TRUYỆN BÊN TÂY

(Furansu Monogatari, 1909)

Nguyên tác : Nagai Kafuu

Dịch : Nguyễn Nam Trân

 

 

( VII ) MỘT TỐI TRONG KHU LA-TINH

(Ratengai no hitoyo / Omokage)[11]

 

Cái bóng thời trẻ của tôi hăy c̣n lảng vảng trong chốn này.

(L’ombre de ma jeunesse en ces lieux erre encore)

                              Pierre de Bouchard (Passé)

 

フレデリック・チャイルド・ハッサム Part.2 - 愛に恋

Ảnh minh họa 

Tôi đă mơ được sống trong khu La-Tinh không biết từ bao năm rồi nhỉ ? Khi xem vở kịch « Những Hồn Ma » (Les Revenants) của Ibsen, tôi đă xúc động biết bao khi nghe từng câu chữ mà nhân vật Oswald đă mượn để thuật lại cho vị cha xứ về niềm hoan lạc của đời nghệ sĩ sống tự do phóng túng giữa Paris. C̣n với vở « Cô gái du dân » (La Bohème) của Pucchini, khi nghe tiếng hát của mấy cậu sinh viên đang say túy lúy trong một con hẻm nhỏ, hay giọng ca buồn bă của chàng thi sĩ Rodolphe khi chia tay với người yêu giữa một buổi mai tuyết giá, tôi đă muốn một ngày nào đó – ít nhất phải một lần – nếm cho được những niềm vui hay nỗi buồn như họ. Truyện ngắn của Maupassant, thơ của Richepin, truyện kể của Bourget và nhất là « Lời tâm t́nh của Claude » (La Confession de Claude ) mà Zola đă viết khi ông c̣n trẻ...đối với tôi, chừng ấy là những tập sách hướng dẫn tuyệt vời để hiểu rơ khuôn mặt thật của khu phố La-Tinh.

Tôi đến nhà ga Lyon ở phía đông-nam thành phố Paris đúng vào thời gian mà trong góc những con hẻm hay dưới cây mấy hàng cây viền theo đại lộ, hăy ṿn vương lại những vụn giấy confetti đủ màu sắc mà người ta đă ném tung lên vào dịp lễ để rồi quét đi sau đó, tức là tôi đến đúng ngay sau lễ « Giữa mùa chay » (Mi-carême). Trước tiên, tôi gọi một chiếc xe ngựa đưa ḿnh về khu tả ngạn của sông Seine để đặt hành lư xuống ở một khách sạn trong Khu La-Tinh, nơi tôi hằng ao ước đến.

Hầu hết mọi người biết về xóm này qua tranh ảnh. Sau khi đi ngang qua L’Ile de la Cité nơi có ngôi thánh đường Notre Dame vô cùng trang nghiêm lại hết sức dịu dàng đang vươn ḿnh, vượt qua một cây cầu trên ḍng sông Seine rồi tiến lên phía đại lộ Saint-Michel th́ ta đă gặp ngay khu La-Tinh, thiên đường của biết bao nhiêu thi nhân, họa sĩ và sinh viên.

Khi đến giữa đại lộ ấy rồi, ta sẽ thấy vườn Luxembourg ở bên mặt, c̣n bên trái là cái nóc h́nh tṛn của Điện Panthéon. Trước mặt Lycée Saint-Louis – mà Phân khoa Y của Đại học Paris (Faculté de Médecine) nằm sau lưng – ta thấy có bức tượng Auguste Comte được dựng lên trước mặt ṭa nhà Khoa Văn (Faculté des Lettres) vốn che mất Khoa Luật (Faculté de Droit) đằng sau. C̣n như phía trước Lycée Louis-le-Grand th́ đă là nơi bắt đầu « Con đường các trường » (Rue des Ecoles), hai bên mọc những ngôi trường như “Đại học mở quốc gia” (Collège de France)[12] hay “Trường Bách Khoa” (Ecole Polytechnique). Ngoài chúng ra, trong Khu La Tinh này hăy c̣n rất nhiều những « trường lớn » (Grandes Ecoles) khác và những ṭa nhà màu xám đó bao giờ cũng được kẻ mấy khẩu hiệu « Tự Do-B́nh Đẳng-Bác Ái » (Liberté-Egalité- Fraternité) trên ṿm cao.

Như thế, có thể tính được là hàng chục ngàn sinh viên tụ tập ở khu phố này. Không những họ đến từ các quốc gia Âu châu mà c̣n từ những đất nước xa xôi hơn nữa như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Mỗi năm đều có vài ngh́n sinh viên, sau khi học xong, đă từ giă khu phố, và thay vào đó,sẽ có hàng ngh́n thanh niên khác đến trám chỗ. Cho dù thời gian, con người và tư tưởng trôi đi mất nhưng trong khu phố này vẫn có một thứ không hề thay đổi, đó là giấc mơ của tuổi trẻ. Giấc mơ đó đă mang đến một sức mạnh và nhiệt t́nh có thể xóa đi mọi đau khổ, ngay cả sự tuyệt vọng.

Khác với bảo tàng viện Le Louvre (Musée du Louvre) là nơi người ta thu thập những mỹ thuật phẩm xưa cũ, Bảo tàng viện Luxembourg nằm ở góc vườn này là một « cung điện » của nghệ thuật mới, h́nh như dành cho bọn trẻ chúng tôi thưởng thức. Không xa đó bao nhiêu và sau khi đă đi ngang qua mặt tiền của trụ sở « Thượng viện » (Sénat), ta thấy hiện ra trước mặt ḿnh Nhà hát Odéon (Théâtre d’Odéon), như người ta vẫn nói, cái nôi của sân khấu kịch nghệ mới và tự do. Trong những dăy hành lang tối của các khu buôn bán (galeries) nằm bên tay mặt và tay trái của nó, ta sẽ bị lôi cuốn bởi những tác phẩm mới ra đang bày trên quầy những hiệu sách. Nơi đây, từ sáng đến chiều, những nhà nghiên cứu và sinh viên khao khát kiến thức vẫn thường xuyên lui tới.

Trưa qua đi và chiều đă tới nhưng trên đại lộ, người qua kẻ lại vẫn tấp nập, rộn ràng, bắt đầu với đám học sinh, sinh viên nhanh nhẩu, vừa ra khỏi các lớp học hay giảng đường. Trong khi đó, có tiếng vĩ cầm hay dương cầm hay tiếng ai hát vọng ra từ cửa sổ của các khách sạn hay nhà trọ (pension) mọc liền bên nhau trong những con hẻm. Ở tầng trệt của mấy cửa hiệu là cảnh tượng những cô gái trẻ mặc tạp dề hay mấy bà chủ nói với giọng sang sảng. Cuối cùng, khi ngày đă hoàn toàn chấm dứt, tiếng đồng hồ treo trước mặt cái mái h́nh cầu của Đại học Sorbonne ngân lên rơ mồn một cho biết từ đây khu phố đêm đặc biệt của Paris đă bắt đầu cuộc sống nhộn nhịp của nó. Cùng với ánh đèn và tiếng nhạc của các quán ăn góc phố, người ta nhận ra là hầu như nơi nơi đều có bóng dáng của những nàng con gái đang t́m cách quàng tay mấy chàng trai trẻ đang kiếm thú vui. Họ là những nàng “kiều nữ” (grisettes)[13] của khu La Tinh, vốn vẫn được thi ca và tiểu thuyết nhắc đến luôn. Trong bọn họ thường có các cô người mẫu cho họa sĩ và « nàng thơ » của thi nhân.Thực ra, họ chẳng ăn mặc sang trọng kiểu áo dạ hội dài đến quét đất với những món trang sức h́nh ngôi sao và hoa cài trên nón lấp la lấp lánh như ta có thể thấy trong một hiệu ăn hàng đầu của Paris hay trong hành lang một kịch trường. Họ chỉ hiện ra nơi đây với sự sống động và cái vẻ đáng yêu đầy nữ tính mà đàn bà các khu vực khác trong thành phố không thể nào bắt chước. Họ thường là những cô gái nhỏ con, mũ đội lệch lạc c̣n quần áo th́ phía dưới thường ngắn cũn cỡn.

Hôm đến được khu La-tinh, trước tiên tôi đă dạo một ṿng chung quanh sau đó mới vào trong một quán cà phê đang có tiếng nhạc nổi lên to hết cỡ.

Ở giữa một gian pḥng rộng có gắn tranh bằng kính màu mà bức trên trần vẽ h́nh ảnh những nữ thần (nymphe) son trẻ trên thượng giới, có sáu nữ nhạc công ăn mặc toàn trắng và cùng một kiểu. Họ đang chơi một điệu nhạc nhanh, có lẽ là « polka »[14] với một dương cầm,. hai vĩ cầm, một trung và một đại hồ cầm.

Chung quanh đó là những dăy bàn được sắp đặt để giữa chúng chỉ có một khoảng trống đủ đi qua đi lại. Những người khách trẻ ngồi đó, kẻ th́ nghe âm nhạc một cách lơ đăng, vài kẻ khác đang chú tâm đánh bài, kẻ đọc báo, người lật một cuốn tạp chí hay viết thư. Có những kẻ lại đang tranh luận to tiếng về một vấn đề nào đó.

Mùi khói thuốc làm ánh sáng gian pḥng trở nên vàng vọt. Không khí ở đây ấm và nặng nề. Một khúc nhạc vừa chấm dứt là tiếng người nói, tiếng bát đĩa và ly cốc chạm vào nhau đă vang lên như thủy triều dâng. Khách hàng và mấy anh bồi đi đi lại lại, họ di chuyển giữa những chỗ trống dùng làm lối đi. Chỗ cánh cửa mở ra khép vào không dứt, xuất hiện một nàng “kiều nữ” ăn mặc lịch sự, đội trên đầu một chiếc nón có đính lông chim và cố ư lật ngửa ra sau. Có lẽ nó là mốt mới năm nay. Cô vừa đi ra th́ ngay sau đó, đă có một cô gái khác bước vào và tức khắc đến ngồi ở cái bàn đă có một người đàn ông ngồi sẵn và hai bên có vẻ như đă từng quen biết. Những cô khác đang bàn tán xôn xao, có vẻ c̣n chưa ngớt chuyện, trong khi một cô khác ngồi một ḿnh ở cái bàn riêng cách mọi người thật xa, đang sửa đi sửa lại cách đội mũ và xăm xoi bóng ḿnh trong một cái gương soi gắn ở bức tường đối diện. Đó là chưa kể một cô nàng cứ đi qua đi lại khắp pḥng với cái dáng yểu điệu của một nữ diễn viên trên sân khấu, thế rồi cũng chính cô đó đă ngừng lại và đứng bất động một hồi lâu ở lối vào nhà vệ sinh rồi tán gẫu với người đàn bà phụ trách chỗ ấy. Một bà lăo bán hoa mặc một bộ quần áo xập xệ đi hết chỗ này đến chỗ khác, đôi khi ép uổng mọi người để bán cho bằng được. Một người đàn ông với một bộ đồng phục có đơm cúc vàng, đang rao bán mấy thức nhắm như hạt dẻ khô, tôm khô, ô-liu xanh vv...cùng với rượu vang đựng trong một cái xách nhỏ trên tay. “Bồi!”, “Cho cốc bia!”, “Một cà phê!”, “Một cà phê kem!” “Tính tiền đi!”, “Thưa ông” vv..là những tiếng khách đặt hàng và tiếng trả lời lại của mấy anh hầu bàn trong khi vẫn thoăn thoắt di động.

Tôi đă t́m ra một chỗ trống và ngồi xuống đó để quan sát kẻ đang đứng chung quanh tôi, từ người này đến người khác. Có lẽ tất cả đều là sinh viên. Một người với đôi vai rộng, nét mặt khắc khổ và hàm râu quai nón làm ta liên tưởng tới một chính trị gia, kẻ khác th́ trẻ trung, mày râu  nhẵn nhụi, với một túm tóc rơi xuống trán, đôi mắt hiền lành gợi nhớ h́nh ảnh anh chàng Paulo trong vở tuồng nói về nàng Francesca. Một người khác trông giống như nhà nghệ sĩ thực thụ nhưng hăy c̣n vô danh, anh mặc một bộ quần áo bằng nhung đă sờn rách, đeo khăn choàng và có một hàm râu rậm, trong khi ấy một anh chàng khác, ăn mặc tươm tất, đi găng trắng và đội mũ quả dưa, đang ngồi một đống v́ rầu rĩ. Quần áo họ đều khác nhau và mặt mũi cũng cho thấy họ thuộc những ṇi giống khác nhau. Anh mũi to kia có lẽ là người Đức, anh khác với cái trán bèn bẹt, có lẽ là dân Nga. C̣n người có đôi mắt đen kia, chắc hẳn dân Tân Ban Nha, anh chàng đôi má ửng đỏ phải là gốc Ư.

Tự nhiên tôi đâm ra nhớ lại thời xưa, thuở c̣n đi học. Tôi nhớ đến những ngày tháng sống trong khu Kanda và Hongô nơi tụ tập đủ loại khuôn mặt đến từ các vùng miền khác nhau của Nhật Bản và nó cũng làm cho tôi nhớ đến những cảnh tượng xảy ra trên lầu hai của một cửa tiệm chuyên bán món thịt ḅ hầm, trong căn buồng trải chiếu tatami sâu trong một hiệu ḿ kiều mạch (soba)  và cuối cùng là những xóm ăn chơi.

Sau khi nghỉ được một chút, các nàng nhạc công trở về chỗ cũ và cầm lấy nhạc khí. Chợt người ta nghe giữa tiếng nói chuyện và gọi nhau ơi ới, một điệu nhạc bắt đầu trổi lên: La Traviata, vở nhạc kịch sân khấu Ôpêra của Ư mà tôi biết. Đây lại là phần đầu của vở ấy, nó tŕnh bày quang cảnh những người đàn bà và đàn ông uống rượu và vui đùa cả đêm. Nếu cây vĩ cầm nhại cái giọng cao vút của người nữ th́ cây trung hồ cầm lại phát ra những âm trầm, thùng th́nh của giọng nam.Cây dương cầm dạo những nốt nhẹ và thanh nhă gợi ra h́nh ảnh một điệu vũ, có lẽ muốn tŕnh bày niềm vui của cuộc đời phóng đăng.Thế rồi, những nốt nhạc đưa vở kịch đi xa hơn, đến chỗ làn điệu của Alfred và đoạn trả lời chàng của người đẹp Violetta đang bối rối...Thế rồi dần dà tiếng vĩ cầm và trung hồ cầm sau khi được chơi chung một đỗi đă quyện lại vào nhau, làm h́nh dung ra được t́nh cảm gắn bó và quấn quít của đôi thanh niên nam nữ. Tôi lẩm nhẩm một ḿnh nhiều lần cái điệp khúc song ca (duo) có tên là Un di felici (Một ngày hạnh phúc) mà may mắn là tôi hăy c̣n nhớ đúng lúc. Căn pḥng vẫn ấm áp và nặng nề, bầu không khí đục nhờ, huyền ảo, làm chúng tôi say. Có lẽ v́ cớ đó nên cho dù không ư thức rơ ràng là như vậy,, tôi bắt đầu hồi tưởng lại những tháng ngày xưa cũ đă qua đi như trong một giấc mơ. Tôi thèm thuồng sự trẻ trung những người đang ở quanh tôi trong căn pḥng này, sao mà họ lại giống những nhân vật của vở nhạc kịch Ôpêra mà giàn nhạc đang chơi đến thế!

Chợt có một người đàn bà đến chiếm lấy cái chỗ trống nằm chênh chếch ở trước mặt tôi. Cô ta làm tôi ngạc nhiên nên tôi đă ra khỏi trạng thái mộng mơ mà âm nhạc vừa ru tôi vào. Cùng lúc đó, tôi thấy nàng khi vừa ngồi xuống đă làm giống như mọi người là đảo mắt nh́n một ṿng chung quanh ḿnh. Làm như thế, đôi mắt của tôi đă bắt buộc phải giao nhau và nàng không ngần ngại hỏi tôi trong khi miệng nở một nụ cười thân thiên: “Ông là người Nhật phải không ạ?”

Nàng hơi nhỏ con, đầu đội một cái mũ sác-lốt (charlotte) màu tím đậm, được kết chung quanh bằng một sợi ruy băng màu hồng mà hai đầu thả xuống má như hai lọn tóc. Nàng mặc một chiếc áo vét kiểu Anh có sọc hai màu xanh ô-liu và đen. Hai cánh tay áo rộng và ngắn cho thấy dáng hai cánh tay dịu dàng thon thả trong hai chiếc găng dài bằng lụa xám. Thật khó ḷng đoán tuổi người con gái này bởi v́ những người đàn bà Paris bí ẩn như cô thường có một cách trang điểm khá khôn khéo.Mái tóc của nàng uốn thành lọn h́nh tṛn, lộ ra dưới vành nón, trông giống như những đám mây, đủ dày để che cả hai bên mang tai và đủ nâu để cho khuôn mặt đánh phấn trắng nổi hẳn lên một màu trắng sáng. Hơn nữa, nếu có dịp nh́n thật gần, ta sẽ thấy là làn da mặt của nàng hết sức mịn màng, cuối mắt hăy c̣n chưa có đuôi như chân vịt và cũng chưa có một nếp nhăn nào ở khóe mắt hay khóe miệng. Tuy nhiên cặp má nàng hơi buồn và hóp vào chút đỉnh c̣n đôi mắt th́ sẫm màu, biểu lộ một sự mệt mỏi có lẽ là kết quả của nhiều nỗi lo âu mà nàng đă trải qua suốt một cuộc đời trôi nổi.

Người ta thường bảo các cô gái Paris không bao giờ già và tôi phải thừa nhận là đúng như vậy. Nàng đây cũng là một trong những “người đàn bà không tuổi” đó. Tôi vẫn biết nàng không c̣n trẻ nữa nhưng cái gáy xinh xắn, đôi vai mảnh khảnh, những ngón tay thanh tú với cái móng sáng bóng kia, bao nhiêu đó dường như đă đủ làm tôi mê mệt.

Tôi chận anh hầu bàn đang đi ngang để gọi thức uống mà nàng chọn. Nàng bèn kéo ghế ḿnh sát bên tôi thêm chút nữa và đặt câu hỏi:

-Thế ông sống ở Paris lâu rồi chứ ạ?

-Không đâu. Tôi mới tới được hai, ba hôm thôi. C̣n cô? Tôi thấy cô có vẻ quen biết nhiều người Nhật?

-Vâng, có một thời gian như thế thật...

Nàng trả lời tôi kèm theo một nụ cười. Nhưng sau khi nhấp một ngụm cà phê, nàng nói tiếp:

-Nhưng đó là chuyện xưa rồi!

-Gần khu này, có người Nhật nào không cô?

-Có chứ. Em vẫn gặp họ ở Panthéon ngay góc đường.

-Thế ai là khách hàng mà cô bằng ḷng nhất?

Tôi vẫn chưa liên lạc với cộng đồng người Nhật ở Paris từ khi đặt chân đến thành phố nhưng tôi biết có nhiều sinh viên ngoại quốc qua lại khu vực này. Không v́ một lư do ǵ đặc biệt, tôi hỏi nàng có quen một người Nhật nào chăng?

-Hiện giờ th́ em không quen ai cả. Thỉnh thoảng có dịp nói chuyện với mấy người Nhật ở Panthéon hay ở cái Bar Victoria thôi. Nhưng em không biết tên người ta.

-Hay là họ không muốn cô nêu danh tánh họ cho người khác?

-Không, em không biết ai cả mà! Hai ba năm trước, em quen hầu hết cư dân Nhật Bản trong khu vực này nhưng nay th́ không quen ai.

-Thôi, được. Kể cho tôi chuyện mấy người khách xưa của cô vậy. Có ai nào?

Nàng cười nhưng một đỗi lâu vẫn chẳng nói câu nào.

Một bà già bán hoa đi qua đi lại rồi dừng chân ở trước mặt, nói với tôi một câu nhưng là để mua ḷng cô gái ngồi bên cạnh:

-Một bó hồng 1 quan, c̣n một bó lan chuông (muguet) là 50 xu ạ!

-Bà ơi, đắt quá. Nhưng nếu là loại hồng bạch, bà có thể xuống giá đến 50 xu chứ?

Thường th́ trong trường hợp đó, người bán hàng sẽ mè nheo dông dài về giá hoa bán ngoài chợ, về giá vốn lúc bà mua lại của người ta cũng như kể lể về cảnh khổ của ḿnh. Tôi bèn đưa bà 1 quan như cái giá bà đă yêu cầu lúc đầu.

Sau khi nhận được bó hoa, người đàn bà ngồi bên cạnh tôi bèn ép nó lên môi rồi ưỡn người ra, thở dài một tiếng và nói:

-Thơm quá, ông ơi! Ngửi thử xem?

Nàng chồm qua bàn đưa bó hoa đến ngay cánh mũi tôi rồi trịnh trọng ghim một đóa trên cổ áo của ḿnh, xong rút đóa hoa lớn nhất để gắn vào ve áo tôi. Nàng hỏi:

-Người Nhật không chuộng hoa hồng đỏ, phải không ông?

-Nhưng không phải ai cũng vậy.

-Em nói đúng mà. Tất cả mọi người chứ ông. Họ nói màu đỏ là màu rợ. Phải không? À mà ông có biết một họa sĩ tên Tsukahara không nhỉ. Ông ấy vẫn bảo màu nón của em không được thanh nhă.

V́ là một họa sĩ, ông Tsukahara này chắc phải là họa sư thuộc trường phái hội họa Tây phương nào đó ở Nhật mà tranh vẽ hầu như đă trở thành những tác phẩm cổ điển. Bởi v́ ông đến Paris du học cách đây đă mười năm. Người đàn bà này trông trẻ, điều đó làm tôi ngạc nhiên và thấy ḿnh càng lúc càng khó ḷng đoán được tuổi tác của nàng.

Bất chợt tôi hỏi nàng:::

-Thế cô có quen ông Tsukahara à?

-Vâng, em có quen. Sau khi về Nhật xong, ông có viết thư cho em khoảng một hai năm nhưng...Bây giờ, em không biết ông ấy làm ǵ...

Làm như nàng đang nghĩ về quá khứ.

-Ông ta là một họa sư đấy. Về sau, ông có dạy vẽ cho người Nhật, cô ạ.

-Thế, ông ấy lập gia đ́nh rồi à?

-Vâng, có thể cũng đă có con cái.

Nàng ngồi một lúc không nói năng, rồi sau đó, ngửi mùi hương của đóa hồng trắng ghim trên cổ áo ḿnh và tiếp lời:

-Dĩ nhiên thôi. Chuyện đă qua lâu rồi. Ở Paris, làm cái nghề như bọn em, nhiều khi quên mất cả thời gian.

-Cô yêu ông ấy chứ?

Nếu cô ta là người Nhật, nhất định là cô sẽ không trả lời dứt khoát. Thế nhưng là một người đă có thói quen không che dấu t́nh cảm, cô khẳng định ngay: “Có chứ!” với nụ cười thơ ngây cùng với một cái gật đầu:

-....Bởi v́ ông ấy là người đàn ông Nhật đầu tiên em gặp!

Cùng lúc, nàng bất chợt ch́a cho tôi xem ngón tay xinh xắn và nói cho tôi biết:

-Ông ấy tặng em chiếc nhẫn này đấy. Ông ấy bảo nó được đánh ra từ một đồng tiền rất cổ. Có thật không ông?

Đúng như cô nói, đó là một đồng tiền vàng Nishukin (Nhị chu kim) của thời Edo được đánh  thành nhẫn.Lúc đó, bỗng nhiên trong đầu tôi hiện ra h́nh ảnh của La belle nue devant un miroir (Mỹ nhân khỏa thân trước tấm kính), bức tranh mà tôi đă được xem trong một cuộc triển lăm hội họa Tây phương hồi c̣n đi học. Ai cũng biết tên họa sư tác giả của bức tranh v́ thời gian đó đă xảy ra một cuộc tranh luận về hội họa Pháp đương đại và đạo đức công chúng, vấn đề mà xă hội Nhật Bản không ngừng đề cập tới. Tôi cũng thế, v́ tự cho ḿnh là một nhà phê b́nh hội họa có hạng, tôi đă đăng một kư sự dài trong một tạp chí bạn trẻ...nhân vật gọi là Belle nue devant un miroir đó biết đâu chẳng là người đàn bà đang ngồi trước mặt tôi đây..

-Thế cô có bao giờ làm người mẫu cho họa sĩ không?

-Vâng, có. Nhưng tại sao ông lại biết?

-V́ tôi đă có dịp xem một bức tranh của ông Tsukahara.

Người đàn bà dần dần nhớ lại thêm nhiều chi tiết về quăng đời xưa cũ và không ngăn được việc thổ lộ những câu chuyện vui buồn hồi đó. Với ánh mắt đầy hoài niệm của một kẻ đang ch́m đắm trong mơ màng, nàng nh́n tôi mà như đang vuốt ve một h́nh bóng cũ, có lẽ v́ tôi cùng một giống ṇi với người xưa của nàng. Nàng kể:

-Em gặp ông ấy lần đầu tiên vào trong thời gian mà ngày nào em cũng đến làm việc ở xưởng vẽ của ông XXX trong khu Faubourg Saint-Germain.Lúc đó mẹ em hăy c̣n sống. Về sau, khi c̣n có một ḿnh, em mới phải làm cái nghề này để có được cuộc sống dư dả hơn. Thế rồi, em đă đi lại với ông ấy thường xuyên và sống chung với nhau suốt hai năm trời. Ông ấy thích lái ca-nô lắm nên ban đêm, chúng em hay ra sông Seine chơi thuyền..

Nàng kể lại những chuyện tưởng chừng như mới xảy ra hôm qua. Thế nhưng cái tên Tsukahara với tư cách một ông thầy dạy vẽ th́ thế hệ trẻ Nhật Bản bây giờ chắc không ai biết tới. Không có một nước nào thay đổi nhanh chóng trước những trào lưu tư tưởng cho bằng nước Nhật. Có những điều chúng ta cho là mới lạ, không bao lâu nữa, sẽ lỗi thời ngay.

Tiếng nói chuyện ồn ào không dứt và tiếng cười dậy lên chung quanh thiếu điều bóp nghẹt tiếng nhạc đang ḥa tấu nhưng đột nhiên, giọng vĩ cầm nổi lên cao vút như ai đang thổn thức:

-Em muốn ḿnh sẽ không bao giờ quên ông ấy. Thực ra th́ đối với em, đă làm cái nghề như thế này th́ ông ấy không phải là người khách duy nhất. Nhưng dù sao, ông ấy là người đầu tiên sống chung với em như hai vợ chồng suốt một năm, rồi thêm một năm nữa.

-Hồi hai người xa nhau, cô có thấy buồn không?

-Em khóc gần nửa năm đấy!

-Tôi hiểu.

-Thế nhưng dù có khóc lóc bao nhiêu th́ em và ông ấy cũng đă quyết tâm chia tay nên em không nh́n lại phía sau nữa. Nếu tiếp tục khóc như thế th́ em biết sinh sống bằng cách nào? Cho nên em đă trở lại làm việc như trước kia, và dĩ nhiên, phải bám theo những người khách ngoài đường. Nhưng v́ muốn đi chơi với khách Nhật nên em thường t́m họ trong những quán cà phê đông người.

-Thế rồi sau đó cô có đi lại thân mật với khách Nhật nào khác không?

-Tsuyama...một nhà quí tộc tên Tsuyama. Chẳng hay ông có biết người đó không?

-Không ạ!

-Ông đó mặt mày mũm mĩm và non choẹt. Sinh viên trường Luật, ông ạ! Em đă đi chơi với ông ấy ở nhiều nước từ bên Đức qua đến Mốt Cơ Va trong kỳ nghỉ hè...

-Có ai nữa không?

-Ông Nakagawa ở Sorbonne, chẳng hạn.

-À, tiến sĩ Nakagawa à? Ông ấy chết cách đây hai năm. Ông là giáo sư ngành Sử.

Tôi chợt nhớ gương mặt của vị tiến sĩ lúc nào cũng tỏ ra khắc khổ và không nghĩ về điều ǵ khác ngoài việc giữ ǵn phẩm giá. Ngay cả những ông Nhật mà tôi quen biết lâu năm, đă cùng nhau bàn luận dưới ánh đèn và trong khi nghe nhạc, về các kiểu nón đàn bà cũng như về các buổi tập nhảy đầm, không biết khi về đến Nhật,họ có làm bộ mặt nhăn nhó hay không đây?

Khi nghĩ đến đó, bỗng dưng tôi thèm cái số phận của những người đàn bà ở Paris. Dù có phải sống cuộc đời bán phấn buông hương nhưng lúc nào họ cũng trang điểm đẹp đẽ, thanh tân, mỗi đêm rộn ră tiếng cười tiếng nhạc và thờ ơ nh́n năm tháng trôi qua.

-À! Vậy chớ cô tên ǵ?

-Marion.

-Cô sống ở đâu?

-Lầu bốn một ṭa nhà đằng sau Odéon.

Tôi không thể hỏi tuổi của nàng, chẳng v́ một lư do ǵ đặc biệt.

Mấy nàng nhạc công đang chơi một khúc trong Thaiis của Massenet. Đó là đoạn mà Thaiis, một kỹ nữ người Ai Cập đang khẩn cầu Nữ thần Vénus cho ḿnh giữ được măi măi tuổi trẻ và sắc đẹp. Không c̣n biết làm ǵ khác, nàng Marion, người coi bộ chẳng có vẻ cảm động ǵ đặc biệt với khúc nhạc đang chơi, chỉ biết gơ nhẹ trên mặt bàn theo nhịp điệu quen thuộcấy, với ngón tay trỏ đang đeo chiếc nhẫn kỷ niệm.

Dịch ngày 23/06/2021

[11] Trong ấn bản của Nxb Shinchô ra mắt vào tháng 7/1951, nguyên tác mà chúng tôi sử dụng, nhan đ đă đưc đổi thành Omokage (H́nh bóng cũ).

[12] Định chế giáo dục khai phóng rất đặc biệt và danh giá của nhà nước Pháp, cho phép tất cả mọi ngưi ghi danh được dự thính và mời các giáo sư giỏi giang đến giảng nhưng không tổ chức thi cử và không phát bằng.

[13] Grisette nguyên nghĩa con chim chích màu xám, hay những cô gái đm đáng, nhưng là tiếng lóng để gọi cái cô gái làng chơi trong khu La Tinh.

[14] Polka là tên một điệu nhạc nhanh và tươi sáng, đi kèm vi điu múa tay đôi, bt đu năm 1830 ở vùng Bohemia, sau thịnh hành khắp nơi nhất là vào thế kỷ 19.

 

 


* Nguyễn Nam Trân :

Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com

.........................

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com)
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com