|
I) HẾT TÀU ĐẾN XE (Fune to kuruma)
Ảnh minh họa
Một tuần sau khi khởi hành từ New York, tôi đến Pháp lần đầu khi đặt chân lên hải cảng Le Havre, vào lúc 10 giờ rưỡi tối. Sau bữa ăn chiều trên tàu khoảng 8 rưỡi tối, tôi và tất cả hành khách đă lên boong để ngắm những dải ánh sáng giống như đám tinh vân ở phía chân trời xa, giữa khi màn đêm xuống dần. Tôi thầm nhủ: “Cảng Le Havre kia rồi!” Biển phẳng lặng và bầu trời trong lúc tàu tiến gần đến bến, nhưng cái lạnh ở đây vẫn không thua ǵ lúc chúng tôi c̣n ở ngoài khơi Đại Tây Dương đầy mưa và sương mù. Trên người, tôi vẫn khoác cái áo dạ không dày mấy mà tôi đă mang theo suốt cuộc lữ hành đường biển. Trên mặt biển bao la không bờ bến, tôi thấy có nhiều thuyền đánh cá lớn với ba cánh buồm lênh đênh trong ánh hoàng hôn đang lịm dần và vô số cánh hải âu chao lượn trông chẳng khác ǵ những chiếc lá vừa mới ĺa cành. Ngoài khơi xa lại có vài vệt khói đen của một chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước kéo ra đằng sau như những cái đuôi dài....Không hiểu sao tôi lại có cảm tưởng là khi đến gần bờ, cùng lúc, nước biển cũng trở nên dễ thương và gần gũi với con người hơn. Đến khi màn đêm dần bao trùm lên cảnh vật, ánh đèn ở phía xa, từng cái một, lại nhân lên thêm và cuối cùng tôi đă có thể nhận ra ánh sáng của ngọn hải đăng cũng như đèn đóm trong thành phố. Cảng Le Havre có vẻ nằm sát núi nên bên cạnh những ngọn đèn nhấp nháy khắp nơi, đột nhiên từ trên cao, chắc là đỉnh núi, có một luồng ánh sáng đèn pha cực mạnh quét xuống thăm ḍ. Dĩ nhiên là phong cảnh trước mắt đă làm tôi nhớ lại những ǵ Guy de Maupassant miêu tả về hải cảng này trong các tác phẩm của ông như “Đam mê” (La Passion), Chú Jules của tôi” (Mon oncle Jules), “Pierre và Jean” (Pierre et Jean). Tôi nh́n thật kỹ chung quanh để so sánh cảnh vật hiện tại với những ǵ nhà văn đă dùng làm mẫu để viết ra tác phẩm. Có lẽ v́ trời tối nên tôi không nhận ra cảnh nào ḿnh muốn t́m trong khi con tàu đang xáp lại vào bờ. Một phần lớn của dải đất ven biển này đă được che chắn bởi một bờ thành xây dựng kiên cố, trên đó có những cột đèn xinh xắn đặt bên nhau bằng những khoảng cách đều đặn. Chắc hẳn nơi đó là một đại lộ. Nh́n từ xa, mấy căn nhà nằm dọc theo bờ nước được soi sáng bởi dăy cột đèn ấy gợi cho tôi h́nh ảnh một tấm phông sân khấu. ....Nhà của người Pháp thường nhỏ bé, xinh xắn và tự nhiên, trông rất ưa nh́n. Một phần khác cũng v́ cho đến bây giờ, trong một thời gian dài, mắt tôi chỉ nh́n toàn những khối vuông, cao không có mái của các bin-đinh New York. Chiếc tàu của chúng tôi giảm bớt tốc độ và hụ lên liên tiếp hai ba hồi c̣i. Âm hưởng kéo dài từ khu phố về phía ngọn núi.Tôi đă nghe được tiếng nói của người đang đứng trên bến. Cả âm nhạc của một buổi khiêu vũ đang vượt qua ngọn sóng để t́m đến chúng tôi....Rốt cuộc, tôi đă phân biệt được tất cả. Trên đại lộ chạy dọc theo bờ biển, tôi thấy có nhiều người, cả đàn ông lẫn đàn bà, đang đi dạo để hưởng chút hơi mát giữa đêm hè. Ở lối vào một cửa tiệm giống như quán ăn, đèn đuốc sáng choang, và trong một ngôi nhà khá rộng nhô ra bờ biển, có nhiều người đang khiêu vũ dưới những ngọn đèn lấp lánh. Một ông đứng cạnh tôi nói với vẻ thích thú: “Hay quá ta! Ở đây c̣n có cả ṣng bài.” Đằng trước bến tàu, tôi thấy có rất nhiều chiếc tàu nhỏ chạy bằng hơi nước đang cắm neo. Xa hơn một chút, một chiếc tàu hơi nước khác đang trôi. Đang tưởng là chiếc tàu của ḿnh sẽ dừng cạnh đó, nhưng không, nó lại nhẹ nhàng tiến thêm một đoạn dọc theo bờ tường nơi có một lũ con trai con gái đang nô đùa. Bọn chúng chạy hết tốc lực về phía chiếc tàu của chúng tôi và trả lời thật to cho những người đứng trên boong đang vẫy mùi soa và gọi chúng. Rốt cuộc th́, tuy tưởng là chậm, nhưng thật ra con tàu lướt rất nhanh và khác với điều tôi tiên liệu, đây là một nơi có vẻ nằm ở cuối khu phố. Nhà cửa bắt đầu thưa thớt và trên bờ bây giờ chỉ c̣n có những kho hàng xây bằng đá mọc nối tiếp bên nhau. Hai ba chiếc tàu lớn chạy bằng hơi nước giống như tàu chúng tôi đang đậu bên kè. Cuối cùng, tàu chúng tôi đă vào ụ tàu của hăng “Xuyên Đại Tây Dương” (Transatlantique) và lần đầu tiên trong cuộc hành tŕnh hải dương này, nó mới có dịp dừng lại. Ngay sau đó, một anh thủy thủ đă nhanh nhẹn hạ chiếc cầu thang và nói ǵ đấy bằng một cái giọng thật to. Sau khi xuống thang xong, chúng tôi đến trước nhà ga của bến tàu mà từ trên boong, chúng tôi đă nh́n thấy ở đó có một tấm áp-phích thật lớn đề mấy chữ: CHUYẾN XE HỎA ĐẶC BIỆT ĐI PARIS KHỞI HÀNH 7 GIỜ 55 SÁNG Trên boong, nhiều người bực ḿnh đă than phiền nhưng họ không thể làm cách khác. Tất cả bắt buộc phải ngủ đêm nay trên tàu hay đi xuống mướn khách sạn. Sáng hôm sau, từ lúc hừng đông, khi vừa thức dậy, chúng tôi đă nghe tiếng những người bán hàng đi bằng thuyền, chèo đến vây quanh tàu và rao bán: “Vang đây!”, “Bia đây!” Sửa soạn hành lư để xuống tàu xong, tôi uống cà phê và lên trên boong. Trời mát mát, có thể nói là hơi lạnh, chẳng khác đêm hôm qua. Tôi không ngờ bên Pháp này lạnh đến thế. Bầu trời giăng mây và mặt đất ẩm ướt, h́nh như tối hôm qua vừa có một cơn mưa nhẹ. Hôm nay, tôi muốn được xem lại mấy ngôi nhà tối qua và vàm sông nổi tiếng nơi con sông Seine đổ ra biển ngay dưới ánh sáng ban ngày để coi chúng như thế nào. Thế nhưng mấy dăy nhà kho và vạt đất mắc đầy đường rầy xe lửa đă chắn ngang tầm mắt nh́n từ boong tàu của tôi. Cái mà tôi có thể nh́n được ở đằng xa là mấy quả đồi cao và xanh um, trên đó lác đác có vài nóc nhà. Nhà ga ở ngay cầu tàu nên lên xe hỏa không khó khăn ǵ. Khi tôi mang chiếc va-li vào pḥng đợi th́ cái đập ngay vào mắt tôi là màu xanh b́nh dị và thanh nhă của bức tường, bởi v́ nó khác với sở thích chuộng hai màu vàng kim và đỏ của người Mỹ. Cùng lúc, tôi không thể không dừng chân lại trước một tấm áp-phích in bằng màu phơn phớt, tŕnh bày phong cảnh nước Thụy Sĩ và miền Nam Âu. Thực vậy, cảnh trí này đă làm cho tôi xúc động mạnh và khiến tôi thầm nhủ: “À, th́ ra cuối cùng ḿnh cũng đă đặt chân lên lục địa Âu châu!” Le Havre với Paris đă được dùng làm bối cảnh cho nhiều xen trong cuốn “Con Thú Người” (La Bête Humaine) nổi tiếng của Emile Zola. Trong đó xuất hiện một tên sát nhân loạn trí. Trong số những khung cảnh cạnh con đường sắt này, Zola đă chọn mấy địa điểm kinh hoàng và những vạt đất hoang vu, khô cằn sỏi đá, nơi không một bóng người lai văng để tượng trưng cho ư định giết người của nhân vật chính. Tôi bèn nh́n ra ngoài toa xe thật kỹ, hơn cả đêm qua lúc chiếc tàu thủy đưa tôi vào bến. Tuy nhiên, tôi lại thất vọng thêm lần nữa, hoặc giả điều này đă xảy ra không đúng như tôi mong đợi. Con tàu cứ chạy, dừng một lúc ở Rouen rồi tiếp tục để vào Paris. Mất tất cả bốn tiếng đồng hồ. Suốt khoảng thời gian đó, tôi chưa thấy một phong cảnh nào chán ngán đến vậy. Thực tế là chúng tôi đă phải chui qua năm sáu cái hầm khá dài và phong cảnh đồng quê ở Nomandie, tuy có trải ra như một bức tranh, nhưng đối với cặp mặt đă quen với những giải đất rộng bạt ngàn và thưa thớt dưới khung trời Bắc Mỹ th́ nơi đây quá đẹp đẽ và ngăn nắp để tôi có thể gọi nó là một phong cảnh thiên nhiên. Chẳng hạn, màu vàng của lúa ḿ trải ra đến ngút mắt và ôm lấy một con đường ṃn nhỏ và những cánh hoa “Ngu mỹ nhân” (coquelicot)[2] đỏ sẫm như những giọt máu đọng lại sau khi mùa gặt đă đi qua, rồi đến những ngọn núi nhỏ hay đồi được cày xới lên tận đỉnh và được phân chia với màu sắc rơ ràng...một cánh đồng rau, một con đường rợp bóng cây bạch dương nơi có chiếc xe hai ngựa kéo và chất đầy rơm hay một bụi cây mùa hè mọc bên bờ nước và trong đó, một con ḅ đang dầm ḿnh vv...là những nơi chốn và màu sắc gợi ra bởi những bức tranh mà tôi đă được xem từ mấy năm nay. Tôi nghĩ rằng phong cảnh thiên nhiên như thế mới là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật, nhưng chúng lại quá đẹp và quá cổ điển khiến tôi phải gạt ra ngoài trí tưởng tượng của ḿnh. Khi đoàn tàu đến gần Paris th́ bầu trời xanh đă bắt đầu hiện ra thay vào chỗ những cḥm mây nặng nước mưa và xám xịt của miền Tây nước Pháp, một màu xanh trong sáng mà tôi không bao giờ được thấy ở Mỹ, ngay vào những hôm trời đẹp nhất. Dĩ nhiên, dưới một bầu trời như vậy th́ phong cảnh đồng quê ở đây cũng sáng sủa hơn nhờ được ánh sáng tô điểm. Mỗi lần thấy những căn nhà giống y nhau với mái ngói đỏ và khung tường xám nằm dưới bóng cây xanh, tôi lại buột miệng:”Ôi chao, dân cư sống ở vùng này quả là hạnh phúc!” Đột nhiên, ở cuối chân trời xa nơi có những đám mây trắng mùa hè đang êm trôi, tôi nhận ra ngọn tháp Eiffel. Bên dưới cửa sổ toa tàu, một ḍng nước xanh chảy lặng lờ. Hai bên bờ, những bụi cây mùa hè đang nghiêng ḿnh xuống mặt nước như đă hết chịu nổi gánh nặng của khóm lá dày. Nhiều người đang câu. Có tiếng chim gù. Vài ḥn đảo, có lẽ là đảo nổi, thay nhau làm đổi hướng ḍng nước trôi. Theo tấm bản đồ đang treo trong toa tàu, tôi đoán đó là con sông Seine. Rốt cuộc, xe lửa đă sắp đến nhà ga Saint Lazare ở Paris. Đây là vùng ngoại ô, nơi có những ngôi biệt thự nằm bên nhau. Không biết phải mô tả làm sao! Tất cả có lẽ đều là nhà của đám người có của. Bao lơn, của sổ cũng như vườn tược đều ngăn nắp và chia thành từng khu vực, muốn gọi chúng là ǵ th́ phải biết một ít danh từ kỹ thuật. Nhưng tôi vốn là kẻ không rành rẽ mấy chuyện đó, tôi chỉ nhớ đến những nhân vật sân khấu hay tiểu thuyết mà tôi đă được đọc cho đến phút ấy khi nh́n những người đàn bà đang đứng cạnh cửa sổ hay trong vườn, họ quay lưng lại nh́n khi nghe tiếng xe lửa đến gần. Chúng tôi tới ga Saint Lazare. Một ông người Pháp trên tàu thủy đă dặn ḍ tôi: “Vùng quanh ga là nơi xô bồ nhất Paris và tôi đă sợ hết vía khi nhận ra là ở đấy, bọn cướp giật đông kinh khủng. Đừng bao giờ để đồng hồ hay ví, nói chung là vật có giá trị, trong túi nha!”. Do đó khi xuống xe lửa, tôi đă chuẩn bị trước cả. Đúng là ở trên kè, người đông dễ sợ nhưng không giống như nhà ga Trung Ương (Central Station) của New York. Người ta đi đứng chậm răi. Tôi không gặp một tia nh́n nào xoi mói như cảnh vẫn thường thấy bên Mỹ. Không có một kẻ khốn nạn nào xô đẩy anh du khách quê mùa từ sau lưng với bàn tay thô bạo. Trong số hành khách đi từ kè ga ra ngoài phố, có lẽ tôi là người bước nhanh nhẹn và hăng hái nhất dù chỉ mới tới cái thành phố rộng lớn này lần đầu tiên, không người hướng dẫn và chẳng có ai đưa đón. Ngoài cửa ga đă thấy vài ba nhân viên khách sạn đang đi t́m đám khách đă giữ chỗ nơi họ, lại ch́a danh thiếp cho tôi và gọi: “Ông ơi!”, “Ông à!” nhưng tôi không trả lời mà bước qua băi đất trước ga đi về phía một con lộ nơi xe độc mă, song mă, xe điện đường đậu chen chúc. Tôi nghĩ nếu đi về hướng này, thế nào ḿnh cũng t́m được một khách sạn giá không cao lắm. Đúng như dự đoán, ở một góc đường, tôi đă thấy tấm biển đề “Phố Rome” (Rue de Rome) là tên của con đường và một cánh cửa để đi vào một khách sạn có vẻ nhỏ. Từ đây, chỉ cần quay đầu lại là tôi đă thấy nguyên cả mặt tiền của nhà ga, rộng và xám, nơi tôi vừa mới bước ra. Lời ghi chú “Giá phải chăng” (Prix modéré) cho biết họ nhắm vào đám du khách b́nh dân. Khi tôi bước vào th́ bà chủ khách sạn đi ra từ gian pḥng bên cạnh và chào “Bonjour Monsieur !”. Bà cao to và béo giống như một cái thùng phuy, mái tóc tuy nhuộm đă trắng đi hết phân nửa. Tuy đôi má mỡ màng nhưng thân thể khỏe mạnh như quả táo chín, một sợi râu cằm dài đâm ra từ cái nốt ruồi lớn bên cằm. Đó là h́nh ảnh một bà chủ quán ở Paris như người ta vẫn thấy đăng trong các tập san hay nhật báo, những người đơn thân điều khiển một khách sạn: “Ông từ đâu đến thế? Ông khỏe chứ?” rồi bà khen ngợi tôi dăm câu để lấy ḷng. Tôi giao mớ hành lư cho một ông người làm thọt chân rồi cùng leo với ông ta lên tầng hai bằng cái cầu thang rộng h́nh xoắn ốc và sau đó được đưa vào một căn pḥng. Nói cho cùng, tôi không thể ở lại Paris quá hai hôm. Lần này, tôi phải đi ngay Lyon, thành phố ở gần phía Nam nước Pháp bởi v́ mới đây, tôi đă nhận việc ở một xí nghiệp dưới đó để có tiền sinh sống. Tuy tôi vẫn có thể trở lại viếng thăm Paris nhưng tôi muốn khám phá nó ngay và càng nhiều càng tốt. Sau khi tôi ngỏ lời với bà chủ khách sạn về chuyến lữ hành cập rập của ḿnh, bà đă khuyên nên làm một ṿng thành phố và gọi dùm một chiếc xe ngựa để đưa đi. Ôi! Paris! Tôi không biết nói sao về cảm tưởng tôi có về nó! Không chỉ với cái Quảng trường Concorde nổi tiếng và Đại lộ Champs Elysées, Khải Hoàn Môn (L’Arc de Triomphe) cũng như khu rừng Boulogne (Bois de Boulogne). Nó c̣n là con đường Rivoli nhộn nhịp, Đại lộ Italiens (Boulevard des Italiens) người qua kẻ lại, cũng như những cái kè bên bờ sông Seine, ngay cả những con phố mà tôi chưa từng nghe đến tên. Nói chung là những ǵ tôi nh́n thấy và những nơi tôi thăm viếng đều cho tôi cảm giác thực sự về sinh khí của thành phố lớn này, đúng y với những ǵ đă được mô tả với từng chi tiết trong những tiểu thuyết của trường phái tả chân (Réalisme) và các vần thơ của nhóm Thi Sơn (Parnasse)[3]. Nước Pháp không thể nào tồn tại nếu nó thiếu vắng nghệ thuật. Trong xe, tôi lẩn thẩn nghĩ về quê hương tôi với nền nghệ thuật của nó. Không hiểu những nhà văn tả chân Nhật Bản của thời đại Minh Trị đă nghiên cứu được đến đâu về thành phố Tôkyô? Trường phái của chúng tôi đă đủ chín muồi để tiến về phía chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa tượng trưng hay chưa? Trong hai ngày trời, tôi đă dạo một ṿng chung quanh thành phố. Thế rồi, buổi tối sau cùng th́ sau khi dùng bữa trong một quán cà phê góc phố, tôi trở về khách sạn thanh toán tiền để đi Lyon. Sau khi mọi việc đă xong xuôi, bà chủ to béo bèn mời tôi ngồi lại trên một cái trường kỷ (sofa) đằng sau quầy két, đợi một chiếc xe đă được gọi đến đưa tôi ra ga. Tôi vào ngồi sau quầy với bà và được chỉ dẫn kỹ càng về đoạn đường: chuyến tàu, nhà ga, chỗ mua vé...Bà c̣n dặn ḍ tôi phải đề pḥng tiền giả hiện đang lưu hành nhiều chỗ trên đất Pháp. Cuối cùng, chiếc xe ngựa đă tới và ngay trước khi tôi lên đường, bà c̣n trao tận tay tôi một bông hồng bạch lấy từ cái b́nh hoa đặt trên ḷ sưởi, nói là để cho tôi đỡ buồn trong chuyến đi. Có thể đấy chỉ là một hành động tự phát của bà trong lúc ấy nhưng tôi thấy hết sức dễ thương. Đó là loại hoa hồng màu trắng của Pháp, nó to chẳng khác nào một đóa mẫu đơn và đă làm tôi cảm động một cách dễ dàng. Thực thế, bà chủ quán là người duy nhất tôi vừa được quen biết trong thành phố Paris, kinh đô lớn của một nước Pháp c̣n rộng bao la hơn nó nữa. Thế nhưng hôm nay, khi rời khỏi kinh đô này, tất cả sẽ chấm hết, cả hai chúng tôi sẽ không c̣n nhớ ǵ về nhau. Đối với tôi th́ bà sẽ chết theo lúc tim tôi ngừng đập và tôi cũng có thể chết bất đắc kỳ tử trên xứ người v́ một cơn bạo bệnh nào đó. Nhưng dù tôi có chết, sẽ chẳng có ma nào biết đến sự hiện hữu của tôi. Cái chết của tôi cũng như đóa hoa hồng bạch bà chủ ấy tặng cho tôi, cả hai đều chẳng liên quan ǵ đến hướng đi của lịch sử v́ thế giới sẽ cứ như thế mà tiến không ngơi nghỉ về phía vô tận. Đến ga Lyon, tôi lấy chuyến tàu tốc hành về hướng Marseille. Chọn một chỗ ngồi cạnh cửa sổ, tôi nh́n những khu phố Paris dần dần lướt qua, thế rồi theo nhịp bánh xe lăn, sau đó là những cánh đồng lúa ḿ tắm trong ánh hoàng hôn và trải dài đến ngút mắt. Mấy bụi cây xanh nằm rải rác đó đây đă đổi thành một màu xanh thẫm và đồng lúa vàng bao quanh chúng hiện ra trong cái ánh tim tím mơ hồ cuối ngày. Hiện ra rơ nét hơn họa chăng là những bóng đàn ông đàn bà đang vội vă trở lại nhà cũng như bóng mấy con ḅ ở tít phía chân trời khi ánh nắng chiều lịm dần...Một buổi hoàng hôn thanh vắng của vùng đồng quê nước Pháp khiến tôi nhớ đến những câu thơ của Jules Breton[4], người đă vẽ nên bức tranh đó:
Voici l’ombre qui tombe, et l’ardente fournaise
(Này, bóng tối đang buông. Cái ḷ nóng bỏng...
Et la lumière avare aux details se refuse,
Khi ánh sáng keo kiệt không cho ta nh́n chi tiết,
Où l’air est un parfum et le vent un soupir!
(Lúc đó, không khí tựa như làn hương và gió là tiếng thở dài. Vâng, đây là một buổi hoàng hôn tối tăm mơ hồ, lúc không c̣n phân biệt được vật này với vật khác. Trong khi ấy đường viền chung quanh chúng lại lộ rơ ra trong cái nửa sáng nửa tối b́nh lặng ấy. Vào một buổi hoàng hôn như vậy, giữa đất và trời, tất cả màu sắc, bóng h́nh và tiếng động sẽ ḥa lẫn vào nhau. Đó là một khoảnh khắc kỳ diệu, bí ẩn và đẹp lạ thường giúp người ta tiếp nhận tức khắc...cả những cái xấu xí và chúng cũng được xem như một phần của cái đẹp. Sao Hôm trông khác nào một viên hồng ngọc đă mọc trên nền trời và bắt đầu chiếu lấp lánh. Ánh đèn từ những ngôi nhà bên bờ đường chiếu xuống ḍng nước của một con sông đang chảy qua cánh đồng rồi hắt lên trở lại. Mắt tôi nh́n đăm đăm cái màu xanh mỗi khắc mỗi tối dần khi màn đêm buông rủ trên những cánh đồng lúa ḿ rộng bạt ngàn. Từ khi ra khỏi thành phố Paris, tôi không c̣n thấy nơi nào có thể gọi là một thành phố nữa. Chuyến tàu tốc hành lao nhanh như gió, không dừng lại ở nhà ga nhỏ các làng, trong khi đó, những cánh đồng lúa ḿ bằng phẳng, bụi cây rậm rạp và gịng suối chảy nhè nhẹ vẫn nối nhau lướt qua, tưởng chừng không bao giờ chấm dứt. Nhưng dù sao, phong cảnh như thế này không hề giống cảnh các dải b́nh nguyên của miền Trung đại lục Bắc Mỹ vốn đơn điệu và rộng vô biên. Những cánh đồng cỏ dành cho súc vật ở Kansas , đồng ngô ở Missouri và Illinois đem đến cho lữ khách một bầu không khí thê lương quạnh vắng, gợi cho họ một nỗi buồn mạnh mẽ và lớn lao, nói cách khác là đầy nam tính, dù tôi thấy nó cũng b́nh yên như cánh đồng ở Pháp. Tuy giống nhau nhưng ngược lại, cảnh tôi đang nh́n bây giờ có một cái ǵ rất nữ tính. Những khu rừng đêm đang hiện ra trước mắt tôi tuy b́nh yên nhưng có một cái ǵ ấm cúng và không buồn bă, cánh đồng và ḍng nước lặng lẽ như đang nói lên những lời an ủi dịu dàng. Thiên nhiên ở Mỹ tượng trưng cho t́nh yêu của một người cha, vô cùng nghiêm khắc, trong khi đó t́nh yêu của thiên nhiên nước Pháp đúng là t́nh ái của một người con gái đang yêu chứ không chỉ là cái từ tâm của một bà mẹ. Phong cảnh gợi cảm này càng lúc càng đẹp khi nó hiện ra dưới ánh sáng của một vầng trăng hăy c̣n khuyết nửa chừng và vừa mới mọc. Ôi chao! Tôi chưa bao giờ được nh́n thấy một cảnh tượng đẹp đến vậy trong ṿng bốn năm trời từ khi rời cố quốc để cất bước ra đi. Tôi mở cửa sổ và hít lấy đến say sưa mùi thơm của cỏ khô trên suốt cánh đồng. Tôi lim dim, gật gà gật gù với cơn buồn ngủ đến từ cái mệt mỏi của chuyến lữ hành dài xuyên Đại Tây Dương. Mỗi lần chợt thức dậy, tôi lại nh́n ra bên ngoài của sổ để thấy ánh trăng giờ đây đă sáng rơ ra và bầu trời đêm càng ngày càng đen kịt. Rốt cuộc, tôi không c̣n phân biệt cơi mộng với cảnh thực nữa. Lúc ấy, có lẽ đă quá nửa đêm. Xe lửa dừng lại ở một nhà ga và nhân viên đứng trên ga rao cho chúng tôi biết tên ga vừa mới đến: “Dijon! Dijon!”. Dưới khung cửa sổ, tôi nghe tiếng ba bốn người đàn bà lên tiếng hỏi ông ta thật rơ xem họ phải lấy chuyến xe nào ở đây để đi về phía một cái hồ bên Thụy Sĩ. Tôi không hiểu v́ cớ nào mà tôi thấy giọng nói các bà có vẻ bí ẩn đối với cái lỗ tai của một người mới vừa tỉnh ngủ. Ồ! Phải chăng họ là những cô gái trẻ đang muốn đi từ Pháp qua một cái hồ bên Thụy Sĩ dưới ánh trăng vào một cái giờ khuya khoắt. Và quần áo của họ mặc lại tuyền trắng, một cái màu sao mà thần bí đến thế!. Rồi họ bước đi khỏi nơi đó. Đoàn tàu chỉ dừng lại ga này 5 phút và tiếp tục lăn bánh rất nhanh. Rốt cuộc, tôi cảm thấy quá mệt để có thể ngồi trên chiếc ghế dài bọc nhung trong toa. Hai mi mắt nặng trĩu nhắm lại lúc nào không biết. Dù vậy, tôi vẫn không muốn bỏ qua phong cảnh đêm trăng sáng đáng nhớ này, có gật lên gật xuống đi nữa, tôi vẫn nh́n ra ngoài của sổ để thấy bên ngoài giờ đă bắt đầu thay đổi một cách rơ ràng. Một cánh đồng bằng phẳng đang trải ra ngút ngàn, trên đó bụi rậm bắt đầu thưa thớt và chẳng c̣n thấy nhà cửa nữa, họa chăng là một lối đi dưới hàng cây bạch dương, phong cảnh tiêu biểu của xứ Pháp, kéo dài dọc theo đường rầy xe lửa. Hàng trăm, hàng nh́n cây bạch dương cùng một chiều cao, dàn hàng bên nhau, nhiều không sao đếm hết...Có một lúc, bất chợt từ bốn phía, sương mù sa xuống như giăng một tấm màn trắng và từ những khe hở của nó, hiện ra một vùng giống như ḥn đảo nổi cũng màu trắng nốt, trông chẳng khác nào một truông cát. Cả một vùng đất ấy có vẻ phẳng phiu và thấp một cách lạ lùng. Tôi đồ chừng đoàn tàu đă đến bên bờ một con sông lớn. Bây giờ, nói ǵ th́ nói, tôi đă nhận ra là nước sông đang chảy nhưng đôi mắt mệt mỏi của tôi vẫn c̣n bàng hoàng trong một cơi mộng có màu xanh của ánh trăng thanh và bao bọc bởi những lớp sương mù trắng đục đang trôi trên mặt đất. Tôi muốn nh́n tấm bản đồ đang treo trên tường toa tàu nhưng không sao nhón khỏi ghế ngồi để đứng dậy. Tôi muốn nh́n cho được tấm bản đồ đó nhưng đă gục đầu xuống ngủ không biết tự hồi nào. Bất chợt tôi bị đánh thức v́ tiếng động lúc đoàn tàu đang băng qua cây cầu của đường xe lửa và nh́n thấy vách tường trắng của những ngôi nhà viền theo hai bờ sông nằm trên một con đê cao bằng đá và trời lúc đó rất sáng. Có phải ánh sáng từ mặt sông hắt lên hay là ánh trăng? Cuối cùng chúng tôi đă đến được Lyon. Tôi vội vàng nhặt cái mũ rơi dưới đất và đội lên đầu, sửa quần áo cho ngay ngắn rồi bước xuống xe. Lúc ấy đồng hồ của nhà ga đang chỉ ba giờ rưỡi sáng. Trên bầu trời mùa hè, tôi không c̣n thấy trăng và cũng chẳng thấy sao. Ánh sáng hừng đông đă làm trắng cả chân trời. Tôi gọi xe để vào trong cái thành phố hăy c̣n đang say ngủ rồi kiếm pḥng ở một khách sạn nằm bên bờ sông. Tôi vào pḥng và mở cánh cửa sổ nh́n ra bao lơn để, trước khi đi ngủ, xem cho được bầu trời một buổi sáng sớm ở Âu châu vào mùa hè. Tôi nghe có tiếng chim kêu ríu rít ở ngoài xa hay chỉ gần bên cạnh. Thật không thể tưởng tượng được là đôi tai của người đến từ New York lại có thể nghe được tiếng chim như thế ở giữa thành phố.
Sau khi thức dậy, tôi chợt nhớ đến đóa hoa hồng bạch mà bà chủ khách sạn ở Paris đă tặng cho. Tôi quên bẵng là ḿnh đă bỏ quên nó bên cánh cửa sổ toa tàu v́ hấp tấp rời xe. Đóa hoa ấy lúc đó vẫn c̣n thơm ngát giờ đây đă đi đến Marseille rồi cũng không chừng! Hay là, có khi ở giữa đường, nó đă bị bàn chân của hành khách, khi đi lên đi xuống, vô t́nh dẫm nát.
Dịch ngày 25 tháng 6 năm 2021 [2] Trong trí tưởng tượng của người Nhật, màu đỏ của hoa coquelicot đến từ nhũng giọt máu của nàng Ngu Cơ sau khi tự vẫn. [3] Một trường phái thơ với thi phong cao sang, phản bác đạo đức buốc-gioa, đă trấn đóng thi đàn Pháp vào khoảng thập niên 1860 với Le Conte de Lisle và Baudelaire như hai nhà thơ tiêu biểu. [4] Jules-Adolphe Breton (1827-1906) vừa là họa sĩ vẽ phong cảnh vừa là nhà thơ. [5] Kafu đă trích thơ Jules Breton từ tác phẩm “L’Artois”. Xin xem bài này vốn cũng được in trong “Anthologie de la poésie franccaise du XIXe siècle, do Gallimard xuất bản, 1992, Tome 2, page 120.
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com ......................... ®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com) |