68-Chim thước (Kasasagi,
1963) (1)

Một người bạn cũ của tôi là họa sĩ
tranh Tây phương đem đến tặng hai bức tranh vẽ cảnh trời tuyết.
Chúng tôi vừa xem tranh vừa ngồi tṛ chuyện với nhau trong pḥng
khách. Bất đồ người bạn ấy đứng dậy, bước đến đầu hành lang và nh́n
ra ngoài vườn.
-Chim thước tới kia ḱa!
-Chim thước ǵ?
Tôi lập đi lập lại cái tên ấy nhiều
lần.
-A, đó là chim thước đấy ư?
-Phải, chim thước.
-Thật sao? Ở Kamakura mà cũng có chim
thước nhỉ?
Tôi nói như không dám tin là sự thật.
Bạn tôi là họa sĩ chuyên vẽ phong cảnh, đă từng đi nhiều nơi núi đồi
đồng ruộng để vẽ cho được sống thực. Anh cũng rành về chim chóc nên
không thể nói là anh lầm. Thế nhưng không hiểu tại sao tôi vẫn thấy
khó chấp nhận rằng con chim vừa đến ở ngoài vườn là một con chim
thước.
Sự ngờ vực của tôi không phải vô cớ.
Vừa khi nghe cái tên chim thước, tôi đă nhớ lại những bài thơ (Waka)
xưa của Nhật Bản mà trong đó cái tên chim thước (kasasagi) đă bao
lần được nhắc đến. C̣n có chuyện “chiếc cầu chim thước bắc qua” (kasasagi
no wataseru hashi) nữa kia. Đêm Thất Tịch (Tanabata, mồng bảy tháng
bảy âm lịch), để giúp cho Ngưu lang (Hikoboshi) và Chức nữ (Tanabata)
có thể gặp nhau bên bờ sông Ngân (Amanokawa), lũ chim thước đă giăng
cánh bắc cầu.
Con chim thước đó mỗi ngày cứ thế mà
đến ngoài vườn nhà tôi. Hôm tôi được nghe người bạn nói về chim
thước nhằm năm sáu bữa sau lễ Thất Tịch.
Dù người bạn tôi có nói sai và chim
kia không phải là chim thước, mỗi bận có ai tới thăm th́ có lẽ tôi
vẫn bảo:
-Ngoài vườn hay có chim thước đến
chơi đấy.
và chỉ cho họ xem con chim ấy.
Thế nhưng trong lúc người bạn họa sĩ
bảo “Chim thước tới kia ḱa” và đi ra đầu hành lang để xem chim th́
tôi vẫn ngồi nguyên trong pḥng khách. Tuy có lên tiếng: “Khoảng sáu
bảy cho đến mươi con chim ấy thường đến vườn tôi!” nhưng tôi lại
không đứng lên đi theo bạn ra đầu hồi để xem chim. Chỉ v́ tôi đă bao
lần nh́n và quen mắt với những con chim đó. Thay v́ ra ngoài hành
lang, tôi ngồi lại và suy nghĩ về cái tên của giống chim ấy. Khi vừa
nghe bạn nói xong, cái tên “chim thước” kia đă thấm sâu vào trong
tâm khảm của tôi rồi. Nay biết được nó là giống chim ấy, nếu đem so
với thời tôi chưa biết về nó như trước đây, th́ trong ḷng tôi, con
chim này không c̣n là con chim ngày xưa nữa. Thật ra, không thiếu
chi những cái tên có thể gây ra hiệu quả như thế nhưng tên “chim
thước” đă khơi dậy bàng bạc trong ḷng tôi ḍng thơ Waka cổ điển
Nhật Bản và khiến tôi có cảm tưởng như ḿnh đang nghe một tiếng suối
reo xa vắng.
V́ lũ chim kia thường xuyên đến bên
vườn nên chúng đă trở thành thân thiết với tôi.
Đến nay, đôi khi tôi vẫn đặt câu hỏi
cho nhà tôi: “Chim ǵ vậy nhỉ? Trông giống như giống ác là đuôi dài
(onagadori) nhưng so với ác là th́ thân h́nh nó lại quá to. Tên nó
là ǵ hở bà?”
Trong khi chưa biết đến tên chim tôi
vẫn thầm mong ngày ngày chúng sẽ đến thăm vườn. Tôi cầu mong năm
nay, năm sau và những năm sau nữa, chúng vẫn tiếp tục đến cho. Khi
đến, chúng thường đi thành đàn gần mươi con. Từ cành cây trong vườn,
chúng hạ cánh xuống băi cỏ và đi kiếm mồi. Tuy tôi muốn rải mồi cho
chúng nhưng lại chẳng biết mồi ấy phải làm bằng những thức ǵ.
Ngôi nhà tôi nằm gần tượng Daibutsu (Đại
Phật) (2) ở Kamakura, đâu lưng vào một ngọn đồi nhỏ. Đằng sau ngọn
đồi ấy lại có biết bao đồi núi khác kéo dài măi vào sâu cho nên chim
chóc thường lui tới nhà tôi. Tùy theo mùa, có từng đàn chim nhỏ
không biết từ đâu bay về nhưng trên ngọn đồi phía sau nhà, c̣n có
những con chim sống ở đấy tự lâu đời. Se sẻ th́ không nói làm ǵ, có
cả diều hâu, oanh, cú vọ (konohazuku) nữa. Tiếng kêu của chúng dễ
phân biệt và tôi rất thích nghe. Mỗi mùa, lúc th́ được nghe oanh hót,
lúc th́ được nghe cú rúc nên tôi luôn vui mừng:
-A ha, năm nay chúng mầy lại ghé thăm
ta lần nữa đấy!
V́ sống trong ngôi nhà này từ hai
mươi năm, tôi đă quen với lũ chim suốt ngần ấy năm.Tôi cứ ngỡ chúng
đă tiếp tục sống không thay đổi trong hai mươi năm trời đó. Không
lần nào tôi thử t́m hiểu về tuổi thọ của loài chim. Lúc chợt nhận ra
sự lơ đểnh của ḿnh, tôi giật bắn người như bị ai chích.
“Đời của chim oanh dài khoảng mấy năm
nhỉ? C̣n diều hâu th́ sống được bao lâu hè?” Tôi có lần hỏi nhà tôi:
“Mỗi năm, ḿnh cứ tưởng vẫn là con oanh ấy, vẫn là con diều ấy nhưng
từ hai mươi năm trước cho đến nay, có lẽ đă đến thế hệ oanh thứ mấy
hay thế hệ diều thứ mấy rồi cũng không chừng, bà nhỉ?”
Vào những ngày đầu xuân, chim oanh
mới nở cất tiếng kêu chiêm chiếp như đứa bé sơ sinh, sau khi luyện
tập một cách năng nổ từ ngày này sang ngày khác, chim đă biết hót.
Mỗi năm tôi đều được nghe chim tập hót nhưng tôi không biết đó có
phải là con chim non năm ngoái v́ quên cách hót nên phải tập luyện
để ôn lại giọng hay chỉ là một con chim oanh mới sinh năm nay và sẽ
bắt đầu tập dượt từ đây.
Trong khoảng hai mươi năm, trên ngọn
đồi đằng sau nhà tôi, lũ chim kia tuần tự sinh ra rồi chết đi, sinh
rồi lại chết, bao đời con cháu đă đến để cất tiếng hót trên những
ngọn cây trong vườn, vào lúc đêm về hay vừa hót vừa bay lượn trên
mái nhà. Thế mà cớ sao tôi lại cứ ngỡ đấy là những con chim đă sống
một mạch hai mươi năm liền.
Tuy vậy, sau khi được người bạn họa
sĩ cho biết đến tên của nó th́ những con chim quen thuộc trong khu
vườn nhà đă đi ngay vào chiều sâu tâm thức của tôi. Nghĩ ra th́ thấy
cái tên “chim thước” (kasasagi) đă nằm ở trong ḷng những bài thơ
của bao thế hệ thi nhân từ muôn năm cũ.
Chim thước tiếng không thanh tao,
thân thể lại gầy c̣m, c̣n động tác có phần lấc cấc.Tôi thấy giống
chim này không có ǵ để móc nối được với sự tích “ô thước bắc cầu” (kakasagi
no hashi) trong thơ cổ. Thế nhưng nếu như không lập được mối liên hệ
như thế th́ thử hỏi tôi c̣n có thể ra nh́n chúng trong vườn nhà nữa
hay không!
Những con chim bay đến vườn nhà tôi
vốn không hề biết ḿnh đă được đặt cho cái tên “chim thước” từ thuở
xa lắc xa lơ và đă được nhắc đến bao lần trong những vần thơ quả là
một giống chim vô cùng năng động.
Anh bạn cho tôi biết cái tên “chim
thước” là người lớn lên ở vùng Kyuushuu (3).
(Dịch tháng 12 / 2018)
(1) Kasasagi là một giống chim thuộc
họ quạ mà bé hơn quạ, lông đen nhưng ức và cánh lại trắng. C̣n được
dịch là pie (Pháp), magpie (Anh) hay ác là (Việt Nam). Tên Hán là
“thước” như trong ô thước (ujaku), người Nhật c̣n gọi là quạ Triều
Tiên (Chôsen.garasu), có lẽ v́ ngày xưa (khoảng thế kỷ 17) nó đă
được đem sang từ nước này. Chính ra cái tên kasasagi có thể đến từ
cách gọi kanchegi trong phương ngữ Triều Tiên.
(2) Tượng Phật khổng lồ dựng lên từ
thế kỷ 13, một thắng cảnh của Kamakura.
(3) Đảo Kyuushuu là nơi trên đất Nhật
có nhiều chim thước (theo Từ điển Britannica).
Xem tiếp : [ 69-
Ghềnh đá trượt ] |