CHƯƠNG MƯỜI BẢY 

QUI CHẾ PHÁP LƯ VÀ ĐẠO ĐỨC
CỦA QUẢNG CÁO TRUYỀN H̀NH

 

 

Thông tin là một vũ khí quan trọng nhưng nguy hiểm. Sử dụng không khéo hoặc sai lầm sẽ gây ra những hậu quả xấu vô cùng to lớn. Chúng ta biết, h́nh ảnh, âm nhạc, khôi hài có thể đánh thẳng vào t́nh cảm con người và làm lu mờ khả năng phán đoán của lư trí. Ở mỗi quốc gia trong cộng đồng xă hội hiện nay, dù ít dù nhiều, bắt buộc phải có một hệ thống pháp luật để điều lư quảng cáo nói chung và quảng cáo truyền h́nh nói riêng.

Cơ sở pháp lư đó dựa trên 3 nguồn khác nhau : nguồn pháp luật, nguồn quy tắc hành chánh và nguồn quy chế tự chủ.

1)Trong thời đại chúng ta, nói đến nguồn pháp luật là nói đến hiến pháp, các bộ luật cơ bản (Fundamental Laws) của nhà nước như dân luật, thương luật và h́nh luật. Hiến pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dân cho dù thông tin quảng cáo là thông tin có tính cách hết sức đặc thù v́ nó phục vụ cho mục đích thương mại. Chính v́ cho người ta tự do ngôn luận, ta mới có thể bắt buộc họ sử dụng đúng đắn quyền này, nghĩa là tự do ngôn luận với điều kiện không đụng chạm đến những quyền tự do cơ bản của người khác. Những đạo luật về sử dụng làn sóng điện, luật bầu cử, luật về thông tin bằng bích chương, luật về xây cất, về tác quyền, về hệ thống đo lường, về bảo vệ sức khoẻ quần chúng... đều phát xuất từ nguồn pháp luật cơ bản này.

2)Nguồn qui tắc hành chánh (Administrative Regulations) là những chỉ thị của chính phủ hạn chế sự cạnh tranh bất chính và cấm đoán các h́nh thức độc quyền, quy tắc ngăn cản việc thông tin dối trá dù vô t́nh hay hữu ư. Các quy tắc này nhằm mục đích giúp hoạt động kinh tế được diễn ra êm thắm và bảo vệ người tiêu thụ v́ họ là những người yếu thế, thiếu thông tin, nếu đem so sánh với phía các nhà sản xuất.

3) Nguồn thứ ba là những qui chế tự quản nội bộ (Internal Auto-regulation Principles) do các đoàn thể chuyên nghiệp hội ư với nhau đặt ra để ngành nghề của họ được hoạt động một cách có trật tự và không gây thiệt hại cho người khác. Để tránh việc phải đi đến chỗ thưa kiện, họ đặt ra những quy chế thỏa thuận trước với nhau như một qui luật nội bộ để đáp ứng với mọi hoàn cảnh mới và để t́m ra những giải pháp có tính ḥa giải hơn là tranh tụng. Qui chế tự chủ nhiều khi được thể hiện dưới những h́nh thức như tự kiểm duyệt hay tự hạn chế để giữ an ninh cho xă hội. Các đoàn thể chuyên nghiệp không chỉ giới hạn trong giới chủ nhân, các hảng quảng cáo mà ngay cả giới truyền thông cũng phải tuân thủ một số điều kiện mà ngành nghề của họ đặt ra làm khuôn mẫu.

Nghề làm quảng cáo có niềm vui của nó nhưng nhiều khi cũng có lúc khổ tâm v́ hứng chịu búa ŕu dư luận. Nhà quảng cáo Pháp Jacques Seguela c̣n nói ví von " Đừng nói với mẹ tôi là tôi làm nghề quảng cáo v́ bà cụ sẽ tưởng tôi chơi dương cầm trong một nhà thổ ". Câu nói đầy chất khôi hài đen này cũng ngụ ư bàn về trách nhiệm của người làm quảng cáo đối với quần chúng, trong đó có trách nhiệm tŕnh bày chính xác, trách nhiệm khế ước với các phía ngành nghề, trách nhiệm trung thực trong cạnh tranh kinh tế, trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của những người tham gia vào việc xây dựng phim quảng cáo, trách nhiệm duy tŕ tự do ngôn luận và trách nhiệm giáo dục đối với lớp người trẻ vv...

Tŕnh bày chính xác nghĩa là không toa rập với chủ quảng cáo bất lương để lừa dối dân chúng. Ở điểm này, chính quyền Mỹ kiểm soát rất chặt chẽ : Ủy Ban Mậu Dịch Liên Bang (FTC) xem một diễn viên là phạm lỗi nếu anh ta quảng cáo cho một món hàng mà trên thực tế anh ta không dùng bao giờ. Nói cách khác, mọi người có chân trong quá tŕnh sáng tạo và phóng ảnh đều chịu trách nhiệm liên đới về việc bảo vệ an toàn cho xă hội. Người quảng cáo và hăng truyền thông phải tuân thủ những quy chế trách nhiệm dân sự của đạo luật về trách nhiệm của người chế tạo (PL Law hay Product Liability Law). Trách nhiệm khế ước với người trong ngành nghề nhất là giữa bộ ba chủ nhân, chế tạo và phóng ảnh được minh định trong khế ước mẫu của các hiệp hội mà họ là thành viên. Các quyền phải tôn trọng gồm có tác quyền, quyền sử dụng h́nh ảnh và âm thanh...Tác quyền cũa phim quảng cáo rất phức tạp v́ người chế tạo có thể xem như không có quyền trên nó bởi lẽ họ làm theo đơn đặt hàng của chủ quảng cáo. Một mai đây, khi phim ấy được chiếu hay cho nhiều người khác thuê lại để dùng ở địa điểm và thời điểm khác, chắc chắn vấn đề tác quyền sẽ cón phức tạp hơn nữa. Hiện nay có người như Y.Okada cho rằng phim quảng cáo là của chung cả ba loại người có định líu trong quá tŕnh sản xuất : người đặt hàng, người sáng tạo và nhà sản xuất. Tuy nhiên, theo quan điểm chung, ưu thế vẫn dành cho người đặt hàng, ít nhất đối với quyền sở hữu kinh tế và xă hội của tác phẩm.

Thử trở lại câu hỏi " Quyền tự do ngôn luận có đặt tác phẩm quảng cáo dưới sự che chở của Hiến Pháp không? " Nhiều người cho rằng không bởi v́ quảng cáo là một loại tin tức có tính cách vụ lợi. Kẻ khác bảo rằng có v́ những tin tức thời sự vẫn có thể có tính chất vụ lợi và thiên vị chứ đừng nói đến thông tin thương mại. Dầu vậy, hầu như mọi người đầu đồng ư rằng quảng cáo không có quyền kỳ thị, đàm tiếu về một chủng tộc (da đen / da trắng) , một phái tính (đàn ông / đàn bà), một khuyết tật (mù / qùe)hay một giai cấp ( quí tộc / thợ thuyền) để gây chia rẻ. Riêng về giáo dục th́ khơi gợi cho thanh thiếu niên ham mê cờ bạc, sống bừa băi, thiếu trách nhiệm... là những điều đáng phê phán. Không những thế, quảng cáo truyền h́nh c̣n có mục đích nâng cao dân trí. Ở Nhật, ngôn ngữ trên truyền h́nh đặt đối tượng là khán thính giả ít nhất có từ 9 (Đài NHK) đến 12 năm (đài TBS, đài NET) đi học.

Đồ biểu 17.1 : Hệ thống Pháp lư về quảng cáo trong kinh tế thị truờng
Luật Cơ Bản  Luật Hiến Pháp, Dân Luật, Thương Luật, H́nh Luật
Luật Hành Chánh Luật Chống Độc Quyền (Anti-Trust Law)?Luật Trách Nhiệm Của Người Chế Tạo (P/L Law), Luật Thông Tin, Luật Bầu Cử
Qui Định Hành Chánh Bao Quát : Qui Định về Chống Cạnh Tranh Bất Chính, về Lối Biểu Hiện Trong Quảng cáo...Qui Ước về Cạnh Tranh Công Chính. 
  Đặc Thù : Qui Định về Nhăn Hiệu, về Vệ Sinh Công Cộng, về Thực Phẩm, về Y Dược Phẩm, Qui Chế Sử Dụng Điện Ba...
Qui Chế Tự Quản của Ngành Quảng Cáo Qui Chế Tự Kiểm Duyệt, Qui Phạm Luân Lư Đạo Đức của những giới liên quan đến Quảng cáo

Nguyên tắc tự quản tự chế (self regulation) là nguyên tắc cơ bản của nghề quảng cáo nhưng đến nay, không phải bất cứ nước nào cũng đă đạt đư ợc tŕnh độ ấy. Nếu Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ cũng như Nhật Bản đứng trong trận doanh này, hăy c̣n nhiều nước chưa đủ chín muồi để chấp nhận nó. Một số nước mới theo được nửa chừng (Đan Mạch, Thụy Điển, Do Thái, Đại Hàn, Ấn Độ, Mê-hi-cô...) và một số nước khác hầu như không có đường hướng ǵ cả (Pa-kix-tan, In-đô-nê-xia, Hương Cảnh, Thái Lan, Ả-Rập Xâu- Đi...).Người ta nhận thếy các nước cựu thuộc địa (như Bắc Phi) thường áp dụng quy luật của nứơc cai trị cũ (như Pháp) và ngay cả những nước có chế độ tự quản như Nhật, họ vẫn c̣n xem điều lệ hành chánh nhà nước mới là khuôn vàng thước ngọc.

Chúng ta có thể khai triển thêm một vài điểm quan trọng trong qui chế pháp lư và luận lư liên quan đến quảng cáo truyền h́nh.

A) Gíơi hạn thời giờ quảng cáo (Restraints in Advertising) để bảo vệ phẩm chất sinh hoạt xă hội 

Quảng cáo về những sản phẩm gây nghiện ngập và có hại đến sức khỏe như thuốc lá hay rượu đều được quy định kỹ càng nếu không nói đă bị cấm đoán ở nhiều nước. Năm 1996, chính quyền Clinton ở Mỹ đưa ra một loạt giải pháp để giới hạn việc rao bán thuốc lá cho thiếu niên dưới 18 tuổi, và trước đó, Ủy ban Thực phẩm và Dược Phẩm Quốc Gia (Food and Drug Administration) khi giới hạn rơ ràng việc quảng cáo thuốc lá, đă gặp phải sự chống đối của các nhà sản xuất và đi đến tranh tụng trước ṭa án.

Âu Châu từ 1992 hầu như ra lệnh cấm tất cả các loại quảng cáo thuốc lá trên toàn cơi nhưng cũng gặp sự chống đối của một số quốc gia thành viên (Đức, Ḥa Lan, Anh, Đan Mạch và Hy Lạp). Dù sao, quảng cáo thuốc lá đă bị cấm trên truyền h́nh ở Âu Châu. Các nước như Nhật, Gia Nă Đại, Úc, Tân Tây Lan , Ấn Độ và Trung Quốc cũng đă đi theo hướng đó.

Tháng năm năm 1994, Bộ Y Tế Xă Hội Mỹ đă đi đến một thoả hiệp với giới doanh thương thuốc lá là những người này sẽ giảm tiền quảng cáo ngoài trời dùng vào quảng cáo thuốc lá 40% trong ṿng 5 năm, không được dán bích chương quảng cáo thuốc là trong ṿng 200m cách trường học và mọi quảng cáo thuốc lá phải nói đến tính chất độc hại của nó. Mọi h́nh thức quảng cáo thuốc lá phải được giải tỏa trước cuối năm 1997.

Quảng cáo rượu cũng bị giới hạn, đặc biệt trên truyền h́nh. Giới hạn này nghiêm khắc ở Bắc Mỹ và Âu Châu Tất cả đều loại thức uống có trên 1,2% độ cồn đều được xem như rượu. Người quảng cáo không được dùng những diễn viên dưới 25 tuổi trong phim quảng cáo rượu. Tất cả nghị luận nhằm xem việc uống rượu như một thử thách trên quá tŕnh trở thành người lớn, để tăng cường khả năng t́nh dục, để chữa bệnh, đều phải loại bỏ. Quảng cáo cho việc uống rượu bằng cách đề cao nam tính cũng xem như không thích hợp. Ở Âu châu, Luật Evin (mang tên cựu Bộ Truởng Bộ Xă Hội Pháp Claude Evin) cấm quảng cáo rượu một cách chặt chẽ đến nỗi không cho phép các cuộc tŕnh diễn thể thao được quảng cáo rượu và làm cho nhiều cuộc tŕnh diễn không thành v́ thiếu người bảo trợ tài chánh. Ở Anh, không được dùng những nhân vật hoạt họa để quảng cáo rượu nếu nó có thể lôi cuốn trẻ em. Dĩ nhiên, trong các quốc gia Hồi giáo, quảng cáo rượu bị cấm đoán nghiêm ngặt v́ lư do tôn giáo.

Quảng cáo cho trẻ em cũng là đối tượng của kiểm soát nhất là trong t́nh huống những năm gần đây khi sự quảng cáo này gia tăng. Trẻ em vốn không có phương tiện chống cự lại ảnh hưởng của quảng cáo và nhất là qua quảng cáo đối với trẻ em người ta có thể lôi cuốn cả người lớn v́ cha mẹ ch́u chuộng con, nhiều khi nghe theo ư chúng. Do đó, dư luận đă gây áp lực để giới hạn quảng cáo hướng về trẻ em. Các thành viên của thị trường chung Âu Châu (EU), đă ngăn cấm nghiêm khắc, không cho phép quảng cáo trong chương tŕnh dành cho trẻ em. Đó là trường hợp các quốc gia như Bỉ, Na uy, Tây ban nha, Thụy điển và Hy lạp. Các nước khác cũng có các biện pháp ngăn ngừa tối thiểu. Anh quốc đă ghi rơ điều đó trong đạo luật về thông tin đại chúng năm 1990 (Broadcasting Act) và trong pháp chế về quảng cáo (British Codes of Advertising). Ở Bỉ, năm phút trước và sau chương tŕnh truyền h́nh cho trẻ em, không được phép phóng ảnh quảng cáo. Ở Hy lạp, quảng cáo đồ chơi bị cấm đến 10 giờ tối, lúc trẻ em đi ngủ. Thụy điển cấm tất cả mọi thứ quảng cáo cho trẻ em dưới 12 tuổi và nước này đă đề nghị với tất cả các thành viên của thị trường chung Âu Châu cùng áp dụng luật lệ này. Gia nă đại tuy là nước ngoài EU cũng theo biện pháp này. Ở Tây Ban Nha, quảng cáo truyền h́nh đồ chơi có tính cách chiến tranh cũng sắp bị ngăn cấm. Mỹ đă có Đơn vị kiểm tra Quảng cáo cho thiếu nhi (Children 's Advertising Review Unit = CARU) do Phân Bộ Quảng cáo Quốc Gia (National Advertising Division = NAD), của Ủy Ban Phẩm Chất Hóa Thương Nghiệp (Council of Better Business Bureaus = CBBB) đứng ra tổ chức.

S. Monye cho biết Na uy cấm mọi h́nh thức quảng cáo cho trẻ em và ngăn chặn cả những chương tŕnh quảng cáo của nước khác xâm nhập vào lănh thổ ḿnh dù Na uy đă bại tố trước toà án của Khu Vực Mậu Dịch Tự Do Châu Âu (EFTA=European Free Trade Area). Luật Thụy Điểm ngăn cấm quảng cáo cho trẻ em dưới 12 tuổi cũng gặp khó khăn tương tự khi Pháp đ́nh Âu Châu (ECJ= European Court of Justice) phán quyết rằng Thụy Điển không có quyền đó đối với những quảng cáo từ các quốc gia trong khối dă vượt biên giới (trên trời) để vào Thụy Điểm (án lệ ngày 17 tháng 9 năm 1996). Phán quyết này nằm trong khuôn khổ của Chỉ thị của thị trường chung về truyền h́nh không biên giới (European Television Without Frontiers Directive).

Cũng theo S. Monye, hiện nay Hoa Kỳ đang đẩy mạnh việc phát triển kỹ thuật một loại hồi lộ điện tử (V-chip) cho phép người xem truyền h́nh ngăn chặn những chương tŕnh không thích hợp với họ (t́nh dục, bạo lực, quảng cáo) ra ngoài. Âu Châu đang theo dơi kỹ thuật này và từ năm 1996, Quốc Hội Châu Âu xem việc đặt máy "thanh lọc chương tŕnh" là một nghĩa vụ một khi máy lọc này được nhận là đ úng tiêu chuẩn bởi các nhà chức trách Châu Âu.

Qua những mục tiêu của Ủy Ban Mậu dịch Liên Bang (Federal Trade Commission) đặt ra, ta có thể suy luận là trong nền kinh tế thị truờng, thương điệp quảng cáo phải phù hợp với 5 quy luật sau đây:

1) Phát biểu dựa trên cơ sở đứng đắn (nhất là những điểm liên quan đến sức khỏe, an toàn, giá cả và phẩm chất).
2) Phát biểu thiếu chính xác phải đính chính trước công luận.
3) Gây phương hại phải bồi thường.
4) Tiết lộ một số thông tin cần thiết ( ví dụ thuốc lá có hại như thế nào?)
5) Phát biểu dầu chính xác nhưng không phổ quát cũng không thích đáng (ví dụ việc rươụ vang uống với liều lượng nhỏ có lợi cho sức khỏe)

Ngoài ra quảng cáo về đánh cuộc hoặc vay mượn bị cấm trong nhiều nước ở Âu Châu. Nhật Bản tuy là cường quốc kinh tế lại là một trong những nước tiên tiến về mặt tổ chức xă hội, vẫn c̣n dung thứ quảng cáo rượu, cá ngựa, cho vay lấy lăi trên truy ền h́nh và dùng những thủ pháp "t́nh cảm" để khuyến dụ nhiều hơn là giải thích. Điều này vẫn là đối tượng phản đối của dư luận trong và ngoài nước.

B) Qui chế tự quản của quảng cáo truyền h́nh (Self Regulation in Advertising)

Trong ṿng mười lăm năm trở lại đây, vấn đề tự quản lư nội dung quảng cáo bởi những hội đoàn và người trong nghề (chủ quảng cáo, hăng quảng cáo, người chế tác và đài truyền h́nh) kể từ khi có những quảng cáo bị coi là phi đạo đức (unethical) như quảng cáo của hăng y phục YÙ Benetton, dùng quân phục vấy máu của một người lính bị giết trong chiến tranh ở Bosnia, cựu Yu-go-sla-vi-a. Hăng này c̣n dùng những h́nh ảnh dung tục (bao nhựa ngừa thai xanh đỏ) hay khiêu khích có tính cách tôn giáo (chúa Ki Tô bị đóng đinh, hai tu sĩ nam nữ hôn nhau).

Dĩ nhiên là quảng cáo phải tuân theo pháp luật nhưng có những điều pháp luật không định rơ ràng v́ quảng cáo có thiên h́nh vạn trạng. Cho nên, người trong nghề phải tự kiểm duyệt và tự quản lư việc làm của ḿnh, nâng cao tiêu chuẩn nghề nghiệp và biết nghe những nhận xét hoặc bất b́nh từ phía khán thính giả để cải thiện.

Hội các nhà sản xuất thương điệp truyền h́nh Nhật bản (JAC hay Japan Association of TV Commercial Production Companies) (theo Abe Masaichi) đă lập ra một quy chế gồm 9 chương trong đó 6 chương nói đến nghĩa vụ về cách diễn tả khi sáng tác và 3 chương về nghĩa vụ khi sản xuất phim quảng cáo.Có thể tóm lược những điểm chính như sau :

- Chương 1 (Nghĩa vụ cơ bản) : Quảng cáo truyền h́nh không được gây ngộ nhận, không được khoa trương, không được bài báng hay làm tổn thương, không được dối trá, không được làm dao động ḷng người, không được tục tỉu hạ cấp.

- Chương 2 (Nghĩa vụ đối với nhân quyền) : Quẩng cáo truyền h́nh không đuợc coi thường mạng sống, phương hại đến các quyền tài sản, danh dự và h́nh ảnh người khác, không được đụng chạm đến đời tư, không được khuyến khích mua dâm bán dâm, không được kỳ thị chủng tộc, giới tính, chức nghiệp, tôn giáo, cảnh ngộ, h́nh thù hay thương tật trên thân thể.

- Chương 3 (nghĩa vụ đối với pháp luật và chính trị : Quảng cáo truyền h́nh phải tôn trọng các pháp lệnh, không được xúc phạm đến quyền uy nhà nước, không được châm ng̣i gây xung đột giữa các sắc tộc, chủng tộc, quốc dân, phải tôn trọng quốc kỳ, quốc ca, t́nh thân thiện quốc tế, không được hây hiểu lầm hay rối loạn trong đời sống kinh tế và chính trị.

- Chương 4 (nghĩa vụ đối với gia đ́nh và xă hội) : Quảng cáo truyền h́nh không được có những biểu hiện có thể phá hoại sinh hoạt và trật tự gia đ́nh, chế độ hôn nhân, thuần phong mỹ tục, đạo đức thường thức, bài báng dè bỉu về thân thể hay tiếng nói, không dùng ngôn nhữ ám chỉ kỳ thị, không xúc phạm đến tôn giáo, không được phổ biến tập tục mê tín, cổ lỗ.

- Chương 5 (nghĩa vụ đối với nhi đồng và thanh thiếu niên) :Quảng cáo không được dựa trên những h́nh ảnh xấu xa để lớp trẻ bắt chước, không được tuyên truyền cho hành vi bạo lực.

- Chương 6 (nghĩa vụ đối với phái tính): Quảng cáo không được đưa ra những h́nh ảnh khỏa thân hay liên quan đến t́nh dục thiếu thẩm mỹ hay chỉ để gợi dục.

Ở Âu Châu, phong trào tự quản lư rất phổ biến Năm 1992, Liên đoàn Âu Châu về Tiêu chuẩn Quảng cáo (European Advertising Standards Alliance) đă được thành lập, khích lệ và hỗ trợ việc tự điều lư (Self Regulation) của ngành quảng cáo trên toàn cơi Âu Châu. Mục đích cụa họ như sau :

1) Nghiên cứu và thúc đẩy việc áp dụng quy chế tự quản trong ngành quảng cáo;
2) Kết hợp các hội đoàn tự quản lư ở Âu Châu để đi đến việc lập một cơ sở chung ;
3) T́m cách thống nhất những quy chế hiện có;
4) Chứng minh là đối với ngành quảng cáo, sự tự quản lư có hiệu quả lớn hơn là pháp luật ;
5) Thúc đẩy việc thành lập một hệ thống trọng tài để giải quyết những bất b́nh đến từ các quốc gia trong vùng;
6) Trở thành một nguồn thông tin, một cơ quan định hướng và cố vấn cho những ai thắc mắc về việc tự quản lư;
7) Khuyến khích việc thành lập mọi nơi ở Âu châu những tổ chức tự quản lư và tăng cường những tổ chức đă ra đời.

Điều đáng chú ư là Liên Đoàn đă hấp dẫn cả những nước cựu Đông Âu như Tiệp (Czech) và Khắc (Slovak), Slô -vê -ni, ngay cả Phần Lan lẫn Nam Phi. Việc tự quản lư cũng gặp nhiều chống đối v́ người ta nghĩ giới quảng cáo thường đặt quyền lợi thương mại của họ lên trên lợi ích công cộng và có cơ làm vô hiệu hóa luật lệ nhà nước. Nói cho cùng, quy chế tự quản chỉ có hiệu lực khi nó được hỗ trợ bởi một hệ thống pháp lư thích hợp để ngăn chặn mọi ư định " xé rào " của người làm quảng cáo.

Những qui chế nói trên vẫn chưa đủ để ngăn chặn sự lạm dụng của người quảng cáo tác hại đến đời sống của giới tiêu thụ nói riêng và quần chúng nói chung. Rotzoll và Haefner có lư khi thêm vào đó hai lực lượng có thể góp phần vào việc quan pḥng lĩnh vực quảng cáo bên cạnh các cơ quan nhà nuớc và nghề nghiệp. Đó là sức điều chỉnh tự nhiên của thị trường và lực lượng các đoàn thể người tiêu thụ.

Trước tiên, thị trường có thể điều tiết một cách tự nhiên (Natural Market Forces) như theo định luật kinh tế của Adam Smith đề ra, nghĩa là người tiêu thụ bất măn sẽ bỏ đi không thèm nghe những lời quảng cáo phỉnh phờ và người quảng cáo phải trở về nẻo chánh nếu không muốn bị mất hoàn toàn tín nhiệm và đứng ngoài cuộc cạnh tranh.

Hai nữa, những đoàn thể người tiêu dùng (consumer movement) biết đoàn kết lại để tranh đấu tập thể ngang tay với người sản xuất. Tụ họp lại được với nhau, họ sẽ có kiến thức chuyên môn nhiều hơn và có đủ vũ khí để đối kháng mạnh mẽ. Đoàn thể người tiêu dùng đă xuất hiện ở thành phố Rochdale, nuớc Anh từ năm 1844 (theo Rotzoll và Haefner). Ở Mỹ, chính phủ và các đoàn thể người tiêu dùng đă chung sức chống lại sự buông thả của giới sản xuất vào thời Đại khủng hoảng năm 1929 nhưng phải đợi đến năm 1962, với giáo thư của tổng thống Kennedy gửi cho quốc hội, bốn " quyền của người tiêu dùng " (quyền được hưởng sự an toàn, quyền được thông báo, quyền được lựa chọn và quyền có tiếng nói) mới được nhấn mạnh và kết tinh bằng những đạo luật bảo vệ người tiêu thụ và trẻ em.

C) Bảo về các quyền tài sản: tác quyền, quyền ảnh tượng và bản quyền âm nhạc

Sử dụng một làn điệu dân ca th́ không gặp vấn đề pháp lư nào nhưng phải đề pḥng khi sáng tác một bài hát dùng cho quảng cáo v́ ta có thể vô ư "cầm nhầm" một làn điệu của người khác. Tội "đạo nhạc" có đầy đủ chứng cứ khi bài hát của chúng ta giống "về cơ bản" (key parts) một bài hát khác. Có nơi quy định là giống nhau ở 2 tiết nhỏ, có nơi phải là 8 tiết th́ mới bị buộc tội.

D) Quảng cáo đối chiếu (Comparative Advertising)

Quảng cáo đối chiếu được sử dụng ngày càng nhiều. Nhất là khi người quảng cáo muốn xâm nhập vào một thị trường hoặc giành lại khách hàng đánh mất. Nó thường đạt được nhiều hiệu quả v́ người rao hàng bắt buộc phải nêu lên đuợc ưu hay khuyết điểm của thương phẩm để người mua tiện việc so sánh và đi đến quyết định mua hàng dễ dàng. Tuy nhiên, về mặt luân lư, nó không được tán thưởng cho lắm. Ở Mỹ, cho đến giữa những năm 1960, loại quảng cáo đối chiếu được nh́n nhận nhưng Hiệp hội những hăng Quảng cáo Mỹ (American Association of Advertising Agencies) đă lưu ư mọi người rằng mục đích của quảng cáo đối chiếu phải là thông tin chứ không được tấn công hoặc bôi nhọ người hác. Ví dụ như khi hăng thực phẩm A tố cáo B chế tạo những thức ăn gây ung thư... Tuần báo The Economist (dẫn bởi Monye) số ra ngày 18 tháng 5 năm 1991, cho biết mỗi năm trên truyền h́nh Mỹ có khoảng 30% thương điệp quảng cáo đối chiếu mà trong đó số quảng cáo gây vấn đề hăy c̣n dưới mức 1%.

Ở Nhật, tuy loại quảng cáo này đă được hợp pháp hóa từ năm 1987, người Nhật ít khi dùng đến nó. Điều này có thể hiểu dễ dàng, một phần v́ người Nhật chủ trương ḥa b́nh trong cạnh tranh thương mại và các hăng quảng cáo Nhật thường có khách hàng chung: những đối thủ cùng ngành. Trong thị trường chung Âu Châu, trước 1996, nhiều nước như Bỉ, Đức, YÙ, Lục xâm bảo đă giới hạn hoặc cấm đoán loại quảng cáo đối chiếu này. Hiện nay, thị trường chung Âu Châu đang t́m một giải pháp thỏa đáng cho tất cả các thành viên. Năm 1991, tổ chức đă chuẩn y tu chính án của "Chỉ thị về Quảng Cáo đưa đến Ngộ Nhận" (Misleading Advertising Directive, 1984) bắt buộc "mỗi sự so sánh phải là so sánh trọn vẹn chứ không phiến diện, kiểm chứng được dễ dàng, không đem đến việc gây hiểu lầm hay thắc mắc nơi người tiêu thụ và không đưa đến việc bôi nhọ đối thủ".

Ở các quốc gia tiên tiến trong kinh tế thị trường có rất nhiều cơ quan công cộng điều lư hoặc kiểm soát ngành quảng cáo. Nhật có cơ quan thẩm tra, liên lạc và cố vấn mọi loại quảng cáo tên là JARO (Japan Advertising Review Association, sáng lập năm 1974). Ngoài ra c̣n có Hiệp hội các chủ nhân quảng cáo JAA (Japan Advertisers?Association Inc, 1957) với mục đích nâng cao phẩm chất của quảng cáo thương mại, Hiệp hội các hăng quảng cáo JAAA (Japan Advertising Agencies Association, 1950) nhằm cải tiến kỹ thuật và nâng cao phẩm chất luân lư nghề nghiệp, tổ chức các nhà sáng tạo quảng cáo (OAC (the Organization of Advertising Creation, 1974) với mục tiêu phát huy năng lực nghề nghiệp, Liên minh Toàn Quốc về Phóng ảnh & Phóng thanh Quảng cáo thương mại (All Japan Radio & Television Commercial Confederation). Đó là chưa kể các cơ quan nghiên cứu và các hội doàn liên hệ từ cấp trung ương đến địa phương về quảng cáo, tiếp thị và truyền thông cũng đóng vai tṛ quan pḥng (supervise) hoạt động quảng cáo .

Dĩ nhiên Mỹ là nước mà chế độ về quảng cáo phát triển cao nhất nên những cơ quan tương tự đầy dẫy. Ta có thể đơn cử những tổ chức rất có thẩm quyền như Hiệp Hội các Hăng Quảng cáo Toàn Nước Mỹ AAAA hay 4A (American Association of Advertising Agencies, có từ 1917), Liên Minh Quảng cáo Mỹ AAF (American Advertising Federation, 1905), cơ quan thẩm tra NARB (National Advertising Review Board, thống nhất nhiều tổ chức có sẳn từ 1971), đó là chưa kể những sơ quan có thẩm quyền xa gần trong lĩnh vực này như Hội Đồng Cải Tiến Thương Nghiệp CBBB (Council of Better Business Bureau) và đơn vị thẩm tra quảng cáo đối với nhi đồng CARU (Children Advertising Review Unit, 1991) như đă nói trên.

Về phía Âu Châu, ta có Hiệp Hội các nhà quảng cáo Âu Châu EAAA (European Association of Advertising Agencies) với sự tham gia của trên 50 hăng quảng cáo đến từ 20 quốc gia Âu Châu, trụ sở đặt ở Bruxelles, cơ quan định chuẩn quảng cáo ASA (Advertising Standards Authority) của Anh, cơ quan thẩm tra quảng cáo BVP (Bureau de Verification de la Publicite) của Pháp và Đồng Minh Định Chuẩn Quảng cáo Âu Châu (European Advertising Standards Alliance) mới thành lập cũng tại thủ đô Bruxelles nước Bỉ từ năm 1991 để xử lư các vấn đề của quảng cáo trong cộng đồng Âu Châu.

Á Châu được đại diện bởi Tổng Hội Quảng Cáo Á Châu AFAA (Asian Federation of Advertising Associations) với 15 quốc gia hội viên, trụ sở nằm ở Ma-lay-xia. Ngoài ra, phải nêu tên Hiệp Hội Quảng cáo Thế Giới IAA (International Advertising Association) thành lập ở New York năm 1938 với đối tượng toàn thế giới

Hiện nay những cuộc tranh căi thường thấy ở Nhật liên quan đến việc kiểm soát, thẩm tra quảng cáo vẫn c̣n xoay quanh vấn đề t́m một định nghĩa rơ ràng, dứt khoát để biết đâu là quảng cáo lừa dối, đâu là quảng cáo gây hiểu lầm, đâu là t́ vết của mặt hàng, thế nào là tŕnh bày mặt hàng thiếu trung thực, những lạm dụng, tổn thương luân lư và đạo đức công cộng là những điều ǵ. Quảng cáo cho vay nặng lăi (sarakin) chẳng hạn vẫn c̣n được cho phép ở Nhật với mục đích kích thích tiêu thụ nhưng từ lâu đă bị cấm cản khắp nơi. Tiết mục thứ hai c̣n đợi câu giải đáp là cách thức giúp đỡ và bảo vệ cụ thể những nạn nhân của quảng cáo sai lầm. Ai là người phải trưng bằng cớ, người đi kiện hay người bị kiện ? Tiết mục thứ ba liên quan đến vai tṛ của nhà nước. Ở Nhật ta vẫn c̣n thấy người tiêu thụ chỉ t́m đến cơ quan hành chánh hay cảnh sát mỗi khi có vấn đề với quảng cáo chứ không t́m đến cơ quan thẩm tra của hội đoàn ngành nghề như JARO.

 

< Về trang Mục Lục >


® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com