72.
Sự cố về cái mũ (Bôshi jiken, 1926)

Dạo đó mùa hè. Trên mặt hồ (1)
Shinobazu trong công viên Ueno, những búp sen mỗi sáng khi nở phát
tiếng lụp bụp nghe thật dễ thương. Thế nhưng đây lại là câu chuyện
đă xảy ra vào buổi tối khi tôi băng qua cây cầu Kangetsu (Khán
nguyệt kiều) bắc ngang hồ.
Mấy người khách bộ hành tựa ḿnh vào
thành cầu như một chuỗi ngọc dài. Họ đang chờ ngọn gió nồm. Ở ngoài
phố th́ màn che trước cửa tiệm - ngay cả mấy tấm mỏng manh nhất của
xe bán kem lưu động – đều không lay động mảy may. Trong khi đó th́
nơi đây, gió đang thổi nhè nhẹ khiến cho ánh sáng của vầng trăng
chiếu trên mắt nước biến thành những con cá vảy vàng óng ánh dài cỡ
năm sáu tấc. Tuy vậy gió vẫn c̣n chưa đủ mạnh để có thể lật lên mặt
bên dưới của những chiếc lá sen.
Trong đám khách ra đây hóng mát, có
một số người vẫn đến thường xuyên. V́ đă rành hướng gió, mấy ông
khách quen này hay bươn bả qua cầu cho nhanh rồi trèo hàng lan can
bằng sắt để ra ngoài mép cầu. Xong, họ cởi guốc gỗ, chân để trần
trong khi guốc th́ được xếp lại và đặt dưới mông làm chỗ ngồi. Họ
tháo nón ra, đặt lên đùi hay để bên hông.
Hôtan
Burutôze
Thuốc cấp cứu Utsu
Kem đánh răng Lion (2)
Trong đám người hóng mát, mấy anh
dáng dân thợ, đang bàn tán với nhau:
-Đèn điện viết thành chữ Hôtan trông
to nhất đám ấy nhỉ? Hăng lâu năm có khác!
-Đằng kia là ngôi tiệm chính của nó
đấy!
-Mà độ rày coi bộ Hôtan làm ăn cũng
không phấn phát!
-Thế chứ trong loại thuốc đó, Hôtan
đứng số một đấy.
-Thuốc ấy có tốt không nhỉ?
-Tốt chứ! Cỡ Jintan bán chạy chỉ là
nhờ quảng cáo.
Giữa lúc đó bỗng có tiếng kêu lớn:
-Ấy! Chết tôi rồi!
Đằng kia, cách chỗ họ năm sau thước,
một anh trai trẻ hai tay nắm thành cầu, mắt nh́n xuống dưới. Một cái
mũ rơm (3) đang nổi trên mặt nước.
Bọn khách hóng mát đứng cạnh cất
tiếng cười rồ một lượt. Anh chàng có chiếc nón bị rơi đỏ cả mặt,
thiếu điều muốn bỏ trốn.
-Này, anh! Anh kia!
Có tiếng ai nghiêm nghị thốt lên.
Người đang gọi đưa tay ra nắm lấy ống tay áo anh chàng vừa rơi mất
nón.
-Sao anh không vớt nó. Khó khăn ǵ
đâu!
Anh chàng đánh rơi nón tỏ vẻ ngạc
nhiên, quay lại nh́n cái người gầy g̣ vừa phát ngôn, lúng túng nở
ngay một nụ cười đau khổ của một người đang phải chịu trận.
-Dạ thôi, được rồi ông. Để tôi mua
cái nón mới. Như vậy hay hơn.
-Tại sao?
Ông kia sẳng giọng, hỏi một cách khác
thường.
-Tại sao à! Cái nón đó mua hồi năm
ngoái, đă cũ. Vừa vặn gặp dịp mua nón mới thôi. Hơn nữa nó đă ướt
nhem. Rơm lúa mạch mà ngấm nước th́ hỡi ôi.
-Vậy vớt nhanh lên khi nó chưa ngấm
nước đi.
-Thôi ạ. Giờ có muốn cũng không thể
vớt được.
-Có ǵ mà không vớt được. Làm như thế
này nè: hai tay nắm lấy thành cầu, tḥng người xuống đưa qua đưa lại
th́ chân với tới nơi thôi.
Người đàn ông gầy g̣ ấy ch́a mông ra
phía hồ, làm bộ như đang đong đưa thân h́nh và nói:
-Từ phía trên này, tôi sẽ giữ một bên
tay cho anh.
Nh́n bộ tịch của người đàn ông, đám
khách hóng mát cười phá lên. Ba bốn người đứng dậy và tiến đến gần.
Họ nói với anh chàng đánh rơi nón:
-Này anh, vớt lên đi. Không lẽ anh
lại đem nón đội cho hồ à?
-Đúng rồi, cái hồ lớn thế này th́ nón
cỡ đó làm sao trùm hết hở? Đội nón cho hồ th́ uổng quá. “Ai đem ngọc
để ngâu vầy” (4). Vớt lên đi anh!
Anh chàng rơi nón tỏ ra bực bội với
đám người đang tụ tập chung quanh ḿnh:
-Có vớt lên th́ nó đă hỏng tuốt!
-Cứ vớt đi, hỏng th́ đem cho ăn mày
đội cũng được mà.
-Nếu vậy ngay từ đầu cứ để cho nó rơi
xuống đầu ăn mày th́ phải tốt hơn không?
Xen vào giữa tiếng cười của mọi người,
người đàn ông gầy g̣ kia vẫn nói với một giọng không chút đùa cợt:
-Chần chờ măi trôi mất bây giờ!
Thế rồi, một tay ông ta nắm lấy lan
can sắt, một tay ch́a ra về hướng mặt nước:
-Này, nắm lấy tay tôi...
-Để vớt cái nón à?
Chàng thanh niên đánh rơi nón hỏi lại
với một giọng như thể đó là một chuyện không liên quan tới ḿnh.
-Vớt chứ!
-Thế th́ để...
Anh chàng đánh rơi nón mới tháo guốc
ra và sửa soạn.
-Nắm lấy tay tôi thật chặt nhé!
Tất cả bọn người đứng xem đang cười
bỗng đồng loạt im bặt v́ không ngờ sẽ xảy ra chuyện đó. Anh chàng
rơi nón đưa bàn tay phải nắm lấy tay của người đàn ông gầy g̣ kia,
tay trái vin vào mép cầu, hai chân men theo rường cầu và tuột xuống
từ từ. Anh đong đưa như treo lủng lẳng thân h́nh cho đến khi bàn
chân chấm nước. Anh kẹp được cái đ́nh mũ ở giữa hai chân và lấy mấy
ngón của một bên chân khều được vành mũ. Thế rồi anh rướn vai bên
phải lên cho đến khi khuỷu tay ngang tầm thành cầu và kéo mạnh cánh
tay phải.
Bất chợt, trong một tích tắc, từ mặt
nước có những giọt nước nhỏ bắn lên và cả người anh đă lọt xuống hồ
cái tỏm.
Th́ ra người đàn ông gầy g̣ đang nắm
tay giúp anh đă th́nh ĺnh thả tay ḿnh ra.
-Ối trời!
-Rơi xuống rồi!
-Lọt dưới đó mất rồi!
Đám khách hóng mát lao xao chạy đến
nh́n xuống mé nước. Đang nói với nhau như thế, không ngờ họ lại bị
mấy người đằng sau chen lấn tới nên cả bọn nối đuôi nhau ngă ùm
xuống hồ luôn.
Người ta nghe giọng cười lanh lảnh
nhọn sắc của gă đàn ông gầy g̣ ở đâu vọng lại, xuyên qua cả tiếng
xôn xao của đám đông.
-Ha ha, ha ha, hô hô hô hô....
Gă đàn ông đó chạy trên chiếc cầu
trắng giống như một con chó đen, bóng hắn chúi nhủi về phía trước
rồi mất dạng trong bức màn đêm của thành phố.
-Hắn trốn mất rồi!
-Thằng khốn!
-Hay là dân móc túi?
-Nhân viên h́nh sự?
-.........
-.........
-Hay là Tengu (5) trên đồi Ueno?
-Kappa (5) sống dưới hồ Shinobazu
cũng không chừng!
(Dịch ngày 10 tháng 5 năm 2019)
(1) Nguyên văn “Shinobazu no ike” mà
ike có nghĩa là ao nhưng v́ kích thước Shinobazu lớn hơn một cái ao
Việt Nam rất nhiều nên xin dịch là hồ.
(2) Tên những mặt hàng đại chúng (cao
đơn hoàn tán, vệ sinh) thời đó. Nay hầu như không c̣n nữa ngoại trừ
kem đánh răng hiệu Lion.
(3) Mugiwara = nón kiểu Âu tết bằng
cọng lúa mạch.
(4) Tạm dịch thành ngữ Nhật: Neko ni
koban (Tiền vàng đem cho mèo). Cũng giống như Buta ni shinjuu (Ngọc
trai cho heo ăn) ư nói có những đối tượng không biết cách hưởng thụ
cái hay cái đẹp.
(5) Tengu là quái vật mặt đó mũi dài
sống trên núi, sức mạnh thần thông. Kappa là thủy quái như rái cá,
ḿnh mẩy xanh lét, sống ở sông rạch. Hai h́nh ảnh đến từ truyện kể
dân gian.
Xem tiếp : [ 73-
Con gà và nàng vũ công ] |