Câu Chuyện Thầy Lang
Chế độ Dinh
Dưỡng ĐỊA TRUNG HẢI.
Bác sĩ Nguyễn
Ư Đức
Ngày 25 tháng 2, 2013 vừa qua, tạp chí y học New
England Journal of Medicine đă phổ biến kết quả một nghiên cứu xác
nhận giá trị pḥng bệnh tim mạch của chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải.
Thực ra từ nhiểu thập niên vừa qua, chế độ này vẫn
được coi là có nhiều ích lợi cho sức khỏe nhưng chưa được chứng minh
bằng khoa học thực nghiệm.
Nghiên cứu kéo dài trong 5 năm với 7400 người có
rủi ro bệnh tim mạch như mập, cao huyết áp, hút thuốc là, cao
cholesterol tham dự cho hay một chế độ dinh dưỡng nhiều trái cây,
rau, các loại hạt và dầu olive có thể giảm rủi ro stroke và các bệnh
tim mạch khác tới 30%.
Trước kết quả này, bác sĩ chuyên bệnh tim mạch
Rita Redberg, California đưa ra nhận xét: “Nghiên cứu này hỗ trợ các
hiểu biết của chúng ta về khoa học và kết quả của nghiên cứu thật
ngoạn mục. Một trong những lợi điểm của chế độ dinh dưỡng Địa TRung
Hải là mọi người có thể áp dụng suốt đời chứ không phải chỉ trong
vài tháng”.
Xin cùng t́m hiểu chế độ dinh dưỡng này.
Trong
lănh vực dinh dưỡng, “ Mediterranean Diet” được dùng để chỉ tập quán
ăn uống lâu đời của dân chúng tại một số quốc gia dọc ven biển Địa
Trung Hải. Nói chung, thực đơn trong chế độ ăn uống này gồm phần lớn
là rau cải, trái cây và đặc biệt là dầu olive.
Nhiều quan sát cho thấy là dân chúng ở ven biển
Địa Trung Hải ít bị bệnh tim mạch hơn dân chúng ở các nơi khác. Sự
kiện này khiến người ta t́m hiểu chế độ ăn uống truyền thống của họ.
Trọng tâm của thực đơn này là nhẹ về thịt, nặng về
rau trái nhưng không nhẹ về chất béo. Tuy nhiên chất béo được sử
dụng thường xuyên là dầu của quả olive. Đây là điểm khác biệt giữa
chế độ Địa Trung Hải với chế độ ăn uống được khuyến khích ở phương
Tây, trong đó các chất béo, kể cả dầu olive, đều được khuyên là nên
hạn chế tối đa.
Ngoài tác dụng tốt đối với các bệnh tim mạch, chế
độ Địa Trung Hải c̣n có khả năng ngăn chận ung thư nũa. Theo tài
liệu của Mayo Clinic, chế độ này c̣n giảm rủi ro bệnh Parkinson và
Alzheimer.
Tạp chí Health, số tháng 9 năm 1998, công bố kết
quả của một cuộc khảo cứu ở viện Đại Học Sainte - Etienne (Pháp) với
đối tượng nghiên cứu gồm 605 người cả nam lẫn nữ, từng bị bệnh tim.
Họ được chia làm hai nhóm với chế độ ăn uống theo hai thực đơn khác
nhau. Nhóm thứ nhất ăn theo thực đơn phổ biến ở Tây phương với nhiều
thịt và bơ được chấp nhận. Nhóm thứ hai ăn theo thực đơn của chế độ
Địa Trung Hải, với nhiều trái cây, rau cải, ngũ cốc, đậu, cá, dầu o
liu và bơ thực vật làm bằng dầu canola.
Sau 4 năm, nhóm thứ nhất, có 17 người bị ung thư,
trong khi nhóm thứ hai chỉ có 2 trường hợp ung thư.
Theo Hội Tim Hoa Kỳ, dinh dưỡng Địa Trung Hải cũng
tương tự như chế độ mà Hội này đề nghị. Nếu có khác chỉ là sự hơi
quá nhiều calori trong chế độ Đia Trung Hải, với hậu quả là nạn mập
ph́ bắt đầu xuất hiện và dân chúng bắt đầu e ngại. Tuần báo US News
& World Report xếp giá trị chế độ này đứng hàng thứ hai, sau DASH
(Dietary Approaches to Stop Hypertension) cùa Hội Tim Hoa Kỳ, trong
mục đích giảm cao huyết áp, mập ph́. Năm 2010, Cơ quan Văn Hóa Thế
giới UNESCO cũng ca ngợi chế độ dinh dưỡng này.
Năm 1994, do sự hợp tác giữa Phân Khoa Sức Khỏe
Công Cộng của Đại Học Harvard, tổ chức Oldways Preservation &
Exchange Trust (chuyên duy tŕ các lối ăn uống cổ truyền) và tổ chức
Y Tế Thế Giới, một tháp dinh dưỡng về chế độ ăn uống lành mạnh, cổ
truyền Địa Trung Hải được phác họa. Chế độ ăn uống này dựa trên tập
quán lâu đời của dân chúng ở miền Nam nước Pháp, một phần nước Ư,
đảo Crete và Hy Lạp.
Theo chế độ này , không phải tất cả chất béo đều
bị coi là xấu. Thực vậy, trọng tâm việc chọn lựa không phải là loại
bỏ một chất nào, mà phải chọn lựa một cách khôn ngoan loại chất béo
nào nên dùng. Ở đây, hầu hết các chất béo trong thực đơn đều là đơn
bất băo ḥa có trong dầu olive, và acid béo omega-3.
Omega-3 có nhiều trong mỡ cá thu, cá hồi ... và
trong một vài loại hạt. Chất béo này có tác dụng làm giảm hàm lượng
triglycerides trong máu, chống viêm, điều ḥa nhịp tim... C̣n chất
béo dạng đơn bất băo ḥa trong dầu olive có thể làm giảm cholesterol
và LDL trong máu, giảm cao huyết áp, chống máu đóng cục, ngăn ngừa
sự oxy hóa LDL, tăng nhậy cảm của cơ thể với insulin.
Ngoài chất đạm, carbohydrat và chất béo, các loại
hạt có vỏ cứng c̣n có nhiều chất xơ, sinh tố E, folic acid,
potassium, magnesium, nhưng không có cholesterol.
Trong dinh dưỡng Địa Trung Hải, các loại hạt được
xếp chung với rau, trái cây, đậu. Các loại hạt này làm giảm nguy cơ
gây ra bệnh tim bằng cách giảm lượng cholesterol và LDL trong máu.
Trong chế độ ăn uống này, phó mát, sữa chua đều ít
được dùng tới, cá và gà c̣n ít hơn, và thịt chỉ “năm th́ mười họa”
mới được ăn.
Rượu vang được dùng điều độ. Đàn ông mỗi ngày uống
khoảng 300ml, đàn bà dùng một nửa số lượng rượu đó. Với mức độ này,
rượu vang được tin là có thể giảm nguy cơ bệnh tim.
Rượu vang đỏ có nhiều flavonoids, là chất ngăn sự
oxy hóa LDL.
Rượu vừa phải làm tăng HDL, chống tiểu cầu dính
với nhau, giống như tác dụng của aspirin, có thể giảm nguy cơ tiểu
đường. Tuy nhiên, đang có bệnh tim hoặc thiên đầu thống migraine,
không nên uống.
Điều cần lưu ư là sự thường xuyên vận động cơ thể
phải đi đôi với chế độ ăn uống này.
Bác sĩ Nguyễn Ư Đức
www.bsnguyenyduc.com
|