẩm “Anh khùng đáng yêu” (Obakasan) được dịch sang tiếng Anh và Nxb Peter Owen ở London phụ trách việc xuất bản.  

1975 (52 tuổi): Tháng 2, theo lời mời của hăng hàng không JAL, ông đă cùng với hai văn hữu Kita Morio và Agawa Hiroyuki sang Âu châu, viếng thăm London, Frankfurt, Bruxelles để diễn giảng cho kiều dân Nhật rồi về nước trong tháng đó. Cùng lúc, Nxb Shinchô đă bắt đầu xuất bản bộ “Văn học toàn tập của Endô Shusaku” gồm 10 quyển và đến tháng 12 th́ hoàn tất. Tháng 3, đăng tạp văn “Sứ bộ tôn giáo giả mạo” (Itsuwari no shuukyô shisetsu) trên tạp chí Shôsetsu Shinchô và “Du học sinh xưa và nay” (Ryuugakusei Ima to Mukashi) tên nhật báo Sankei. Tập văn nghị luận “Trả lời nghiêm túc về những vấn đề làm các bạn khổ tâm” (Kimitachi no nayami ni majime ni kotaemasu) vốn tên là “Văn pḥng cố vấn lai rai mọi sự” (Yorozu guutara sôdanshitsu) được Nxb Shuueisha (Tập Anh Xă) ấn hành c̣n truyện dài “Lối sống của hắn” (Kare no ikikata) th́ được Shinchôsha in ra. Tháng 4, tập đối thoại “Cách suy nghĩ của những người này” (Kono hitotachi no kangaekata) được Nxb Nhật báo Yomiuri đem in và tập “Mạn đàm” (Taidan = Đăi đàm) cũng được Nxb Bancho thư pḥng ra sách. Tháng 5, tiểu thuyết dài “Gỡ rối tơ ḷng” (Minoue sôdan) được Nxb báo Mainichi ấn hành và tập truyện ngắn “Những chuyến ra nước ngoài của chúng tôi” (Bokutachi no yôkô) th́ được Nxb Kôdansha in ra. Tháng 6, tập nghị luận “Không ai thấy được mặt ḿnh” (Wa ga kao wo miru atawazu) được Hokuyôsha (Bắc Dương Xă) cho in. Tiểu thuyết “Người bạn đen ngày xưa” (Kuroi kyuuyuu) được đăng trên số đặc biệt Bunbgei Shunjuu (số 132). Tập văn nghị luận “Từ ghế khách ngồi xem...” (Kankyakuseki kara) được Banchô thư pḥng ấn hành .Tháng 7, truyện “Người nói thay” (Daibennin) được đăng trên tạp chí Shinchô và tùy bút “Chàng sinh viên du học trong ca-bin hạng tư” (Yontô senkyaku no ryuugakusei) lên trang báo Bungei Shunjuu De Luxe.Tập đối thoại “Lại bàn về người Nhật” (Zoku Nihonjin wo kataru) được Nxb Shôgakukan (Tiểu Học Quán) cho ra mắt. Tháng 8, Nxb Kôdansha in “Tập truyện trinh thám của Endo Shusaku” (Endo Shusaku Misureri- shôsetsushuu). Qua tháng 9, tờ Tokyo Shimbun (Đông Kinh tân văn) đă đăng “Về thời chiến tranh bi đát và đen tối” (Insan datta sensôchuu) Tháng 11, tập đối thoại “Korian đối đầu Manbô - Phần II” lại viết chung với Kita Morio đă được Nxb Kôdansha ấn hành. 

1976 (53 tuổi): Tháng 1, truyện ngắn “Khiêu vũ” (Dance) được đưa lên tờ Bungei. Truyện kư “Cái gông đeo cổ bằng sắt: Cuộc đời của Konishi Yukinaga[52]” (Tetsu no kubikase - Konishi Yukinaga) được đăng nhiều kỳ trong Rekishi to Jimbutsu (Lịch sử và nhân vật). Tháng 2, tản văn “Cuộc đời của những người gọi là Tẩu Mă Đăng / Đèn Cù” (Sômatô-Sono hitotachi no jinsei) lên mặt báo Mainichi lên tiếp một ngày mỗi tuần. Tháng 3, “Những người Nhật trong tôi: Tochimenya Yojirô và Hanamizu Hana no suke[53]” (Watashi no naka no Nihonjin) được đăng trong tạp chí Nami. Tháng 4, truyện “Ca tụng Đức Mẹ” (Seibo Sanka) được đăng trên tờ Bungakukai.Tháng 6, viếng thăm các thành phố Hàn Quốc (như Phong Phố, Phủ Sơn, Hùng Xuyên, Khánh Châu...) và cả đảo Đối Mă (Tsushima) để thu thập thông tin về vơ tướng Konishi Yukinaga. Tháng 9, theo lời mời của Japan Society, viếng thăm nước Mỹ và có diễn thuyết ở New York. Tháng 11, nhân“Trầm Mặc” được giải Pietushaku (phiên âm) của Ba Lan nên đi Warsaw để có mặt trong lễ trao giải và nhân đấy thăm di tích của trại tập trung Auschwitz. 

1977 (54 tuổi): Tháng 1, nhậm chức giám khảo Giải Akutagawa.Tháng 2, kịch đoàn Juuza của ông diễn vở Carmen ở Kiinokuniya Hall. Tháng 3, cùng Miura Shumon giúp Nxb Shufu no Tomo biên tập bộ “Thế giới của Văn học Ki-Tô giáo” (Kirisuto kyô Bungaku no sekai) gồm 22 quyển. Tháng năm, Endô Shôsuke, anh ông, qua đời ở tuổi 56 sau sự cố vỡ cục u (kobu) tĩnh mạch thực quản. Cũng trong tháng này đăng “phần tiếp của “Đời Chúa Giê Su (Iesu no Shôgai) nhan đề “Giai đoạn Giê Su trở thành Đấng Ki-Tô” (Iesu ga Kirisuto ni naru made) nhiều kỳ trên tờ Shinchô. Tháng 9 năm sau lại cho đăng nó với tựa mới “Chúa Ki Tô ra đời” (Kirisuto no Tanjô). Cũng trong năm này “Đời Chúa Giê Su” đă được một nhà xuất bản bên Ư ấn hành.  

1978 (55 tuổi): Tháng 1, “Súng và thập tự giá -Trường thần học Arima” (Juu to juujika- Arima Shingakko) được đăng trên Chuuô Kôron. Tháng 3 kịch đoàn Juuza của ông lại diễn ca vũ nhạc (musical) nhan đề “Tony và Maria” (Tony to Maria). Tháng 6 “Đời Chúa Giê Su” phiên bản tiếng Ư được trao Giải Dag Hammarskjold (1905-1961), theo tên của cố Tổng thư Kư Liên Hiệp Quốc. Cũng trong tháng này, nhà văn Shibata Renzaburô[54], người bạn từ thời sinh viên, qua đời. Trong năm này, “Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ” được dịch sang tiếng Ba Lan và “Núi lửa” sang tiếng Anh (Nxb Peter Owen) c̣n “Đời chúa Giê Su” lại được ra mắt ở Mỹ. 

1979 (56 tuổi) Tháng 2 “Đời Chúa Giê Su” đoạt Giải Yomiuri lần thứ 30 về b́nh luận và truyện kư.Cũng trong tháng ấy, lại đi Ayutthaya thu thập tài liệu về Yamada Nagamasa[55]. Tháng 3, cùng với Yoshiyuki Junnosuke được trao tặng giải thưởng của Viện Nghệ Thuật. Sau đó cùng Agawa Hiroyuki lên tàu Queen Elizabeth II đi thăm Đại Liên (Dairen, Trung Quốc). Tháng 4, nhân việc xuất bản các tác phẩm dịch thuật, lên đường đi London rồi ṿng qua Paris và Roma.Tháng 7, cho đăng sử truyện “Con đường đưa đến vương quốc: Yamada Nagamasa” (Ôkoku e no michi: Yamada Nagamasa) trên tạp chí Taiyô (Thái Dương). Tháng 9, viết lại những ấn tượng về chuyên đi Đại Liên trong “Cục Tác tiên sinh hành trạng kư” (Kuwak Kuwak[56] sensei gyôjôki) để đăng trên Shôsetsu Gendai (Tiểu Thuyết Hiện Đại). Ngày 31 tháng 12, hoàn tất bản thảo “Người samurai” (Samurai) nói về nhân vật Yamada Nagamasa. Trong năm này, Nxb Peter Owen bên Anh cũng cho ra đời phiên bản “Khi tôi huưt c̣i” (Kuchibue wo fuku toki) bằng tiếng Anh dưới nhan đề “When I whistle”.

 

         Publisher Peter Owen and Shusaku Endo | COURTESY OF PETER OWEN

Endo Shusaku và Peter Owen, người bạn quí đă xuất bản 16 cuốn sách của ông.

 

1980 (57 tuổi): Tháng 1, tạp chí “Nửa đùa nửa thật” (Omoshiroi hambun) ra số đặc biệt về Shusaku.Tháng 3 v́ nghi bị ung thư ṿm họng phải vào nhà thương Keiô để khám và mổ để lấy mủ ra, nhưng rốt cuộc, bướu của ông là loại bướu lành. Tháng 4, “Người samurai” được Nxb Shinchô ấn hành.Tháng 5, cùng với đoàn kịch của ḿnh sang New York diễn vở ca vũ kịch Carmen ở Hội Japan Society. Tháng 11, bắt đầu đăng nhiều kỳ truyện dài “Một đời đàn bà” (Onna no isshô) trên nhật báo Asahi và kéo dài cho đến tháng 2  năm sau. Tháng 12, “Người samurai” được tặng giải Văn học nghệ thuật Noma lần thứ 30. Lúc này, ông cũng có sáng kiến thành lập một ban hợp ca nghiệp dư gồm những ông bố tên là Ko-ru Papasu. 

!981 (58 tuổi): So với năm trước, sức khỏe đă kém nhiều (cao huyết áp, tiểu đường, bệnh gan).Tháng 4, nhân Mẹ Theresa đến Nhật, ông có viết một bài về bà và đăng trên nhật báo Yomiuri. Năm này, ông trở thành viện sĩ Viện Nghệ Thuật và đă cùng các bạn mở một Trung tâm Nghệ thuật Công Giáo (Kirusuto-kyô geijutsu Senta), đóng đô ở một tầng nhà trong vùng Harajuku. Kể từ giai đoạn này, ông quan tâm và đào sâu hơn về mối liên hệ “giữa những tầng sâu của ư thức và cái ác” mà ông sẽ triển khai qua những tác phẩm như “Loại tiểu thuyết tôi yêu thích” (Watashi no aishita shôsetsu), “Vụ bê bối” (Sukyandaru), “Ḍng sông sâu thẳm” (Fukai kawa / Deep River) [57]cũng như thể hiện nó trong rất nhiều truyện ngắn. Một trong những ví dụ là “Tiếng gọi trong bóng đêm” (Yami no yobu koe), nguyên tác đă được quay thành phim với nhan đề “Thiệp mời đến giữa đêm khuya” (Shinyachuu no shotaijô). 

1982 (59 tuổi): Tháng 1, chuyển thể Opera của kịch phẩm “Đất nước hoàng kim” (Ôgon no kuni) với các nhạc khúc của Aoshima Hiroshi, được ra mắt khán giả lần đầu. Tháng 4, gửi đến nhật báo Yomiuri bản thảo nhan đề “Đôi lời thỉnh cầu nhỏ bé của một con bệnh” (Kanja kara no sasayakana negai) để đăng 6 kỳ trên số báo buổi chiều. Nó sẽ móc nối với cuộc “tranh đấu để có một bệnh viện ấm áp t́nh người” mà ông đeo đuổi. Tháng 6, bộ Toàn tập về Franccois Mauriac (6 quyển) mà Shusaku chủ biên được Nxb Shunjuusha (Xuân Thu Xă) bắt đầu ấn hành. Trong công tŕnh này, ông c̣n được phân công dịch hai truyện “Sa mạc t́nh yêu” (Ai no sabaku) và “Thérèse Desqueyroux” cũng như viết phần b́nh giảng cho quyển 3. Cũng trong năm này, ở Trung Tâm Nghệ Thuật Ki-Tô giáo ông chủ tŕ, có tổ chức những cuộc hội thảo mà người được mời đến, không chỉ có những chuyên gia về Ki-Tô Giáo mà c̣n là những người uyên thâm về Phật Giáo cũng như học giả ngành Tâm Lư Học Tầng Sâu (Depth Psychology) và nhiều địa hạt khác. Năm này, Nxb Peter Owen ở London cũng ấn hành “Người Samurai” phiên bản tiếng Anh. 

1983 (60 tuổi): Tháng 5, tiểu phẫu về trĩ ở Aoyama (Tôkyô). Tháng 7, thành lập một hội cờ vây (igo), mệnh danh là Uchuu ki’in (Vũ trụ kỳ viện). Tháng 10, cho đăng trên tờ Shin chô tham luận nhan đề “Dưới vực sâu của tôn giáo và văn học” (Shuukyô to bungaku no tanima de). Ông đă đụng chạm đến môn Tâm lư học về những tầng sâu (thâm tằng) của Carl Jung (1875-1961), so sánh nó với vai tṛ của A Lại Da Thức trong Phật Giáo, nghĩa là các vấn đề liên quan đến cơi vô thức. Bản thảo đưa ra đă được in liên tiếp trong nhiều tháng và đến năm 1985 đă được đổi đề thành “Loại tiểu thuyết tôi yêu thích” (Watashi no aishita shôsetsu).  

1981 (61 tuổi): Tháng 5, cuộc hội họp của PEN Club thế giới tổ chức tại Tôkyô đă tranh luận quanh chủ đề “Văn học và Tôn giáo” lấy cơi Vô thức làm trung tâm. Tháng 6, ông trở thành Viện trưởng đời thứ hai của Nikkatsu[58] Geijutsu Gakuin (Nghệ thuật học viện Nikkatsu). Để cổ vũ cho cuộc vận động một bệnh viện nhân ái, ông cho đăng bảng báo cáo “Đây là người thầy thuốc chúng tôi mong đợi” (Konna isha ga hoshii).  

1985 (62 tuổi): Tháng 4, đi một ṿng các nước Anh, Thụy Điển, Phần Lan. Đến London, t́nh cờ gặp văn hào Graham Greene (1904-1991) ở khách sạn Ritz và có dịp tṛ chuyện với nhà văn danh tiếng và cũng là tâm hồn đồng điệu này.Tháng 6, ông trở thành Hội trưởng đời thứ 10 của PEN Club Nhật Bản. Cũng trong tháng này, Shusaku sang Mỹ và nhận học vị Tiến sĩ Danh dự ở Đại học Santa Clara và diễn giảng tại Cơ quan nghiên cứu Jacques Maritain & Thomas Moore của Đại học California. 

1986 (63 tuổi): Tháng 3, tiểu thuyết dài “Vụ bê bối” / “Ô danh” (Sukandaru) được Nxb Shinchô in ra. Tháng 5, kịch đoàn Juuza của ông lại đi London và tŕnh diễn vở “Hồ Điệp Phu Nhân” (Madam Butterfly) trên sân khấu Janetta Coclan. Tháng 11, đạo diễn Kumai Kei hoàn thành bộ phim “Biển và thuốc độc” (tác phẩm này sẽ đoạt giải Gấu Bạc ở Đại hội Điện ảnh Berlin lần thứ 13). Tháng 12, ông lại sang Đài Loan diễn thuyết ở Hội thảo về Văn Học và Tôn Giáo ở Đại học Phụ Nhân (Fujen University). 

1987 (64 tuổi): Tháng 1, từ chức giảm khảo Giải Akutagawa, công việc ông đă đảm nhiệm từ 1977. Tháng 5, đăng liên tục mỗi tuần một lần chùm tùy bút “Cái đồng hồ hoa[59]” (Hanadokei) trên nhật báo Sankei.Sau đó ông đă soạn chúng thành các loạt bài “Cái thay đổi và cái không thay đổi” (Kawaru mono to kawaranai mono), “Cái đồng hồ cát trong tim” (Kokoro no sunadokei), “Bản đồ hàng hải trong tim” (Kokoro no kôkaizu), “Cái đồng hồ hoa cuối cùng” (Saigo no hanadokei) để giao cho Nxb Bungei Shunjuu in ra. Ông lại sang Mỹ nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Georgetown, Hoa Kỳ. Mùa hạ năm ấy, ông phải vào bệnh viện Kitasato (đặt theo tên nhà bác học Kitasato Saburô) để trị bệnh tuyến tiền liệt và chịu giải phẫu. Tháng 10, nhận lời mời của Viện Văn hóa Hàn quốc, sang thăm viếng nước này. Tháng 11, bia kỷ niệm tác phẩm “Trầm mặc” ở Nagasaki được dựng xong tên Shusaku đă cùng phu nhân Junko đến cắt băng khánh thành. Trên bia có khắc mấy ḍng: “Dù loài người đang đau khổ thế này. Chúa ôi! Cớ sao biển vẫn c̣n xanh quá đỗi” (Ningen ga konna ni kanashii no ni. Shu yo! Umi ga amari ni aoi no desu! Tháng 12, dọn về nhà mới ở Nakachô thuộc khu Meguro. 

1988 (65 tuổi): Tháng 1, khởi công viết “Phản nghịch” (Hangyaku), quyển đầu trong tam-bộ-tác (trilogy) nói về thời Chiến Quốc Nhật Bản (khoảng giữa thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 16), bắt đầu đăng trên nhật báo Yomiuri từ tháng 2. Tháng 4 lại đi London. Tháng 8, sang dự Hội nghị PEN Club quốc tế tại Hàn Quốc với tư cách chủ tịch PEN Club Nhật Bản. Tháng 11, được nhà nước đánh giá là nhân vật có công lao về văn hóa. Cũng trong năm này, tác phẩm “Vụ bê bối”/ “Ô danh” (Sukandaru) được Nxb Peter Owen bên London ấn hành, dĩ nhiên với nhan đề là Scandal”.  

1989 (66 tuổi): Tháng 4, từ chức Hội trưởng PEN Club (sau khi ở vị trí này được trên 4 năm). Ông xuống vùng hồ Biwa để thu thập tài liệu cho một cuốn tiểu thuyết lịch sử đă manh nha trong đầu. Tháng 12, bố ông (tức ông Tsunehisa) mất, thọ 93 tuổi. Năm này, ông thành lập nhóm thiện nguyện với mục đích tổ chức cho “người già chăm sóc người già” tên gọi “Ngân Hội” (Gin no Kai). Cũng trong năm này, tác phẩm “Những mảnh đời du học” đượcx Nxb Peter Owen bên London ấn hành với nhan đề Foreign Studies. 

1990 (67 tuổi): Tháng 2, để chuẩn bị cho một cuốn tiểu thuyết dài, ông đă sang Ấn Độ (New Delhi và Benares) thu thập thông tin.Tháng 8, bắt đầu viết “Nhật kư sáng tác cuốn Deep River” (Fukai kawa no sôsaku nikki) .Tháng 9, quyển cuối cùng trong tam bộ tác về thời Chiến Quốc Nhật Bản nhan đề “Đời một người đàn ông” (Otoko no Isshô) được đăng liên tục trên nhật báo Nihon Keizai măi đến tháng 9 năm sau. Sang tháng 10, người Mỹ lại trao giải Campion[60] (Kyanpion-shô) cho ông. 

1991 (68 tuổi): Tháng 2, nhậm chức Hội trưởng Hội Văn Học Mita (Mita Bungakukai). Tháng năm sang Mỹ dự “Hội nghị nghiên cứu văn học Endo Shusaku” tại Đại học John Carroll (Cleveland, Hoa Kỳ) có diễn thuyết kỷ niệm và được trường này trao bằng Tiến sĩ danh dự. Trên đường có ghé New York để gặp và nói chuyện với đạo diễn Martin Scorsese (sinh năm 1942) về kế hoạch dựng cuốn tiểu thuyết “Trầm mặc” thành phim[61]. Tháng 9, chính thức bắt đầu viết “Ḍng sông sâu thẳm” (Fukai kawa, Deep River). Tháng 12, sang Đài Loan, nhận bằng Tiến sĩ danh dự Đại học Phụ Nhân (Fujen).

 

Scorsese's “Silence” Grapples With Questions of Faith in  Seventeenth-Century Japan | Nippon.com

Martin Scorsese đạo diễn phim Silence (2015-2016) 

1992 (69 tuổi): Tháng 9, bản thảo tiểu thuyết “Sông” (Kawa) sau đổi thành “Ḍng sông sâu thẳm” (Fukai kawa) được viết xong. Diễn thuyết tại Đại Học Jôchi (Sophia University) ngày khai mạc Hội nghị quốc tế nghiên cứu về thời Phục Hưng (Renaissance) với nhan đề “Người Ki-Tô hữu và Hiện Đại” (Kirishitan to Gendai). Cũng trong tháng này, phác giác là suy thận nên qua tháng 10, phải vào Bệnh viện Juntendô kiểm tra. V́ bệnh tiểu đường nặng thêm nên chảy máu mắt. Tháng 12 xuất viện, bắt đầu viết tác phẩm dài đă dự định. 

1993 (70 tuổi): Tháng 5, phải vào bệnh viện Juntendô trở lại. Phải giải phẫu để lọc phúc mạc (peritoneum dialysis). Từ đó cho đến 3 năm sau, cứ phải ra vào bệnh viện không thôi. Tháng 7, tiểu thuyết dài “Ḍng sông sâu thẳm” được Nxb Kôdansha ấn hành. Lúc đó, bị suy tim tưởng đă hấp hối nhưng vượt qua được, đă nhận được sách mới ra lúc đang ở trên giường bệnh. Tháng 11, vở Opera nhan đề “Trầm mặc” do Matsumura Teizô phổ nhạc, được tŕnh diễn lần đầu trên sân khấu nhà hát Nissei (Nissei Gekijô). 

1994 (71 tuổi): Tháng 1, tiểu thuyết lịch sử cuối cùng nhan đề “Đàn Bà” (Onna) được đăng trên nhật báo Asahi cho đến tháng 10. Cũng vào tháng này “Ḍng sông sâu thẳm” nhận giải nghệ thuật lần thứ 35 của Nhật báo Mainichi. Tháng tư, Nxb Peter Owen đă ấn hành nó ở London. Đây là tác phẩm thứ 13 của ông đă được dịch sang tiếng Anh. Nó cũng đă vào đến ṿng chung kết của Giải tiểu thuyết nước ngoài do báo The Independent tổ chức. Qua tháng tư, “Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ” được chuyển thể Musical (Ca vũ nhạc) với nhan đề “Thôi đừng khóc!” (Nakanaide) trên sân khấu Nhà hát Nghệ Thuật Tôkyô. Tháng 6, nhà văn Yoshiyuki Junnosuke qua đời (70 tuổi). Thời gian này, Shusaku bị chứng ngứa v́ dùng quá nhiều thuốc nhưng cũng gắng gượng để viết “Kư sự về Job” (Yobu ki), nói về ông Gióp, một nhân vật trong Kinh Thánh tuy gặp vô số tai ương nhưng vẫn tin vào Chúa v́ nghĩ là ngài dang thử thách ḷng tin của ḿnh. 

1995 (72 tuổi): Tháng 1, bắt đầu đăng “Con bướm cánh đen” (Agebachô) trên Nhật báo Tôkyô và vài tờ báo địa phương nhưng đến cuối tháng 3 th́ ngưng.Tháng 2, ông đến xem phim “Ḍng sông sâu thẳm” do Kumai Kei đạo diễn mới được đem ra chiếu thử. Tháng 4, tái nhập Bệnh viện phụ thuộc ĐH Juntendô.Từ chức Hội trưởng Mita Bungakukai. Tháng 5, Nxb Kôdansha bắt đầu cho in Toàn tập về tiểu thuyết lịch sử của ông (gồm 7 tập), đến tháng 7 năm sau th́ xong. Trên tờ New York Times lại có bài điểm sách (book review) về “Ḍng sông sâu thẳm”. Tháng 6, lại xuất viện. Phim “Ḍng sông sâu thẳm” sau khi đem tŕnh chiếu đă được Giải đặc biệt của Ban Giám Khảo Đại hội Điện ảnh Quốc tế Montreal. Tháng 8, đọc diễn văn kỷ niệm 20 năm thành lập ban kịch Juuza với tư cách người đứng đầu. Thế nhưng qua tháng 9 th́ bị xuất huyết năo, phải vào Bệnh viện ĐH Juntendô. Tháng 10, “Trầm mặc” sau khi được chuyển thể thành kịch nói ”Chimmoku-Silence” qua sự hợp tác giữa đoàn kịch Subaru (Sao Kim) và Nhóm Miwalkee Repertory Theater, đă được tŕnh diễn ở Nhật và Mỹ. Tháng 11, được nhà nước trao tặng Huân Chương Văn Hóa (Bunka Kunshô), một huân chương hết sức danh giá. Tháng 12, xuất viện. 

1996 (73 tuổi): Tháng 4, phải vào Bệnh viện ĐH Keiô để kiểm tra. Đến tháng 6, tái nhập viện v́ đổi từ lọc nước phúc mạc chuyển qua lọc máu. May mắn khỏe dược vài hôm nên đă đọc cho thư kư chép “Kỷ niệm về thầy Satô Hajime[62]” (Satô Hajime sensei no omoide) và đây cũng là bài viết cuối cùng của Shusaku. Chiều ngày 29 tháng 9 lúc 6 giờ qua đời trong bệnh viện v́ viêm phổi và suy thoái đường hô hấp. Ngày 2 tháng 10, tang lễ được cử hành tại giáo đường St Ignacio trong khu Kôjimachi, trung tâm Tôkyô. Linh mục Inoue Yôji, tức chàng sinh viên thần học Carmelite ông quen biết ngày nào (1950) trên chuyến tàu sang đất Pháp, đă chủ Lễ Misa và Lễ Cáo Biệt. Yasuoka Shôtarô và Miura Shumon, hai nhà văn thân thiết từng được ông làm cha đỡ đầu khi họ rửa tội để vào đạo Công giáo, đă cùng với đạo diễn Kumai Kei (đạo diễn của 2 phim “Biển và thuốc độc” và “Ḍng sông sâu thẳm”) đọc điếu văn. Có đến 4.000 người sắp hàng dự lễ. Được mai táng trong Nghĩa trang Công giáo ở Fuchuu, phía Tây Tôkyô, nơi có mộ của mẹ và anh trai ông.(Phu nhân Junko, hậu thuẫn của ông trong ngần ấy năm, cũng qua đời vào năm 2021, thọ 93 tuổi).

Nh́n chung, Shusaku không chỉ là một nhà văn Nhật Bản có tiếng ở quốc nội nhưng c̣n được độc giả nước ngoài rất yêu mến, nhất là trong thế giới Âu Mỹ. Tác phẩm của ông được dịch sang 21 thứ tiếng trong đó Nxb Peter Owen[63] đă có đến 16 cuốn dịch sang tiếng Anh. Cái c̣n lưu lại sâu xa nhất trong ḷng độc giả, phải chăng là h́nh ảnh bất diệt của một nhà văn hóa lớn, hết sức nhân bản với một cái nh́n vô cùng độc đáo.. 

 

Tôkyô ngày 2/1/2023
 


[1] Agawa Hiroyuki (1920-2015), người Hiroshima, theo học văn khoa ở Đại học Tokyo, lănh giải văn học Yomiuri năm 1952 với tiểu thuyết “Ngôi thành mùa xuân” (Haru no Shiro) dựa trên kinh nghiệm  bị trưng binh thời sinh viên. Hoạt động mạnh trong khoảng 1955-1965 với những tác phẩm “Bia mộ trên mây (Kumo no bohyô, 1955) và Nguyên soái Yamamoto Isoroku (Yamamoto Isoroku, 1964-65) nói về cuộc đời của vị tư lệnh hải quân Nhật Bản tử trận khi di chuyển trên không phận Thái B́nh Dương. Ông là viện sĩ Viện Nghệ Thuật, Năm 1979 được giải “Ân tứ thưởng” của Thiên hoàng.

[2] Kamei là một nhà văn từng theo phong trào văn học vô sản, sau v́ áp lực chính trị trong thời chiến, đă phải từ bỏ đường lối, C̣n Hori, học tṛ ruột của Akutagawa, là một nhà văn chủ nghĩa nhân đạo với một văn phong độc lập.

[3] Yasuoka Shôtarô (1920-2013), sinh ở Kochi trên đảo Shikoku, tốt nghiệp khoa Văn ĐH Keiô,, chủ nhân giải Akutagawa năm 1953. Ông là một nhà văn quan trọng cùng với Yoshiyuki Junnosuke, Kojima Nobuo, Shôno Jun, Endo Shusaku vv…được giới phê b́nh gọi là các nhà văn trẻ thế hệ thứ 3 (Daisan no shinjin) tức thế hệ đă đánh dấu được sự xoay trục rơ ràng của văn học hậu chiến.

[4] Mita là tên một học viên (campus) của ĐH Keio sau đó trở thành tên của tạp chí của một trường phái văn học (bungaku) mà cộng tác viên phần lớn xuất thân từ nhà trường.

[5] Charles Péguy (1873-1914), nhà văn người Pháp, trước là thành viên Đảng Xă Hội Pháp nhưng sau bỏ đảng và vào đạo Công giáo. Sáng lập tạp chí Cahiers de la Quinzaine (1900). Tử trận trong năm đầu Thế chiến thứ nhất (1914-18).

[6][6] Jacques Rivière (1886-1925) là một tiểu thuyết gia, b́nh luận gia và chủ bút tạp chí văn học. Sinh ở Bordeaux và là bạn của các nhà văn tên tuổi như Alain-Fournier, Paul Claudel…Ông theo đạo Công giáo. Isabelle, vợ ông, là em gái Alain-Fournier. Hai con ông sau thành nữ tu và tu sĩ Công giáo.

[7] Có thể hiểu là sự đối đầu giữa hiện sinh hữu thần (E. Mounier) và hiện sinh vô thần (J.P. Sartre)?

[8] Ẩn dụ về việc Tư Mă Thiên bênh vực bạn là Lư Lăng, người bất đắc dĩ đầu hàng Hung Nô, nên bị Hán Vũ Đế trừng phạt bằng cách tống giam và bắt thiến.

[9] Thomism: học thuyết Ki-Tô giáo bắt đầu với Thomas Equinas (1225-1274) được phục hồi và cách tân bởi Jacques Maritain (1882-1973), chủ trương dùng tư tưởng triết học Ki-Tô giáo như một ơn phước để giải quyết những vấn nạn xă hội đương thời.

[10] Yamamoto Kenkichi (1907-1988), sinh ra ở Nagasaki, tên thật là Ishibashi Teikichi, con trai Ishibashi Ningetsu (1865-1926), một nhà phê b́nh nổi tiếng, xuất thân ĐH Keiô. Cũng như cha ḿnh, ông là nhà phê b́nh văn học có lănh vực bao quát từ cổ điển đến hiện đại. Được biết với những nghiên cứu về Bashô, về Tiểu thuyết tự thuật. Huân chương văn hóa.

[11] Gunzô (Quần tượng) có thể hiểu là “Những khuôn mặt” tên một tạp chí với tinh thần khai phóng v́ biết qui tụ nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, do Nxb (Nhà xuất bản) Kôdansha lập lên từ 1946.

[12] Hara Tamiki (1905-51) người vùng Hiroshima, là một nhà văn đă trải nghiệm hậu quả bom nguyên tử cùng với vợ ḿnh. Viết “Những đóa hoa mùa hạ” (Natsu no hana) để ghi lại biến cố đó. Bị chứng trầm cảm từ khi vợ chết do di chứng từ cuộc dội bom, đă lao xuống đường tàu điện tự sát một ngày  năm 1951.

[13] Cuốn tiểu thuyết của một nhà văn lănh giải Nobel Văn Học là Franccois Mauriac (1885-1970) , đă ra đời năm 1927 nói về một thảm kịch đến từ áp lực của xă hội và sự thiếu cảm thông trong cuộc sống gia đ́nh. Thérèse, một người đàn bà con nhà gia thế, v́ đó đă đi đến chỗ đầu độc chồng bằng thạch tín.

[14] Xem bản dịch Nguyễn Nam Trân trên mạng.

[15] Takeda Taijun (1912-76), Tiểu thuyết gia và nhà nghiên cứu Trung Quốc học. Khổ năo v́ bản thân ông có lập trường chính trị cánh tả, yêu mến văn hóa Trung Quốc mà phải chứng kiến việc Nhật Bản tiến chiếm nước này (1937-45). “Cung h́nh tinh thần” là cách ví trường hợp ông với Tư Mă Thiên.

[16] Trường trung học cấp 2 và 3, được thành lập năm 1921 ở khu Surugadai (Tokyo) và do một số văn nghệ sĩ và nhà giáo dục tiến bộ chủ trương. Đă trở thành, động lực cho nền dân chủ thời Taishô (Taishô Democracy, 1912-26), từng bị đóng cửa dưới thời quân phiệt.

[17] Cấu tưởng (Kôsô, Plan, Design, Conception)

[18] Agape: chữ gốc tiếng Hy Lạp từng xuất hiện trong Kinh Thánh Tân Ước (thư của thánh Giăng (Johanes) gửi cho tín hữu Hội thánh Cô-rin-tô”). Được dịch ra tiếng La Tinh là Amor (T́nh yêu) hay Caritas (Săn sóc, Che chở).

[19] Umezaki Haruo (1915-1965) tiểu thuyết gia chuyên viết về đề tài chiến tranh. Tác phẩm chính của ông là Sakurajima (Đảo Sakurajima). Đảo này là nơi có một pháo đài nổi tiếng của quân đội Nhật. Umezaki chết đột ngột v́ bệnh gan.

[20] Noma Hiroshi (1915-1991), sinh ra ở Kobe trong một gia đ́nh Phật giáo tại gia, tốt nghiệp khoa văn chương Pháp ĐH Kyôto, chịu ảnh hưởng chủ nghĩa Marx. Bị trưng binh năm 1941. V́ có tinh thần chống đối thể chế nên nên có lần bị tống giam vào quân lao. Tác giả “Bức tranh tối” (Kuraie, 1946) và “Khoảng chân không” (Shinkuu chitai, 1952).

[21] Ám chỉ vùng Sendai (Đông Bắc Nhật Bản) chứ không phải tỉnh Hà Bắc bên Trung Quốc.Nhật Bản thường có cách gọi ví von như thế.

[22] Nendai có thể hiểu theo nhiều nghĩa: triều đại, thời đại, thời kỳ hay thập niên.

[23] Nagai Kafuu (1879-1959) là một nhà văn trữ t́nh, đam mỹ, hoạt động từ cuối đời Meiji sang đến giữa thời Shôwa. Sở trường loại văn bút kư và nhật kư. Cũng như Shusaku, ông từng du học ở Pháp và hiểu biết rộng răi về văn hóa nước này.

[24] Đă được Đoàn Tử Huyến và Hoàng Thái Linh dịch sang tiếng Việt (Nxb Lao Động, 1984).

[25] Xem bản dịch Nguyễn Nam Trân đăng trên mạng,

[26] Xem bản dịch Nguyễn Nam Trân đăng trên mạng.

[27] Kojima Nobuo (1915- 2006). Tiểu thuyết gia, xuất thân giáo sư bậc trung học rồi trở thành giáo sư Đại học Meiji. Tốt nghiệp khoa Anh văn Đại học Tôkyô (1941). Bước vào làng văn từ khi trở về tù chiến trường Trung Hoa năm 1945 và được giải ngũ. Ông thường viết về cuộc sống đời thường và những trăn trở của con người hiện đại với một giọng văn nhẹ nhàng, hài hước như trong “Trường học Mỹ” (Amerikan Sucuru). Giải Akutagawa năm 1954 và Huân chương văn hóa nhà nước năm 1994.

[28] Fukunaga Takehiko (1918-79), nhà văn có những tác phẩm thiên trọng về lư trí, có lối viết như triết gia. Xuất thân ĐH Tokyo. Trên ghế nhà trường cũng chuyên về văn chương Pháp giống Endo Shusaku.

[29] Ương nghĩa là cùng tận. Vị Ương ư nói c̣n chưa hết, vô cùng tận. Đời nhà Hán có một cái cung tên Vị Ương Cung.

[30] Kirishitan lúc ban đầu chỉ chung người theo Ki Tô giáo mà thôi. Đến thời cấm đạo th́ nó đă trở thành chữ dùng ám chỉ những người tu lén, sống phi pháp (Kakure Kirishitan).

[31] Hotta Yoshie (1918-1998), tiểu thuyết gia và b́nh luận gia, từng theo học ĐH Keiô và đoạt giải Akutagawa giống Endo Shusaku.Tác phẩm cũng có tính quốc tế như ông.

[32] Arishima Takeo (1878-1923) nhà văn xuất thân gia đ́nh trí thức và giàu có nhưng bản thân lại theo lư tưởng nhân đạo và không đựng chịu được mâu thuẫn ấy. Cùng với hai em trai (Arishima Ikuma và Satomi Ton) là 3 trụ cột của văn đoàn Shirakaba. Sống trong u uất, khổ năo rồi đi đến tự sát.

[33] Hanawa Hokiichi (746-1821), học giả Quốc học cuối đời Edo, mù từ lúc lên 7 tuổi.Tác phẩm chính có Gunsho Ruijuu (Quần Thư Loại Tùng, 1818).

[34] Nakamura Shin’ichirô (1918-1997) ,thi nhân và nhà phê b́nh văn học tên tuổi, một trong những người bạn của Shusaku và cũng từng là giám khảo giải Akutagawa như ông. Sinh ở Tôkyô, tốt nghiệp ĐH Tôdai ngành văn chương Pháp. Từ năm 1942, đă cùng Katô Shuuichi và Fukunaga Takehiko lập nhóm nghiên cứu “Matine Poetiku” (Matinée Poétique) để thử đưa vần (cước vận) vào thơ Nhật.

[35] Đông thụ xă (fuyuki) là cây mùa đông nhưng theo từ điển Nhật Bồ, c̣n có nghĩa là giống cây vẫn xanh tươi ngay giữa mùa đông (tokiwa-gi, evergreen tree).

[36] Quư san tức tạp chí ra mỗi quư (3 tháng) một lần.

[37] Nói chung là phiên âm từ tiếng Bồ là Christăo, danh từ để chỉ người theo Ki Tô giáo. Buổi đầu (khoảng 1549 khi thánh Franccois Xavier vừa mới tới th́ được phiên âm bằng 4 chữ Hán đẹp đẽ là Cát Lợi Chi Đơn nhưng đến thời cấm đạo, họ bị bách hại th́ bị đổi thành…Quỷ Lư Tử Đơn hay Thiết Chi Đơn (bị cắt bỏ chữ Cát vốn có trong tên Shôgun Yoshimune (Cát Tông).

[38] Yoshiyuki Junnosuke (1924-94), tiểu thuyết gia xuất thân từ Okayama. Người cha tên Eisuke cũng viết tiểu thuyết. Đang học ĐH Todai th́ phá ngang. Được xem như là một nhà văn mới thuộc thế hệ thứ 3 thời hậu chiến. Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, sâu sắc, thường mổ xé những chủ đề về t́nh dục. Tác phẩm chính có “Mưa rào” (Shuuu) đă đoạt giải Akutagawa và “Bầy thực vật mọc trên cát” (Suna no ue no shokubutsugun).

[39] Sau trận đại chiến ở Sekigahara (1600) đem lại chiến thắng cho cánh nhà Tokugawa (miền Đông)  và thống nhất được Nhật Bản, nhiều samurai miền Tây tức” bên thua cuộc” đă bỏ nước đi di trú ở vùng Đông Nam Á.

[40] Xem ấn bản điện tử bản dịch của T.Vấn (2022) vừa được giới thiệu trên trang mạng Văn Việt.

[41] Miura Shumon (1926-2017) nhà văn và quan chức Bộ văn hóa.Tốt nghiệp ĐH Tokyo (1948).Về sau mới rửa tội theo Công giáo. Bạn thân của Endo Shusaku.

[42] Sono Ayako (sinh năm 1931), phu nhân ông Miura Shumon. Tốt nghiệp ĐH phụ nữ Seishin (Thánh Tâm). Là nhà văn Công giáo có lập trường bảo thủ, viết văn từ 1951.

[43] Kịch mới (Shingeki) là kịch cận đại theo quan điểm và phương pháp củaTây phương, ra đời khoảng 1906 tức cuối thời Meiji. Nó đối lập với Cựu kịch tức Kabuki và Tân Phái Kịch (Shimpageki), một h́nh thức sân khấu cải lương xuất phát từ Kabuki.Nhân vật tiên phong của thể loại này là nhà văn và học giả Shimamura Hogetsu (1871-1918).

[44] Inoue Mitsuharu (1926-1992) tiểu thuyết gia và nhà thơ, sinh tại Lữ Thuận, từng là đảng viên Đảng Cộng Sản hồi sau Thế chiến nhưng đến năm 1953 th́ bỏ đảng. Để lại nhiều tập thơ và thường đề cập đến chiến tranh.

[45] Khái niệm Guutara rất quan trọng ở đây. Có thể hiểu Guutara là lần lữa, không quyết đoán (idle, lazy). Nói chung là thiếu tích cực.

[46] Loài chim giống như chim cú mà tiếng hót nghe như là Phật Pháp Tăng (Bupposô).

[47] Có lẽ tác giả muốn nói tới nhà văn Shiina Makoto (sinh năm 1944) lúc đó (1973) mới xuất hiện trên văn đàn. Đương thời, phong cách thông tin nhẹ nhàng và châm biếm quyền lực của Shiina đă thu hút quần chúng nhất là lớp trẻ

[48] Pierrot là h́nh ảnh nghệ sĩ ngẫu hứng ở Ư từ thế kỷ 15 và sau đó lan qua Pháp. Họ hay mặc đồ toàn trắng với khuôn mặt trang điểm u sầu. Chẳng hạn những người diễn kịch câm (pantomime).

[49] Bút danh của Saitô Sôkichi (1927-2011). Ông vừa là y sĩ khoa thần kinh vừa là nhà văn. Con của thi sĩ Tanka nổi tiếng và cũng là y sĩ Saitô Môkichi. Giải Akutagawa 1960. Manbô (headfish) là tên một loài cá, xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm của ông nên Manbô cũng ám chỉ chính ông.

[50] Hasekura Tsunenaga (1571-1622), vơ tướng thời Chiến Quốc Nhật Bản, bộ hạ của lănh chúa phiên Sendai là Date Masamune. Có ḷng tin Thiên Chúa. Năm 1613, thừa lệnh chủ quân, theo các linh mục ngoại quốc sang Roma, Mexico để thương thuyết mậu dịch nhưng bất thành. Về nước, thất chí rồi chết và sau đó, Nhật Bản đă bước vào thời cấm đạo.

[51] Nguyên là tên một vở tuồng kinh dị có án mạng ra đời từ năm 1825 trên sân khấu Kabuki.

[52] Konishi Yukinaga (? – 1600), vơ tướng thời Azuchi Momoyama. Con một thương nhân giàu có ở thành phố Sakai,Theo đạo Công giáo. Được Toyotomi Hideyoshi trọng dụng, cho lănh chức tiên phong trong binh đoàn viễn chinh Triều Tiên năm 1592. Sau theo cánh Ishida Mitsunari pḥ con trai Hideyoshi để tranh thiên hạ với Tokugawa Ieyasu và thua trận Sekigahara (1600) nên đă bị kẻ thắng cuộc xử trảm..

[53] Chưa rơ ư nghĩa. Có lẽ là những cái tên Shusaku đặt ra để tự trào. Xin tồn nghi.

[54] Shibata Renzaburô (1917-78). Xuất thân vùng Okayama. Là một tác giả tiểu thuyết đại chúng tên tuổi. Tốt nghiệp ĐH Keiô. Đoạt giải Naoki nhờ tác phẩm “Ḍng dơi chúa Giê Su (Iesu no sue). Cha đẻ của nhân vật tiểu thuyết Nemuri Kyôshirô, một samurai giỏi kiếm thuật nhưng tính khí khác thường..

[55] Yamada Nagamasa (?-1630), samurai đầu thời Edo, đă trở thành tổng đốc một tỉnh ở Thái và giúp vua nước này ổn định nội chính nên được tin dùng. Ngoài ra, cùng với sự phát đạt của mậu dịch Đông Nam Á của Châu Ấn Thuyền (Shu’insen) tức thuyền có ấn đỏ của Mạc phủ cho phép, đă đứng đầu trong việc điều hành khu phố người Nhật ở Ayutthaya. Sau khi vua cũ mất, v́ can dự vào cuộc tranh chấp đưa vua mới lên nối ngôi, đă bị kẻ địch độc sát.

[56] Tiếng nghỉ âm như tiếng gà mái kêu khi mắc đẻ (crackle)

[57] Đă có bản tiếng Việt do Nguyễn Văn Thực dịch (Nxb Hội Nhà Văn, 2018) dưới nhan đề “Bên ḍng sông Hằng”

[58] Nikkatsu (Nhật Hoạt) thành lập năm 1912 là hăng phim đầu tiên của Nhật.

[59] Đồng hồ xếp theo h́nh các loại hoa, thường được trưng bày trong công viên.

[60] Giải thưởng vinh danh Edmund Campion (1540-1581), nguyên chức sắc Anh giáo nhưng đă cải đạo và tranh đấu để phục hưng Ki-Tô giáo ở Anh. Sau thất bại, ông bị chính quyền Anh giáo xử tử nên được bên Công giáo xem là kẻ tử đạo.

[61] Năm 1988, đạo diễn Martin Scoresese được Tổng Giám Mục New York là Paul Moore tặng cuốn Silence (bản dịch của Chimmoku) và đến năm 1989, sau khi đọc kỹ xong, đă quyết ư dựng phim này.

[62] Nhân vật chưa rơ là ai.

[63] Peter Owen không chỉ là chủ nhân một nhà xuất bản mà c̣n là người bạn đă triệt để ủng hộ Endo, tranh đấu để ông đoạt giải Nobel (xem bài tường thuật của Damian Flanagan trên The Japan Times số ra ngày 12/9/2015 nhan đề “Jesus Christ, the Nobel Prize and Shusaku Endo”).Theo đó th́ trong một cuộc điện thoại hôm Hàn Lâm Viện Thụy Điển công bố, Peter Owen đă không bằng ḷng và đặt câu hỏi cho Donald Keene v́ sao Giải Nobel năm 1994 lại trao cho Ôe Kenzaburô thay v́ Endo Shusaku. Vẫn biết Ôe là một tài năng lớn và đáng kính nhưng đây vẫn là một uẩn khúc của Giải Nobel năm đó.

 


* Nguyễn Nam Trân :

Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com

.........................

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com)
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com