|


What Can I Do? Chương 15:
Thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch
Ellen Dorsey
Phạm Vũ Thịnh
dịch
|
Lời người dịch:
Jane Fonda
giới thiệu: “Ellen Dorsey là một nhà vận động nhân quyền
lâu năm, hiện là Giám đốc Điều hành của Wallace Global Fund
- Quỹ Toàn cầu Wallace, một quỹ tư nhân hỗ trợ cho những hoạt động
cấp tiến nhằm cải thiện xă hội trong các lĩnh vực môi trường, dân
chủ, nhân quyền và truy cứu trách nhiệm giải tŕnh của các doanh
nghiệp. Ellen đă hoạt động tại nơi giao thoa giữa nhân quyền và
môi trường trong nhiều năm; bà khởi đầu chương tŕnh đột phá
của Amnesty International - Tổ chức Ân xá Quốc tế, kết hợp
cả hai lĩnh vực nhân quyền và môi trường, rồi từ hứng khởi trong
công tác trước đây của bà chống lại nạn kỳ thị cách biệt chủng
tộc ở Nam Phi, đă là một người dẫn đầu phong trào thoái vốn
nhiên liệu hóa thạch tại Hoa Kỳ.”
Dưới đây là bản dịch lời diễn giảng của Ellen
Dorsey, trang 262-265 trong Chương 15 của cuốn sách “What
Can I Do? My Path from Climate Despair to Action – Tôi
có thể làm được ǵ? Con đường dẫn tôi từ Tuyệt vọng đến Hành động
v́ Biến đổi Khí hậu”. |
|
*
Rơ ràng là chúng ta đang sống trong thời điểm mà sức mạnh của
các tập đoàn kinh doanh và định chế kinh tế vượt xa sức mạnh của
các chính phủ. Đang có hiện tượng toàn cầu là các đại công ty
chiếm đoạt nền dân chủ, có nghĩa là các chính phủ làm việc cho
lợi ích của các nhà tài trợ của họ. Họ hành động cho các tổ
chức kinh tế quyền lực nhất trên thế giới chứ không phục vụ lợi
ích công cộng. Và Jane (Fonda) đă nói đúng. Bởi như
thế mới xảy ra t́nh h́nh hiện nay về khủng hoảng khí hậu, mặc cho
các tổ chức vận động môi trường tốn bao nhiêu thời gian cố gắng
thúc đẩy chính sách hoặc thay đổi chính sách. Và chính lĩnh vực
của tôi, từ thiện, gây quỹ cho các nhóm vận động môi trường, đă
chi hàng chục triệu USD vào cố gắng thay đổi chính sách, đưa sinh
viên học sinh đến Washington DC. để vận động hành lang cho chính
sách công cộng đang được ủng hộ nhất. Thế nhưng chúng ta đă thấy
thất bại tuyệt đối trong việc giúp phê chuẩn bất kỳ chính sách có
ư nghĩa nào. Và những nỗ lực để đạt được một thỏa thuận toàn cầu
tại Hội nghị Liên hiệp quốc ở Copenhagen (Copenhagen Climate
Change Conference - December 2009) đă thất bại thảm hại. Rơ
ràng là chúng ta không thay đổi chính sách được.
Chúng ta đă không đạt được một thỏa thuận toàn cầu, bởi v́ ngành
công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đă và đang chi tiêu hàng chục
triệu nhiều hơn so với lĩnh vực của tôi, để phủ nhận khoa học,
quảng bá thông tin sai lệch, vận động hành lang để chính phủ không
hành động, và vận động chính phủ tiếp tục trợ cấp cho ngành công
nghiệp của họ thay v́ các giải pháp thay thế.
Chính v́ t́nh h́nh như vậy mà một nhóm sinh viên ô hợp đă bắt đầu
chuyển mục tiêu sang ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, và họ
bắt chước một phương cách đấu tranh của phong trào chống kỳ thị
cách ly chủng tộc mà bảo rằng: “Chúng tôi sẽ kêu gọi các trường
đại học của chúng tôi thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch.”
Và họ bắt đầu kêu gọi các trường đại học của họ thoái vốn thật.
Rồi hành động đó đă lan tỏa rất nhanh. Lan tỏa đến bốn mươi cơ sở
đại học chỉ sau một đêm. Lan rộng đến các nhóm tôn giáo, tín
ngưỡng, đến các tổ chức từ thiện, đến cả lĩnh vực của tôi, thúc
đẩy chúng tôi thoái vốn đầu tư khỏi nhiên liệu hóa thạch, tất cả
là v́ mâu thuẫn về mục đích. Làm sao có thể tài trợ cho hoạt động
v́ khí hậu trong khi tài sản của ḿnh lại được đầu tư vào nhiên
liệu hóa thạch? Thế là, những ǵ bắt đầu như một phong trào ô hợp
nho nhỏ vụn vặt vào năm 2011 giờ đây đă thành một phong trào xă
hội bùng nổ toàn cầu.
Năm 2014, phong trào này đă đạt mức huy động 52 tỷ USD tài sản
được quản lư. Và ngày nay, là 12 ngh́n tỷ USD. Đó là sức
mạnh của quần chúng, và sức mạnh quần chúng đ̣i hỏi các công ty
kinh doanh phải có trách nhiệm đối với chúng ta và lợi ích chung
của mọi người dân. Và đó là chuyện mà bất kỳ ai trong chúng ta đều
có quyền tham gia.
Có người muốn biết lư do tại sao các công ty bảo hiểm tiếp
tục đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch khi đây rơ ràng là một lĩnh
vực thất bại và không có khả năng tồn tại lâu dài.
Tại sao các công ty bảo hiểm thực sự hoạt động chống lại lợi ích
của chính họ bằng cách bảo hiểm cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa
thạch, thậm chí đến cả các công ty bảo hiểm sức khỏe cũng thế? là
một câu hỏi rất hay. Nếu nh́n vào tác động của biến đổi khí hậu,
th́ hiểu rằng trong tương lai, các công ty bảo hiểm sẽ phải trả
thêm nhiều để bồi thường thiệt hại. V́ vậy, chúng ta cần tạo áp
lực để các công ty bảo hiểm hiểu rằng họ cần phải đối đầu với
ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, bởi v́ ngành đó sẽ khiến
họ phải chi trả rất nhiều. Chúng ta phải nhắm vào mục tiêu đó và
vận động chống lại các công ty bảo hiểm. Hăy nói với các công ty
bảo hiểm của chúng ta rằng: "Đừng bảo hiểm cho việc khai
thác các nhiên liệu hóa thạch nữa."
Ngoài ra, trợ cấp cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch
(đến mức kinh khủng như hiện nay) th́ hoàn toàn là một tội
phạm. International Monetary Fund - Quỹ Tiền tệ Quốc tế đă
đưa ra một báo cáo toàn cầu sáu tháng trước đây:
5.2 ngh́n tỷ USD trong năm 2017 từ công quỹ của các chính
phủ trên thế giới (có nghĩa là tiền của dân chúng đấy) đă được trợ
cấp cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch. Gấp mười lần tiền
chi cho giáo dục công cộng toàn thế giới. Đó là tội phạm h́nh sự.
Làm sao mà chúng ta lại có thể sử dụng tiền thuế của ḿnh để trợ
cấp cho ngành công nghiệp này vào lúc họ đang phá hoại quyền lợi
công cộng của dân chúng theo đúng nghĩa đen như thế?
Có một điều tôi nghĩ chúng ta phải thực sự cẩn thận cân nhắc. Bất
kỳ chính sách nào được thúc đẩy bởi một chính phủ nói chung vẫn
phải chịu ơn các nhà tài trợ và ngành công nghiệp nhiên liệu hóa
thạch, th́ sẽ nhắm đến mục đích bồi thường cho các ân nhân đó. Do
đó, đối với bất kỳ đạo luật nào được đề xuất về khí hậu, chúng ta
phải cảnh giác và cân nhắc kỹ sao cho ngành công nghiệp nhiên liệu
hóa thạch sẽ không thể được bồi thường nhờ đạo luật đó.
Và chúng ta cần thay đổi mô h́nh sở hữu. Tổ chức của chúng
tôi đang hợp tác với bộ tộc Sioux ở Standing Rock mà chúng ta đều
biết đă là trung tâm của cuộc chiến chống lại đường ống dẫn dầu.
Họ đang xây dựng một mạng lưới điện gió sẽ mang lại lợi nhuận.
Phần lớn mạng lưới này thuộc quyền sở hữu của bộ lạc địa phương,
mà các nhà đầu tư tư nhân có thể hỗ trợ và mang lại nguồn vốn sẽ
tạo ra doanh thu đáng kể cho cộng đồng. Chúng ta, với tư cách là
những nhà đầu tư, cần phải thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch, để
có thể đầu tư vào những mạng lưới như thế.
Đang có hơn một tỷ người trên thế giới hiện nay vẫn chưa có
được điện để dùng. Mạng lưới điện từ nhiên liệu hóa thạch đ̣i
hỏi cơ sở hạ tầng nặng nề th́ không thể đến với họ được. Ngày nay,
với tiến bộ kỹ thuật, những cộng đồng đó có thể có được điện lực
bằng cách vượt khỏi nhiên liệu hóa thạch mà đến với loại năng
lượng phân tản, cỡ nhỏ, sở hữu tại địa phương, để cho trẻ em học
tập được cả vào ban đêm, dự trữ vắc-xin suốt 24 giờ, để phụ nữ đi
lại an toàn trong cộng đồng của họ. Việc tiếp cận sử dụng năng
lượng cần được quốc tế công nhận là một quyền con người. Chúng
ta có khả năng tiếp cận được đến hơn một tỷ người đó, và đó là vấn
đề công lư công bằng của loài người. Đây chính là điều mà tất cả
các diễn giả trước tôi đă nhấn mạnh,
đó là nhu cầu về các nguồn năng
lượng phi tập trung, được sở hữu và kiểm soát cục bộ ngay tại địa
phương sử dụng.
Phạm Vũ Thịnh
dịch
09 Feb 2021
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|
|