|
Tổng quan Quyển Thượng : Từ Thượng Cổ đến Cận Đại
Chương 4 :
TRUYỆN ÔNG GIÀ
ĐỐN TRÚC
Sự
ra
đời
của
Truyện Hoang Đường, Truyện Thơ,
Nguyễn
Nam Trân
TIẾT I: H̀NH THỨC VĂN HỌC GỌI LÀ TRUYỆN KỂ (MONOGATARI) : Thần thoại ghi chép trong Kojiki và Nihon shoki v́ là văn kiện chính thức của nhà nước nên được phép tŕnh bày ở chốn công cộng. Tuy nhiên vẫn c̣n nhiều truyện phần lớn nói về thần tiên yêu quái vẫn lưu truyền rộng răi trong dân gian. Đến đời Hei-an (794-1185), chịu ảnh hưởng của các loại sách sử và tiểu thuyết Trung Quốc, người Nhật mới bắt đầu ghi chép các truyện dân gian ấy lại dưới dạng chữ Hán. Mặt khác, loại chữ kana thuần túy Nhật Bản đă xuất hiện và phổ biến đă giúp người ta khả năng tŕnh bày sự việc bằng Nhật ngữ một cách thoải mái. Họ bèn dựa vào h́nh thức viết lại thần thoại và truyền thuyết để xây dựng một h́nh thức văn học mới, đó là h́nh thức truyện (vật = mono) kể ( ngữ = katari) ( danh từ kép là monogatari = vật ngữ). A) Các h́nh thức sơ khai của tiểu thuyết (monogatari) : Lúc đầu, truyện kể được xem như có thể chia thành hai loại : truyện hoang đường (truyện bịa đặt, truyện dựng ra) hoặc truyện thơ (nói thơ).Truyện hoang đường (tsukuri monogatari) kể về những ǵ không thể có trong cuộc sống hằng ngày. Nó lấy những t́nh tiết không tưởng làm trung tâm, nặng màu sắc truyền kỳ. Truyện xa xưa nhất thuộc loại nầy và c̣n giữ lại được là “ Truyện ông già đốn trúc ” Taketori Monogatari (Trúc thủ vật ngữ, ra đời khoảng cuối thế kỷ thứ 9 hoặc đầu thế kỷ thứ 10) là một câu chuyện hoàn toàn bịa đặt và mang màu sắc truyền kỳ. Tuy thế, cũng cùng một hệ thống với nó vẫn có những truyện có tính cách hiện thực và thiên về tả chân hơn. Đó là Utsuho Monogatari[1] (Vũ tân bảo vật ngữ, hậu bán thế kỷ thứ 10), Ochikubo Monogatari (Lạc oa vật ngữ, cuối thế kỷ thứ 10). Mặt khác, cũng vào khoảng nầy, đă có loại truyện thơ (uta-monogatari) ra đời. Truyện thơ khởi đầu từ việc nói thơ, kể thơ (utagatari), nếu so với truyện hoang đường th́ ít hư cấu hơn và lấy thơ làm phương tiện diễn tả. Truyện thơ tiêu biểu có Ise-monogatari (Y Thế vật ngữ, ra đời khoảng đầu đến giữa thế kỷ thứ 10), Yamato-monogatari (Đại Ḥa vật ngữ, giữa thế kỷ thứ 10) và Heichuu-monogatari (B́nh Trung vật ngữ, cũng khoảng giữa thế kỷ thứ 10). Về sau thể loại monogatari sẽ được phát triển rộng răi với nhiều h́nh thức khác như truyện dă sử, kư sự chiến tranh, truyện giải buồn... Cả h́nh thức tiểu thuyết xă hội thị dân của hai tác giả Saikaku và Akinari thời Edo cũng là một phân nhánh của nó nữa. Về “ Truyện ông già đốn trúc ” (Taketori monogatari) c̣n được gọi là “ Truyện cô tiên Kaguya ” không rơ ai là tác giả[2] và ra đời lúc nào, nhưng có thể truyện nầy đă được viết cuối thế kỷ thứ 9 bởi một ông quan hay tăng nhân giỏi chữ Hán cỡ các ông Kino Haseo, Sôshô Henjô, Minamotono Tôru hay Minamotono Shitagô v́ trong ngữ vựng, cách đọc, văn phạm đều có dấu vết của văn hóa đại lục.Ví dụ như việc truyện này tuy sử dụng văn tự hiragana, dùng nhiều h́nh thức tu từ của waka như kakekotoba và engo, lại nhắc đến việc thưởng trăng rằm tháng tám, một tập tục chỉ bắt đầu ở Trung Quốc đời Đường vào khoảng niên hiệu Trinh Quán (859-876). Người ta c̣n phỏng đoán nó được viết trước năm 905 v́ nội dung có nhắc thời điểm truyện ra đời là lúc núi Fuji đang phun lửa, trong khi các tài liệu lịch sử cho biết năm Enki ngũ niên (905), núi đă ngưng phun. Chương E-awase “ Cuộc thi xếp tranh ” trong Truyện Genji có chỗ đánh giá Taketori là “ thủy tổ của thể văn truyện kể ” mà nhiều người xem là h́nh thức sơ khai của tiểu thuyết. Taketori viết theo thần thoại về một lăo già kiếm ăn bằng nghề đốn trúc (taketori) đem về làm đồ thủ công, một hôm giữa rừng núi bỗng gặp được cô tiên bé xíu Nayotakeno Kaguya-hime ngồi trong lóng trúc tỏa ra ánh sáng (cô tiên nầy vốn là người trên cung trăng bị đọa xuống thế gian). (Truyện cũng từng là chủ đề thơ trong Man.yô-shuu). Ông già đem cô về nuôi, cô lớn lên như thổi. Đến khi thành người con gái xinh đẹp th́ cô lại khước từ lời cầu hôn của hai vị hoàng tử, ba cậu công tử và cả đức vua. Năm nhà quí tộc không thực hiện được những thách đố của cô, có người phải bỏ mạng. C̣n đức vua dùng vũ lực bó buộc cô th́ cô biến mất. Rồi đến tiết trung thu, cô theo sứ giả Cung Trăng đến đón và thăng thiên cho dầu đức vua đă cho hai ngh́n lính bủa vây để truy cản. Truyện Taketori đă sử dụng khéo léo mô-típ những truyền thuyết có trước đó như truyền thuyết về con thiên nga hóa thành người con gái, từ khước lời cầu hôn của chàng trai để trở về trời (Bạch Điểu Xử Nữ Thuyết Thoại, Hakhuchô Shojo Setsuwa) mà truyện Hagoromo[3] (Vũ Y, con hạc nhổ lông dệt áo nuôi chồng) là một biến thể, hay mô-típ người con trai (truyện về Ôkuninushi no Mikoto, Đại Quốc Chủ, Mệnh) thực hiện những đ̣i hỏi khó khăn của cha người con gái khi muốn kết hôn với nàng (Nan đề tế đàm, Nandai muko-tan = Truyện thách rể) [4]. Năm thách thức đó là phải t́m cho được b́nh bát bằng đá của Đức Phật, cành cây trên ngọn núi Bồng Lai, chiếc áo bằng lông con chuột lửa, ḥn ngọc đeo ở cổ rồng hay ốc xa cừ trong tổ yến. Trong khi kể đến lớp các vị công tử đến cầu hôn, tác giả cũng đưa ra một số nhận xét dí dỏm, châm biếm về tướng mạo cũng như tính t́nh lừa lọc, ngạo mạn hay dốt nát của các chàng trai ấy. Ngay cả đức vua cũng không hơn ǵ. Khi ngỏ lời cầu hôn, ngài mua chuộc lăo tiều bằng một chức quan nhưng nàng Kaguya-hime vẫn tỏ ra dửng dưng. Truyện tuy kết cấu trên truyền thuyết cổ xưa phi hiện thực nhưng đă vẻ được một cách sinh động thế giới con người thời ấy (và có thể với dụng ư phê phán). Và đó chính là đặc điểm của thể loại văn học monogatari vậy. Nội dung miêu tả một cách lăng mạn về cái vô nghĩa những toan tính của trần gian. Nó như muốn nhắc nhỡ con người việc muốn giữ cho ḿnh cái đẹp vĩnh viễn là điều không thể đạt được. Tuy nhiên, truyện này c̣n kể cảnh biệt ly sướt mướt giữa lăo già và cô gái. Nó cho ta thấy cơi trời là cơi vô t́nh, chỉ có con người mới có t́nh cảm. Cô tiên Kaguya chỉ có t́nh cha con khi mang tấm ḷng trần. Như thế, tác giả đă nhấn mạnh đến cái cao đẹp của t́nh người. Về h́nh thức, truyện được viết bằng chữ Hán đọc lối âm Nhật (kun-yomi), theo thể hồi tưởng, tạo được không khí một câu truyện kể. Dung hợp được tính hư cấu và tính hiện thực của các h́nh thức cổ tích, nói lên được bản tính con người, Taketori xứng đáng được xem là điểm khởi hành của văn học truyện kể. Gần đây có nhà nghiên cứu cho biết truyện cổ “ Ban Trúc Cô Nương ” (Cô gái trong cây trúc có đốm) của Tây Tạng có nhiều chỗ tương tự với Taketori [5] và nhấn mạnh đến mối liên quan về nguồn gốc đại lục của truyện nầy. C) Utsuho Monogatari (Vũ Tân Bảo Vật Ngữ) : Truyện “ Bộng Cây ” (Utsuho Monogatari) cũng lấy đề tài từ truyền kỳ. Vai chính của truyện tên là Fujiwara Nakatada (Đằng Nguyên, Trọng Trung) thuộc về một gia đ́nh bốn đời thiện nghệ về đàn cầm (koto) và những t́nh tiết đưa đẩy làm Nakatada nhờ ngón đàn do thần nhân truyền cho tổ phụ (là Fujiwara no Toshikage) khi ông cụ đi sứ sang Trung Quốc và bị đắm tàu, mà sau anh ta cưới được con gái thiên hoàng. Truyện miêu tả sống động, tỉ mỉ về xă hội quí tộc và con người đương thời. Utsuho (bộng cây), tựa của truyện, là tên của chỗ lẩn trốn của hai mẹ con Nakatada thời hàn vi, lạc loài, trong ruột rỗng của một cây sugi (bách Nhật Bản) lớn. Sau cha của Nakatada là một nhân vật quyền thế tên là Kanemasa mới t́m lại được hai mẹ con. Không rơ tác giả của truyện là ai nhưng thuyết cho là của Minamotono Shitagô[6] (Nguyên, Thuận) được nhiều người ủng hộ. Nếu không th́ nó phải được viết bởi một trí thức cung đ́nh tinh thông cả Ḥa lẫn Hán. Qua nội dung truyện nầy, người ta đă nhận ra dấu vết của ảnh hưởng triết lư Ḥa Hán và vai tṛ đồng đẳng dựa Phật giáo và Thần đạo đối với lớp quí tộc Heian. Utsuho cũng mô tả sinh hoạt cung đ́nh như cuộc kén rể trong đám 16 thí sinh của nhà quan Tả Đại Thần Masayori, cha của người đẹp Ate-miya. Nó cũng nói về những cuộc tranh chấp quyền lực và quyền thừa kế trong cung đ́nh qua việc chọn đứa con nối dơi cho Đông Cung Thái Tử vv... Utsuho được xem như cuốn truyện dài nhất viết bằng kana trước khi Truyện Genji ra đời. Utsuho gồm 22 quyển, dài khoảng 3/5 Truyện Genji, có thể đă được viết vào khoảng giữa thế kỷ thứ 10 (952-965) nên nếu bảo nó là cuốn truyện dài đầu tiên trên thế giới th́ có lẽ cũng không ngoa. Nó chưa có được bố cục hoàn toàn ăn khớp với nhau như Truyện Genji mà chỉ là kết hợp những bộ phận đơn lẻ tuy cốt truyện th́ có tính thống nhất với chủ đề là chiếc đàn thần mà ông để lại cho cháu và người cháu sau đó truyền cho con gái của ḿnh. Utsuho được xem như kết quả một thí nghiệm Nhật Bản hóa của tiểu thuyết đại lục tương tự sự Nhật Bản hóa thi ca đại lục bằng môi giới của Wakan Ryôei-shuu (Ḥa Hán lăng vịnh tập). Utsuho đóng một vai tṛ quan trọng trong việc h́nh thành những tác phẩm đến sau, cả Truyện Genji (miêu tả xă hội khép kín của cung đ́nh) lẫn Konjaku Monogatari (miêu tả xă hội bản địa bên ngoài cung đ́nh). D) Ochikubo Monogatari (Lạc Oa Vật Ngữ) :Truyện “Hầm Nhà” (Ochikubo Monogatari) cũng không rơ tác giả, có thể là một vị quan nào đó. Truyện kể với ngôi thứ ba, xen kẽ bằng đối thoại và thư tín, xoay quanh chủ đề mẹ ghẻ con chồng cũng như nhiều tác phẩm văn xuôi thời đó và có hơi hướng Nho giáo. Các nhà nghiên cứu phương Tây như S. Mauclaire (1984) thường nhấn mạnh đến sự tương đồng của mô típ mẹ ghẻ con chồng của truyện này với truyện dân gian Cendrillon (Cô Bé Lọ Lem) của Âu châu[7]. Như thế th́ có thể nói Ochikubo cũng đồng một mô típ với truyện dân gian Tấm Cám của Việt Nam nữa. Nhân vật chính trong truyện là nàng Ochikubo no kimi (Lạc Oa Quân) bị người mẹ kế và các cô em khác mẹ ngược đăi, phải sống dưới hầm nhà (ochikubo). sau trở thành vợ cả của viên Sakon Shôshô (Tả Cận thiếu tướng), vơ quan cận vệ cấp cao, rồi nhờ oai chồng mà trả được mối thù. Tuy nhiên sự phân biệt thiện ác, bị ngược đăi và phục thù thấy trong truyện này không hẳn do triết lư nhân quả của Phật Giáo mà có lẽ chỉ phát xuất từ tư tưởng bản địa. Trước tiên nó xảy ra trong khoảng thời gian ngắn và ngay trong cuộc đời này, chưa có sự can thiệp của Quan Âm, Địa Tạng, chưa có khái niệm về kiếp trước kiếp sau, điều này sẽ thấy trong các tác phẩm mang màu sắc Phật Giáo về sau. Cùng chủ đề mẹ ghẻ con chồng có Truyện ni cô đền Sumiyoshi (Sumiyoshi monogatari, Trú Cát Vật Ngữ), đă thất lạc, chỉ c̣n giữ lại được một cải tác về nó. Xa hơn nữa, có thuyết cho rằng Ochikubo c̣n chứa đựng ḷng mong mỏi được phục hồi địa vị của lớp quí tộc (trong đó có tác giả cuốn truyện) đă mất quyền bính. Điều này không phải vô lư khi ta biết rằng thời buổi đó, giới quí tộc đă suy vi trước thế lực ḍng họ Fujiwara và đang mơ ước t́m lại thế đứng của ḿnh cũng như cô gái trong truyện đi t́m gốc tích cao sang và chính đáng để đảo ngược t́nh thế trong gia đ́nh. Cũng như Utsuho, Ochikubo cho ta thấy được nếp sinh hoạt của người đương thời cũng như biến chuyển tâm lư các nhân vật đó một cách sống thực. Truyện không dựa vào các yêu tố siêu nhiên hay phi phàm. Học giả Katô Shuuichi cho rằng đó là điều đáng nêu lên v́ ngay cả ở Anh hay Pháp, loại truyện có đặc tính sống thực như thế không ra đời trước thế kỷ 17. E) Ise-monogatari (Y Thế Vật Ngữ) : Truyện lấy tên Ise, địa danh cũ của phân nửa tỉnh Mie bây giờ. Truyện Ise không biết do ai viết nhưng được ước định vào khoảng đầu đến giữa thế kỷ thứ 10 nghĩa là gần như cùng thời đại với Taketori. Truyện xoay chung quanh cuộc đời t́nh ái của nhân vật mà người ta phỏng đoán là Ariwara no Narihira (Tại Nguyên, Nghiệp B́nh, 825-880). Trong truyện, anh ta được nhắc đến một cách kín đáo là “ Mukashi, otoko ” (Xưa, có chàng... ). Truyện gồm 125 đoạn ngắn, lấy thơ làm phần chủ yếu cho mỗi đoạn. Nhân vật chính, “Xưa, có chàng... ” của cuốn truyện, vốn con nhà trâm anh thế phiệt, v́ gặp buổi quyền thần khống chế, đâm buồn rầu nên ngụp lặn trong ṿng t́nh ái. Dĩ nhiên, nhân vật chính nầy không rập khuôn chàng Ariwara no Narihira ngoài đời mà được mô tả tự do theo hư cấu. Sự thực, có một vương tử điển trai và đa t́nh tên gọi Ariwara no Narihira mà cuộc đời được ghi lại trong Sandai jitsuroku (Tam đại thực lục, 901). Chàng là con trai thứ 5 của một hoàng tử và làm tướng trong đội ngự lâm quân, nổi tiếng v́ tính t́nh trăng hoa và tài làm thơ waka. Có thể những bài waka gán cho Narihira là tác phẩm của Ki no Tsurayuki hay một người nào khác có tầm cỡ như vậy và đem đăng vào Kokin-shuu cũng không chừng. Nói chung, Ariwara no Narihira là h́nh tượng chàng Don Juan trong văn học Nhật, không khác chi ông ḥang đa t́nh Genji của Shikibu thời Heian và chàng trai phóng đăng Yonosuke của Saikaku thời Edo. Tuy luyến ái nhớ nhung giữa nam nữ là cốt lơi nhưng Truyện Ise cũng nói đến những t́nh cảm thương nhớ (omoi) khác như t́nh gia tộc, t́nh bằng hữu. Ise-monogatari đă để lại ảnh hưởng quan trọng đến các tác phẩm đời sau. Ban đầu, Truyện Ise chỉ mô phỏng theo tập thơ cá nhân của Ariwara nhưng sau đó được bổ sung để trở thành tập Truyện Ise hiện tại. Truyện nầy c̣n được gọi là Zaigo chuujô monogatari (Tại Ngũ trung tướng[8] vật ngữ) hay Zaigo ga monogatari (Tại Ngũ vật ngữ) v́ Zaigo Chuujô là tên hiệu và chức tước của Ariwara. Văn chương của Ise cũng thô sơ như văn của Taketori nhưng nhờ xen kẽ tản văn và waka nên có một nét duyên dáng đặc biệt. Câu chuyện kể từ lúc nhân vật làm lễ đội nón (sơ quán = uikôburi) nghĩa là thành nhân cho đến lúc lâm chung. Tuy trung tâm của câu chuyện là mối t́nh của vai chánh (Ariwara no Narihira) với nàng Ise no Saiguu (Y Thế Trai Cung) (đoạn 96) nhưng truyện cũng đề cập đến các nhân vật nam, nữ khác (trong đó có mối t́nh thầm vụng của ” chàng ” với hoàng hậu Nijô) và những h́nh thức thể hiện t́nh yêu nơi con người nói chung. Điều này cho ta thấy quan niệm t́nh yêu rất rộng răi đương thời, không nề hà giai cấp (hoàng hậu) hay tôn giáo (trinh nữ đền thần). Nhân vật nam không hề bị trói buộc bởi tư tưởng Nho, Phật hay cả Thần Đạo. Xưa có một chàng vừa đến tuổi thành nhân, hăy c̣n hết sức trong trắng, một ngày lên đường săn bắn ở làng Kasuga, vùng ngoại ô kinh đô Nara, bỗng nḥm trộm thấy hai chị em cô gái xinh đẹp nhà kia và sinh ḷng yêu. Làm ra vẻ người lớn, mới cắt vạt áo bào của ḿnh và đề một bài thơ tặng mỹ nhân :
Đồng xuân hoa tím,
người thơ, Qua đó, chàng mượn ư một bài waka của Minamotono Tôru để bày tỏ tấm t́nh thanh nhă của ḿnh... (Theo Ise Monogatari, đoạn mở đầu) Sau đó chàng có một mối t́nh với một cô con gái quí phái, người sẽ là hoàng hậu Nịjô. Đó là một mối t́nh bị cấm đoán cho nên hai người phải đưa nhau đi trốn. Nàng bị các ông anh t́m bắt mang về và đến đầu xuân, nàng đột ngột thành hôn với thiên hoàng. Một năm sau, chàng vẫn không quên được mối t́nh ấy, mới trở lại ngôi nhà ngày xưa nàng đă sống, ngắm hoa mơ nở trong sân dưới ánh trăng khuya. Nhưng chàng không sao t́m đâu cho ra bóng h́nh những tháng ngày âu yếm cũ. Nhân đó chàng mới vịnh một bài :
Đâu trăng xưa, đâu hoa
xưa ? Suốt đêm, chàng hồi tưởng kỹ niệm có với nàng. Đến khi trời sáng, mới than khóc và lủi thủi ra về. (Theo Ise Monogatari, đoạn thứ tư) Tuy nhiên, câu chuyện đặc sắc nhất có lẽ là mối t́nh của Ariwara no Narihira với một bà lớn tuổi yêu chàng, chứ không phải với những cô trẻ đẹp mà chàng chạy theo. Câu cuối của truyện đó phản ánh triết lư của tác giả : “ Ở đời, người ta chỉ quan tâm đến người họ yêu mà hờ hững với người họ không yêu. Thế nhưng cách sống của chàng Ariwara no Narihira là không phân biệt kẻ chàng yêu với kẻ chàng không yêu ”. Chủ đề của Ise là sự yêu chuộng và đi t́m cái cao nhă (miyabi) tức vẻ đẹp lư tưởng theo lối nghĩ của giới quí tộc Heian, phân biệt với cái thô lậu (hinabi) quê mùa trong dân gian. Qua những vần waka tặng qua đáp lại, Truyện Ise tạo nên một không khí mơ hồ, khơi gợi trí tưởng tượng của độc giả, dẫn đường họ vào thế giới trữ t́nh của truyện kể một cách tự nhiên. Ise được xem như một truyện thơ (uta.monogatari) tối cổ c̣n giữ được. Nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến các tác phẩm monogatari đi sau như Yamato, Heichuu và Genji. Đi xa hơn nữa, sự cao nhă (miyabi) c̣n liên quan đến quan niệm mỹ thuật gọi là yuugen (u huyền) trong các yôkyoku (dao khúc) tức ca từ để hát trong tuồng Nô thời trung cổ, cũng như mỹ quan nghệ thuật tạo h́nh thời Edo của phái Kôrin (Quang Lâm) lẫn các tác phẩm tiểu thuyết loại “ đắm sắc ” (kôshoku) của Ihara Saikaku. Ảnh hưởng của Ise vào thời ấy c̣n được thấy qua sự xuất hiện của Nise Monogatari “Truyện Ise giả mạo ” và Kuse Monogatari [9]“ Truyện thói tật ” của Ueda Akinari nữa. F) Yamato monogatari (Đại Ḥa Vật Ngữ) : Truyện về vùng đất Yamato (Yamato monogatari) cũng không biết do ai soạn. Có thuyết cho là thiên hoàng Kazan (Hoa Sơn) hay Ariwara no Shigeharu (Tại Nguyên, Từ Xuân). Nó được phỏng đoán đă h́nh thành vào giữa thế kỷ thứ 10, sau truyện Ise. Yamato không rơ là cái tên dùng địa danh “ vùng Yamato ” để đáp lễ lại “ vùng Ise ” của Truyện Ise hay có nghĩa là “ đất Nhật ” để đối chiếu với nhà Đường. Truyện thơ nầy không có nhân vật trung tâm, chỉ nói về cuộc sống và những trao đổi thơ văn tặng đáp hay luyến ái của những người có thật vào thời thiên hoàng (thứ 59) Uda (Vũ Đa, trị v́ 887-897) lúc đă lui về ẩn cư ở Teiji.in (Đ́nh Tử Viện). Phần sau của câu truyện qui tụ chung quanh các truyền thuyết, sự tích lưu hành trong dân chúng như truyện nói về con sông Ikutagawa (Sinh Điền Xuyên) nơi có nàng Unai Otome (Thố Nguyên Xử Nữ) tự trầm v́ không biết ngả về ai trong hai người con trai cùng yêu và tranh giành nàng, cũng như truyện Ashikari (Người cắt lau) kể về người đàn ông lưu lạc phải cắt cây lau bán độ nhật sau được đoàn tụ với vợ ḿnh, truyện Ubasuteyama (Ngọn núi vứt bà già) đưa ra cảnh khổ của người dân không đủ miếng ăn phải đem mẹ già lên vứt trên núi (đoạn 156). Những truyện nầy có điểm chung là phô bày t́nh cảm trong trắng, đơn sơ và cảm động. Truyện Yamato ban đầu viết xong khoảng năm 951, sau được tăng bổ, có ước chừng 300 bài thơ và gồm 173 đoạn. Cũng như Truyện Ise, nó là một truyện thơ (uta.monogatari) quan trọng. G) Các truyện kể khác : Ngoài ra, c̣n có truyện Truyện chàng Heichuu (Heichuu monogatari, B́nh Trung Vật Ngữ) dựa lên sự tích cuộc đời ái t́nh của một Don Juan Nhật Bản khác là chàng Taira Sadafun (B́nh, Trinh Văn), nhưng về mặt phóng túng th́ kém Truyện Ise. Cũng không ai rơ tác giả chỉ phỏng đoán được nó đă thành h́nh vào giữa thế kỷ thứ 10. Nó gồm 38 đoạn, c̣n được gọi là Heichuu nikki (B́nh Trung nhật kư). Về các truyện lấy thơ ca làm trung tâm, phải kể thêm Tônomine Shôshô monogatari (Đa Vũ Phong Thiếu Tướng[10] vật ngữ) và Takamura monogatari ( Hoàng vật ngữ). Tác phẩm trước nói về truyện tướng Fujiwara Takamitsu (Đằng Nguyên, Cao Quang) xuất gia trên ngọn núi Tô no mine, c̣n được gọi là Takamitsu nikki (Cao Quang nhật kư). Tác phẩm sau kể lại cuộc đời của Ono-no-Takamura (Tiểu Dă, Hoàng), một văn nhân quí tộc tên tuổi, cho nên mới có tên là Takamura Nikki ( Hoàng nhật kư). TIẾT II: TRUYỆN KỂ TỪ SAU TRUYỆN GENJI: Truyện kể nổi tiếng nhất là Truyện Genji[11]. Trước Genji đă có khoảng 30 truyện và sau nó có khoảng 60 truyện mà ngày nay người ta chỉ nghe nói tới tên. Điều này chứng tỏ phong trào viết truyện kể rất thịnh hành thời Heian và số truyện ta đọc được ngày nay chỉ là 1/10 số lượng đă có[12]. Từ sau Genji, các truyện kể (monogatari) đă có h́nh thái và nội dung của chúng đă khá hoàn chỉnh. Cuối đời Hei-an, ta thấy có nhiều tác phẩm nói về sự suy vi của xă hội quí tộc cung đ́nh nhưng không có tác phẩm nào sinh động bằng Genji. Những tác phẩm mang h́nh thức của truyện kể c̣n lưu truyền đến nay như Yowa-no-nezame (Dạ bán Tẩm Giác), Hamamatsu Chuunagon monogatari (Tân Tùng Trung Nạp Ngôn vật ngữ), Sagoromo monogatari (Hiệp Y vật ngữ) đều dồi dào t́nh tiết và sử dụng hư cấu như cung cách của Genji. Yowa-no-Nezame miêu tả chi tiết trạng thái tâm lư nhân vật, Hamamatsu monogatari dựng với bối cảnh Trung Quốc đời Đường, Sagoromo monogatari giàu t́nh tiết phức tạp và Torikaebaya monogatari (Truyện Đổi Giống, không có tên viết bằng chữ Hán) là một truyện mô tả khá táo bạo về luyến ái nam nữ. Được biết Yowa-no-nezame (c̣n đọc Yoru-no-nezame) có nghĩa là Thức Giấc Nửa Đêm, cũng c̣n có nghĩa Nàng Nezame Giữa Canh Khuya ra đời giữa thế kỷ 11, tương truyền do bà Sugawara no Takasue no Musume (con gái ông Quản Nguyên Hiếu Tiêu) viết. Truyện liên quan đến mối t́nh không toại nguyện của công nương Nezameno Ue (Tẩm Giác Thượng), con gái quan Thái Chính Đại Thần, với một vị quan tên Gon Chuunagon (Quyền, Trung Nạp Ngôn), chồng của chị ḿnh. Hamamatsu Monogatari, gồm 6 quyển, cũng là tác phẩm của tác giả Sarashina Nikki và Yowa-no-nezame tức bà con gái ông Sugawara Takasue (Quản Nguyên, Hiếu Tiêu) , ra đời cùng thời, cũng nói về mối t́nh bất thành của chàng Hamamatsu Chuunagon, nặng màu sắc luân hồi của Phật Giáo với những câu chuyện đầu thai huyễn hoặc như việc nhân vật chính nghe nói cha ḿnh đă đầu thai làm đệ tam hoàng tử nhà Đường nên vượt biển sang bên đó để t́m. Sagoromo monogatari, 4 quyển, có lẽ ra đời chậm hơn vào cuối thế kỷ 11, do Rokujô Saiin Senji (Lục Điều Tế Viện tuyên chỉ) soạn. Truyện kể về nỗi sầu khổ của Sagoromo Taishô (Hiệp Y đại tướng) v́ yêu công chúa họ Genji tức nàng Genjino Miya (Nguyên Thị cung). Nội dung chịu nhiều ảnh hưởng của Truyện Genji (nhân vật của Sagoromo làm ta liên tưởng đến những Fujitsubo, Genji, Yuugao, Aoi, Murasaki...trong Genji), tuy có bố cục đường hoàng nhưng không khí câu chuyện lại đồi trụy. Cũng phải nhắc đến Truyện Đổi Giống (Torikaebaya Monogatari) nói về ảnh hưởng của giáo dục đối với con người. Sách viết cuối thế kỷ 11 và không rơ tác giả. Nội dung nói về hai chị em được nuôi dạy trong một khung cảnh ngược đời[13]. Cô chị được nuôi như con trai và cậu em trai được nuôi như con gái, để đưa họ đến nhiều mối t́nh oái oăm với người “ cùng phái ”. TIẾT III: TẬP TRUYỆN NGẮN ĐẦU TIÊN : Trong thời điểm này cũng có những tác phẩm ngắn như Truyện Quan Tham Nghị Bờ Đê (Tsutsumi Chuunagon[14] monogatari, Đê Trung Nạp Ngôn Vật Ngữ), gồm có 10 thiên độc lập với nhau kể những mẩu chuyện ngắn chung quanh nếp sống nhàn hạ của giới quí tộc. Đây là một tập truyện không rơ ai viết. Chín truyện có thể nhiều người đàn ông viết c̣n truyện “ Anh Gon Chuunagon nhát gái ” tương truyền là tác phẩm của một nữ quan tên Koshikibu (Tiểu Thức Bộ). Nhân vật Tsutsumi Chuunagon Fujiwara no Kanesuke (Đằng Nguyên, Kiêm Phù, ông cố của Murasaki Shikibu), người đứng tên trên sách có thể là người đă từng biên tập nó chăng ? Ông nầy vốn cất nhà bên bờ đê nên người ta gọi ông là ông “ quan tham nghị bờ đê ”. Đặc điểm của truyện là mô tả cuộc sống đa diện của con người, nói lên cá tính của các nhân vật mà hành vi vượt ra khuôn phép thông thường như nàng con gái không màng trang điểm mà chỉ yêu thích sâu bọ (Mushizume no Kimihime). Bên cạnh nhà cô tiểu thư thích ngắm bướm có cô tiểu thư con gái quan tham nghị cấp cao. Cha mẹ cô chăm sóc hết sức kỹ càng. Khi lớn lên, cô rất xinh xắn và hiếu kỳ. Tiểu thư sưu tập rất nhiều loại côn trùng. Cô thường bảo : “ Tôi không hiểu tại sao thiên hạ lại ngu ngốc đến nổi cứ mê man ngắm hoa với bướm. Chỉ có kẻ nào muốn t́m hiểu sự thực và muốn hiểu rơ nguyên lư của sự vật mới đáng cho tôi để ư”. Cô bỏ đủ loại côn trùng vào trong những cái hộp có màn và quan sát sự tiến hóa của chúng. “ Loài vật mà tôi thích quan sát nhất là mấy con sâu, chúng nó giúp cho ta học được nhiều chuyện ”. Cô vén tóc ra sau, đặt con sâu vào ḷng bàn tay và quan sát nó từ sáng đến chiều...V́ các cô gái hầu cận thất kinh trước hành vi của cô, cô bèn tụ tập một nhóm con trai, những cậu không biết sợ là ǵ, cho chúng cầm lấy mấy con sâu trong tay và hỏi tên, loại nào không biết tên th́ cô lại đặt tên cho.... Kẻ chung quanh lo lắng bảo : “ Cô đang bị dè bĩu đấy. Người ta chỉ chuộng cái ǵ xinh đẹp. Nếu thiên hạ biết được cô thích chơi sâu bọ th́ họ xem cô ra ǵ ! ” “ Tôi chẳng cần ! Chỉ có người biết quan sát sự vật để t́m ra được một điều ǵ mới đáng kể thôi...Con sâu này sẽ hóa bướm. Quần áo lụa là người ta mặc là do những con sâu nầy sinh ra trước khi nó mọc cánh để thành bướm. Khi nó hóa bướm rồi, tại sao người ta lại đâm ra quên việc đó và coi nó không ra ǵ nữa ? ”... (Trích Truyện Cô Gái Chơi Sâu Bọ) Có những truyện bông đùa kiểu như truyện anh chàng ban đêm đi bắt cóc người yêu lại vác nhầm về bà cụ cố (Hanazakura oru shôshô), truyện bọn trai háo sắc nghe trộm hai cô hầu đàm tiếu về hành vi các cô chủ trong cung (Hanada no nyôgo), anh chàng đẹp trai, có văn hóa cao nhưng không dám đụng tới gái (Gon Chuunagon) hay cô nàng quưnh quáng thay v́ đánh phấn lại bôi mặt lọ lem khi nghe bạn trai bất chợt đến thăm (Haizumi) vv... Tsutsumi được coi như tập đoản thiên tiểu thuyết tối cổ của Nhật c̣n được giữ lại. Theo nhà phê b́nh Katô Shuuichi, Tsutsumi có thể là một loại chuyện đặt ra để phúng thích các truyện kể đương thời tương tự việc Cervantes viết Don Quixotte để chế riễu các truyện ca ngợi tinh thần hiệp sĩ đầy dẫy trong thời Trung Cổ Âu Châu. Nó nhằm đả phá quan niệm cao nhă (miyabi) của văn hóa quí tộc và đánh dấu thời kỳ quá độ giữa văn hóa vương triều và văn hóa vũ gia. TIẾT IV : TRUYỆN LỊCH SỬ : Cuối đời Hei-an, phong trào sáng tác truyện kể yếu đi và nội dung các tác phẩm trở thành nghèo nàn. Mặt khác, sinh hoạt của xă hội quí tộc cũng xuống dốc khơi dậy trong ḷng người khuynh hướng quay về thương tiếc quá khứ đẹp đẽ nay không c̣n nữa.Trong chiều hướng đó, các truyện lịch sử đă ra đời. Truyện lịch sử nói ở đây là những truyện kể dựa trên sự thực lịch sử nhưng khác với những cuốn sử thuần túy như Rikkokushi (Lục quốc sử) v́ những chi tiết, cách dàn dựng của câu truyện đưa ra đều rất đặc biệt. Tác phẩm chính có Eiga Monogatari (Vinh hoa vật ngữ), Ôkagami (Đại kính), Imakagami (Kim kính) v.v... Lục Quốc Sử, sáu bộ sử do quan lại soạn ra :
A) Eiga Monogatari (Vinh hoa vật ngữ) : Truyện kiếp vinh hoa (Eiga monogatari) này có lẽ do hai người viết. Tương truyền bà Akazome-emo (Xích Nhiễm Vệ Môn) viết phần chính biên khoảng năm 1030 và bà Idewa-no-ben (Xuất Vũ Biện) viết phần tục biên khoảng 1092. Tác giả phần chính biên Akazome-e-mon sinh ra và mất năm nào không rơ, chỉ biết đó là một nhà thơ waka vào giữa thời Hei-an. Bà là vợ của Ôe Masahira (Đại Giang, Khuông Phù) và làm nữ quan hầu cận cho phu nhân Rinshi (Luân Tử), vợ quyền thần Fujiwara no Michinaga (Đạo Trường) và con gái của hai người là hoàng hậu Chuuguu Shôshi[15] (Trung Cung Chương Tử). Ngoài Eiga, Akazome-emon c̣n để lại thi tập riêng Akazome-emon Shuu (Xích Nhiễm Vệ Môn tập). Tác giả thứ hai, bà Idewanoben, là người hầu cận hoàng hậu Shôshi (tức Akiko). Phần chính biên gồm 30 quyển, tục biên 10 quyển. Sách muốn tiếp nối công tŕnh của Rikkokushi (Lục quốc sử) nên bắt đầu ghi chép về khoảng thời gian 887-1092, từ thời đại Thiên hoàng (thứ 59) Uda (Vũ Đa, trị v́ 887-897) trở xuống đến Thiên hoàng (thứ 73) Horikawa (Quật Hà, trị v́ 1087-1107) nghĩa là ước chừng hai thế kỷ lịch sử theo lối biên niên. Nó chủ yếu ca ngợi thời toàn thịnh của chức Quan Bạch Thái Chính Đại Thần quyền nghiêng thiên hạ là Fujiwara no Michinaga[16] (966-1027) và hồi tưởng cuộc sống vinh hoa, lễ lạc hội hè của chốn cung đ́nh với một giọng văn bùi ngùi. Nhân vật Michinaga ḍng dơi họ Nakatomi, ḍng họ có công với Thiên hoàng Tenji thời xưa. Họ này được vua ban cho tên Fujiwara và sau đó chia thành bốn ḍng (Bắc, Nam, Thức, Kinh). Michinaga thuộc ḍng Bắc, hiển hách hơn cả về mặt chính trị. Ông bắt đầu lên sân khấu từ quyển ba trong chương “ Quan Trung Tướng Tam Phẩm ” (San.i Chuushô) để cưới phu nhân Rinshi, tiểu thư con quan Tả Đại Thần. Từ đó công danh ông lên như diều gặp gió, tác oai tác phúc, đến lúc về già, khí vận suy thoái, ba cô con gái làm hoàng hậu, hoàng phi vv... nối đuôi nhau chết (quyển 25, 26 và 29) th́ cuộc đời kết thúc ở chương 30 “ Rừng chim hạc ” (Tsuru no hayashi). Quang cảnh cái chết được sách ví von như lúc Đức Thích Ca nhập diệt. Tuy tác phẩm nầy thiếu tinh thần phê phán trước sự thực lịch sử nghĩa là những hành động độc tài và bá đạo của gia đ́nh Fujiwara nhưng rất có ư nghĩa v́ đă tạo thế đứng cho một thể loại văn học mới : truyện lịch sử. Lối viết sử bằng kana cũng bắt đầu với Eiga. B) Ôkagami (Đại kính): Tên sách có nghĩa là tấm Gương lớn, phản chiếu được lịch sử. Không rơ ai là tác giả nhưng được suy định nó đă ra đời vào đầu thế kỷ 12. Sách cũng là một tác phẩm lịch sử lấy quá tŕnh nắm quyền hành và sự hưng thịnh của quyền thần Michinaga làm trung tâm, viết theo lối truyện kư khoảng thời gian giữa 850-1025 từ Thiên hoàng (thứ 55 ) Montoku (Văn Đức, trị v́ 850-858) đến Thiên hoàng (thứ 68) Go-Ichijô (Hậu Nhất Điều, tri v́ 1016-1036). Khác với Eiga chỉ ca tụng công đức Michinaga, Ôkagami đả động đến việc tranh chấp quyền hành chính trị của người đương thời và có ư thức phê phán sắc bén. Do đó, nhiều thuyết suy định tác giả của nó phải là một nhân vật có tầm cỡ như Fujiwara no Yoshinobu (Đằng Nguyên, Năng Tín), Minamoto no Toshiaki (Nguyên, Tuấn Minh), Minamoto no Akifusa (Nguyên, Hiển Pḥng) hay Ôe no Masafusa (Đại Giang, Khuông Pḥng) nhưng chưa lấy ǵ làm chắc.
Cảnh hai ông lăo ngồi kể chuyện xưa trong Ôkagami Nội dung câu truyện chia thành năm phần, xoay chung quanh hai nhân vật giả tưởng là Ôya Yozugi (Đại Trạch, Thế Kế, 190 tuổi) và Natsuyama Shigeki (Hạ Sơn, Phồn Thụ, 180 tuổi). Hai ông già nầy ngồi kể lại cho đám samurai trẻ tuổi những ǵ xảy ra trong quá khứ. -Phần thứ nhất: Giới thiệu khung cảnh và nhân vật kể truyện. -Phần thứ hai: Bản kỷ về 14 đời thiên hoàng, viết theo lối “kỷ truyện thể” của Tư Mă Thiên. Thiên hoàng Montoku đă là cháu ngoại của Fujiwara no Fuyutsugu (Đằng Nguyên , Đông Tự) rồi. Ḍng Fujiwara đóng vai ngoại thích từ ấy. -Phần thứ ba: Liệt truyện 20 đời đại thần giữ chức Nhiếp Chính và Quan Bạch v.v…, chủ yếu toàn là người nhà Fujiwara. -Phần thứ tư: Truyện ḍng dơi Fujiwara từ Kamatari (Liêm Túc, 614-669, vốn họ Nakatomi đời Nara), tổ phụ, cho đến Yorimichi (Lại Thông, 992-1074), con trai Michinaga.Vinh hoa cực điểm lúc thiên hoàng Go-Ichijô, cháu ngoại Michinaga lên ngôi. -Phần thứ năm: Truyện xưa, thơ xưa, sự việc liên quan đến nghệ thuật thuở trước. Tuy hai lăo già kể truyện cho lớp sau nghe như “đối thoại” trên sân khấu và sự tích kể trong đó tuy có chỗ hoang đường nhưng phần nhiều dựa trên sự thực. Trước hết, xin trích đoạn nói về đại thần và học giả Sugawara no Michizane (Quản Nguyên Đạo Chân, 845-903), người được coi như bậc thánh về học vấn của Nhật, bị đi đày: Vào thời thiên hoàng Daigo, trong triều có quan Tả Đại Thần Fujiwara no Tokihira và Hữu Đại Thần Sugawara no Michizane cùng nhau coi chính sự. Về tuổi tác th́ Tokihira cỡ 28, 29 c̣n Michizane 57, 58. Trong khi Sugawara là một học giả lỗi lạc th́ sức học của Tokihira chỉ xoàng xoàng thôi nên thiên hoàng thường để ư tới Michizane hơn. V́ Tokihira cứ dèm pha là Michizane không thuộc gia đ́nh Fujiwara như ḿnh mà lại có thế lực nên rốt cuộc Michizane bị tống làm chức thủ hiến ở phủ Dazai thuộc Kyuushuu. Trên đường đi đày, Michizane viết một bài waka gửi cho pháp hoàng (thái thượng hoàng đă xuất gia) Uda bày tỏ nỗi ḷng: Thân như
rác nổi giữa ḍng, Ở Kyuushuu Michizane ngày đêm mong đợi nỗi oan được tỏ để có thể về lại kinh đô nhưng không ai đoái hoài đến. Quá buồn rầu, hai năm sau ông qua đời. Đêm ông mất, linh hồn bay về kinh đô và trấn đóng ở cung Mantenguu vùng Kitano (bắc Kyôto). Từ đó trở đi, trong hoàng cung thường bị thần hỏa đến viếng. Đời thiên hoàng Enyuu, buổi sáng hôm sau, khi phải trùng tu lại cung cấm, bọn thợ mộc t́m thấy một tấm ván có một hàng chữ do mối đục rất khéo: Có xây
lại cũng hoài công, Cũng như “ tấm ván đặt dưới mái nhà” (mune) không đặt khít vào chỗ được,” tấm ḷng” (mune) của Michizane cũng chưa nguôi hận, cho dù có xây đi xây lại cung kia, ông cũng sẽ đến đốt cho bằng được. Sau đây là đoạn văn trong Ôkagami nói về khí phách của quyền thần Fujiwara no Michinaga thời c̣n trẻ: Có hôm, cha của Michinaga là Kane-ie than thở trước mặt ba người con: “Ta thấy thằng (anh con nhà bác) Kintô làm cái ǵ cũng nên nổi. Tại sao mà nó giỏi đến thế nhỉ? Con cái nhà nầy dẫm lên cái bóng của nó c̣n chưa được. Buồn quá đi mất!”. Nghe bố nói, Michitaka và Michikane chỉ biết cả thẹn. Mỗi ḿnh Michinaga là khác hẳn hai anh, buột ra một câu : “ Bóng th́ dẫm lên làm ǵ. Phải dẫm lên mặt chứ!”. Y như lời, về sau Michinaga lấn lướt Kintô một cách dễ dàng. Dù con gái Kintô có lấy con trai Michinaga là Norimichi nhưng Kintô sợ đến cả chàng rể, không bao giờ dám ngẩng mặt lên nh́n hắn. Một người làm nên cơ nghiệp như Michinaga th́ lúc c̣n bé thật đă có Thần Phật ở bên cạnh phù hộ rồi vậy. Michinaga trong Ôkagami là một nhân vật vừa hiểm vừa ác. Ông ta đă từng phế đông cung thái tử để thay cháu ngoại ḿnh vào đó (quyển 2, chương Morotada). Có lần nghe tin chính phi của thái tử (tức em gái ḿnh) dan díu với ai có thai, đă t́m đến tự tay bóp vú bà ta cho đến lúc vọt sữa ra để kiểm chứng tin đồn (quyển 4, chương Kaneie). Ta hiểu là giới quí tộc được tả ra trong Ôkagami không giống chút nào với giới quí tộc “thanh cảnh” dưới ng̣i bút của tác giả Truyện Genji. C) Các Tấm Gương Khác: Ôkagami đă mở màn cho một thể loại tên gọi “Tấm Gương” (Kagami-mono, Kính vật) nghĩa là loại văn học ghi chép, phản ánh những sự kiện lịch sử. Sau nó có Gương mới (Imakagami, Kim kính), Gương trong (Mizukagami, Thủy kính), thể biên niên, cuối thế kỷ 12), Gương thêm (Masukagami, Tăng kính), thể biên niên, giữa thế kỷ 14), cộng lại tất cả gọi là “Tứ kính” (4 truyện phản ánh lịch sử ). Imakagami viết khoảng sau năm 1174. Có thuyết cho tác giả là Fujiwara no Tametsune (Đằng Nguyên, Vi Kinh hay Thục Siêu). Sách viết lối truyện kư về khoảng thời gian 1025-1170 tức là từ năm Manjuu (Vạn Thọ thứ 2 (1025) đến giữa đời thiên hoàng (thứ 80 ) Takakura (Cao Thương, trị v́ 1168-1180), dài ước 150 năm. Tuy chủ đề dựa theo sự thực lịch sử như Ôkagami nhưng văn vẻ chẳng kém Eiga. D) Phạm vi ghi chép của sử biên niên và truyện lịch sử
TẠM KẾT:
Một sự kiện đặc sắc gây ngạc nhiên cho chúng ta là bộ môn tiểu thuyết dưới h́nh thức truyện kể đă xuất hiện rất sớm ở Nhật Bản (với Taketori khoảng năm 905) và ngạc nhiên hơn nữa nếu đem đặt sự kiện này giữa ḍng lịch sử văn học nhân loại nói chung. Không những thế tiểu thuyết Nhật Bản lại vô cùng phong phú và phần lớn được ǵn giữ lâu dài cho tới ngày nay qua biết bao nhiêu biến cố chiến tranh và thiên tai. Nó c̣n làm ta phải suy nghĩ lại trước khi lập luận là trong mọi lănh vực, kể cả văn học, Nhật Bản không có ǵ, chỉ mô phỏng mà không biết sáng tạo. [1] V́ tính cách tả chân cuộc sống và tâm lư quí tộc cung đ́nh thời Heian trong truyện, Katô Shuuichi c̣n xem Utsuho như cuốn tiểu thuyết (novel) đầu tiên trong lịch sử không những Nhật Bản, Trung Quốc mà c̣n của cả thế giới! [2]Có thuyết cho là Mimurodo Inbe (Ngự Thất Hộ Trai Bộ), một viên quan coi việc tế tự thời cải cách năm Taika ( xem Hayashi Tetsuya trong Kokubungaku Nyuumon, 2004). [3] Yuzuru (Tịch Hạc, 1949) hay “Hạc Chiều”, kịch hiện đại nổi tiếng của Kinoshita Junji (Mộc Hạ Thuận Nhị, sinh năm 1914) đă mượn đề tài dân gian này. [4] Mô-típ thách người đến cầu hôn thực hiện những việc khó khăn thường thấy trong thần thoại như kiểu Hùng Vương thứ 18 thách Sơn Tinh và Thủy Tinh ở nước ta. [5] Xem Shin-Kokugo Binran, sđd, tr.81. [6] Minamoto-no-Shitagô (Nguyên, Thuận, 911-982), ḍng dơi thiên hoàng Saga, một trong Lê Hồ Ngũ Nhân (Nashitsubo-no- Gonin) đă soạn Gosen Wakashuu (Hậu Tuyển Ḥa Ca Tập). C̣n là tác giả từ điển Wa.myôshô (Ḥa Danh Sao). [7] Chuyện Cô Bé Lọ lem cũng được thấy rất sớm ở Trung Quốc theo một nghiên cứu mới đây về Dậu Dương Tạp Trở của Đoàn Thành Thức (thông tin của Discovery Channel, 2006). [8] Quan chế thời Heian phân biệt Tả, Hữu Đại Tướng ( Taishô), Trung Tướng (Chuujô) và Thiếu Tướng ( Shôjô) khi nói đến các chức vơ quan cao cấp trong đội ngự lâm quân. [9] Để ư cách chơi chữ : Nise và Kuse đối với nguyên tác Ise. [10] Chức vơ quan cao cấp hàng thứ ba trong đội cận vệ ngự lâm quân, sau đại tướng và trung tướng, chia làm hai cánh tả, hữu (tả cận, hữu cận). Thường xuất thân con nhà quí tộc. [11] Xin xem bài viết riêng về Truyện Genji (bài số 5) [12] theo Katô, Shuuichi, sđd [13] Trong một chừng mực nào đó, Koto (Cổ Đô), tác phẩm hiện đại của Kawabata Yasunari (1899-1972) cũng có cốt truyện tương tự. [14] Tsutsumi Chuunagon vốn là tên người đời gọi ông Fujiwara no Kanesuke (Đằng Nguyên, Kiêm Phụ, 877-933), v́ ông sống cạnh bờ đê (tsutsumi) con sông Kamo ở Kyôto. Cuộc sống của ông để lại nhiều giai thoại nhưng liên quan giữa ông và tên sách chưa thiết lập được. [15] Thời xưa, tên nhà quyền quí được đọc theo âm Hán (onyomi) như Chương Tử đọc là Shôshi, Định Tử đọc là Teishi. Như thế , trịnh trọng hơn. Ngày nay, dù là người trong hoàng tộc, tên cũng đọc được theo lối âm Nhật (kunyomi). Sôshi thành ra Akiko, Teishi ra Sadako. Khi viết sách, các học giả Nhật đọc theo âm Hán, giáo sư René Sieffert chẳng hạn lại đọc theo âm Nhật. [16] Fujiwarano Michinaga có bà cô là hoàng hậu, 2 chị em gái lại là hoàng hậu của 2 thiên hoàng, bốn con gái lấy 3 thiên hoàng và là ông ngoại của 2 thiên hoàng khác.
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: nntran@erct.com .................
®
"Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả ..........
|