THỜI THANH XUÂN CỦA KAWABATA

TUỔI THƠ VÀ T̀NH ĐẦU QUA NHỮNG THIÊN TỰ TRUYỆN

  Nguyên tác: Kawabata Kaori

Dịch: Nguyễn Nam Trân

 

 

Đây là bản thoát dịch lời Bạt đặt ở cuối Tuyển tập Hatsukoi Shôsetsushuu (Tuyển tập truyện T́nh Đầu) dưới ng̣i bút của Kawabata Kaori (tên thật là Yamamoto, sinh năm 1933) con rể của văn hào (lấy dưỡng nữ Masako và trở thành người nối dơi tông đường nhà Kawabata). Ông Kaori là giáo sư công huân ĐH Tokyo kiêm học giả văn học Nga và Hội trưởng Hội Kỷ Niệm Kawabata Yasunari. Nhan đề bài viết này do dịch giả đặt tạm. 

 

 
Eileen Rafferty | 0005 kawabata young wood panel

Kawabata Yasunari lên 2 th́ mất bố, lên 3 th́ mất mẹ, sau đó, 7 tuổi mất bà nội, 10 tuổi mất chị và 15 tuổi mất ông nội. Ông một thân một ḿnh sống dưới ṿm trời này. Con người đó được sanh ra lúc cái thai mới bảy tháng. Bà mẹ đă không bị sẩy mà sinh ông ra an toàn, có lẽ v́ ông may mắn được người cha là bác sĩ có pḥng mạch.

Tuy cứu được con trai nhưng cha ông, một con người có văn hóa, giỏi thơ chữ Hán, thích hội họa kiểu văn nhân, lại qua đời sớm. Ông nội của ông là một người rành y học Đông Phương, dịch lư và tướng số. Có thể nói nếu Yasunari có tư chất văn chương, có lẽ là v́ trong máu đă có yếu tố di truyền đến từ hai đời cha và ông nội.Chính Yasunari trong tác phẩm Matsuge no me (Ánh mắt lúc lâm chung) đă tŕnh bày như sau: “Nhà tôi nếp xưa đời đời ḍng dơi nghệ thuật, tôi có thành nhà văn cũng không có ǵ đáng làm lạ. Tuy nhiên, phần v́ máu huyết các nhà gốc gác xưa (cựu gia) thường di truyền thể chất bệnh nhược nên tôi giống như một ngọn đuốc sắp tàn. Cuối cùng nó đă bùng lên một chút để sinh ra một nhà văn nhưng ḍng máu ấy đă mất hết khí lực và đưa đến những tấn bi kịch”.  

Đau yếu kể từ khi học tiểu học, lại gặp cảnh người thân mất sớm nên Yasunari cứ vắng mặt ở nhà trường. Từ trước đến sau, thành tích của ông đều khá, nhất là môn tác văn, vẫn được đánh giá là thuộc loại học sinh ưu tú. Năm Meiji 45 -Taishô nguyên niên (1912), sau khi xong năm thứ 6 trường tiểu học (Jinjô), ông đỗ đầu vào Trung học Ibaraki của phủ Ôsaka. Đường từ nhà đến trường mất một lư (ri) rưỡi, ông phải lội bộ đi học nhưng cũng nhờ đó mà cải thiện thể chất yếu đuối bẩm sinh. Mặt khác cũng là nhờ học phong của nhà trường vốn chú trọng vào thể thao và rèn luyện thể lực.  

Năm Taishô thứ 3 (1914), ông nội qua đời, Yasunari trở thành cô nhi và phải về sống bên ngoại (gia đ́nh Kuroda), đến tháng giêng năm sau (Taishô 4 tức 1915) th́ vào nội trú của trung học và ở trong kư túc xá cho đến khi tốt nghiệp. Ông không rành bao nhiêu về đời sống gia đ́nh ruột thịt và cũng không biết mặt cha mẹ nên đă phải bắt đầu làm một cuộc hành tŕnh dài đi t́m những cái ǵ có thể cứu ông khỏi cái mặc cảm của đứa trẻ mồ côi. 

Theo Hasegawa Izumi, nhà nghiên cứu hàng đầu về Kawabata, th́ có 4 cơ may đă giúp chàng tuổi trẻ Yasunari thoát ra cảnh ngộ đó: 

1-     Trải nghiệm về t́nh bạn (đồng tính) với Kiyono (tên giả) cậu học sinh lớp dưới cùng sống chung pḥng ở kư túc xá trường trung học Ibaraki.

2-     T́nh bằng hữu của các đàn anh và bè bạn trang lứa cùng chí hướng văn chương thời ông theo học trường Ichi-Kô (Dự bị ĐH Tôkyô).

3-     Trải nghiệm yêu đương (khác phái) thời mới lớn.

4-     T́nh người và phong cảnh đất Izu. 

Chúng ta hăy thử khai triển về 4 yếu tố nói trên: 

Tháng 4 năm Taishô thứ 5 (1916) khi Kawabata là học sinh năm thứ 5 trung học (theo học chế thời đó, NNT), ông trở thành học sinh trách nhiệm pḥng (thất trưởng) trong kư túc xá. Cùng pḥng với ông có một cậu học sinh năm thứ 2 tên là Kiyono (tên thật: Ogasawara Yoshito). Cậu bé này và Yasunari đă gắn kết một t́nh yêu đồng tính. Con người khổ muộn v́ căn tính mồ côi như Yasunari đă t́m thấy một t́nh yêu thuần khiết trẻ thơ từ cậu thiếu niên Kiyono này. 

Từ năm Taishô 5 (1916) bước qua Taishô 6 (1617), ḷng của chàng thanh niên đang luyện thi Ichi-Kô đă rung động v́ loạt bài nhan đề “Ichi-Kô Romance” (T́nh tự trường Đệ Nhất Cao Đẳng) đăng nhiều kỳ trên Tạp chí Chuugaku Sekai (Trung Học Thế Giới). Tác giả của nó là một sinh viên đă đỗ vào đó 2 năm trước, (sau này là nhà văn) Osaragi Jirô (1897-1973). Yasunari cũng cảm kích trước loạt bài này với ḷng tự tin của một người từng là thủ khoa kỳ thi vào trung học. Thế nhưng mối quan tâm đến văn chương của ông càng sâu xa bao nhiêu th́ đầu óc càng khó tập trung vào việc học hành nên thành tích sút kém hẳn. Mặc cho thầy hiệu trưởng khuyến cáo là học hành như thế khó ḷng vào được Ichi-Kô, sau khi vừa tốt nghiệp xong, Yasunari đă nhờ người bà con ở Asakusa cho ḿnh lên Tôkyô trọ học để luyện thi. Tháng 7 năm đó, ông dự kỳ thi tuyển kéo dài 4 ngày chủ yếu các môn Anh-Số-Quốc-Hán (tức Anh văn, Toán, Quốc văn và Hán văn). Đến tháng 8 th́ có kết quả và Yasunari đă đổ được vào khoa Văn. Ông bắt đầu sống ở Cư xá trường Ichi-Kô nhưng sau một hai năm đầu vẫn không cảm thấy thoải mái. Từ khi làm chuyến lữ hành xuống miền Izu, cách suy nghĩ của ông mới có phần thay đổi. Về sau, ông có viết “Nếu tôi có trưởng thành về mặt con người th́ phần lớn cũng là nhờ vào những năm tháng sống nội trú ở Ichi-Kô. Tôi nghĩ ít có nơi nào có thể là một nơi tập luyện (đạo trường = dôjô) để tu dưỡng con người bằng chỗ đó”.   

Việc thi đỗ vào trường Ichi-Kô đă mở ra con đường tiểu thuyết gia. Sự hổ trợ của các bạn cùng lớp giúp cho Yasunari t́m thấy mối t́nh đầu, hai bên đă tiến tới hôn ước. Thế nhưng bỗng chốc cuộc t́nh ấy đi đến chỗ tan vỡ. Bi kịch nếu có là v́ t́nh yêu – như một liều thuốc để chữa lành mặc cảm của đứa trẻ mồ côi – đă có một tác dụng phụ kịch độc. Nó làm cho Yasunari mang lấy tâm sự đau thương trong một thời gian dài. 

Bán đảo Izu có thể coi như là quê hương thứ hai của Yasunari. Lần đầu tiên Kawabata Yasunari đặt chân đến Izu là một năm sau khi ông vào học ở Ichi-Kô tức năm Taishô thứ 7 (1918). Ông đă gặp được một nàng con gái hát rong (tabi no odoriko) xinh đẹp và được đi theo đoàn nghệ sĩ rày đây mai đó xuống tận Shimoda. Từ ấy và măi đến 10 năm sau, năm nào ông cũng xuống suối nước nóng Yugashima (sân khấu chính của Izu no odoriko)[1]. Trong một năm th́ phân nửa thời gian ông đă lưu trú lại đây. Đối với ông, cái hấp dẫn của Izu là những con suối nước nóng (onsen). Trong thâm tâm, ông những mong: “Tôi muốn cả đời ḿnh cứ đi hết từ suối nước nóng này qua suối nước nóng khác. Nếu sống được kiểu đó th́ cái thân thể ốm yếu của tôi sẽ được trường thọ cũng không chừng”. 

Trong những lời b́nh luận của chương mở đầu cho luận đề “Mối t́nh đầu của Kawabata”, nhà nghiên cứu Hasegawa Izumi đă cho biết từ chuyến đi Izu trở về, Kawabata giống như người được thay da đổi thịt. Ông bắt đầu nới rộng phạm vi giao du. Tuy nhiên trong đám bạn bè lúc đó, chỉ có 3 người từng sống với ông trong kư túc xá (Ishihama Kinsaku, Suzuki Ganjirô, Miake Eimu) là những bạn văn đă họp với ông thành một bộ tứ. Chỗ mà những người bạn thân thiết này hội họp là các pḥng trà gọi là Cafe, lúc đó rất thịnh hành. Trong đó có Cafe Printemps, quán Cafe ở Nhật đầu tiên mô phỏng theo kiểu mẫu Paris. Nó đă xuất hiện vào khoảng năm Meiji 44 (1911) trên đường phố Ginza, có mục đích làm nơi gặp gỡ và trao đổi của các nhà nghệ thuật, văn sĩ vv...nhưng cũng đón tiếp các chàng sinh viên cao đẳng và đại học như khách quen. Nhóm 4 người của Kawabata hay gặp gỡ đều đặn Satô Haruo, Tanizaki Jun.ichirô và họa sĩ Tôgô Seiji ở một quán khác tên là Cafe Elan trong khu Hongô. Chính trong quán Cafe này, chàng sinh viên 20 tuổi Kawabata đă gặp cô hầu bàn tên Itô Hatsuyo lúc đó mới 13. Tên cô là Hatsuyo nhưng v́ xuất thân vùng Đông Bắc (Tôhoku) nên nhiều người c̣n đọc là Hachiyo. Nếu muốn rút ngắn th́ có thể gọi cô là Chiyo hay Chii-chan cũng được.

Relax both your body and soul at the Izu Peninsula in Shizuoka Prefecture!  | JAPAN Monthly Web Magazine

Bán đảo Izu, cánh cửa đi vào văn chương Kawabata  

Có thể nói là ngay từ ngày c̣n nhỏ, Hatsuyo đă nếm hết đủ thứ khổ đau. Năm lên 9 mẹ mất, cô phải đến sống với d́ nhưng bà d́ không chăm lo nổi nên phải đi giữ em cho người ta. Đi đến trường tiểu học mà trên vai lại cơng theo đứa trẻ, tuy được tiếng khen là đảm đang nhưng việc học hành của cô không thể nào thông suốt. Sau khi thay đổi chỗ ở nhiều lần, Hatsuyo mới được Yamada Masu, bà quản lư (Madame) của Cafe Elan đem về làm việc. Ở đây, cô được đối xử đàng hoàng như con nuôi. Tuy được nuôi dưỡng trong một hoàn cảnh gọi là xa hoa và hào nhoáng như vậy nhưng Hatsuyo lúc nào cũng mang một tâm sự cô đơn và một nỗi buồn khó nén. Chính người thiếu nữ u buồn đó đă chiếm được trái tim của Kawabata. T́nh cảm của ông đối với nàng mỗi ngày một tăng khi ông biết nàng có một nỗi đau khổ chẳng khác ǵ ḿnh.   

Thế nhưng đă có một sự cố xảy ra. Madame của quán Cafe phải ḷng một sinh viên ưu tú ngành Luật của trường Đại học Đế Quốc (Đông Kinh). Khi anh này tốt nghiệp và được bổ đi làm ở Ngân Hàng Đài Loan vào tháng 7 năm Taishô thứ 9 (1920) th́ bà đóng cửa quán để sang bên Đài Loan với anh ta. Hatsuyo được Madame gửi cho một người chị của bà. Người chị ấy là vợ một nhà sư (thế tục) trụ tŕ ở chùa Saihôji (Tây Phương Tự) ở Kanô (thuộc tỉnh Gifu). Hatsuyo trở trở thành cư dân Gifu. Người đoán biết sớm tin này là Miake Eimu (bạn của Kawabata). V́ cũng xuất thân từ một ngôi chùa vùng Shimane nên Miake đă có thể tiếp cận trụ tŕ chùa Tây Phương mà không bị ngờ vực là có ẩn ư. Do đó, tháng 9 năm Taishô thứ 10 (1921), Yasunari và Hatsuyo đă có cơ hội tái ngộ. Vào những ngày đầu tháng 11, Miake và Kawabata đă xuống Gifu nhiều lần và lập được hôn ước giữa Yasunari và Hatsuyo. Chẳng bao lâu sau, nhóm bạn 4 người của Yasunari đă lên Iwate (vùng Đông Bắc) để chào thăm người cha của Hatsuyo, và được ông chấp thuận gả con gái. 

Mặt khác, trong thế giới văn chương th́ có một sự kiện quan trọng xảy ra. Năm Taishô thứ 9 1920, nhóm sinh viên tốt nghiệp Ichi-Kô (Dự Bị Đại Học) và đỗ vào khoa Văn Đại học Tôkyo đă theo đúng truyền thống mà kế thừa việc đảm đương Tạp chí Shinshichô (Tân Tư Trào). Sinh viên Kawabata đă đến thảo luận với Kikuchi Kan và Kikuchi Kan cũng vui vẻ nhận lời để nhóm Kawabata phụ trách việc phát hành tạp chí Shinshichô (lúc đó là đợt tái bản lần thứ 6). Tác phẩm Shôkonsai no ikkei (Một cảnh lễ chiêu hồn) của Kawabata đă được đăng trong số 2 của tạp chí vốn là một tạp chí do các nhà văn đồng chí hướng chủ trương. Nó đă được sự đánh giá với hảo ư của các nhà văn từ Kikuchi Kan đến Kume Masao. “Một cảnh lễ chiêu hồn” đă trở thành tác phẩm ra mắt làng văn của Kawabata.  

Đến mùa thu năm Taishô thứ 10 (1921), Kawabata và vị hôn thê định tổ chức đám cưới. Kawabata đă chuẩn bị nhà mới và cuộc sống mới. Trước tiên, Kawabata đột ngột đến thăm Kikuchi Kan, xin Kikuchi giới thiệu công việc làm thêm như phiên dịch để kiếm sống “v́ nhà có thêm người”. Kikuchi Kan vui vẻ ủng hộ ông và c̣n nói: “Năm nay, tôi có dự định ra nước ngoài khoảng một năm, tôi sẽ cho bạn mượn cái nhà này và trả trước giúp bạn một năm tiền trọ. Ngoài ra tôi sẽ biếu bạn mỗi tháng 50 Yen để sinh hoạt. C̣n như việc giới thiệu các tạp chí để in tiểu thuyết của bạn th́ tôi sẽ dặn ḍ Akutagawa để anh ấy lo cho” (có chép trong “Hồi kư đời văn” (Bungakuteki jijoden) của Kawabata). 

Tưởng là mọi chuyện thuận buồm xuôi gió th́ đùng một cái, Kawabata nhận được từ Hatsuyo một bức thư đ̣i hủy bỏ hôn ước (đề ngày 7 tháng 11 và sẽ thấy trong tác phẩm Chuyện bất ngờ (Hijô)). Sau bức thư tuyệt t́nh đó, tuy ông và nàng c̣n có dịp gặp nhau nhưng trước sau, Hatsuyo vẫn giữ nguyên thái độ cứng rắn. Như thế, mối t́nh đầu của Kawabata Yasunari đă hoàn toàn tan vỡ.     

Trong bức thư đề ngày 7 tháng 11 để tuyên bố một chiều cuộc hủy bỏ hôn ước, Hatsuyo khi đưa ra một câu nói bỏ lửng như mật hiệu: “Suốt một đời em sẽ không quên xxx với anh”, đă viết tiếp: “có một chuyện bất ngờ mà em không thể nào tŕnh bày”. Chuyện bất ngờ (hijô) ấy đă khiến cho cô phải hủy bỏ hôn ước nhưng nó là ǵ th́ hoàn toàn không được xác minh. Trong những lá thư sau, để bác bỏ những lời cáo buộc của Kawabata như “lung lạc con người bằng sức mạnh đồng tiền”, cô đă đưa ra những lư lẽ mà Kawabata sẽ triển khai trong tác phẩm Bộ quần áo khi nàng lên khung (Kanojo no seisô) như sau: 

“Người con gái 16 tuổi lên thủ đô ấy có chấp nhận viễn tượng ḿnh sẽ gửi thân nơi hắn hay vẫn c̣n cảm thấy sợ hăi khi đứng trước viễn tượng ấy nhỉ? (lược một đoạn) Để cho nàng khỏi phải gắn liền nỗi sợ hăi ấy với việc kết hôn, cho đến nay hắn đă phải để ư từng ly từng tí trong lời nói hay trong những trang thư. Bao lần hắn đă nhắc nhở: “Cứ lên Tôkyô đi. Em không phải làm ǵ cả. Cứ vui chơi hồn nhiên như một đứa trẻ là đủ. Em đă sống cơ cực nhiều rồi, bây giờ hăy trở về với cuộc đời trẻ thơ của ḿnh đi. (lược) Hắn đă nghĩ rằng nàng phải trở về với cuộc sống trẻ con một lần nữa mới được. Lư do là hắn nghĩ nếu có được nàng th́ nhờ đó, hắn cũng sẽ muốn ḿnh trở thành một đứa trẻ con (lược). Phải trở lại làm một đứa trẻ con hay đúng hơn là được sinh ra lần nữa để thành một đứa trẻ con và được thanh khiết như nó.” 

Vào thời điểm đó, lập luận như thế không biết có được Hatsuyo và những người chung quanh chấp nhận hay không? Trong Chuyện bất ngờ (Hijô), ta thấy việc kết hợp những hành vi cụ thể và h́nh ảnh ông muốn cô trở thành là điều khó khăn. Trong thâm tâm, có lẽ Hatsuyo thích tiếp tục sống với nghề hầu bàn (đúng hơn là chiêu đăi viên, NNT) quán Cafe, việc làm thích hợp với ḿnh. Tuy vậy, có một điều phải nói rơ ở đây là vào thời buổi ấy, nghề hầu bàn quán nước là một nghề đă được xă hội chấp nhận. Hatsuyo cũng giống như Uno Chiyo (1897-1996, nhà văn nữ), Hayashi Fumiko (1903-1951, nhà văn nữ),Sata Ineko (1904-1998, nhà văn nữ) là những phụ nữ kiệt xuất cùng thời đại với ḿnh, là một người có đủ tự tin để sống cuộc đời ḿnh chọn.. 

Hatsuyo đă trở thành hầu bàn ở Cafe America và sau đó kết hôn với Nakabayashi Chuuzô, người quản lư quán này, và có một đứa con với ông ấy. Sau trận động đất lớn năm 1923 ở vùng Kantô (Tôkyô và phụ cận), quán của họ đổ sập, cả nhà dọn lên Sendai (miền Đông Bắc) rồi Nakabayashi mắc bệnh phổi. Họ lâm vào cảnh khốn cùng. Năm Taishô thứ 15 (1926), gia đ́nh trở về thủ đô, Hatsuyo lại đi loanh quanh khắp nơi, làm hầu bàn các quán Cafe để sinh sống. Trong khoảng thời gian từ cuối năm Taishô 15 (1926) cho đến tháng 7 năm Shôwa thứ 2 (1927), Hatsuyo đă làm việc cùng một quán với nhà văn nữ Sata Ineko ở vùng Asakusa. Trong tiểu thuyết của Sata Ineko, bà có nhắc đến tên Restaurant Rayô (Quán ăn Lạc Dương) và nhân vật Natsue xuất hiện trong đó chính là h́nh ảnh của người bạn đồng nghiệp Hatsuyo. Qua lời kể của nhà văn nữ th́ “người bạn đó phải làm lụng để nuôi một ông chồng phải nằm liệt giường và đứa con nhỏ”. Cô ta lại được một người được đồn đại là cháu nội của Tokugawa Yoshinobu (vị Shôgun cuối cùng) “bảo trợ”. “Có lần thấy đứa trẻ con bộ dạng rất dễ thương đến quán đón mẹ v́ bà muốn giải sầu nên đă uống quá nhiều rượu”. Những ḍng chữ đó đă miêu tả h́nh ảnh của Hatsuyo một cách linh hoạt. Cuốn tiểu thuyết Restaurant Rakuyô đă được Kawabata khen tặng không tiếc lời nhưng có lẽ văn hào không ngờ rằng mô h́nh nhân vật Natsue trong đó chính là Hatsuyo, mối t́nh đầu của ông.   

Chúng ta cần chú ư đến một việc là măi về sau, cách suy nghĩ và hành động của Yasunari đều chạy ḷng ṿng chung quanh Hatsuyo (qua việc dùng những tên mượn như Chiyo hay Michiko) để làm nên một ḍng văn gọi là Chiyo-mono (Những bài viết liên quan tới Chiyo), chứng tỏ ông đă làm hết sức ḿnh, cố gắng đi vào bên trong tâm lư của người phụ nữ khó hiểu ấy. Cuối cùng, cuộc t́m kiếm ấy đă đưa đến sự ra đời của tác phẩm “Viết về người con gái tuổi Bính Ngọ” (Hinoe-uma musume san). Ông đă đặt câu hỏi v́ lư do nào mà những người con gái sinh năm Bính Ngọ phần đông lại xinh đẹp, hiếu thắng, cương ngạnh, háo chiến, lanh lợi, dễ thay đổi, lang chạ, nhạy cảm, sắc bén, linh hoạt, tự do, tươi mát như vậy. Tuổi Bính Ngọ cũng có liên quan đến những chủ đề lần lượt được triển khai bằng nhiều h́nh thức trong Nampô no hi (Lửa phương Nam). Tuy nhiều như thế nhưng độc giả không cảm thấy nhàm chán. Yasunari đă mô phỏng Dostoievsky để dàn trải ḷng ḿnh ra mà ca tụng một thứ nữ tính kiên cường. T́nh cờ chăng, Hatsuyo cũng là người đàn bà tuổi Bính Ngọ! 

Nỗ lực đi sâu vào nội tâm của đối tượng phụ nữ đă bắt đầu với tác phẩm Trời mới tạnh (Shinsei). Sau đó mới đến Lửa phương Nam (Nampô no hi, tháng 7 / 1923), Lửa tuần đêm (Kagaribi, tháng 3 / 1924), Chuyện bất ngờ (Hijô, tháng 12 / 1924), Mưa pha tuyết (Arare, tháng 5 / 1927). Bắt đầu với Trời mới tạnh, một tác phẩm đơn sơ nhưng đă được tô thêm màu sắc với 4 tác phẩm tiếp nối. Vai tṛ của nó trong trường hợp này cũng giống như vai tṛ của Kỷ niệm về Yugashima (Yugashima no omoide) đối với Cô đào miền Izu (Izu no odoriko). Sau khi thất t́nh và đau khổ, Yasunari đă làm một cuộc hành tŕnh xuống vùng suối nước nóng Yunoshima để t́m sự nghỉ ngơi cho thể xác và tinh thần đă quá mệt mỏi của ḿnh. Tuy ông định bắt đầu việc đó với chủ đề Chiyo nhưng đă cầm bút lên để viết một lèo 700 trang giấy về cô đào hát miền Izu và kỷ niệm với cậu Kiyono (thiếu niên lớp dưới, đă sống cùng pḥng với ông trong kư túc xá trung học, NNT). 

Rơ ràng là tác phẩm Cô đào miền Izu đă in dấu h́nh ảnh của Kỷ niệm về Yugashima một cách hết sức tự nhiên và nó có thể được xem như thành tựu văn học lớn nhất của Kawabata. Mặt khác, trong hệ thống của Trời mới tạnh (Shinsei), chùm truyện đầy cay đắng tiếp theo mà ông đă trút hết tâm hồn để viết ra th́ không có truyện nào được nh́n nhận là thành công, và trong một thời gian dài, tác giả cũng không t́m cách đưa ḿnh vào trong những cuốn truyện nữa. Trước đây, nhà phê b́nh Kawashima Itaru có nhận định là trong khi Một cảnh lễ chiêu hồn (Shôkonsai no ikkei) - tác phẩm ngẫu hứng[2] - được khen thưởng th́ Dầu (Abura) – xuất phát từ trải nghiệm cá nhân của nhà văn – lại không được hoan nghênh cho lắm. Có thể nói điều này cũng đă xảy đến cho các tác phẩm trong chùm truyện Cô đào miền Izu và chùm truyện Trời mới tạnh vốn nằm trong một hoàn cảnh tương tự. Tóm lại th́ vào thời đại ấy, người ta không tin vào những t́nh cảm thực sự (thực cảm) hay những lời tự bạch (confessions) vốn tỏ ra quá ngây thơ (naive). Đó là giai đoạn mà quan điểm văn học về tiểu thuyết tự bạch (watakushi-shôsetsu) kiểu truyền thống đang bị băng hoại. Một nhà văn mới đến với văn đàn như Kawabata vẫn c̣n phải ṃ mẫm về cách viết cho nên sự phân liệt và tương khắc giữa hai hệ thống (tượng trưng bằng hai ḍng truyện nói trên) là việc thường xảy ra. 

Như nhà phê b́nh Nakamura Mitsuo (1911-88) đă dẫn ra, khi viết tiểu thuyết tự bạch (watakushi shôsetsu, confessions) nếu tác giả biết dùng một thủ pháp khác “trừu tượng hóa” được cái tôi (watakushi) trong vai người kể chuyện (katarite) như trường hợp Cô đào miền Izu th́ sẽ đưa tới thành công. Thế nhưng cái khó của việc này là làm sao “tác phẩm hóa” được những tư liệu đă bắt rễ trong cuộc sống thực tế và từ những trải nghiệm thiết thực của ḿnh. Các tác phẩm được thu thập trong “Tuyển tập Truyện T́nh Đầu”(Hatsukoi Shôsetsu-shuu) này đều có những yếu tố gắn bó với hiện thực và gần gũi tác giả. Thế nhưng tác giả đă không viết loại này nhiều cũng như ít khi công bố chúng. Phần lớn đă được giữ lại ở trạng thái bản thảo để ông có thể tiếp tục xem đi xem lại. Nếu trong cuộc sống, con người phải luôn tôn trọng sự thực và tư liệu th́ ngược lại, trong tác phẩm, mới nh́n qua, chúng ta đă thấy nó đ̣i hỏi một thế giới có sự hư cấu hay tưởng tượng. Dù vậy, không v́ thế mà tác giả coi thường việc tôn trọng sự thực bởi v́ giống như hai mặt âm dương, chúng đều phải có để hổ trợ cho sự cấu tạo của tác phẩm. 

Tháng 2 / 2016

Kawabata Kaori 
 

Phụ lục: Loạt tác phẩm với chủ đề Chiyo (Chiyomono) 

Tên tác phẩm in đậm là tác phẩm (gồm cả Truyện ngắn trong ḷng bàn tay) đă được Nguyễn Nam Trân dịch sang Việt ngữ. 

Nhan đề

Ngày ra mắt

Khái lược nội dung

Vô đề I

(Mudai I)

chưa

V́ Chieko bỏ trốn khỏi Tokyo, Toshio phải rủ bạn xuống Gifu để gặp nàng

Hướng nắng 

(Hinata)

11/1923

Bị người yêu chỉ trích là hay nh́n cḥng chọc người khác, bất chợt chàng trai nhớ về người ông mù ḷa.

Hoa đua nở

(Saki arasou hana)

7/1924

3/1925

Cậu sinh viên trường Luật Shimura được thày gả con gái nhưng lại muốn sống với nàng O-Haru, một người đàn bà mạnh tính.

Món đồ dễ vỡ

(Yowaki utsuwa)

9/1924

Người đàn ông nằm mơ thấy thiếu nữ nhặt mảnh vỡ của một pho tượng Quan Âm.

 Người con gái đi vào đám lửa  (Hi ni yuku kanojo)

9/1924

Tôi chiêm bao thấy người con gái ấy tránh tôi và đi về hướng một đám cháy.

 Cái cưa và sinh nở (Nokogiri to shussan)

9/1924

Trong giấc mộng, tôi và người con gái vừa mới sinh xong đánh kiếm. Kiếm gảy và kiếm thành cưa.

Bức ảnh

(Shashin)

 

 

12/1924

Nh́n bức ảnh kỷ niệm chụp chung với người yêu 17 tuổi nhưng không c̣n thấy đẹp)

Ước hẹn ngày mai

(Myônichi no yakusoku

12/1925

Trong trận động đất lớn năm 1923, Yoshimura dọn vào một gian pḥng trọ có hai chị em người đẹp và chứng kiến cái chết của cô em.

Fuyu chikashi

(Mùa đông gần kề)

4/1926

Sau khi thua cờ với nhà sư trên núi, hắn trở về nhà trọ suối nước nóng và nghĩ về tương lai u ám của hắn và người t́nh.

Izu no kaeri

(Về lại Izu)

6/1926

Nhân vật đi cùng một chuyến tàu với Rikako, người vừa mới lấy chồng, tỏ ra lo lắng v́ nét mặt đau khổ của cô.

Cái huông của tác phẩm đầu tay (Shojosaku no tatari)

5/1927

Truyện ngắn đầu tay Chiyo đăng trong tạp chí nhà trường đă ràng buộc cuộc đời tác giả với nghệ thuật.

Hành tŕnh về miền Tây (Saigoku kikô)

8/1927

Kư sự và ấn tượng về chuyến đi Gifu,và miền Tây Nhật Bản.

Lễ đốt lửa trên biển (Umi no himatsuri)

8-12/1927

Một phần tác phẩm đă được biên tập lại trong Lửa phương Nam.

Cái dù đi mưa (Amagasa)

3/1932

Thiếu niên và thiếu nữ đến hiệu ảnh chụp h́nh kỷ niệm và đi dưới mưa chung một chiếc dù.

Thư gửi cha mẹ (Chichihaha e no tegami)

1/1932-1/1934

Người con gái 17 tuổi đă chia tay đột ngột hiện ra trước mặt tác giả. Nay nàng đă 30, chồng chết, tái hôn.

Thuật lại đời văn (Bungakuteki jijoden)

5/1934

Bước đầu đời văn, giao du với các bạn hữu. Đặc biệt là vai tṛ của Kikuchi Kan, người đă giúp đỡ khi ông gặp khó khăn trong cuộc sống.

Chị tôi làm lành (Ane no wakai)

12/1934

Người yêu cũ Fusako hiện ra trước mặt Shinkichi để làm lành sau 8 năm không gặp, nhờ giúp đỡ.

Mối t́nh đầu của mẹ (Haha no hatsukoi)

1/1939

Sayama gả chồng cho Yukiko, con gái của Tamiko, người yêu cũ, với sự chúc phước của, Tokie, người vợ hiện tại.

Kẻ tái hôn (Saikonsha)

1/1948-

1/1952

Tokiko để con gái Fusako lại cho bà con để tái hôn với nhân vật đang kể chuyện. Liệu Fusako có chấp nhận sự lựa chọn của mẹ.

Ngày tháng

(Hi mo tsuki mo)

1/1952-

5/1953

Michiko, vợ kế của một nhà kinh doanh già chạy theo t́nh trẻ, con gái là Matsuko lại đi thăm người  t́nh cũ mà mẹ ḿnh đă bỏ ngày xưa .

Tan hợp

(Rigô)

8/1954

Anh chàng Tsuda từ Tôkyô lên  Fukushima gặp một ông lăo để xin cưới con gái, được ông tỏ ḷng biết ơn.

Vẻ đẹp và nỗi buồn

(Utsukushisa to kanashimi)

1/1961-

3/1964

Nữ đệ tử Keiko tính kế phục thù cho bà thầy Otoko, một nữ họa sĩ xưa kia bị nhà văn Ôgi ruồng bỏ, bằng cách tiếp cận cha con Ôgi.  

Nói chuyện một ḿnh

(Dokuei jimei)

10/1970]

Kawabata giải thích về các tác phẩm trong toàn tập của ḿnh, đặc biệt là về nhân vật Michiko và cuộc t́nh xưa.

 Theo Ban biên tập nhà xuất bản Shinchô (2016)

[1] Nguồn gốc của Izu no odoriko vốn là một tác phẩm có tên là Yugashima no omoide (Kỷ niệm về Yugashima).

[2] Ư nói viết theo cảm hứng (sokkyô. improvised) chứ không theo trải nghiệm bản thân.

 


* Nguyễn Nam Trân :

Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com

.........................

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com)
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com