|
Hàn Sơn Thập Đắc (Kanzan Jittoku, 1917) Nguyên tác: Akutagawa Ryuunosuke Dịch: Nguyễn Nam Trân
Ảnh minh họa Lâu ngày tôi mới đến thăm Natsume Soseki[6] tiên sinh th́ thấy thầy đang ngồi ở giữa đống sách vở trong thư pḥng. Thầy khoanh tay và trầm ngâm như đang tập trung về một điều ǵ. Vừa mới hỏi: -Thưa thầy, có chuyện ǵ đấy ạ? Th́ đă nghe thầy trả lời: -Tôi mới đến Gokokuji (Hộ Quốc Tự) xem bức tượng Nii-ô (Nhân vương) mà Unkei (Vận Khánh)[7] khắc trên cửa tam quan nhà chùa và vừa về xong. Sau khi nghĩ rằng trong cuộc sống xô bồ này, nếu Unkei có ra sao th́ cũng đă sao nào, tôi đă lợi dụng việc tóm được cái ông thầy hay đi chơi lông bông để bàn bạc về một hai đề tài có vẻ rắc rối một chút, với cả những cái tên như Tolstoy, Dostoievsky... trong đó. Ở nhà thầy ra, tôi lên xe điện từ trạm cuối của tuyến đường Edogawa và đi ngược lại. Toa xe đầy nhóc người. Cuối cùng tôi đă níu được một dây vịn trong góc toa, lấy cuốn tiểu thuyết của Nga dịch sang tiếng Anh vẫn đem theo người và mở ra đọc. Sách chỉ toàn nói về cách mạng. Nào là chuyện một cô công nhân đă nổi khùng lên, mang tạc đạn (dynamite) đi ném và số phận của cô kết thúc như thế nào. Tất cả nội dung chứa đựng một sức mạnh bức bách và đen tối, có lẽ không một nhà văn Nhật Bản nào có thể viết một hàng thay cho họ được. Dĩ nhiên, tôi lấy làm cảm kích và đă lấy bút ch́ màu ra gạch dưới không biết bao nhiêu ḍng. Thế nhưng khi đến trạm Iidabashi là nơi phải đổi tàu, nh́n ra con đường người qua kẻ lại bên ngoài cửa sổ, tôi bỗng nhận ra có hai người đàn ông dáng dấp vô cùng quái dị đang bước cạnh nhau. Quần áo hai người đều rách nát. Chẳng những thế, râu tóc họ bờm xờm và gương mặt trông rất cổ quái. Tôi có cảm tưởng ḿnh đă gặp họ ở đâu đó một lần rồi nhưng moi óc măi vẫn không nhớ ra. Chợt một ông có vẻ là dân bán đồ đồng nát (doguya) đang nắm dây vịn đứng bên cạnh tôi lên tiếng: -Ôi dào, lại mấy ông Hàn Sơn Thập Đắc[8] nữa đây! Nếu nói như thế th́ hai gă đàn ông chỗi vác trên vai, tranh cuốn trên tay này mới vừa đi ra từ một bức tranh của Daiga [9]và đang lững thững bước. Tuy nhiên, dù có đến từ một bức họa người ta đang tranh giành nhau để mua đi nữa th́ hai ông Hàn Sơn Thập Đắc bằng xương bằng thịt xuất hiện trên con đường Iidabashi hôm nay vẫn là một điều kỳ lạ khó tin. Tôi bèn nắm lấy tay áo của ông bạn có vẻ là dân bán đồ đồng nát, làm như muốn hỏi lại cho chắc: -Này này, có phải đúng là Hàn Sơn Thập Đắc ngày xưa không nhỉ? Thế nhưng ông ta chỉ nh́n tôi với bộ mặt tỉnh rụi và trả lời: -Đúng đấy! Tôi vừa gặp họ bên ngoài Pḥng Thương Mại[10] mới có ít hôm thôi. -Nhưng tôi tưởng hai ông đó đă chết từ đời kiếp nào rồi! -Cái ǵ! Chết làm sao mà chết. Ồ, nh́n xem. Ông đằng kia là Bồ Tát Phổ Hiền[11]. Bạn của hai ông đó là viên đại tướng có tên Thiền sư Phong Can[12], ngày ngày vẫn cưỡi trên lưng cọp, dạo lên dạo xuống đại lộ Ginza đấy! Từ lúc đó cho đến năm phút sau, khi xe điện bắt đầu chuyển bánh, tôi lại quay về với quyển tiểu thuyết Nga đang đọc dở dang. Chưa đầy một trang, tôi đă cảm thấy luyến tiếc hết sức h́nh ảnh kỳ quái của hai ông Hàn Sơn Thập Đắc ḿnh vừa thấy hôm nay, c̣n hơn cả mùi khói tạc đạn. Từ bên trong cửa sổ toa tàu, tôi nh́n theo bóng họ nhỏ dần đến khi chỉ c̣n bé như hạt đậu. Tuy nhiên, tôi vẫn h́nh dung được rơ ràng cảnh họ đang bước thong dong trong ánh nắng dịu mát một ngày cuối thu với cây chỗi trên vai[13]. Vẫn nắm sợi dây vịn trong tay với quyển sách nằm nguyên trong ngực áo, rồi khi vừa tới nhà là tôi nghĩ ngay đến việc viết cho thầy Sôseki về việc ḿnh vừa gặp được Hàn Sơn Thập Đắc trên đường phố Iidabashi. Trong ḷng, tôi thầm nghĩ rằng nếu ngày nay hai người có bước đi giữa Tôkyô th́ cũng không phải là một chuyện hoàn toàn phi lư. Trích Toàn tập Akutagawa quyển 4 (1971-79) Số hóa bởi trang mạng Aozora (2007) Dịch ngày 14/5/2021 [6] Natsume Soseki (1867-1916) văn hào Nhật Bản, người đỡ đầu Akutagawa trong văn nghiệp và được ông xem như một người thầy. [7] Xem Yume Juya (Mười đêm mộng mị) của Soseki. Nguyễn Đỗ An Nhiên, Đinh văn Phước và Quỳnh Chi đă lần lượt dịch sang tiếng Việt. C̣n Unkei ( ? – 1223) là một nhà điêu khắc tượng Phật đầu đời Kamakura (thế kỷ 13). Tượng Niiô là tượng ông thần trấn giữ của chùa. [8] Kanzan Jittoku (tên tiếng Nhật) của Hàn San và Thập Đắc, hai kỳ tăng đời Đường, sống đạm bạc, hành vi phóng túng như hai gă hành khất. Giỏi cả thi lẫn họa. Kanzan Jittoku là một đề tài được văn nhân Nhật Bản, trong số đó có Ôgai và Akutagawa, yêu chuộng. [9] Ike Taiga (Tŕ, Đại Ngă, 1723-1776), thi nhân cùng thời với Yosa Buson, cũng là một đại gia về thiền họa, trong số tác phẩm có nhiều bức vẽ Hàn Sơn và Thập Đắc. [10] Pḥng Thương Mại (Chamber of Commerce), ẩn dụ về chế độ tư bản? [11] Tương truyền Hàn Sơn THập Đắc c̣n là hiện thân của các vị bồ tát nổi tiếng trí tuệ như Văn Thù, Phổ Hiền. [12] Phong Can: thày của Hàn Sơn và Thập Đắc, tu trên núi Thiên Thai, tính nết c̣n cổ quái hơn hai ông học tṛ gấp bội. [13] Có lẽ là hai lao công giữ vệ sinh thành phố.
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com ......................... ®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com) |