64- Cầu trời bằng tiếng mẹ
đẻ
(Bokokugo no kitô, 1928)
Một
Hắn có lần đọc quyển sách về ngôn ngữ học, trong đó, một người Mỹ là
Tiến sĩ Rush đă báo cáo một số dữ kiện như sau:
-Một nhân vật tên là Tiến sĩ Scandila, quốc tịch Ư, giáo sư dạy ba
thứ tiếng Ư, Pháp, Anh. Về sau, ông chết v́ bệnh sốt rét vàng da. Có
cái là lúc bệnh mới phát, ông chỉ nói tiếng Anh. Khi bệnh nặng hơn,
ông dùng tiếng Pháp và đă nói bằng Ư ngữ, tiếng mẹ đẻ của ḿnh, vào
cái ngày hấp hối. Dĩ nhiên là lúc lên cơn sốt cao, ăn nói lung tung,
ông không thể nào chọn lựa ngôn ngữ phải sử dụng một cách có ư thức.
-Một người đàn bà đang lên cơn điên đă trải qua kinh nghiệm như sau:
Khi mới bắt đầu lên cơn, bà bập bẹ mấy câu tiếng Ư, khi cơn đó đến
tột đỉnh, bà dùng tiếng Pháp rồi lúc cơn điên hạ xuống, bà diễn đạt
bằng tiếng Đức. Cuối cùng, sắp sửa lành, bà trở về với tiếng Ư,
tiếng mẹ đẻ của ḿnh.
-Một viên chức ngành kiểm lâm về già, thời niên thiếu sống ở vùng
biên giới Ba Lan rồi sau đó chủ yếu là ở Đức trong ṿng 30, 40 năm
ǵ đó và không c̣n có dịp nói, ngay cả nghe tiếng Ba Lan. Có thể xác
định là ông ta hầu như đă quên bẵng ngôn ngữ này.
Thế nhưng một hôm, sau khi bị gây mê th́ trong ṿng hai tiếng đồng
hồ, ông ta chỉ nói, cầu nguyện và ca hát bằng một thứ tiếng: tiếng
Ba Lan.
Tiến sĩ Rush lại quen biết một người Đức làm nghề truyền giáo, đă
phục vụ nhiều năm trong hội thánh Tin Lành phái Luther ở thành phố
Philadelphia. Thầy truyền đạo ấy đă kể lại cho ông Rush câu chuyện
như sau:
-Ở phía nam thành phố có một nhóm cư dân gốc Thụy Điển sinh sống. Kể
từ ngày di dân đến Mỹ, nghĩa là 50, 60 năm về trước, bọn họ không có
bao nhiêu dịp nói tiếng Thụy Điển. Đến độ người ta không thể nào tin
rằng họ c̣n giữ được tiếng mẹ đẻ trong kư ức.
Lạ thay, trên giường bệnh, phần lớn những cụ già khi sắp sửa trút
hơi thở cuối cùng – không biết có phải v́ kư ức bị chôn vùi từ một
nơi xa xôi đă t́m về hay chăng – mà họ lại cất tiếng cầu kinh bằng
ngôn ngữ thời thơ ấu.
Tất cả các giai thoại vừa kể đều có liên quan đến ngôn ngữ. Thế
nhưng thử hỏi những sự kiện kỳ quái đó có ư nghĩa ǵ?
Các nhà tâm lư học sẽ trả lời rằng có lẽ đó chỉ là vài “lệch lạc dị
thường của kư ức”.
Riêng một người thiên về t́nh cảm như hắn th́ chỉ muốn giăng hai
cánh tay dịu dàng và thân ái để ôm choàng lấy mấy ông già bà cả này,
những kẻ không thể cầm ḷng thốt ra những câu “cầu trời bằng tiếng
mẹ đẻ”.
Thế nhưng một lời nói có nghĩa ǵ đâu? Nó chỉ là phù hiệu. C̣n tiếng
mẹ đẻ là cái chi nào?
“Đó là sự dị biệt giữa các ngôn ngữ. Đối với người trong xă hội cổ
xưa, chúng được xem là cần thiết để giữ ǵn những bí mật của ṇi
giống và bộ lạc họ sinh sống”.
Dường như cũng đă có nhiều tác phẩm được viết ra để chủ trương như
vậy. Theo đó th́ khi “cầu trời bằng tiếng mẹ đẻ”, bạn chẳng những
không muốn vứt bỏ những tập quán xưa cũ đă ràng buộc đến độ làm cho
ḿnh không nhúc nhích được, mà ngược lại, sử dụng nó như một điểm
tựa tâm lư để có thể sống c̣n. Nhân v́ nhân loại đă trải qua một
lịch sử lâu dài nên giờ đây con người đă trở thành xác chết bị cột
vào một cái trụ bằng sợi giây thừng của tập quán. Nếu chặt phứt sợi
giây đang giữ cái xác ấy, nó sẽ đổ xuống cái ầm. Chuyện “cầu trời
bằng tiếng mẹ đẻ” c̣n thể hiện nỗi khổ tâm ấy nữa.
Đây là điều mà hắn nghĩ hay đúng hơn là điều đă đến trong đầu hắn
khi đọc một tác phẩm về ngôn ngữ học, cũng bởi v́ lúc ấy, hắn đang
nhớ đến Kayoko.
-Đối với ḿnh, Kayoko có phải là một thứ “tiếng mẹ đẻ” hay không
nhỉ?
Hai
“Tuy thân h́nh không đẫy đà tựa bồ câu nhưng nếu nó
giăng cánh th́ sẽ rộng ngang tầm cánh bồ câu”.
Đó là h́nh dáng của con dế gáy (kirigirisu) (1). Khi hắn vừa
thức giấc th́ câu nói trên mơ hồ hiện ra trong đầu. Trong giấc mơ,
hắn đă thấy một con dế gáy cực kỳ to lớn.
Ngoài việc này, hắn không c̣n nhớ ǵ khác xảy ra trước đó.
........Dầu sao, bên tai hay đúng ra là bên cạnh g̣ má, hắn cảm thấy
đang có một con dế gáy đập cánh và bay vụt ngang. Hắn thấy rơ ràng
như thế. Để có thể chia tay với Kayoko, hắn chưa biết phải dùng
phương pháp nào nhưng con dế gáy kia đă chỉ cho hắn cách thức.
Sau đó một chốc, hắn thấy ḿnh đang nhanh chân bước trên một con
đường ở miền quê. Đúng là hắn chứ không ai khác. Dưới ánh sáng nhợt
nhạt, mấy hàng cây thưa thớt lờ mờ hiện ra. Một con dế gáy to cỡ
chim bồ câu bay đến, cuối cùng dừng lại và đập cánh bên tai hắn.
Nhưng không thành tiếng.
Tuy vậy, kỳ lạ làm sao, hắn cảm thấy tiếng đập cánh ấy hàm chứa một
ư nghĩa đạo đức cao siêu. Hắn có cảm tưởng là khi bắt gặp tiếng đập
cánh, hắn đă tiếp xúc được với lời giáo huấn bí ẩn của Mật giáo.
Điều đó có nghĩa là con dế gáy với thân h́nh to lớn tựa bồ câu là sứ
giả của Chân Lư. Việc hắn bỏ rơi Kayoko là chính đáng về mặt đạo
đức. Sự chính đáng này là điều mà con dế gáy có thể khẳng định với
hắn vào bất cứ lúc nào.
Chừng ấy là ấn tượng hắn có trong khi đang rảo bước – dù không biết
để đuổi theo cái ǵ - dọc một con đường màu trắng như sữa. Rồi ngay
lúc đầu óc c̣n đang mường tượng h́nh dáng con dế gáy đó, hắn choàng
thức giấc.
“Tuy thân h́nh không đẫy đà tựa bồ câu nhưng nếu nó
giăng cánh th́ sẽ rộng ngang tầm cánh bồ câu”.
Trên đầu nằm của hắn, có một chậu hoa củ (tuperosu) (2) đang
nở những đóa hoa cánh kép, màu trắng và thơm. Đó là một loại hoa
tháng 7. Thời điểm này chưa phải mùa dế gáy. Thế nhưng việc ǵ ḿnh
lại chiêm bao thấy dế nhỉ? Trong quá khứ, vào lúc nào đó, giữa
Kayoko và dế, chắc phải có một mối liên hệ?
Thời c̣n chung sống bên nhau ở vùng ngoại ô, hắn và Kayoko tất có
lần được nghe dế gáy.
Có lẽ là khi dạo bước trên cánh đồng mùa thu, hai đứa từng thấy cả
cảnh dế bay. Thế nhưng:
-Tiếng đập cánh của dế sao có thể tượng trưng cho đạo đức nhỉ?
Th́ ra đó chỉ là một giấc mộng! Hắn không thể nhớ ra nơi chốn của
một kỷ niệm đă chôn vùi nào có thể giúp hắn phân tích được giấc mộng
trong đó có con dế gáy. Hắn mỉm cười rồi lại ch́m vào trong giấc
ngủ.
Trong gian pḥng rộng với nền đất nện của ngôi nhà nông dân, một
cánh cửa sổ trổ lên trần. Nơi đây có cái pḥng chỉ nhỏ bằng tổ én và
ghép vào như chỗ để đặt ḷ sưởi trên nóc (yaguro-gotatsu). Hắn đang
thu ḿnh nấp trong cái tổ kỳ quái đó.
Thế nhưng không biết v́ sao hắn vẫn cảm thấy bất an và không thể nằm
im ỉm dưới mái nhà này lâu thêm được nữa. Hắn bèn ôm lấy một cây sào
trúc dài và khéo léo như người làm xiếc, tuột xuống đến sân trong.
Th́ vừa lúc đó, có một gă đàn ông đuổi theo hắn và bắt kịp. Hắn bèn
chạy bay ra phía cửa sau....Nơi mọi chuyện đang xảy ra là ngôi nhà
của ông chú hắn ở miền quê.
Đằng sau ngôi nhà có một đứa bé giống như Cậu bé tí hon
(Issun-bôshi) (3). Cậu bé vừa cầm một cái chỗi hươi qua hươi
lại vừa đứng ngáng đường hắn, lúc đó đang định chạy vào bên trong
vựa thóc:
-Không được, không được. Trốn vào trong này không xong đâu.
-Xin cậu chỉ cho tôi chỗ trốn.
-Vào trong pḥng tắm (ofuro) đi!
-Pḥng tắm nào?
-Chỉ c̣n có mỗi cái bồn thôi. Nhanh, nhanh đi nào!
Cậu bé tất bật giúp hắn cởi quần áo. Vừa e ngại gă đàn ông đuổi theo
có thể khám phá ra mớ quần áo vừa cởi đang nằm trong tay cậu bé, hắn
vội vàng leo lên tận cánh cửa sổ pḥng tắm. Thế rồi hắn ngồi thu
h́nh giữa làn hơi nước của cái bồn. Và lạ chưa! Hắn cảm thấy nước
nóng kia chỉ là làn da của Kayoko: nàng đă vào trong bồn trước khi
hắn đến. Da thịt nàng trơn láng chẳng khác ǵ dầu. Bồn tắm thật hẹp
như chỉ vừa đủ chỗ cho hai người.
-Thôi, chết rồi. Nếu gă đàn ông kia t́m thấy hai đứa ḿnh cùng có
mặt ở đây th́ hắn sẽ nghi ngờ mất.
Nỗi sợ hăi đó làm hắn chợt tỉnh giấc trong khi trên toàn thân hăy
c̣n cảm thấy da thịt của Kayoko.
Chiếc gối h́nh hộp của vợ hắn - làm bằng gỗ, lơm xuống như ḷng
thuyền (funazokomakura) – lấp lánh màu kim nhũ. Những ngọn đèn đă
tắt, trong pḥng chỉ c̣n có ánh nắng mai len vào. Hắn lần ṃ thân
h́nh của vợ ḿnh. Chiếc nemaki mặc khi ngủ bó sát vào người
và trùm kỹ nàng đến bên dưới.
Do đó, không phải làn da của nàng đă xui hắn nằm thấy giấc mộng ấy.
Thế th́ gă đàn ông trong giấc mộng muốn t́m giết hắn là ai vậy nhỉ?
Chắc phải là chồng hay người yêu của Kayoko thôi! Nhưng trước khi
gặp hắn, Kayoko không có người đàn ông nào cả. Trong trường hợp đó,
gă kia bắt buộc phải là kẻ đến sau hắn, nhưng kỳ thực, vào thời điểm
hắn và Kayoko chia tay nhau, hắn chưa hề gặp cũng như nghe nói về
một một người yêu nào khác của nàng như gă đàn ông đó. Nếu vậy, cớ
chi hắn lại nằm mộng thấy gă kia đuổi bắt?
Hoặc giả giờ đây, v́ ḷng tự ái, hắn vẫn c̣n ghen tuông khi nghĩ đến
Kayoko. Có thể như vậy lắm. Bởi v́ cho đến lúc này mà hắn c̣n phải
đợi một con dế gáy đến bảo thêm một lần nữa là cuộc chia tay tám năm
về trước, hoàn toàn chính đáng về mặt đạo đức. Nếu không phải thế
th́ giả thuyết sẽ được đặt ra như sau: “Biết đâu dưới mắt Kayoko,
hắn cũng là một thứ giống như tiếng mẹ đẻ?”
Ba
-Tôi là chú của Kayoko đây ạ?
Làm như được câu nói đó cho phép, gă đàn ông đi một cách tự nhiên
vào nhà hắn.
-Thực ra, Kayoko có gửi cho tôi một lá thư lạ lùng cho nên hôm nay
tôi đến đây để gặp ông nói chút chuyện.
Gă đàn ông nh́n người vợ chủ nhà đang bưng trà ra với cặp mắt nghi
ngờ và nói tiếp:
-Nếu cô ấy đang ở đây, có thể nào ông gọi giùm ra không ạ?
-Gọi Kayoko à?
-Vâng.
-Thế nhưng tôi không biết chỗ cô ấy ở!
-Tôi nghĩ chắc có điều không tiện nói ra nhưng xin ông cứ thẳng thắn
cho tôi biết. Ngoài ra, lá thư của cô ấy đă đến từ địa chỉ của ông.
Nói xong, ông chú ấy bức thư từ trong ngực áo và đưa hắn xem. Ngoài
phong b́ có ghi nơi nhận là “Tỉnh Kagawa” (4). Như thế, ông
chú đă lặn lội từ quê nhà Shikoku của nàng để lên gần đến Tôkyô à?
Đúng là Kayoko ghi địa chỉ người gửi là địa chỉ hiện tại của hắn.
Hắn ngạc nhiên nh́n vào con dấu nhà Bưu điện. Nó đến từ thành phố
mang tên Atami (5), nơi hắn đang cư ngụ.
-Ông có biết thư ấy nói ǵ không?
-Để tôi đọc xem nhé.
Số phận của cháu hiện tùy thuộc vào anh Kitani. Không
những số phận mà cả đám tang của cháu nữa...Cháu xin chú tha lỗi cho
v́ cháu không thể về quê, dù là bản thân cháu hay một sợi tóc con
(di hài) của cháu. Nếu chú có dịp gặp Kitani th́ xin hỏi thăm anh ấy
việc đó. Hăy nghe những ǵ anh ấy giải thích về cháu...
Gửi đến chú của cháu. Người gửi: Kayoko (qua ông
Kitani)
Không thể hiểu nổi! Làm sao Kayoko có thể biết nơi anh đang sinh
sống? Mà sao cô ấy lại có mặt ở vùng bờ biển này?
- Để cố ư gửi bức thư đi à?
Hai hôm sau có tin đồn rằng những người làng chài đi thăm lưới đă
phát hiện một cặp nam nữ quyên sinh v́ t́nh ở mỏm Uomizaki. Họ cho
biết từ trên thành đá cao dễ chừng 300 shaku (6), họ
đă nh́n thấy xác chết rơ mồn một như cá trưng bày trong bồn kính. Có
lẽ v́ lúc đó bắt đầu mùa hè nên nước mới trong đến thế.
-
Kayoko đây rồi!
Dĩ nhiên trực giác của hắn trúng phong phóc.
Như vậy, Kayoko đă đến đây và chọn thành phố hắn đang cư ngụ để làm
chỗ quyên sinh với một người khác. Xác của người đàn ông kia giống
như một con cá, nó không diễn tả một cảm t́nh nào đặc biệt. Thế
nhưng anh chàng này đă ghen với hắn. Ngay cả lúc chọn lấy cái chết.
Khi giây phút cuối cùng sắp điểm, kư ức của con người bắt đầu yếu
dần. Đầu tiên, kư ức đến sau cùng sẽ phai nhạt trước tiên. Đến khi
sự hủy hoại sắp hoàn tất, sẽ có một ngọn lửa, dù chỉ trong một
thoáng phù du, bùng cháy lên rực rỡ, giống như khi ngọn đèn sắp tắt.
Đó là lời “cầu trời bằng tiếng mẹ đẻ”.
Như thế, ở dưới đáy nước, chắc chắn là trước khi chết, Kayoko đă
khắc sâu trong tim ḿnh h́nh ảnh của hắn, người t́nh đầu tiên trong
số những t́nh nhân của nàng, chứ không phải cái người mà nàng chọn
để chết chung. Điều này cũng vậy, nó là một lời “cầu trời bằng tiếng
mẹ đẻ” ai oán. Hắn nói với ông chú:
-Cô bé đó khùng thật!
Như bị cuốn vào một cơn giận không ḱm hăm nổi, hắn thiếu điều muốn
đưa chân đá cái xác chết. Và hắn lại tiếp lời, tuy là nói cho ông
chú nghe nhưng cũng để tự nhủ:
-Cô ấy bị những bóng ma quá khứ ám ảnh cho đến lúc chết! Cô ấy đă
không đủ can đảm để chạy trốn khỏi tôi, người chỉ sống chung với cô
ta vỏn vẹn có hai năm! Suốt đời, cô ấy đă chịu kiếp nô lệ. Tôi thù
ghét cái giống người “cầu trời bằng tiếng mẹ đẻ”!
(Dịch ngày 9 tháng 12 năm 2018)
(1)
Kirigirisu (sauterelle, grasshopper) đáng lẽ phải
dịch là châu chấu hay cào cào nhưng người Nhật vẫn thường dùng chữ
này trong văn chương (như thơ Waka trong Kokinshuu hay Haiku của
Bashô) để chỉ một loài dế biết gáy (chữ Hán là tất xuất). Theo từ
điển Kôjien, kirigirusu là âm cổ của koorogi (dế, cricket). Thiết
tưởng theo văn mạch, nên dịch là dế mới đúng v́ không nghe nói châu
chấu gáy.
(2)
Có lẽ là một loại hoa trồng làm cảnh như dạ lan,
nguyệt hạ hương hay thủy tiên. Hương thơm và nở về đêm. Xin xem thêm
Truyện số 30: “Nguyệt hạ mỹ nhân”.
(3)
Câu bé tí hon (Issunbôshi hay Nhất thốn pháp sư) từ
truyện chép trong Tập cổ tích Nhật Bản (Otogi Zôshi) được in ra ở
Edo vào đầu thế kỷ 18. Tuy thân h́nh cao có mỗi một tấc (ta) nhưng
cậu rất giỏi giang, lập nhiều công trạng hiển hách như diệt quỉ sứ,
cứu dân lành, sau được cưới công chúa.
(4)
Kagawa là một tỉnh nằm ở miền bắc đảo Shikoku.
(5)
Thành phố du lịch nằm phía đông nam, cách Tôkyô
khoảng 150 km.
Một shaku là 30, 3 cm, vị chi độ cao trên 90 m, ư nói rất cao.
Xem tiếp : [ 65-
Người yêu của kẻ nghèo ] |