|
TẢN BỘ BAN ĐÊM (Yoaruki, 1907) Nguyên tác: Nagai Kafuu Dịch: Nguyễn Nam Trân
Ảnh minh họa Tôi yêu thành phố về đêm. Tôi yêu những khu vực tràn ngập ánh đèn của nó. Chắc anh đă biết rằng tôi thích cảnh hoàng hôn trên khu phố Ginza hay lúc trời về đêm ở xóm Yoshiwara hơn là vầng trăng vùng Hakone hay những ngọn sóng của băi Ô-iso[4] và đă nằm nhà một ḿnh ở Tôkyô suốt vụ hè thay v́ ra một khu nghỉ dưỡng nào đó. V́ vậy, không nói anh cũng hiểu ngay là khi đặt chân đến New York, những buổi tối của cái thành phố vĩ đại trên Tân Đại Lục này – nơi mà không nơi đâu là không có ánh đèn – đă đem đến cho tôi biết bao nhiêu lạc thú. Ôi, New York quả là cái “bất dạ thành”, một nơi hoàn toàn không có bóng đêm. Đó là thế giới của những ánh điện sáng trưng, chói ḷa mà lại kỳ ảo, nếu sống ở bên Nhật th́ không thể nào tưởng tượng nổi. Ánh mặt trời vừa tắt và màn đêm buông xuống là cứ y như rằng tôi đă tự động cất bước ra khỏi nhà. Nếu như tôi không thấy cái thế giới đầy đèn đuốc đó, dù là ở ngoài phố, bên góc đường, trong kịch trường, hiệu ăn, nhà ga, khách sạn hay pḥng khiêu vũ hoặc những nơi khác, th́ tôi sẽ cảm thấy buồn bă và cô độc đến độ rũ rượi như người không c̣n sinh khí.Màu sắc của những vầng ánh sáng đó đă trở thành những thứ tuyệt đối cần thiết giúp cho tôi tồn tại. Tôi yêu các thứ màu sắc đó không những ở tŕnh độ bản năng mà cả trong lănh vực tri thức nữa. Chúng đỏ như máu, tinh ṛng như vàng và đôi khi xanh biếc như pha lê.... nhưng không hiểu v́ sao tất cả những màu sắc ấy, vẻ lấp lánh ấy đă lôi cuốn tôi một cách lạ lùng. Không có cái ǵ khác, ngay nhan sắc một người đẹp với đôi mắt xanh sâu thẳm hay vẻ sáng láng của những viên ngọc quí, nếu đem ra mà so sánh, vẫn chưa thấm vào đâu. Dưới cái nh́n lăng mạn của tôi th́ những thứ đèn đuốc ấy đă xuất hiện để tượng trưng cho từng dục vọng, từng hạnh phúc và từng khoái lạc của con người. Cùng lúc, h́nh như chúng cũng gợi cho ta thấy rằng chúng ta có năng lực để đi ngược lại ư chí của Thượng Đế, chống lại được những định luật thiên nhiên. Đám đèn đuốc ấy chính là thứ ánh sáng đă cứu chúng ta ra khỏi bóng tối và đánh thức chúng ta dậy từ giấc ngủ của sự chết. Phải chăng những chùm ánh sáng này mới là cái mặt trời nhân tạo và những đóa hoa tội lỗi đă dám khiêu chiến Thượng Đế và khoe khoang sức mạnh của sự hiểu biết con người? Ôi, nếu như thế th́ quả là cái thế giới chúng ta có được nhờ ở những vầng sáng đó là một thế giới mộng huyễn của ảo thuật. Bởi v́ nhờ có ánh sáng của đám đèn đuốc kia mà những nàng con gái hư thân trắc nết đă trở thành xinh đẹp hơn cả những bà vợ đức hạnh cũng như những cô em trinh trắng, nhờ có nó mà khuôn mặt của một tên đạo tặc trở nên bi tráng chẳng thua ǵ khuôn mặt của Chúa Cứu Thế, lại nhờ nó h́nh dáng của một kẻ ăn chơi đọa lạc cũng trở nên cao cả không thua chi phong thái một bậc vương hầu. Một thi nhân sa đọa không viết nổi những vần thơ ca tụng Đức Chúa Trời hay sự bất tử của linh hồn nhưng, lần đầu tiên, nhờ những nguồn ánh sáng như vậy, đă t́m được cái đẹp đến từ đen tối hay tội lỗi. Chẳng hạn những câu sau đây của Baudelaire:
Voici le soir charmant, ami du criminel,
(Này xem, buổi tối dịu dàng, bạn của phường gian ác, Tối hôm qua, khi những ánh đèn thành phố vừa mới bật lên, tôi đă ra khỏi nhà. Sau khi ăn tối ở một quảng trường đông người tụ tập và tiếng nhạc tuôn ra như suối chảy, tôi bèn ghé vào một rạp hát nhưng không có dụng ư xem kịch mà chỉ để ḿnh được say sưa với ánh sáng của những ngọn đèn đang nhấp nháy trên ṿm cao của trần rạp mạ màu kim loại, trên cái sân khấu rộng bao la và trong những lô ghế bày chung quanh. Do đó, tôi đă chọn nơi đang diễn một vở nhạc kịch hài hước với cảnh nhiều nàng vũ công nhảy múa và hát những bài hát b́nh dân thật ồn ào. Sau khi đă tiêu hết phân nửa buổi tối ở đó, tôi theo đám đông ra bên ngoài giữa tiếng nhạc một điệu luân vũ (Waltz) được chơi để báo hiệu giờ đóng cửa của rạp, th́ bỗng cảm thấy gió lạnh đang thổi thốc vào mặt ...Tôi không bao giờ quên được cảm giác dễ chịu của giờ phút này, nó luôn luôn đến với tôi lúc vừa bước ra khỏi một rạp hát. Cảnh tượng hiện đang bày ra chung quanh thành phố hoàn toàn tương phản với sự xô đẩy chen lấn hồi chiều khi tôi vừa mới bước vào trong rạp. Giờ đây, tất cả đều đă được bọc trong bóng tối của trời khuya. Nó làm cho tôi có cảm tưởng ḿnh đang đứng giữa một con phố lạ. Bỗng nhiên tôi thèm được bước đi mà không cần định hướng và trong ḷng lúc ấy là một nỗi bất an mơ hồ đi kèm với t́nh cảm hiếu kỳ. Thực thế, cái duyên dáng của một thành phố về khuya chính là t́nh cảm hồi hộp, âu lo cũng như những điều bí mật mà sự nghi ngờ và trí ṭ ṃ đă gợi cho chúng ta. Giả dụ nếu có một ai đó đang đứng thơ thẩn ở đằng sau một cửa hiệu mà đèn đóm đă tắt hết và cửa nẻo đóng cả rồi th́ tôi sẽ lấy làm ṭ ṃ và tự hỏi người ấy là ai, anh ta đang định làm ǵ thế, đến độ có thể nghi rằng anh ta là một gă ăn trộm. C̣n như khi tôi thấy viên cảnh sát oai vệ trong bộ đồng phục đứng ở góc một con đường hẻm th́ dù không có chứng cớ ǵ, tôi vẫn nghi là đang có một vụ án mạng xảy ra đâu đây. Thấy mấy người đàn ông đội mũ chụp tới mắt và tay thọc sâu trong túi quần, tôi thấy họ phải là những kẻ vừa thua bạc nhẵn túi và đang t́m cách tự sát. Một chiếc xe ngựa từ bóng tối vụt ra, chạy qua mặt tôi rồi lao vào trong một khoảng tối khác khiến tim tôi thót lên và tuy không duyên cớ ǵ cũng đâm ra hồi hộp, h́nh dung một vụ ngoại t́nh hay một mối giao du bất chính của người đang ngồi trong xe, đặc biệt khi lại c̣n nh́n thấy ở ngoài xa, đằng trước những khách hay tiệm rượu, có bao ánh đèn tỏ ngời như khuôn mặt một kẻ chiến thắng đang cười lên trong bóng tối. Những h́nh ảnh đó như muốn nhắc tôi rằng tất cả mọi khoái lạc của trần thế chỉ nằm ở bên trong mấy chốn đó thôi. Bóng dáng những người đàn ông và đàn bà lũ lượt đi qua đi lại và ra vào nơi đó trông chẳng khác nào những cánh bướm đang bay lượn vui đùa trong cái hoa viên của t́nh yêu phóng đăng. Phải chăng tiếng cười và giọng nói của họ, đôi khi nổi lên ở chỗ này chỗ nọ là thứ âm nhạc ngọt ngào và quyến rũ không ǵ sánh được? Đó là cái giờ “định mệnh” đáng sợ đấy, bạn ạ. Những người đàn bà chợt xuất hiện vào giờ phút đó, đúng ngay thời điểm đó, trong ánh đèn nhấp nháy của đường phố, tà váy phất phơ theo gió và phả làn hương của phấn sáp họ trang điểm vào trong bầu không khí của trời đêm, chỉ có thể là những bóng ma của đêm tối. Họ hóa thân từ tội lỗi và điều ác. Họ là những ma nữ sống trong thế giới của ma vương đă được Mephisto gọi đến trước ngơ nhà người thiếu nữ có tên là Maguerite. Những ma nữ đó lại có khả năng đọc được từng ư nghĩ của mấy chàng trai trẻ đang đi lang thang trong đêm, rơ từ quá khứ cho đến tương lai của mỗi người. V́ vậy mà khi một trong những chàng trai trẻ ấy nghe họ bảo dừng chân và để họ đến sát bên cạnh, anh ta sẽ cảm thấy rằng, qua những điềm gỡ đang hiện ra trước mắt, anh biết những ǵ phải xảy ra cho anh như đă từng xảy đến cho bao người đi trước và anh sẽ cúi đầu chấp nhận số phận bằng cách nắm lấy bàn tay lạnh lẽo của sự ô nhục. Sau khi đă ra khỏi rạp hát, tôi tiếp tục tản bộ dọc khu Broadway ngay giữa trời khuya, đi ngang qua những ngôi nhà cao chừng hai mươi tầng hay hơn nữa đang vươn ḿnh lên như những cột đá trên quảng trường Madison Square và cứ tưởng đó là một lâu đài trong mộng. Chẳng bao lâu, tôi đă đến được một vùng cây cối um tùm trên quảng trường Union Square và thấy có những ánh đèn chiếu qua kẽ lá. Khi đến gần hơn nữa, tôi lại nghe có tiếng nước róc rách từ một bồn phun nằm đằng sau thân cây. Tiếng nước chảy trong đêm yên tĩnh nghe như tiếng ai đang sụt sùi. V́ thế, tôi đă ngồi xuống một cái băng dài và nh́n những tia sáng đang phản chiếu từ mặt nước, lúc lay động lúc vỡ tan, để cho những mơ mộng viễn vông dậy lên trong đầu. Tôi nghe có tiếng chân ai đang đến gần và tiếng th́ thào nào đó đi vào lỗ tai ḿnh, và một lúc sau, tôi đă tiếp tục cuộc tản bộ...Thế nhưng tôi đă rơi vào bẫy bằng cách nào thế nhỉ? V́ tôi nhận ra là ḿnh đang bước bên cạnh một “ma nữ của bóng đêm”, kẻ đang kéo tay tôi dắt vào một con đường hẻm xa lạ phía trong. Tôi nh́n chung quanh và nhận ra có nhiều căn phố nằm dọc theo hai bên con hẻm ấy. Đó là những căn nhà xây bằng gạch đỏ nhưng đă ố đen v́ bụi bặm, c̣n cửa nẻo th́ xập xệ, bên trong cửa sổ lại tối om om. Sau khi leo lên vài ba bậc đá để đi vào cổng chính, bóng tối đă nằm phục sẵn ở đó khiến tôi ngần ngại. Không những thế, từ dưới tầng hầm, một mùi ẩm mốc dậy lên và đâm thốc vào hai cánh mũi. Người đàn bà chợt dừng chân, kéo tôi ra trước ngọn đèn đường bên cạnh để quan sát bề ngoài của tôi trong chốc lát rồi thoáng nở một nụ cười, cho tôi thấy một hàm răng trắng và đôi môi son đỏ. Tôi không khỏi rùng ḿnh một cái nhưng vẫn không đủ ư chí gỡ bàn tay nàng ra để tháo chạy. Thay vào đó là một sự thèm khát bỏng cháy đang lôi kéo, biến tôi thành một kẻ tự nguyện tiến lên để sa vào trong một hố đen. Thật lạ, không hiểu sao con người lại thích cái ác. Tại sao hương vị của trái cấm mới thơm ngon? Sự cấm cản nhân đôi cái ngọt ngào, sự phạm tội làm gia tăng hương vị. Cũng như ḍng nước trên núi không thể chảy xuống như điên cuồng nếu không bị đá chắn, con người sẽ không thể nào khám phá được sự hào hứng do tội ác đưa tới hay những khoái lạc yêu ma trừ phi anh ta có lương tâm và đạo đức. Tôi để cho ḿnh được dắt đi từ cái cửa vào tối tăm đó để leo lên một cầu thang cũng tối mù. Nhân v́ trên mặt cầu thang không trải thảm cho nên tiếng bước chân của chúng tôi âm vang suốt ngôi nhà vắng lặng như tiếng những tảng băng bị đạp lên đang vỡ rụm và rồi một luồng hơi lạnh và ẩm không biết từ đâu đến, quệt lên trên cổ áo tôi như mái tóc của một người chết. Chúng tôi leo lên tầng hai rồi tầng ba và cuối cùng, tôi nghĩ là tầng năm. Người đàn bà bèn ngoáy lỗ khóa đánh cách để mở cửa pḥng và đẩy tôi vào bên trong. Pḥng cũng tối tăm như bên ngoài nhưng khi người đàn bà bật ngọn đèn khí đốt lên th́ đám mây của sự bí mật đă tiêu tan. Và ngay sau đó, như nhờ phép lạ của cây đũa thần, một quang cảnh đă hiện ra trước mắt tôi với cái ghế xô-pha rách nát, cái giường cũ, tấm kính soi đă mờ, bồn rửa tay đầy nước và vài thứ tủ bàn tạp nhạp nằm rải rác. H́nh như căn pḥng này sát mái và dù trần thấp và bốn vách đều loang lổ, vẫn có vẻ là nơi chủ nhân có thể sinh hoạt thoải mái nếu ta nh́n những bộ quần áo ngủ nàng đă thay ra, mấy bộ đồ lót và bí tất cũ nàng vứt đó. Nhưng dù sao, đây chỉ là sự thoải mái mà bạn thấy được khi ghé mắt ḍm vào một cái chuồng chó với mớ rơm rạ bày bừa dùng làm ổ cho nó nằm hay một tổ chim ngập đầy phân chim. Trong khi tôi c̣n đang nh́n quanh quất th́ người đàn bà đă gỡ nón xuống và cởi quần áo, rồi, chỉ mặc mỗi một cái sơ-mi ngắn màu trắng, nàng ngồi lên chiếc ghế bên cạnh tôi và bắt đầu hút thuốc.Tôi khoanh hai tay thật gọn và chăm chú nh́n nàng trong im lặng như một nhà khảo cổ đang ngắm nghía bức tượng Sphinx (Nhân Sư) giữa sa mạc Ai Cập. Hăy nh́n xem cái cách nàng bày nguyên đôi chân đi tất kéo đến tận đùi, ngồi tréo ngoảy một chân lên đùi bên kia rồi ưỡn người cho phần trên của thân h́nh ngả ra đằng sau để lộ đôi vú dưới lần áo lót cổ khoét thật trễ, rồi giữ cái gáy với hai cánh tay trần đang vươn lên và ngữa mặt, nhả khói lên trần nhà...Ôi chao! Phải gọi nó là ǵ đây nếu không phải là một bức tượng đá vừa tàn nhẫn vừa can trường, tượng trưng cho sự thách thức và ô nhục, vừa chẳng sợ Trời vừa chẳng sợ Người và dám lăng nhục tất cả mọi thứ đạo đức tốt đẹp trên đời? Có phải khuôn mặt này đang t́m cách biểu lộ cái đẹp đầy kịch tính của một mặt trời hoàng hôn đang ch́m dần trên một ngôi thành cổ đơn côi. Nó muốn chiến đấu chống lại sự tàn phá của “Thời Gian” bằng những phương tiện như phấn, son, tóc mượn và đồ trang sức giả. Màu của mắt nàng – dưới đôi mi nặng nề, không thể biết là c̣n thức hay đang ngũ – có thể xem như bề nổi của cái đầm lầy rộng lớn chứa một thứ hơi ngạt độc địa. Không hiểu nhà thơ Baudelaire, người cha của trường phái Đồi phế (Decadence) có ám chỉ về đôi mắt của loại đàn bà ấy không khi ông viết:
Quand vers toi mes désirs partent en caravane,
(Khi thèm muốn của tôi tiến về phía em như đoàn xe thương đội. Hoặc như;
Tes yeux où rien ne révèle
(Đôi mắt em nơi không gợi lên sự dịu ngọt hay cay đắng, Hỏi ai là người con gái nào có được đôi mắt lạnh lùng như thế? Từ đây tôi không c̣n có thể thỏa măn với vẻ yêu kiều của một nàng Koharu (nhân vật trong vở tuồng “Chết chung v́ t́nh ở Amishima” (Shinchuu Ama no Amishima) của soạn giả Chikamatsu Monzaemon) hay nét u sầu của nàng Violette[5] hoặc Trà Hoa Nữ (Tsubaki-hime) Marguerite nữa. Họ quá yểu điệu, yếu ớt. Họ là những đóa hoa sẽ tan nát bẽ bàng dưới những trận mưa có tên là tập quán và luân lư, họ thiếu sự bất khuất của một loài độc thảo vốn không bao giờ tàn héo trước cơn băo của trừng phạt hay kỷ luật mà luôn luôn vươn về phía bầu trời của sự chết và sự hủy diệt như những chùm dây leo độc hại và những chiếc lá tội lỗi. Hỡi nữ vương của điều ác! Khi tôi cúi cái trán chất đầy phiền năo xuống đồi ngực của nàng nơi mà ḍng máu lạnh kia vọng lên âm thanh của những giọt vang đang nhỏ tí tách dưới đáy hầm chứa rượu tối tăm, tôi không cảm thấy cái t́nh yêu đến từ một người t́nh nhưng là sự thân mật ruột rà của một cô chị cô em, sự che chở và đằm thắm của một bà mẹ hiền. Cuộc sống phóng đăng thường gắn liền với cái chết. Thế th́ bạn cứ việc cười cho sự rồ dại của tôi đi. Chẳng là tối hôm qua tôi vừa ngủ với một cô gái làng chơi và chúng tôi đă nằm ngủ say bên nhau như “một thây chết kề bên thây chết khác”. (New York, tháng 4 năm 1907) Dịch ngày 26/08/2021
[4] Xưa là băi biển để tắm đầu tiên của Nhật, được mở ra vào thời Minh Trị (1885), nằm gần Yokohama. Có nhiều biệt thự nghỉ mát. [5] Nhân vật nữ trong vở nhạc kịch Traviata của Ư.
Thư mục tham khảo: 3- Nagai Kafuu, Yoaruki trong Amerika Monogatari (Truyện Bên Mỹ), tùng thư Iwanami Bunko, Nxb Iwanami, Tôkyô.Sơ bản năm 1952, tái bản lần thứ 4 năm 2005. Nguyên tác Nhật ngữ. 4- Nagai Kafuu, Night Stroll trong American Stories do bà Iriye Mitsuko dịch Yoaruki từ Zenshuu (Toàn tập) về Nagai Kafuu , tập 18 của nhà Iwanami ra đời năm 1964. Columbia University Press (London, New York) xuất bản năm 2000. Bản ngoại văn tham chiếu.
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com ......................... ®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com) |