|
( VI ) ĐI THĂM MỘ (Haka môde)
Ảnh minh họa Ngay trong một thành phố náo nhiệt như Paris, chung quanh bốn hướng chính đông tây nam bắc, vẫn có các nghĩa trang với hàng cây tuyết tùng rậm rạp và những ngôi mộ lạnh lẽo nằm dài bên nhau. Ở Pháp, khác với những nơi c̣n lại trên thế giới, người ta thường đem đặt đủ các thứ hoa trước nấm mồ của họa gia hay thi sĩ và số hoa đó nhiều gấp bội nếu đem so với mộ của những kẻ giàu sang, danh vọng hay quyền thế. Nhờ đó mà lúc nào những ngôi mộ ấy cũng chan ḥa màu sắc ấm cúng và trong sáng của ngày xuân dù là khi ta đang ở giữa tiết đông. Ở phía tây th́ ngay lối vào nghĩa trang Père Lachaise, ta đă thấy công tŕnh điêu khắc nổi tiếng gọi là « Tượng đài những người chết » (Monument aux morts) mà du khách dù không mục đích ǵ cũng thường đến viếng. Nơi đây, tôi đă từng thấy một câu thơ Musset được chạm khắc trên ngôi mộ của ông : « Các bạn thân yêu, khi tôi chết đi, xin hăy trồng bên phần mộ tôi một cây liễu » (Mes chers amis, quand je mourrai, plantez un saule au cimetière) và tôi thấy thực sự là có một cây liễu đă được trồng ở đấy. Tôi mới nhận ra là người Pháp đă ái mộ nhà thơ của thời đại họ một cách sâu sắc để có thể khóc ông như thế. Tôi không thể nào quên là bên mộ của Musset lại có ngôi mộ của Rossini, người đă đưa vở nhạc kịch « Người thợ cạo thành Séville » (Le Barbier de Séville) đến cho âm nhạc Pháp. Sau khi leo lên cái dốc cạnh « Tượng đài những người chết », h́nh ảnh thành phố Paris giữa màn sương hiện ra như một bức họa. Molière và La Fontaine nằm bên cạnh nhau trong một góc tối dù trời đang giữa ban ngày. Nơi đây, trên nền đất ẩm dưới bóng những cây tuyết tùng rậm lá, tôi thấy có một tấm bảng bằng cẩm thạch mới được gắn vào pho tượng của Daudet, trên đó khắc bằng chữ đồng nhan đề những tác phẩm của ông. Mộ của Balzac th́ nằm thật xa, xa đến độ khó ḷng đến thăm. Mộ Beaumarchais cũng xa không kém, muốn viếng phải đi qua những con đường rải đá thật ngoằn ngoèo. Montparnasse là tên cái nghĩa trang nằm ở phía Nam. Tôi đă đến hồi sáng sớm v́ biết Maupassant nằm ở đây và ngoài ngôi mộ của Baudelaire c̣n có một tấn bia kỷ niệm « Những đóa hoa ác » (Les Fleurs du Mal). Nói về phần mộ của Maupassant th́ sau khi đi qua lô đất vuông dành cho người Do Thái (Carré juif), ta sẽ thấy nó nằm bên cạnh César Frank, một tên tuổi không thể nào quên đối với những ai từng có lần mến mộ âm nhạc Pháp. Chỉ có hai cây cột đơn sơ trên đó đề tên ông. Theo một sử gia th́, tuy vẫn kính trọng tên tuổi Maupassant, nhưng để cho hậu thế biết đến nhiều hơn, người ta đă muốn dời xác ông về phía Tây tức khu nghĩa trang Père Lachaise, nơi chôn những nhân vật tiếng tăm. Có điều là mẹ của Maupassant, lúc ấy hăy c̣n sống, đă không cho phép. Bà đă nghĩ đến sự ngạo nghễ của văn hào, một người rất ghét những cái danh rởm, đến độ đă từ khước một chiếc ghế trong Hàn Lâm Viện Pháp (Académie franccaise). Sau khi đi vào bằng cổng chính và theo một con đường rộng, chỉ cần quẹo qua bên phải là đă thấy ngay – chứ không cần ai hướng dẫn – cái bia kỷ niệm “Những đóa hoa ác” (Les Fleurs du Mal) bởi v́ nó đă được dựng trước một bức tường đất trên đó mọc hỗn loạn những chùm giây trường xuân. Một thân h́nh đàn ông to lớn tượng trưng cho Ác linh (Génie du Mal) với khuôn mặt trông như ác quỷ, chống hai bàn tay xuống một mặt phẳng và chăm chú nh́n vào khuôn mặt nhà thơ đang nằm như xác ướp kê trên cái bệ có chép tên Charles Baudelaire. Hai cánh tay của con quái vật này trông rất gân guốc c̣n tóc tai th́ bờm xờm, ống tay áo cũng như áo quần như đang bị cuốn vào một cơn gió lốc ma quái. Nghĩa trang phía Bắc nằm ở vùng Montmartre, tiếp với một xóm ăn chơi. Đó là khu phố nơi có những bóng váy đỏ lượn qua lượn lại. Phải đi theo một con đường giống như sạn đạo treo lơ lửng, sẽ tới được một góc của nghĩa trang. Nếu đứng tựa vào lan can của con đường mà nh́n, ta sẽ thấy ở một nơi hơi thấp của nghĩa trang có bức tượng bán thân của Zola đặt dưới một ṿm cung làm bằng một thứ nham thạch màu đỏ.. Tượng ấy không tŕnh bày tác giả của « Sự Thật » (La Vérité) với cái kính độc nhăn đeo trên sống mũi và vầng trán rộng hằn nhiều nếp nhăn. Đó chỉ là một Zola mà ngay hôm nay, tôi đă nh́n thấy trên tấm bưu thiếp bày ở quầy hàng bán đồ lưu niệm, h́nh ảnh thời ông đang viết « Truyện kể cho Ninon » (Contes à Ninon) nghĩa là một người đàn ông đáng yêu, hiền hậu, mái tóc dài chải thẳng thớm với đường ngôi ở giữa và vài sợi ḷa x̣a trước trán. Tôi đă đứng nh́n thật lâu những ḍng chữ lớn « Tôi buộc tội! » (J’accuse !) mà ai kia viết lên trên ṿng hoa phúng đặt trước mồ. Nghe nói c̣n có một người thuộc bè phái nào đó đă muốn lợi dụng tiếng tăm của bậc tiền bối này bằng cách tán dương công nghiệp ông một cách thái quá và mở một cuộc vận động để đưa di cốt văn hào vào chôn trong Điện Panthéon. . Chung quanh bức tượng trắng của Heine, giữa những bó hoa là mấy tấm danh thiếp màu trắng của khách du lịch Đức, nhiều như tuyết rắc. Sau khi đă nhỏ những giọt nước mắt xót thương trước mộ nhà thơ Alfred de Vigny và anh em Goncourt, tôi đến trước bức tượng có tên là « Thi ca » (Poésie) của Gautier để ngâm ba lần mấy câu thơ nổi tiếng sau đây :
L’oiseau s’en va, la feuille tombe,
(Chim bay đi và lá đă ĺa cành, Giờ đây, sau khi đă thỏa măn giấc mơ làm một chuyến hành hương trong xứ sở của Thi ca, tôi thèm trở lại xem phần mộ của người đẹp « Trà hoa nữ » (Dame aux camélias). Thời tiết đang giữa tháng tư. Ở một quốc gia Tây phương nơi mùa xuân đến chậm, bầu trời vẫn c̣n chưa ổn định, những cơn mưa nhỏ c̣n rơi xuống từ bên ŕa dăm cụm mây trôi nổi và sau đó bốc hơi, giống như một người đàn ông đang nhỏ nước mắt khi nhớ về quá khứ để rồi, sau khi đă vợi được nỗi buồn, lại có thể tiếp tục sống. Thế nhưng, trên ngọn những cây dẻ và cây phong đang bao trùm lên trên khu nghĩa trang buồn bă này và từ lâu đă đâm đầy chồi non trông như những viên ngọc bích, người ta nghe tiếng gù bi thương của bầy chim bồ câu rừng mà không khí buổi xế trưa dài đang gieo sầu khổ, lẫn vào trong tiếng ríu rít của đàn se sẻ vốn có mặt khắp nơi.. Quyển sách hướng dẫn du lịch tôi cầm trên tay có ghi chép đầy đủ vị trí mộ những người mà tôi muốn nhắm nhưng có biết bao nhiêu nấm mộ màu xám đang bày ra đó, nhấp nhô bên nhau như sóng biển, hơn thế nữa, lối dẫn vào đó th́ nhỏ và phức tạp như một cuộn chỉ rối, không dễ lần ra. Tôi đành đứng bất động giữa những ngôi mộ vô danh và nh́n chung quanh nhưng có lẽ v́ mưa nên không nhận ra ǵ cả. Ngay những người yêu khoa sử hay thường xuyên đi nhà thờ và thăm các nghĩa trang chắc cũng đến như tôi thôi. Măi sau, tôi mới nhận ra bóng một người đàn bà mặc đồ tang đang qú bên một nấm mộ mới đắp và không cách nơi tôi đứng bao nhiêu. Trong vùng đá xám xịt và bầu trời nặng mây với tiếng bồ câu rừng, vẻ đẹp và dáng sầu khổ của người đàn bà trẻ nổi bật lên giữa cảnh vật quạnh vắng chung quanh làm cho tôi ái ngại, không dám tiến gần để hỏi thăm đường một cách tự nhiên. Thế nhưng, nàng lại gợi trong tôi một h́nh bóng phụ nữ mà tôi đă gặp trong tác phẩm của Maupassant. Người đàn bà trong truyện đă t́m cách quyến rũ bọn khách đàn ông quá nhạy cảm bằng cách vờ khóc trước ngôi mộ của ai đó để họ động ḷng thương. Chuyện đó đă phản ánh một cảnh đời biến ảo, khó ḍ của cái đất Paris này. Xin lỗi cô em, người đang mặc tang phục kia nhé! Có lẽ tôi đă quá giàu tưởng tượng. Mưa bắt rầu rơi thành giọt. Tôi giương dù ra và nghĩ rằng chắc ḿnh phải bỏ cuộc trước nấm mộ khó t́m đó. Th́ ngay vào lúc đó, tôi nghe từ đằng sau lưng có tiếng đàn bà đang kêu lên v́ muốn xin nấp mưa để cái nón tôi vừa mới mua tặng cho cô hôm qua khỏi bị ướt. Len lỏi giữa những tấm bia đá xám xịt và buồn bă là mấy bóng người mới xuất hiện trong bộ quần áo màu sắc c̣n đẹp hơn cả những bó hoa tươi người ta đem đến cúng mà lại phảng phất một làn hương thơm ngát, đang chập chờn tiến về phía tôi. Màu sắc sặc sỡ của những bộ quần áo ấy đă gây xúc động mạnh cho tôi, người năy giờ đang đứng như kẻ mất hồn giữa đám mồ mă buồn bă sau khi đă lạc đường một đỗi. Hai người đàn bà trẻ đi cùng nhau. Họ đến trú mưa dưới bóng dù của tôi trong khi tôi nh́n họ, kinh ngạc. Một trong hai cô mở lời ngay : « Ông cho phép nhé. Tất cả là tại con bé Rosa này cả đấy. Cô nàng bảo nếu muốn về nhà ḿnh th́ đi xuyên qua nghĩa trang sẽ đỡ mất thời giờ hơn thay v́ đi ngoài đường cái. Em mới bảo là những nghĩa trang bọc bằng tường cao như thế này không có cửa sau đâu. Thế nhưng Rosa cứ nằng nặc cho rằng em là dân tứ xứ đến đây, hăy c̣n chưa thành thạo đường phố Paris, đă bắt em đi theo cô ấy nên mới lạc đường ở một nơi buồn bă như thế này lại c̣n bị mắc mưa nữa. Ông ơi, chúng em đă đánh cược 100 xu .về chuyện nghĩa trang này có cửa hậu nào hay không đó. Em chắc đến phân nửa là thế nào em cũng thắng. Ông có tin em không ? » Nhưng cô gái tên Rosa đă lên tiếng: -Ông ơi ! Em thấy ông có vẻ là người tốt. Xin ông phân xử công b́nh cho. Bây giờ chúng ḿnh hăy xem tất cả ba tấm bản đồ trong cuốn sách hướng dẫn của ông đi !». Thế rồi hai người đàn bà, một bên phải, một bên trái mới mở cuốn Baedeke của tôi, vừa vươn cổ nh́n vào, vừa tranh luận. Cuối cùng, người gác nghĩa trang trong bộ đồ đồng phục đứng gần đó đă đến nơi và giúp cho cuộc đánh cược được ngă ngũ. -Này Rosa ! Bạn sinh đẻ ở Paris. Đúng là bạn rơ về Paris đấy. Nhưng đừng quên món tiền một trăm xu của tôi nhé ! Tôi chưa bao giờ thấy ḿnh sảng khoái như thế này. Thật cảm ơn bác gác vườn và cả ông nữa. Thế rồi nàng đưa tay ra để bắt lấy tay tôi và nhún nha nhún nhảy như khiêu vũ. Tôi đă biết ngay hai nàng đang làm nghề ǵ để mưu sinh. Nếu ḿnh đi t́m ngôi mộ của một nàng kỹ nữ nổi tiếng được người đời ca tụng th́ khi được nắm đôi tay của hai người con gái xinh đẹp và cũng là đồng nghiệp của nàng, chắc chắn ḿnh sẽ cảm động sâu sắc hơn. Đó là những ǵ tôi đang cảm nhận nên đă quay sang hỏi Rosa -người có vẻ đang hờn dỗi v́ mới thua cuộc đánh cược vừa rồi, xem thử ngôi mộ của « Trà Hoa Nữ » (Dame aux camélias) có nằm gần đây không . - Vâng vâng ! Em biết chỗ mà. Trước đây, em đă có dịp hướng dẫn một nhà quí tộc người Nga đến đó thăm! Cứ theo con đường ṃn này thôi, ông ạ ! Vừa trả lời tôi, Rosa vừa quay sang phía cô bạn và nói tiếp như muốn tỏ ra cho cô kia thấy sự thông thái của ḿnh : - Sau khi ông đă xem xong ngôi mộ của « Trà Hoa Nữ », em sẽ đưa ông đến chỗ đại văn hào Dumas, tác giả của cuốn tiểu thuyết ấy nhé !Nó cũng nằm trong khu vực này đấy. Ngôi mộ đẹp lắm cơ. Có cả cái tượng của ông ấy đặt nằm và được chạm trổ trên h́nh một chiếc quan tài. Rosa hướng dẫn chúng tôi rẽ sang góc con đường nhỏ nơi có một tấm bảng chỉ đường có đề mấy chữ « Lô số 24 » và sau đó, cô đưa mắt nh́n chung quanh ḿnh một đỗi rồi kêu lên : - Đây ! đây rồi ! Suưt nữa là em mất hướng v́ quá lâu ngày chưa trở lại đây.Ông xem ḱa. Ở đây lúc nào cũng có đặt hoa. Bó nào bó nấy đều đẹp cả. Quả đúng như vậy. Có rất nhiều bó và tràng hoa đang phủ đầy trên một tấm bia đá h́nh chữ nhật và dài như một cái ḥm. Tôi bắt buộc phải gạt qua bên cạnh một tràng hoa lan tím (sumire) để có thể có thể đọc những ḍng chữ chen lẫn với những cánh hoa rơi và mấy giọt nước mưa c̣n sót lại sau khi trời đă tạnh không biết tự hồi nào : Nơi đây yên nghỉ Alphonsine Plessis Sinh ngày 15 tháng giêng 1824 Mất ngày 3 tháng hai 1847 Trong cơi vĩnh hằng Lúc đó, một trong hai người con gái cất tiếng hỏi một câu thật ngớ ngẩn « Người này là ai vậy ? » và Rosa cảm thấy đây là một cơ hội tốt để cô có thể phục thù lần thua cá cược nên đă trả lời bạn ḿnh với một giọng phách lối : -Này, Ninon. Bạn chưa bao giờ xem bà Sarah Bernhardt, nữ diễn viên nổi tiếng của thời đại chúng ḿnh diễn vai « Trà Hoa Nữ » trong vở bi kịch cùng tên hay sao chứ ? Nàng giải thích tiếp nhưng có thể chỉ lập lại những ǵ đă nghe người ta nói ở đâu đó : -Trà Hoa Nữ là một nàng kỹ nữ rất đáng thương. Cô ta mồ côi từ nhỏ những nhờ nhan sắc và nét yêu kiều của ḿnh, đă hành nghề kỹ nữ trong Khu La Tinh (Quartier Latin) trước khi gặp được một nhà ngoại giao già đem ḷng yêu thương và phung phí tài sản để cung phụng. Chỉ bởi v́ nàng có những nét giống người yêu ngày xưa của ông. Nhờ đó nàng đă trở thành một người đàn bà nổi tiếng có nhan sắc quyến rũ mà các thi sĩ đương thời như hai ông Gautier và Janin đă không ngớt lời ca tụng. Rosa kể và Ninon nghe. Một người để cho cái váy dài của ḿnh lết lên bên trên mặt đất phủ rêu xanh có những cánh hoa rơi lả tả từ những bó hoa đi phúng. Người kia th́ chống khuỷu tay lên nắp mồ ướt đẫm nước mưa và đưa những ngón tay thon đỡ lấy đôi g̣ má xinh xắn. C̣n tôi, một ḿnh ngồi co ro trên mặt đất và ngẩng mặt lên nh́n bầu trời thấp chùng có những đám mây đang trôi. Vài giọt nước mưa rịn xuống từ mấy cành cây khi lũ chim vụt cất cánh, một cảnh tượng buồn bă tương phản với h́nh ảnh đỏm đáng của hai cô gái. Trong ḷng tôi bỗng dậy một niềm hoài niệm, ai oán như một điệu sáo văng vẳng giữa đêm xuân. Hai cô Rosa và Ninon cùng khoác tay tôi, một người bên mặt, một người bên trái. Trong lúc chúng tôi sóng bước bên nhau, vạt áo dài lượt là của họ chạm lấy hai bên người tôi như những đóa mẫu đơn hực lửa và thế rồi chúng tôi đă rời khỏi khu mộ địa của nàng kỹ nữ nổi tiếng. Ôi, vĩnh biệt Trà Hoa Nữ ! Xin nàng hăy nhận nơi đây những giọt nước mắt của một gă Don Juan xấu trai, sinh ra ở vùng Cực Đông. Chiều hôm nay, bên cạnh Rosa và Ninon, hai đóa hoa xinh tươi của kinh thành Paris cũng như nàng, tôi sẽ hát bằng tiếng Ư dưới ánh sáng rực rỡ của thành phố, một lời ca đến từ vở nhạc kịch Traviata vốn được viết ra để kể câu chuyện đời nàng : Hát rằng : Parigi, o cara ! (Ôi Paris yêu dấu !)
Dịch vào tháng 6/2021
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com ......................... ®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com) |