|
Banh tṛn, banh nhựa, banh lỗ,
banh lông
Phạm Vũ Thịnh
-
Exryu 66 Chiba
Thể thao là "ngôn ngữ" quốc tế, là
phương tiện tuyệt hảo để giao lưu kết bạn, cả với người ngoại quốc
nữa. Thể thao xây dựng được những t́nh bạn bền bĩ tốt đẹp từ thời
thanh xuân trong cộng đồng sinh viên Việt Nam du học tại Nhật Bản.
Đặc biệt, môn đá banh (hay bóng tṛn) được sinh viên Việt
Nam ham thích nhất, đă lưu lại nhiều kỷ niệm đẹp về t́nh đồng đội
thời trai trẻ.
Trong bài
Kỷ niệm một thời, Lê Văn Phụng nhắc đến <Đội
banh lúc trước trở thành "đội già">. Xin góp thêm vài chi tiết
tôi c̣n nhớ được về "đội già" đó, những người bạn vang
bóng một thời.
Tôi cũng nhớ như Lê Văn Phụng:
Huỳnh Trí Chánh là người nhiệt tâm nhất trong việc phát khởi, xây
dựng và phát triển nền bóng tṛn sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản.
Vào những năm đầu của nền bóng tṛn sinh viên, anh đă là ông bầu
kiệt xuất, nhiệt thành lo liệu chu đáo cho anh em cầu thủ, và đă
nhiều năm là trọng tài xuất sắc, có thể nói là "chuyên nghiệp" (hầu
như trận cầu nào cũng thấy anh làm trọng tài!). Thường th́ anh
thổi c̣i rất sắc sảo, đúng luật, công chính; chỉ khi nào đội sinh
viên Việt Nam
đấu với các đội nước khác th́ lắm khi thiên vị đội Việt
Nam... đến mức lộ liễu! Tôi nhớ có
một lần đội sinh viên Việt Nam đấu với đội Thái Lan, đội nhà bị
dẫn 1-0, trận đấu kịch liệt giữa hai đội cân sức kéo dài đă quá
phút thứ 90 khá lâu, các cầu thủ Thái Lan vừa gắng theo dơi đường
banh, bảo vệ khung thành trước các đợt tấn công mănh liệt của đội
Việt Nam đang liều ḿnh cố gỡ lại, vừa đưa mắt nh́n trọng tài như
hối thúc thổi c̣i dứt trận, dần dần họ không nhịn được nữa, bắt
đầu nhăn mặt lầm bầm như nguyền rủa trọng tài không chịu để ư đến
giờ giấc!. Trọng tài Huỳnh Trí Chánh lúc đó giữ mặt mày nghiêm
trang, cắm cúi chạy như đang cần mẫn làm việc, chẳng thèm nh́n cầu
thủ Thái Lan (!) nên tuồng như chẳng thấy thái độ nôn nóng trong
hoài nghi của họ. Nhiều khán giả Việt Nam cũng đâm ra sốt ruột v́
thật sự trận đấu đă kéo quá giờ quy định... khá lâu rồi, mà phe
ḿnh vẫn chưa "vô" được trái nào! Cuối cùng, trung phong Việt Nam
(Vơ Văn Chung?) xuống banh khá mạo hiểm đă đá thủng lưới địch gỡ
hoà 1-1! Đâu hai phút sau, trọng tài thổi c̣i dứt trận. Coi lại
đồng hồ th́ đă quá giờ quy định gần
15 phút! Đội Thái Lan xúm lại
vây trọng tài vào giữa, hùng hỗ phản đối bằng đủ thứ tiếng: tiếng
Nhật, tiếng Anh, tiếng Thái,... và chắc chắn là có... xổ Nho nữa.
Toàn đội Việt Nam chen vào che chở đỡ đ̣n cho trọng tài, và cố
gắng xoa dịu đối thủ. Rất may là lần đó chẳng có chuyện ǵ đáng
tiếc xảy ra (ngoài chuyện đội Thái Lan phải chịu ḥa một trận mà
họ đă thắng rơ ràng!), v́ (1) theo "luật" th́ "trọng tài là cha mẹ!",
(2) trọng tài có quyền cho đá thêm giờ bù trừ các khoản ngưng đấu,
kể cả v́ cầu thủ căi nhau, (3) chuyện đă rồi!, (4) cầu thủ hai bên
có nhiều người là bạn thân, nói chung sinh viên Việt Nam và Thái
Lan thời đó thân và quư nhau, (5) nhất là Huỳnh Trí Chánh chơi
thân và được ḷng nhiều cầu thủ trong cả hai đội, bằng chứng là
anh được nhận làm trọng tài cho trận này dù là người của phe Việt
Nam! Khỏi nói là sau đó, cầu thủ và khán giả ủng hộ đội Việt Nam
ra về thoả măn, khoái chí v́ trọng tài... tuyệt vời!
Nhưng ngay năm sau đó, hai đội
Việt Nam và Thái Lan lại gặp nhau, cũng với trọng tài Huỳnh Trí
Chánh, đội Thái Lan đá trên chân rơ ràng, thắng đậm 3-0. Cổ động
viên Việt Nam nín thở mỗi lần cầu thủ Thái Lan dẫn banh áp khung
thành Việt Nam. Các cầu thủ Thái Lan vừa dẫn banh bạo liệt vừa kêu
gọi nhau ǵ đó, nghe cứ như là "lẵng lặng lọt luôn, lẵng lặng
lọt luôn". Khán giả Việt Nam nghe riết rồi cũng đành ngậm ngùi
gật gù: đúng là lẵng lặng lọt luôn thiệt!
Đá banh (thời đó c̣n gọi là
bóng tṛn hay túc cầu) là môn thể thao đồng đội được nhiều
sinh viên Việt Nam ham thích và ủng hộ nhất. Thời 60, đội banh
sinh viên Việt Nam ở Nhật đă có nhiều cầu thủ xuất sắc được tán
thưởng nồng nhiệt. Là một khán giả thừa nhiệt t́nh tuy thiếu kiến
thức về môn thể thao này, tôi c̣n nhớ được ấn tượng (có thể sai
lầm v́ hoàn toàn chủ quan!) về những danh thủ sau đây, nói theo
kiểu đội h́nh WM hay 1-2-3-5 ngày xưa:
Trần Việt Hùng là thủ môn hạng
nhất của sinh viên Việt Nam tại Nhật trong những năm cuối thập
niên 60, trước kia đă là thủ môn đội banh của trường trung học, và
c̣n là tuyển thủ vũ cầu (badminton) đại diện trường thi đấu
toàn quốc. Anh bắt banh rất dính, khôn ngoan, cố gắng tránh đụng
chạm; và kinh nghiệm lâu năm trong "nghề" giúp anh tiến thủ đúng
lúc.
Vơ Văn Chung thường giữ chân trung
phong, anh đậm người, có lối dẫn banh, lừa banh hoa mỹ, xảo diệu,
đẹp mắt, cứ như là Maradona!, thường dẫn banh nhanh và khéo, len
lỏi qua nhiều hậu vệ địch và sút banh độc phá lưới địch.
Nguyễn Phước Luận thường chạy chân
hữu dực, là cặp bài trùng với Vơ Văn Chung trên hàng công, chia
nhau làm bàn. Anh có cú sút thẳng mạnh hơn Vơ Văn Chung, và chạy
nhanh hơn.
Sau này, Vơ Văn Thành chạy nhanh
sút mạnh hơn nữa, thường thay đổi giữ chân trung phong và hữu dực
với hai anh kể trên.
Phạm Văn Sang thường chạy chân tả
dực, có thân h́nh lư tưởng của một thể tháo gia (và khuôn mặt lư
tưởng của con trai Việt Nam
thời bấy giờ!).
Nguyễn Thành Châu thường giữ chân
trung ứng, là cột xương sống vững vàng, phán đoán nhanh và đúng,
tiếp banh cho hàng công rất hiệu quả.
Huỳnh Văn Nhàn thường giữ chân hậu
vệ bên phải, có khi lên hàng tiếp ứng, có cú sút mạnh, quả cảm,
không khoan nhượng.
Sempai Lại Văn Khiết là hậu vệ bên
trái, mặt lạnh lùng, thân người cao to, lừng lững như ông Hộ pháp,
làm đối thủ ngán sợ, khó dẫn banh qua khỏi anh. Thật ra, trái với
h́nh dáng bên ngoài ấy, tính anh mềm mỏng, hiền hoà, ưa thích nhạc
giao hưởng cổ điển êm dịu uyển chuyển.
Các trận banh giao hữu thời đó
thường có các hảo thủ Quách Đ́nh Huân, Vơ Thành Long, Lê Văn Phụng,
Đào Trung Giang, Nguyễn Quư Tề, Nguyễn Anh Đào, Nguyễn Địch Hoàn,
Nguyễn Chánh Lư, Lâm Chí Vân, Lê Tiến Cường, Huỳnh Chánh, Lê Mộng
Cường,...
Sempai Vơ Văn Nhuận là đàn anh mê
thích đá banh nhưng do tuổi lớn hơn nhiều so với các cầu thủ đương
nhiệm nên hay giúp làm trọng tài, anh thổi c̣i triệt để theo luật,
đă có nhiều cầu thủ bị anh bắt phải ném banh lại từ đường biên v́
ném không đúng luật, vừa ném vừa dời chân chẳng hạn.
Lại có sempai Lê Văn Phong vốn là
nhà thơ t́nh lăng mạn của tập san Quê Hương của Hội Sinh viên Việt
Nam tại Nhật Bản, thư sinh mặt trắng da ít ăn nắng, v́ nể bạn nên
đôi khi ra sân chỉ để ủng hộ tuyển thủ nhà.
Sempai Nguyễn Hồng Quân có dáng vẻ
sportif, chân cẳng coi ngon lành nhưng thực tế không nổi
danh mấy về chuyện đá banh, được anh em "thương" có lẽ nhờ lúc đó
mới mua xe hơi Mỹ h́nh như là một chiếc Plymouth cũ, to đùng và
máy chạy ồn hơn c̣i xe. Anh tự nhận là một Đông Quách tân
thời trong các mục hát ḥ văn nghệ, chỉ chuyên ca chung bài "cái
nhà là nhà của ta, ông cố ông cha làm ra,...", "không có ai
can là tui hát nữa à nghen!". Thật ra, anh bơi lội rất giỏi,
và ưa xuống biển. Có thể anh là exryu (cựu du học sinh ở Nhật
Bản) đầu tiên hay duy nhất ở Úc (hay cả thế giới nữa ?)
dám chơi windsurfing trên sóng biển.
Thời đó, từ Đông Quách
thịnh hành, nguyên là từ chuyện xưa Tề Tuyên Vương thích nghe 300
người thổi sáo cùng lúc, có Đông Quách tiên sinh không biết thổi
sáo nhưng cũng trà trộn vào kiếm ăn được một thời gian, đến lúc
vua muốn nghe từng người thổi, anh ta mới bại lộ chân tướng; anh
em ưa dùng từ này để chỉ những bạn "thợ vịn" dựa hơi đám đông
trong các sinh hoạt hát ḥ đàn địch. Về sau này, sinh viên Việt
Nam ưa đọc truyện chưởng Kim Dung chứ không c̣n mê truyện Tàu Tín
Đức Thư Xă, Yiễm Yiễm Thư Trang nữa, nên từ Đông Quách này
mai một đi mất.
H́nh chụp chung trước một trận
giao hữu sinh viên Việt Nam, ở sân đại học Chiba khoảng
hè 1968:

H́nh chụp chung trước một trận giao hữu sinh
viên Việt Nam, ở sân đại học Chiba khoảng hè 1968 (*):
Hàng đứng: Vơ Văn Nhuận (trọng tài), Quách
Đ́nh Huân, Vơ Văn Luông, Châu Ngọc Bính, Phạm Văn Sang, Vơ Thành
Long, Trần Việt Hùng, Phạm Vũ Thịnh, Vơ Văn Chung, Lê Văn Phụng,
Nguyễn Tiến Trường (*), Ngô Văn Mai (*), Đào Trung Giang.
Hàng ngồi: Nguyễn Thành Châu, Nguyễn Quư Tề, Huỳnh Trí Chánh,
Huỳnh Văn Nhàn, Nguyễn Anh Đào, Nguyễn Phước Luận, Nguyễn Địch
Hoàn.
Người hai tay che mặt đứng trước Vơ Thành Long có lẽ là Vơ Văn
Thành (* Lê Văn Phụng bổ túc).
Thời 60, cũng giống như ở các cư
xá Kokusai, Komaba, nơi tôi ở là cư xá lưu học sinh ngoại quốc ở
Chiba cũng thịnh hành môn đá banh, phần lớn cũng do sự hào hứng
tham gia của sinh viên Việt Nam và Thái Lan. Thật ra, nhiều tuyển
thủ của đội banh sinh viên Việt Nam, như Nguyễn Phước Luận, Nguyễn
Thành Châu, Huỳnh Văn Nhàn, Vơ Văn Chung xuất thân từ cư xá Chiba.
(Dân Chiba lên đô-thành Tokyo đá banh thường tá túc ở pḥng bạn bè
trong cư xá Komaba, thường bị chế nhạo là "nhà quê lên tỉnh".
Sempai Nguyễn Hồng Quân c̣n nhớ Nguyễn Thành Châu đêm nào trước
ngày ra sân đá banh, cũng thức khuya đến 3, 4 giờ sáng đọc truyện
chưởng! có lẽ v́ "lạ nhà" ngủ không được? vậy mà sáng hôm sau vẫn
đá ngon lành!). Ngoài các "ngôi sao túc cầu" kể trên ra, phần đông
sinh viên Việt Nam ở cư xá Inage th́ ra sân đá banh không phải v́
tài năng! mà chỉ v́... tinh thần thượng vơ! triệt để ứng dụng tư
tưởng "kết quả không quan trọng, chịu tham gia mới là quan
trọng". Chỉ có trong các trận banh ở chốn quê mùa hẻo lánh này,
các lứa sinh viên trước sau, sempai (đàn anh), kohai (đàn
em) mới thoải mái va chạm đụng độ nhau mà vẫn... vui vẻ. Kohai
cỡ "mầm non" như Lê Quư Thế, Lê
Phục Hưng, Lê Ngọc Thảo, Nguyễn Ngọc
Duyên,... tha hồ đá có khi nhằm cẳng sempai "lăo làng" như Hồ Văn
Chương, Nguyễn Châu,... mà cũng chẳng sao cả! Thể thao đúng là
phương tiện tốt để giao hữu và nuôi dưỡng tinh thần đồng đội...
cùng ḷng bao dung nữa!
Thời đó, vùng Inage c̣n toàn là
đất ruộng, gần cư xá có nhiều đồng cỏ trống, tụ tập được mươi
người là kéo nhau ra những chỗ đó đá banh... cho ra mồ hôi, rồi về
cư xá nấu ramen (ḿ gói) ăn tập thể. Trên đường về, tiện
tay hái mớ rau, cho vào ramen, c̣n thường th́ chỉ là ramen trơn,
đời nay gọi là "không người lái", vậy mà ăn chung với nhau
lại thấy ngon đáo để! Vơ Văn Luông nổi tiếng với cặp kính cận "23
độ, dày nhất thế giới", lại là người hăng hái nhất trong
chuyện hái rau này, nên nghiễm nhiên là "trưởng ban hậu cần"
sau các trận banh. Mà hầu như lần nào đá banh xong cũng là lúc
trời chiều bắt đầu nhá nhem tối. Anh em thường nửa đùa nửa thật
bảo nhau là không biết Vơ Văn Luông có hái đúng rau không trong
lúc trời chạng vạng ấy, hay lại hái nhằm cỏ hoặc lá ǵ khác, chắc
chỉ có trời biết!
Có lần Vơ Văn Luông "chơi"
contact-lense đi trượt tuyết ở Zao, vùng này nổi tiếng là một chỗ
trượt tuyết đẹp bậc nhất trên đảo Honshu, lại tương đối gần Tokyo,
tuyết rơi nhiều phủ đầy trên đám cây cao, trông cứ như là dăy các
cḥm cây điêu khắc công phu từ băng tuyết, gọi là juhyo (thụ
băng) toàn trắng rất đẹp. Lúc anh em tập trượt tuyết xong quay
lại lữ quán, đang tháo găng tay, kính che mắt,... đột nhiên Vơ Văn
Luông la hoảng là làm rớt mất một bên contact-lense! Mọi người bảo
nhau ngừng buớc, đứng ngay tại chỗ, chăm chú nh́n xuống đất quanh
chỗ ḿnh đứng xem sao. Một contact-lense trong suốt, trên nền
tuyết xốp toàn một màu trắng toát! hẳn c̣n khó t́m hơn một cây kim
may trong đụn rơm nữa! Một hai người bắt đầu di động thận trọng để
tích cực t́m kiếm. Có người đề nghị: Hốt tuyết trong ṿng bán kính
1 mét hay 1 mét rưỡi từ chân Vơ Văn Luông, cho vào nồi nước ấm
nóng rồi lọc ra th́ hoạ may t́m được... Tuy thực tế th́ ngay lúc
bấy giờ cũng khó mà có nồi và nuớc nóng sẵn. Chần chờ một hồi, mọi
người mất kiên nhẫn, có người lên tiếng bảo thôi, chịu thua đi,
trở vào lữ quán kẻo sinh viên các nước khác đang đợi. Đúng lúc mọi
người sắp bỏ cuộc như thế th́ có tiếng nói giọng Huế ẻo lả vang
lên: "Đây ń! Rứa mà cũng không thấy!". Nguyễn Văn Sắt, từ
năy đến giờ vẫn đứng tại chỗ ung dung đưa mắt nh́n với nụ cười bí
hiểm cố hữu, bước tới một bước, nhẹ nhàng cúi người xuống nhặt lên
miếng ǵ đấy chẳng rơ. Vơ Văn Luông nửa tin nửa ngờ bước lại đưa
tay ra nhận, th́ quả là miếng contact-lense nhỏ xíu trong suốt đó
thật! Bao nhiêu người cắm cúi sốt sắng t́m măi không ra, thánh
nhân lại đăi ngay một anh chàng năy giờ "lửng lơ con cá vàng" theo
kiểu "người quân tử không màng đến chuyện thiên hạ", cho nhặt lên
được như chẳng cần mất chút công sức nào! Bạn bè vỗ vai Nguyễn Văn
Sắt, khen cho đôi mắt tinh tường có một không hai!
Lê Mộng Cường, người sempai có cú
đá Tŕnh Giảo Kim, nghĩa là chỉ đá mạnh ba "búa" rồi... nghỉ, th́
thường ra sân đá banh chỉ v́ ch́u bạn bè mà thôi. Anh lúc đó ở
Nagoya, thỉnh thoảng về Chiba chơi. Lần nào anh về chơi, ngày đầu
thế nào cũng thấy diện complet láng, thắt cà-vạt lụa to bản thật
đẹp, tay ôm bó hoa tươi lớn bằng nửa người, đi qua cư xá nữ sinh!
Anh qua thăm người bạn gái Vikanda, mà các bạn của cô vẫn gọi thân
mật là Viki, một giai nhân Thái Lan đồng năm học của anh. Nghe đâu
sinh viên Thái Lan du học phần lớn là "con ông cháu cha" thuộc gia
đ́nh quư tộc hay doanh gia giàu có ở Thái, người đẹp Vikanda cũng
có vẻ là một công nương lá ngọc cành vàng. Chàng trai Việt Nam tuy
không thuộc gia đ́nh quan quyền, nhưng cũng là nhân vật "vào
trong phong nhă, ra ngoài hào hoa", "dọc ngang nào biết
trên đầu có ai" nên coi cũng "xứng đôi vừa lứa"! Thật ra, có
lẽ chuyện giao hảo này nằm trong ṿng "platonic", lăng mạn mà
trong trắng, nên được cả hai cộng đồng sinh viên Việt Nam lẫn Thái
Lan vui vẻ dung nhận và trêu chọc nhờ tính cách "văn nghệ" đó. Sau
này, Lê Mộng Cường c̣n là sinh viên Việt Nam duy nhất (?) có kinh
nghiệm bị giam ở Sở Quản lư Nhập quốc Shinagawa. Nguyên do là anh
trễ năi việc gia hạn chiếu khán và sổ Ngoại kiều, lại c̣n cự nự
nhân viên công lực nữa, nên bị giam giữ đâu hai tuần, Sứ quán Việt
Nam phải can thiệp mới được thả ra.
Đá banh th́ cần số người đông, hôm
nào không đủ người th́ quay sang chơi bóng chuyền. Môn này th́
trong cư xá Chiba, sinh viên Việt Nam bày ra đầu tiên. Sinh viên
các nước khác lẻ tẻ đi ngang qua cũng xin vào chơi ké, như các bạn
Bambang, Abdul, Irfan (Indonesia); Tammasat, Suthee, Suchai (Thái
Lan); Tang Yan Lick, Leong Ta Yan (Malaysia); Lim Swan Swee, Wong
Leng Po (Singapore); Ranjit, Shanta Kumar (Ấn Độ); Jam (Iran);
Tamin (Afghanistan), Eddie Paino (Philippines),...... Dần dần số
người chơi đông hơn mới bày ra thi đấu, và thế là có "đội tuyển
sinh viên Việt Nam" trong cư xá, thường đấu với đội hỗn hợp
sinh viên các nước khác. Đội tuyển bèn đi kiếm áo thể thao bán
đại-hạ-giá được 7, 8 cái, màu cam đỏ, làm đồng phục, coi chẳng
giống ai! Vậy mà anh em tập dượt cũng rất hăng, chiều chiều đi học
về lại kéo nhau ra khoảng trống giữa các toà nhà cư xá nam, giăng
lưới tập. Nhóm bốn người cùng năm
Nguyễn Ngọc Duyên, Lê Quư Thế, Lê Ngọc Thảo, Lê Phục Hưng và lứa
đàn em tiếp theo ở cư xá Chiba là Từ Quế Minh, Nguyễn Ngọc Ẩn E,
Chu Văn Lộc,... tham gia rất nhiệt t́nh. Lê Quư Thế có cú đánh một tay có
kết quả "que sera sera" "tới đâu th́ tới" cả địch
lẫn bạn không ai dự đoán được banh sẽ rơi vào đâu. Lê Văn Hảo lúc
đó ở gần cư xá, cũng hăng hái tham gia, hăng hái đến nỗi có lần cố
vớt banh ngoài xa, đă ngă nhằm mẻ chai cắt đứt một mảng thịt cẳng
lớn, máu me đầm đ́a, phải đưa vào nhà thương băng bó.
H́nh chụp chung ở sân cư xá
nam sinh Chiba khoảng xuân 1968:
Từ trái qua: Phan Văn Hiền, Lê Ngọc Thảo, Từ Quế Minh, Chu Văn Lộc,
Vơ Văn Luông,
Nguyễn Ngọc Ẩn E, Lê Văn Hảo, Lê Quư Thế, Nguyễn Ngọc Duyên, Lê
Phục Hưng.
(H́nh của Lê Ngọc Thảo).

"Đội tuyển" này không lập
được thành tích ǵ vang dội ở Chiba, nhưng sau này đóng góp được
lượng nhân lực đáng kể vào các hoạt động thể thao, nhất là bóng
chuyền, ở cư xá Komaba. Komaba có sân bóng chuyền trong nhà, có
mái che nên không bị thời tiết cản trở. Người chơi cũng nhiều hơn,
và tŕnh độ cao hơn cư xá Chiba. Nguyễn Phước Luận, Nguyễn Văn
Thanh, Lê Bá Vĩnh là những tay đập vũ băo; Phạm Văn Sang, Vơ Văn
Nhuận, Tôn Thất Phương, Cao Văn Phúc là những tay chuyền banh điệu
nghệ. Nguyễn Xuân Thiện (giọng đọc văn nồng ấm truyền cảm),
Trần Văn Thọ (nay là Giáo sư Đại học Waseda) là những văn
nhân tài tử tham gia trong tinh thần văn nghệ thân hữu,...
Các trận đấu bóng chuyền thường
rất sôi nổi hào hứng, v́ nói chung các "cầu thủ" đánh đỡ, búng
chuyền khá bài bản. Tuy cũng có khá nhiều "hũ gạo" là những tay
chơi lạng quạng, tiến thoái như chiêm bao, đứng bên này nhưng hầu
như đánh giúp bên kia, là mục tiêu để bên kia nhắm rót banh vào.
Thường th́ chơi mỗi bên sáu người, đổi phiên phát banh tuần tự
đúng luật "quốc tế", có điều kỹ thuật nói chung c̣n cần nhiều cố
gắng, nên đă không thiếu những ngón đỡ banh, búng banh, chuyền
banh rất là bá đạo, nhiều lúc... tinh hoa phát tiết ra ngoài!
mang đến kết quả bất ngờ, nhưng nói chung là tạo được những tràng
cười vui thú. Trận đấu nào cũng có trọng tài "đàng hoàng", tuy dần
dần trọng tài cũng hiểu mà châm chước cho những cú đánh... tài hoa
không đúng luật. Có hôm nhiều người chơi quá phải chia làm 3, 4
đội, cũng có khi chơi 9 người một bên. Những lần cư xá Komaba có
họp Hội Sinh viên Việt Nam th́ sau buổi họp, rất đông người ở lại
chơi bóng chuyền đến khuya. Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Hồi Thủ có
thời cũng tham gia bóng chuyền khá nhiệt t́nh. Trong khi bạn anh,
nhà thơ, nhà biên khảo Nguyễn Nam Trân th́ hiếm khi thấy trong các
trận bóng chuyền ở cư xá Komaba.
Mới đây, Nguyễn Văn Minh Châu cho
biết bóng chuyền cũng được sinh viên Việt Nam ở Kyushu ưa thích: "Rất
nhớ những ngày Tết ở Nhật... Ở Tokyo c̣n vui, chứ ở Kyushu th́
sinh viên Việt Nam ḿnh chỉ biết chơi bóng chuyền ngay ngày mồng
một Tết, mưa tuyết ǵ cũng chơi luôn! Rồi c̣n đi hái trộm lá kiểng
của người ta để về gói bánh chưng nữa chứ !!! nhớ không (Nguyễn
Châu) Nam?".
Nguyễn Văn Minh Châu là một kiện tướng xông xáo trong các trận đá
banh; Nguyễn Châu Nam là một hảo thủ bóng bàn và quần vợt, có động
tác phản xạ nhanh như sóc.
Thời đó, tụ tập được mươi người
th́ đá banh, đánh bóng chuyền, c̣n ít hơn th́ đánh bóng bàn. Có vẻ
sinh viên Việt Nam tham gia bóng bàn nhiều hơn các môn thể thao
khác trong tất cả các cư xá, có lẽ v́ dễ tập, dễ chơi, có sẵn bàn,
sẵn vợt, sẵn banh, mà chơi cá nhân cũng được, chơi đôi, hay đấu
toàn đội cũng được nữa. Có nhiều giải thi đấu trong từng cư xá,
từng trường học; giữa các cư xá, các trường với nhau, và cả những
giải chung với sinh viên Nhật nữa.
Về bóng bàn th́ các sempai Đinh
Văn Phước, Lương Tấn Tước nhiều năm vô địch sinh viên Việt Nam,
sau đó, Phan văn Hiền rồi Lê Bá Vĩnh tranh nhau vô địch cư xá
Komaba, tranh nhất nh́ Hội Sinh Viên Việt Nam (toàn Nhật Bản) với
Đoàn Vĩnh Khương, Nguyễn Văn Ḥa, hay hai anh em Vơ Thành Long, Vơ
Văn Ẩn,... Tô Bửu Lưỡng có độc chiêu đánh banh xoáy và cú tiêu
mạnh vũ băo. Vào thời sung sức nhất của ḿnh, Phan Văn Hiền có cây
vợt đặc biệt tự tay bào giũa chế biến, chỗ tay cầm có ṿng gỗ bao
quanh các ngón tay, trông giống như cán cưa. Có lẽ cổ kim đông tây,
chưa bao giờ và ở đâu có được cây vợt bóng bàn lạ lùng đến vậy!
Càng về sau này, càng có thêm
nhiều hảo thủ bóng bàn, không sao kể tên cho xuể được.
Ở cư xá Komaba c̣n có môn vũ cầu
badminton, c̣n gọi là cầu lông (gà). Trần Thiên Dũng xuất
sắc nhất môn này, Vơ Văn Nhuận, Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Cao Văn
Phúc,... thường có mặt ở sân vũ cầu kiêm sân bóng chuyền. Môn này
khá tốn kém về vợt và nhất là cầu lông gà rất dễ bị đánh hư v́
những cú đập mạnh, hay những cú cắt ngang.
Những năm đầu 70, có phong trào
chơi "banh lớn có lỗ, banh nhỏ có lông". Banh nhỏ có lông
chơi ban ngày, banh lớn có lỗ chơi ban đêm.
Banh nhỏ có lông là tennis. Sân
quần vợt cư xá Komaba thường có Vơ Văn Nhuận, Trần Thiên Dũng, Vơ
Văn Thành, Vũ Ngọc Thinh, Cao Văn Phúc, Nguyễn Phước Luận,... Các
hảo thủ này sắm vợt, banh và trang phục tennis đúng lề lối và thời
trang.
Banh lớn có lỗ là ten-pin
bowling, sở trường của Huỳnh Văn Nhàn, Vũ Ngọc Thinh, và một
số không nhiều các bạn khác. Chơi banh này có lẽ tốn kém nhất, v́
phải thuê chỗ, thuê giày hay sắm giày riêng. Và banh bowling th́
các tay chơi thường xuyên đều có banh riêng "chuyên nghiệp" với
kích thước, vị trí lỗ, trọng lượng và màu sắc thích hợp với từng
cá nhân.
Điều lạ là Nhật Bản có môn bóng
chày (yakyu, baseball, dă cầu) phổ thông nhất, người Nhật
từ học tṛ tiểu học đến đại học, công tư chức, cầu thủ chuyên
nghiệp và không chuyên, phái nam lẫn phái nữ, già trẻ lớn bé đều
chơi và mê say, th́ sinh viên Việt Nam tuy cũng có chơi, phần lớn
là v́ bắt buộc trong các giờ thể dục, hay giao tế với bạn Nhật,
nhưng không tha thiết ǵ mấy, không thể nào so được với nhiệt t́nh
và quan tâm về môn đá banh "truyền thống" của Việt Nam.
Thời 60, môn đá banh rất ít người
Nhật chơi, TV chiếu các trận đấu bóng chày hầu như mỗi ngày, chứ
đá banh th́ chẳng thấy đâu. Vậy mà ngày nay, môn đá banh ở Nhật đă
phát triển nhảy vọt, J-League lớn mạnh, đội banh quốc gia Nhật Bản
được biết tiếng trên thế giới, và đă có nhiều cầu thủ Nhật Bản
tham gia các đội nhà nghề ở Âu Châu. Nhất là từ World Cup 2002 tổ
chức chung với Hàn quốc, Nhật Bản đă trở thành một cường quốc đá
banh.
Thời đó là những năm hoàng kim của
triều đại Showa (Chiêu Hoà) thái b́nh thịnh trị, kinh tế
phát triển mạnh, hàng hoá Nhật Bản tạo được uy tín "phẩm chất bảo
đảm" nhất thế giới. Cũng là thời đại của Nagashima (số 3),
Oh (số 1) trong đội bóng chày vô địch chuyên nghiệp Kyojin
(Giants, những người khổng lồ); thời của Taiho (Đại bàng),
Kita-no-umi (Bắc hải) vô địch sumo; của Giant Baba,
vô địch đô vật chuyên nghiệp Nhật Bản đánh cuội với Muhammad Ali
(Cassius Clay) vô địch quyền Anh hạng nặng thế giới,...
Cũng là thời vàng son của các nữ ca sĩ xinh đẹp Sono Mari (Yume
wa yoru hiraku, mộng nở về đêm,...), Koyanagi Rumiko (Seto
no hanayome, cô dâu eo biển Seto,...), Amachi Mari (Futari
no nichiyo-bi, chủ nhật của đôi ta,...),...... những giọng hát
dễ thương đă làm sinh viên Việt Nam mê mẩn,...
One day when we were young, a
wonderful morning in May,...
Ngày ấy khi xuân ra đời, một
trời b́nh minh có lũ chim vui,... (lời Việt: Phạm Duy)
Ôi những ngày thanh xuân hoa gấm,
đă qua đi như giấc mộng...
Ngày nay, các cựu sinh viên du học
Nhật Bản ấy đă tản mát ra bốn phương trời trên thế giới, ai cũng
đă vào tuổi xế chiều, chỉ c̣n biết bồi hồi nhớ lại những ngày vui
cũ đă cùng bạn bè mê mải theo đuổi những banh tṛn, banh nhựa,
banh lỗ, banh lông.
Giờ đây, sempai Hồ Văn Chương, "ông
đồ" giỏi Hán tự, luôn luôn hiền hoà ân cần chỉ bảo đàn em; Nguyễn
Văn Sắt, tấm ḷng nhiệt thành bên trong vẻ dịu nhẹ gần như bẽn lẽn;
Lê Văn Hảo, người hùng cương trực, chí t́nh với bạn bè, nay đă dời
sang thế giới bên kia, nhưng những kỷ niệm thân ái vẫn tồn tại măi
trong tâm tưởng của những người đă may mắn được tiếp xúc, thân
thiết với nhau trong thời sinh viên hoa mộng ấy. Xin dâng nén
hương ḷng tưởng nhớ các bạn đă sớm rời bỏ cuộc chơi.
Đă hơn 40 năm qua rồi, nếu có điều
ǵ tôi nhớ hay hiểu không đúng, xin bạn đọc rộng ḷng bổ túc, sửa
sai và tha thứ cho, trong t́nh đồng học. Nếu có ai không bằng ḷng
về chi tiết cá nhân nào trong bài, xin liên lạc t4phamvu@hotmail.com
cho biết để sửa đổi.
Phạm Vũ Thịnh
Exryu 66 Chiba
Sydney, 14/02/2010
t4phamvu@hotmail.com
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|
|