TRUYỆN BÊN TÂY

(Furansu Monogatari, 1909)

Nguyên tác : Nagai Kafuu

Dịch : Nguyễn Nam Trân

 

( X ) GIĂ BIỆT PARIS

(Pari no wakare)

                    

 Childe Hassam | Impressionist painter | Portraits / Figures | Tutt'Art@ |  Pittura • Scultura • Poesia • Musica

 Ảnh minh họa

 

Ngày cuối cùng đă đến sát bên rồi. Dù với giá nào, sáng hôm sau tôi cũng phải rời thành phố Paris và vĩnh viễn chia tay với nó. Trước khi hoa xuân chưa kịp nở, tôi sẽ phải quay lại cố hương Nhật Bản. V́ thế, tôi đă bỏ ra ngoài tai tất cả mọi thứ vấn đề, ngay cả lời khuyên răn của vị bác sĩ, người đă lo lắng cho cái thân thể bạc nhược của tôi, mà lần lữa ngày này qua ngày khác để đến hôm nay tôi vẫn c̣n chôn chân ở Paris. Nhưng bây giờ th́ tôi không c̣n có thể ở thêm v́ tiền ăn đă cạn. Ngày mốt đây sẽ phải lấy tàu biển ở London để lên đường về nước nên nhất định là tôi phải có mặt tại chỗ trước đó một hôm.

Tôi có báo cho một số người là tôi sẽ về Nhật nên hai ba anh bạn thân đă kéo tôi đến một tiệm ăn nằm dưới bóng cây trên Đại lộ Champs Elysées để mời một cốc xâm-banh tiễn biệt. Sau khi rời hiệu ăn, chúng tôi dời vào một quán cà phê có chơi nhạc (café concert) vốn cũng nằm dưới tàng cây xanh lại có trang trí những ngọn đèn lấp lánh thật xinh. Nơi đây, chúng tôi có thể nghe những bài hát b́nh dân đang ăn khách. Thế rồi quay về Đại lộ, bọn tôi lại vào một quán cà phê khác có pḥng đặc biệt để ngắm một vũ công Tây Ban Nha xinh xắn, tay vừa nhịp phách castanet vừa múa những điệu vũ hết sức sinh động[6] Đêm rất ngắn và chúng tôi quên cả là trời đă sáng.

Sau khi chơi suốt một đêm, trên con đường về nhà trọ, không biết bao nhiêu lần tôi đă say sưa ngắm cảnh sắc phố phường Paris cũng như của ḍng sông Seine. Ôi! Tôi muốn thu hết cả vào trong tầm mắt như thể đây là lần cuối.

Tôi vừa nh́n ánh nắng mai rọi trên lầu chuông của thánh đường Notre Dame, vừa lê bước về căn nhà trọ trong khu phố La Tinh (Quartier Latin).Tôi kéo màn cho căn pḥng tối đi và cố gắng t́m giấc ngủ nhưng khi nghĩ rằng ḿnh chỉ c̣n có hôm nay là ngày duy nhất c̣n được ở lại Paris, tôi không sao nhắm mắt. Tiếng chim ríu rít trong vườn Luxembourg (Jardin Luxembourg) và tiếng chuông trên tháp đồng hồ của Đại học Sorbonne vọng đến tai tôi. Xa xa, ́ ầm tiếng bánh một chiếc xe chở hàng nặng nề đang trên đường ra chợ hay một nơi nào đó.

Nằm trên giường và ngẩng mặt nh́n trần nhà, tôi tự hỏi tại sao ḿnh không thể sống suốt đời ở Paris?Tại sao tôi lại không được sinh ra trên đất Pháp nhỉ? Tôi không c̣n cách nào hơn là giận cho cái số kiếp hẩm hiu của ḿnh! Do đó, tôi không thể nào tin rằng Heine, Tourguenev, Byron hay Chopịn – những người đều đến Paris và chết ở nơi đây – đă sống một cuộc đời bất hạnh. Rốt cuộc, là những nhà nghệ sĩ, nếu như họ có phải sống trọn đời ở thủ đô của nghệ thuật như nơi đây, th́ điều đó chẳng phải là nguyện vọng của họ hay sao? Cũng như Byron đă từng làm, tôi cũng đă bỏ mặc quê hương xứ sở để dứt khoát t́m đến một đất nước xa lạ. Nhưng nay v́ một lư do cỏn con, một câu chuyện tầm thường mang tên là tiền bạc,tôi bắt buộc phải trơ trẻn quay đầu về nơi tôi đă bỏ đi, với cái dáng tiu nghỉu của một con chó lạc chủ. Chao ôi! Sao tôi có thể yếu hèn đến vậy!

Tôi không biết là ai nói nhưng nhớ có lần nghe người ta bảo là nếu muốn cầm cự để tiếp tục sống ở Paris, nên đi kiếm một hiệu ăn hay quán cà phê nào đó mà xin làm bồi bàn. Nghĩ đến đó, tôi bỗng vùng dậy khỏi giường và nhặt mớ quần áo mới cỡi ra và vứt vội trên sàn. Thế nhưng sau khi đă đi chơi liên tục mấy đêm, nhất là đêm vừa rồi lại nốc không biết bao nhiêu là xâm-banh, đầu tôi ngầy ngật, tứ chi bải hoải, các khớp xương đau nhức. Than ôi! Với một cơ thể như tôi bây giờ, tôi khó ḷng làm bồi bàn hay công việc nào khác, ngay cả chuyện làm ma cô rước khách hộ để có ít đồng chia phần từ một cô gái bán dâm.

Tôi ngă vật ra giường. Tôi không muốn trở lại Nhật. Tôi chỉ muốn t́m cách nào để tiếp tục ở Paris mà thôi.

Từ một kẽ hở giữa bức màn, ánh sáng bên ngoài tràn vào và chiếu xiên xiên lên mặt sàn. Tôi nghe khắp nơi có tiếng mở của sổ và cửa cái, tiếng ai đổ nước thải. Và tôi cũng ngửi được đâu đó cái mùi thơm phức của cà phê đang pha nữa. Từ bức tường ngăn với pḥng bên cạnh, có tiếng một cặp trai gái đang th́ thầm to nhỏ. Ṭ ṃ, tôi muốn lắng nghe xem họ đang nói những ǵ nhưng cũng vừa lúc đó, ngay bên dưới cánh của sổ pḥng tôi, nơi cái sân trong, một người làm công của nhà trọ đang xịt nước tưới từ một cái máy bơm và hát với cái giọng lè nhè như người buồn ngủ: “Quoi, maman, .vous n’êtes pas sage?” (Mẹ sao thế! Mẹ không biết điều à?)

Nếu trở lại Nhật, tôi sẽ không c̣n dịp nghe lại những khúc hát b́nh dân như vậy vốn được cất lên bằng một cái giọng vịt đực từ vùng Normandie hay một nơi nào giống thế. Nghĩ đến đây, tôi bỗng nhận ra là ḿnh đang trườn người ra nghe anh ta như người đang theo dơi một vở nhạc kịch Ôpêra. Cớ sao ḿnh lại đâm ra yêu cái nước Pháp này như vậy?

Nước Pháp! Ôi là nước Pháp! Tôi đă yêu mến nước Pháp không biết v́ lư do ǵ kể từ những bài học về lịch sử thế giới lần đầu tiên trên ghế trường trung học!Tôi chưa lần nào có hứng học tiếng Anh. Không những thế, khi biết được một hai chữ tiếng Pháp và phát âm được bằng chính cái miệng của ḿnh, tôi đă cảm thấy vui khôn tả. Hồi trước, sở dĩ tôi đi Mỹ là v́ lúc đó, tôi không có phương tiện để đến ngay nước Pháp nên mới chọn con đường gián tiếp đó thôi. Người ta thường bảo là đối với một khách du lịch, giữa điều anh ta mộng tưởng và cái xảy trong thực tế luôn luôn có sự chênh lệch, thế nhưng trong trường hợp của tôi th́, khi giáp mặt với thực tế ở Pháp, tôi thấy nó c̣n đẹp và phong nhă hơn những ǵ tôi mơ mộng. Ôi, nước Pháp của tôi ơi. Tôi đă sống đến giờ phút này chỉ để có dịp đặt chân lên đất Pháp mà thôi.

Từ chỗ này, tôi có thể nghe tiếng giày guốc thiên hạ đi lên đi xuống cầu thang ngôi nhà trọ và cả tiếng xe cộ và người nói chuyện ngoài đường. Mặt trời ban mai mùa hè chiếu xuyên qua mảnh vải màn cửa làm cho cả gian pḥng sáng hẳn ra.

Cho đến khoảng 11 giờ trưa, tôi vẫn nằm ở một bên giường, mắt mở thao láo, nghĩ hết chuyện này đến chuyện nọ, những cuộc t́nh cũng như mạo hiểm t́nh cờ đă đến với tôi trong những năm tháng trên xứ người. Tôi cũng miên man tự hỏi cuộc sống nào sẽ đón chờ tôi sau khi về lại Nhật. Đến một lúc, tôi đâm ra mệt mỏi và không muốn nghĩ đến ǵ nữa. Khi tôi rời khỏi giường để dậy rửa mặt th́ đă gần đến hai giờ chiều.

Tôi ăn xong bữa trưa ở cái quán rẻ tiền nằm ở góc đường nơi tôi quen lui tới rồi lại bắt đầu suy nghĩ. Làm cách nào để tiêu nốt nửa ngày c̣n lại, cũng là nửa ngày cuối cùng của tôi trên đất Pháp?

Từ của sổ của tiệm ăn, tôi ngắm cảnh bên ngoài nơi Đại lộ Saint Michel tỏa rộng ra. Đâu đâu cũng đầy ắp ánh nắng v́ đă gần đến tháng sáu. Bên hai bờ đường, những cây dẻ đă bắt đầu phô chồi xanh, trông sao mà tươi mát. C̣n đập mạnh vào mắt tôi hơn nữa là trang phục và dù nón mới với màu sắc tạo bạo của mùa hè nơi những người đàn bà đi trên đường. Một đám sinh viên, đầu đội nón cói panama vừa mới mua, có vẻ như đang lạc đường. Họ bèn gọi một người đàn bà đang núp dưới che nắng đứng lại, nói cười như đang trao đổi ǵ đó một cách thích thú.Xong cả bọn lại vui vẻ kéo nhau về hướng Vườn Luxembourg.

Nếu có thể được, tôi muốn tiêu nốt nửa ngày c̣n lại bằng cách đi dạo khắp nơi trong thành phố Paris thêm một lần nữa để được ngắm nó trong toàn thể, thế nhưng v́ nó quá rộng, điều đó sẽ khó ḷng thực hiện. Thay vào đó, tôi bèn chọn buổi chiều c̣n lại đó giới hạn trong “Paris của tôi” nghĩa là khu vực cạnh bồn phun nước Médicis (Fontaine de Médicis)[7] dưới bóng những tàng cây trong công viên, nơi tôi đă từng đến để đọc sách và trầm ngâm không biết bao buổi chiều xuân. Nghĩ thế xong, tôi bèn tức tốc theo chân đám sinh viên đang đi và cười đùa quanh người đàn bà dưới bóng dù, cắt ngang đại lộ đang lên dốc rồi đi vào trong công viên nằm đằng sau một cổng rào sắt.

Bên cạnh cổng vào là bức tượng bằng đá của nhà thơ Leconte de Lisle[8]., chung quanh đó người ta trồng hoa tuy líp chia thành từng luống và có đủ cả năm sắc. Dưới ánh mặt trời, trông chúng đẹp như một bức thảm gấm.Xa hơn đó là một khu đất thoai thoải đổ xuống phía một bồn chứa nước (bassin). Công viên này rất khoảng khóat, bên trên có trồng những hàng cây dẻ thẳng tắp và đang phủ đầy lá non. Lá dẻ thật mềm mại và hết sức mỏng nên nắng đến từ bầu trời trong xanh của mùa hè có thể mặc t́nh chiếu xuyên qua. Nếu từ phía dưới nh́n lên, ta thấy chúng giống như một cái trần nhà lợp bằng một thứ kính màu xanh lục. Dưới bóng những tàng lá mỏng được tô lên bằng một thứ ánh sáng nhẹ nhàng như vậy, người ta cảm thấy ḷng ḿnh thoải mái chẳng khác nào đang bước trong bầu không khí tĩnh lặng và mát rượi của một ngôi giáo đường.Đằng sau những hàng cây và ở phía bên kia chấn song của hàng rào là đường phố náo nhiệt, đầy người và xe cộ qua lại. Thế nhưng nếu đứng từ đây mà nh́n tất cả th́ những h́nh ảnh đó chẳng khác nào những bức bích họa lờ mờ in trên vách một nhà thờ và như đến từ một nơi xa lắc.

Trên những chiếc băng dài bên dưới cái bóng mát dịu, những người đàn bà thanh lịch của đất Paris đang ngồi. Họ là những cô gái mới lớn, hiền thục và đẹp đẽ như tôi hằng mơ tưởng hay mấy bà nội trợ cũng trẻ trung không kém. Kẻ th́ đọc sách, người th́ đan thêu nhưng khi các nàng hơi cúi đầu về phía trước, thế nào cũng phô ra phía sau một khoảng gáy trắng muốt. Tuy nhiên, cũng có kẻ không có việc ǵ làm, chỉ thả hồn nương theo tiếng hót của mấy con chim ác là hay se sẻ trên những cành cây cao. Có một nhóm ba bốn bà kéo ghế sát lại gần nhau, châu đầu tâm sự chuyện nhà chuyện cửa, đang th́ thầm với vẻ nghiêm trang. Trong đám vú em xuất thân từ miền quê đang đẩy xe nôi, đáng chú ư nhất là những cô giữ em trẻ tuổi và xinh đẹp, có vẻ dân Alsace[9] v́ không đội mũ mà lại để đầu trần và thắt trên tóc những cái nơ đen h́nh bươm bướm to đùng. Chỗ này chỗ nọ đều có vài đứa bé con trông c̣n xinh hơn cả búp bê đang nghịch ngợm bằng cách đào hố cát cạnh mấy gốc cây. Một ông lăo tướng hom hem với mái tóc trắng thật rậm đang chống gậy đi ngang, chợt dừng lại và nh́n chúng chơi với cặp mắt kèm nhèm, buồn bă. Những đôi nam nữ trẻ tuổi tựa sát vào nhau, không biết là tỉnh hay mơ, có vẻ đang thả hồn vào trong thế giới riêng tư của họ. Lại có một người đàn ông coi bộ là một nhà thơ cô độc với bộ râu đen lâu ngày không cạo và một quyển sách đặt trên đùi, đưa cặp mắt buồn rầu nh́n về phía mấy cặp t́nh nhân trẻ.

Tất cả h́nh ảnh đó giống như những vần thơ sống động. Chẳng phải là những vần thơ sống động này chỉ có Paris -chứ không một nơi nào khác – sau khi chung đúc tất cả khổ năo mà con người và thiên nhiên chịu đựng từ bao nhiêu thế kỷ, đă đạt tới cực điểm, hay sao? Tôi nghĩ chắc hẵn hai ông Baudelaire và Maupassant[10] cũng đều có lần sống những buổi chiều hè dưới bóng mấy tàng cây này và đắm ḿnh trong mộng tưởng như tôi hôm nay. Cho dù đối với văn đàn ở nước nhà, tôi chỉ là một anh nhà văn không tên tuổi nhưng tôi dám nói là những điều tôi vừa trải nghiệm nhất định đă đủ làm cho tôi cảm thấy hănh diện và tự hào rằng ḿnh có một tâm hồn nghệ sĩ.

Hai ba con bồ câu cất tiếng kêu gù gù khi cất cánh bay ngang đầu tôi về hướng cái bồn phun nước Medicis cũ kỹ. Cùng với tiếng vỗ cánh của đàn chim, những cḥm hoa dẻ màu trắng rơi xuống rồi bay tán loạn như bọt nước một ngọn thác.

Tôi ngồi xuống cái băng dài dưới tàng cây gần bên bồn phun nước. Dĩ nhiên cái lọt vào tầm mắt tôi và in h́nh bóng măi măi sâu trong ḷng tôi không chỉ là màu sắc của một vùng hoa cỏ mà c̣n là những chiếc nón và quần áo thời trang của những nàng con gái. Tôi thử nhắm mắt một chốc rồi mở mắt ra và nh́n chung quanh, sau đó nhắm mắt thêm lần nữa để trầm tư mặc tưởng.

Mặt trời bắt đầu ngả bóng. Người trong công viên dần dần bỏ đi khỏi khu vực có bóng râm. Ánh sáng vàng kim của buổi hoàng hôn chiếu xiên xiên lên trên những cái băng dài rải rác đó đây không c̣n ai ngồi nữa làm cho khu công viên với những hàng cây xanh lá non c̣n có vẻ sáng hơn cả lúc mặt trời buổi trưa lên tới đỉnh. Thế rồi, một lúc sau, tôi thấy những ngôi dinh thự trong Vườn Luxembourg đang vươn lên khỏi những hàng cây và cái nóc tháp chuông giáo đường Saint Sulpice[11] cao chót vót nằm xa hơn nữa, đă có một sự tương phản về độ đậm nhạt tùy theo vị trí ở gần hay ở xa. Thế rồi, màu tím của buổi hoàng hôm, cái màu đặc biệt của Paris đă bao trùm lên toàn thành phố làm tôi như người đang sống trong mơ. Ôi hoàng hôn ở Paris! Vẻ đẹp của nó, cái náo nhiệt của nó, cảnh sắc đáng yêu của nó! Một khi bạn đă đặt chân đến Paris, bạn sẽ không bao giờ không quên được những cơn lốc hỗn loạn của âm thanh và tiếng động.

Màu sắc của một tầng không xanh ngắt và màu của mặt trời chiều đă ḥa lẫn với nhau để nhuộm tím thành phố. Những ngôi nhà dân xây bằng đá trắng san sát bên nhau cũng như những con đường lớn và bằng phẳng v́ được phản chiếu ánh hoàng hôn, đă đổi thành một màu xanh lục nhàn nhạt. Không khí mát mẻ, trong vắt và mọi vật, ngay cả các mái nhà, người đi đường cũng như xe cộ đang hiện ra rơ rệt như vừa được tắm gội xong. Tuy nhiên, không hiểu từ đâu bóng đêm đă bủa vây tất cả và cũng không biết v́ sao, tâm hồn tôi bỗng bị kéo giật lùi về một quá khứ xa xăm. Rồi như những cơn sóng ập tới rồi lại rút đi, tôi thấy xuất hiện ngựa xe, những chuyến tàu điện và ḍng người. Dưới ánh đèn đường đă bật lên và chiếu khắp nơi chung quanh khu vực, tôi cảm thấy bứt rứt một cách lạ lùng nên bắt đầu cất bước dầu trong đầu không có ư định rơ ràng là ḿnh sẽ đi về đâu. Mắt tôi hoa lên v́ vô số màu sắc đang chao qua chao lại trước mặt và đầu óc tôi quay cuồng giữa muôn ngàn tiếng động.

Tôi nhớ là lúc vừa ăn xong bữa tối th́ ngoài đường vẫn chưa tối hẳn v́ hoàng hôn ở Paris vốn rất dài và măi chín giờ tối mới thực sự chấm dứt. Trong khi đang bước đi trong ánh hoàng hôn, tôi dừng lại nghỉ ngơi ở một quán cà phê góc Đại học Sorbonne nơi tôi rất quen thuộc v́ hầu như đă đến đó mỗi ngày.

Cà phê đông nghẹt, tôi khó ḷng t́m ra một chỗ trống. Không chỉ ở bên ngoài vĩa hè, chỗ có để những chậu cây cảnh xanh mướt, mà ngay những căn pḥng rộng trong nhà cũng đầy khách sinh viên, nghệ sĩ sống xung quanh vùng cũng như các cô bạn gái tháp tùng họ. Tất cả đều như đă ra khỏi nhà vào một thời điểm đúng lúc để đi hóng gió chiều. Tôi cũng muốn trầm ḿnh trong cái không khí đầy tiếng nhạc sống động, tiếng người nói oang oang, ánh đèn sáng và những cái nón phụ nữ di động qua lại để tăng thêm sức mạnh tinh thần và sống không tiếc nuối buổi chiều cuối cùng của ḿnh trên đất Pháp. Tuy nhiên rượu áp-xanh (absinthe) [12] dùng trong dịp này có mạnh đến đâu cũng không có ư nghĩa ǵ đối với tôi, bởi v́ nó giống như ly rượu cuối cùng dành cho tử tù, nó chỉ có hiệu quả an ủi trong một phút thôi. Trong cái tiếng động ồn ào của âm nhạc, tiếng người và tiếng bát đĩa, tất cả những ǵ tôi có thể cảm thấy nhịp thời gian đang trôi qua. Đó là cái nhịp chầm chậm của một điệu luân vũ (Waltz) nhưng đang cắt xén dần thời gian tôi có. Nó khiến tôi bực bội và không c̣n có thể ngồi im một chỗ nơi đây. Khi định thần, tôi thấy ḿnh đang ở cuối một con đường nhỏ, dưới ánh đèn là khuôn mặt tái mét của bức tượng triết gia Auguste Comte[13] Đằng sau lưng tượng sừng sững cái tháp đồng hồ của Đại học Sorbonne, dù chuông đang điểm, tôi cũng không biết lúc đó là mấy giờ rồi. Tuy nhiên tiếng đồng hồ nghe thật trầm và mạnh mẽ như đang nhỏ và làm ngấm vào trong trái tim tôi từng giọt thuốc độc một.

Ôi chao, đau khổ biết bao! Ḿnh sẽ ra sao nếu muốn vùng lên như một con mănh thú, sục sạo khắp chung quanh và đập cho tang hoang hết cả ghế ngồi, bàn ăn, bát đĩa t́m thấy được. Trong khi tôi đang khổ sở v́ phải rời Paris như thế này th́ Paris có vẻ như chẳng thấy nó can hệ ǵ đến tôi . Dưới trời đêm, thành phố vẫn nhẹ nhàng khoác lên người lớp áo choàng đen, trang điểm bằng những ánh đèn màu rực rỡ và sắp bước vào một thế giới như mơ với những cuộc hoan lạc thâu đêm suốt sáng. Nghĩ đến đó, tôi muốn úp mặt ḿnh vào bức tường lạnh lẽo của một giáo đường nào đó nằm trong con hẻm nhỏ tối tăm để gào khóc và không cho ai biết đến.  

“Mon Dieu” (Chúa ôi!) tôi phải làm ǵ đây? Lúc đó tôi bỗng nghĩ rằng nếu chuyến sẽ lửa[14] bốc ḿnh và chở đi ngay th́ may ra ḿnh có thể khá ra chăng.Tôi không thể nào b́nh tĩnh chờ đợi cho đến hết đêm nay. Hăy kiếm cho tôi một phương tiện để thoát khỏi nơi đây ngay , may ra tôi mới có thể thư giản được. Tôi bèn gọi một chiếc xe hơi cho thuê đang chạy ngang đường.

Vừa khi tôi định leo lên th́ thấy có hai người đàn bà đang dạo qua đó. Hai người này đang định ngồi xuống ghế ở quán cà phê th́ bắt gặp tôi, không do dự ǵ mà đề nghị với tôi ngay:

-Cho chúng em đi theo với! Ông đang ra ngoài đi dạo có phải không nào?

-Oui, Mesdames (Phải, các bà ạ!).

Tôi trả lời như thế. Tôi đang đi dạo đây. Và cho đến sáng mai cơ. Bởi v́ tôi đang muốn bay như một làn gió chung quanh Paris.

Đêm càng về khuya, đương nhiên là trời càng tối. Duy các đại lộ có trồng cây cũng như bên trong quán cà phê, ánh điện vẫn chói lóa và trong những luồng ánh sáng đó, chiếc xe hơi của tôi như một con diều hâu đói mồi đuổi theo tiếng hót của bầy chim nhỏ vừa lọt vài tai nó, phóng nhanh về hướng Monmatre[15], xóm ăn chơi nức tiếng, một vùng c̣n nhiều đèn đuốc hơn thế nữa.

Thế nhưng, giống như hương vị trân quí của t́nh yêu vốn chỉ có thể nếm được sau một cuộc chia tay, đến khi phải rời bỏ nó để sang Anh, tôi mới hồi tưởng lại được tất cả vẻ đẹp của nước Pháp.

 

                          ***

 

Chuyến tàu tốc hành đi London khởi hành từ nhà ga Saint Lazare khoảng sau mười giờ sáng, ngừng lại một ít lâu ở Rouen, một khu thị tứ có nhiều nhà máy nằm bên bờ con sông Seine rồi băng những cánh đồng trù phú của vùng Normandie, đến hai giờ chiều th́ đến hải cảng Dieppe.Hành khách được chuyển qua một con tàu nhỏ chạy bằng hơi nước và sau chừng hai tiếng đồng hồ băng qua biển, tôi lại lấy xe lửa từ New Haven để đi tiếp và nội buổi chiều hôm đó đă vào đến London. 

Điều tôi nhận ra ngay tức khắc khi vừa mới rời toa tàu là màu của bầu trời. Lúc đó là tháng Năm, ngay giữa mùa hè, lúc trên thế giới[16] đâu đâu hoa cũng nở thắm và tôi đang chờ đợi là bầu trời nước Anh phải trong xanh. Thế mà dù chỉ cách nước Pháp bằng một eo biển Channel rất hẹp, bầu trời ở Anh rơ ràng đă không có cái mượt mà tươi tắn của bầu trời đất Pháp. Khi đoàn xe lửa vừa rời khỏi New Haven, tôi đă nhận ra ngay và trong tầm mắt của ḿnh là tuy ở đây vẫn có những nông trường với cánh đồng cỏ xanh mọc xum xuê cũng như những khu rừng nhưng vẫn có cái ǵ đó làm tôi ngạc nhiên nếu không nói là bức xúc. Sắc cỏ tuy xanh nhưng lại ngả qua một màu đen rất khó chịu c̣n những bụi cây thấy cứng đơ đơ chứ không phe phẩy nhẹ nhàng như cảnh trí bên bờ sông Seine hay những ǵ từng thấy trong tranh của Corot[17]. Cảnh trí ở Anh tuy rộng răi nhưng cô quạnh chứ không mang lại một sự b́nh an cho tâm hồn và tôi không thấy nó có cái màu sắc sáng sủa và tươi vui của những cánh đồng cỏ vùng Normandie nơi tôi vừa mới đi qua

Tôi nghĩ rằng khi chúng ta hiểu được ư nghĩa thực sự của từ ngữ “sawayaka” (tươi mát)hay “kokoroyoi” (sảng khoái) th́ mới thấy là chỉ có phong cảnh trên đất Pháp mới gợi ra được những t́nh cảm như thế..

Nhất định người Anh sẽ ca ngợi những cánh đồng cỏ của nước họ là đẹp. Đẹp th́ đẹp chớ chẳng phải không nhưng nếu chỉ đẹp mà thôi,nó không thể nào đem lại được sự tươi mát và sảng khoái. Một cánh đồng cỏ đẹp như nơi đây, đối cái tâm hồn đầy khổ năo và mơ mộng của một anh trai trẻ như tôi chắc chắn là không khác ǵ một phong cảnh xa lạ, lạnh lùng và vô cảm. Nh́n cái màu sẩm tối đang tô lên cánh đồng, tôi không thể nghĩ rằng đó là một nữ thần (nymph) đang khoe dáng khỏa thân, nhảy múa trong sương mờ cho đến khi đêm mùa hè sắp sáng.Dưới bóng râm của khu rừng gai góc, tôi không thể nào cảm tháy có một vị mục thần [18](Faun) vừa thức giấc trưa và đang đưa sáo lên miệng thổi. Nói khác đi, thiên nhiên của nước Anh dưới con mắt tôi nh́n chỉ là một cánh đồng cỏ cần thiết để nuôi hàng ngh́n con cừu. Đó là một cánh đồng đă được kiến tạo để phục vụ cho nền kỹ nghệ và sự sản xuất của một quốc gia.

Khi đến London, tôi nhận ra rằng đây là một thành phố hoàn toàn xa lạ. Chuyến tàu chạy bằng hơi nước (kisen) để đi Nhật sẽ khởi hành vào sáng hôm sau. Tôi chỉ cần có chỗ để qua đêm, ở đâu cũng được, nên đă nghe lời chỉ dẫn của người đánh xe lôi để về một ngôi nhà trọ gần ga.

Lúc đó đúng ngay giờ cơm tối. Pḥng ăn của nhà trọ đă dậy mùi thơm của thức ăn cùng với tiếng  bát đĩa. Thế nhưng khi nh́n bộ mặt của bà giúp việc đang đi đi lại lại trong hành lang, tôi không có ḷng dạ nào ăn cơm trong ngôi nhà Anh này. Người đàn bà ấy chắc quê ở Ai-len (Ireland) hay một vùng nào đó. Bà có một cái miệng rộng trễ xuống hai bên và một cái cằm nhọn, hai bên má nhô cao và đôi mắt lơm vào sâu, những nét làm bà trông giống một quỷ sứ Hannya (Bát Nhă) của Nhật hay một bà phù thủy trong những pho truyện cổ của Đức. Bà vừa khoa chân múa tay, oai vệ tiến đến gần tôi rồi bất thần hỏi:Will you take dinner? (Ông ăn cơm tối ở đây chứ?). Phải nói là tôi chưng hửng, không biết trả lời làm sao. 

Cho đến nay tôi đă quen với lối ăn nói của người Pháp, nghe dễ thương và nhẹ nhàng như tiếng nhạc, hơn nữa nó đến từ miệng những cô gái Pháp xinh đẹp ở thành phố, nay lại nghe cái giọng thô kệch như gậy chọc vào tai của bà giúp việc người Anh này với một dấu nhấn (accent) đặc biệt trong tiếng Anh của bà, th́ dù không có chuyện ǵ, tôi vẫn tưởng như ḿnh vừa bị bà ấy mắng cho.

No, thank you (Không, cám ơn!). tôi nói mà như ném lại đằng sau một lâu trả lời lí nhí, không biết bà ấy có nghe không,rồi bước ra đường cái. Tôi từng nghe nói rằng ở London cũng có một khu phố của kiều dân Pháp và tôi nghĩ ắt hẳn nơi ấy phải có một hiệu ăn Pháp. Người đánh xe cũng xác nhận như vậy và ông đă chở tôi đến đó.

Sau khi mất một chút thời giờ để qua khỏi con phố Oxford Street nhộn nhịp, chiếc xe tiến vào một con đường ngang hẹp. Tôi nhảy ra khỏi xe và đi bộ một đỗi nhưng chẳng thấy một cái ǵ là có vẻ Pháp cả. Nh́n khách bộ hành trên đường, cũng chẳng có ai giống người Pháp. Thế nhưng chẳng mấy chốc, tôi đă t́m thấy một hiệu ăn với hai cá cờ treo chéo vào nhau, lá cờ Union Jack của Anh và lá cờ tam tài thân quen của Pháp. Như bị thúc đẩy bởi một động cơ vô h́nh, tôi vội vă bước cào quán.

Quán ăn này bẩn và rẻ tiền. Có ba ông khách tướng thợ thuyền đang ngồi sát cửa ra vào, bên cái bàn ăn được phủ lên bằng một tấm vải trắng nhưng vấy bẩn. Phía bên trong quán là bốn năm người khách khác ra vẻ nhà buôn, trong một góc sâu có một người đàn bà dáng xấu xí đang ngồi riêng rẽ. Quần áo, trang sức, mũ nón trông không được ngay ngắn nhưng chỉ cần nh́n thoáng qua, tôi đă thấy nơi bà nhiều đặc điểm của một Parisienne (Người đàn bà sinh trưởng ở Paris).

Tôi có cảm tưởng như ḿnh vừa t́m ra một ốc đảo xanh tươi giữa băi sa mạc. Chỉ mới có hai ba tiếng đồng hồ kể từ khi tôi vượt eo biển Channel và để những bờ băi của vùng Normandie lại đằng sau, thế mà sao tôi đă cảm thấy “nhớ nhà”[19] không sao chịu nổi. Nay th́ tôi đang được khuây khỏa phần nào. Thế nhưng sự khuây khỏa ấy không kéo dài được bao lâu v́ ba ông khách thợ thuyền kia đă bắt đầu nói chuyện oang oang với nhau bằng tiếng lóng (argot) của các xó xỉnh Paris, thứ từ ngữ mà tôi không thể t́m thấy trong những trang từ điển. Nó khiến tôi nhớ lại những kỷ niệm sống động về khu phố Montmartre thân yêu để cho tôi thấy những ǵ đă trôi qua nếu có quay trở lại th́ cũng chỉ là trong mộng ảo.Khi nghĩ đến đó, ḷng tôi chợt cảm thấy một nỗi buồn khó nói làm như có mây mù che phủ.

Dù không cố ư, tự dưng tôi quay lại nh́n về hướng người đàn bà đang ngồi một ḿnh và có vẻ cô đơn. Bà ta đang đặt một khuỷu tay trên mặt bàn và chống lấy cằm với bàn tay đó. Bàn đă bẩn, mấy bức tường cũng bẩn, bà có vẻ buồn rầu và lâu lâu lại cất tiếng thở dài. Bà đưa nĩa ghim lấy thức ăn nhưng không tỏ ra cố gắng để nuốt một miếng nào, chỉ ngước lên và đưa mắt nh́n bâng quơ cái trần nhà bẩn thỉu lấm tấm phân ruồi. Trông bà chẳng khác nào một đóa hoa người ta đă bứng từ một xứ xa lạ để đem về đây trồng, thế nhưng đóa hoa ấy lại đang nhạt hết màu xưa. Đây là cảnh tượng một người Paris thuần túy được đem đặt trong bối cảnh của nước Đại Anh, từ nét mặt nh́n nghiêng cho đến bờ vai của bà, đâu đâu cũng toát ra một nỗi buồn thê thiết. Đến đỗi một người đă quen đi đây đi đó như tôi mà cũng thấy thông cảm với cái t́nh cảm lưu vong đó và tự hỏi v́ cớ ǵ bà đă phải rời tổ quốc Pháp xinh đẹp để ra đi như thế?

Nếu nơi đây là đường phố Paris th́ cho dù không có cái quán ăn xập xệ này di nữa th́ cũng phải có một mảnh sân làm chỗ ngồi cho khách (terrace) nằm bên lề đại lộ và dưới bóng mát của những tàng cây dẻ, từ đó ta có thể ngắm người qua kẻ lại trong ánh hoàng hôn tím sẩm, nghe những điệu vĩ cầm và uống rượu vang cho đến say mèm...thế nhưng điều tôi đang bắt đầu nghĩ không phải là lối sống của một ai khác mà chỉ là lối sống của tôi thời ở Paris.

Trong khi đang ăn, tôi chỉ mong sao ḿnh được nghe một câu ǵ đó từ đôi môi của người đàn bà này, một câu nói bằng cái giọng Pháp dễ thương. Tôi sẽ không c̣n một cơ hội nào khác trong đời để trao đổi câu chuyện với một người đàn bà Paris chính gốc bởi v́ sáng mai tôi đă phải xuống tàu rời khỏi nơi đây. Tôi muốn hỏi thăm hoàn cảnh nào đă đưa đẩy bà lưu lạc giữa thành phố London nơi đâu đâu cũng tuyền màu đen muội bồ hóng. Tôi đang để cho trí tưởng tượng của của ḿnh trôi theo ḍng chảy của nó. Cùng lúc, nhất cử nhất động tôi đều lưu ư để khỏi lỡ mất cơ hội nói chuyện với người đàn bà.

Thường ngày tôi vẫn hay xui xẻo, thế mà hôm ấy, định mệnh đă rủ ḷng thương tới tôi. Vừa khi bà ta xong bữa cơm th́ bầu trời bất thường của xứ Anh đă phủ đầy mây và đổ mưa xuống thật nhanh. Tôi nghe tiếng bà hỏi thăm người hầu bàn hai ba lần về thời tiết. Khi nghe ngóng câu chuyện giữa bà và người hầu bàn, biết bà không có dù, tôi nhận ra rằng ḿnh là người may mắn bởi v́ trong mọi chuyến lữ hành, thay v́ chống gậy, tôi luôn luôn mang theo một chiếc dù. Tôi không thể nhịn lâu thêm phút nào nữa nên đă không do dự lên tiếng gọi: Madame (Bà ạ!)

Khỏi cần phải nói, người đàn bà đă từ chối lời đề nghị đi chung chiếc dù với tôi. Bà ta vẫn tiếp tục ngồi nguyên chỗ những tưởng không bao lâu nữa trời sẽ ngớt mưa, và kể từ lúc đó, tôi với bà đă bắt đầu câu chuyện. Bà cho biết mới vừa sang London vào tối hôm kia mà thôi. Đây là chuyến đi London đầu tiên nhân v́ bà được mướn để làm việc ở một quầy hàng của cuộc Triễn Lăm Anh Pháp tổ chức từ hai tuần trước. Bà đang trú tại một quán trọ cách đây một hai dăy phổ nhưng thấy rằng thức ăn của Anh, dù là bánh ḿ hay cà phê, đều không hợp khẩu vị của ḿnh. Mặt khác, bà cũng không có thể trả nổi một bữa ăn trong các quán ăn sang nên tối nay là lần đầu tiên bà mới đến cái quán ăn rẻ tiền do người Pháp làm chủ này.

Tôi hỏi:

-Bà nghĩ thế nào về London?

Bà trả lời với nụ cười buồn:

-Một nơi u ám! Ngay cả cà phê, tôi cũng không uống nổi.

Tôi thầm cảm ơn trận mưa nhỏ vẫn chưa chịu ngớt giọt cho, và dù bà ta có phản đối, tôi vẫn xin đưa bà ít nhất cho đến cửa ngôi nhà bà đang trọ. Người đàn bà mở cửa vào nhà và lúc phải chia tay nhau, bà đă ch́a bàn tay đang đeo găng cho tôi và nói: Merci Monsieur. Au revoir (Cảm ơn ông. Tạm biệt nhé.)

Tôi bắt tay bà thật chặt và có thể đă làm bà phải ngạc nhiên. Xong, tôi hấp tấp rời khỏi nơi đó. Ôi, người Parisienne không quen biết. Bà đă duyên dáng nói với tôi lời chào “Au revoir” dễ thương và quen thuộc vốn có nghĩa là “cho đến khi ḿnh gặp lại”, thế nhưng đối với tôi, một kẻ hết đêm nay sẽ phải đi về vùng Cực Đông xa lắc, nó nghe như là “Adieu pour toujours” (Măi măi chia tay). Đó là người đàn bà Paris (Parisienne) cuối cùng đă nói với tôi bằng một cái giọng thuần chất Paris (accent parisien)[20].

Tôi định bụng ḿnh sẽ kiếm một chỗ nào có thể nghe nhạc để âm nhạc giúp tôi xóa đi nỗi buồn đang ray rứt tâm can. Do đó tôi đă rời con đường ấy và gọi ngay một chiếc xe. Thế nhưng đối với những người đă quen với ánh sáng của Paris th́ London, tuy được xem là thành phố lớn vào bậc nhất thế giới, lại cho thấy nó không có một phong cách nào. Nó chỉ là một đống gạch đá lổn nhổn và vô hồn được dựng lên để thỏa măn như nhu cầu hoàn toàn có tính thực dụng. Sao có thể sánh với Nhà Hát Ôpêra bất tử! Đứng trước cái uy nghi của Théâtre Franccais (Nhà hát nước Pháp) nơi có đặt bức tượng nhà thơ (Alfred de) Musset[21] th́ những nhà hát ở London, nếu nh́n từ ngoài vào, ta chỉ thấy chúng không có ǵ khác hơn một cửa hàng ăn hay một quán rượu. Đường phố London không trồng cây và nhà cửa mọc lên cao thấp tùy hứng. Cho dù bạn thay đổi vị trí hay tầm nh́n gần xa thế nào đi nữa, bạn sẽ không hề t́m ra một nét hài ḥa. Đôi khi bạn thấy lác đác vài tượng đồng bày ra chỗ này chỗ nọ nhưng vị trí của chúng như bị đặt nhầm chỗ hay tạm thời khi người ta đang làm công sự.Thử nh́n những người đàn bà đang đi qua đi lại, bạn sẽ thấy mũ nón của họ chẳng có một món trang sức nào, màu sắc quần áo th́ thiếu sự ḥa hợp, c̣n khổ và h́nh thù giày vớ trông thật khủng khiếp, eo lưng rộng thùng th́nh và váy cắt không đúng một kiểu nào. Thêm vào đó, trên đường phố, trong khi người qua kẻ lại, có những kẻ v́ muốn bắt xe ngựa hai bánh dừng lại để đi, đă huưt sáo miệng nghe thật chói tai. Quang cảnh mấy chiếc xe bất cẩn vọt ra từ bất cứ nơi đâu không hiểu v́ sao đă khiến tôi ngỡ ḿnh đang xem một cuốn phim trinh thám.

Đó là nước Anh mà tôi đă thấy. V́ nôn nả đợi cho chóng đến sáng ngày mai để rời khỏi đất nước này nên sau đó, tôi đă trở về nhà trọ và lên giường nằm.

 Dịch ngày 6 tháng 7 năm 2021 

 

[6] Có lẽ là điệu vũ flamenco với nhịp nhanh, kèm thêm tiếng phách castanet đeo trên tay.

[7] Bồn phun nước được xây lên vào năm 1630 theo lệnh bà Marie de Medicis (1575-1642) Hoàng hậu nước Pháp.

[8] Charles Marie René Leconte de Lisle (1818-1894), thi sĩ người Pháp phái Thi Sơn (Parnasse).

[9] Ư nói Alsace ở vùng biên giới Pháp Đức, nơi có một văn hóa địa phương đặc thù.

[10] Nhà thơ kiêm dịch giả Charles Baudelaire (1821-1867) và nhà văn chuyên viết đoản thiên Guy de Maupassant (1850-1893)

[11] Saint Sulpice là giáo đường xây lên ở trung tâm Paris giữa năm 1646 và 1745, kiểu kiến trúc cuối giai đoạn Baroque (Late Baroque) theo tên vị giám mục giáo phận Bourges xứ Aquitaine thế kỷ thứ 7, một ngưi sau này đă được phong thánh.

[12] Áp xanh (Absinthe): một thứ rượu cực mạnh người đương thời hay uống nhưng đă bị cấm v́ rất độc hại.

[13] Auguste Comte (1798-1857), được xem như cha để của khoa Xă hội học.

[14] Có lẽ tác giả muốn nói đến chuyến xe lửa sang Anh dự định khởi hành vào ngày hôm sau.

[15] Montmartre, xóm “đèn đỏ” nằm ở phía Bắc Paris, dưới chân ngọn đồi có tu viện Sacré Coeur.

[16] Có thể nhà văn không để ư đến việc thời tiết vốn khác nhau giữ hai bán cầu (như lời phê b́nh của dịch giả Grom) nhưng dù sao đây chỉ là một nhận xét chủ quan.

[17] Jean-Baptiste Camille Corot (1796-1825), họa sĩ Pháp sở trường tranh phong cảnh vùng Paris.

[18] Một vị thần chăn dê, nửa người nửa thú, trong thần thoại Hy La.

[19] Dĩ nhiên, tác giả “nhớ nhà” là nhớ nước Pháp, nơi ông vừa mới bỏ đi.

[20] Ch Pháp trong nguyên tác ca Kafuu.

[21] Alfred Louis Charles de Musset-Pathay (1810-1857), thi nhân và tiểu thuyết gia sinh ra ở Paris.

 

Thư mục tham khảo:

1-Nagai Kafuu, Furansu Monogatari (Truyện bên Tây), Shinchô Bunko, Shinchô xuất bản. Sơ bản 1951. Bản sử dụng (tái bản lần thứ 58) năm 1999. Nguyên tác Nhật ngữ.

2-Nagai Kafuu, Furansu Monogatari (Histoires franccaises), một số trong các bài được Yamamoto Takeo, giảng sư Đại học Keiô, trích dịch sang Pháp văn và đăng trên chuyên san về văn học Pháp Revue de Hiyoshi của Đại học Keio từ năm 2010. Bản ngoại văn tham chiếu.

Theo thứ tự: (1) Fune to kuruma (Bateau et voitures), (2) Aki no chimata (En ville automnale), (3) Rôngawa no hotori (Au bord du Rhône), (4) Totchi no ochiba (Des feuilles mortes des marronniers). (5) Môpasan no sekizô wo haisu (Ma visite d’une statue de Maupassant), (6) Haka Môde ( Visites de cimetières), (7) Ratengai no hitoyo (Une soirée au Quartier Latin), (8) Matsuri no yogatari (Une histoire racontée au soir d’une fête), (9) Joya (Dernière nuit de l’année).

3- Groom, RM, University of Canterbury, Canada. MA Thesis (Luận văn Thạc sĩ văn học Nhật bàn về kinh nghiệm Tây phương của Nagai Kafu và Arishima Takeo (2008). Bản dịch trong phụ lục: (10) Pari no wakare (Adieu, Paris).Bản ngoại văn tham chiếu.

 

 


* Nguyễn Nam Trân :

Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com

.........................

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com)
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com