GIỚI THIỆU NHÀ VĂN TAKEDA TAIJUN

Biên soạn : Nguyễn Nam Trân

Takeda Taijun - 武田 泰淳 (1912-1976)

Takeda Taijun vốn tên là Ôshima Satoru trước khi trở thành dưỡng tử họ Takeda. Ông sinh ở Tôkyô, bạn học cùng năm với nhà b́nh luận và chuyên môn về Trung Quốc là Takeuchi Yoshimi (1910-1977) ở khoa Hoa văn trường Đại Học Đông Kinh, sau đó họ và các bạn cùng chí hướng đă cùng nhau thành lập « Trung Quốc Văn Học Nghiên Cứu Hội » (1934).

Takeda là con một tu viện trưởng Phật Giáo (sư thế tục), ông đi theo con đường của gia đ́nh nên học Phật. Lại ham đọc Hồ Thích, Lỗ Tấn cũng như tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng suốt thời trẻ. Được biết đến như một nhà văn cánh tả, ông nhiều lần tham gia biểu t́nh, phát truyền đơn, đụng chạm với cảnh sát và bị bắt giam. Sau khi nhận lệnh động viên, ông được gửi qua chiến trường Hoa Trung năm 1937. Trong 2 năm trời, ông bao lần chứng kiến nỗi bất hạnh của người dân Trung Quốc giữa thời chiến tranh. Do đó, khi về nước (1939) ông viết Shi-ma Qian (Tư Mă Thiên), người mà ông xem đă “sống vượt lên sự nhục nhă”, nói về cái khổ nhục của một trí thức nghiên cứu Trung Quốc như ông mà phải đi đàn áp chính những người dân Trung Quốc. Ông cũng nhân đó đả kích đường lối chính trị thuộc địa của Nhật Bản.

Năm 1944, ông trở lại Thượng Hải sống đời dân sự một thời gian và chứng kiến cảnh Nhật bại trận. Kinh nghiệm nầy giúp ông viết nhiều đoản thiên về t́nh cảnh một người Nhật sống sót trên đất nước người. Như Ôoka Shôhei và Endô Shuusaku, ông có lần viết cả về chuyện người ăn thịt người trong thời chiến và cảnh ṭa án phán quyết về hành động đó (trong Hikarigoke, Rêu óng ánh, 1954), như thể muốn ví nó với Ṭa Án Quốc Tế Tôkyô xử chiến phạm (1946-1948).

Các tác phẩm đáng chú ư khác của ông là Fuubaika (Gửi hương cho gió), Fuji (Núi Phú Sĩ) và Keraku (Khoái lạc)...

Qua đời v́ bạo bệnh năm 1976 ở tuổi 64, dĩ nhiên ông và cả Takeuchi Yoshimi (mất năm 1977 ở tuổi 67) không có cơ hội nh́n thấy cuộc đời đảo ngược với sự trổi dậy của một Trung Quốc cơ cực xưa kia hai ông từng bênh vực nay trở nên giàu mạnh và đang phiêu lưu trên con đường thực hiện một chủ nghĩa bá quyền nước lớn.

Dưới đây xin giới thiệu Cố tín (Shinnen, 1949), một tác phẩm ngắn nhưng thâm thúy của ông. Nguyên tác được trích từ quyển 2 trong Toàn tập của Takeda Taijun do nhà Chikuma Shobô xuất bản năm 1971 và đă được in lại trong sách giáo khoa môn quốc văn bậc trung học Nhật Bản lần đầu tiên năm 1976.

CỐ TÍN

(Shinnen, 1949)

Nguyên tác : Takeda Taijun

Dịch : Nguyễn Nam Trân

Trở lại quê xưa, viên tướng ấy không gặp được ai. Dân trong vùng chẳng có lấy một người biết tin ông đă về. Cho dù có gặp họ cũng sẽ không nhận ra v́ ngày nay ông quá đỗi tiều tụy. Ông bèn leo lên một cái g̣ cao cạnh bức tường thành cổ. Đâu lưng lại cái hào thành phủ đầy rêu xanh đen là bức tượng đồng của ông do người ta dựng lên. Bức tượng đó trên tay hăy c̣n lăm lăm một thanh trường kiếm, đôi mắt ngạo nghễ nh́n xuống phố phường. Viên cựu tướng vừa đưa mắt liếc nh́n bức tượng đồng được dựng để kỷ niệm ḿnh vừa lặng lẽ rảo bước chung quanh. Đối với ông, bức tượng kia chỉ c̣n là một vật xa lạ và kệch cỡm nhưng tuy trên môi phảng phất một nụ cười đau khổ, ông vẫn không thể nào rời nó cho đành.

Một hôm, bức tượng đồng đó đă bị đám thanh niên kéo cho sập. Không cần phải đem đi đâu cho xa xôi, chúng đă vứt bỏ nó ngay bên bờ hào. Khuôn mặt màu đồng xanh thẩm và cứng ngắc của bức tượng ngữa lên nh́n trời, vẫn với cái dáng ngạo nghễ quen thuộc. Viên tướng bèn đưa tay thử sờ vào phần thân thể của bức tượng đồng. Nó c̣n lạnh hơn cả đá. Bất chợt ông nhận ra dưới chân cái bệ đá màu trắng nơi xưa kia bức tượng từng an vị, có một bà lăo đang ngồi đó. C̣n bên trên bệ đá là một bó hoa. Bà lăo bắt chuyện với viên tướng :

-Ngài đây oai danh lừng lẫy một thời mà bây giờ th́...

Bà lăo kia có vẻ không rơ vị tướng có bức tượng ấy là ai nhưng bà biết con trai ḿnh đă phục vụ trong sư đoàn do ông ấy chỉ huy.

-Thằng con của lăo không c̣n một mớ xương tàn mà lăo cũng chẳng nhận được một tấm giấy báo tử nào từ nhà nước. Vật chứng minh cho sự tồn tại của nó chỉ c̣n có mỗi vị này.

Bà lăo cho ông biết mỗi ngày bà đều đến vái bức tượng.

-Nếu vị này c̣n sống th́ đứa con trai của lăo hăy c̣n sống. Nếu vị này chết th́ đứa con của lăo cũng chết.

Vị tướng về hưu cảm thấy bước chân của ḿnh bỗng nhiên khựng lại. Ông mới bỏ mặc bà lăo lẫn bức tượng và tránh ra chỗ khác.

Kể từ ngày đó, vị tướng đâm ra sợ phải gặp lại bà lăo. Bức tượng đồng vẫn chưa được ai khuân đi đâu cả, toàn thân nó hăy c̣n lấm đầy bùn bẩn bắn lên. Nh́n thân danh của ḿnh quá thảm hại, không c̣n một chút thể thống, viên tướng kia không khỏi buồn rầu. Ông cảm thấy ḿnh giống như một con người đáng khinh bỉ đang lăn ra trần truồng trên mặt đất. Ông lại nghĩ :

-Phải chi nó rơi quách xuống hào cho th́ có tốt hơn không ?

Đất bên dưới bức tượng đă rời ră v́ những trận mưa. Kiểu này trước sau ǵ rồi đất sẽ từ từ lở đi và bức tượng sẽ rơi xuống đó mất thôi. Không để ai trông thấy, ông cố dấn sức. Đến một buổi chiều, bức tượng đồng đă nghiêng đi, trượt xuống bờ hào thoai thoải nơi có đám cỏ khô, rồi với một tiếng động nặng nề, nó ch́m xuống ḷng hào và chỉ để lan ra dăm ba ṿng tṛn bằng bọt trắng. Viên tướng duỗi cái lưng đau nhức, thờ thẩn nh́n mặt nước của cái hào thành nay đă được trả về với sự yên tĩnh cố hữu.

Đột nhiên, viên tướng cảm thấy nơi vai ḿnh có một cái lực thật mạnh đang đẩy vào làm người ông ngă sấp ra đằng trước.

-Tại sao ông lại làm thế ! Thế nào Trời cũng phạt cho mà coi !

Bà lăo đứng trong bóng tối lờ mờ của buổi hoàng hôn, cả thân h́nh run rẩy giữa cơn giận dữ.

-Đối với một vị tướng như ngài đây, ông lại giở cái tṛ đó à ?

Bà lăo lên tiếng nguyền rũa, nhổ một băi nước bọt vào mặt ông, vừa gào khóc vừa chạy trên con đường đưa xuống chân đồi..

Dịch ngày 17 tháng 11 năm 2019 (NNT)

 

 

 


* Nguyễn Nam Trân :

Một trong những bút hiệu của Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com

.........................

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com)
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com