TRUYỆN BÊN TÂY

(Furansu Monogatari, 1909)

Nguyên tác : Nagai Kafuu

Dịch : Nguyễn Nam Trân

 

 

( VIII ) TRUYỆN NGHE KỂ Ở MỘT ĐÊM LỄ HỘI

    (Matsuri no yogatari)

  Le désir, sur la douce nuit,
 Glisse comme une barque lente

Nỗi thèm muốn như một chiếc thuyền con
Lướt chầm chậm trong đêm dịu ngọt.

Comtesse de Noailles (Soir romantique)

Wall art print and canvas. Frederick Childe Hassam, The South Ledges,  Appledore

Ảnh minh họa

        

Liên hệ giữa hắn và tôi không phải là một t́nh bạn chân t́nh và thân mật đến độ không thể rời nhau, cũng không phải là một sự giao du hời hợt trong xă hội sau khi hai bên bắt buộc trao danh thiếp. Chúng tôi đă có nhiều cơ hội nói chuyện với nhau một cách khá tỉnh táo về một số điều mà ḿnh không thể nói với bất cứ ai cho dù hắn và tôi có nhiều sự khác nhau về chuyên môn cũng như nghề nghiệp.

Tóm lại, hai đứa chúng tôi đều là những con người của thời đại mới, nghĩa là rất ích kỷ đồng thời là những kẻ bi quan, thích châm biếm và yếu đuối. Có lẽ v́ như thế mà chúng tôi thấy ḿnh không có nghĩa vụ tương trợ cho nhau dù chúng tôi sẽ phải chia sẻ thức ăn và quần áo trong trường hợp đổ bệnh trên đất người hay lâm vào cảnh đói rét. Cái gọi là t́nh bạn giữa hai đứa chúng tôi, cái gọi là nghĩa vụ trong t́nh bạn, chính ra một điều ngụy thiện khó có thể thực hiện. 

Ngược lại, đôi khi chúng tôi cũng bắt tay nhau thật chặt và hỏi thăm: “Độ này cậu ra sao?” như những t́nh nhân chia tay nhau đă từ lâu lắm, dù nhiều khi chúng tôi làm bộ không nhận ra nhau để khỏi chạm mặt khi thấy nhau trên đường phố. Chúng tôi cũng không cần phải khen ngợi nhau một cách giả dối hay t́m cách giữ mặt cho nhau.

Hai chúng tôi đều là những kẻ lười biếng, để khỏi phải cho người thứ hai biết ḿnh sẽ dọn ra khỏi nhà trọ, nhiều khi người này c̣n không biết người kia đang ở Lyon, đă bỏ lên Paris hay về lại Nhật. Ngoài ra, có hôm chúng tôi gặp nhau đột ngột trong hành lang một rạp hát, bên bàn tiệm cà phê để nói chuyện hai ba tiếng đồng hồ, gặp nhau cả nửa ngày hay nguyên cả một ngày. Thế nhưng, sau khi chia tay nhau hôm đó, chúng tôi có thể ngưng đi lại như thể người này đă quên bẵng người kia. 

Năm ấy, ngày mồng 7 tháng 12, một lễ hội được tổ chức như mọi năm ở ngôi thánh đường Notre Dame nằm trên một ngọn đồi tên là Fouvière, bên kia bờ sông Saône, phía đông nam thành phố Lyon.

Theo người ta kể th́ xưa kia khi có một trận đại dịch kinh hoàng tràn lan ra khắp Âu châu vào khoảng thế kỷ XVI, chỉ có thành phố Lyon là tránh được thảm họa này nhờ ở sự che chở của Đức Mẹ Đồng Trinh. Do đó người ta có truyền thống cử hành một buổi lễ, hôm đó bất luận nhà nào trong thành phố cũng đều thắp nến, và năm nào cũng vậy.

Như một phép lạ, trời đang mưa dai dẳng bỗng nhiên đến xế trưa th́ đẹp trở lại, c̣n ấm và không có gió, một chuyện rất hiếm giữa mùa đông. Từ trục giao thông chính từ Đại lộ Cộng Ḥa nơi mọc san sát những cửa hiệu, ngân hàng và tiệm bách hóa cho đến những con hẻm nhỏ không ai biết tới nằm ở bên mặt và bên trái nó, ánh sáng lung linh của những ngọn nến, đèn điện và đèn khí đốt ở bên những cửa sổ, cửa chính và bao lơn của các ngôi nhà đă in bóng của chúng trên mặt nước của hai ḍng sông lớn là Saône và Rhône. Cảnh náo nhiệt đó nói sao cho xiết.

Tôi đi bộ và chen chúc giữa đám đông đang đi trên con phố trơn trợt v́ trời mưa đến được quảng trường Bellecour, nơi có bức tượng của vua Louis XVI để xem cảnh người ta trang hoàng hàng chữ “Thượng Đế che chở nước Pháp” (Dieu protège la France) kết bằng những chùm bóng đèn sáng của ngôi thánh đường cất trên đỉnh núi xa tít và bên dưới nó là câu “Cảm ơn Đức Mẹ Đồng Trinh” (Merci Sainte Vierge) mà người ta đă thắp sáng lên ở ngôi nhà thờ cổ Saint Jean. Tất cả đă khiến cho bầu trời mùa đông tối tăm như được sáng ra cho thấy cả những cḥm mây đang trôi qua lại sau cơn mưa. Lúc đó, tôi chợt nhận ra hắn đang đi và cũng bị đoàn người xô đẩy như tôi đến đằng trước một tiệm ăn có tên là “Ngôi nhà dát vàng” (Maison Dorée) vốn là nơi sáng sủa hơn những nơi khác, nằm trước mặt một lùm cây mùa đông trơ trụi bên bờ hồ ở góc quảng trường.

Hắn lên tiếng trước::

-Ô ḱa! Cậu khỏe không? Chúng ḿnh toàn gặp nhau ở mấy chỗ hay hay không đấy nhỉ?

-Cậu đang ở Lyon à?

Tôi hỏi như vậy và hơi ngạc nhiên v́ lúc gặp nhau hồi lễ “Chư Thánh” (Toussaints) cách đây gần một tháng, hắn cho biết có lẽ sẽ đi du lịch ở vùng Midi và Côte d’Azur ven bờ Địa Trung Hải v́ phong cảnh và nơi đó rất đẹp và khí hậu lại tốt.

-Cậu đi chơi thế nào? Sao không tiếp tục?

-Không. Hầu như là không. Dọc đường, tớ gặp một chuyện kinh hoàng và chương tŕnh tớ soạn sẵn đă hoàn toàn sụp đổ. Tớ sẽ phải ru rú ngồi nhà trong cái sương mù của thành phố Lyon này cho đến lúc nào tớ lại có ngày nghỉ và rủng rỉnh tiền nong, chắc phải là năm tới.

-Chuyện ǵ đă xảy ra hở cậu. Người ta ăn cắp tiền à?

-Ừ, một kiểu như vậy.

-Cậu quá là...Tớ không dám chỉ trích nhưng tớ thấy cậu quá vô tư lự...

-Cậu à!. Đừng trách tớ như vậy. Dù vô tư lự hay không, ai cũng có thể cuỗm tiền ḿnh hết cậu ơi.

-Ha! Ha! Ha! Ha!

-Ha! Ha! Ha! Ha!

Hai chúng tôi cùng cất tiếng cười vang. Nụ cười đó. Giọng nói đó. Bọn trẻ như chúng tôi th́ đă hiểu ngay bằng trực giác.

Tôi và hắn cùng bước vào tiệm Maison Dorée ở trước mặt và ngồi vào bàn. Trần nhà, tường và mấy cái cột đều được dát màu vàng trong khi những chỗ khác th́ sơn màu ngà, rất hợp với danh xưng của cửa tiệm. Ở đây, đêm nào cũng nhộn nhịp, đặc biệt là hôm đó v́ đông khách. Những người đàn bà đội mũ ḷe loẹt và mặc quần áo c̣n sặc sỡ hơn này thường, đang thử t́m cách quyến rũ mấy thanh niên trẻ vào buổi tối của lễ hội.

Hơi nóng bên trong tiệm ăn ngột ngạt. Ánh sáng lại chói chang. Cảnh náo nhiệt làm chóng mặt. Mùi nước hoa nồng đến buồn ói. Rốt cuộc, trong cái ồn ào, xô bồ về đêm, đặc biệt của nước Pháp, hắn mới bắt đầu kể

.

       .......                        ***

 

Không có một cái ǵ đáng cho chúng ta khiếp sợ hơn là một dịp may mắn hay một sự t́nh cờ. Cuối cùng chuyện như vậy đă xảy đến cho tớ. Tớ đă cẩn thận giữ ḿnh từ cái hôm đặt chân lên nước Pháp. Vâng, bởi v́ tớ c̣n cuồng nhiệt với xứ Pháp hơn cậu nữa. Tớ có cảm tưởng mơ hồ rằng tớ sẽ xử sự một cách nhẹ dạ hay làm một điều ǵ xấu xa không thể tưởng và để cho những nàng con gái xinh xắn và linh hoạt cũng như phong cảnh thành phố hay xóm làng của nước Pháp này lôi cuốn trước khi có dịp hở ra một câu nào.

Thực ra con gái Pháp không được xinh như h́nh ảnh chúng ḿnh tưởng tượng ra khi c̣n ở ngoại quốc nhưng họ giấu bên trong một ma lực mà tớ không biết phải tả sao cho đúng. Chỉ cần cậu nói với họ đôi câu không có ǵ đặc biệt trong một công viên chẳng hạn, đi dạo với nhau một đỗi hoặc đi sát nhau hay tựa người vào nhau...là cậu sẽ bị nàng ta đưa đẩy vào nơi nào nàng muốn. Thế rồi, rạng sáng hôm sau, khi cậu lửng tha lững thững trở lại nhà ḿnh, cậu mới khám phá ra là ḿnh đă làm một chuyện ngu ngốc. Dù vậy, cậu sẽ không tiếc nuối điều ǵ và cũng không nổi giận mà sẽ lập lại chuyện ngu ngốc ấy thêm một lần nữa, để cảm thấy rằng tại sao ḿnh lại ....ngu ngốc đến thế!

Khi mới đến đất Pháp lần đầu tiên, tớ đă không thể nhịn thèm. Tớ đă tiêu số tiền dự trù cho một tháng trời chỉ trong ṿng ba hôm. Chẳng những thế, thấy c̣n chưa thỏa măn nên tớ lại qua đêm với một người đàn bà và nhân đó, đă tặng cho nàng chiếc nhẫn bằng ngọc trai, vật kỷ niệm mẹ tớ để lại trước lúc lâm chung.

V́ lẽ đó tớ đă đi đến quyết định là sẽ không theo tán tỉnh bất cứ người đàn bà nào nữa trong thời gian c̣n sống trên đất Pháp bởi v́ tớ không thể nào trở về Nhật nếu tớ c̣n thích được yêu chiều trong những cuộc phiêu lưu t́nh ái .Tớ bèn quyết tâm xa lánh thế. giới con người để luôn luôn giữ được một tâm hồn thi sĩ và say sưa với khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của sông núi trên đất Pháp.

Để thực hiện điều đó, tớ đă phác thảo một chuyến lữ hành về vùng Địa Trung Hải. Thế rồi từ đó,  tớ đă bắt đầu viếng thăm các vùng từ Marseille đến Saint-Raphae..l), Cagnes, Nice, Menton, Monte-Carlo ...và dự định là sau khi ấy, nếu hăy c̣n tiền, tớ sẽ đi tiếp sang Ư. Tuy nhiên có một ông già tớ gặp t́nh cờ trong toa tàu - mà theo lời ông kể th́ ông là nhà giáo một trường trung học ở Marseille - đă có lời khuyên tớ đừng để lỡ dịp viếng những lâu đài cổ Avignon và những phế tích La Mă ở Arles trong chuyến đi hay chuyến về nếu tớ đang trên đường thăm vùng Provence.

Về Avignon th́ trước đây, ít nhất tớ đă nghe nói về nó qua cuốn nhật kư của Daudet nên tớ háo hức muốn tới thăm nơi đó ngay. V́ thế tớ đă dở chứng để xuống tàu giữa đường khi chợt nghe một nhân viên nhà ga kêu lên: “Avignon!, Avignon!”, tên cái ga tàu vừa ghé.

Ra khỏi ga, tớ thấy đằng trước mặt và qua lùm cây trên quảng trường, một bức tường cao với lỗ châu mai, lại có những cánh cửa sổ giống như một sân tập bắn, và được đèn soi rất sáng, tựa như những mô h́nh thu nhỏ thường thấy trong các tiểu thuyết nói về thời Trung Cổ. Có tiếng kèn lính nghe thật buồn nổi lên như ai khóc, sau đó tớ không c̣n nghe ǵ nữa. Tớ đồ chừng đằng sau những bức tường kia, chắc có một trại lính.

Một chiếc xe ngựa của khách sạn nào đó đang đậu trước ga đă đưa tớ thẳng từ cái sân của ṭa thành vốn nằm từ một cánh cửa của khu vực bờ thành về đến khách sạn, nơi vốn không xa chỗ ấy bao nhiêu. Giữa đường tớ nh́n thấy cái sân ṭa thành ngày nay đă được hiện đại hóa, không khác ǵ những khu phố cổ của Paris, nhờ ở những hàng cây bạch dương trồng hai bên và những cửa hàng trang trí với hàng chữ vàng sáng chóa. Thế nhưng ấn tượng mà tớ có về màu sắc cũ kỹ của khu vực này cũng như tiếng kèn đồng buồn bă vẫn đọng lại và thấm vào trong ḷng. Với tiếng máy xe hơi đang chạy, tớ được đưa về một thời đại xa xưa nào không biết nữa, nhưng chắc chắn là nó đă cắt đứt hẳn với thời hiện đại. Tớ không khỏi cảm thấy ḿnh lạc lơng trong một thành phố lăng mạn mà h́nh ảnh tưởng như có lần được thấy trong truyện kể của Boccace[15]

Ấy là một t́nh cảm vừa đau buồn vừa tiếc nuối.Dù tớ mới đặt chân tới vùng đất này lần đầu tiên, tớ có cảm tưởng là ḿnh đang thực hiện một lời hứa từ kiếp trước. T́nh cảm ấy càng lúc càng trở nên mạnh mẽ khi tớ lại vào thành phố để ăn bữa tối mà tớ chưa ăn kịp, sau khi đă để va-li lại pḥng khách sạn. Dĩ nhiên tớ đă hành động như thế không với chủ tâm ǵ.

Tớ đến một quảng trường nơi có một đài tưởng niệm mà mặt tiền của nó là những cây cột bên trên có đặt một cái đồng hồ trang trí theo kiểu gô-tích. Đó là ṭa thị chính mà sau này tớ mới nhận ra sau khi đă ăn xong bữa cơm tối ở một quán cà phê trong một góc của quảng trường. Tuy rằng chưa đến nửa đêm nhưng trong pḥng ăn chỉ có bốn năm người đàn bà không có đàn ông tháp tùng. Đó là bầu không khí vắng vẻ của một tỉnh lẻ. Trần của gian pḥng có những ngọn đèn quá sáng vọng lại tiếng động khó chịu của một cuộc chơi bi-da từ một căn bên cạnh.Bà chủ quán trẻ tuổi ngồi một ḿnh trước chỗ thu ngân, đang đọc một cuốn tiểu thuyết b́a có tranh minh họa. Ngoài đường không có khách bộ hành nào qua lại trừ một vài bà đang đi lang thang. Mọi cửa tiệm đều đă đóng cửa. Nhưng phần tớ th́ tớ không hề lo lắng hay sợ hăi, thứ t́nh cảm mà lữ khách thường cảm thấy khi đặt chân đến một nơi ḿnh không quen thuộc. Tớ chỉ cảm thấy đơn thuần vẻ đẹp của một nỗi buồn sâu lắng đang làm tớ say sưa như thể tớ đang một ḿnh bước trên cánh đồng dưới những tia nắng cuối của buổi chiều chập choạng.

Lúc ấy trời đă vào tháng mười một, nếu ở măi về phía Bắc như Lyon th́ đă dậy sương mù và trên Paris chắc đang mưa buồn lắm, nhưng ở vùng Provence, gió buổi chiều vẫn c̣n thấy mát không thua ǵ gió xuân, lá ngô đồng chưa vàng và hăy c̣n rậm rạp. Màu của bầu trời cũng như cái nhấp nháy của ngàn sao vẫn là cảnh tượng quen thuộc của vùng Midi, nghĩa là hết sức sáng rơ và đẹp đẽ, điều mà khi c̣n sống ở nước ngoài, tớ thật khó ḷng tưởng tượng. 

Tớ đi vào măi bên trong thành phố nơi có những ngôi lâu đài đang ngủ trong yên lặng. Dù không biết phương hướng nhưng trong cái đêm hiếm có và quí báu này, tớ đă được ngẩng đầu lên để nh́n thấy ”Cung điện của các Giáo hoàng” (Palais des Papes), có lẽ là một di tích có từ thế kỷ XIV.   

Ra khỏi quảng trường, không c̣n thấy cái sân sửa theo kiểu hiện đại nữa. Những con đường nhỏ, nhỏ đến nổi chỉ vừa đủ lọt cho một chiếc xe. Chúng rẽ qua rẽ lại trông như những con đường cũ bên Ư với vách tường xây bằng đá và các ngôi nhà nằm cạnh nhau ở hai bên. Những ngôi nhà  trùm lên con đường nhỏ và biến nó thành một đường hầm. Nếu nh́n chung quanh sẽ thấy, ở vài nơi, có những bụi hoa nở trong mấy cảnh vườn nhỏ nằm trên bao lơn. Các cánh cửa lớn và cửa sổ đều khép kín, chỉ có vài ngôi sao lấp lánh trên mái ngói. Tiếng giày của tớ đạp trên những viên đá lát không đều vang lên từ bờ tường này qua bờ tường nọ có lẽ là tiếng động duy nhất trong con hẻm ngoằn ngoèo này.

Đột nhiên từ xa, tiếng chân đang vang thoặt biến mất, tớ bỗng nghe vọng lại âm hưởng của một điệu ghi-ta thánh thót đến từ con đường ngoằn ngoèo phía trước. Tiếng đàn ở miền Nam có âm sắc khác với tiếng đàn trên miền Bắc, cho dù được chơi cùng một thứ nhạc khí.Hoàn toàn là âm thanh của miền Nam. Đó là âm sắc quyến rũ, thiết tha và thanh lịch của phương Nam, nhưng lại phát ra một âm điệu bi thương. Tớ tưởng tượng mà như đang nh́n tận mắt đôi vú và lồng ngực đồ sộ của người một đàn bà phốp pháp và nặng nề với mái tóc đen tuyền, đôi má ửng hồng. Bộ ngực đó đang đập phập phồng, mềm mại, mượt mà nhưng lại tỏa ra hơi nóng như có một ngọn lửa bùng cháy dưới lần áo mỏng.

Đi theo tiếng nhạc hết hẻm này qua hẻm khác, tớ không c̣n biết ḿnh đang ở đâu nữa. Thế rồi, tiếng đàn ấy chợt ngưng đột ngột. Ngạc nhiên, tớ khựng lại một chỗ như người vừa tỉnh cơn mê. Th́ lúc đó tớ nhận ra trước mặt có ánh đèn mơ hồ hắt ra từ phía trong một bao lơn trên tầng gác.

Khi đêm đă vào sâu và cửa sổ các nhà dân trong thành phố có lâu đài cổ như nơi đây, dù có song sắt và cánh cửa che chắn hay hay không, đều đă khép kín và nằm im trong bóng tối th́, ôi chao, sao ở đây lại có một khung cửa sổ duy nhất được mở ra và có trang trí . Nhờ ánh đèn, ḿnh có thể nh́n xuyên qua để thấy bên trong bức màn cửa được kéo kín những mô-típ mang h́nh hoa màu đỏ nhạt, trông hết sức đáng yêu! Thực hấp dẫn quá sức! Bởi v́, từ lâu rồi, Baudelaire đă có lần nói: “Không có ǵ thâm sâu, huyền bí, phồn thực, u tối mà lại chói ḷa cho bằng khung cửa sổ được chiếu rọi bởi ánh nến (Il n’ya pas d’objet plus profond ...qu’une fenêtre éclairée ’ d’une chandelle)[16]. Những ǵ ta nh́n được dưới ánh mặt trời đều không hứng thú bằng khi nó được che dấu đằng sau khung cửa kính. Bởi v́ trong cái lỗ đen tối hay sáng ḷa ấy, cuộc đời đang sống, cuộc đời đang mơ và cuộc đời đang đau khổ.” 

Tớ nghĩ là bằng cách nào, ḿnh cũng phải nh́n cho được bên trong cánh cửa sổ này. Tớ muốn đi vào đó. Tớ tin rằng sẽ không có ǵ nguy hiểm. Quả thực, không có ǵ kinh khủng bằng sự ṭ ṃ.

May quá, cánh của sổ lại mở. Đằng sau chấn song của bao lơn, một bóng đàn bà ăn mặc hở hang hiện ra trong manh áo ngủ màu hồng vốn không che kín nổi bộ ngực của nàng! Dĩ nhiên là tớ phải đóng vai anh chàng Don Juan để hát cho nàng nghe một bài “Dạ khúc” (Sérénade) từ phía dưới cánh cửa sổ này. Không c̣n tự chủ được ḿnh, tớ đă làm một cử chỉ bốc đồng bằng cách chụm mấy đầu ngón tay và gửi đi hai cái hôn gió trong khi nàng như cảm thấy nhột nhạt, thu người lại đằng sau cửa sổ.

Tớ thật xấu hổ và hối tiếc việc ḿnh làm. Có lẽ nàng chưa đi ngủ v́ c̣n đang đợi một anh bạn trai?. Phải chi tớ không vội vă và lại tế nhị hơn th́ trong một đêm thu tĩnh mịch và gợi t́nh của vùng Midi miền Nam như hôm nay, tớ đă có cơ hội chứng kiến một cảnh hẹn ḥ thầm kín của hai người bạn t́nh mà những kẻ chỉ biết về cuộc sống trên miền Bắc như tớ sẽ không bao giờ có dịp nh́n thấy trừ phi đó là một xen trong nhà hát Ôpêra của Ư. Chàng trai kia sẽ trèo lên phía chấn song của bao lơn giống như Roméo vậy v́ nó không cao mấy. Bức màn cửa sẽ in lên trên những mô-típ hoa ḥe của nó, bóng của đôi uyên ương đang ôm nhau hôn.Và biết đâu tớ cũng sẽ được nghe, qua bầu không khí dịu nhẹ này, âm thanh nụ hôn của hai người. Thế nhưng tớ đă tỏ ra quá sỗ sàng đối với họ nên tự trách ḿnh và muốn tiu nghỉu rút lui. Lúc đó, bỗng nhiên có tiếng cánh cửa sổ mở ra nhè nhẹ, rồi có tiếng nói nho nhỏ của người đàn bà thon thả mà tớ vẫn chưa nh́n rơ mặt cất lên:

Entrez! Monsieur (Vào đi ông!)!

Đối với những người không biết thơ mộng, chuyện này không c̣n bí ẩn nữa.Rốt cuộc, không có ǵ đáng cho tớ phải che dấu. Nàng chỉ là hạng đàn bà đứng chờ một gă đàn ông lạ, vào lúc trời đă thật khuya, như cảnh từng thấy ở Lyon, ở Paris, ở London hay bất cứ nơi nào. Nàng là một loại đàn bà không phải gánh thứ trách nhiệm nặng nề nào cả trong khi vẫn đem đến cho ta niềm hoan lạc có khi dịu dàng hơn cả một người yêu.

Thế nhưng giây phút này, ngôi lâu đài cổ này, cái đêm này...tất cả đều bí ẩn đối với tớ. Có thể nói nó chẳng khác nào điều mà Julius Ceasar, trong cuộc viễn chinh qua Ai Cập, đă cảm thấy khi nh́n cảnh nàng Cleopâtra ăn mặc hớ hênh, nằm ngủ dưới bầu trời đầy sao và trước bức tượng Sphinx vốn được dựng lên giữa sa mạc. Tớ rón rén đi về phía cảnh cửa và đến một lúc đă cảm thấy được hơi thở nóng sốt của người đàn bà cũng như hương thơm da thịt nàng trong đêm tối pha vào với  mùi ẩm ướt của bức tường, cái mùi thường bốc lên từ những ngôi nhà xưa. Lại nghe câu Entrez! Monsieur (Vào đi ông!) thêm lần nữa.

Một bàn tay mềm mại và thơm tho kéo tớ vào bên trong, cử chỉ khá mạnh khiến tớ phải chao đảo. Tớ không thấy rơ mặt nàng v́ bên trong tối mù. Tuy vậy, tớ biết nàng đang mặc một chiếc áo ngủ bằng lụa, thứ lụa thật nhẹ như màng mỏng gắn trước nón. Lúc đi cùng nàng lên mấy cái bậc thang và để mấy đầu ngón tay của ḿnh chạm vào người nàng th́ tớ đă thấy ngay rằng, dưới lớp áo ngủ, nàng không mặc ǵ cả.

Đến lầu một, nàng mở cửa đưa tớ vào bên trong rồi đùng một cái, nàng ném người xuống cái giường đặt ở pḥng bên cạnh như người đă quá mệt mỏi. Nàng buông thơng cánh tay trắng muốt về phía phía mặt sàn và thân h́nh như nhũn ra.

Gian pḥng khách nơi đặt bàn và ghế ngồi có lẽ là gian rộng nhất trong nhà nhưng ánh sáng để soi th́ chỉ có một cái đèn dưới cái chụp màu đỏ được đặt trên chiếc bàn ngủ. Ngoài ra, ánh sáng của chiếc đèn này chỉ thấy đằng sau một tấm màn ngăn pḥng khách và pḥng ngủ, làm cho khi ngồi nh́n từ cái ghế dài, căn pḥng khách mờ mờ ảo ảo như trong sương làm cho gian pḥng ngủ bên cạnh giống như một nơi thật xa xôi mà tớ chỉ thấy rơ được chừng phân nửa.

Người đàn bà cứ để tớ ngồi trên chiếc ghế dài và không nói năng ǵ. Sự im lặng kéo dài khiến tớ nghĩ là nàng đă ngủ. Chán nản quá, tớ lơ đăng đưa mắt nh́n vào bên trong tấm màn chắn.

Trên một cái giường rộng như một con tàu, tấm vải trắng che bên trên tấm đệm độn bằng lông vũ, đă được kéo lên ở bốn góc. Cái gối đă bị ném đi đâu không biết, c̣n như thân h́nh và chân tay của người đàn bà đang nằm đó th́ lạ lùng thay, nó không theo một trật tự nào cả. Có một chiếc ghế đặt bên giường. Váy ngoài, váy lót, áo sơ-mi, cóc-xê, tất dài... nghĩa là tất cả những ǵ ngày thường ta không quen thấy dưới ánh sáng ban ngày, đều nằm luộm thuộm trên chiếc ghế đó, hoặc chồng, hoặc cuốn, hoặc nằm, hoặc mắc với đủ h́nh thể, màu sắc cũng như với sự nhớp nháp của chúng. Một đôi giày cao gót có khuy bấm mà một trong hai đang nằm lật ngửa ở dưới giường, trông kỳ dị như một con cá bị ai xéo lên. Mấy giây nịt tất có buộc ruy băng th́ một cái đă bị vứt qua một bên khỏi cái kia ở dưới sàn như cành hoa hồng. Ánh sáng màu đỏ nhạt của cái đèn như thấy trong chiêm bao.

Tớ là người chỉ thích những thứ bừa băi lộn xộn, thay v́ những cái b́nh thường. V́ trong trường hợp nào tớ cũng suy nghĩ như thế nên không có phản ứng ǵ đặc biệt trước cảnh tượng như vậy.

Không biết cậu nghĩ thế nào? Chứ tớ th́ tớ không bao giờ để ư đến một nàng trinh nữ tự cho ḿnh là trong trắng, cho dù nàng có xinh đẹp đến đâu. Thế nhưng một người đàn bà, một cô nhân t́nh, vợ hầu của ai đó, hoặc là một người đàn bà có nhiều quá khứ hơn thế nữa, th́ tớ không bao giờ bỏ qua mà không tưởng tượng về một cái ǵ đang có nơi họ. C̣n nếu là một người đàn bà đang bị đời đồn đại, trong dư luận hay trong báo chí là ngoại t́nh hay lẳng lơ, th́ tớ sẽ không sẵn sàng quên. Không những thế, h́nh ảnh của họ lại c̣n thường xuyên hiện lên trong trí của tớ, giống như đóa cẩm chướng đậm đà và sặc sỡ.

Người ta thường đánh giá cao các tác phẩm lớn của văn hào hơn là những tác phẩm xuất hiện gần đây của các cây bút trẻ. Người ta kính nể một người lính được gắn nhiều huân chương hơn vị sĩ quan chưa có thành tích nào. Như thế, kinh nghiệm là một thành quả quí giá. Thành quả ấy là chứng cứ duy nhất luôn luôn giúp người ta đoán biết tương lai. Những cô gái buôn hương, vừa đi vừa lắc mông ở ngoài đường, trong quán ăn, trong hành lang hí viện, không có ǵ đặc biệt để quyến rũ một ai. Chỉ có sự chờ đợi những ǵ thuộc về quá khứ (tiền sử) của các nàng mới là thứ nam châm đặc biệt mà h́nh thể ấy tạo ra và lôi cuốn chúng ta một cách đặc biệt. Cách nói “một thứ nam châm được h́nh thể tạo ra“của tôi có lẽ không thích hợp để diễn tả điều này, nhưng thôi, hăy tưởng tượng ra cảnh một con cóc hiện ra dưới hàng hiên (engawa) bằng gỗ của một ngôi nhà truyền thống Nhật Bản và đang ḅ một cách nặng nhọc th́ chúng ta có khi, không v́ lư do nào cả, muốn dẫm cho nó chết. Đâu có sách vở nào dạy chúng ta phải hành động như thế, phải không hở cậu? Khi chúng ta nh́n thấy một con mèo đang chậm răi bước trong sân, chúng ta sẽ theo chân nó mà không hiểu tại sao cho dù chúng ta biết thừa đi rằng khi mèo thấy bóng người, nó sẽ sợ hăi và bỏ chạy. Những hành động nầy không nhắm một mục đích nào, không v́ một sự cần thiết nào hay một cảm xúc nào. Đó chỉ là một sự bí ẩn mà h́nh thể đă khơi gợi ra. Về phần họ là những kẻ mang lấy một h́nh thể như thế, có thể họ đă được sinh ra để chúng ta đối xử như thế.

Này cậu, theo như lư thuyết tớ vừa tŕnh bày, chắc cậu đă hiểu được tớ yêu thích những búi tóc vấn lệch lạc và quần áo nhăn nhúm biết là chừng nào.

Tớ rời khỏi cái ghế dài trong một trạng thái nửa mê nửa tỉnh nhưng người đàn bà vẫn không nói ǵ, chỉ ưỡn ẹo thân h́nh với một dáng dă dượi trong khi mắt th́ nh́n tớ đang xáp lại gần. Đôi môi màu đỏ của nàng mở ra, buông thả, để khoe đường răng ánh trắng như ngọc trai và đầu lưỡi như cánh hoa. Như muốn nói cho hay là đầu óc nàng giờ đây đă trống rỗng, nàng mở he hé đôi riềm mi ướt át, ngất ngây và dán chặt vào người tớ.

Tớ phải thú thật là tớ có hơi sợ. Chắc không có một thứ đàn bà nào biết rơ vị trí của ḿnh và tâm lư đàn ông bằng cô gái Pháp này.

Vướng vào lưới t́nh, yêu hay đau khổ...những lư do t́nh cảm này không có ǵ quyến rũ ta cả. Loại đàn bà này chỉ kích thích sự kinh tởm của chúng ta để nó tăng cường độ lên đến một giới hạn, và vượt qua giới hạn ấy để khiến chúng ta, cuối cùng và ngược lại, trở thành nô lệ của họ.

Sáng hôm sau, rất bằng ḷng, tớ không nghĩ ǵ khác hơn và trở về khách sạn với cái ḷng đầy thỏa măn của một người vừa có được một cuộc phiêu lưu hiếm có. Từ xế chiều trở đi, tớ viếng di tích nổi tiếng về các vị Giáo hoàng[17] và trước khi lấy tàu hỏa để đi Marseille vào tối hôm đó, tớ mới đến một quán cà phê trên quảng trường trước mặt Ṭa Thị Chính để ăn tối. Th́ cùng lúc, tớ nhận ra rằng người đang bước vào là người đàn bà tớ vừa gặp tối qua, đi bên cạnh là một anh đàn ông trẻ lực lưỡng với đôi má hồng hào, có thể nói là có tướng một nhà vô địch thể thao. Cứ nh́n chung quanh th́ biết ngay nơi đây là một trong hai ba cái quán thường dành để hẹn ḥ trong cái tỉnh lẻ này.

Người đàn bà ngồi vào bàn với anh chàng kia có vẻ giờ đây mới nhận ra tớ, đă ném một cái nh́n thật nhanh về phía tớ thay cho câu chào và tỏ ra rất sượng sùng. Thế rồi, nàng cúi đầu và đưa hai bàn tay lên để tháo một cái kẹp dài đang ghim trên nón, cởi cả nón và cái áo vét đan tay ngay sau đó. Nàng chỉnh lại cổ áo xếp nếp trên cái áo chẽn (jacket) che ngực bằng lụa có hai ống tay áo ngắn. Nh́n xuyên qua lớp rua đăng-ten, có thể thấy cả một bộ ngực trắng muốt. Đưa lưng cho  người đàn ông, nàng lên tiếng:

-Nhờ anh cài hộ cúc áo sau lưng. Hồi năy, em vội quá!

Tớ nghe tiếng người đàn ông nói khi vừa cười vừa cài lại từng cúc áo một cho nàng:

-Ô ḱa! Em không mặc cóc xê à?

Lúc đó mới thấy người đàn bà cười toe và hướng đôi môi về phía anh ta để được hôn.

Dĩ nhiên là tớ cũng nh́n về phía họ nhưng không biết dừng ở chỗ nào, lại vừa nghĩ về giờ khởi hành của chuyến tàu hỏa. Trước khi ăn, người đàn bà nốc cạn ly vang mà anh chàng vừa rót cho ḿnh. Đôi má của nàng đă ửng hồng sau đó, và tuy đă được trang điểm rất khéo nhưng sao mái tóc lại không được chải gỡ tươm tất. Nó vẫn giống mái tóc rối bời tớ đă thấy trong giường sáng nay, khiến cho tớ tự hỏi sao nàng lại sơ ư đến thế. Ngay cả chiếc lược cắm trên tóc cũng lơi ra  làm ḷa x̣a mấy lọn tóc con. Khi hầu bàn đưa đồ khai vị, terrinne[18] rồi món ăn thứ ba tới th́ nàng đă quá say để có thể ăn tiếp, bèn ngửa người ra đằng sau và tựa đầu ḿnh lên cánh tay vạm vỡ của anh đàn ông. Anh ta bèn hôn nàng từ sau gáy và th́ thầm điều ǵ không rơ bằng một                      giọng trầm trầm làm cho nàng đôi khi phá lên cười. Cũng có lúc nàng chợt ép hai bàn tay vào bên hông và thở một cách khó khăn như người đang bị co giật.

Không biết tự hồi nào, tớ bắt đầu cảm thấy ngà ngà. Bỗng nhiên, tớ chợt để ư đến cái thân h́nh lực lưỡng đến không ngờ của anh đàn ông kia. Tớ không hiểu sao ḿnh lại thèm thuồng và ghen tị với cái vóc dáng đẹp đẽ và cứng cáp của hắn không thể tả.

Anh đàn ông đứng dậy, có vẻ như đi vệ sinh. Người đàn bà bèn xé một mẩu nhỏ trên một tờ giấy có in bản thực đơn, ṿ lại sau khi đă hí hoáy viết cái ǵ bằng bút ch́ lên đó rồi dùng mấy đầu ngón tay khéo léo ném nó như một viên đạn về phía tớ. Lượm lấy nó, tớ mở ra xem th́ thấy viết::

Chừng một tiếng nữa, em sẽ rảnh. Tới đằng em nhe! Hôn ngh́n cái trên khắp người anh. Paulette.

(Je serai libre dans une heure. Viens chez moi! Mille baisers sur tout ton corps....Paulette)[19]

Người đàn bà hướng về tấm kính đang in bóng ḿnh ở phía đối diện của căn pḥng và chu môi như muốn cho tớ thấy.

Anh đàn ông quay trở lại. Vừa vặn lúc đó, người đàn bà đứng dậy và đi vào trong thế chỗ rồi khi từ đó quay ra, đă sửa lại áo mũ rồi đi ngay bên cạnh anh chàng kia và rời quán, miệng cười có vẻ hạnh phúc nhưng tuyệt nhiên không ngoảnh lại nh́n tớ.

Đầu óc tớ chỉ nghĩ đến cánh tay lực lưỡng của người đàn ông và lại có một cảm tưởng kỳ lạ là sau lưng ḿnh như có ai đang đuổi theo. Đáng lẽ phải ra ga nhưng tớ lại không đi về hướng đó. Tính toán thời giờ xong, tớ lầm lũi đi về phía nhà nàng.

Ánh sáng màu đỏ nhạt của ngọn đèn vẫn giống ánh sáng căn nhà tớ đến hôm qua đang chiếu lên thân thể người đàn bà nằm trong hốc pḥng nơi có kê chiếc giường ân ái, vẫn là cảnh buổi tối hôm qua.Tớ có một cảm tưởng kỳ quặc như là ḿnh đột nhiên lội ngược gịng thời gian một ngày trời để trở lại cái đêm hôm trước. Tớ đến sát bên cạnh nhưng nàng vẫn dụi đầu vào gối không chịu ngẩng mặt lên nh́n, như thể người nàng đă ră rời, không c̣n chút sức lực. Tuy đôi mắt nhắm nghiền, một nụ cười mỉm vẫn thoáng trên môi nàng. Phần tớ th́ trong lồng ngực, tim đă đập loạn lên và như có những đợt sóng đang dâng.

-Anh kia đi rồi à?

-Vâng. Nhưng chiều mai ảnh lại tới.

-Thế anh ấy làm nghề ǵ?

-Nài ngựa ở trường đua[20].

-Người ngợm coi chắc nịch há!

-Th́ bởi vậy...

Nàng chợt ngừng ...rồi tiếp tục nói:

-Nè anh. Xin lỗi nghe. Cho em nghỉ ngơi một chút nha.

Tớ bèn qua bên pḥng kia và ngồi trên chiếc ghế dài giống như đêm qua, ngắm cái thân thể mệt mỏi của người đàn bà đang nằm vật ngang giường.

Đêm đó đă trôi qua nhưng đầu óc tớ vẫn bị ám ảnh bởi cánh tay vạm vỡ của anh nài nọ và không sao rời khỏi cái nhà này. Tớ tưởng tượng là nếu ḿnh ra đi th́ ngay xế trưa hôm đó, gă thanh niên kia sẽ tới. Câu nói của người đàn bà cứ văng vẳng bên tai, tớ không cách ǵ xua đi được. Tớ ở trọn một ngày hôm đó và qua đến cả buổi sáng hôm sau, tớ vẫn ở miết. Về mặt tinh thần, nếu có ghen tuông, ta chỉ cần giết t́nh địch tức là đối tượng của sự ghen tuông đó, th́ về mặt nhục thể, nếu muốn hết ghen tuông, ta bắt buộc phải tiêu diệt chính bản thân bởi v́ nó mới là cái vỏ bao bọc huyễn tưởng của sự ghen tuông . Nếu không như thế, sẽ khó ḷng chấm dứt.

Qua buổi sáng ngày thứ ba, khi tớ đang tự nhủ là phải quyết tâm gạt bỏ mọi vọng tưởng và lên đường đi xuống miền Nam th́ lại thấy trời sụt sùi nhỏ xuống từng giọt mưa làm ướt cả luống hoa trồng bên ngoài thành cửa sổ. Hôm đó, khí hậu có hơi hầm tựa một ngày đầu tháng Năm và những con đường hẻm nằm trong khu thành cổ này vốn đă yên tĩnh rồi, nay c̣n yên tĩnh hơn thế nữa. Tuy nhiên sự yên tĩnh đó không gợi lên cái tịch mịch. Nó chỉ là cái yên lặng đến từ sự lười lĩnh và buông xuôi.Không những thân thể của tớ và thân thể của người đàn bà ấy mà ngay cả những đồ vật trong pḥng từ bàn ghế, màn cửa cho đến quần áo đều như được ngâm trong dầu, một cái mùi nặng nề và ẩm ướt dậy lên làm cho lồng ngực phải ngột ngạt. Tớ không có lấy một dự định hăng hái nào để làm hiện trạng thay đổi, buổi sáng hôm ấy, trong ḷng tớ chỉ có một tâm t́nh duy nhất là để cho tâm hồn và thân xác ở nguyên trong trạng thái trầm trệ này và mục rữa cho nhanh chóng. Do đó, tớ mới dừng chân nơi đây thêm một hôm. 

Qua sáng ngày thứ tư, tớ cảm thấy thân thể ḿnh không c̣n là của ḿnh nữa. Dù ḷng c̣n biết bao nhiêu lưu luyến như tớ đă bỏ lại tất cả để leo lên tàu hỏa.

Ḍng sông Rhône trôi cực nhanh như thể nó muốn lay những hàng liễu rũ bên bờ tận gốc rễ. Con sông băng ngang giữa b́nh nguyên khô cằn, bạt ngàn của vùng Provence, từ nơi đây có thể nh́n rặng núi Alpes ở măi phía xa. Ngay ở giữa ḍng nước cuồn cuộn trôi như thác lại có một ṭa thành cổ xây bằng đá không biết vào thời nào, đang đứng chơ vơ và đổ nát. Một ngôi lâu đài xưa, mấy cái tháp con và cả vọng lâu của nó với màu nâu ảm đạm, hăy c̣n giữ nguyên dáng cũ và vươn ḿnh lên trên ngọn đồi của bờ bên kia. Đoàn xe giờ đă chạy nhanh hơn tốc độ của ḍng nước chảy bên dưới. Nh́n lại đằng sau qua cửa toa, tầm mắt tớ không c̣n thu được h́nh ảnh những bức tường thành cao sừng sững đầy luyến tiếc của Avignon cũng như cái tháp mà trên đỉnh có tượng một vị thánh đang chiếu ánh sáng màu vàng ở Cung điện các giáo hoàng La Mă, một di tích của thành phố. Đă bắt đầu thấy những cánh đồng nho chạy dài liên tiếp, lá đang đổi màu và dần dần, sẽ khô đi cả. Bên cạnh chúng là những cánh đồng đào, lê, cam rồi đến ô liu và hạnh nhân. Tất cả những cánh đồng này đều được thu hoạch xong xuôi và đang c̣n nguyên cảnh tượng bày bừa ra đấy.

Đă ra khỏi tầm mắt từ một đỗi rồi nhưng ḍng sông Rhône bây giờ lại hiện ra trở lại với những bờ lau băi sậy rậm rạp. Đoàn tàu dừng lại ở một ga mà nhân viên hỏa xa đang hô tên nó: Tarascon! Tarascon!

Ba người lính thuộc một đơn vị lính thuộc địa Phi Châu đội mũ chóp kiểu Thổ Nhĩ Kỳ có tua giây và quần dài ống bó màu đỏ rực đang đứng trên ke nhà ga, nói chuyện với nhau bằng một giọng rơ to. Hai người đàn bà với đầu tóc và kiểu trang sức đặc biệt của vùng Provence, như tớ đă có lần xem trong “Những nàng con gái xứ Arles” (Les Arlésiennes), vở kịch của Daudet diễn trên sân khấu Nhà hát Odéon năm rồi, đang tất tả chạy về phía toa hạng ba. Mấy tiếng rào hàng của những người bán báo, hoa quả và rượu vang với âm sắc phương ngữ trong vùng mà tớ chưa nghe bao giờ vọng đến bên tai. Màu xanh thắm trên tầng không, ánh nắng lộng lẫy của mặt trời, đă khiến tớ tự nhiên nghĩ rằng ḿnh đă hoàn toàn đứng giữa đất Midi và thực sự đặt chân lên miền Nam nước Pháp, một nơi vừa đẹp đẽ vừa vui nhộn. Daudet đă có lư khi chọn thành phố này để làm bối cảnh khi viết tác phẩm “Chapatin, kẻ đi săn sư tử” (Chapatin, le tueur de lions) hài hước của ông.

Ra khỏi Tarascon, cảnh sắc bên đường càng rộng răi và sáng sủa. Đồng thời cây cối bắt đầu thưa thớt, lại xuất hiện những dải đất và bờ vực khô khan đến trắng hếu. Dưới bầu trời xanh lơ chói nắng, những mái ngói phẳng màu vàng cam đậm và vách tường trắng của nhà dân nh́n trông thật thích mắt..

Cuối cùng, tớ đă đến Marseille. Sau khi đi xuống một cái dốc thoai thoải nằm trước nhà ga, tớ lấy xe ngựa và bảo chạy theo những con đường nằm dưới những rặng ngô đồng để ra đến đại lộ. Nơi đây v́ mới bắt đầu vào giờ trưa nên có đông đảo người qua lại và sinh hoạt rất náo nhiệt, làm tớ tưởng ḿnh đang thăm viếng Paris. Tớ bèn chọn một khách sạn mà từ đó có thể đưa mắt ngắm một lượt suốt con đường này, từ màu nước xanh xanh của biển Địa Trung Hải ngay trước mặt cho đến hải cảng và một vùng chạy dọc theo bờ biển.

Vào nơi đó rồi, lần đầu tiên tớ mới nhận ra một chuyện làm tớ hoảng hồn.Tớ chỉ c̣n mỗi 50 quan trong ví khi đáng lẽ phải có ít nhất 300. Quả là phiền quá sức. Nhưng khi tỉnh táo và suy nghĩ lại th́ chả có chi là lạ. Suốt năm ngày năm đêm, tớ chẳng đă mỗi ngày ăn uống ba bữa mà lại là thức ăn sang và uống rượu ngon là ǵ? Mỗi ngày tớ đă phải trả lần hồi cho nàng theo cái giá được yêu cầu. Chuyện đó không làm là không xong. Nếu không trả, tớ sẽ bị nàng mời rời khỏi pḥng. Mà bước chân ra th́, cái việc tớ nghĩ đến đầu tiên là anh nài ngựa trẻ trung với cánh tay rắn chắc và thân h́nh vạm vỡ ấy sẽ đến thay vào chỗ ḿnh rồi dùng cái sức vóc gấp đôi tớ để hành hạ cô gái..

Đùng cái, tớ xuống tinh thần và cảm thấy buồn bực. Ánh sáng mặt trời tháng Mười một đẹp và sáng rỡ như đang giữa mùa hè, chiếu lấp lánh suốt một vùng biển xanh lơ nhưng chỉ đem đến cho tớ một sự chán nản. Từ đại lộ nằm dưới cánh cửa sổ, cạnh những cánh buồm dựng lên san sát và con đường dọc theo bờ biển, vọng lại tiếng nói và tiếng gọi nhau bằng nhiều ngôn ngữ. Màu sắc ḷe loẹt của quần áo người đi đường chỉ có thể thấy ở một bến cảng nắng ráo của miền Nam như nơi đây cũng như bao thứ cờ quạt đang phe phẩy kia đều không đủ để ḷng tớ được nguôi ngoai.

Tớ không c̣n đủ can đảm để nếm thử món xúp cá gọi là Bouillabaisse, đặc sản số một của thành phố Marseille mà tớ đă được nghe nói nhiều lần, nên đă thẫn thờ lấy chuyến tàu đêm cuối cùng hôm đó để trở lại Lyon. (Thôi hăy để cho cái thành cổ Avignon hăi hùng kia biến đi vào trong mộng mị).

Đáng sợ thay là con gái của miền Nam. Về sau, khi b́nh tâm nghĩ lại, tớ không khỏi có cảm tưởng là người đàn bà đó đă lợi dụng nhược điểm của tớ để đánh lừa tớ một cách khéo léo. Chuyện anh nài ngựa có lẽ đă do nàng bịa đặt? Dù sao, đàn bà miền Nam quả là thứ đáng ngại! Giống cảnh người Pháp bản xứ e ngại con gái (phía Nam) như mấy bà Ả-rập hay chăng? Nếu như thế th́ mai sau khi có dịp du lịch nơi đó, chắc tớ phải mang sẵn trên người một bản di chúc quá.[21]

 

Dịch ngày 30/06/2021

 

[15] Tức Giovanni Boccacio (1313-1375), nhà văn Ư, tác giả của Decameron. Đă miêu tả rất sống động về sinh hoạt trong các thành phố thời Trung Cổ ở Âu châu.

[16] Tiếng Pháp trong nguyên văn.

[17] Gọi là các Giáo hoàng Avignon gồm có 7 đời.

[18] Một thứ pa-tê (thịt nguội băm nh đă chín và gia vị) kiểu đồng quê làm trong thố đất.

[19] Nguyên văn tiếng Pháp trong văn bản của Kafuu giống như mọi chỗ trích dẫn khác.

[20] Trong bản dịch của Yamamoto Takeru từ một ấn bản sớm hơn bản Nxb Shinchô 1951 nhưng được in lại bởi Iwanami Bunko năm 2002 th́ người này là một sĩ quan kỵ binh trong doanh trại. Sự khác nhau này có thể đến từ kiểm duyệt của chính quyền quân nhân thời đó đối với ấn bản đầu tiên. Xin tồn nghi.

 

 


* Nguyễn Nam Trân :

Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com

.........................

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com)
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com