"Trong
ḷng đất, công tác cứu người có lẽ c̣n tiếp tục,
hoặc không chừng mọi người đă chịu thua mà bỏ lên cả rồi".
Lời nhạc "New York
Mining Disaster 1941" của Ban Bee Gees [1]
Có gă đàn ông từ mười năm nay vẫn khư
khư giữ thói quen có phần kỳ quái là mỗi khi trời băo lụt th́ lại
đến viếng Sở Thú. Hắn là bạn tôi.
Lúc băo lụt sắp ập vào thành phố,
trong khi mọi người đàng hoàng đang chộn rộn đóng chặt cửa gỗ
chống mưa băo, kiểm điểm chuẩn bị đèn pin với đài bán dẫn,......
th́ hắn b́nh thản khoác lên người tấm poncho chống mưa quân đội Mỹ
thải ra, mà hắn mua được vào thời cao điểm của chiến tranh Việt
Nam. Thế rồi, bia lon nhét túi, hắn rời nhà ra đi.
Gặp ngày rủi th́ cổng Sở Thú khoá chặt.
Hôm nay đóng cửa v́ thời tiết xấu. Nghĩ cho cùng th́ lư do chính
đáng đấy. Chứ buổi chiều mưa băo thế này, có ai lại ṃ đến Sở Thú
để ngắm ngựa vằn với hươu cao cổ, hở Trời? Hắn thuận thảo chấp
nhận, ngồi lên tượng sóc bằng đá xếp hàng trước cổng Sở Thú mà
uống lon bia đă bớt lạnh phần nào, xong đứng dậy ra về.
Hôm nào gặp may th́ cổng mở. Hắn trả
tiền vé, vào bên trong, vừa khó nhọc cố hút điếu thuốc mới cầm lên
tay đă ướt sủng nước mưa ngay, vừa đi xem kỹ càng từng con thú
trong các chuồng. Mấy con thú th́ có con thu ḿnh nép sâu trong
chuồng, đưa mắt lơ đăng nh́n mưa qua cửa sổ; có con nhảy nhót hưng
phấn trong mưa băo; có con hăi sợ v́ biến đổi bất chợt của khí áp,
có con lại nổi giận v́ thời tiết.
Lần nào, hắn cũng ngồi xuống trước
chuồng cọp Bengal mà uống một lon bia (bởi cọp Bengal nổi cơn
thịnh nộ hầm-hỗ nhất mỗi khi mưa băo), xong bước qua chuồng khỉ
đột uống tiếp lon thứ hai. Khỉ đột th́ hầu như chẳng quan tâm ǵ
đến mưa hay băo. Thấy hắn ướt át ngồi bệt xuống sàn xi-măng như
dáng người-cá mà uống bia, lần nào khỉ đột cũng lộ vẻ thương hại.
-"Cứ như là hai người t́nh cờ đi cùng
một thang máy nửa chừng bị hỏng ấy". Hắn nói thế.
Vậy chứ, ngoài những buổi chiều mưa
băo ấy ra th́ hắn vẫn là người hoàn toàn đàng hoàng. Tuy chẳng nổi
tiếng ǵ lắm, nhưng hắn cũng đang làm việc trong một hăng mậu dịch
với nước ngoài, ấm cúng thoải mái, sống một ḿnh trong một căn
chung cư gọn gàng, và thay đổi bạn gái mỗi sáu tháng. V́ lư do
quái kỳ nào mà cứ nửa năm hắn lại thay đổi bạn gái một cách chăm
chỉ như thế th́ tôi hoàn toàn không lư giải được. Bởi các cô bạn
gái của hắn trông giống nhau đến như đă tách ra từ cùng một tế bào.
Lắm người, không hiểu sao, lại cố tin
một cách quá đáng rằng hắn là người b́nh thường tuy có hơi ngù ngờ,
nhưng hắn hoàn toàn chẳng để tâm đến điều ấy. Hắn có một chiếc xe
hơi cũ c̣n tốt, toàn bộ tác phẩm của Balzac, và một bộ đồ lễ tuyệt
hảo cho những tang-lễ, đủ cả áo vét đen, cà-vạt đen và giày-da đen.
Mỗi lúc có ai chết, tôi lại điện thoại
đến hắn. Để mượn bộ áo, cà-vạt và giày ấy. Áo vét và giày th́ lớn
hơn cỡ của tôi một số, nhưng tất nhiên chẳng thân thiết ǵ đến mức
nên đ̣i hỏi thêm về những điều xa xỉ thế.
-"Xin lỗi cậu". Lần nào tôi cũng nói
thế. -"Lại có đám tang nữa đây".
-"Được mà, được mà". Lần nào hắn cũng
nói thế.
Căn chung cư của hắn cách chỗ tôi ở
chừng 15 phút taxi. Đến chỗ hắn th́ đă có sẵn bộ áo vét và cà-vạt
đă ủi thẳng nếp xếp thẳng thớm trên bàn, giày da đă đánh bóng sẵn,
và nửa tá bia ngoại ướp sẵn trong tủ lạnh. Hắn là mẫu người như
thế.
-"Mới đây, tớ được thấy mèo trong Sở
Thú đấy". Hắn vừa mở khoen lon bia vừa nói.
-"Mèo à?"
-"Ừm, hai tuần trước, đă đi công
chuyện lên Hokkaido, nhân đấy mà ghé lại Sở Thú gần đấy. Thấy có
chuồng nhỏ treo bản <Mèo>, trong chuồng có con mèo đang nằm ngủ".
-"Mèo loại nào?"
-"Mèo thường thôi, đâu cũng có. Vằn
nâu, đuôi ngắn mà mập khiếp. Chỉ nằm thù lù một đống ở đấy thôi".
-"Hẳn là ở Hokkaido th́ mèo hiếm thấy".
Tôi nói.
-"Đời nào!". Hắn nói.
-"Trước nhất, có lư do ǵ để mèo không
thể có trong Sở Thú đâu nào?" Tôi thử đặt nghi vấn. -"Mèo cũng là
thú vậy chứ!"
-"Bởi thói quen thôi. Nghĩa là, mèo
hay chó là những loại thú ở đâu cũng có. Chẳng phải là thứ ǵ mà
người ta phải đặc biệt trả tiền để được xem". Hắn nói. -"Cũng như
người ta thôi".
-"Cũng có lư". Tôi nói.
*
Hết nửa tá bia, hắn lấy một bao giấy
lớn, cẩn thận cho cà-vạt, hộp giày và bộ áo vét bọc sẵn trong bao
nhựa vào. Tôi có cảm giác cứ thế mà xách đi picnic được đấy.
-"Lần nào cũng làm phiền cậu quá". Tôi
nói.
-"Có sao đâu". Hắn đáp.
Mà chính hắn th́ đă ba năm nay, từ khi
tậu được bộ áo vét ấy, hầu như chưa hề có dịp xỏ tay vào.
-"Chẳng ai chết cả". Hắn nói. -"Điều
kỳ lạ là từ khi tớ tậu bộ áo này đến nay, chẳng có một người nào
chết cả".
-"Hẳn là chuyện đời nó như thế".
-"Kỳ lạ thật chứ". Hắn nói.
*
Thật kỳ lạ, năm ấy lại là một năm tôi
biết thật nhiều đám tang. Chung quanh tôi, bạn quen bây giờ hay đă
quen từ ngày xưa, lũ lượt theo nhau chết. Lũ lượt như ruộng bắp
trong ngày mùa hạ nắng chói chang. Năm tôi 28 tuổi đấy. Đám bạn
quanh tôi cũng sàn sàn tuổi ấy. 27, 28, 29,......, cái tuổi chưa
đáng để chết.
Nhà thơ chết ở tuổi 21, nhà cách mạng
và ca sĩ Rock chết ở tuổi 24. Qua lọt được tuổi ấy là sống sót lâu
dài được. Phần đông chúng tôi đă dự tưởng như thế. Lọt qua được
Khúc ngoặt Tử thần - Dead Man Curve theo truyền thuyết ấy, là luồn
qua được cả đoạn hầm tối ám ẩm thấp. Qua được xong th́ ra đại lộ
thẳng tắp sáu lằn chạy, cho dù thiếu hăng hái đi nữa, cứ thong
dong nhắm đích đến mà chạy là được thôi. Chúng ta lại có thể cắt
tóc, và mỗi ngày cạo râu. Chúng ta không c̣n là nhà thơ, hay nhà
cách mạng, hay ca sĩ nhạc Rock nữa. Không c̣n những chuyện như say
mèm rồi chui vào pḥng điện thoại mà ngủ; hay ăn trọn một gói quả
anh-đào trong toa tàu điện hầm; hay 4 giờ sáng, bật nhạc Doors
thật to đến điếc tai hàng xóm nữa. Thay vào đấy, chúng ta đă vị
t́nh người quen mà gia nhập bảo hiểm nhân thọ, đă bắt đầu vào quán
rượu trong khách sạn mà uống rượu, đi nha sĩ xong biết cất giữ
biên lai để khai thuế lấy lại phần trợ cấp y tế,......
Nói ǵ đi nữa, cũng đă đạt đến tuổi 28
rồi chớ chơi sao.
*
Thế mà, ngay sau đấy, đă là một cuộc
tàn sát không dự đoán được. Có thể gọi là một cuộc phục kích th́nh
ĺnh. Một ngày thư thả dưới nắng xuân ấm áp, đúng lúc chúng ta
đang thay bộ âu phục. Kích cỡ có chỗ không vừa, hay tay áo lật
ngược, hay chân phải đút vào ống quần hiện thực, mà chân trái tra
vào ống quần phi-thực,......, chúng ta đang loay hoay bận bịu như
thế; đúng lúc ấy, cuộc tàn sát xảy đến theo với tiếng súng kỳ dị.
Có ai đấy đă đặt cỗ súng liên thanh siêu h́nh trên ngọn đồi siêu
h́nh mà xối những loạt đạn siêu h́nh xuống chúng ta.
Nói ǵ đi nữa, chết th́ vẫn là chết
thôi. Cũng như, có vọt ra từ trong mũ, hay nhảy ra từ ruộng lúa,
th́ con thỏ cũng vẫn là con thỏ thôi. Ḷ cừ thiêu nóng cũng vẫn là
ḷ cừ thiêu nóng, mà khói đen bốc lên từ ống khói cũng vẫn là khói
đen bốc lên từ ống khói đó thôi.
*
Người đầu tiên đă giẫm lên cái lạch
nước sâu tăm tối vắt ngang giữa hiện thực và phi-thực (hay giữa
phi-thực và hiện thực) là bạn cùng thời đại-học của tôi, đang là
giáo viên Anh ngữ trung học cấp hai. Kết hôn được ba năm, vợ anh
đă về quê ở đảo Shikoku từ cuối năm ngoái để sinh con.
Một buổi chiều chủ nhật quá nóng cho
tháng Giêng, anh ta đến hàng bán vật dụng bằng kim loại trong tiệm
bách hoá, mua một con dao điêu khắc chế tạo ở Đức, bén ngót đến có
thể cắt đứt cả tai voi; và hai hộp kem cạo râu, rồi về nhà đun
nước tắm. Lấy nước đá trong tủ lạnh ra, uống hết một chai Scotch
Whisky, xong b́nh thản cắt cổ tay mà chết, ngay trong bồn tắm.
Hai ngày sau, mẹ anh phát giác ra xác
con. Rồi cảnh sát đến chụp nhiều h́nh hiện trường. Chỉ cần có vài
chậu lá cây sắp xếp thêm vào là thành một phong cảnh dùng được cho
các quảng cáo nước cốt cà-chua.
Công bố của cảnh sát là tự-sát đấy.
Cửa nẻo trong nhà đều khóa chặt cả, nhất là chính đương sự đă mua
con dao ấy ngay hôm đó chứ ai.
Tuy nhiên, v́ lư do ǵ mà anh ta lại
mua cả kem cạo râu, để không khi nào dùng, mà đến hai hộp kia, th́
chẳng ai hiểu cả. Hoặc giả, anh ta chưa quen được với ư nghĩ rằng
ḿnh sắp chết trong ṿng vài giờ đồng hồ nữa thôi. Hoặc là, chỉ v́
anh ta lo người bán hàng đoán được ư định tự-sát của ḿnh chăng?
Di thư không có, dăm chữ để lại cũng
không. Trên bàn nhà bếp chỉ có ly, chai whisky đă cạn, đĩa đựng
nước đá, và hai hộp kem cạo râu. Hẳn là suốt trong lúc đợi nước
tắm đủ nóng, anh ta đă rót whisky Haig với đá, ly này tiếp ly khác,
cho trôi xuống cuống họng, vừa ngắm hai hộp kem cạo râu ấy. Và có
lẽ anh ta đă suy nghĩ như thế này:
Tớ chẳng c̣n phải cạo râu một lần nào
nữa cả.
Cái chết của một thanh niên 28 tuổi có
vẻ ǵ buồn rầu như cơn mưa mùa đông.
*
Tiếp theo đó, trong ṿng 12 tháng, đă
có bốn người chết.
Tháng 3, một người chết trong tai nạn
mỏ dầu ở Saudi Arabia, hay Kuwait ǵ đấy. Tháng 6 có hai người
chết, v́ bệnh tim và tai nạn giao thông. Từ tháng 7 đến tháng 11
là những ngày an b́nh. Đến giữa tháng 12, có người chết, cũng lại
v́ tai nạn giao thông.
Trừ người đầu tiên là bạn tôi tự-sát,
những người kia đều đă chết th́nh ĺnh, không có th́ giờ để ư thức
về sự chết. Cứ như là đang lơ đăng bước lên những bậc cấp quen
thuộc, th́nh ĺnh một bậc cấp đă đổ sụp xuống vậy. Một anh đă nói
-"Trải chăn lót hộ tí đi". Anh bạn đă chết v́ bệnh tim vào tháng 6
đấy. -"Phía sau đầu nghe như có ai đập đùng đùng ấy". Anh ta đă
chui vào chăn ngủ, và không c̣n trở dậy nữa.
Cô bạn chết tháng 12 là người trẻ tuổi
nhất trong bọn, trong năm ấy. Đồng thời cũng là người nữ duy nhất.
24 tuổi, tuổi của các nhà cách mạng và ca sĩ Rock. Một buổi hoàng
hôn mưa lạnh gần Giáng Sinh, trong khoảng không gian bi-kịch mà
lại vô cùng thường nhật, giữa trụ điện xi-măng và chiếc xe tải của
hăng bia, cô đă bị chèn dẹp mà chết.
*
Vài ngày sau đám tang cuối cùng ấy,
tôi ôm bao áo vét mới lấy về từ tiệm giặt ủi, cùng với chai whisky
tạ ơn, đến thăm căn chung cư của người chủ bộ áo vét ấy.
-"Cảm ơn về mọi chuyện. Nhờ thế mà
song suốt cả rồi". Tôi nói.
-"Đừng ngại ǵ cả. Đằng nào th́ tớ
cũng đâu có dùng đến". Hắn cười nói.
Trong tủ lạnh vẫn sẵn nửa tá bia lon
ướp lạnh, ghế dài pḥng khách ngồi sướng mông, phảng phất mùi nắng
d́u dịu. Trên bàn có đĩa gạt tàn thuốc mới lau rửa, và chậu hoa
trạng nguyên Poinsettia cho mùa Giáng Sinh.
Hắn nhận lấy bao nhựa bọc bộ áo vét,
treo ngay vào tủ, nhanh như đẩy chú gấu con vừa tỉnh giấc ngủ đông
vào lại trong hang.
-"Áo vét không bị thấm mùi các đám
tang th́ tốt". Tôi nói.
-"Áo ấy th́ chả sao. Áo chuyên dùng
cho việc đi đám kia mà. Đáng lo là thân người bên trong áo kia".
-"Ừm". Tôi nói.
-"Bởi nhiều đám táng quá mà". Hắn nói,
gác chân lên ghế trước mặt, rồi rót bia vào ly. -"Tất cả mấy người
thế nhỉ?"
-"Năm người". Tôi nói, mở rộng bàn tay
trái trước mắt hắn. -"Nhưng thế là xong cả rồi".
-"Cậu nghĩ là xong hết rồi à?"
-"Có cảm giác thế". Tôi đáp. -"Đă đủ
số người chết rồi".
-"Nghe ǵ như lời nguyền trong Kim Tự
Tháp ấy nhỉ. Lúc các ngôi sao mọc ṿng tṛn trên bầu trời, lúc
bóng của mặt trăng che khuất mặt trời,......"
-"Chuyện đời là như thế chứ ǵ".
Hết nửa tá bia, chúng tôi quay sang
chai whisky. Nắng chiều mùa đông chiếu vào pḥng trông như một
đường dốc thoai thoải óng ánh.
-"Dạo này trông mặt cậu u ám thế nào
ấy". Hắn nói.
-"Thế à?" Tôi nói.
-"Hẳn là đêm nằm suy nghĩ thái quá đấy
chứ ǵ".
Tôi cười lớn, nh́n lên trần nhà.
-"Tớ th́ đă bỏ chuyện suy nghĩ ban đêm
ấy rồi". Hắn nói tiếp.
-"Làm cách nào?"
-"Cứ khi nào có cảm giác u ám là quay
sang quét dọn nhà cửa, cho chạy máy hút bụi, hay lau cửa sổ, rửa
ly tách, xê dịch bàn ghế, lôi áo quần ra ủi, hay phơi áo gối,......"
-"À...".
-"Thế rồi đến 11 giờ tối th́ uống rượu
và ngủ lăn quay. Chỉ thế thôi. Sáng dậy, mang tất vào là quên hết
mọi chuyện đêm qua. Hết sạch".
-"Hừm".
-"Khoảng ba giờ khuya, người ta thường
nghĩ đến chuyện này chuyện kia đấy".
-"Có lẽ thế thật".
-"Khoảng ba giờ khuya th́ các loài vật
khác cũng nghĩ đến chuyện này chuyện kia như thế".
Như chợt nghĩ ra điều ǵ đấy, hắn hỏi:
-"Thế cậu có khi nào vào Sở Thú lúc ba
giờ khuya chưa?"
-"Chưa". Tôi hờ hững đáp. -"Tất nhiên
là chưa bao giờ".
-"Tớ th́ đă vào được một lần rồi. Nhờ
người quen cho vào. Thật ra th́ cấm đấy".
-"À".
-"Một thể nghiệm kỳ dị lắm. Không biết
nói sao cho đúng, nhưng đă cảm thấy cứ như là mặt đất nứt nẻ ra
nhiều chỗ, từ dưới có thứ ǵ đấy ḅ lên. Thế rồi cái thứ ǵ đấy ḅ
lên từ dưới ḷng đất mà mắt ḿnh không nh́n ra được ấy, đă nhảy
nhót trong bóng đêm mịt mùng. Giống như một khối không khí lành
lạnh. Mắt không thấy được. Nhưng những con thú lại cảm nhận được.
Và tớ cảm nhận được những ǵ các con thú ấy đă cảm nhận. Kết cuộc,
khối đất mà tớ và các con thú đang giẫm lên, đă nối liền đến tận
cốt lơi của quả đất, và ở cốt lơi sâu kín ấy trong ḷng địa cầu,
một lượng thời gian khổng lồ đến không sao tưởng tượng nổi, đă bị
thu hút vào đấy. Nói thế, cậu nghe có quái gở không nhỉ?"
-"Không đâu". Tôi đáp.
-"Tớ không nghĩ là ḿnh sẽ đến đấy như
thế lần nào nữa. Sở Thú đêm khuya ấy".
-"Lúc mưa băo th́ tốt hơn sao?"
-"Ừm". Hắn đáp. -"Lúc mưa băo th́ tốt
hơn nhiều".
Điện thoại reo. Lại cũng một hồi điện
thoại dài không dứt kiểu tế bào liên tục tách đôi, từ cô bạn gái
tách ra từ cùng một tế bào ấy. Tôi ngao ngán bật ti-vi lên xem.
Ti-vi màu, 66 cm, chỉ chạm nhẹ lên nút hộp bấm là đổi kênh êm ru
không một tiếng động. Lại có đến sáu loa, nghe cứ như là ḿnh đang
ở trong rạp chiếu bóng ngày xưa vậy. Loại rạp chiếu cả tin tức và
phim hoạt hoạ ấy.
Tôi đổi kênh liên tiếp từ số lớn đến
số nhỏ hai ṿng, rồi chọn kênh đang chiếu tin tức. Có tin tranh
chấp biên giới, tin cháy bin-đinh, tin giá đô-la lên xuống. Có cả
tin hạn chế nhập khẩu xe hơi, tin Đại hội bơi lội mùa lạnh, tin
nguyên một gia đ́nh tự-sát. Tôi có cảm tưởng những sự kiện ấy có
những điểm nối kết đâu đó với nhau, như là các h́nh chụp học sinh
tốt nghiệp thời trung học cấp hai vậy.
-"Có tin ǵ hấp dẫn hả?" Hắn trở lại,
hỏi tôi.
-"Cũng tàm tạm". Tôi nói. -"Bởi lâu
lắm rồi mới xem lại ti-vi đấy".
-"Ti-vi th́ ít nhất cũng có được một
ưu điểm". Hắn nói, sau một hồi suy nghĩ. -"Đấy là khi nào ḿnh
muốn th́ tắt nó đi được".
-"Ngay từ đầu đừng bật lên là được chứ
ǵ".
-"Ấy, đừng nói thế chứ". Hắn cười lớn,
vui thích. -"Xem thế này chứ tớ cũng là người có ḷng lắm đấy".
-"Có vẻ thế thật".
-"Xem này". Hắn nói, rồi bấm nút tắt
trên hộp bấm cầm trong tay. Màn h́nh phụp tắt. Căn pḥng chợt im
bặt. Ngoài song cửa, đèn bin-đinh bắt đầu thắp sáng lên.
Trong khoảng 5 phút, chúng tôi hầu như
chẳng nói chuyện ǵ, chỉ tiếp tục uống whisky. Điện thoại reo một
lần nữa, nhưng lần này hắn làm bộ không nghe. Khi chuông điện
thoại dứt, như chợt nhớ lại, hắn bấm nút mở ti-vi lên. Trong chớp
mắt, màn h́nh sáng lên lại, người giải thuyết tin tức lại tiếp tục
vừa cầm que dài chỉ lên đồ-h́nh đường găy phía sau lưng vừa giải
thích về biến chuyển của giá dầu thô.
-"Anh ta nào có để ư là tụi ḿnh vừa
tắt ti-vi đến 5 phút đâu".
-"Ừ th́ thế". Tôi nói.
-"Tại sao?"
Suy nghĩ chuyện như thế này th́ phiền
toái quá nên tôi lắc đầu.
-"Ngay cái lúc bấm tắt ấy, hiện hữu
của một trong hai bên đă không c̣n nữa. Hoặc là tụi ḿnh, hoặc là
anh ta".
-"Nhưng có cách suy nghĩ khác chứ".
Tôi căi.
-"Ừ, th́ có. Suy nghĩ th́ có cả triệu
cách khác nhau. Ở Ấn độ người ta trồng dừa, mà ở Venezuela người
ta rải chính-trị-phạm từ máy bay trực thăng".
-"Hừm"
-"Chuyện của người ta th́ tớ chẳng
muốn nói này nói kia làm ǵ". Hắn nói. -"Nhưng trên đời này vẫn có
cách chết không có đám táng. Chết không mùi ǵ cũng có nữa"
Tôi im lặng gật đầu. Rồi mân mê lá
xanh của cây trạng nguyên. -"Sắp đến lễ Giáng sinh rồi nhỉ".
-"À này, có champagne đấy". Hắn nói,
có vẻ nghiêm trang. -"Thứ hảo hạng mang về từ Pháp đấy nhé, uống
không?"
-"Thứ dùng cho cô gái nào đấy chứ ǵ?"
Hắn đặt chai champagne ướp lạnh và hai
ly thủy tinh mới lên bàn.
-"Cậu không biết à?" Hắn nói.
-"Champagne đâu có để dùng cho chuyện ǵ. Chỉ có lúc nào nên khui
nút chai mà thôi".
-"A, thế đấy!"
Chúng tôi khui nút chai champagne.
Và nói chuyện về Sở Thú cùng động vật
trong Sở Thú ở Paris.
*
Cuối năm ấy có một buổi tiệc nhỏ. Tiệc
tất niên tân niên mỗi năm vẫn làm trong đêm giao thừa qua đến sáng
năm mới, thuê nguyên một quán rượu ở khoảng Roppongi. Có dương cầm
tam tấu không đến nỗi tệ, có thức ăn ngon, rượu ngon, hầu như
chẳng quen ai nên chỉ cần thơ thẩn một ḿnh trong góc là đủ cho
một buổi họp mặt nhẹ nhàng.
Tất nhiên là cũng sẽ được giới thiệu
với vài người nào đấy. Hân hạnh được biết... vâng, đúng thế... quả
là thế thật... ừm, cũng chỉ đâu đấy thôi... nếu được thế th́ tốt
quá nhỉ, vân vân... Tôi góp nụ cười, chêm vào vài câu nói theo
nhịp, lấy thêm rượu rồi rút lui về góc cũ, vừa nhấm nháp vừa suy
tư về những xứ sở, những thủ đô trên đại lục Nam Mỹ.
Nhưng hôm ấy, người đàn bà mà tôi được
giới thiệu đă cầm hai ly rượu theo đến tận chỗ của tôi.
-"Chính em đă nhờ giới thiệu với anh
đấy". Nàng nói.
Không phải là người đẹp đến tạo sự chú
ư từ mọi người chung quanh, nhưng cũng là một phụ nữ đáng yêu. Và
khéo trang phục trong bộ áo đầm lụa đắt tiền. Có lẽ vào khoảng 32
tuổi. Nếu thật t́nh muốn được thấy trẻ hơn nữa có lẽ cũng không
khó khăn ǵ, nhưng có vẻ nàng nghĩ điều đó không cần thiết. Hai
bàn tay đeo ba chiếc nhẫn, khoé miệng nở nụ cười như hoàng hôn mùa
hạ.
Không nói ra được lời ǵ hay, tôi yên
lặng mỉm cười theo nàng.
-"Anh trông thật giống một người quen
của em".
-"Thế à". Tôi nói. Nghe giống hệt như
lời giáo đầu của câu tán tỉnh tôi đă dùng thời học sinh, nhưng
nàng trông không phải là mẫu người phải dùng đến thứ thủ đoạn tầm
thường ấy.
-"Khuôn mặt anh, cả dáng lưng, cả cử
chỉ, cả cách nói năng, đều giống hệt đến làm em ngạc nhiên. Em
nh́n anh suốt từ lúc anh mới đến đấy".
-"Nếu có người giống tôi đến như thế
th́ tôi cũng muốn gặp một lần cho biết". Tôi nói. Câu này lại cũng
đă nghe đâu đấy rồi.
-"Thật không?"
-"Vâng, tuy có hơi lo sợ một tí".
Nét cười của nàng thoáng sâu đậm thêm,
rồi trở lại như trước. -"Nhưng không được đâu". Nàng nói. -"Anh ấy
đă mất đi năm năm trước rồi. Đúng vào khoảng tuổi của anh bây giờ
đấy".
-"Hừm". Tôi nói.
-"Em giết mất đấy".
Có vẻ ban tam tấu dương cầm vừa xong
ṿng diễn tấu thứ hai, đâu đây có tiếng vỗ tay rời rạc.
-"Câu chuyện của hai người có vẻ đậm
đà quá nhỉ". Người bạn gái chủ tŕ buổi tiệc chen vào, nói với
chúng tôi.
-"Vâng". Tôi nói.
-"Đúng thế đấy chị ạ". Nàng duyên dáng
tiếp lời.
-"Muốn yêu cầu bản nào, ban nhạc có
thể diễn tấu cho đấy, thế nào?". Bà chủ tiệc hỏi.
-"Thôi khỏi chị ạ. Ở đây nghe thế này
đủ vui rồi. Anh th́ sao?"
-"Tôi cũng thế".
Bà chủ tiệc mỉm cười, dời sang bàn
khác.
-"Anh thích âm nhạc không?". Nàng hỏi
tôi.
-"Trong thế giới tốt đẹp mà nghe nhạc
hay th́ thích". Tôi đáp.
-"Thế giới tốt đẹp th́ làm ǵ có nhạc
hay! Thế giới tốt đẹp th́ không khí không chấn động đâu anh".
-"Thế à?"
-"Anh đă xem phim có Warren Beatty đàn
dương cầm trong hộp đêm chưa?"
-"Chưa, chưa xem".
-"Elizabeth Taylor là khách ở hộp đêm
ấy, một vai nghèo thê thảm lắm".
-"Hừm"
-"Warren Beatty hỏi Elizabeth Taylor
có muốn yêu cầu bản nào không".
-"Rồi sao thế?". Tôi hỏi. -"Yêu cầu
bản nào thế?"
-"Em không nhớ. Bởi phim đă xem lâu
quá rồi". Nàng cầm ly rượu lên uống. Chiếc nhẫn trên tay lấp lánh
sáng. -"Em không thích yêu cầu. Có cảm giác thê thảm thế nào ấy.
Như sách mượn về từ thư viện, vừa mới bắt đầu đă nghĩ ngay đến lúc
chấm dứt rồi".
Nàng ngậm điếu thuốc trên môi, tôi
đánh diêm châm lửa.
-"Nhưng mà...". Nàng nói. -"ḿnh đang
nói chuyện người giống hệt anh đấy nhỉ?"
-"Giết anh ta bằng cách nào thế?"
-"Ném vào thùng nuôi ong đấy".
-"Xạo đấy chứ?"
-"Xạo đấy". Nàng nói.
Tôi cầm ly rượu lên uống để nén tiếng
thở dài.
-"Tất nhiên, chẳng phải là giết theo
nghĩa luật pháp". Nàng nói. -"Mà cũng không phải theo nghĩa luân
lư".
-"Giết người không theo nghĩa luật
pháp mà cũng không theo nghĩa luân lư...". Tuy không hào hứng ǵ
nhưng tôi cũng gắng thu thập những điểm chính. -"Thế mà cô đă giết
người ta..."
-"Đúng thế". Nàng gật đầu có vẻ vui
thích. -"Người giống hệt anh đấy".
Ban nhạc lại bắt đầu diễn tấu. Một bản
nhạc cũ đến nỗi chính tôi cũng chẳng nhớ tên.
-"Không đến 5 giây...". Nàng nói. -"để
giết người ấy".
Im lặng một hồi. Có vẻ nàng thong thả
vui hưởng khoảng im lặng ấy.
-"Anh có khi nào nghĩ về tự-do không?".
Nàng hỏi.
-"Thỉnh thoảng". Tôi nói. -"Sao cô hỏi
thế?"
-"Anh vẽ được h́nh hoa cúc dại không?"
-"Có lẽ được... Cứ như là đang kiểm
chỉ số thông minh ấy nhỉ".
-"Cũng gần như thế". Nàng nói, và cười
lớn.
-"Thế, tôi đậu được chứ?"
-"Vâng". Nàng đáp.
-"Cảm ơn". Tôi nói.
Ban nhạc bắt đầu chơi bài "Tạm biệt".
-"11 giờ 55 phút". Nàng liếc nh́n đồng
hồ vàng đính vào đầu sợi dây chuyền và nói. -"Em rất thích bản Tạm
biệt. Anh th́ sao?"
-"Tôi thích bản Nhà ta trên đồng cỏ
hơn. Có sơn dương, có ḅ rừng,..."
Nàng lại cười tươi tắn.
-"Em rất vui thích được nói chuyện với
anh. Tạm biệt anh".
-"Tạm biệt". Tôi nói.
*
Để tiết kiệm không khí, đèn khí khung
kim loại đều đă tắt cả đi, bốn bề phủ một màu đen thẫm. Không ai
hé miệng một lời nào. Chỉ có tiếng giọt nước, cứ khoảng 5 giây,
lại rơi từ trần xuống, vang vọng trong không gian tối mịt ấy.
-"Mọi người, gắng nín thở. Không
khí chẳng c̣n bao nhiêu nữa".
Người phu mỏ lớn tuổi nói như thế.
Giọng th́ thào thật nhỏ, vậy mà phiến đá trên trần cũng cựa lên
một tiếng nứt li-ti. Những người phu mỏ nép vào nhau trong bóng
tối mịt mùng, lắng tai chờ để nghe được một tiếng động duy nhất.
Tiếng cuốc chim cuốc vào đá. Tiếng gọi của sự sống.
Họ đă chờ như thế đă bao nhiêu giờ rồi.
Bóng tối đă từ từ hoà tan từng mảnh hiện thực. Họ cảm thấy tất cả
mọi thứ đều như đă xảy ra từ thời nào xa thật là xa, ở một thế
giới xa xôi nào đấy. Mà cũng cảm thấy như tất cả mọi thứ đều có
thể sẽ xảy ra ở lúc nào đấy xa thật là xa trong tương lai, ở một
nơi nào xa lắc.
-"Mọi người, gắng nín thở. Không
khí chẳng c̣n bao nhiêu nữa".
Bên ngoài kia, tất nhiên người ta vẫn
c̣n tiếp tục đào t́m. Cứ như là một màn diễn trong phim ảnh vậy.
Phạm Vũ Thịnh dịch
Chú thích:
[1] Bee Gees: Ban nhạc của anh em nhà Gibb sinh ở Anh di dân
sang Úc, nổi tiếng khoảng 1965-66 ở Úc rồi trở lại Anh. "New York
Mining Disaster 1941" là tác phẩm tự biên tự diễn đầu tiên tạo tăm
tiếng quốc tế cho ban này năm 1966, có những lời ca sau đây:
I keep straining my ears to hear a sound.
Maybe someone is digging underground,
or have they given up and all gone home to bed,
thinking those who once existed must be dead.
Ghi chú của người dịch:
Truyện ngắn "Nyu-yo-ku Tankô No Higeki - New York Mining
Disaster" đă đăng trên tạp chí Brutus tháng 3 năm 1981, là truyện
thứ 3 trong tuyển tập Thuyền Hàng Đi Trung Quốc - Chugoku-iki No
Suro-bo-to, được dịch từ nguyên tác tiếng Nhật trong bản bỏ túi do
Chuko Bunko tái bản lần thứ 7 tháng 1 năm 2003.
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|