|


Cộng
Hưởng Hibiki
Phạm Vũ
Thịnh
|
Nhà văn Mỹ Thanh Viet
Nguyen (Nguyễn Thanh Việt) là tác giả của nhiều cuốn sách
best-sellers, trong đó có The Sympathizer đoạt giải
Pulitzer năm 2016, và hiện nay là một giám khảo cho giải thường
Pulitzer. Một giáo sư đại học. Và là một nhà hoạt động cho dân
quyền, b́nh đẳng.
Vào trang Facebook của anh th́ thấy trong những ngày theo dơi bầu cử
Tổng thống Mỹ 2020, anh đă trữ sẵn vài chai Hibiki để b́nh tâm và
uống mừng. Tôi th́ tửu lượng rất kém và không biết ǵ bao nhiêu về
rượu, chưa hề thấy loại Hibiki này, chỉ thấy có nhiều Facebooker
khác cũng trữ sẵn hay dùng làm phần thưởng đố cá với nhau, xem có vẻ
quư, hiếm, ngon và đắt tiền! |
|
H́nh chai rượu đẹp, và tên rượu tiếng Nhật là Hibiki
viết thật đẹp, những nét chữ trông như những lá trúc “che ngang
mặt chữ điền” trong bài thơ Ở đây thôn Vĩ Giạ của Hàn
Mặc Tử: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, ai biết t́nh ai có đậm
đà”. Hibiki viết chữ Hán
響
âm Hán Việt là “Hưởng”, như trong các từ âm
hưởng, giao hưởng, cộng hưởng, ảnh hưởng, phản hưởng, tàn hưởng,
dư hưởng, hưởng ứng, ... Hưởng nghĩa là “tiếng vang vọng”,
gồm cả tiếng “vọng - echo” và tiếng “ngân vang -
reverberation”; điều lư thú là tiếng vọng và tiếng vang truyền
đi hai hướng ngược nhau, tiếng vang truyền ra xa, tiếng vọng
truyền trở lại! Có lẽ lên núi cao mà kêu lớn tiếng th́ nghe tiếng
vang vọng ngân nga lúc gần lúc xa, như những đợt sóng đánh vào bờ
rồi lại cuốn ra xa, nối tiếp nhau tuy giảm dần biên độ cho đến lúc
không c̣n ǵ nữa.
Hưởng
lại có nghĩa là âm vang c̣n sót lại trong trí sau khi tiếng ấy đă
tiêu tan đi rồi; từ ngữ “dư hưởng” cũng diễn ư này, như “dư
âm”: “Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn d́u muôn tiếng tơ,
không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ...” Nhạc
sĩ Nguyễn văn Tư trong giấc mơ đêm nay chừng như đă nghe được
dư hưởng tiếng đàn của em “d́u muôn tiếng tơ” đâu từ
ngày nào xa lắc.
Theo một nguyên tắc thông dụng trong cách cấu tạo Hán tự, “Hưởng”
gồm hai chữ ghép lại, phần trên là chữ
鄉
âm Hán Việt là “hương”
nghĩa là làng, quê nhà; biểu âm, chỉ cách đọc na ná tiếng “hương”,
và phần dưới là chữ
音âm Hán Việt là “âm”
nghĩa là tiếng nói hay tiếng động, biểu ư, cho biết chữ “hưởng”
liên quan về ư nghĩa với chữ “âm”.
Viết hai phần này riêng ra liên tiếp th́ có được từ ngữ
鄉音 đọc theo âm Hán
Việt là
“hương âm” có nghĩa là “giọng quê, giọng địa
phương, phương âm, thổ âm”. Như giọng Quảng Nam, giọng Huế,
giọng Thái B́nh, ... là những giọng quê. Tất nhiên, không chỉ
giọng, mà có cả “tiếng quê” nữa, không chỉ có “phương âm”
hay “hương âm”, mà c̣n có “phương ngữ” nữa. Như
Quảng Nam có những “phương ngữ - tiếng quê” như “cái
thọa, cái bùng binh”,... mà nếu không là người Quảng Nam th́
không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa. Cái thọa là cái ngăn kéo,
cái bùng binh là con heo đất.
*
Từ ngữ “hương âm” đă được dùng trong bài thơ nổi
tiếng của Hạ Tri Chương đời Thịnh Đường, được nhiều người Việt Nam
yêu thích, mà những người sống ở nước ngoài lại càng thấm thía.
Về nhà thơ này th́ trang mạng Thi Viện thivien.net cho biết:
“Hạ Tri Chương
賀知章
(659-744), người Quảng Đông, tự Quư Chân. Ngoài tài thơ văn, tiểu
thuyết, c̣n có tài viết chữ thảo, chữ lệ rất đẹp. Tính phóng
khoáng, thích uống rượu. Bạn thân của Lư Bạch. Đỗ tiến sĩ, làm
Thái tử tân khách, Bí thư giám, rồi từ quan về làng làm đạo sĩ.
Lúc ra về vua có tặng thơ, thái tử và bá quan đều đưa tiễn.”
Đó là bài thơ Hồi hương Ngẫu thư – Thơ ngẫu hứng khi trở về
quê nhà, sau đây:
少小離家老大迴,
鄉音無改鬢毛衰
。
兒童相見不相識,
笑問客從何處來。
Hồi
hương ngẫu thư - kỳ 1
Thiếu
tiểu ly gia, lăo đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao .
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách ṭng hà xứ lai?
Dịch nghĩa
Lúc trẻ
nhỏ rời nhà ra đi, đến già mới trở về,
Giọng nhà quê vẫn không đổi, mà tóc mai đă bạc màu.
Trẻ con trông thấy, không nhận ra là ai,
Cười hỏi: ông khách từ xứ nào đến đây?
Dịch thơ
Về quê
xưa (1)
Ra
đi lúc nhỏ, trở về già,
Giọng quê không đổi, tóc sương pha.
Trẻ con nh́n mặt không quen biết,
Cười hỏi quê ông chắc ở xa?
*
Nhỏ
đi, già về lại chốn nầy,
Giọng quê chưa đổi, tóc màu mây,
Trẻ con nh́n mặt không quen, hỏi:
Ông ở đâu mà ông tới đây?
*
Nhỏ
đi, già lại về đây,
Giọng quê không đổi, tóc mây bạc màu,
Trẻ con nào biết ai đâu,
Hỏi thăm ông ở chốn nào lại chơi?
*
Và Hạ Tri Chương c̣n có
bài Hồi hương Ngẫu thư thứ hai, tuy không được biết
đến nhắc đến nhiều như bài trên:
離別家鄉歲月多,
近來人事半消磨。
惟有門前鏡湖水,
春風不改舊時波。
Hồi hương ngẫu thư - kỳ 2
Ly biệt
gia hương tuế nguyệt đa,
Cận lai nhân sự bán tiêu ma.
Duy hữu môn tiền thuỷ,
Xuân phong bất cải cựu thời ba.
Dịch nghĩa
Xa cách
quê nhà đă nhiều năm tháng,
Gần đây người quen biết gần gũi th́ nửa đă mất đi rồi.
Duy chỉ có hồ nước như mặt gương trước cửa,
Gió xuân về vẫn c̣n gợn những làn sóng ngày xưa.
Dịch thơ
Về quê
xưa (2)
Bao
năm xa cách quê nhà
Cảnh xưa người cũ chỉ là dư hương
Trước nhà mặt nước hồ Gương
Sóng ngày xưa vẫn c̣n vờn gió xuân
*
Vâng,
chỉ c̣n là dư hương. Như chút hương c̣n vương lại của người con
gái đă đi ngang qua. Như màu hoa đào trước nhà tưởng như vẫn là
màu hoa đào cùng hồng lên với màu má ai năm nào trong thơ Thôi Hộ.
Như những làn sóng trên mặt hồ trước nhà tưởng như vẫn chỉ là
những làn sóng ngày xưa.
Nhưng
thực tế th́ không ai có thể tắm hai lần trong cùng làn sóng ấy cả.
Quê hương thật ra chỉ là h́nh bóng của những ngày
thơ mộng cũ c̣n đọng lại trong tâm tưởng mà thôi.
Người
Nhật có câu thơ:
ふるさとは遠きにありて思ふもの
そして悲しくうたふもの
“Furusato
wa tooki ni arite omou mono,
soshite sabishiku utau mono”
Quê hương là thứ chỉ để ở xa mà nhớ,
mà ca lên buồn thương.
Chứ
không phải để trở về.
“Trở
Về” như nhạc sĩ Châu Kỳ th́ chỉ có buồn mà thôi:
“về
đây buồn trông cánh chim bay,
về đây buồn nghe gió heo may,
về đây đâu c̣n phút sum vầy,
đâu c̣n thắm niềm say,
lạnh lùng ngắm trời mây”.
https://www.youtube.com/watch?v=61JtFVgfPiE
(Trở Về
- nhạc và lời: Châu Kỳ - ca sĩ Hồng Nhung)
*
Phạm Vũ Thịnh
12 Jan 2021
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|
|