Nhân dịp ra mắt Truyện Tối Trăng Mưa

(bản Việt dịch Ugetsu Monogatari)

Nguyễn Nam Trân

“Truyện Tối Trăng Mưa” là bản dịch sang tiếng Việt toàn bộ cuốn Ugetsu Monogatari (1768) của Ueda Akinari (1734-1809) vừa mới ra mắt ở Việt Nam. Nhân dịp này, dịch giả xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.Tuy một số truyện trong đó đă được dịch giả công bố nhưng một số khác th́ không, vả lại dù là truyện đăng rồi cũng vừa được cập nhật gần đây.

Đặc trưng của ấn bản

Nhan đề: Truyện Tối Trăng Mưa / Tác giả: Ueda Akinari / Người dịch: Nguyễn Nam Trân /

Công ty phát hành: Tao Đàn / Nhà xuất bản:..Hội Nhà Văn../

Ngày xuất bản: 30/09/2021.

Số trang: 268.

Đây là bản dịch từ nguyên tác vừa lời tựa vừa toàn bộ 9 truyện của tác phẩm, đồng thời có phần chú thích điển cố cũng như tŕnh bày thi pháp thơ Waka vốn ẩn tàng trong nhiều câu văn.

Ugetsu và văn học chí quái truyền kỳ Đông Á

Văn chương chí quái và truyền kỳ có mặt từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim và dính liền với cuộc sống con người. Từ h́nh thức thô sơ là chí quái, nó đă trở thành tinh tế hơn với sự tham gia tích cực trong sáng tạo của các nhà văn để thành thể loại truyền kỳ. Không khí mù sương ẩm ướt bên trời Tây đă lưu lại những tên tuổi như Ernst Th. A. Hoffmann, Nathaniel Hawthorn, Edgar Alan Poe, Prosper Mérimée..., cái tịch mịch hoang liêu của cảnh sắc phương Đông đă đẻ ra những Cù Hựu, Nguyễn Dữ, Bồ Tùng Linh, Asai Ryôi và Ueda Akinari.

Ở vùng Đông Á th́ Trung Quốc đă có những tác phẩm chí quái vào đời Lục Triều (thế kỷ thứ 3-6) như Sưu Thần Kư, U Minh Lục, Thuật Dị Kư, sau mới đến các truyện truyền kỳ đời Đường và Tống, Nguyên. (Tuy mối liên hệ chưa được xác định rơ nhưng do sự giao thương và truyền đạo, ảnh hưởng của vùng Trung Á và Ấn Độ lên văn học truyền kỳ Trung Quốc cũng không phải nhỏ). Đến đời Minh, lại có Tiễn Đăng Tân Thoại (1378) của Cù Hựu, Cổ Kim Tiểu Thuyết, Tam Ngôn của Phùng Mộng Long và Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh. Nhật Bản ngày xưa đă có Nihon Ryôiki (Nhật Bản Linh Dị Kư, thế kỷ thứ 9), Konjaku Monogatari (Kim Tích Vật Ngữ, tiền bán thế kỷ 12), Kokon Chomonjuu (Cổ Kim Trứ Văn Tập, 1254). Sau đó mới tới các tác phẩm của các tác giả tương đối gần chúng ta hơn như Asai Ryôi (thế kỷ 17), Tsuga Teishô và Ueda Akinari (thế kỷ 18). Hàn Quốc có Kim Ngao Tân Thoại (Truyện mới ở núi Kim Ngao, cuối thế kỷ 15) của Kim Thời Tập (Kim Si Seup). Việt Nam có Việt Điện U Linh Tập của Lư Tế Xuyên (thế kỷ 14), Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp (thế kỷ 14), Truyền Kỳ Mạn Lục (Chép lại truyện hay khi xưa, 1527?) của Nguyễn Dữ cũng như Truyền Kỳ Tân Phả của Đoàn Thị Điểm (thế kỷ 18) là những tác phẩm đáng lưu ư. Riêng Kim Ngao Tân Thoại của Hàn và và Truyền Kỳ Mạn Lục của Việt vốn giàu tính văn nghệ, hơn nữa, tuy lấy cảm hứng từ tác phẩm ngoại quốc, các tác giả đă biết bản địa hóa bằng cách dùng bối cảnh và t́nh tiết của đất nước ḿnh.

Về xuất xứ các truyện trong Truyện tối trăng mưa (Ugetsu Monogatari):

Đỉnh oán hờn / Bạch phong (Shiramine) đến từ Hogen Monogatari (Bảo Nguyên vật ngữ) và Senshuushô (Soạn Tập Sao) của tăng Saigyô (Tây Hành)

Hẹn mùa hoa cúc / Cái ước tiết Trùng Dương (Kikka no Chigiri) đă từng thấy với Phạm Cự Khanh kê thử sinh tử giao trong Cổ Kim Tiểu Thuyết của Phùng Mộng Long.

Ngôi nhà trong lau sậy (Asaji ga yado): từ Ái Khanh Truyện (Tiễn đăng Tân Thoại) của Cù Hựu.

Cá chép trong giấc mơ / Mộng ứng lư ngư (Muô no rigyo) từ Tiết Lục Sự ngư phục chứng tiên trong Tỉnh Thế Hằng Ngôn của Phùng Mộng Long.

Tiếng chim thần bí / Phật Pháp Tăng (Bupposô) đến từ Thiên thai phỏng ẩn lục, Long đường linh hội lục, Phú quí phát tích tư chí, đến từ Tiễn Đăng Tân Thoại.

Cái nồi thiêng đền Kibitsu (Kibitsu no kama) từ Mẫu đơn đăng kư (Botan tôki) trong Tiễn Đăng Tân Thoại.

Ḷng dâm của rắn (Jasei no in) lấy cảm hứng từ Bạch nương tử vĩnh trấn Lôi Phong tháp trong Cảnh Thế Thông Ngôn của Phùng Mộng Long.

Khăn lam trùm đầu (Aozukin) có dấu ấn của Thủy Hử của La Quán Trung, Ngũ Tạp Trở của Tạ Triệu Chiết (có nơi phiên âm là Xế).

Bàn về giàu nghèo / Bần phú luận (Himpuron) từ Thường Sơn kỷ đàm (Jôzan kidan) của Nhật và Hóa thực liệt truyện trong Sử Kư Tư Mă Thiên.

Cần nhắc thêm là tuồng Nô cũng đă ảnh hưởng đến Truyện Tối Trăng Mưa. Theo giáo sư René Sieffert, người đă dịch Ugetsu Monogatari sang tiếng Pháp và từ rất sớm (1956), th́ (1) vở tuồng Nô nhan đề Ugetsu (Trăng mưa) đă tạo ra không khí u linh và lăng mạn bao trùm tên toàn bộ tác phẩm, (2) Matsuyama Tengu (Con thiên cẩu núi Matsuyama) có liên quan tới Đỉnh oán hờn (Shiramine), (3) các vở Nô với chủ đề Ashura (Địa ngục chém giết) ảnh hưởng tới Tiếng chim thần bí (Bupposô), (4) vở Dôjôji (Đạo Thành Tự) tŕnh bày t́nh yêu mănh liệt của con măng xà vốn là mô-típ chính của Ḷng dâm của rắn (Jasei no in) và (5) vở Miidera (Chùa Miidera) có chung đề tài với Cá chép trong giấc mơ (Muô no Rigyo). Do đó đọc Truyện Tối Trăng Mưa cũng là cách thưởng thức một cách gián tiếp sân khấu Nô nữa.

Mô phỏng trong sáng tạo:

Trong Ugetsu Monogatari, Akinari không những đă miêu tả một cách thơ mộng phong cảnh Nhật Bản qua những đoạn “văn đi đường” (michiyukibun) mà c̣n huy động cả văn học nước nhà từ thơ Vạn Diệp, thơ Waka thập bát đại tập, thơ Haikai, cũng như các điển cố Trung Quốc và Nhật Bản. Lúc đùa cợt, lúc nghiêm trang, khi mỉa mai, khi cay đắng, với chừng ấy yếu tố, nhà văn đă đưa độc giả vào thế giới u linh đặc sắc, mờ mờ ảo ảo của những đêm trăng sau cơn mưa, không những đem đến cho họ những giờ phút giải trí mà c̣n có tác dụng giáo huấn.

 

Thư mục tham khảo:

Ueda Akinari, Ugetsu Monogatari (nguyên tác của Truyện tối trăng mưa, có dịch sang kim văn, chú giải và b́nh luận bởi Takada Mamoru và Inada Atsunobu), 1997, Chikuma Gakugei Bunko, do Chikuma Shobô, Tôkyô xuất bản. Bản in lần thứ 7 năm 2004.

Ueda Akinari, Ugetsu Monogatari quyển 1 và 2, nguyên tác được Aoki Masatsugu dịch sang kim văn và chú thích trong quyển 1, 1981, Kôdansha Geijutsu Bunko số mă 487 và 488, Kôdansha, Tôkyô xuất bản. Bản in lần thứ 24 năm 1996.

Ueda Akinari, Ugetsu Monogatari dịch sang Pháp văn dưới nhan đề “Contes de pluie et de lune” do René Sieffert trong khuôn khổ Unesco, 1956, loại sách bỏ túi Folio, Gallimard, Paris, xuất bản..

Ueda Akinari, Nguyễn Trọng Định dịch 7 trên 9 truyện của Ugetsu Monogatari và in dưới nhan đề Hẹn Mùa Hoa Cúc, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2000.

Phùng Mộng Long, Bạch nương tử trấn tháp Lôi Phong (Bạch nương tử vĩnh trấn Lôi Phong Tháp) trong Cảnh Thế Thông Ngôn, do Nguyễn Khắc Phi và nhiều dịch giả khác, 2008, Nhà xuất bản Lao Động và Trung Tâm Văn Hoá Đông Tây, Hà Nội, xuất bản.

Phan Thu Hiền chủ biên, Chuyện t́nh ma nữ trong truyền kỳ Đông Á (Trung quốc, Korea, Việt Nam, Nhật Bản) qua các bản dịch và bài khảo cứu của quí vị Phạm Tú Châu, Lư Xuân Chung, Nguyễn Hữu Sơn, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Thị Diệu Linh, Nxb Văn Hóa Văn Nghệ, TPHCM, 2017.

 

 

 

 


* Nguyễn Nam Trân :

Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com

.........................

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com)
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com