|
TS. Lê Thành Nghiệp Quyển Quảng Cáo Truyền H́nh Trong Kinh Tế Thị Trường ra đời đúng vào lúc quá tŕnh thị trường hóa của Việt Nam bước vào một giai đoạn mới: hầu hết sản phẩm và dịch vụ được trao đổi trên thị trường tự do trong đó phản ứng của người tiêu thụ là yếu tố chính quyết định sự thành bại của xí nghiệp. Giáo Sư Tiến Sĩ Đào Hữu Dũng tŕnh bày một cách chính xác các lư luận căn bản và giải thích rất tỉ mỉ về lịch sử, chức năng và nội dung của các hoạt động quảng cáo, nhất là quảng cáo qua môi thể truyền h́nh. Từ lập trường của một người quan tâm đến các vấn đề kinh tế phát triển, tôi xin nhấn mạnh hai điểm sau đây về ư nghĩa của ngành quảng cáo trên mặt kinh tế vĩ mô của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Điểm thứ nhứt: cũng như các bộ môn kinh tế khác, ngành quảng cáo là một thành phần cấu tạo GDP ( tổng sản lượng trong nước), và từ đó sự phát triển của ngành quảng cáo đem đến gia tăng trong các chỉ phiêu kinh tế vĩ mô (macro indicators) như GDP, tổng lượng nhu cầu lao động vv...Điểm thứ hai: tỉ lệ ngành quảng cáo chiếm trong GDP gia tăng theo mức thu nhập. Khi mức thu nhập lên cao, h́nh thức tiêu thụ đại chúng biến chuyển từ nhu cầu ăn no mặc ấm qua ăn ngon mặc sang, và so với nhu cầu no ấm, các thương phẩm cần để đáp ứng nhu cầu ngon sang này đ̣i hỏi rất nhiều dịch vụ của ngành quảng cáo. Khi lật lại các trang báo những năm 1950, 1960, chúng ta có thể t́m ra những câu như "Thúy Kiều mắc bệnh đau lưng...", trong đó danh giá của văn nhân như Nguyễn Du được dùng để quảng cáo thuốc phong thấp. Như vậy, chúng ta biết được rằng sản phẩm của ngành quảng cáo phản ánh một cách sâu đậm màu sắc xă hội và văn hóa của thời đại và dân tộc. Chính v́ vậy tôi có tự tin giới thiệu với độc giả quyển sách này, với nội dung dồi dào viết bởi một học giả chuyên ngành kinh doanh nhưng có kiến thức sâu rộng trong lănh vực khoa học nhân văn. Tuy viết lời tựa này từ lập trường của một người nghiên cứu gần ngành, tôi không kềm được niềm cảm động khi nhớ ra rằng tác giả của quyển sách, anh Đào Hữu Dũng, là một người từ tuổi đôi mươi đă ngồi chung một phi cơ trên bước đường du học, sau nhiều năm bay nhảy phương Âu, nay lại trở về Nhật cầm phấn viết bảng trong cùng một trường.
®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả |